Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiến thức về chăm sóc trước sinh của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại một số xã huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.77 KB, 6 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kiến thức về chăm sóc trước sinh của bà mẹ có con
dưới 1 tuổi tại một số xã huyện Quan Hóa, tỉnh
Thanh Hóa năm 2019
Ngân Thị Hiền1, Nguyễn Xuân Bái2, Vũ Đức Anh2, Lê Đức Cường2

Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang 363 phụ nữ có con dưới 1
tuổi tại 5 xã huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa năm 2019,
chúng tơi thu được kết quả: Khi được hỏi về các dấu hiệu
bất thường khi mang thai có 85,7% đối tượng cho rằng đó
là đau bụng; có 79,3% đối tượng cho rằng đó là ra máu âm
đạo. Trong các loại vắc-xin được liệt kê thì chỉ có 3 loại
vắc-xin được đối tượng cho rằng cần phải tiêm khi mang
thai trong đó vắc-xin uốn ván chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm
96,4%), vắc-xin cúm là 3,0% và 2,8% đối tượng không
biết cần tiêm vắc-xin nào khi mang thai. Kết quả kiến thức
về chăm sóc trước sinh của đối tượng: 39,4% đối tượng có
kiến thức tốt và 60,6% đối tượng có kiến thức chưa tốt. Có
mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc trước sinh của


đối tượng với trình độ học vấn, dân tộc, tình trạng kinh tế.
Khơng có mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc trước
sinh của đối tượng với số lần mang thai.
Từ khóa: Chăm sóc trước sinh
Abstract:
the knowledge of prenatal care
of mothers with children under 1 year
of age in some communes of quan hoa
district, thanh hoa province in 2019
363 women with children under 1 year of age were
surveyed in 5 communes, Quan Hóa district, Thanh
Hoa province in 2019. We obtained results: 87% of
mothers thought that abdominal pain was an abnormal
sign during pregnancy, and 79,3% of mother thought
it was vaginal bleeding. Among the vaccines, there are
3 types of vaccines that are considered by the subjects
to be pregnant. Among the vaccines, there are 3 types
of vaccines that subjects thought to be injected during
pregnancy, with percentage of tetanus vaccine was
the highest (96,4%), percentage of flu vaccine was

3,0% and 2.8% of subjects did not know what vaccine
to inject during pregnancy. 39.4% of subjects had
good knowledge and 60,6% of subjects had not good
knowledge. There was a relation between the knowledge
of prenatal care of the subjects with the education level,
ethnicity, economic status. There was not a relation
between the knowledge of prenatal care of the subjects
with number of pregnancies
Key word: Prenatal care

I. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, sức khỏe sinh sản
(SKSS) đã trở thành một lĩnh vực quan trọng được Đảng,
Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm. Tuy nhiên, Báo cáo
chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS tại Hội nghị quốc
gia về dân số và phát triển bền vững cho thấy tỷ lệ các bà
mẹ được khám thai và được cán bộ chun mơn trợ giúp
khi đẻ cịn thấp, chăm sóc sau sinh, hướng dẫn cho con
bú và cách nuôi con chưa được chú ý làm tốt đặc biệt là ở
các vùng sâu dân tộc thiểu số[6]. Quan Hoá là huyện vùng
cao, biên giới, cách trung tâm tỉnh Thanh Hố 140 km về
phía Tây. Do phần lớn cư dân là người dân tộc thiểu số
nên trình độ dân trí cịn thấp, đặc biệt là kiến thức, thực
hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Địa bàn: Nghiên cứu được tiến hành tại 5 xã:
Phú Sơn, Thanh Xuân, Thiên Phủ, Hiền Kiệt, Nam Tiến
và thị trấn Quan Hóa huyện Quan Hóa.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ từ 18 đến 49
tuổi, có con nhỏ dưới 1 tuổi ở địa bàn nghiên cứu.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ 11/2019
đến 3/2020

1. Trung tâm Y tế huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Email:
2. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày nhận bài: 13/06/2020


Ngày phản biện: 20/06/2020

Ngày duyệt đăng: 30/06/2020
Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

125


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên
cứu mô tả, dựa vào cuộc điều tra cắt ngang kết hợp hồi cứu
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức sau:
n = Z 12−α / 2

p × (1 − p )
e2

Với p=0,383 là tỷ lệ phụ nữ có điểm kiến thức về
CSTS theo nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Hồn[7] thay
vào cơng thức ta có n = 363 đối tượng nghiên cứu.
Chọn mẫu:
- Lập danh sách phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi, có con nhỏ
dưới 1 tuổi tai 6 xã. Chọn ngẫu nhiên các bà mẹ vào mẫu
nghiên cứu đến khi nào đủ cỡ mẫu thì dừng lại.

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

- Sử dụng bộ câu hỏi xây dựng sẵn gồm 39 câu hỏi,
thông tin chung 8 câu, kiến thức thực hành 31 câu
Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu
* Kiến thức: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả
lời sai không bị trừ điểm. Tổng điểm tối đa cho phần kiến
thức là 37 điểm, trong đó: Tổng điểm > 19 điểm là đạt,
tổng điểm <19 điểm là chưa đạt.
2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi Data và được
xử lý trên phần mềm SPSS. So sánh giữa các tỷ lệ sử dụng
kiểm định Khi bình phương. Khoảng tin cậy là 95% được
áp dụng cho toàn bộ các kiểm định. Nhận định có sự khác
biệt khi giá trị p <0,05
III. Kết quả nghiên cứu

Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Thơng tin
Nhóm tuổi

Dân tộc

Trình độ học vấn

Tình trạng hơn nhân

Số lượng

Tỷ lệ


18 đến 29 tuổi

275

76,8

30 đến 40 tuổi

80

22,0

Trên 40 tuổi

8

1,2

Kinh

47

12,9

Thái

212

58,4


Mường

95

26,2

Dân tộc khác

9

2,5

Chỉ biết đọc, biết viết

10

2,7

Tốt nghiệp tiểu học (cấp 1)

10

2,7

Tốt nghiệp THCS (cấp 2)

161

44,4


Tốt nghiệp THPT (cấp 3)

115

31,7

Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học

67

18,5

Bình thường

357

98,3

Ly thân

1

0,3

Ly dị

2

0,6


Góa phụ

3

0,8

Kết quả bảng 3.1 cho thấy một số thông tin chung
của đối tượng: Nhóm tuổi từ 18 đến 29 chiếm 76,8%
đối tượng nghiên cứu. Dân tộc chiếm phần lớn đối
tượng nghiên cứu là dân tộc Thái và Mường lần lượt

126

Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

là 58,4% và 26,2%. Về trình độ học vấn của đối tượng
cao nhất là THCS chiếm 44,4%; sau đó là THPT chiếm
31,7%. Tình trạng hơn nhân của đối tượng là bình
thường chiếm 98,3%.


EC N
KH
G
NG

VI N


S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết các dấu hiệu bất thường cần phải đi khám thai (n=363)
Bệnh lý

Số lượng

Tỷ lệ

Không biết

32

8,8

Ra máu âm đạo

288

79,3

Đau bụng

311

85,7


Sốt, nôn

135

37,2

Phù hai chân

149

41,0

Đau đầu

61

16,8

Khi được hỏi về các dấu hiệu bất thường khi mang thai có 85,7% đối tượng cho rằng đó là đau bụng; có 79,3%
đối tượng cho rằng đó là ra máu âm đạo.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ số lần cần đi khám thai mà đối tượng biết (n=363)

Tỷ lệ đối tượng biết cần đi khám thai ít nhất 3 lần là 71,6% và trên ba lần chiếm 21,5%.
Bảng 3.3. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết về các loại vacxin cần phải tiêm khi mang thai (n=363)
Vacxin

Số lượng

Tỷ lệ


Không biết

10

2,8

Uốn ván

350

96,4

Thủy đậu, sởi, quai bị, rubella

6

1,7

Cúm

11

3,0

Vacxin mà nhiều đối tượng biết đến cần tiêm khi
mang thai là uốn ván chiếm 96,4%. Và chỉ có 1,7% đối

tượng nghiên cứu biết phải tiêm vacxin thủy đậu, sởi, quai
bị và rubella.


Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

127


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Xét nghiệm khi mang thai mà nhiều đối tượng cho
rằng cần phải thực hiện nhiều nhất là xét nghiệm HIV
chiếm 93,9%; tiếp đến là xét nghiệm nước tiểu chiếm
76,6%; xét nghiệm huyết học chiếm 33,6%. Các xét

nghiệm cịn lại có từ 0,8% -15,7% đối tượng cho rằng cần
làm. Có 3,0% đối tượng khơng biết cần làm xét nghiệm
gì khi mang thai.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ kiến thức tốt, chưa tốt theo tiêu chuẩn đánh giá (n=363)

Qua khảo sát 363 đối tượng về kiến thức chăm sóc trước sinh thì có 39,4% đối tượng có kiến thức tốt và 60,6%
đối tượng có kiến thức khơng tốt.
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa kiến thức và trình độ học vấn (n=363)
Trình độ học vấn

Kiến thức chưa tốt

Kiến thức tốt


Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

≤ THCS

145

80,1

36

19,9

≥ THPT

75

41,2

107

58,8

OR = 5,7 (95% CI : 3,6 - 9,2)


128

Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Có mối liên quan giữa kiến thức của đối tượng với trình
độ học vấn OR= 5,7 (95% CI : 3,6 - 9,2). Những đối tượng có

trình độ THCS trở xuống có kiến thức chưa tốt cao gấp 5,7
lần những đối tượng có trình độ từ THPT trở lên.

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa kiến thức và dân tộc (n=363)
Trình độ học vấn
Các dân tộc
Kinh

Kiến thức chưa tốt


Kiến thức tốt

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

213

67,4

103

32,6

7

14,9

40

85,1

OR = 11,8 (95% CI : 5,1 - 27,3)
Có mối liên quan giữa kiến thức của đối tượng và
dân tộc (OR=11,8 (95% CI : 5,1 - 27,3). Nhóm đối tượng

dân tộc Kinh có kiến thức tốt hơn nhóm dân tộc khác
11,8 lần.
IV. Bàn luận
Nhận thức được sự rủi ro khi mang thai và sự cần
thiết của việc đến CSYT để tư vấn và khám thai là việc
làm cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng trong khi mang
thai và sinh đẻ. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu
tại khu vực miền Nam: tỷ lệ phụ nữ không biết một dấu
hiệu nguy hiểm nào ở các tỉnh này giao động từ 15-30%.
Hai dấu hiệu được phụ nữ đề cập đến nhiều nhất là đau
bụng (từ 60 đến 70%) [5], [2].
Tiêm phòng uốn ván đảm bảo cho bà mẹ không bị
uốn ván sau đẻ và đảm bảo cho con không bị uốn ván sơ
sinh. Vì thế đây là một nội dung quan trọng của cơng tác
chăm sóc thai sản. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy Vaccine mà nhiều đối tượng biết đến cần tiêm khi
mang thai là uốn ván chiếm 96,4% tương tự so với 95%
bà mẹ được tiêm phòng uốn ván theo thống kê toàn quốc
năm 2016[1]. Tuy nhiên tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết
lịch tiêm phòng uốn ván đối với phụ nữ chưa tiêm hoặc
không rõ tiền sử tiêm: Tiêm 2 mũi, mũi đầu khi biết có
bầu, mũi thứ 2 sau mũi đầu 1 tháng có 53,7% đối tượng
lựa chọn; Tiêm 3 mũi, mũi đầu khi biết có bầu, mũi 2 sau
mũi đầu 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ hai 6 tháng, hoặc
tiêm ở lần thai kì sau: có 37,5% đối tượng lựa chọn. Như
vậy việc tiêm phòng uốn ván của các bà mẹ mang thai đã
được thực hiện chưa đầy đủ. Việc tiêm phòng uốn ván
được thực hiện khi bà mẹ đi khám thai. Những trường hợp
khơng tiêm phịng đủ số lần đều do bà mẹ không đi khám
thai không đủ số lần (số liệu về việc khám thai đã cho biết

17,1% bà mẹ không khám thai đủ 3 lần) do đó cần tích

cực tun truyền giáo dục để người phụ nữ đi khám thai
và tiêm phòng uốn ván đầy đủ hơn.
Về cách uống viên sắt/folic: có 78,8% đối tượng
cho rằng uống viên sắt/folic từ khi biết có bầu và uống
hàng ngày. Kết quả này của chúng tôi tương tự với tác giả
Nguyễn Văn Hải[4] khi cho biết chỉ có 10,5% bà mẹ bỏ
khơng uống viên sắt.
Trình độ học vấn có mối liên quan với kiến thức,
thái độ và thực hành về CSTS và được công bố phổ biến ở
các quốc gia[8]. Trong mối quan hệ với kiến thức và thái
độ CSTS, những phụ nữ có học vấn cao hơn thì cũng có
kiến thức, thái độ về CSTS tốt hơn. Tại Sierra Leone, có
tới 65% phụ nữ khơng biết DHNH nào, tập trung ở nhóm
có học vấn thấp. Các NC tại Việt Nam cũng cho các kết
quả tương tự.
Việt Nam hiện nay được xếp vào nhóm nước có thu
nhập trung bình thấp. Việt Nam có 75% dân số sống ở
khu vực nông thôn và khoảng 19% dân số là người DTTS
(không phải người Kinh). Hiện vẫn còn sự khác biệt về
tỷ lệ biết chữ giữa đơ thị và nơng thơn, giữa các vùng có
mức độ phát triển KTXH khác nhau, nam và nữ, và giữa
các nhóm dân tộc, đặc biệt là ở dân tộc H’Mơng. Việt
Nam là quê hương của 53 nhóm DTTS và hầu hết các dân
tộc này đều sống ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa với
sự phát triển KTXH hạn chế và điều kiện giao thơng khó
khăn. Do đó, việc đảm bảo tất cả phụ nữ có thể tiếp cận
bình đẳng tới các dịch vụ y tế chất lượng trong quá trình
mang thai và sinh con là một thách thức rất lớn mặc dù

đã có nhiều chính sách can thiệp [3]. Các trung tâm y tế
chất lượng cao thường được đặt tại các khu vực đô thị,
chứ không đặt ở các vùng nơng thơn và miền núi. Các yếu
tố về phía cung cấp dịch vụ cũng đóng vai trị quan trọng
trong việc giải thích sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận
các dịch vụ CSSKBM. Các dịch vụ y tế có chất lượng
Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn

129


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

kém, chi phí q cao, khơng thích hợp với bối cảnh địa
phương hoặc không đáp ứng nhu cầu cụ thể của người
dân địa phương thường dẫn tới tình trạng người dân ít sử
dụng. Đối với những phụ nữ DTTS có mong muốn tiếp
cận hệ thống y tế cơng, thì nhân viên y tế có thể tỏ ra thiếu
khoan dung và ít nhạy cảm với các đặc điểm văn hóa, tín
ngưỡng và tập qn truyền thống của các DTTS và có thể
đối xử thiếu tơn trọng phụ nữ nghèo và DTTS so với phụ
nữ người Kinh.
V. Kết luận
Khi được hỏi về các dấu hiệu bất thường khi mang
thai có 85,7% đối tượng cho rằng đó là đau bụng; có

2020

79,3% đối tượng cho rằng đó là ra máu âm đạo

Trong các loại vắc-xin được liệt kê thì chỉ có 3 loại
vắc-xin được đối tượng cho rằng cần phải tiêm khi mang
thai trong đó vắc-xin uốn ván chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm
96,4%), vắc-xin cúm là 3,0% và 2,8% đối tượng không
biết cần tiêm vắc-xin nào khi mang thai.
Kết quả kiến thức về chăm sóc trước sinh của đối
tượng: 39,4% đối tượng có kiến thức tốt và 60,6% đối
tượng có kiến thức chưa tốt.
Có mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc trước
sinh của đối tượng với trình độ học vấn, dân tộc, tình trạng
kinh tế. Khơng có mối liên quan giữa kiến thức, thực hành
về chăm sóc trước sinh của đối tượng với số lần mang thai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Sản (2013), Bài giảng sản khoa, Vol. 1, NXB Y Học, Hà Nội.
2. Tổng Cục thống kê và UNICEF (2015), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014, Báo
cáo cuối cùng, Hà Nội.
3. Trần Xuân Lương (2012), “Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí
Chính sách Y tế. 9.
4. Nguyễn Văn Hải (2013), Thực hành về chăm sóc sức khoẻ mẹ trước, trong, sau sinh và chăm sóc trẻ sơ sinh
của bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại 3 xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
5. Nguyễn Viết Tiến (2009), “Hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, khi sinh và sau sinh của các bà
mẹ và ơng bố có con nhỏ dưới 24 tháng tại 7 tình”, Tạp chí Y học thực hành.
6. UNFPA và Bộ Y tế (2017), Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch
hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam
7. Vũ Văn Hoàn (2017), Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an tồn
cho phụ nữ H’mơng tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sỹ Y tế Công cộng, Hà Nội
8. Umar N. Jibril và các cộng sự. (2018), “Health Education Intervention on Knowledge and Accessibility of
Pregnant Women to Antenatal Care Services in Edu, Kwara State, Nigeria”, International Journal of Women’s Health
and Reproduction Sciences. 6(2), tr. 154-160.


130

Tập 58 - Số 5-2020
Website: yhoccongdong.vn



×