Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chỉ số thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.28 KB, 11 trang )

CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG, VIỆT NAM
E-BUSINESS INDEX OF THE KEY ECONOMIC ZONES IN THE CENTRAL REGION OF
VIETNAM
NCS. Nguyễn Xuân Thủy – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
PGS,TS Nguyễn Tài Phúc – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tóm tắt
Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp xác định mức độ sẵn sàng về thương mại điện tử
của đại học Harvard và của hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam; từ báo cáo chỉ số thương mại
điện tử (eBusiness Index- EBI) Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2014, tác giả đã nghiên cứu, chọn lọc
phân tích số liệu, thống kê mô tả riêng cho các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung; các chỉ số thành phần tạo nên chỉ số thương mại điện tử bao gồm: chỉ số nguồn nhân lực và
hạ tầng; chỉ số B2C; B2B và G2B. Từ đó, có một bức tranh tổng quát cho việc ứng dụng và phát
triển thương mại điện tử của vùng cũng như của riêng từng tỉnh, thành phố; đề xuất một số giải
pháp để các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tập trung triển khai nhằm cải thiện
và nâng cao chỉ số EBI của đơn vị mình.
Từ khóa: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thương mại điện tử, e-Business Index, EBI.
Abstract
The paper focused on research methods to determine the readiness of e-business of the
University of Harvard and of electronics trade associations in Vietnam. According to the report of
e-business index (EBI) of Vietnam in the period from 2012 to 2014, the authors had studied and
selected data analysis, descriptive statistics for each province and city located in key economic
zones in the Central region; component index constituting e- business index including indicators of
human resources and infrastructure; B2C index; B2B and G2B. Then, there was a general picture
of the application and development of regional e-commerce as well as of individual province and
city. Moreover, the paper proposed some solutions for provinces and cities in the key economic
zones of the Central region to concentrate on improving and deploying their advanced EBI.
Key words: Key Economic zone in the Central region, ecommerce, e-Business Index, EBI.
1. MỞ ĐẦU
Trung tâm phát triển quốc tế thuộc đại học Harvard (Center for International Development
at Harvard University - CIDHU) đã xây dựng một khung đánh giá sự sẵn sàng về thương mại điện


tử (TMĐT) nhằm tạo ra một công cụ giúp các nước đang phát triển có thể đánh giá được mức độ
sẵn sàng về TMĐT, qua đó gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng chiến lược
phát triển TMĐT. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng đã cơ bản dựa vào
phương pháp của đại học Harvard để xây dựng chỉ số thương mại điện tử (EBI- eBusiness Index)
phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam. VECOM đã triển khai lấy số liệu và tính tốn EBI từ
năm 2012, qua 3 năm liên tiếp EBI đã giúp cho các cơ quan, tổ chức và DN có thể đánh giá một
cách nhanh chóng mức độ ứng dụng TMĐT và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa
phương, đồng thời hỗ trợ việc đánh giá, so sánh giữa các địa phương với nhau dựa trên một hệ
thống các chỉ số.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) được Thủ tướng chính phủ thành lập
theo quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 29/11/1997 và số 148/QĐ-TTg ngày 13/8/2008 gồm 5 địa
35


phương là: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Với vùng kinh tế
đặc thù mang tính chất trọng điểm tại khu vực miền Trung, bài viết đi sâu tìm hiểu chỉ số EBI, bức
tranh EBI của các địa phương thuộc VKTTĐMT như thế nào. Làm thế nào để cải thiện, nâng cao
chỉ số EBI của các địa phương trong vùng? Đây là câu hỏi lớn của khơng chỉ đối với lãnh đạo chính
quyền địa phương, mà còn của các nhà quản trị doanh nghiệp (DN), góp phần phát triển TMĐT,
tăng năng lực canh tranh của vùng nói chung, của các địa phương trong vùng nói riêng.
2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Dưới đây là cơ sở lý thuyết về phương pháp đánh giá sự sẵn sàng về TMĐT của đại học
Harvard, Hoa Kỳ và phương pháp xác định chỉ số TMĐT của Hiệp hội TMĐT Việt Nam.
Phương pháp của Đại học Harvard
Trung tâm phát triển quốc tế thuộc đại học Harvard (Center for International Development
at Harvard University - CIDHU) đã xây dựng một khung đánh giá sự sẵn sàng về TMĐT nhằm tạo
ra một công cụ giúp các nước đang phát triển có thể đánh giá được mức độ sẵn sàng về TMĐT, qua
đó gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT.
Khung này nằm trong khung tổng thể các lĩnh vực kinh tế xã hội, đánh giá toàn diện mức độ sẵn
sàng về công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông của các nước đang phát triển.

Trung tâm này cho rằng TMĐT và các ứng dụng liên quan tới CNTT và truyền thông
(Information and Communication Technologies - ICT) đã trở thành một động lực mạnh mẽ đối với
tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động, đồng thời đang làm thay đổi thế giới. Cho tới nay các
nước phát triển là những nước hưởng lợi nhiều nhất từ sự thay đổi đó. Trung tâm cho rằng các nước
đang phát triển cũng có thể thu được lợi ích to lớn từ sự thay đổi này nếu biết sử dụng một cách phù
hợp ICT.
Dựa trên bộ chỉ số sự sẵn sàng về TMĐT toàn cầu, trung tâm đã xây dựng một phương pháp
tiếp cận hệ thống nhưng linh hoạt để đánh giá về sự sẵn sàng về ICT trong năm lĩnh vực, bao gồm
TMĐT. CIDHU nhấn mạnh tính linh hoạt cao của phương pháp này. Phương pháp có thể áp dụng
trên phạm vi quốc gia hoặc tỉnh, thành phố hay các cộng đồng nhỏ hơn.
Theo quan điểm của trung tâm phát triển quốc tế, các doanh nghiệp (DN) và chính phủ có
thể khai thác một cách hiệu quả ICT nhận thấy có nhiều con đường hữu ích và tinh tế để quản lý các
mối quan hệ bên ngoài tổ chức. Việc sử dụng ngày càng tăng ICT giúp tạo ra rất nhiều giao dịch
TMĐT. Việc đánh giá sự sẵn sàng về TMĐT dựa trên bốn nhóm tiêu chí sau:
* Nhóm 1: Cơ hội việc làm cho lao động có kỹ năng về ICT.
Một thị trường việc làm năng động cho các lao động có kỹ năng về ICT sẽ thúc đẩy sự ứng
dụng ICT, các chương trình đào tạo cũng như sự sử dụng tổng thể của ICT trong nền kinh tế. Việc
giữ chân các lao động kỹ thuật trở thành một lợi thế cạnh tranh trong địa bàn.
* Nhóm 2: Giao dịch TMĐT loại hình DN tới người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C).
Các kênh bán lẻ trực tuyến làm tăng sự lựa chọn và tiếp cận tới sản phẩm của người tiêu
dùng. Chúng cũng cho phép các DN giảm chi phí, mở rộng thị trường và chăm sóc khách hàng tốt
hơn.
* Nhóm 3: Giao dịch TMĐT loại hình DN tới DN (Business to Business - B2B).
Hỗ trợ mạnh mẽ các DN giảm mạnh chi phí trao đổi thơng tin và giao kết hợp đồng, giảm
lượng hàng lưu kho, giảm các chi phí và thời gian liên quan tới chứng từ và thanh toán, v.v… Hơn
36


thế nữa, khi tham gia TMĐT các DN có thể khám phá các mơ hình kinh doanh mới với thị trường
liên tục được tái cấu trúc.

* Nhóm 4: Chính phủ điện tử.
Các chính phủ có thể khai thác lợi thế của ICT để tăng cường sự liên kết trong hệ thống,
cung cấp thông tin trực tuyến và cung cấp dịch vụ một cách tương tác với cơng chúng. Các chính
phủ cũng có thể là một tấm gương và trở thành một chất xúc tác cho nền kinh tế được kết nối mạng
thông qua việc đầu tư vào ICT cho việc sử dụng trong nội bộ hệ thống, nâng cao hiệu quả điều hành
và tạo ra thị trường địa phương về sản phẩm và dịch vụ ICT. Hoạt động mua sắm chính phủ sẽ trở
nên minh bạch và hiệu quả hơn khi đưa lên mạng.
Phương pháp xác định chỉ số Thương mại điện tử của hiệp hội TMĐT Việt nam
Chỉ số EBI của hiệp hội TMĐT Việt nam cũng được xây dựng dựa trên phương pháp đánh
giá mức độ ứng dụng TMĐT của trung tâm phát triển quốc tế thuộc đại học Harvard. Phương pháp
này xem xét mức độ ứng dụng TMĐT dựa trên bốn nhóm tiêu chí lớn là nguồn nhân lực và hạ tầng
ICT, giao dịch giữa DN và người tiêu dùng (B2C), giao dịch giữa DN với DN (B2B) và dịch vụ
công trực tuyến (Government to Business - G2B).
Mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá theo thang điểm 100 với hai chữ số thập phân và được gán
một trọng số. Tổng điểm theo trọng số của cả bốn nhóm là cơ sở để đánh giá, phân loại mức độ ứng
dụng TMĐT của mỗi địa phương.
Trong từng nhóm, mỗi tiêu chí cũng được cho điểm theo thang điểm 100 và gán cho các
trọng số để thể hiện tầm quan trọng của tiêu chí trong nhóm tương ứng.
Các trọng số cho từng nhóm cũng như các tiêu chí trong mỗi nhóm giữ ổn định trong vài
năm để thuận lợi cho việc so sánh. Về dài hạn, căn cứ theo thực tiễn phát triển TMĐT ở Việt Nam
có thể điều chỉnh các trọng số này.
Nhóm 1: Nguồn nhân lực và hạ tầng ICT - trọng số nhóm 20%.
Bao gồm: Nguồn nhân lực - trọng số 50%; máy tính và kết nối Interne - trọng số 45%; đầu
tư cho ICT -trọng số 5%.
Nhóm 2: Giao dịch TMĐT B2C - trọng số nhóm 30%.
Bao gồm: Sử dụng email trong bán hàng - trọng số 25%; sử dụng website trong kinh doanh trọng số 40%; sử dụng các sàn TMĐT - trọng số 15%; thanh tốn điện tử - trọng số 15%; bảo vệ
thơng tin khách hàng - trọng số 5%.
Nhóm 3: Giao dịch TMĐT B2B - trọng số nhóm 30%.
Bao gồm: Ứng dụng các phần mềm ứng dụng và bảo mật thông tin - trọng số 20%; nhận đơn
đặt hàng trực tuyến - trọng số 35%; đặt hàng trực tuyến - trọng số 35%; hiệu quả kinh doanh trực

tuyến - trọng số 10%.
Nhóm 4: Dịch vụ cơng trực tuyến - trọng số nhóm 20%.
Nhóm này bao gồm 3 phân nhóm sau:
1/. Phân nhóm các tiêu chí từ điều tra EBI - trọng số 60%.
Cho điểm theo điều tra Chỉ số TMĐT. Tổng hợp và cho điểm theo thang điểm 100.

37


Trong đó: Thường xun tra cứu thơng tin trên các website của các cơ quan nhà nước trung
ương và địa phương - trọng số 20%; Sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới kinh doanh
như các thủ tục đăng ký, cấp phép, khai báo… - trọng số 40%; tìm kiếm thơng tin liên quan tới đấu
thầu trên các website của các cơ quan nhà nước - trọng số 10%; lợi ích của các dịch vụ cơng trực
tuyến - trọng số 30%
2/. Phân nhóm từ cuộc điều tra PCI - trọng số 30%.
Trong phiếu điều tra PCI có hai câu hỏi liên quan tới cung cấp thông tin trên website các địa
phương. Trong cơ sở dữ liệu công bố trên website www.pcivietnam.org, kết quả có được từ hai câu
hỏi này được tổng hợp với tiêu chí độ mở của trang web của tỉnh với thang điểm là 20, năm 2010
biến thiên từ 0 tới 19 theo từng tỉnh, năm 2011 từ 9 tới 20. Tổng hợp thông tin theo từng tỉnh, cho
điểm theo thang 100.
3/. Phân nhóm từ xếp hạng dịch vụ công trực tuyến trên website các tỉnh do Bộ Thông tin và
Truyền thông tiến hành - trọng số 10%. Xếp hạng này cơ bản mới đo khía cạnh cung cấp các dịch
vụ cơng trên website, chưa phản ảnh mức độ sử dụng của các DN và hiệu quả sử dụng các dịch vụ
công này.
Trong bài viết, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê mơ tả, sử dụng
cơng cụ Excel để tính tốn, vẽ biểu đồ diễn đạt kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7/2015 tại các tỉnh, thành phố vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung. Khung thời gian lấy số liệu chủ yếu dựa vào báo cáo chỉ số TMĐT
Việt Nam từ 2012 đến 2014.
3. CHỈ SỐ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

3.1. Sự hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, một
trong những khâu đột phá được xác định là việc hình thành các cực tăng trưởng kinh tế. Vào đầu
những năm 90 của thế kỷ XX, ý tưởng hình thành các tam giác phát triển đã xuất hiện ở nước ta dựa
trên những ưu thế về địa lý, điều kiện tự nhiên, lợi thế so sánh. Thủ tướng chính phủ đã ban hành
các quyết định số 747/QĐ-TTg ngày 11/09/1997; số 1018/QĐ-TTg ngày 29/11/1997; số 44/QĐTTg ngày 23/02/1998 về việc thành lập ba vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, miền Trung, phía
Nam).
Ngày 9/12/1994 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 958/QĐ-TTg về việc chọn địa
bàn từ Liên Chiểu (Quảng Nam – Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi) là VKTTĐMT giai đoạn
1996-2000. Sau đó Thủ tướng chính phủ đã ký các quyết định: 1018/QĐ-TTg ngày 29/11/1997 và
số 148/QĐ-TTg ngày 13/8/2008 về việc thành lập VKTTĐMT gồm 5 địa phương là: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Chính sách phát triển VKTTĐMT được thể hiện thông qua quyết định số 1874/QĐ-TTg,
ngày 13/10/2014 của Thủ tướng chính phủ, xây dựng VKTTĐMT thành trung tâm kinh tế biển
mạnh, tạo thế tiến ra biển nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
3.2. Chỉ số Thương mại điện tử của các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung
* Chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT (NNL&HT).
38


Chỉ số này được tính tốn dựa vào nhiều tiêu chí như nguồn nhân lực hiện tại đã đáp ứng
như thế nào nhu cầu triển khai CNTT và TMĐT của DN, khả năng tuyển dụng lao động có kỹ năng
về CNTT và TMĐT, các hình thức đào tạo nhân viên, tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT và
TMĐT, tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng thư điện tử cũng như các tiêu chí về trang bị máy tính,
kết nối Interrnet, đầu tư cho CNTT và TMĐT.
Bảng 1. Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai
đoạn 2012 - 2014
2012
Xếp
Số

hạng
điểm
1
2

2013
Tỷ lệ
Số
điểm (%)
3
4=3/1

Xếp
hạng
5

Số
điểm
6

2014
Tỷ lệ
(%)
7=6/3

Xếp
hạng
8

76,0


106,6

1/47

78,4

103,2

1/63

4/22
-

71,8
71,3
55,6
64,1

103,6
-

3/47
4/47
35/47
19/47

70,8
73,2
59,4

55,7
64,2

98,6
102,7
100,2
100,2

5/63
3/63
35/63
47/63
21/63

22/22

51,3

96,0

47/47

52,3

101,9

63/63

Stt


Tên địa
phương

a

b

*

Điểm cao nhất

71,3

1/22

1
2
3
4
5

TT-Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định

68,8
-


*

Điểm thấp
nhất

53,4

Ghi chú
9
Hà Nội: 2012,
2013, 2014
Vùng KTTĐMT:
Xếp theo vị trí địa
lý: Bắc  Nam
2012: Cà Mau;
2013: Đăk Nông;
2014: Lai Châu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo chỉ số TMĐT Việt nam 2012, 2013, 2014
Theo số liệu bảng 1 cho thấy: Hà Nội là đơn vị 3 năm liên tục dẫn đầu về chỉ số NNL&HT.
Nhìn chung số điểm của chỉ số NNL&HT tăng năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ chỉ
số này phát triển tăng, duy nhất chỉ có TT-Huế có số điểm giảm với tỷ lệ 2014/2013 bằng 98,6%,
năm 2014: 70,8, 2013: 71,8. Đà Nẵng và TT-Huế năm 2014 lần lượt xếp thứ 3/63 và 5/63, nằm
trong nhóm các đơn vị có chỉ số khá. Đà Nẵng giữ được vị trí thứ 3 và thứ 4 liên tục trong 3 năm.
Bình Định nằm trong tốp có chỉ số trung bình, trong lúc Quảng Nam và Quảng Ngãi nằm trong tốp
có chỉ số yếu (dưới mức trung bình).
Ngồi Đà Nẵng và tỉnh TT-Huế, các tỉnh cịn lại thuộc vùng KTTĐMT có chỉ số NNL&HT
đạt trung bình và yếu, điều này nói lên rằng nguồn nhân lực hiện tại của 3 tỉnh này chưa đáp ứng
nhu cầu triển khai CNTT và TMĐT của DN, khả năng tuyển dụng lao động có kỹ năng về CNTT và
TMĐT cịn hạn chế. Các hình thức đào tạo nhân viên, tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT

chưa cao. Tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng thư điện tử cũng như các tiêu chí về trang bị máy
tính, kết nối Interrnet, đầu tư cho CNTT và TMĐT còn thấp.
* Chỉ số về giao dịch B2C.
Chỉ số này được xây dựng dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau: 1) Sử dụng email cho các hoạt
động thương mại như giao kết hợp đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và DN, giao dịch với
khách hàng, chăm sóc khách hàng...; 2) Xây dựng và vận hành website của DN; 3) Tham gia các
sàn TMĐT; 4) sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt; 5) Bảo vệ thơng tin cá
nhân.

39


Bảng 2. Chỉ số về giao dịch B2C vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2012 - 2014
2012
Xếp
Số
điểm hạng
1
2

2013
Tỷ lệ
Số
(%)
điểm
3
4=3/1

2014
Tỷ lệ

Số
điểm (%)
6
7=6/3

Stt

Tên địa
phương

a

b

*

Điểm cao nhất

56,2

1/22

61,7

109,8

1/47

65,4


106,0

1/63

1
2
3
4
5

TT-Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định

52,6
-

4/22
-

54,4
54,4
50,2
44,6

103,4
-


8/47
9/47
17/47
40/47

54,1
56,8
53,0
51,2
52,5

99,4
104,4
102,0
117,7

10/63
5/63
18/63
39/63
23/63

*

Điểm thấp
nhất

41,4

22/22 40,2


97,1

47/47

45,4

112,9

63/63

Xếp
hạng
5

Xếp
hạng
8

Ghi chú
9
Hà Nội: 2012,
2013, 2014
Vùng KTTĐMT:
Xếp theo vị trí địa
lý: Bắc  Nam
2012: Cà Mau;
2013: Trà Vinh;
2014: Lai Châu


Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo chỉ số TMĐT Việt nam 2012, 2013, 2014
Theo số liệu bảng 2 cho thấy: Hà Nội là đơn vị 3 năm liên tục dẫn đầu về chỉ số B2C. Nhìn
chung số điểm của chỉ số B2C tăng năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ chỉ số này phát
triển tăng, duy nhất chỉ có TT-Huế có số điểm giảm với tỷ lệ 2014/2013 bằng 99,4% (năm 2014:
54,4, 2013: 54,1). Đà Nẵng và TT-Huế năm 2014 lần lượt xếp thứ 5/63 và 10/63, nằm trong nhóm
các đơn vị có chỉ số khá. Đà Nẵng giữ được vị trí thứ 3 và thứ 4 liên tuc trong 3 năm. Bình Định
năm 2013 nằm trong tốp có chỉ số B2C yếu, vươn lên lọt vào tốp trung bình, trong lúc Quảng Ngãi
năm 2013 nằm trong tốp có chỉ số trung bình (17/47) xuống tốp có chỉ số yếu (39/63). Quảng Nam
năm 2014 là năm đầu tiên tham gia khảo sát đánh giá EBI đã có số điểm nằm tốp trung bình
(18/63).
Ngồi Đà Nẵng và TT-Huế, các tỉnh còn lại thuộc vùng KTTĐMT có hình thức B2C trung
bình và yếu, điều này nói lên rằng việc triển khai TMĐT ở các tỉnh vùng KTTĐMT cịn hạn chế
trong hình thức giao dịch thương mại giữa DN với người tiêu dùng (B2C). Việc sử dụng email cho
các hoạt động thương mại như giao kết hợp đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và DN, giao dịch
với khách hàng, chăm sóc khách hàng...; xây dựng và vận hành website của DN; tham gia các sàn
TMĐT; sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt; bảo vệ thông tin cá nhân thực tế
tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định cịn yếu.
* Chỉ số về giao dịch B2B.
Chỉ số giao dịch B2B coi trọng tới mức độ ứng dụng CNTT trong nội bộ DN, đặc biệt là
việc triển khai các phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP), quản trị quan hệ khách hàng (CRM),
quản lý hệ thống cung ứng (SCM). Việc triển khai các phần mềm này địi hỏi phải có sự tổ chức
quản lý khoa học, quyết tâm ứng dụng CNTT ở mọi cấp quản lý, sự đầu tư cao cho CNTT và
TMĐT. Trên cơ sở triển khai thành công các phần mềm này thì DN mới thực sự có điều kiện để tiến
hành các hoạt động TMĐT trên quy mơ lớn, an tồn và hiệu quả.

40


Bảng 3. Chỉ số về giao dịch B2B vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2012 - 2014
2012

Xếp
Số
điểm hạng
1
2

2013
Tỷ lệ
Số
(%)
điểm
3
4=3/1

Xếp
hạng
5

2014
Tỷ lệ
Số
(%)
điểm
6
7=6/3

Xếp
hạng
8


Stt

Tên địa
phương

a

b

*

Điểm cao nhất

68,4

1/22

73,9

108,0

1/47

76,8

103,9

1/63

1

2
3
4
5

TT-Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định

62,5
-

5/22
-

54,9
68,0
53,3
57,1

108,8
-

25/47
5/47
29/47
21/47


55,5
69,7
62,4
54,2
61,2

101,1
102,5
101,7
107,2

*

Điểm thấp nhất

52,4

22/22

42,4

80,9

47/47

43,5

102,6

33/63

3/63 Vùng KTTĐMT:
17/63 Xếp theo vị trí địa
37/63 lý: Bắc  Nam
19/63
2012: Bình
Phước; 2013: Bắc
63/63
Cạn; 2014: Lai
Châu

Ghi chú
9
2012: tp. HCM;
2013: Bình
Dương; 2014: tp.
HCM

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo chỉ số TMĐT Việt nam 2012, 2013, 2014
Theo số liệu bảng 3 cho thấy: Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị có 2 năm 2012 và 2014 dẫn
đầu về chỉ số B2B. Nhìn chung số điểm của chỉ số B2B tăng năm sau cao hơn năm trước, điều này
chứng tỏ chỉ số này phát triển tăng, duy nhất chỉ có số điểm của đơn vị thấp nhất trong bảng tổng
sắp năm 2013 (52,4) giảm chỉ bằng 80,9% so với năm 2012 (42,4). Đà Nẵng liên tục 3 năm có thứ
hạng nằm trong tốp 5 của bảng tổng sắp. TT-Huế có thứ hạng nằm trong tốp trung bình của bảng
tổng sắp cùng với Bình Định. Quảng Ngãi trong 2 năm 2013 và 2014 đều nằm tốp có chỉ số yếu
(29/47 năm 2012 và 37/63 năm 2014). Quảng Nam năm 2014 là năm đầu tiên tham gia khảo sát
đánh giá EBI đã có số điểm nằm tốp trung bình (17/63).
Ngồi Đà Nẵng, các tỉnh cịn lại thuộc vùng KTTĐMT có hình thức B2B trung bình và yếu,
điều này nói lên rằng việc triển khai TMĐT ở các tỉnh vùng KTTĐMT cịn hạn chế trong hình thức
giao dịch thương mại giữa DN với DN (B2B). Mức độ ứng dụng CNTT trong nội bộ DN, đặc biệt
là việc triển khai các phần mềm lập kế hoạch nguồn lực (ERP), quản trị quan hệ khách hàng

(CRM), quản lý hệ thống cung ứng (SCM) của các DN thuộc 4 tỉnh thuộc vùng KTTĐMT chưa
nhiều, việc đầu tư cho CNTT và TMĐT còn nhiều hạn chế.
* Chỉ số về giao dịch G2B.
Việc dễ dàng thu thập thông tin trên website của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa
phương sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của DN và được coi là yếu tố của TMĐT. Ngoài
ra TMĐT ở quy mô DN không thể tách rời hoạt động cung cấp trực tuyến các dịch vụ công, chẳng
hạn như hải quan điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ điện tử, khai báo thuế trực tuyến... Hơn nữa, ở
bất cứ nước nào quy mơ của mua sắm chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong tồn bộ hoạt động thương
mại, do đó hoạt động đấu thầu trực tuyến các hàng hóa và dịch vụ công không thể tách rời mua sắm
trực tuyến.
Chỉ số giao dịch G2B đánh giá mức độ DN thường xuyên tra cứu thông tin trên các website
của cơ quan nhà nước, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới hoạt động thương mại, tìm
kiếm thơng tin đấu thầu và khả năng trúng thầu thông qua các website của cơ quan nhà nước...
41


Bảng 4. Chỉ số về giao dịch G2C vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2012 - 2014
2012
Xếp
Số
điểm hạng

Số
điểm

1

2

3


2013
Tỷ lệ
(%)

2014
Tỷ lệ
Xếp
Số
(%)
hạng
điểm
7=6/
6
8
3

Stt

Tên địa
phương

a

b

*

Điểm cao nhất


68,9

1/22

72,1

104,6

1/47

72,8

101,0

1/63

1
2
3
4
5

TT-Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định

68,9
-


1/22
-

65,6
70,7
65,8
61,0

102,6
-

7/47
3/47
5/47
17/47

71,5
72,8
57,2
64,1
61,9

109,0
103,0
97,4
101,5

5/63
1/63

36/63
13/63
18/63

*

Điểm thấp nhất

50,2

22/22

48,0

95,6

47/47

45,2

94,2

4=3/1

Xếp
hạng
5

Ghi chú
9

2012: Đà Nẵng;
2013: tp. HCM;
2014: Đà Nẵng
Vùng
KTTĐMT: Xếp
theo vị trí địa lý:
Bắc  Nam

Bình Thuận:
63/63
2012, 2013;
Điện Biên: 2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo chỉ số TMĐT Việt nam 2012, 2013, 2014
Theo số liệu bảng 4 cho thấy: Đà Nẵng là đơn vị có 2 năm 2012 và 2014 dẫn đầu về chỉ số
G2B, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước năm 2013. Nhìn chung số điểm của chỉ số G2B tăng
năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ chỉ số này phát triển tăng, duy nhất chỉ có số điểm
của Quảng Ngãi năm 2014 (64,1) giảm chỉ bằng 97,4% so với năm 2013 (65,8). Đà Nẵng trong 3
năm có thứ hạng nằm trong tốp 3 của bảng tổng sắp. TT-Huế có thứ hạng nằm trong tốp 10 của
bảng tổng sắp. Điều này chứng tỏ Đà Nẵng và TT-Huế đã đẩy mạnh được giao dịch giữa chính
quyền với DN và người dân. Quảng Ngãi và Bình Định trong 2 năm 2013 và 2014 đều nằm trong
tốp các tỉnh có điểm chỉ số khá. Quảng Nam năm 2014 là năm đầu tiên tham gia khảo sát đánh giá
EBI đã có số điểm nằm tốp thấp (36/63). Điểm của chỉ số G2B của đơn vị có điểm thấp nhất trong
bảng tổng sắp liên tục giảm (2012 là 50,2; 2013 là 48 bằng 95,6% so với 2012; năm 2014 là 45,2
bằng 94,2% so với 2013).
Ngồi Đà Nẵng và TT-Huế, các tỉnh cịn lại thuộc vùng KTTĐMT có hình thức G2B trung
bình và yếu, điều này nói lên rằng việc triển khai các dịch vụ hành chính cơng nói chung cịn nhiều
lúng túng. Các DN chưa thường xuyên tra cứu thông tin trên các website của cơ quan nhà nước, sử
dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới hoạt động thương mại, tìm kiếm thông tin đấu
thầu…

* Chỉ số thương mại điện tử của các địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Chỉ số thương mại điện tử (EBI) giúp các địa phương có được bức tranh chung về tình hình
phát triển TMĐT trên cả nước cũng như tại địa phương mình. Chỉ số EBI được hiệp hội TMĐT
Việt Nam (VECOM) triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2012, đến nay đã có tài liệu của 3 năm
2012, 2013 và 2014.
Chỉ số TMĐT được tổng hợp từ 4 chỉ số thành phần nêu trên là: NNL&HT, B2C, B2B, và
G2B, trong đó trọng số cao hơn được gán cho các chỉ số về giao dịch trực tuyến giữa DN với người
tiêu dùng (B2C) và DN với DN (B2B).

42


Bảng 5. Chỉ số EBI các địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2012 - 2014
Stt

Tên địa
phương

a

b

2012
Xếp
Số
hạng
điểm

Số
điểm


1

3

2

2013
Tỷ lệ
(%)
4=3/1

Xếp
hạng

Số
điểm

5

6

2014
Tỷ lệ
(%)
7=6/
3

Ghi chú


Xếp
hạng
8

*

Điểm cao nhất

64,5

1/22

68,4

106,0

1/47

72,6

106,1

1/63

1
2
3
4
5


TT-Huế
Đà Nẵng
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định

62,1
-

3/22
-

60,3
65,1
55,3
55,5

104,8
-

9/47
3/47
25/47
23/47

61,3
67,2
57,9
55,6
59,3


101,7
103,2
100,5
106,8

12/63
3/63
24/63
36/63
20/63

*

Điểm thấp nhất

50,7

22/22

47,3

93,3

47/47

47,3

100,0


63/63

9
2012, 2013: tp.
HCM; 2014: Hà
Nội
Vùng KTTĐMT:
Xếp theo vị trí địa
lý: Bắc  Nam
2012: Bình Phước;
2013: Điện Biên;
2014: Lai Châu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các báo cáo chỉ số TMĐT Việt nam 2012, 2013, 2014
Theo số liệu bảng 5 cho thấy: Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị có 2 năm 2012 (64,5) và
2013 (68,4) dẫn đầu về chỉ số EBI, Hà Nội dẫn đầu cả nước năm 2014 (72,6). Nhìn chung số điểm
của chỉ số EBI tăng năm sau cao hơn năm trước, điều này chứng tỏ chỉ số EBI - mức độ ứng CNTT
và TMĐT của Việt Nam nói chung, của vùng KTTĐMT nói riêng - có phát triển tăng. Duy nhất chỉ
có số điểm thấp nhất năm 2013 (Điện Biên: 47,3) thấp hơn so với số điểm thấp nhất 2012 (Bình
Phước: 50,7).

Hình 1. Biểu đồ chỉ số EBI các địa phương vùng KTTĐMT năm 2014
Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 2015
Với các địa phương thuộc VKTTĐMT có Đà Nẵng xếp thứ 3 liên tục trong 3 năm, TT-Huế
mặc dù số điểm năm 2014 (61,3) tăng so với 2013 (60,3) nhưng xếp hạng năm 2014 thấp hơn 3 bậc
so với năm 2013, chưa lọt vào tốp 10 của cả nước. Hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định nằm vào tốp
trung bình của cả nước. Tỉnh Quảng Ngãi có chỉ số EBI ở mức thấp so với mặt bằng chung của cả
nước (năm 2013 xếp thứ 25/47 và 2014 xếp thứ 36/63). Tất cả các chỉ số TMĐT của 5 đơn vị thuộc
43



VKTTĐMT đều đạt trên mức trung bình (50/100 điểm), chứng tỏ “mức độ sẵn sàng về TMĐT” của
các đơn vị là đã sẵn sàng cho TMĐT.
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao EBI của các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung
Như đã trình bày ở trên, chỉ số EBI giúp các địa phương có được bức tranh chung về tình
hình phát triển TMĐT trên cả nước cũng như của địa phương mình. Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất
những giải pháp nâng cao chỉ số EBI cụ thể như sau:
Thứ nhất, lãnh đạo cũng như các ban ngành chức năng của các đơn vị thuộc vùng KTTĐMT
cần thấy được các yếu tố hình thành nên các chỉ tiêu về NNT&HT, B2C, B2B, G2B và EBI, từ đó
lãnh đạo điều phối nguồn lực tối ưu cho việc phát triển các chỉ tiêu, các nhân tố góp phần thúc đẩy
chỉ số EBI phát triển.
Thứ hai, trong vùng KTTĐMT có thành phố Đà Nẵng là hạt nhân với các chỉ số thành phần
cũng như chỉ số EBI chung rất cao. Mặt khác, Thủ tướng chính phủ cũng đã có quyết định số
20/2004/QĐ-TTg ngày 18/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thành lập tổ chức điều phối
phát triển các vùng kinh tế trọng điểm”, tổ chức này có hoạt động định kỳ giao ban chỉ đạo. Do đó
việc lấy thành phố Đà Nẵng làm nhân tố điển hình để triển khai cho các đơn vị còn lại, làm cho các
đơn vị trong vùng KTTĐMT quan tâm hơn nữa việc tăng các chỉ tiêu liên quan đến EBI.
Thứ ba, trong điều kiện nguồn lực có hạn, việc đầu tư cần nhằm vào các chỉ tiêu có trọng số
lớn, ví dụ cụ thể về 2 chỉ tiêu B2C và B2B đều có trọng số 30%. Cả hai hình thức này đều có liên
quan đến DN, muốn nâng cao chỉ tiêu này thì cần có nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế phát triển,
nâng cao niềm tin cho nhà đầu tư, tạo cơ chế thơng thống về thuế, hải quan hoặc có chính sách
khuyến khích hấp dẫn đầu tư.
Thứ tư, các cơ quan ban ngành chức năng cần làm cho tổ chức, DN và người dân hiểu rõ lợi
ích của TMĐT từ đó ứng dụng công cụ CNTT vào điều hành quản lý DN, xây dựng website để
quảng bá thơng tin, hình ảnh của DN. Tạo chức năng mua bán trực tuyến hoặc tạo thói quen bán
hàng, mua hàng thơng qua email, website…Tăng tỷ lệ DN có website để nâng cao năng lực cạnh
tranh cho DN.
Thứ năm, các cơ quan ban ngành và chính quyền tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến chính phủ
điện tử, cung cấp dịch vụ hành chính cơng trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Thường xuyên tổ chức
các đợt tập huấn về dịch vụ hành chính cơng, tun truyền rộng rãi để nâng cao nhận thức người

dân, tổ chức, DN sử dụng dịch vụ hành chính cơng trong các cơng việc của mình.
4. KẾT LUẬN
EBI là chỉ số thương mại điện tử được thiết lập dựa vào các yếu tố cơ bản liên quan đến mức
độ ứng dụng CNTT, thương mại điện tử. Hiện nay, đã có số liệu hàng năm cho 63 tỉnh thành trong
cả nước. Bài viết đi sâu phân tích các chỉ số thành phần cấu thành nên EBI cho các đơn vị thuộc
vùng KTTĐMT có so sánh với mức độ cao nhất, thấp nhất của bảng tổng sắp. Các địa phương cần
nhìn nhận chỉ số EBI của mình, so sánh với mức cao nhất, thấp nhất, đồng thời so sánh với các đơn
vị trong vùng để có chính sách cải thiện EBI.
Với lợi thế về nhiều mặt của các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐMT trong các lĩnh vực
như cảng biển, di sản, du lịch biển, nghề truyền thống, y tế, giáo dục đào tạo…nếu biết kết hợp
nguồn lực giữa các địa phương trong vùng, tăng cường học hỏi, chuyển giao quy trình, tích cực ứng
dụng, phát triển TMĐT… sẽ mang lại hiệu quả cao, nâng cao đời sống người dân và tạo lợi thế
cạnh tranh khơng những cho các địa phương mà cịn cho các doanh nghiệp trong vùng.
44


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo chỉ số TMĐT Việt nam 2012, 2013, 2014, Hiệp hội TMĐT Việt nam.
[2]. Nguyễn Văn Cường (2011), các giải pháp đột phá phát triển bền vững vùng KTTĐMT giai
đoạn 2011-2020, Science & Technology Development, Vol 14, No.Q1- 2011.
[3]. Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng chính phủ “Về phương
hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020”.
[4]. Quyết định số 1874/QĐ-TTg, ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐMT đến năm 2020, định hướng đến năm
2030”.
[5]. Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg ngày 18/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Thành lập tổ
chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm”.
[6]. Danish Dada, Ecommerce for Developing Countries, EJISDC (2006) 27, 6, 1-14.
[7]. Jeffrey D (2005), Readiness for the Networked World - A Guide for Developing Countries,

Center for International Development at Harvard University, 2005.
E-BUSINESS INDEX OF KEY ECONOMIC ZONE IN CENTRAL VIET NAM
The paper focuses on researching the method to identify the readiness index on E-Business from
Harvard University and Vietnam E-Commerce association. From the report of e-Business index
(EBI) Vietnam from 2012 - 2014, the authors studied, selected, and analysed data, descriptive
statistic for each city, province in the key economic zone in central area. The indices creating eBusiness index include human resource and infrastructure index, B2C, B2B and G2B Index. Then,
the paper develops an overall picture for applying and developing e-Business for the area and for
each city, province; propose solutions for cities, provinces in central key economic zone to focus on
deployment to improve and enhance their EBI.
Keywords: key economic zone, central area, e-commerce, eBusiness Index, EBI

--------------------------------------------------------------------------Thông tin các tác giả:
1. Nguyễn Xuân Thủy – NCS, Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Nơi cơng tác: VNPT Thừa Thiên Huế.
Chức vụ :
Phó Giám đốc VNPT, kiêm Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT TT-Huế.
ĐT: 0913425306
Email:
2. Nguyễn Tài Phúc – PGS.TS, Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Nơi công tác: Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Chức vụ:
Phó hiệu trưởng
ĐT: 0913426285
Email:

45




×