Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vai trò của cố vấn học tập theo học chế tín chỉ thực tế tại Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.67 KB, 8 trang )

VAI TRÒ CỦA CỐ VẤN HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ THỰC
TẾ TẠI KHOA CƠNG TÁC XÃ HỘI, TRƢỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thanh Tùng1
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã phổ biến tại các trường Đại
học, Cao đẳng, các cơ sở đào tạo trong cả nước. Đi kèm với hình thức đào tạo này là
sự xuất hiện của thuật ngữ “cố vấn học tập” (CVHT). Theo quy chế, CVHT đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, tư vấn, định hướng sinh viên từ học tập đến
đời sống và cả nghề nghiệp sau này. Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh (ĐH KHXH&NV TP.HCM) từ khi thành
lập năm 2006, ngay từ đầu đã áp dụng đào tạo học chế tín chỉ, vì vậy Khoa nhận thức
rất rõ tầm quan trọng của CVHT. Bài viết trình bày về vai trò của CVHT, đồng thời
cũng đề cập đến sự đóng góp của GVCN với tư cách như là CVHT trong thực tiễn
hoạt động tại Khoa.
2. Nội dung
2.1. Định nghĩa cố vấn học tập
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một hình thức đào tạo linh hoạt, lấy người học
làm trung tâm. Để nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài yếu tố người học, đội ngũ giảng
viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo thì CVHT đóng vai trò hết sức quan trọng.
CVHT là một chức danh có trong q trình đào tạo theo học chế tín chỉ. CVHT
là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn môn
học phù hợp để đáp ứng mục tiêu học tập trong suốt 4 năm học và tìm được việc làm
phù hợp với ngành nghề được đào tạo sau khi ra trường.
Những định nghĩa và quy định về cố vấn học tập được ban hành bằng văn bản
kèm theo các quyết định được ghi rõ trong các quy chế đào tạo đại học cũng như sổ
tay sinh viên của các trường. Tùy theo từng trường, tên gọi của người trợ giúp sinh
viên trong quá trình sinh viên xây dựng chương trình học tập của mình có thể là
CVHT, CVHT kiêm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hướng dẫn, cố vấn chương
trình,…4


1

ThS - Khoa Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM
Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn, Cố vấn học tập trong các trường đại học, Tạp chí khoa học ĐHQGHN,
Khoa học Xã hội Nhân văn 28 (2012) 23-32, trang 24
4

188


Tại trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, CVHT được quy định là giảng viên có
trình độ từ thạc sĩ trở lên, có ít nhất 2 năm trực tiếp giảng dạy, am hiểu chương trình
đào tạo và được Trưởng khoa/bộ mơn phân cơng vào đầu khố học. CVHT có trách
nhiệm giúp sinh viên hiểu rõ quy chế và những quy định của trường, hướng dẫn sinh
viên lựa chọn chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp5.
2.2. Phân biệt giữa hai thuật ngữ “cố vấn học tập” và “giáo viên chủ nhiệm”
Qua tìm hiểu, tham khảo của tác giả về một số quy chế, nghị quyết về CVHT và
giáo viên chủ nhiệm (GVCN) ở các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng hiện nay, đa số
các trường sử dụng thuật ngữ “cố vấn học tập”, một số trường khác sử dụng thuật ngữ
“giáo viên chủ nhiệm”. Về mặt lý thuyết, hai tên gọi khác nhau nên trên thực tế chức
năng và nhiệm vụ của những người làm công tác này cũng khác nhau. Tuy nhiên, ở
một số trường, công việc của CVHT được xem như là của GVCN – nghĩa là GVCN
sẽ kiêm nhiệm ln cơng tác của CVHT.
Có thể nói, tất cả những người làm nghề giáo và quản lý đào tạo đều dễ nhận
thấy khi nói tới CVHT và nay là GVCN đều là những người rất có ý thức và trách
nhiệm với thế hệ trẻ, với nhà trường và xã hội vì tương lai của các em cũng như của
đất nước. Vì vậy, họ rất cố gắng trong hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn sinh viên, phát huy tối
đa khả năng của các em trong học tập, định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp để
các em trở thành một người “hồn thiện”.
Tuy nhiên, để cơng tác hỗ trợ sinh viên thiết thực và hiệu quả, thiết nghĩ cần

phải phân biệt rõ hai thuật ngữ này để thấy được trách nhiệm của CVHT và GVCN.
Vì vậy, giữa CVHT và GVCN có nhiều điểm tương đồng và cũng có nhiều điểm khác
biệt sau:
Tương đồng (giống nhau):
- Đều là cầu nối trung gian giữa Nhà trường và sinh viên; sinh viên với thị
trường lao động;
- Là người đ ồng hành cùng sinh viên trong suốt q trình học tập và cũng là
người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề
nghiệp của sinh viên;
- Là trợ thủ đắc lực giúp lãnh đạo các cấp trong nhà trường ra quyết định quản lý
phù hợp.

5

Quyết định về việc ban hành quy định công tác cố vấn học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn

189


Khác biệt:
- GVCN khi thực hiện nhiệm vụ mang năng tính chất của q trình quản lý hành
chính theo kiểu dạy bảo, chăm sóc, thậm chí đơi khi mệnh lệnh đơn phương với sinh
viên;
- Điểm khác biệt của CVHT có mà GVCN khơng có đó là một chun gia tư
vấn, hỗ trợ về học tập, rèn luyện và việc làm cho sinh viên;
Có thể nhận thấy, CVHT bao gồm tồn bộ chức năng, nhiệm vụ của GVCN,
song quá trình thực thi phải thay đổi hẳn phong cách, lề lối làm việc theo tinh thần
“thân thiện và tận tình” với sinh viên hơn; để nổi hơn với vai trò của một chuyên gia
tư vấn, hỗ trợ về học tập, rèn luyện và việc làm cho sinh viên6.

2.3. Nhiệm vụ của cố vấn học tập
Theo quyết định số 532 /XHNV/QĐ-ĐT của Hiệu trưởng trường Đại học
KHXH&NV TP.HCM ký ngày 11 tháng 11 năm 2011, thì cố vấn học tập phải đảm
nhận các công việc sau:
1. Nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo,
các Quy chế, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn liên quan đến đào tạo, học
tập, rèn luyện và công tác sinh viên; thường xuyên cập nhật, bổ sung các văn bản có
liên quan để có thể tư vấn, giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại
Trường.
2. Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của khoa/bộ mơn, Phịng Đào tạo, Phịng Cơng
tác sinh viên và các đơn vị có liên quan để hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm thơng
tin, liên hệ công việc liên quan đến hoạt động học tập và rèn luyện.
3. Hướng dẫn sinh viên các thủ tục liên quan đến học vụ như: đăng ký học phần,
huỷ đăng ký học phần, thi cải thiện, khiếu nại, phúc tra bài thi, chuyển ngành, học
bằng thứ hai,…
4. Tư vấn cho sinh viên xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập tại trường và kế
hoạch tự học cho tồn khố học hoặc cho từng học kỳ phù hợp với năng lực và hồn
cảnh của sinh viên.
5. Quản lý lớp khố học, thông tin cá nhân sinh viên; giới thiệu nhân sự để bầu
Ban Cán sự lớp, thông qua kết quả bầu cử và đề nghị Trưởng khoa phê duyệt; nắm

6

Phan Thanh Liêm, Tọa đàm về cố vấn học tập

190


tình hình chung của lớp phụ trách thơng qua Ban Cán sự lớp; họp lớp thường kỳ ít

nhất 2 lần/1 học kỳ.
6. Thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên như: phổ biến quy
định đánh giá, hướng dẫn thực hiện, chủ trì họp lớp đánh giá.
7. Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động
học thuật, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng kỹ năng; các hoạt động vì cộng đồng; các
hoạt động văn, thể, mỹ lành mạnh, bổ ích; tham gia phát hiện năng lực, sở trường của
sinh viên để định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ điều kiện để phát triển năng lực, sở
trường đó.
8. Chủ trì họp lớp khố học về việc xét khen thưởng, kỷ luật và gửi kết quả lên
lãnh đạo khoa/bộ môn.
9. Tham dự họp Hội đồng khen thưởng – kỷ luật sinh viên cấp khoa để đề xuất
hình thức khen thưởng, kỷ luật sinh viên.
10. Thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Trưởng khoa.
2.4. Thực tế vai trò của cố vấn học tập tại khoa Công tác xã hội – Trƣờng
ĐH KHXH&NV TP. HCM
Với đặc trưng của một ngành nghề mang tính thực tiễn xã hội cao, có nhiều tín
chỉ chun về thực hành thực tập, vì vậy mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên
trong khoa Công tác xã hội rất chặt chẽ. Giữa giảng viên và sinh viên ngoài việc tiếp
xúc trong các giờ học lý thuyết trên lớp thì cịn gặp nhau khá thường xun trong các
cuộc họp định kỳ về lượng giá thực tập, các buổi sinh hoạt kỹ năng hay tại các cơ sở
xã hội. Ngoài ra, Thầy/Cô là những người đã được đào tạo kiến thức về tư vấn tâm lý,
tham vấn tâm lý, công tác xã hội học đường – hoặc những Thầy/Cô được đào tạo và
giảng dạy về các chuyên ngành này nên có sự hiểu biết và cảm thơng nhất định đối
với các vấn đề tâm lý tình cảm, đời sống của sinh viên. Đặc biệt, GVCN – ngồi cơng
tác quản lý chung về mặt hành chính và các cơng việc có liên quan được giao thì cịn
là giảng viên đứng lớp. Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi để GVCN tiếp xúc nhiều
hơn với sinh viên và có thể hiểu được từng sinh viên mà mình phụ trách.
Do những điều kiện khách quan như vậy nên trên thực tế, mặc dù Khoa có danh
sách riêng về CVHT, nhưng hầu như những công tác và trách nhiệm của CVHT đều
do GVCN đảm trách. GVCN ngoài việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình

cịn kiêm nhiệm ln các cơng tác khác trên phạm vi của CVHT. Có thể nói rằng,
GVCN chính là CVHT.
191


Thông thường, việc bổ nhiệm GVCN sẽ được tiến hành vào đầu năm học mới,
trước khi sinh viên nhập học và do Ban chủ nhiệm Khoa quyết định. Mỗi một GVCN
sẽ theo sát sinh viên trong suốt 4 năm học của các em. GVCN được lựa chọn đáp ứng
theo tiêu chí của Nhà trường đưa ra là có trình độ thạc sỹ, có kinh nghiệm làm việc từ
2 năm trở lên. Bên cạnh, Khoa cũng có những tiêu chí riêng như ưu tiên những
Thầy/Cơ lớn tuổi có kinh nghiệm làm việc nhiều với sinh viên, dễ dàng nắm bắt tâm
tư tình cảm, định hướng học tập và cuộc sống cho các em; ngồi ra có những giảng
viên trẻ đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý sinh viên, sinh hoạt Đồn, Hội để
có thể đủ sức khỏe và thời gian tham gia các hoạt động phong trào do sinh viên phát
động.
Trách nhiệm của GVCN kiêm CVHT sẽ bắt đầu từ cơng việc đầu tiên là đón tân
sinh viên nhập học. Theo lệ, nhà trường sẽ dành ra 2 ngày cho mỗi Khoa để sinh viên
nộp hồ sơ. GVCN cùng với QLSV của Khoa tiếp cận với sinh viên ngay từ bước đầu
này để tư vấn các thắc mắc (nếu có) của các em và phụ huynh về thơng tin ngành học,
nộp học phí, chỗ ở,… Có thể nói, đây là một trong những bước đầu tiên để GVCN
phần nào nắm bắt được số lượng sinh viên trên thực tế nhập học để báo Ban chủ
nhiệm Khoa, những khó khăn và vướng mắc của các em khi lần đầu học xa nhà.
Tiếp theo, Khoa và các sinh viên khóa trên sẽ tổ chức một buổi đón tiếp tân sinh
viên. Trong buổi đón tân sinh viên này, Trưởng Khoa giới thiệu tổng quát về Khoa và
ngành học; Các giảng viên và sinh viên năm trên giải đáp các thắc mắc cho tân sinh
viên; Sinh hoạt giao lưu để các em cảm nhận được tình cảm ấm áp của Thầy/Cơ và
anh/chị về một “gia đình” cơng tác xã hội; giới thiệu GVCN. GVCN tiến hành phát
bảng hỏi khảo sát điều tra xã hội học về các nội dung như thông tin cơ bản (quê quán,
gia đình, nghề nghiệp bố mẹ, chỗ ở hiện nay, mối quan hệ họ hàng tại nơi học, bạn
bè,…), địa chỉ, số điện thoại liên lạc và tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em.

Các phiếu khảo sát này sau khi được các em điền thông tin, GVCN xử lý SPSS để có
số liệu, viết thành một báo cáo hoàn chỉnh lưu giữ ở Khoa. GVCN cũng sẽ dựa trên
báo cáo này để có sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời khi sinh viên có nhu cầu.
Cuối buổi gặp mặt, GVCN ở lại với lớp để tư vấn bầu Ban cán sự lớp, Ban chấp
hành Đoàn, Hội tạm thời để quản lý và sinh hoạt lớp. Sau 1 tháng nhập học, sẽ bầu lại
theo yêu cầu của sinh viên. Bắt đầu từ giai đoạn này, GVCN thực hiện trách nhiệm
của mình trong suốt tiến trình học của các em.
Thông thường, đầu năm học, Ban chấp hành Đồn, Hội của Khoa có rất nhiều
hoạt động cho sinh viên năm nhất để tăng cường sự hiểu biết về ngành học và về
nhau. GVCN là người duyệt chương trình, chỉnh sửa, góp ý và tham gia cùng với các
192


em. Các hoạt động bao gồm: thăm quan trung tâm thành phố, thăm quan bảo tàng
thành phố, sinh hoạt dã ngoại tại công viên hoặc tổ chức hội trại ở một số địa điểm
trong hoặc gân thành phố như Đồng Nai, Bình Dương,... GVCN theo sát các em để
quản lý và đề phịng những bất trắc có thể xảy ra.
GVCN sẽ cùng với lớp lên định kỳ thời gian họp lớp – có thể là 2 tuần/lần. Nội
dung các cuộc họp là báo cáo tình hình lớp, thăm hỏi vấn đề học tập và sinh hoạt của
các em, tư vấn về các môn học,… Những năm đầu khi sinh viên học đại cương,
GVCN khơng có cơ hội gặp lớp thường xuyên nhưng đến khi sinh viên bước vào môn
học chuyên ngành, lớp có thể gặp GVCN hằng tuần khi GVCN cũng chính là giảng
viên giảng dạy và hướng dẫn thực tập. Ngoài ra, GVCN cũng liên lạc thường xuyên
với Ban cán sự lớp, Ban chấp hành Đoàn, Hội qua điện thoại khi có việc cần thơng
báo hoặc lớp xảy ra bất kỳ vấn đề khi cần sự can thiệp, tư vấn của GVCN. Các sinh
viên trong lớp có những vấn đề cần giãi bày có thể liên lạc với GVCN qua điện thoại
hoặc hộp thư điện tử. Kinh nghiệm thực tế khi làm GVCN của tác giả cho thấy, nếu
GVCN thường xuyên quan tâm tới lớp, có những chia sẻ động viên, hỗ trợ các em thì
sinh viên thật sự rất tin tưởng vào GVCN. Các em dù gặp bất kỳ những khó khăn gì
trong cuộc sống thì người đầu tiên các em tư vấn chính là GVCN của mình, từ chuyện

học tập, đến gia đình, bạn bè, tình yêu,… Ngay cả Ban cán sự lớp, Ban chấp hành
Đoàn, Hội khi phát hiện hoặc có sự nghi ngờ về một thành viên bất kỳ trong lớp gặp
phải vấn đề nhưng khơng dám hỏi thì cũng gọi điện cho GVCN nhờ tư vấn.
Sau khi nhập học 2 tuần, GVCN tiến hành tổ chức “Hội nghị học tốt” để giảng
viên và sinh viên khóa trên chia sẻ kinh nghiệm học tập cho tân sinh viên. Đây là việc
làm thiết thực nhằm giúp các em khỏi bỡ ngỡ với môi trường học và chương trình học
mới, tránh khỏi những áp lực và căng thẳng trong học tập đại học. GVCN cũng theo
từng năm học có những hướng dẫn tư vấn nghiên cứu khoa học để các em tham gia
đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa và cấp Trường.
Trong năm đầu tiên của ngành học, Khoa có một đợt thực tập thực tế theo
chương trình thực tập của Khoa. GVCN được phân cơng phụ trách học phần này, đó
là “Giao lưu học hỏi mơ hình cơng tác xã hội” tại các cơ sở xã hội trên địa bàn thành
phố. GVCN sẽ chịu trách nhiệm tìm cơ sở, phân nhóm sinh viên, đưa sinh viên đi, tổ
chức sinh hoạt, viết bài thu hoạch. Ngồi chương trình chính thống của Khoa, GVCN
có thể kết hợp với lớp tổ chức các buổi sinh hoạt tại các cơ sở xã hội khác nhau với
nhiều đối tượng xã hội như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật,… vào các dịp
như Quốc tế thiếu nhi, Noel, Tết dương lịch, Ngày người Khuyết tật,… để các em làm
quen với ngành học của mình.
193


Bên cạnh các cuộc họp định kỳ với lớp, GVCN cũng tham gia trong các đại hội
Đoàn,… để tư vấn, hỗ trợ thêm cho các em. GVCN là người chấm điểm rèn luyện vào
mỗi cuối học kỳ vì họ là người nắm rõ nhất từng sinh viên của mình, từ việc học tập
đến tham gia hoạt động xã hội, các mối quan hệ bạn bè,…
Để gắn kết mối quan hệ chặt chẽ giữa Thầy và trị, GVCN ln thường xun
tham gia các sinh hoạt tinh thần của sinh viên như ngày 8-3 cho các sinh viên nữ,
ngày lễ Noel, Tết dương lịch,… được lớp tổ chức. Các hoạt động phòng trào như văn
nghệ, đá bóng,.. GVCN cùng với quản lý sinh viên cổ vũ, hỗ trợ vật chất và tinh thần
cho các em. GVCN sẽ tới thăm, động viên sinh viên khi các em tham gia học quân sự

1 tháng tại trung tâm giáo dục quốc phịng. Ngồi ra, khi sinh viên ốm đau nằm tại
bệnh viện, GVCN tiến hành họp lớp để chia nhóm sinh viên tới ở cùng với bạn, cùng
lớp thăm nom, giúp đỡ,… Sinh viên gặp khó khăn về tài chính, GVCN tìm cách hỗ trợ
như thông tin và đề xuất học bổng, thành lập quỹ để hỗ trợ các thành viên trong lớp
khi cần,…
Một công việc cũng được xem là quan trong và GVCN phải phối hợp với giáo
vụ Khoa và phòng Đào tạo là vấn đề tư vấn cho sinh viên đăng ký tín chỉ học phần.
Với một giảng viên không chuyên về công tác đào tạo, GVCN cố gắng rất nhiều trong
tiếp cận thơng tin để tư vấn cho sinh viên của mình. Ngồi ra, trong những năm sau
này, GVCN cũng chính là giảng viên dạy chuyên ngành và hướng dẫn thực tập, vì vậy
sinh viên có nhiều cơ hội trong việc nhờ GVCN tư vấn kiến thức mơn học và những
khó khăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình thực tập thực tế. GVCN căn cứ trên sở
trường, khả năng và sở thích của sinh viên để hướng các em chọn lựa nghề nghiệp
phù hợp sau khi ra trường và có thể giới thiệu việc làm nếu có.
Bên cạnh, GVCN kết hợp với Thầy/Cô trong Khoa mở các lớp tập huấn kỹ
năng, tập huấn viết hồ sơ xin việc,… khi các em bước vào năm học thứ 4 để các em
có những tiền đề cơ bản về phỏng vấn xin việc sau khi ra trường.
Ngồi ra, sau khi q trình học của các em kết thúc, 1 năm sau, GVCN sẽ kết
hợp với bộ phận Quản lý sinh viên của Khoa tiến hành công tác khảo sát việc làm của
các em. Đây là công việc được xem là thường xuyên, tất yếu của công tác đảm bảo
chất lượng để tiến tới tổ chức các hội nghị nhà tuyển dụng,…
Có thể nói, cơng việc của GVCN thật sự rất nhiều, đòi hỏi bản thân Thầy/Cô
phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ cho GVCN chưa
thật sự phù hợp. Theo quy chế, GVCN sẽ được trừ 10% giờ chuẩn và khơng có bất kỳ
một khoản phụ cấp nào khác. Tuy nhiên, hầu hết GVCN là người dạy các môn chuyên
ngành, nên việc dạy vượt giờ chuẩn là khơng cao. Bên cạnh, nếu có trợ cấp (1
194


năm/lần) là cho CVHT, nhưng thường danh sách CVHT lại khơng trùng với GVCN.

Ngồi ra, GVCN cũng thường xun hỗ trợ về tài chính cho sinh viên của mình khi
các em gặp khó khăn hoặc tổ chức các phịng trào. Vì vậy, hầu hết GVCN làm việc
xuất phát từ cái “tâm” và trách nhiệm của một người làm nghề giáo. Thiết nghĩa,
Khoa và Nhà trường cần phải có sự hỗ trợ thích đáng, tạo điều kiện cho các Thầy/Cơ
hồn thành và làm tốt vai trò cao cả này.
3. Kết luận
Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy, sau khi chuyển từ chương trình đào
tạo niên chế sang học chế tín chỉ, khái niệm “cố vấn học tập” ra đời và được phổ biến
rộng rãi. Có thể nói, đối với sinh viên, trong suốt quá trình học trên ghế giảng đường
của mình, CVHT đóng một vai trị rất quan trọng trong hỗ trợ, tư vấn và định hướng
các em từ học tập đến cuộc sống và công việc trong tương lai sau này. Tuy nhiên, để
công tác GVCN và CVHT đạt kết quả, thiết nghĩ cần có những chính sách phù hợp để
hỗ trợ xứng đáng với thời gian, công sức và cả vật chất mà Thầy/Cô đã bỏ ra. Đây
cũng chính là động viên về tinh thần cho Thầy/Cơ trong công tác này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định Ban hành về quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ trường ĐH
KHXH&NV, 2009.
2. Quyết định về việc ban hành quy định công tác cố vấn học tập tại trường ĐH
KHXH&NV TP.HCM, 2011.
3. Trần Thị Minh Đức, Kiều Anh Tuấn (2012), Cố vấn học tập trong các trường
đại học, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội Nhân văn 28 (2012)
23-32, trang 24.

195



×