Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

DE TAI LUAT TOI NHAN HOI LO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.75 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>


Q


ua hơn 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn về mọi mặt. Những kết quả đạt được từ việc đổi mới hệ thống chính trị,
cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống
pháp luật và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.


Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới đất nước
đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ tham nhũng. Nhận thức sâu
sắc về tác hại của tham nhũng, nhiều Nghị quyết của Đảng đã đưa ra những chủ
trương, chính sách, giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhất là Nghị
quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
(Khoá X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống
tham nhũng, lãng phí” (Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/08/2006). Luật Phòng,
chống tham nhũng cũng đã được ban hành, là một trong những cơ sở pháp lý quan
trọng cho cơng tác phịng, chống tham nhũng. Việt Nam cũng tích cực tham gia
các sáng kiến quốc tế và khu vực để góp phần vào nỗ lực chung của cộng đồng
quốc tế trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Việc thực hiện những chủ trương,
chính sách, giải pháp nêu trên đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng,
được dư luận quần chúng đồng tình, bạn bè quốc tế ủng hộ. Mặc dù vậy, tình hình
tham nhũng vẫn diễn ra phổ biến, nghiêm trọng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất
là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước, quản lý, sử dụng vốn, tài nguyên, khoáng sản, tài sản nhà nước, gây hậu quả
xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm
tăng thêm khoảng cách giàu nghèo.


Một trong những hành vi tham nhũng quan trọng đó là hành vi hối lộ. Hành vi


hối lộ bao gồm nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ. Hành vi này cũng là vật
cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe
doạ sự tồn vong của chế độ. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là hệ thống
chính sách, pháp luật chưa đồng bộ; việc kiện toàn các cơ quan, tổ chức trong hệ
thống chính trị chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội; đội ngũ
cán bộ, công chức thiếu tính chuyên nghiệp, phẩm chất, đạo đức của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, công chức bị xuống cấp; việc tổ chức thực hiện các chủ trương,
giải pháp về phòng, chống tham nhũng được đề ra trong những năm qua vẫn chưa
đáp ứng yêu cầu, hiệu quả chưa cao, đặc biệt là thiếu một chương trình, kế hoạch
phịng, chống tổng thể, dài hạn. Trong những năm tới, cùng với quá trình chuyển
đổi cơ chế quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đơ thị hố, sắp xếp, chuyển
đổi doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị
trường khoa học công nghệ, thị trường lao động…sẽ nảy sinh những điều kiện mới
cho tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đại học khoa học Huế. Tôi rất bức xúc trước những hành vi tham nhũng hiện nay
đang ngày càng gia tăng ở nước ta, đặc biệt là hành vi nhận hối lộ. Hành vi này là
một tội phạm nghiêm trọng xâm phạm đến hoạt động và uy tín của bộ máy nhà
nước, gây tác hại nhiều mặt đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Do đó tơi đã chọn nội dung đề tài : “<i><b>Tội nhận</b></i>
<i><b>hối lộ”</b></i> làm báo cáo tốt nghiệp cuối khố của mình.


Nhưng để hồn thành báo cáo này chỉ riêng một mình tơi thì khơng thể hồn
thành được mà cần có sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía. Tơi xin chân thành cảm
ơn cơ giáo hướng dẫn ……… đã cung cấp những kiến thức vô cùng q báu để tơi
thực hiện hồn thành đề tài, xin cảm ơn quý thầy cô giáo khoa luật tổng hợp của
trường Đại học khoa học Huế cùng với anh, chị em đồng nghiệp đã giúp đỡ để tơi
hồn thành đề tài này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>CHƯƠNG I</b>




<b>NGUYÊN NHÂN NHẬN HỐI LỘ</b>


<b>I. KHÁI NIỆM :</b>


<i><b>1. Hành vi hối lộ:</b></i>


Theo quy định tại điều 3 của luật phòng, chống tham nhũng được Quốc Hội
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua (Luật Phịng, chống tham
nhũng Số 55/QH11 ngày 29/11/2005), Hối lộ là một hành vi trong 12 hành vi
tham nhũng nghiêm trọng, là một hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện cùng với sự
phát triển của Nhà nước, nó là biểu hiện của sự tha hố của một bộ phận các quan
chức được giao cho các quyền về chính trị - kinh tế - văn hố - xã hội. Do vậy hiện
tượng tiêu cực này được đề cập, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau ở nhiều
lĩnh vực khác nhau: chính trị - pháp lý - kinh tế -xã hội… Mỗi ngành khoa học đều
có cách hiểu và tiếp cận riêng về quốc nạn này nhưng tất cả đều nhắm đến một
mục đích chung là nhận diện hành vi hối lộ để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi
để có thể ngăn chặn, khắc phục và giảm thiểu đến mức thấp nhất hiện tượng này.
Nhìn từ góc độ xã hơi, nhận hối Lộ phải được đánh giá là một hiện tượng xã hội
chứ không phải là hiện tượng nhất thời của một người hay một nhóm người nhất
định trong xã hội. Trạng thái, hình thức và mức độ của nhận hối lộ phụ thuộc vào
những thay đổi đang diễn ra trong xã hội, xã hội càng hiện đại thì tệ nạn này càng
có mơi trường phát triển, mức độ nguy hiểm cho xã hội sẽ cao hơn và thu đoạn
phạm tội cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.


<i><b>2. Tội nhận hối lộ :</b></i>


Điều 279 Bộ luật Hình sự quy định về tội nhận hối lộ như sau:


1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã
nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức


nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm
trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc
không làm một việc vì lợi ích hoặc theo u cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm:


a) Gây hậu quả nghiêm trọng;


b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;


c) Đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng, chưa được xóa án
tích mà cịn vi phạm.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:


a) Có tổ chức;


b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;


d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;


đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.


3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm
năm đến hai mươi năm:


a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;


b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.


4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình:


a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.


5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến
năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản”.


Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn có thể nhận hối lộ để làm hoặc khơng làm
một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa
hối lộ. Ví dụ nhận tiền hoặc quà biếu để tuyển dụng một người vào làm việc tại cơ
quan, để xét tăng lương trước thời hạn cho người lao động; không lập biên bản để
xử lý xây dựng nhà trái phép, không kiểm tra hàng hố của đối tượng nghi là bn
lậu...


Thủ đoạn và hình thức nhận hối lộ, tài sản dùng để hối lộ rất đa dạng, phong
phú. Tài sản dùng để hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác
như giấy chuyển nhượng nhà, quyền sử dụng đất, vé đi du lịch, hoặc kể cả quà
tặng cho người thân của người có chức vụ, quyền hạn... Tài sản hối lộ có thể được
đưa trực tiếp cho người nhận nhưng cũng có thể chuyển gián tiếp qua bưu điện
hoặc thông qua người thứ ba hoặc núp dưới các hình thức như cho vay, trả nợ, trả
tiền thù lao...


Để kết luận một người phạm tội nhận hối lộ phải có các dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, người nhận hối lộ phải có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức
vụ, quyền hạn của mình để nhận hối lộ.



Thứ hai, có sự thoả thuận trước về việc nhận và đưa hối lộ giữa người có chức
vụ, quyền hạn và người đưa hối lộ nhằm nhận được một lợi ích nào đó và người có
chức vụ, quyền hạn đã đồng ý nhận tiền, tài sản mà không phụ thuộc vào việc trên
thực tế đã có việc giao và nhận hay chưa. Trong trường hợp người có chức vụ,
quyền hạn chủ động địi hối lộ thì tội phạm hồn thành kể từ thời điểm người
phạm tội tỏ rõ thái độ của mình và người đưa hối lộ chấp nhận sự địi hỏi đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>II. HÀNH VI VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN HÀNH VI</b>
<b>NHẬN HỐI LỘ:</b>


<i><b>1.</b><b>Đặc</b></i> <i><b>điểm của hành vi nhận hối lộ: </b></i>


Nhận hối lộ là hành vi nhận vật chất hoặc tiền của một cá nhân hoặc một nhóm
người trong đó có kẻ cầm đầu để làm một hay nhiều việc bất chính cho người đó
yêu cầu, nó thường tạo thành từ các nhóm người có quan hệ thân quen, họ hàng và
gần đây trên thế giới lại hình thành các hành vi nhận hối lộ có tính tổ chức của
nhiều người dựa trên lợi ích ích kỷ của họ. Loại hành vi này đang có xu hướng
tăng lên rất mạnh mang lại hậu quả rất nghiêm trọng và có hai đặc trưng nổi bật:
một là xuất hiện dưới phương thức tổ chức có đặc trưng khác với hoạt động cá
nhân, loại này được gọi là <i>tham nhũng siêu ngạch</i> với những hình thức chủ yếu
như biển lậu thuế có tổ chức, bn lậu có tổ chức, làm giả có tổ chức, vơ vét tổ
chức, xâm chiếm có tổ chức biểu hiện chủ yếu là xâm chiếm vốn của Nhà nước,
hai là được sự hoàn thiện với sự tham gia của quyền lực của một tổ chức nhất định
để đạt được mục đích thu được lợi ích hoặc lợi nhuận siêu ngạch.


Về hình thức nhận hối lộ vẫn thơng qua các hành vi nhận trực tiếp từ người có
u cầu hoặc thơng qua môi giới để rồi người nhận hối lộ dùng quyền lực để thực
hiện những yêu cầu của người hôi lộ đưa ra….



Về thủ đoạn, các hành vi nhận hối lộ được hình thành bằng nhiều cách: kết cấu
bên trong, móc ngoặc ngồi nước cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật
phức tạp đã làm cho hoạt động này ngày một trở nên khó bị phát hiện.


Về lĩnh vực: Đối tượng mà các hoạt động nhận hối lộ là để làm lợi về kinh tế,
bán chức quyền, hợp đồng, tài chính, chức vụ, cơ hội, …cho người hối lộ cho nên
các lĩnh vực có tỷ lệ thành án cao trên thế giới ngày nay vẫn là các ngành ngân
hàng, tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia, giao thông vận tải,
bưu điện, xây dựng, các đề án nước ngoài, các nơi cấp phép hoạt động hoặc thơng
qua thủ tục hành chính, các cửa khẩu …


<i><b>2.</b><b>Động cơ nhận hối lộ :</b></i>


Động cơ nhận hối lộ được hình thành từ các yếu tố cơ bản như lòng tham, ham
muốn vật chất, lòng ham địa vị và quyền lực cao, muốn làm giàu một cách nhanh
chóng, muốn có cuộc sống và lối sống hơn người về lợi ích hoặc cịn do nhiều yếu
tố như thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí, dễ sa ngã dẫn đến sự không chấp nhận sự mất
cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng với khả năng thu nhập và địa vị cơng việc của
mình để từ đó tạo ra các hành vi giả tạo hay bán chức quyền,… mang lại lợi ích,
yêu cầu của cá nhân hối lộ.


<i><b>3. Một số phương thức thực hiện hành vi nhận hối lộ</b></i> <i><b>ở Việt Nam:</b></i>


Các hình thức cơ bản của nhận hối lộ ở nước ta hiện nay vẫn là nhận tiền hoặc
vật chất trực tiếp từ người hối lộ hoặc qua môi giới để thực hiện các hành vi bất
chính do người hối lộ đặt ra. Người nhận hối lộ dùng quyền lực, dùng tiền để làm
chuyện phi pháp và các thủ đoạn sơ hở của pháp luật, chính sách, trong các biện
pháp tổ chức, quản lý và điều hành. Mục đích của hành vi nhận hối lộ rất đa dạng
và phức tạp nhưng thường tập trung ở các dạng sau :



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

sách, luật pháp của Nhà nước để thực hiện mưu đồ cho người hối lộ .


- Tạo ra các hành vi bất chính trái với pháp luật dưới nhiều hình thức kể cả mua
bằng, bán điểm.


- Vừa là bên A, vừa có quyền chỉ định bên B để diều chỉnh các nội quy, quy
chế trong các chương trình, dự án kể cả các chương trình, dự án nghiên cứu khoa
học mà người hối lộ yêu cầu


- Nhận hối lộ còn thực hiện điều chỉnh sai trái do người hối lộ u cầu, ví dụ
khi xây dựng thì định mức kinh tế - kĩ thuật nâng cao lên, khi thực hiện thì lắt léo
để giảm xuống, có lúc có cơng trình cịn trên dưới 50% lấy chênh lệch, chia chác
làm cho hàng loạt cơng trình mặc dù được hội đồng nghiệm thu đánh giá tốt
nhưng mới sử dụng đã hư hỏng.


- Lợi dụng buôn bán vận chuyển, đi nước ngồi câu kết với bọn “bn lậu thế
kỷ”, có tính quốc tế (nhập tàu, xe cũ, máy móc lạc hậu…) bất chấp hậu quả cho
dân và nền kinh tế miễn là có chênh lệch, có hoa hồng.


- Thơng đồng với nhau để vay tiền ngân hàng, tiền nước ngoài (như ODA…)
đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mà khơng tính đến hiệu quả sử dụng.


- Sử dụng tiền quỹ cơng, tiền tín dụng ưu đãi người nghèo, gia đình chính sách
để cho vay lấy lãi, bn bán lập quỹ đen, mua tặng phẩm có giá trị lớn tặng
nhau…


- Tạo thành tích giả để tham ơ dưới hình thức tiền thưởng, quà cáp, biếu xén
nhau ngày lễ, ngày tết, việc hiếu hỷ đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng.


- Tranh mua hàng xuất khẩu chạy chọt để lấy ngoại tệ mua hàng tiêu dùng xa xỉ


về bán lãi chia nhau gây lãng phí và rối loạn thị trường.


………..


ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG QUÝ VỊ BÁM VÀO ĐÂY:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×