Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hồ sơ dân sự chuyên sâu số 83

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.95 KB, 4 trang )

1.

Mục tiêu:

-

Học viên nêu được các dạng tranh chấp phổ biến về hợp đồng vay tài sản;

-

Phân biệt được sự khác biệt giữa hợp đồng vay tài sản và hợp đồng tín dụng;

-

Trình bày được ngun tắc áp dụng pháp luật nội dung khi tham gia giải quyết các
tranh chấp về HĐ vay tài sản;

-

Nhận định, phân tích được các chứng cứ đặc thù khi giải quyết tranh chấp về hợp
đồng vay tài sản;

-

Thực hiện được các kỹ năng đặc thù của luật sư trong vụ án về hợp đồng vay tài
sản.

2.

Đặc điểm


-

Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho
vay sang bên vay;

-

Hợp đồng vay là hợp đồng đơn vụ khi vay khơng có lãi, song vụ khi có lãi;

-

Hợp đồng va tài sản có thể là hợp đồng có đền bù hoặc khơng đền bù.

3.

Chủ thể

-

Chủ thể tham gia là tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân
sự;

-

Bao gồm bên cho vay, bên vay và bên thứ ba (bên bảo lãnh);

-

Bên cho vay và bên vay là vợ chồng: xem Luật Hơn nhân và Gia đình, trường hợp
khoản vay để cải htiện hồn cảnh gia đình.


4.

Điều kiện đối với tài sản cho vay

-

Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cho vay

-

Tài sản phải là vật cùng loại (tiền, vàng, gạo, hàng hóa lưu thơng…) khơng phải vật
đặc định, được phép lưu thông và giao dịch trên thị trường.

-

Tài sản đang không bị cầm cố, thế chấp, kê biên.

-

Vay ngoại tệ: nếu ghi số tiền vay trên HĐ là ngoại tệ, nhưng trên thực tế cho vay
bằng VNĐ thì hợp đồng không vô hiệu, do chỉ vi phạm Pháp lệnh Ngoại hối 2013 nên
chỉ sẽ chỉ bị phạt hành chính theo Nghị định 88/2019. Cịn nếu cho vay bằng ngoại tệ
thì sẽ vi phạm điều cấm của luật Các tổ chức tín dụng 2010.

5.

Hợp đồng vay khơng kỳ hạn
Bên cho vay khi muốn địi nợ phải thơng báo trước trong một thời gian hợp lý. Trong
trường hợp các bên có tranh chấp về thời hạn thơng báo trước hợp lý thì áp dụng

điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP.

6.

Lãi suất


Hồ sơ Dân sự chuyên sâu số 83

1.

Tóm tắt vụ việc
Theo đơn khởi kiện gửi TAND huyện Đông Anh ngày 12/08/2018 và Giấy vay tiền đề
ngày 09/11/2014 và ngày 18/04/2014, bà Đoàn Thị Hến khai rằng bà Nguyễn Thị
Phương Liên ơng Đồn Hưng Anh có vay bà Hến số tiền 140 triệu đồng, được chia
làm 2 đợt: (i) Đợt 1 vay 100 triệu đồng vào ngày 09/11/2014; và (ii) Đợt 2 vay 40 triệu
đồng vào ngày 18/04/2014, mục đích để bà Liên vay vốn kinh doanh. Hợp đồng vay
không thể hiện kỳ hạn và lãi suất vay; bà Liên cam kết chỉ cần bà Hến báo trước 01
tháng thì bà Liên sẽ trả đủ số nợ gốc và lãi. Mấy tháng đầu hai vợ chồng ơng Anh, bà
Liên có trả lãi nhưng sau vài tháng không tiếp tục trả.
Tháng 08/2015, bà Hến yêu cầu hai vợ chồng ông Anh, bà Liên trả nợ gốc và lãi. Hai
vợ chồng trả cho bà Hến số tiền 15 triệu đồng, tính vào số nợ gốc chưa trả. Bà Hến
xác nhận sau thời điểm đó số tiền nợ gốc là 125 triệu đồng.
Sau đó bà Hến lâm bệnh và có nói rằng mỗi tháng tiền lãi trên nợ gốc là 1tr đồng,
nhưng bà Hến chỉ yêu cầu ông Anh và bà Liên trả lãi suất mỗi tháng là năm trăm
nghìn đồng. Hai ơng bà đã trả lãi được 20 tháng, mỗi tháng năm trăm nghìn đồng,
tổng cộng là 10 triệu đồng. Tiếp theo sau thì hai vợ chồng khơng trả nợ nữa. Bà Hến
khởi kiện ra tòa để đòi số tiền nợ gốc là 125 triệu, khơng địi tiền lãi.
Ngày 27/08/2018, TAND huyện Đơng Anh yêu cầu bà Hến bổ sung đơn khởi kiện,
bao gồm những yêu cầu sau: (i) bổ sung thông tin cá nhân của người bị kiện, người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; (ii) Nêu rõ yêu cầu khởi kiện, buộc bị đơn phải trả
bao nhiêu tiền, có tính lãi hay không, mức lãi suất bao nhiêu và từ thời điểm nào…;
và (iii) Giao nộp bản chính hoặc bản sao giấy vay tiền, xác nhận của địa phương về
việc bị đơn đang cư trú tại địa chỉ ghi trong đơn khởi kiện.
Ngày 18/12/2018, TAND huyện Đông Anh ra quyết định thụ lý vụ án, trong đó ghi
nhận bà Hến yêu cầu bị đơn là ông Anh, bà Liên trả nợ số tiền là 125 triệu đồng.
Theo Biên bản lấy lời khai của bà Liên ngày 16/03/2019 thì xác nhận hai vợ chồng có
vay 140 triệu đã trả 15 triệu. Cịn theo Biên bản lấy lời khai cùng ngày của ông Hưng
Anh thì thừa nhận hai vợ chồng vay 100 triệu, còn số tiền 40 triệu là do riêng bà Loan
vay. Ông Hưng đã trả 12 triệu đồng cho bà Hến.
Trong Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và cơng khai chứng cứ ngày
08/04/2019 thì bà Hến có mặt cịn ơng Anh, bà Liên vắng mặt. Trong phiên họp bà
Hến nêu các ý kiến như sau: (i) Đối với số tiền 100 triệu đồng thì ơng Anh đã trả
được 12 triệu đồng, như vậy hai vợ chồng còn nợ bà Hến 88 triệu đồng; (ii) Đối với
số tiền 40 triệu đồng thì bà Hến cho rằng khơng có chữ ký của ông Hưng nên đây là
khoản vay của riêng bà Liên. Bà Liên đã trả 15 triệu đồng nên cịn nợ bà Hến 25 triệu
đồng; và (iii) Khơng u cầu vợ chồng ông Anh, bà Liên trả lãi.
Ngày 08/04/2019, TAND huyện Đông Anh ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2.

Văn bản quy phạm pháp luật áp dụng: BLDS 2005, Nghị quyết số 01/2019, Luật Hơn
nhân gia đình 2014, BLTTDS 2015.

3.

Nhận xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn


Theo phát biểu trong Phiên họp kiểm tra, Bà Hến yêu cầu hai vợ chồng trả 88 triệu

đồng, bà Liên trả 25 triệu đồng.
=> Yêu cầu không hợp lý, chỉ cần yêu cầu hai vợ chồng liên đới thanh toán số tiền
113 triệu đồng.

4.

Quan hệ pháp luật tranh chấp và thời hiệu khởi kiện: Tranh chấp về giao dịch dân sự
(hợp đồng vay tài sản) theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.
Do đây là hợp đồng vay không kỳ hạn, các bên thỏa thuận bị đơn (bên vay) sẽ trả nợ
gốc và lãi cho nguyên đơn trong vòng 01 tháng kể từ ngày nguyên đơn (bên cho vay)
báo trước. Do đó thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả nợ
của bà Liên, ông Anh. Tháng 8/2015, bà Hến có yêu cầu hai vợ chồng thanh toán
tiền gốc và lãi để làm đám cưới cho con trai. Nên thời hiệu khởi kiện có thể được tính

5.

6.

Xác định các vấn đề nguyên đơn cần chứng minh

-

Chứng minh bà Hến đã yêu cầu hai vợ chồng ông Anh, bà Liên trả nợ cho bà
bằng cách báo trước 1 tháng;

-

Chứng minh bà đã nhận số tiền 15 triệu đồng từ bà Liên, 12 triệu đồng tư ông
Hưng Anh để trả cho nợ gốc hay chưa;


-

Chứng minh số tiền lãi không vượt quá quy định của BLDS 2005 (chuẩn bị
trong trường hợp bên bị đơn có ý kiến cho rằng lãi suất ko phù hợp).

Xác định các chứng cứ mà nguyên đơn cần thu thập
Biên lai rút tiền từ ngân hàng để cho vợ chồng cho vay

7.

Xác định các ý kiến của bị đơn về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
Quan điểm của chị Phương Liên (bút lục số 57-58): Hai vợ chồng có vay 140 triệu, đã
trả 15 triệu cịn 125 triệu. Ơng Hưng Anh có nghĩa vụ trả nợ cho bà Hến do hai vợ
chồng đã có thỏa thuận miệng về việc phân chia nghĩa vụ trả nợ.
Quan điểm của ông Hưng Anh (bút lục số 59-60): Hai vợ chồng có vay 100 triệu, số
tiền 40 triệu là nợ riêng của bà Phương Liên. Đối với số tiền 100 triệu thì ơng Hưng
Anh chỉ đồng ý trả một nửa, đã trả 12 triệu nên ông chỉ cần trả 38 triệu.
Nhận xét: bà Liên chưa cung cấp được văn bản thỏa thuận giữa hai vợ chồng và bà
Hến về nghĩa vụ trả nợ, nên nhận đình này khơng có cơ sở.
Cịn ơng Hưng cho rằng 40 triệu là nợ của riêng bà Liên thì phải chứng minh khoản
nợ 40tr phát sinh từ giao dịch do mình bà Liên xác lập, thực hiện khơng vì nhu cầu
của gia đình. Ngồi ra, việc thỏa thuận mỗi người trả nợ một nửa là khơng có căn cứ,
do theo Điều 27 thì hai vợ chồng trách nhiệm liên đới đối với tài sản chung của vợ
chồng.

8.

Xác định các vấn đề mà mỗi bị đơn cần chứng minh



Hai vợ chồng chưa thống nhất số tiền 40 triệu là nợ chung hay nợ riêng. Do đó, anh
Hưng Anh chứng minh số tiền này là vợ mình vay riêng, khơng góp phần phát triển
khối tài sản chung của vợ chồng. Chị Liên chứng minh ngược lại.
Thứ hai, cả hai vợ chồng đều cần chứng minh số tiền lãi có đúng quy định pháp luật
hay khơng, nếu vượt q thì trừ vào nợ gốc.

9.

Xác định các chứng cứ mà bị đơn cần thu thập
Như trên.

10.

Các vấn đề cần kiến nghị với tòa án
Thu thập thêm giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng, lời khai của các
nhân chứng về việc chị Liên vay số tiền 40 triệu để làm gì…

11.

Các vấn đề về tố tụng cần lưu ý
Bà Hến có chồng hay khơng? Nếu có thì phải đưa vào là người liên quan.



×