Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Bài tập Ngân hàng - Các dạng tranh chấp thường gặp trong hợp đồng tín dụng - Copy docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.25 KB, 33 trang )

Những tranh chấp thường gặp
trong hợp đồng tín dụng
GVHD: Thầy Viên Thế Giang
Nhóm 14 – Luật K34A
Nội dung chính
A.Phần mở đầu
B.Phần nội dung
I.Một số khái niệm liên quan đến HĐTD
1.Tín dụng là gì?
2.Khái niệm HĐTD
3.Khái niệm về tranh chấp phát sinh từ HĐTD
II.Các vấ đề tranh chấp trong HĐTD
1.Thực trạng
2.Các dạng tranh chấp thường gặp
III.Nguyên nhân, phướng thức giải quyết và giải pháp
A.Kết luận
Một số khái niệm liên quan
Tín dụng là gì?
Tín dụng là “mối quan hệ giữa người cho vay và
người vay. Theo đó người cho vay chuyển giao
quyền sử dụng một lượng tài sản cho người vay
trong thời hạn nhất định. Khi đến hạn trả nợ, người
vay phải hoàn trả người cho vay lượng tài sản đã
vay có hoặc không kèm theo một khoản lãi”
(Theo từ điển luật học)
Một số khái niệm liên quan
Khái niệm Hợp đồng tín dụng (HĐTD)
Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận bằng
văn bản (hoặc lời nói) giữa hai hay nhiều chủ thể có
năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhằm xác
lập, thực hiện, hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ


pháp lý nhất định trên cơ sở phù hợp với pháp luật
và đạo đức xã hội.
Một số khái niệm liên quan
Khái niệm Hợp đồng tín dụng (HĐTD)
Hợp đồng tín dụng là thỏa thuận bằng văn bản giữa
tổ chức tín dụng (gọi là bên cho vay) với khách hàng
là tổ chức, cá nhân (gọi là bên vay), theo đó tổ chức
tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho khách
hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều
kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm
Một số khái niệm liên quan
Bên cho vay trong HĐTD luôn là tổ chức tín dụng
1
2
3
4
Đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là tiền
HĐTD chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn cho bên vay
Nghĩa vụ chuyển tiền của bên cho vay phải thực hiện trước
làm sơ sở cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên
vay
Đặc trưng của HĐTD
Một số khái niệm liên quan
Khái niệm tranh chấp HĐTD
Tranh chấp là sự xung đột hay mẫu thuẫn về quyền
lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tranh
chấp.
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là
tình trạng pháp lý của quan hệ hợp đồng tín dụng,
trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng

ý kiến với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc
lợi ích phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
II. Các vấn đề tranh chấp trong HĐTD
1. Thực trạng
2. Các dạng tranh chấp thường gặp
Thực trạng
Tại tỉnh Bắc Ninh, 6 tháng đầu năm 2009, TAND
tỉnh thụ lý xét xử 35 vụ án kinh doanh, thương mại,
gấp 4,35 lần lượng án cả năm 2008. Có nhiều dạng
tranh chấp như: tranh chấp tiền bảo hiểm, tranh chấp
vốn, hợp đồng mua bán vật tư… Trong đó các tranh
chấp hợp đồng tín dụng chiếm đa số (31/35 vụ).
Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 có 2980 vụ
án tranh chấp hợp đồng tín dụng và thuê tài chính,
chiếm 50% trong tổng số các vụ án tranh chấp.
Các dạng tranh chấp thường gặp
1
2
3
4
5
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
Tranh chấp do vi phạm về lãi suất
Tranh chấp về biện pháp bảo đảm
Do luật áp dụng và cơ quan giải quyết
Do thay đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
của một hoặc các bên

Do vi phạm của bên cho vay:

Giải ngân không đúng quy định:
Điều 405 BLDS năm 2005 quy định: “Hợp đồng được
giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao
kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác”.
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
của một hoặc các bên

Do vi phạm của bên cho vay:
Giải ngân không đúng quy định:
Theo quy định này, sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu
lực thì việc chuyển giao tiền (giải ngân) là nghĩa vụ
hợp đồng của bên cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế
xảy ra nhiều trường hợp sau khi ký kết hợp đồng tín
dụng với bên vay, bên cho vay không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân:
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
của một hoặc các bên

Do vi phạm của bên cho vay:
Giải ngân không đúng quy định:
Một là, số tiền giải ngân ít hơn so với số tiền đã thỏa
thuận trong hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích của bên vay thì mục đích sử dụng số tiền vay
này có nguy cơ không mạng lại hiểu quả như mong
muốn
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
của một hoặc các bên
Ví dụ
Vay

100 triệu
Doanh nghiệp
Tổ chức tín dụng
Lãi suất: 1,00%/tháng
(1 triệu/tháng)
Tuy nhiên
Ngân hàng chỉ giải ngân 95 triệu đồng và giải thích rằng 5 triệu đồng đó là
do họ đã thu trước bốn tháng lãi suất cộng với các chi phí thẩm định phương
án sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản bảo đảm, công chứng chứng
thực…
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
của một hoặc các bên

Do vi phạm của bên cho vay:
Giải ngân không đúng quy định:
Một là, số tiền giải ngân ít hơn so với số tiền đã thỏa
thuận trong hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích của bên vay thì mục đích sử dụng số tiền vay
này có nguy cơ không mạng lại hiểu quả như mong
muốn
Hai là, TCTD thực hiện việc giải ngân chậm so với thời
gian cam kết trong hợp đồng
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
của một hoặc các bên

Do vi phạm của bên cho vay:
Thu hồi nợ trước thời hạn:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật Các tổ chức tín
dụng năm 2010 và Điểm d Khoản 1 Điều 25 Quyết
định 1627/2001/QĐ-NHNN thì bên cho vay được

quyền chấm dứt việc cho vay thu hồi nợ trước thời
hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin
không đúng sự thật, vi phạm các quy định trong hợp
đồng tín dụng.
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
của một hoặc các bên

Do vi phạm của bên cho vay:
Thu hồi nợ trước thời hạn:
Tuy nhiên, trong thực tế xảy ra trường hợp trong thời
hạn cho vay, mặc dù bên vay thực đúng và đầy đủ
thỏa thuận trong hợp hợp đồng nhưng tổ chức tín
dụng lại đơn phương chấm dứt hợp đồng và thu hồi
nợ trước thời hạn do tổ chức tín dụng lâm vào tình
trạng khó khăn, không đủ nguồn vốn luân chuyển mà
không được sự đồng ý của bên vay dẫn đến tranh
chấp.
Tranh chấp do hành vi vi phạm nghĩa vụ
của một hoặc các bên

Do vi phạm của bên vay
Sử dụng sai mục đích:
Doanh nghiệp
Sử dụng vốn vay
sai mục đích
Không mang lại hiệu
quả cho đồng vốn, mất
khả năng thanh toán
Tranh chấp
Tranh chấp do vi phạm về lãi suất

-
Điều 474 BLDS: Lãi suất quá hạn = Lãi suất cơ bản
-
Điều 476 BLDS: Lãi suất trong hạn các bên thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản.
=> Lãi suất trong hạn > Lãi suất ngoài hạn
Khách hàng cố tình chậm trả nợ vay ngân hàng để hưởng
mức lãi suất nợ quá hạn thấp hơn so với lãi suất trong
hạn. Còn khách hàng uy tín trả đúng hạn thì lại trả lãi suất
cao hơn khách hàng trả nợ quá hạn.
Tranh chấp do vi phạm về lãi suất
Đối với lãi suất cố định:
Khi thời hạn vay chưa kết thúc thì tổ chức tín dụng yêu
cầu khách hàng chấp nhận tăng lãi suất cho vay mới
tiếp tục giải ngân mà không được bên vay đồng ý.
Đối với lãi suất thả nổi:
Khi lãi suất biến động tăng so với thời điểm vay, nhưng
ngân hàng không báo trước cho khách hàng.
Tranh chấp về biện pháp bảo đảm

Đối với tài sản bảo đảm
-
Tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của người vay
-
Tài sản bảo đảm không còn tại thời điểm xử lý
-
Tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của nhiều chủ
sở hữu khác nhau mà một trong các chủ sở hữu tài
sản đó đã sử dụng làm tài sản bảo đảm mà không
được sự đồng ý của các chủ sở hữu khác.

Tranh chấp về biện pháp bảo đảm

Đối với định giá, xử lý tài sản
-
Do biến động giá cả thị trường mà giá trị của tài sản
bảo đảm tại thời điểm xử lý có sự thay đổi so với
thời điểm các bên ký kết hợp đồng .
-
Do ý chí chủ quan, các nhân viên của tổ chức định
giá thẩm định không kỹ, kết quả thẩm định không
chính xác dẫn đến chấp nhận những tài sản bảo đảm
không đúng quy định của pháp luật về giao dịch bảo
đảm.
-
.
Tranh chấp do luật áp dụng và
cơ quan giải quyết
Một dạng tranh chấp cũng khá phổ biến là có đồng
thời có hai văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng
lại mâu thuẫn nhau, dẫn đến hai bên có cách hiểu và áp
dụng khác nhau.
Tranh chấp do luật áp dụng và
cơ quan giải quyết
Khoản 5 Điều 474 BLDS năm
2005
Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho
vay
Trong trường hợp vay có
lãi mà khi đến hạn bên vay
không trả hoặc trả không

đầy đủ thì bên vay phải trã
lãi trên nợ gốc và lãi nợ
quá hạn theo lãi suất nợ cơ
bản do Ngân hàng Nhà
nước công bố tương ứng
với thời hạn vay tại thời
điểm trả nợ.
Lãi suất áp dụng đối với
khoản nợ gốc quá hạn do
tổ chức tín dụng ấn định và
thỏa thuận với khách hàng
trong hợp đồng tín dụng
nhưng không vượt quá
150% lãi suất cho vay áp
dụng trong thời hạn cho
vay đã được ký kết hoặc
điều chỉnh trong hợp đồng
tín dụng.
Tranh chấp do luật áp dụng và
cơ quan giải quyết
Một dạng tranh chấp cũng khá phổ biến là có đồng
thời có hai văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng
lại mâu thuẫn nhau, dẫn đến hai bên có cách hiểu và áp
dụng khác nhau.
Ngoài ra, còn một dạng tranh chấp là khi một bên
tham gia hợp đồng là bên nước ngoài mà hai bên không
thỏa thuận về luật áp dụng (trong nước hay nước ngoài)
và cơ quan giải quyết tranh chấp.

×