Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.06 KB, 22 trang )

Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Phần 1:
GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Trong bổi cảnh xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự
nâng lên của đời sống xã hội, đời sống con người dần được cải thiện và đang
ngày càng đi lên, thì bên cạnh đó các mặt trái của sự phát triển trong đời sống xã
hội cũng có xu hướng gia tăng và ngày càng phức tạp hơn. Theo đó, các mâu
thuẫn, các tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân cũng phát sinh như các tranh
chấp về đất đai, tranh chấp về tài sản, thừa kế, các tranh chấp khác cũng như các
mâu thuẫn trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình ngày càng có xu hướng tăng lên
và diễn biến ngày càng phức tạp. Những điều nay đặt các yêu cầu cấp thiết cần
phải giải quyết các mâu thuẫn, các tranh chấp đó, nhằm tạo ra sự trật tự, kỷ
cương, sự ổn định trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất
nước, tạo ra sự ổn định trong đời sống nhân dân. Đây không chỉ là trách nhiệm
của của các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ chuyên trách, mà đó cịn là trách
nhiệm của mỗi người dân, của toàn xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của các cơ
quan bảo vệ pháp luật có vai trị hết sức quan trọng, trong đó có cơng tác xét xử
của tồ án nhân dân.
Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng của các loại tội phạm hình sự,
kinh tế, vi phạm hành chính thì các vụ việc về dân sự cũng có xu hướng tăng lên
và diễn biến phức tạp, nó đặt ra yêu cầu cần phải giải quyết nhằm đem lại sự
cơng bằng và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, bảo vệ các quyền lợi chính
đáng của họ, đồng thời góp phần suy trì trật tự xã hội, hạn chế các mâu thuẫn,
các tranh chấp trong cộng đồng dân cư.
Để làm được điều đó, địi hỏi những người làm công tác xét xử phải luôn
nổ lực, phấn đấu trong q trình tố tụng, địi hỏi các cán bộ của tịa án dân sự
phải phát huy hết trí tuệ, cơng sức của mình trong việc hồn thành các nhiệm vụ
được giao. Mỗi bán án, mỗi quyết định của hội đồng xét xử là kết quả của một
một quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, của quá trình phân tích đánh giá vụ
việc kể từ lúc thụ lý cho tới khi ra bản án, quyết định cuối cùng.
Báo cáo thực tập



1

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Tuy nhiên, để có thể đưa ra các đánh giá, nhìn nhận và bình luận về công tác
xét xử vụ án dân sự trong những thời gian gần đây, cũng như để tìm hiểu được
thực tiễn hoạt động xét xử vụ án dân sự, quá trình thu thập chứng cứ, cơng tác
xét xử tại tịa án của hội đơng xét xử thì cần phải có một q trình tìm hiểu thực
tế tại một tịa án của một địa phương nhất định. Mặt khác, với tầm quan trọng
đặc biệt của công tác xét xử vụ án dân sự đối một địa phương, vì vậy, trong thời
gian thực tập tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, bản thân người viết đã cố gắng
tìm hiểu, thu thập số liệu, nghiên cứu các loại hồ sơ về các vụ án dân sự cũng
như tìm hiểu về cơng tác xét xử vụ án dân sự tại tòa án, các loại vụ án mà tòa án
nhân dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý, đã xét xử, và những vụ án chưa được giải
quyết, tỉ lệ giữa các loại vụ án dân sự...Với những lí do đó, trong thời gian học
tập, thực tập tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An, người viết đã quyết định chọn đề
tài :˝ Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An”
Chun đề này với mục đích tìm hiểu, phân tích và làm rõ thực trạng trong
việc xét xử vụ án dân sự tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Do đó bài viết sẽ
khơng đi vào phân tích những vấn đề thuộc phạm trù lý luận mà sẽ là sự đối
chiếu so sánh giữa vấn đề lý thuyết và thực tiễn áp dụng trong qua trình giải
quyết vụ án dân sự tại tịa án, thơng qua đó cung cấp cho người đọc, người học
có một cái nhìn thực tế về thực trạng về cơng tác xét xử vụ án dân sự tại toà án
tỉnh Nghệ An. Theo đó chuyên đề sẽ đi vào làm rõ một số nội dung chủ yếu
như :
- Số lượng, loại vụ án dân sự mà toà án đã tiến hành thụ lý, số vụ án mà toà
đã giải quyết, số vụ án chưa được giải quyết trong các năm.

- Tỉ lệ giữa các loại vụ án nhằm đưa ra sự đánh giá về tình hình thực tiễn đời
sống. Nguyên nhân làm phát sinh các loại vụ án.
- Những khó khăn vướng mắc trong việc xét xử và giải quyết các loại vụ án
dân sự.
- Những kiến nghị của người thực tập rút ra từ thực tiễn thực tập tại tòa án
nhân dân tỉnh Nghệ An

Báo cáo thực tập

2

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Do giới hạn về mặt thời gian cũng như hạn chế về mặt kiến thức, yêu cầu
về nội dung của chuyên đề chắc chắn sẽ khơng trách khỏi thiếu sót và khiếm
khuyết, đơi chỗ cịn nơng cạn và sơ sài. Người viết kính mong nhận được sự góp
ý chân thành từ các q thầy cơ, các ban đọc để bài viết có thể hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Báo cáo thực tập

3

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Phần 2 :

QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC
TRẠNG XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
NGHỆ AN
Việc tiến hành thu thập thông tin về thực trạng xét xử vụ án dân sự được
diễn ra liên tục trong suốt gần hai tháng (từ ngày 21 tháng 02 đến ngày 15 tháng
04 năm 2011) tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Người viết đã kết hợp
nhiều phương pháp để tiến hành thu thập thông tin như trao đổi với ơng Chánh
tồ Dân sự để có cái nhìn nhận chung về tình hình thực trạng án Dân sự trong
những năm qua. Tiếp đó là trao đổi với bà phó chánh tịa Dân sự, với kinh
nghiệm của một thẩm phán chuyên xét xử về mảng án Dân sự, bà đã cung cấp
thông tin về số lượng loại vụ án Dân sự, thực trạng tồn tại trong thụ lý và thu
thập chứng cứ, khó khăn của thẩm phán trong việc thu thập chứng cứ và thụ lý
vụ án cũng như công tác xét xử và giải quyết các vụ án dân sự. Người viết cịn
tìm hiểu thực trạng xét xử thông qua các báo cáo tổng kết cuối năm của tồ án.
Để có thơng tin chính xác và có sức thuyết phục người viết đã tự nghiên cứu các
sổ kết quả xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án dân sự, đồng thời yêu cầu và
được toà án Dân sự cung cấp các số liệu trong các hồ sơ vụ án Dân sự trong các
năm: 2006; 2007; 2008; 2009; 2010 và một số số liệu của những tháng đầu năm
2011.
Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án dân sự cũng như nghiên cứu các
sổ kết quả xét xử vụ án dân sự, cũng như số liệu thống kê của tòa án và trực tiếp
tham dự các phiên tòa xét xử các vụ án dân sự do tòa dân sự tòa án nhân dân
tỉnh Nghệ An xét xử trong thời gian thực tập, bản thân người viết nhận thấy rằng
các vụ án Dân sự do toà án tỉnh Nghệ An thụ lý và giải quyết phần lớn là các vụ
án dân sự phúc thẩm, các tranh chấp thường có giá trị tài sản lớn, các tình tiết vụ
án khá ly kỳ và phức tạp, các phiên tịa thường có sự tham gia của luật sư hay
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự

Báo cáo thực tập


4

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Các tranh chấp chủ yếu là về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất , tranh
chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản, hợp đồng vay, thuê tài sản, bồi
thường thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khoẻ trong các vụ tranh chấp Dân
sự. Do ảnh hưởng của tập quán hoặc tình cảm, các bên thường thoả thuận bằng
miệng nên khó khăn cho thẩm phán trong thu thập chứng cứ và lấy lời khai cũng
như q trình xét xử tại tịa án.
Một vài năm gần đây do tác động của quá trình đơ thị hố, cơn sốt đất đã
xảy ra và các tranh chấp về quyền sử dụng đất khá nhiều, tiếp đó là các tranh
chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Các vụ án tranh chấp về đòi bồi
thường về tài sản, tình mạng, sức khỏe cũng có chiều hướng gia tăng nhanh. Đặc
biệt trong những năm gần đây án ly hôn tăng nhanh về số lượng và phức tạp về
nội dung. Cùng với ly hôn là các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hơn nhân với khối tài sản lớn và có nguồn gốc phức tạp. Các vụ án ly
hơn do tịa dân sự thụ lý thường là phúc thẩm do tòa cấp dưới đã giải quyết
nhưng bị kháng cáo hoặc tòa cấp dưới không giải quyết được đã chuyển lên.
Nguyên đơn trong các vụ án này trong những năm gần đây thì thường chồng
nhiều hơn vợ. Số vụ mà tồ án tiến hành hịa giải thành cũng ít đi. Đặc biệt tỷ lệ
số các cặp vợ chồng trẻ đưa đơn ra tồ tăng lên, trung bình độ tuổi của vợ và
chồng ở mức từ 20 đến 30 tuổi. Các nguyên nhân ly hôn rất đa dạng song cơ bản
vẫn từ yếu tố kinh tế và ngoại tình. Nó phản ánh một thực trang rối ren trong đời
sống hôn nhân và gia đình trong những năm gần đây khi tốc độ đơ thị hoá và sự
phát triển của nền kinh tế thị trường đang làm biến đổi lối sống của nhiều hộ gia
đình.
Để thấy rõ được thực trạng về cơng tác xét xử các vụ án dân sự của tòa án

nhân dân tỉnh Nghệ An, người viết đã tiến hành thu thập và đi vào nghiên cứu số
liệu các vụ án dân sự do tòa thụ lý và giải quyết trong một số năm gần đây, cụ
thể như sau:

Báo cáo thực tập

5

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
1. Năm 2006:
Về án dân sự sơ thẩm, năm 2006 tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý là
95 vụ, giảm 10 vụ so với năm 2005, trong đó năm số thụ lý năm 2006 là 77 vụ,
số thụ lý năm 2005 chuyển qua là 18 vụ. Tòa án đã tiến hành giải quyết 69 vụ,
giảm 16 vụ so với năm 2005, đạt tỉ lệ 72,6% (trong đó, tạm đình chỉ 02 vụ, đình
chỉ 16 vụ, cơng nhận sự thỏa thuận của đương sự 04 vụ, đưa ra xét xử 47 vụ),
còn 26 vụ chuyển sang năm 2007. Riêng về việc dân sự, trong năm 2006 tòa án
nhân dân tỉnh Nghệ An đã giải quyết được 03 việc, giảm 02 việc so với năm
2005.
Về án dân sự phúc thẩm năm 2006, tổng số vụ việc dân sự phúc thẩm mà
toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã đã thụ lý là 208 vụ, trong đó án cũ cịn lại là 31
vụ, án mới thụ lý là 177 vụ. Toà án đã tiến hành giải quyết được 163 vụ, đạt tỉ lệ
78,3% (trong đó, tạm đình chỉ 03, đình chỉ 08, đã xét xử 152 vụ). Kết quả xét
xử, tòa án đã tuyên y án 41 vụ, chiếm 26,9%; hủy án 21 vụ, tăng 11 vụ so với
năm 2005, chiếm tỉ lệ 13,8% ; sửa án 90 vụ, tăng 20 vụ so với năm 2005, chiếm
tỉ lệ 59%.
Trong năm này, án hôn nhân gia đình chiếm tỉ lệ cao, tình trạng ly hơn sau
khi kết hôn một thời gian ngắn và số người ly hôn do tuổi đã cao tương đối

nhiều. Trong hầu hết án hơn nhân gia đình chủ yếu là ly hơn theo u cầu của
một bên, trong đó ly hơn do nguyên nhân từ tệ nạn ma túy dẫn tới người vợ có
đơn ly hơn (chồng nghiện hút, phạm tội về ma túy); trường hợp do xã hội ngày
càng phát triển, người dân địa phương ra nước ngoài làm ăn sinh sống dẫn đến
xin ly hôn vợ (hoặc chồng) đang ở trong nước ngày một gia tăng. Mặt khác đời
sống kinh tế của một số vùng trong địa phương còn thấp, khá đông các công dân
vào các địa phương Miền Nam kiếm việc làm, sau đó muốn định cư ổn định nơi
quê mới đã xin ly hôn người chồng (vợ) ở quê.
Các vụ kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất cũng tăng cao so với cùng kỳ
năm 2005. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự biến động của giá cả đất đối
với các vùng dân cư trước đây khơng có đường giao thơng lớn đi qua, nay nhà
nước mở các con đường lớn dẫn đến giá đất tăng vọt, những người đã chuyển
Báo cáo thực tập

6

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
nhượng đất cho người khác nay thấy thiệt thòi đã yêu cầu đòi lại. Mặt khác, do
quá trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp có thẩm
quyền ở nhiều địa phương không tuân theo quy định của nhà nước, diện tích cấp
cho các hộ khơng chính xác. Khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
các hộ phát hiện được có sự sai sót về diện tích đất của mình đã kiện để địi lại
diện tích cho đúng thực tế.
2. Năm 2007:
Tổng số các vụ án tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình do tịa án nhân
dân tỉnh Nghệ An thụ lý theo thủ tục sơ thẩm trong năm 2007 là 69 vụ, trong đó
số thụ lý trong năm 2007 là 44 vụ, số thụ lý trong năm 2006 chuyển qua là 27

vụ, án hôn nhân và gia đình nhiều gấp đơi các tranh chấp về dân sự khác. Tòa án
nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành giải quyết 58 vụ, đạt tỉ lệ 84%, tăng 12% so
với năm 2006 (trong đó cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự là 04 vụ, ra
quyết định đình chỉ vụ án là 15 vụ, đã xét xử 39 vụ, tịa án tạm đình chỉ giải
quyết là 04 vụ), số còn lại là 07 vụ. Số việc dân sự là 10 việc, chủ yếu là yêu cầu
công nhận thuận tình li hơn và u cầu tun bố mất tích, tịa án nhân dân tỉnh
Nghệ An đã tiến hành giải quyết 09 việc, đạt 90%, trong đó mở phiên họp 09, số
việc còn lại chưa giải quyết là 01 việc.
Trong năm này, tổng số vụ án dân sự cấp phúc thẩm do tòa thụ lý là 213 vụ
(tăng 15 vụ so với năm 2006), trong đó án của năm 2006 chuyển qua là 50 vụ,
số thụ lý mới là 163 vụ, tòa án đã giải quyết 156 vụ, đạt tỉ lệ 73%, giảm 08% so
với năm 2006 (trong đó đình chỉ xét xử phúc thẩm 14 vụ, đã xét xử 142 vụ, giảm
10 vụ so với năm 2006). Kết quả xét xử, tòa án đã tuyên y án sơ thẩm 49 vụ,
chiếm tỉ lệ 35%; sửa bản án sơ thẩm 80 vụ, chiếm tỉ lệ 56%; hủy án sơ thẩm 13
vụ, chiếm tỉ lệ 9%; tạm đình chỉ 08 vụ và số vụ còn lại chưa được giải quyết
chuyển sang năm 2008 là 49 vụ. Trong năm này, khơng có việc dân sự phúc
thẩm,đồng thời, tịa án đã thụ lý và giải quyết 09 vụ án theo thủ tục giám đốc
thẩm trong năm 2007.
Qua thực tiễn công tác xét xử các vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh
Nghệ An cho thấy rằng, trong năm 2007, tình trạng tranh chấp quyền sử dụng
Báo cáo thực tập

7

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
đất cũng như các tranh chấp có liên quan đến quyền sử dụng đất (thừa kế tài sản
nhà và đất, hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất) vẫn chiếm

tỉ lệ khá cao trong số án dân sự mà tòa án đã thụ lý giải quyết. Nguyên nhân của
tình trạng này là do q trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất không tuân thủ các quy định về trình tự cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, khi cấp giấy chứng nhận, diện tích các hộ được
cấp không đúng với thực tế họ sử dụng dẫn đến xảy ra các tranh chấp trong nhân
dân. Mặt khác, do cơ chế thị trường, do giá đất ngày một biến động làm cho một
số gia đình nảy sinh mâu thuẫn trong việc phân chia quyền sử dụng đất, dẫn tới
kiện nhau, đưa nhau ra tòa và yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế là quyền
sử dụng đất.
Trong năm, tình trạng kiện địi nợ do tịa án thụ lý và giải quyết, trong đó
nợ phát sinh từ phường hụi nổi lên tăng lên so với năm 2006 do trong nhân dân
có nguồn tiền nhàn rỗi đã chung nhau góp phường, nhưng việc góp phường
khơng chỉ vì mục đích giúp đỡ lẫn nhau mà cịn vì mục đích lợi nhuận, lãi suất
mua phường lại cao nên nhiều dây phường bị vỡ giữa chừng, các phường viên
đã địi lại số tiền đã đóng góp khơng được nên khởi kiện ra tòa, yêu cầu tòa án
giải quyết.
Bên cạnh đó, ở các địa phương trung du và miền núi, do phong tục tập
quán, nhân dân thường chăn nuôi trâu bị theo hình thức thả rong ở các khu vực
đồi núi nên hiện tượng bắt nhầm hoặc mất gia súc thường xuyên xảy ra dẫn đến
tranh chấp lẫn nhau. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho số lượng án tranh
chấp quyền sở hữu tài sản chiếm tỉ lệ khá cao trong các vụ án dân sự mà tòa án
nhân dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý và giải quyết.
Tranh chấp về hơn nhân và gia đình chiếm gần 2/3 tổng số án dân sự mà tòa
án 2 cấp đã thụ lý và giải quyết. Nổi lên là tình trạng li hôn do yêu cầu của một
bên. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhu cầu của cuộc sống, người vợ
hoặc người chồng phải xa gia đình ra nước ngồi, đến các thành phố lớn, các
khu cơng nghiệp kiếm việc làm, do vợ chồng xa lâu ngày, tình cảm nhạt phai, lại
bị ảnh hưởng của môi trường xã hội nên dẫn đến việc họ yêu cầu tòa giải quyết
Báo cáo thực tập


8

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
cho li hôn với người vợ hoặc chồng ở quê. Mặt khác, do nhận thức hạn chế,
nhiều cặp vợ chồng xây dựng gia đình với nhau khi tuổi đời cịn trẻ,lại khơng
tìm hiểu kỹ hồn cảnh mỗi bên, khi về chung sống với nhau lại phát sinh mâu
thuẫn, chồng sa vào cờ bạc nghiện hút, thậm chí vi phạm pháp luật, làm cho
kinh tế gia đình khó khăn. Vợ chồng khơng thơng cảm, chia sẻ với nhau trước
hồn cảnh thực tế, dẫn đến tình cảm sứt mẻ,mâu thuẫn căng thẳng, buộc người
vợ phải làm đơn xin li hôn với người chồng khi thời gian chung sống chưa đáng
kể bao nhiêu, trong đó khơng ít trường hợp người chồng đang tập trung cai
nghiện hoặc đang thụ hình vì phạm tội tàng trữ, bn bán ma túy.
3. Năm 2008:
Trong năm này, các vụ việc dân sự do tịa án thụ lý và giải quyết có xu
hướng tăng lên, song về cơ cấu và tỉ lệ giữa các vụ án khơng có sự thay đổi
nhiều. Theo đó, năm 2008, tổng số các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình
theo thủ tục sơ thẩm do tịa án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ lý: 74 vụ (tăng 05 vụ
so với năm 2007), trong đó, số thụ lý cũ là 11 vụ, số thụ lý mới là 63 vụ. Tổng
số việc dân sự do tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ lý là 08 việc, các việc dân
sự do tịa thụ lý vẫn chủ yếu là cơng nhận thuận tình ly hơn và u cầu tun bố
mất tích.
Tịa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
48 vụ án dân sự, đạt tỉ lệ 64% (trong đó cơng nhận sự thỏa thuận của các đương
sự 05 vụ, đình chỉ 15 vụ án và tạm đình chỉ 06 vụ, đã xét xử 39 vụ ), còn lại là
12 vụ. Tổng số việc dân sự mà toà án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ lý trong năm
2008 là 08 việc, toà án đã tiến hành mở phiên họp giải quyết được 08 việc (đạt
100%).

Còn theo thủ tục phúc thẩm vụ việc dân sự, toà án đã tiến hành thụ lý 207
vụ, tăng 06 vụ so với năm trước, trong đó án năm 2007 chuyển qua là 57 vụ, số
thụ lý mới là 150 vụ. Toà án đã tiến hành giải quyết được 178 vụ (đạt tỉ lệ 86% ,
tăng 12% so với năm 2007 ), trong đó tồ án đã đình chỉ xét xử phúc thẩm 14
vụ, đã xét xử 142 vụ ( giảm 10 vụ so với năm 2007). Kết quả xét xử, tòa án đã
tuyên y án sơ thẩm 49 vụ (chiếm tỉ lệ 27%), sửa án sơ thẩm 89 vụ (chiếm tỉ lệ
Báo cáo thực tập

9

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
50%), hủy án sơ thẩm 16 vụ (chiếm tỉ lệ 10%). Cũng trong năm nay, toà án đã
thụ lý 03 vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự và đã tiến hành giải quyết được
02 vụ, cịn lại 01 vụ.
Qua cơng tác xét xử tại toà án nhân dân tỉnh Nghệ An, cũng như qua số thụ
lý vụ án dân sự năm 2008 cho thấy, mặc dù số lượng các loại vụ án có xu hướng
tăng lên, song khơng có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu và tỉ lệ giữa các loại vụ
việc dân sự,việc dân sự vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ so với các loại vụ án khác, đặc biệt
các nguyên nhân xảy ra các vụ việc dân sự hầu như rất ít thay đổi. Theo đó,
trong năm nay, tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất cũng như các tranh chấp
có liên quan đến quyền sử dụng đất (thừa kế tài sản nhà và đất, hợp đồng chuyển
nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất ) vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong số án dân
sự mà toà án đã thụ lý giải quyết. Nguyên nhân vẫn là do các cơ quan có thẩm
quyền thẩm định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khơng tn thủ các
quy định về trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặt khác, do cơ
chế thị trường, do sự biến động của giá đất làm cho một số gia đình phát sinh
mâu thuẫn, u cầu tồ án phân chia.

Tình trạng kiện địi nợ trong đó nợ phát sinh từ phường,hụi vẫn tăng so với
năm 2007. Việc tan vỡ phường hụi đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình kinh
tế của nhân dân.
Các địa phương miền núi và trung du, do phong tục tập qn, nhân dân
thường hay ni trâu bị theo hình thức thả rong nên hiện tượng bắt nhầm hoặc
mất súc vật vẫn thường xuyên xảy ra dẫn đến tranh chấp. Đây cũng là nguyên
nhân làm cho số lượng án tranh chấp quyền sở hữu tài sản chiếm tỉ lệ khá cao ở
các địa phương.
Tranh chấp hơn nhân và gia đình vẫn chiếm tỉ lệ gần 2/3 số án dân sự mà
toà án hai cấp đã thụ lý, trong đó, số án hơn nhân gia đình do tồ án tỉnh Nghệ
An thụ lý chiếm tỉ lệ khá cao so với các vụ án dân sự khác. Nổi lên vẫn là tình
trạng li hơn do u cầu của một bên, khơng ít trường hợp do nhận thức cịn hạn
chế, nhiều đơi vợ chồng xây dựng gia đình khi cịn q trẻ, hoặc là do kinh tế

Báo cáo thực tập

10

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
khó khăn, chồng sa vào cờ bạc, nghiện ngập dẫn đến li hôn, bên cạnh đó cịn có
một số trường hợp khơng đăng kí kết hôn nay xin li hôn.
Như vậy, trong năm này,công tác xét xử các vụ án dân sự của toà án nhân
tỉnh Nghệ An có nhiều chuyển biến hơn so với năm trước. Mặc dù số lượng các
loại án dân sự có xu hướng tăng lên và ngày càng phức tạp, nhưng công tác xét
xử vẫn luôn được tiến hành với tinh thần trách nhiệm cao và đã giải quyết được
nhiều vụ án phức tạp, góp phần điều hồ và giải quyết các mâu thuẫn, bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.

4. Năm 2009:
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội, thì trong năm 2009,
các tranh chấp và mâu thuẫn trong các vụ án dân sự có xu hướng tăng lên và
ngày càng phức tạp hơn. Cơng tác xét xử của tịa án nhân dân tỉnh Nghệ An
ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp
đã khởi kiện mà tòa án đã thụ lý để giải quyết. Mặc dù các nguyên nhân xảy ra
các tranh chấp và mâu thuẫn về cơ bản khơng có sự thay đổi nhiều, song các tình
tiết của vụ án thì ngày càng phức tạp hơn, số tài sản tranh chấp có giá trị lớn,
nguồn gốc khó xác định, cơng tác thu thập chứng cứ khó khăn...Tổng số các vụ
án dân sự mà tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm trong
năm 2009 là 91 vụ (tăng 17 vụ so với năm 2008), trong đó số thụ lý cũ là 12 vụ,
số thụ lý mới là 79 vụ. Cũng trong năm này, số việc dân sự mà tòa án đã thụ lý
là 03 việc, giảm 05 việc so với năm 2008.
Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
được 80 vụ án dân sự, đạt tỉ lệ 88% (trong đó, cơng nhận sự thỏa thuận của các
đương sự 04 vụ, tạm đình chỉ 02 và đình chỉ 13 vụ án dân sự, đồng thời đã xét
xử 61 vụ), còn lại 11 vụ. Tòa án đã mở 03 phiên họp và đã giải quyết được 03
việc dân sự (đạt 100%).
Theo thủ tục phúc thẩm,trong năm 2009, tòa án đã thụ lý 150 vụ việc dân
sự (giảm 57 vụ so với năm 2008), trong đó số án năm 2008 chuyển qua là 29 vụ,
số thụ lý mới là 121 vụ. Tòa án đã giải quyết được 130 vụ việc dân sự, đạt tỉ lệ
86% (trong đó, tịa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm 18 vụ, đã xét xử
Báo cáo thực tập

11

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An

được 106 vụ việc dân sự, giảm 36 vụ so với năm 2008).Kết quả xét xử, tòa án đã
tuyên y án sơ thẩm 49 vụ (chiếm tỉ lệ 46%,tăng 17% so với năm 2008),sửa án
sơ thẩm 50 vụ (chiếm tỉ lệ 47%, giảm 3% so với năm 2008), hủy án sơ thẩm là
07 vụ (tỉ lệ hủy án giảm 09 vụ so với năm 2008).
Trong các loại án dân sự sơ thẩm năm 2009 do tồ án nhân dân tỉnh Nghệ
An đã thụ lý, thì các tranh chấp về hơn nhân và gia đình chiếm một tỉ lệ lớn nhất
(khoảng 60%) so với tổng số các loại án dân sự khác. Trong khi đó, theo thủ tục
phúc thẩm thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất chiếm một tỉ lệ cao so với
các loại án dân sự khác (hơn 40%), tiếp đến là các tranh chấp về tài sản, các
tranh chấp về bồi thường thiệt hại sức khoẻ, tranh chấp về hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra các tranh chấp khác như hợp đồng thuê tài
sản, vay tài sản, tranh chấp hơn nhân và gia đình, thừa kế, tranh chấp bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng...chiếm một tỉ lệ ít hơn.
Nhìn chung,qua công tác xét xử năm 2009 cho thấy, các loại án tranh chấp
về quyền sử dụng đất cũng như các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất
vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong các loại án mà toà án đã thụ lý để giải quyết.
Nguyên nhân vẫn là do các cơ quan có thẩm quyền đã khơng làm đúng trọng
trách của mình trong việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mặt khác, do cơ chế thị trường ngày càng biến động, giá đất tăng cao dẫn tới
tranh chấp và mâu thuẫn trong các hộ gia đình và u cầu tồ án phân chia. So
với mọi năm, tính chất vụ việc của năm này cũng phức tạp hơn.
Tình trạng kiện địi nợ, trong đó nợ phát sinh từ phường, hụi hoặc quan hệ
cho vay sau đó bội tín vẫn tăng so với năm 2008
Các tranh chấp về trâu bò tại các địa phương miền núi và trung du do nhân dân
thường hay nuôi trâu bị theo hình thức thả rong nên hiện tượng bắt nhầm hoặc
mất súc vật thường xuyên xảy ra. Đây cũng là nguyên nhân dấn tới các án tranh
chấp về tài sản xảy ra.
Trong khi đó,các tranh chấp về hơn nhân và gia đình vẫn chiếm tỉ lệ cao,nổi
lên vẫn là tình trạng li hơn do u cầu của một bên.Các nguyên nhân hầu như ít


Báo cáo thực tập

12

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
thay đổi và chủ yếu vẫn là do sự nhận thức còn hạn chế,kinh tế khó khăn,vợ
chồng khơng hợp nhau,ngoại tình...
5. Năm 2010:
Năm 2010 đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác xét xử các vụ
án dân sự. Cùng với sự hội nhập sâu rộng của đất nước, sự phát triển của nền
kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã làm thay đổi đời sống
của nhân dân theo chiều hướng đi lên. Tuy nhiên,đi đôi với các mặt tích cực của
cơ chế thị trường, thì các tranh chấp và mâu thuẫn khi con người chạy theo lợi
ích lại có xu thế tăng lên và ngày càng phức tạp hơn. Theo đó, cơng tác xét xử
của tồ án ngày càng khó khăn hơn với nhiều vụ án có các tình tiết phức tạp
mới, địi hỏi các cán bộ ngành tồ án nói chung cũng như tịa án nhân dân tỉnh
Nghệ An nói riêng phải ln ln cập nhật các thơng tin và sự nổ lực để có cách
giải quyết phù hợp.
Cùng với những khó khăn chung của nghành, toà án nhân dân tỉnh Nghệ
An đã thụ lý, tiếp cận nghiên cứu và giải quyết được nhiều vụ án dân sự có
nhiều tình tiết phức tạp. Trong năm 2010, tổng số các vụ án tranh chấp dân sự,
hôn nhân và gia đình do tồ án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ lý theo thủ tục sơ
thẩm là 94 vụ (trong đó số thụ lý cũ là 17 vụ, số thụ lý mới là 77 vụ) và 01 việc
dân sự. Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành giải quyết được 78 vụ án dân
sự, đạt tỉ lệ 82,9% (trong đó, tạm đình chỉ 08 vụ, ra quyết định đình chỉ 11 vụ,
cơng nhận sự thoả thuận giữa các đương sự 15 vụ và đã xét xử 44 vụ), cịn lại 16
vụ. Đồng thời, tồ án đã thụ lý và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 01 việc dân sự.

Năm 2010, toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý 168 vụ án dân sự cấp
phúc thẩm, trong đó, số thụ lý cũ là 20 vụ, số thụ lý mới là 148 vụ (tăng 18 vụ so
với cùng kỳ năm trước). Tổng số vụ toà án đã giải quyết là 129 vụ, đạt tỉ lệ 80%
(trong đó, tạm đình chỉ 08 và đình chỉ 18 vụ án dân sự, đã xét xử 102 vụ, tuyên y
án 45 vụ, sửa bản án 40 vụ và huỷ án là 18 ), còn lại là 39 vụ án lưu hạ phúc
thẩm. Trong năm này, án giám đốc thẩm do toà án kháng nghị và giải quyết
được là 02 vụ, khơng có án tái thẩm.

Báo cáo thực tập

13

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Trong năm này, tình hình tranh chấp khơng có thay đổi nhiều so với mọi
năm, nhất là về phía các nguyên nhân làm phát sinh các tranh chấp trên. Tuy
nhiên, các vụ án tranh chấp có nhiều tình tiết phức tạp, số tài sản lớn và khó xác
định nguồn gốc. Các tranh chấp về quyền sử dụng đất cũng như các tranh chấp
liên quan đến quyền sử dụng đất chiếm tỉ lệ cao và có nguồn gốc giấy tờ do cơ
quan chức năng cấp khá phức tạp, gây khó khăn cho tồ án trong cơng tác thu
thập chứng cứ và giải quyết. Tình trạng kiện địi nợ trong đó nợ phát sinh từ
phường hụi hoặc quan hệ cho vay sau đó bội tín vẫn nhiều,các tổ chức này ngày
càng phức tạp với sự tham gia của nhiều đối tượng, gây khó khăn cho việc xác
định các chứng cứ trong quá trình giải quyết. Các loại án tranh chấp về quyền sở
hữu tài sản vẫn chiếm tỉ lệ cao, trong đó chủ yếu là các tranh chấp về gia súc,
xuất phát từ tập quán chăn nuôi của một số vùng địa phương còn lạc hậu.
Bên cạnh đó, các tranh chấp về hơn nhân và gia đình do toà án thụ lý và
giải quyết chiếm tỉ lệ cao nhất so với các tranh chấp khác, nổi lên là vấn đề yêu

cầu li hôn cùng với việc yêu cầu phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân,
các loại tài sản thường có nguồn gốc khác nhau và có giá trị lớn. Đặc biệt, trong
năm này, tỉ lệ li hôn của những cặp vợ chồng trẻ (từ 20-30 tuổi) có xu hướng
ngày càng tăng lên, số vụ li hơn giữa các cặp vợ chồng có độ tuổi từ 40-50 vẫn
chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số các án về hơn nhân và gia đình.
6. Năm 2011:
Theo kết quả số thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự năm 2011, từ ngày
09/1/2011 đến 27/03/2011, toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý 19 vụ án hơn
nhân và gia đình sơ thẩm, đưa ra xét xử 13 vụ và đình chỉ 03 vụ, cịn lại 03 vụ.
Các đương sự trong các vụ việc hôn nhân và gia đình cấp sơ thẩm trong độ tuổi
từ 20-30 chiếm hơn 50% các vụ án hôn nhân và gia đình sơ thẩm tại tồ, cịn lại
chủ yếu là có độ tuổi từ 40-50 tuổi. Cũng từ ngày 04/01/2011-17/03/2011, toà án
nhân dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý và giải quyết được 15 vụ án lưu hạ hôn nhân và
gia đình cấp phúc thẩm, trong đó các vụ án đương sự có độ tuổi từ 40-50 chiếm
tới 80% so với các loại vụ án mà đương sự có độ tuổi khác.

Báo cáo thực tập

14

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Còn về vụ án dân sự sơ thẩm, từ tháng 01 đến tháng 03/2011, toà án nhân
dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý và giải quyết được 05 vụ án dân sự sơ thẩm, trong đó
chủ yếu các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, yêu cầu chia tài sản chung.
Như vậy có thể thấy, trong những vụ việc dân sự mà toà án nhân dân tỉnh
Nghệ An đã thụ lý và giải quyết trong những tháng đầu năm 2011 thì các vụ án

trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình chiếm một tỉ lệ lớn nhất, trong đó chủ yếu là
các u cầu li hơn và phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Bên cạnh
đó, số án lưu hạ hơn nhân và gia đình năm trước chuyển qua cũng chiếm tỉ lệ
cao, cịn các loại án khác có số lượng ít hơn. Các nguyên nhân dấn tới li hôn chủ
yếu là do khơng cịn tình cảm, ngoại tình, khơng hồ hợp với nhau hay mâu
thuẫn gia đình, trong đó có một số vụ li hơn có yếu tố nước ngồi.
Như vậy, qua số liệu về quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự
trong các năm trên, có thể nhận thấy rằng: Các loại án dân sự có chiều hướng
tăng về số lượng, đặc biệt vào các năm 2007, 2008 nhưng số lượng tăng lại
thất thường và không ổn định . Vì theo thống kê và lời thuật của cán bộ tồ án,
có những trường hợp đương sự mang đơn đến Tồ nhưng sau đó được giải thích
quyền và nghĩa vụ , hoặc được hồ giải, phân tích thiết phục nên họ đã không
nộp đơn và tự thoả thuận giải quyết với nhau .
Về chất lượng thì khơng có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu án Dân sự Chủ
yếu vẫn tập trung vào các vụ : tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản ( nhiều nhất vẫn là tranh chấp trâu, bò tại một số địa
phương ), tranh chấp vay tài sản, tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản, tranh
chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, kiện đòi nợ...
Còn về việc dân sự tập trung chủ yếu vào việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt
hại về tài sản, u cầu địi bồi thường về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, yêu cầu
tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, u cầu tìm người mất tích, tuyên bố
một người mất tích. Trong những năm gần đây cũng xuất hiện thêm những vụ án
mới như tranh chấp về hợp đồng thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về hợp
đồng bán nhà, kiện đòi tài sản, chia tài sản chung hợp nhất.
Báo cáo thực tập

15

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật



Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Trong các loại án dân sự, thì các vụ án do tịa án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ
lý theo thủ tục phúc thẩm thường chiếm từ 60-65% tổng số vụ án dân sự sơ thẩm
và phúc thẩm trong từng năm. Các tranh chấp do tòa án thụ lý theo thủ tục sơ
thẩm thường chiếm tỉ lệ khoảng 1/2 các vụ án do tòa án thụ lý theo thủ tục sơ
thẩm.Các vụ án được đưa ra xét xử tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An thường có
sự tham gia của luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự. Trong các vụ án do tòa án thụ lý và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thường
có hội đồng xét xử gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân,đơi khi trong
những trường hợp đặc biệt thì hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội
thẩm nhân dân. Cịn xét xử phúc thẩm thì hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán.
Các đương sự có mặt tại tòa theo giấy triệu tập nhưng phần lớn các vụ án dân sự
thường ít có sự tham gia của người dân,người nhà của đương sự cũng có sự
tham gia các phiên tòa xét xử nhưng còn hạn chế về số lượng.
7. Những khó khăn và vướng mắc mà tồ án nhân dân tỉnh Nghệ An
gặp phải trong thực tiễn xét xử vụ việc dân sự:
Trong những năm qua, tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã thụ lý và giải
quyết được rất nhiều vụ việc dân sự. Tuy nhiên trong q trình giải quyết các vụ
việc dân sự đó, cịn có một số khó khăn, vướng mắc mà tịa án gặp phải và cần
phải được giải quyết để đưa công tác xét xử ngày càng tốt hơn nữa. Theo đó,
trong các loại án dân sự, thì bên cạnh các vụ việc dân sự sơ thẩm, các vụ án do
tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ lý chủ yếu là theo thủ tục phúc thẩm do các
bản án, quyết định của tịa án cấp huyện chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo, kháng nghị, hoặc là các vụ án dân sự mà cấp huyện không giải quyết được
chuyển lên. Các vụ án phúc thẩm do tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An thụ lý thường
mang nhiều tình tiết phức tạp, li kỳ, gây khó khăn cho q trình giải quyết.
Trong các tranh chấp về tài sản giữa các đương sự,cũng như việc phân chia tài
sản chung trong thời kỳ hơn nhân, thì các loại tài sản thường có số lượng lớn,
đặc biệt là các loại tài sản có nhiều nguồn gốc khác nhau và rất khó xác định.

Mặt khác, việc tính tốn và phân chia các loại tài sản một cách hợp lý, bảo đảm

Báo cáo thực tập

16

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
được quyền lợi của các bên đương sự theo đúng các quy định của pháp luật là
một vấn đề khơng đơn giản.
Bên cạnh đó là những khó khăn trong việc thu thập chứng cứ của tịa án.
Như việc tồ án đã ra quyết định thu thập chứng cứ nhưng cơ quan hữu quan
không cung cấp kịp thời hoặc không cung cấp được bởi lý do lưu trữ khơng cịn
nữa (như tài liệu xác nhận quyền sử dụng đất, sổ địa chính, hoặc tài liệu xác
nhận số liệu tiền gửi của người nước ngoài gửi về... ). Toà án phải chờ các cơ
quan hữu quan cung cấp, thậm chí cịn bị chối bỏ việc cung cấp vì yếu tố bí mật
cơng tác, có lúc tịa án chờ cung cấp nhưng đã hết hạn ra quyết định xét xử. Có
trường hợp khi đương sự đến tồ án nhưng khơng thể tự viết bản tự khai, tồ án
phải lập biên bản lấy lời khai nhưng khi lập xong đương sự lại khơng ký mặc dù
đã được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình. Việc lấy lời khai của đương sự
gặp nhiều khó khăn trong các vụ tranh chấp về đất đai, tài sản cho thuê, vay,
mượn, các đương sự thoả thuận hợp đồng chủ yếu bằng miệng mà khơng thành
lập bằng văn bản, do dó chứng cứ không đủ sức thiết phục, các đương sự lại
quanh co chối cãi, không thực hiện các nghĩa vụ, không đồng ý với những nội
dung, yêu cầu trong đơn khởi kiện của ngun đơn. Do đó tồ án phải trực tiếp
xuống địa phương xác minh, định giá các loại tài sản, có khi phải đến những địa
bàn xa và đường đi rất khó khăn. Ban đầu xuống nơi cư trú đương sự cịn lẩn
tránh, viện cớ bận cơng việc riêng khơng thể đáp ứng yêu cầu của toà án, toà án

phải làm việc với người thân như : bố, mẹ, vợ, chồng…và có sự chứng kiến của
cán bộ xã hoặc thơn xóm. Sau nhiều lần thiết phục đương sự mới chấp nhận gặp
mặt cán bộ toà án. Cán bộ toà án đã phải kiên trì giải thích những quyền và
nghĩa vụ cho họ hiểu.
Trong các vụ án ly hôn, đối với các vụ án thuận tình ly hơn thì tồ án dễ
giải quyết, nhưng đối với nhưng vụ án vắng mặt một trong 2 đương sự thường là
do vợ hoặc chồng đi lao động xa, do cơng việc hoặc vì lý do e ngại lẩn tránh
khơng muốn đến tồ án nên rất khó khăn trong việc xác minh đánh giá tài sản
chung của vợ chồng, các thoả thuận khác, tình trạng vợ khai thật chồng khai
gian dối hoặc ngược lại. Toà án phải thông báo cho các đương sự ở phương xa
Báo cáo thực tập

17

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
qua phương tiện thông tin đại chúng để lấy lời khai chứng cứ. Trình độ văn hố
của đương sự cũng là một khó khăn cho việc lập hồ sơ, lấy chứng cứ cũng như
trong quá trình giải quyết tại tịa án.
Bên cạnh các khó khăn trên, thì trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự,
ngành tịa án nói chung và tịa án nhân dân tỉnh Nghệ An nói riêng cịn gặp phải
một số vướng mắc trong một số vấn đề hiểu và xác định quan điểm của điều luật
cũng như áp dụng vào thực tiễn vụ án:
Thứ nhất :đó là vấn đề xác định các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận kết hơn...có thuộc
đối tượng khởi kiện tại tịa án hay khơng? Theo đó, quan điểm thứ nhất cho
rằng: Theo quy định của điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005: “ Tài sản bao gồm
vật,tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản ”. Như vậy, giấy chứng nhận quyền

sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận kết hơn...khơng thuộc loại giấy tờ có giá, khơng thuộc thẩm quyền
giải quyết của tịa án. Nếu có tranh chấp, tịa án không thụ lý để giải quyết. Quan
điểm thứ hai cho rằng các loại giấy tờ trên là tài sản được quy định tại điều 163
Bộ luật dân sự, do vậy, các tranh chấp về các loại giấy tờ này là quyền tranh
chấp về quyền sở hữu tài sản thuộc thẩm quyền tòa án giải quyết. Cho đến nay
vẫn còn có nhiều quan điểm trái chiều nhau mà chưa có một quan điểm thống
nhất và phù hợp nhất để tòa án có thể áp dụng để giải quyết.
Thứ hai :là về trường hợp bản án, quyết định của tòa án hết thời hiệu thi
hành án, nhưng nay đương sự khởi kiện u cầu tịa án giải quyết. Hiện nay, có
một số trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành nhưng do đương
sự không yêu cầu hoặc vì lý do nào khác dẫn đến bản án hết thời hiệu thi hành,
sau đó, đương sự khởi kiện yêu cầu tịa án giải quyết lại vụ án. Có các quan
điểm nêu ra là: Một là khi hết thời hiệu thi hành án, nhưng đương sự lại có u
cầu tịa án thụ lý thì tịa án căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng
dân sự trả lại đơn khởi kiện. Hai là để đảm bảo quyền lợi cho đương sự thì tịa
án cần thụ lý để giải quyết lại vụ án. Vậy nên theo quan điểm nào ?

Báo cáo thực tập

18

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Thứ ba :là vấn đề án phí cấp dưỡng ni trong vụ án li hơn. Theo đó, tại
khoản 10 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí tịa án quy định: “ Người có nghĩa vụ
cấp dưỡng định kỳ theo quyết định của tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm
như như đối với trường hợp vụ án dân sự khơng có giá ngạch ”, nhưng hiện nay

xung quanh vấn đề này có nhiều cách vận dụng khác nhau. Quan điểm thứ nhất
cho rằng: Trong vụ án ly hôn mà đương sự vừa u cầu ly hơn và vừa có u cầu
cấp dưỡng ( theo pháp lệnh án phí, lệ phí tịa án thì đây là những u cầu khơng
có giá ngạch ). Tòa án buộc đương sự phải chịu hai lần án phí khơng có giá
ngạch, như vậy mới đảm bảo cơng bằng giữa các yêu cầu của đương sự. Còn
quan điểm thứ hai cho rằng chỉ cần buộc đương sự chịu một lần án phí khơng có
giá ngạch. Vậy cách vận dụng nào là phù hợp hơn khi giải quyết vụ việc dân sự?

Báo cáo thực tập

19

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
Phần 3:
NHỮNG KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI THỰC TẬP
Người viết nhận thức rằng thực tập là cơ hội rất tốt để sinh viên tìm hiểu
thực tế tại các Toà án địa phương, và là cách để đối chiếu những kiến thức lý
thuyết với thực tiễn xét xử đồng thời cũng là tích luỹ những kinh nghiệm sống.
Vấn đề quan trọng chính là hiệu quả của khố thực tập. Thực tế người viết
khơng gặp khó khăn gì nhiều, cơ quan đã có sự tạo điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên
do toà án là nơi thực hiện các chức năng xét xử nên yếu tố bí mật trong xét xử
rất cao, nhất là các vụ án về tranh chấp về đất đai hay một số tranh chấp khác.
Người viết đã ngỏ ý muốn được tìm hiểu những vụ án mới thụ lý để thử sức
mình trong vấn đề đánh giá vụ án nhưng cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận
với những vụ án đó. Hầu như sinh viên chỉ nghiên cứu những hồ sơ các vụ án đã
được xét xử, hoặc tham gia các phiên tòa mà trước đó chưa có cơ hội tìm hiểu về
vụ án đó, do vậy kiến thức cũng chỉ dừng lại ở việc đối chiếu kiến thức học với

hoạt động xét xử. Vì sinh viên khơng phải là cán bộ tồ án mà cũng không giống
với người lao động trong hợp đồng lao động. Vì vậy thực trạng của sinh viên đi
thực tập là nhàn, rỗi về mặt thời gian, nhiều khi mang tính hình thức, tẻ nhạt và
có chút đơn điệu,theo người viết nên có một hình thức ràng buộc chặt chẽ hơn
nữa giữa cơ quan với người thực tập.
Cơ quan có thể bố trí diễn án cho sinh viên, sinh viên vào vai các thẩm
phán , thư kí tồ án, cán bộ thụ lý hồ sơ án, có như thế sinh viên mới hình thành
các kỹ năng về nghề Luật, tuy nhiên để làm được điều này không phải là đơn
giản mà nó cần sự phối hợp từ nhà trường,nhận thức của các sơ quan nhà nước
nhất là sự quan tâm chân thành với thế hệ trẻ của chính cán bộ cơ quan. Có một
thực trạng chung mà người viết nhận thấy xảy ra ở hầu hết sinh viên thực tập
chính là họ đã quá quan trọng đến những vấn đề lý thuyết mà ít quan tâm đến
vấn đề trau dồi kĩ năng sống, nên kiến thức thực tiễn không được chú trọng và
quan tâm đúng mức, thậm chí mơ hồ và nơng cạn. Cán bộ tịa án lại ít trao đổi
các kiến thức về pháp lý với sinh viên thực tập, thực tế nếu biết tận dụng thì đây
Báo cáo thực tập

20

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật


Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
sẽ là những hình thức học tập rất hiệu quả và thực tế. Cán bộ thì có thêm những
thơng tin mới cịn sinh viên thì có cái nhìn thực tế hơn về đời sống nhân dân .
Có một thực trạng mà người viết nhận thấy ở toà án tỉnh và cũng là nhận
xét của đồng chí chánh án đó là nhiều cán bộ của tịa cịn ít quan tâm trong việc
trau dồi lý luận, những kiến thức pháp lý và cập nhật những văn bản mới.
Thường lệ từ trước đến nay toà án thường giải quyết những vụ án tranh chấp
Dân sự truyền thống, không phức tạp về nội dung tranh chấp, nhưng nay phát

sinh thêm những vụ án mới, có tình tiết phức tạp ly kì,vì thế cán bộ của ta
thường ít nhiều tỏ ra lúng túng, lúc đó mới tìm tịi lục sốt văn bản. Trau dồi lý
luận để cán bộ của ta có sự sắc bén trong đánh giá án, bồi dưỡng kĩ năng về văn
hoá xét xử và nâng cao đạo đức nghề nghiệp .
Bên cạnh đó,theo suy nghĩ của người viết thì tồ án cần phải nối mạng cho
tất cả các tịa chun trách để có thể khai thác thơng tin trực tiếp nhằm nâng cao
văn hoá đọc cho cán bộ, đảm bảo việc cập nhật các văn bản pháp lý nhanh
nhất, tuy nhiên nó cũng dễ phát sinh tiêu cực trong khai thác Internet nếu không
được sử dụng hợp lý. Tịa án cũng cần phải có cơ chế nào đó để hạn chế tối đa
tình trạng sử dụng khơng đúng mục đích trong khai thác thơng tin mạng, đảm
bảo cho q trình khai thác thơng tin có hiệu quả tốt và phục vụ cho cơng tác xét
xử của tịa án một cách tích cực nhất.
Đối với từ phía nhà trường,người viết xin có một đề xuất nhỏ. Đó là trải
qua một qua trình thực tập,với cách nhìn nhận của mình, người viết mong rằng
những đánh giá và kiến nghị của sinh viên được nhà trường ghi nhận và tiếp thu
với một thái độ nghiêm túc,nó có thể là các tư liệu tham khảo cho các bài giảng
và có thể là những đóng góp có ý nghĩa với những nhà quản lý. Thực tế những
đề tài mà nhà trường của ta đưa ra ít nhiều vẫn cịn mang tính sách vở, mà thực
tế lại rất phong phú và đa dạng, còn rất nhiều mảng để khai thác. Người viết
nghĩ rằng chuyên đề nên có một nội dung hẹp hơn và hướng đến khai thác kiến
thức thực tế nhiều hơn. Chẳng hạn ở cơ quan toà án nhân dân tỉnh Nghệ An,
theo đơn cử của người viết thì bên cạnh các vấn đề về trình tự thủ tục tố tụng và
xét xử còn nhiều vấn đề mà chúng ta đáng bàn. Ví dụ như kỹ năng thẩm vấn, kỹ
Báo cáo thực tập

21

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật



Thực trạng xét xử vụ án dân sự của tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An
năng lấy lời khai của thẩm phán tại tòa án. Mối quan hệ của thẩm phán và những
người tiến hành tố tụng khác với hiệu quả xét xử. Hoặc là văn hoá xét xử của
thẩm phán và những kĩ năng nghề nghiệp. Văn hóa tham gia phiên toà. Hồ sơ
với thủ tục tố tụng. Thủ trưởng với hiệu quả xét xử. Trình độ văn hố và nhận
thức pháp luật của đương sự…đều là những vấn đề khá thiết thực và cần thiết
cho sinh viên khi bước vào nghề sau này,cũng là những vấn đề được xã hội ta
quan tâm.Và người viết thiết nghĩ rằng có thể sinh viên sẽ rất hứng thú khi chọn
và viết về các đề tài này.

Báo cáo thực tập

22

Trần Văn Đức-Lớp 48B1 Luật



×