Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

KH chien luoc 20102015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.96 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PGD&ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS - QCT ---------------Số : 28 /2010/KHCL.. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. -------------------Bình hòa, ngày 16 tháng 08 năm 2010.. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 VÀ TẦM NHÌN 2020 Trường THCS Quản Cơ Thành được thành lập vào tháng 03/1972. Sau hơn 38 năm phấn đấu không ngừng, trường đã trở thành đơn vị Giáo dục văn hóa trọng điểm của cả xã và của huyện, một trong những trường có chất lượng cao của Huyện. Nhà trường đang từng bước phát triển và ngày càng trưởng thành, đã và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của phụ huynh học sinh và học sinh xã Bình hòa và các xã lân cận như xã Cần Đăng, An Hòa, Bình Thạnh và của cả Thị trấn An Châu. Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp trong quá trình vận động và phát triển là cơ sở quan trọng cho các quyết định của hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Quản Cơ Thành là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, cùng với các trường THCS khác trong toàn tỉnh xây dựng ngành giáo dục An Giang phát triển theo kịp yêu cầu kinh tế xã hội của dất nước, hội nhập với các nước trong khu vực. I./ ĐẶC ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG: 1./ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 1.1 Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng: 03 (100% Đạt trình độ Đại học) 1.2 Giáo viên: 79 (100% đạt chuẩn, 54 Đại học, 2 học cao học) 1.3 Nhân viên: 6 (66,6% đạt chuẩn) 1.4 Chi bộ gồm: 33 đảng viên, 1.5 Học sinh: - Tổng số lớp: 34 (8 lớp 6; 9 lớp 7; 9 lớp 8 và 8 lớp 9) - Tổng số học sinh: 1250 + Khối 6: 290 học sinh + Khối 7: 347 học sinh + Khối 8: 317 học sinh + Khối 9: 296 học sinh 2./ Điểm mạnh: Công tác quản lý của Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có kế hoạch (kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm học, kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chi tiết, sát thực tế, có tính khả thi. Công tác triển khai thực hiện, tổ chức thực hiện, đánh giá kiểm tra sâu sát, thực chất, khoa học và luôn được đổi mới) Lãnh đạo đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhiệt tình, tận tâm với công việc, toàn tâm toàn ý cho sự phát triển của nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đạo đức sư phạm tốt. Chất lượng học sinh: Học tập chăm chỉ, mức độ khá..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 3./ Điểm yếu: - Công tác quản lý còn lỏng lẻo, thiếu sáng tạo. - Kiểm tra chưa chặt chẽ. - Đánh giá giáo viên còn mang tính động viên. - Chưa kiên quyết xử lý một số khuyết điểm của giáo viên. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một bộ phận (khoảng 3%) chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, giáo dục học sinh trong giai đoạn mới. Năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, ý thức tự học tự bồi dưỡng chưa cao. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin số ít còn hạn chế. Một số nhân viên nghiệp vụ còn yếu, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, hiệu quả công việc thấp. - Chất lượng học sinh: Số học sinh có học lực trung bình-yếu còn cao. 4./ Những thành tích nổi bật của nhà trường trong năm học 2009 – 2010 - Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 99,3% - Học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa : 14 học sinh. - Học sinh giỏi cấp tỉnh máy tính bỏ túi : 3 học sinh. - Học sinh giỏi cấp tỉnh giải toán qua mạng : 1 học sinh. - Học sinh giỏi cấp tỉnh thực hành thí nghiệm : 0 học sinh - Hội thi khỏe Phù Đổng cấp tỉnh: 1 Giải Nhất môn cờ vua . - Có 42 giáo viên đạt GVDG Cấp Huyện và 08 giáo viên đạt GVDG cấp Tỉnh. - Viết SKKN cấp huyện đạt 14 đề tài, cấp tỉnh 01 đề tài; làm ĐDDH đạt cấp huyện 6 sản phẩm. - 03 giáo viên được đề nghị tặng Bằng khen của UBND Tỉnh. - 21 giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh. 5./ Thời cơ và thách thức: a) Thời cơ: - Được chính quyền, nhân dân tín nhiệm. - Đội ngũ mạnh, nhiều giáo viên xuất sắc. - Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao. b) Thách thức: - Đồi hỏi của PHHS, HS ngày càng cao về chất lượng giáo dục. - Chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV phải đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế. - Ứng dụng CNTT, trình độ ngoại ngữ, tính năng động, khả năng sáng tạo của CB, GV, NV phải tiếp cận được trình độ khá. - Môi trường ngoài nhà trường làm cho bộ phận học sinh ham chơi, trốn học, đạo đức ngày càng suy đồi. 6./ Xác định các vấn đề ưu tiên: - Đối với phong trào dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý. II / TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ HỆ THỐNG CÁC GIÁ TRỊ: 1. Tầm nhìn: Một ngôi trường xuất sắc trong việc Giáo dục học sinh bậc THCS phát triển toàn diện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Sứ mệnh: Cung cấp cho học sinh một sự giáo dục có chất lượng; phát triển tư chất học sinh theo hướng đầy đủ nhất về trí tuệ, thể chất, đạo đức xã hội, tình cảm và thẩm mỹ; chuẩn bị tốt nhất về chất lượng học lực và hạnh kiểm sẳn sàng tiếp nhận tốt nhất về kiến thức bậc THPT và có niềm tin hội nhập vào cuộc sống . 3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường: - Nghĩ đến quốc gia và cộng đồng trước khi nghĩ đến mình. - Khát khao tri thức. - Hợp tác, trung thực trong công việc. - Khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. - Có khát vọng vươn lên. 4. Khẩu hiệu hành động: “Nhân ái- Trung thực- Hợp tác- Năng động- Sáng tạo” III / MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG: 1. Mục tiêu: Xây dựng nhà trường thân thiện có uy tín về chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần xây dựng nguồn lực vững về kiến thức văn hóa, có ý thức kỷ luật và lao động tốt làm nền tảng cho cấp học tiếp theo và hội nhập tốt vào xã hội. 2. Chỉ tiêu: a) Đội ngũ cán bộ - giáo viên: - Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên (dự kiến): 88 người. Trong đó BGH 03 người, giáo viên 79 người, CNV (biên chế và hợp đồng): 6 người. - Đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp: 100%. Trên chuẩn 67% cán bộ quản lý, GV, CNV có trình độ Đại học 100%. - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%. - Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 50%. - Phấn đấu 100% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. b) Học sinh: - Quy mô: + Lớp học 34 đến 37 lớp + Học sinh : 1300 học sinh - Chất lượng học tập: + Trên 70% học lực khá, giỏi (34% học lực giỏi) + Sau mỗi năm học tỷ lệ học lực khá, giỏi tăng 2 đến 5%. + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 5%, học sinh kém dưới 5%. + Tỷ lệ tốt nghiệp THCS : 99,3% Năm 2010 ; 100%. Năm 2015. + Được tuyển vào THPT trên 80%. + THCN, nghề : 10%. + Hằng năm có học sinh dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh và đạt giải từ 50% số học sinh dự thi trở lên. - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống: + Chất lượng đạo đức : 80% hạnh kiểm tốt. + Học sinh được trang bị những kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> c) Cơ sở vật chất: - Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn. - 50% phòng học đều có thiết bị để ứng dụng CNTT trong giảng dạy vào năm 2015 và 100% phòng học có đủ thiết bị CNTT vào năm 2020. - Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng học bộ môn được hiện đại hóa vận hành tốt; Thư viện đạt chuẩn quốc gia, trang bị máy vi tính tra cứu thông tin trên mạng; xây dựng hội trường 100 ghế được trang bị hiện đại. - Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”. - Sân chơi bãi tập hoàn chỉnh vào năm 2020. - Tượng đài, vườn hoa sẽ hoàn thành năm 2015. - Xây dựng vườn sinh học, sẽ hoàn thành năm 2015. IV / CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG: 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có những kỹ năng sống cơ bản. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn. 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học; ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người phụ trách: Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn. 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục: Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu dài. Người phụ trách: Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị. 4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin: Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử......góp phần nâng cao chất lượng quản lý dạy và học. Động viên CB-GV-CNV tự học hoặc theo các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ công việc, có kế hoạch cho vay để CB-GV-CNV mua sắm máy tính cá nhân. Năm học 2011 – 2012 từng bước xây dựng mô hình trường học điện tử. Người phụ trách: Phó hiệu trưởng phụ trách CSVC, tổ công nghệ thông tin. 5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục: - Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CB-GV-CNV. - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào sự phát triển của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Nguồn lực chính: +Ngân sách nhà nước.. +Ngoài ngân sách “từ xã hội, PHHS, các mạnh thường quân, cựu học sinh...” +Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường. * Nguồn lực vật chất: +Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. +Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy – học. +Người phụ trách: BGH, BCH công đoàn, Hội CMHS. 6. Xây dựng thương hiệu: - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, học sinh và PHHS. - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường. V / TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH: 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm tới nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: Giai đoạn 1 từ năm 2010 – 2013: Hình thành những yếu tố cơ bản tạo nên một nhà trường có chất lượng cao. Giai đoạn 2 từ năm 2013 – 2015: Hoàn chỉnh sứ mệnh “Tạo dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, chất lượng giáo dục cao”. 4. Đối với hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. 5. Đối với các phó hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. 6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện các kế hoạch. 7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG -PGD&ĐT Châu Thành. -UBND Xã Bình Hòa. -Hội CMHS. -Các bộ phận liên quan. -Niêm yết công khai.. Tạ Ngọc Bưu..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ý KIẾN PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PGDĐT CHÂU THÀNH: …................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... …................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... …................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... …................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... …................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... …................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... …............, ngày … tháng … năm 201.... Trưởng phòng.. ......…............................

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×