Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Giao an ngoai gio len lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.99 KB, 42 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày dạy…...................... CHỦ ĐIỂM THÁNG 8-9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG TIẾT 1(45PHÚT) TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 6. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu vị trí nhiệm vụ của mình trong năm học lớp 6 Tự giác quyết tâm cao trong học tập. Biết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 6. Những nhiệm vụ trong năm học này. Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. b/ Hình thức hoạt động Trao đổi thảo luận. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện: Một số câu hỏi thảo luận:  Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 6? (vị trí, vai trò, trách nhiệm của học sinh).  Ban thấy mình phải làm tốt những việc gì trong năm học này? Vì sao?  Để làm tốt những nhiệm vụ đó theo bạn phải có những biện pháp nào? (về chủ quan, khách quan). Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận, phiếu làm việc cá nhân Một vài tiết mục văn nghệ. b/ Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho cả lớp về yêu cầu nội dung hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể sau: Thống nhất chương trình, hình thức, kế hoạch hoạt động. Phân công chuẩn bị các phương tiện (đã nêu ở mục a) Phân công người điều khiển chương trình và thư ký. Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ. Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế. Cử người mời đại biểu. 4. Tiến hành hoạt động a/ Khởi động: Hát một bài hát tập thể (5’) b/ Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học(10’) Người điều khiển nêu câu hỏi 1 và 2 ở mục 3a. Học sinh trao đổi thảo luận theo tổ. Tổ trưởng hoặc thư ký tổ ghi kết quả thảo luận trên giấy khổ to..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đại diện từng tổ trình bày kết quả. Lớp đóng góp ý bổ sung, phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí, nhiệm vụ năm học. Cuối cùng, người điều khiển tổng kết thảo luận. c/ Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học.(10’) Người điều khiển phát phiếu cho từng học sinh, yêu cầu ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học. Từng học sinh suy nghĩ và ghi vào phiếu của mình. Mời một số học sinh trình bày trước lớp. Thư ký ghi tóm tắt nhanh lên bảng. Lớp góp ý kiến bổ sung, cùng nhau phân tích lựa chọn những biện pháp thích hợp. Người điều khiển tổng kết lại những biện pháp cơ bản để vận dụng. d/ Văn nghệ:( 15’) Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục đã được chuẩn bị, mời các bạn lên biểu diễn. Hoạt động này cũng có thể xen vào giữa hoạt động b và c. 5. Kết thúc hoạt động(5’) Giáo viên chủ nhiệm nêu khái quát vị trí nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. 6. Rút kinh nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngày dạy…................................ TIẾT 2(45PHÚT) PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP CỦA TRƯỜNG 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Hiểu được truyền thống của lớp, của trường và rèn luyện. Biết trân trọng những truyền thống đó. Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp của trường. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Những truyền thống của lớp của trường Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy những truyền thống đó Kế hoạch, biện pháp của lớp, của cá nhân. Văn nghệ ca ngợi trường lớp. b/ Hình thức hoạt động Thảo luận, trao đổi, tự liên hệ, đánh giá, đề xuất các biện pháp. Văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Một số câu hỏi thảo luận:  Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường.  Do đâu có những truyền thống đó.  Truyền thống của lớp.  Những học sinh tiêu biểu đã góp công sức xây dựng những truyền thống đó. Bản kế hoạch phát huy truyền thống của cá nhân, của tổ, của lớp. Một số tiết mục văn nghệ b/ Tổ chức Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Cán bộ lớp họp để thống nhất chương trình và phân công  Người điều khiển chương trình và thư ký  Mời đại biểu.  Lớp trưởng dự thảo và trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp.  Có thể phân công một số bạn làm nòng cốt cho việc chuẩn bị 4. Tiến hành hoạt động a/ Khởi động: chơi trò chơi (5’) b/ Thảo luận về truyền thống của trường của lớp(10’) Người điều khiển lần lượt đặt các câu hỏi Thảo luận theo tổ (mỗi tổ 1 hoặc 2 câu hỏi) và ghi tóm tắt lại ý kiến của tổ. Mời đại diện của mỗi tổ báo cáo kết quả thảo luận Cả lớp đóng góp ý kiến Người điếu khiển tổng kết. c/ Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp của trường(10’).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Người điều khiển giao nhiệm vụ cho các tổ xây dựng kế hoạch phấn đấu Học sinh thảo luận theo tổ, góp ý cho bản kế hoạch dự thảo, sau đó lên trình bày trước lớp. Các tổ khác đóng góp ý kiến bổ sung. Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của cả lớp, cả lớp thảo luận. Tổng kết ý kiến. d/ Văn nghệ(15’) 5. Kết thúc hoạt động : GVCN tổng kết lại tất cả các hoạt động(5’) 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày dạy…......................... CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI. TIẾT 1(45PHÚT) LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn. Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực. Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp nhau học tập tốt. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Nội dung và ý nghĩa của việc học tập tốt Các kinh nghiệm học tập tốt. Các pp cụ thể giúp học tốt các môn học. b/ Hình thức hoạt động: Trao đổi và thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tốt” 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện: Các bản báo cáo về kinh nghiệm, pp học tập hiệu quả do cá nhân tự chuẩn bị. Các mô hình dụng cụ học tập có liên quan. b/ Tổ chức Nhiệm vụ của GVCN:  Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.  Yêu cầu mỗi học sinh đều phải chuẩn bị báo cáo, kể cả học sinh yếu kém.  Hướng dẫn các em cách viết báo cáo, cách lựa chọn môn học hoăc nhóm môn học để viết báo cáo. Quy định thời gian nộp báo cáo cho lớp phó học tập.  Chuẩn bị chương trình thảo luận, cách thức điều khiển lớp thảo luận với lớp trưởng và lớp phó học tập. Phân công thư ký viết biên bản, chuẩn bị chương trình văn nghệ.  Mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn. Nhiệm vụ học sinh:  Thực hiện các yêu cầu.  Lớp phó học tập thu các báo cáo, cùng lớp trưởng phân loại các vấn đề cần thảo luận, lựa chọn những điển hình để thảo luận.  Trả lại các báo cáo cho cá nhân. 4. Tiến hành hoạt động a/ Khởi động: chơi trò chơi(5’) b/ Thảo luận(20’).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành. Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu không đọc báo cáo đã viết sẵn mà dùng lời nói để trao đổi tranh luận tự nhiên. Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề cần trao đổi, vd: làm thế nào để học tốt môn văn, hướng khắc phục khi học yếu môn toán…. Có thể lấy tinh thần xung phong hoặc chỉ định phát biểu Lớp trưởng hoặc lớp phó tổng hợp các ý kiến đã được trao đổi đạt nhất trí cao. Với những vấn đề khó giải quyết, lớp trưởng mời giáo viên cố vấn giúp đỡ giải đáp.. c/ Văn nghệ(15’) 5. Kết thúc hoạt động: GVCN nhận xét tiết sinh hoạt(5’) 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày dạy…….............. TIẾT 2(45 phút) LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA Tiêu đề: “Học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy” 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh Hiểu lời dạy của Bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi đua. Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ , động cơ học tập tốt. Đoàn kết, rèn luyện, thực hành giúp nhau học tập tốt. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Những lời dạy của Bác. Các chỉ tiêu học tập rèn luyện của lớp, của tổ, của cá nhân. Các biện pháp thực hiện giao ước thi đua. b/ Hình thức hoạt động Các cá nhân, tổ giao ước thi đua Thảo luận về chỉ tiêu và biện pháp thực hiện 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Thư Bác hồ gủi học sinh năm 1945, 1968. Các bản đăng ký giao ước thi đua của các tổ, cá nhân với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể b/ Tổ chức Nhiệm vụ của GVCN  Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.  Phân công, giúp đỡ cán bộ lớp và học sinh chuẩn bị:  Xây dựng nội dung thi đua, chỉ tiêu phấn đấu  Xây dựng chuẩn đánh giá  Phân công điều khiển, thư ký, mới đại biểu, trang trí lớp, văn nghệ… Nhiệm vụ học sinh: thực hiện nhiệm vụ được phân công, chuẩn bị tốt các bản giao ước. 4. Tiến hành hoạt động a/ Khởi động: Cả lớp hát bài hát tập thể(5’) b/ Giao ước thi đua(15’) Ngưới điều khiển nêu giao ước thi đua, lần lượt mời đại diện các tổ lên giao ước thi đua. Bản giao ước của tổ phải có chữ ký của các tổ viên. Khi giao ước cần nói rõ nội dung, chỉ tiêu phấn đấu chung, của cá nhân, các biện pháp thực hiện… và xin giao ước thi đua với lớp hoặc với một tổ cụ thể nào đó. Tổ trưởng giao ước xong có thể mời 1 tổ viên giao ước cá nhân. Lớp trưởng sẽ tóm tắt các giao ước thi đua của các tổ, đề xuất thảo luận một số biện pháp thực hiện. c/ Thảo luận(10’).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Các chỉ tiêu phấn đấu của lớp lần lượt được nêu ra thảo luận, biểu quyết để thể hiện sự nhất trí của cả lớp. Thông qua chương trình hành động thi đua của cả lớp d/ Văn nghệ(10’) 5. Kết thúc hoạt động: GVCN tổng kết lại buổi sinh hoạt (5’) 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngày dạy…......................... CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO. Tiết 1(45phút) LỄ ĐĂNG KÝ TUẦN HỌC TỐT 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Nhận thức ý nghĩa của lễ đăng ký tuần học tốt là nhằm đạt thành tích cao chào mừng ngày 20/11 Tự giác học tập và rèn luyện theo các tiêu chí đã đăng ký. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Các chỉ tiêu học tập và rèn luyện của lớp Các chỉ tiêu học tập rèn luyện và phấn đấu của lớp, tổ, cá nhân trong tuần lễ học tốt. Các biện pháp để thực hiện b/ Hình thức hoạt động Lễ đăng ký thi đua và thảo luận. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Bản đăng ký thi đua của lớp và chương trình hoạt động. Các bản đăng ký tuần học tốt của cá nhân, tổ. b/ Tổ chức Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung của “Lễ đăng ký tuần học tốt” Hướng dẫn học sinh viết bảng đăng ký cá nhân. Yêu cầu các tổ hội ý xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu. Hội ý cán bộ lớp, chi đội trưởng để phân công các công việc cụ thể:  Dự thảo các chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập, kỳ luật, rèn luyện đạo đức  Phân công người điều khiển chương trình  Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ  Thư ký ghi biên bản  Phân công trang trí. 4. Tiến hành hoạt động 5. a Khởi động: a/ khởi động:chơi trò chơi tập thể(5’) b/ Lễ đăng ký tuần học tốt(15’) Lớp trường đọc chương trình hoạt động gồm các chỉ tiêu, kế hoạch và biện pháp thực hiện. Lần lượt mời các tổ trưởng đọc bản đăng ký của tổ, sau đó ký tên vào bản chương trình hoạt động của lớp để thể hiện quyết tâm phấn đấu của tổ. Các tổ viên nộp bản đăng ký cá nhân cho tổ trưởng để theo dõi. c/ Xây dựng kế hoạch phát huy(10’).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Người điều khiển lần lượt nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp thực hiện. Động viên tinh thần xung phong của các bạn để lấy ý kiến. Tóm tắt các ý kiến của lớp và lấy biểu quyết. Thư ký ghi biên bản d/ Văn nghệ(10’) 6. Kết thúc hoạt động(5’) GVCN phát biểu ý kiến, động viên khuyến khích tinh thần phấn đấu của học sinh. Nhận xét kết quả hoạt động và hướng dẫn chuẩn bị kỷ niệm ngày Nhà giáo VN 20 -11. 7. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ngày dạy...................…. TIẾT 2(45PHÚT) TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Khắc sâu tình nghĩa thầy trò, công ơn đối với các thấy cô giáo Yêu quý và tin tưởng thầy cô. Kính trọng và lễ phép với thầy cô giáo. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Những kỷ niệm sâu sắc về tình cảm của học sinh và thầy cô giáo. Những bài thơ, bài hát ca ngợi tình nghĩa thầy trò b/ Hình thức hoạt động: Trao đổi, thảo luận, kể chuyện, sinh hoạt văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Tư liệu học sinh sưu tầm được: các bài viết, truyện kể, thơ, bài hát, tranh ảnh…và những kỷ niệm về tình nghĩa thầy trò. Câu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận. Phương tiện trang trí, trình bày sản phẩm, vị trí trưng bày của các tổ. b/ Tổ chức Nhiệm vụ của GVCN  Nêu nội dung, yêu cầu định hướng cho học sinh.  Phân công, giúp đỡ cán bộ lớp và học sinh chuẩn bị: Lựa chọn công việc phù hợp với điều kiện của lớp như báo tường, tập san, triển lãm, tao đổi thảo luận, văn nghệ… Hương dẫn phân công công việc hợp lý (chia nhóm, phân công theo nội dung công việc)  Động viên khuyến khích toàn thể học sinh tham gia vào những việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Nhiệm vụ của học sinh:  Họp nhóm chia tổ sưu tầm tư liệu, sắp xếp theo chủ đề  Nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc với thầy cô giáo, tập hát bài hát ca ngợi tình nghĩa thầy trò.phân công người thực hiện các công việc cụ thể (trang trí, người dẫn chương trình…) 4. Tiến hành hoạt động a/ Khởi động: Hát một bài hát tập thể(5’) b/ Trung bày và giời thiệu kết quả sưu tầm(10’) Các tổ trưng bày sản phẩm ở vị trí quy định Đại diện các tổ giới thiệu khái quát kết quả đạt được ( về số lượng nội dung, thành tích cùa những cá nhân tích cực…) mỗi tổ giới thiệu ngắn gọn trong 3-5 phút c/ Trao đổi thảo luận(15’) Người dẫn chương trình nêu câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Phát biểu ý kiến, trao đổi thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức tình nghĩa thầy trò, công ơn thầy cô giáo. Tóm tắt khái quát kết quả thảo luận. Trong quá trình thảo luận có thể xen kẽ những tâm sự của học sinh về thầy cô. d/ Văn nghệ(10’) Trình diễn một số tiết mục về tình nghĩa thầy trò, công ơn thầy cô… 5. Kết thúc hoạt động(5’) Người dẫn chương trình mời đại biểu phát biểu ý kiến (nhằm động viên, giáo dục, khắc sâu nhận thức của học sinh về tình nghĩa thầy trò). Nhận xét kết quả hoạt động và tinh thần tham gia của các thành viên, nhóm trong lớp. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị đăng ký tuần lễ học tốt. 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ngày dạy…..................…. CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN TIẾT 1(45PHÚT) HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC. 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Biết thưởng thức, biết hát các bài hát bài hát truyền thống ca ngợi quê hương đất nước. Yêu thích văn nghệ, lạc quan, yêu mến, gắn bó với quê hương, phát triển tình cảm, thẩm mỹ. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Ca ngợi quê hương dất nước. Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng. Ca ngợi các chiến sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. b/ Hình thức hoạt động Thi hát cá nhân. Thi đố vui. Thi hát giữa các tổ. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Các bài hát, bài thơ, câu chuyện, các câu đố vui, câu hỏi về quê hương đất nước. Một số nhạc cụ cần thiết (nếu có). Phần thưởng. b/ Tổ chức GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động. Cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động. Mỗi tổ chọn 6 thành viên dự thi cho 3 nội dung kể trên, và chuẩn bị 1 câu đố vui dành cho khán giả. Mọi thành viên khác tìm hiểu, sẵn sàng tham gia. Phân công người dẫn chương trình, dự kiến ban giám khảo, mời đại biểu, chuẩn bị phần thưởng. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động b/ Du lịch trên quê hương đất nước qua các bài hát, bài thơ Hát các bài hát có tên địa danh. Các tổ lần lượt thể hiện. Bài hát trùng với các tổ trước không được tính điểm. Tổ nào hát được đến cuối cùng là thắng. c/ Tìm ẩn số của các bài hát bài thơ. Yêu cầu tìm đúng, tìm nhanh, tổ nào tìm được nhiều ẩn số là thắng. Vd: Bạn hãy trình bày 1 đoạn bài hát có câu: “Bó đuốc sống sáng ngời…” Tên bài hát là gì, do ai sáng tác?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Các tổ dùng tín hiệu xin trả lời (đèn hiệu, cờ, chuông…) Tùy theo mức độ thời gian trả lời, đúng hay sai để cho điểm: tổ đầu tiên trả lời đúng được 30đ, nếu sai tổ thứ 2 trả lời, nếu tổ thứ 2 cũng trả lời sai thì tổ thứ 3 trả lời. Đúng được 10đ, sai thì mời khán giả trả lời. d/ Văn nghệ: Hát về các mẹ VN anh hùng, các anh hùng thương binh liệt sỹ Tổ chức bốc thăm số thứ tự biểu diễn, các tổ lần lượt hát. Đúng được 10đ, sai chủ đề hoặc không đảm bảo thời gian sẽ bị trừ điểm. Sau thời gian hoặc số lượt quy định, tổ nào cao điểm nhất sẽ thắng. Ban giám khảo cho điểm công khai trên bảng Giữa các hoạt động là các câu hỏi đố vui dành cho khán giả do các tổ chuẩn bị. Sau khi khán giả có câu trả lời, tổ phải nêu nhận xét và đáp án đúng. 5. Kết thúc hoạt động 5ph 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngày dạy…...................... TIẾT 2(45PHÚT) HỘI VUI HỌC TẬP. 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống, biết giải thích những hiện tượng trong cuộc sống. Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Những kiến thức cơ bản cần nắm vững của một số môn học. Những kiến thức cần vận dụng để phục vụ cuộc sống. Những hiện tựong tự nhiên và xã hội cần được giải thích. b/ Hình thức hoạt động Thi hỏi đáp, trả lời câu hỏi, giải toán, giải câu đố, giải thích hiện tượng tự nhiên, xã hội. Tìm ẩn số của từ ngữ, tác giả bài thơ, bài hát, tác phẩm văn học, định luật… 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Các câu hỏi, bài tập… của một số môn học, và đáp án. Một số tiết mục văn nghệ Phần thưởng. b/ Tổ chức GVCN nêu yêu cầu hoạt động. Lớp thảo luận thống nhất về các môn học cần tổ chức hội vui (văn, sử, địa hoặc toán…) GVCN liên hệ với các GV bộ môn nhờ giúp đỡ, tư vấn xây dựng hệ htống câu hỏi và đáp án (câu hỏi cho các thí sinh và cổ động viên) Mỗi tổ có 3 người dự thi. Cử người điều khiển chương trình (lớp phó học tập) Cử ban giám khảo ( các cán sự bộ môn) và thư ký. Dự kiến mời đại biểu. Trang trí lớp… Toàn bộ công việc trên dự kiến phổ biến cho cả lớp chuẩn bị trước ít nhất là 2 tuần lễ. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động b/ Thi tiếp sức giải bài toán: Giao bài và quy định thời gian hoàn thành qua 3 đợt: Đợt 1: Mời thí sinh số 1 của mỗi tổ lên giải bài tập Đợt 2: Mời thí sinh số 2 (thay cho thí sinh 1) giải tiếp. Đợt 3: Mời thí sinh số 3 (thay cho thí sinh 2) giải tiếp phần còn lại. Hết thời gian quy định, tổ nào giải xong và đúng bài tập sẽ thắng c/ Ghép từ Nêu đề thi: cho một số từ, yêu cầu ghép mỗi từ với một từ khác để tạo thành những từ ghép có nghĩa. Vd: chiến  chiến đấu, chiến thắng, kháng chiến, quyết chiến….

<span class='text_page_counter'>(16)</span>  ết thời gian quy định, tổ nào ghép được nhiều từ thì tổ đó thắng. H d/ Tự do lựa chọn Câu hỏi các môn học của hội vui được đánh số thứ tự. Mỗi lượt thí sinh của mỗi tổ được chọn một câu hỏi của môn học mà mình thích. Người diều khiển chương trình đọc to câu hỏi đó để tổ đã chọn trả lời. Nếu trả lời sai thì các tổ khác có quyền trả lời. Không tổ nào trả lời đúng thì mời cổ động viên trả lời và có phần thưởng nếu trả lời đúng. Không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu đáp án Hết thời gian hoạc số lượt quy định, tổ nào có tổng điểm cao nhất là thắng. Ban giám khảo cho điểm công khai sau mỗi lần trả lời, thư ký ghi điểm lên bảng và tính tổng điểm cho mỗi tổ. Mời trưởng ban giám khảo công bố kết quả giải nhất nhì ba… Mời GVCN lên trao thưởng Xen kẽ giữa phần thi của các tổ là phần thi dành cho cổ động viên và văn nghệ. 5. Kết thúc hoạt động 5p 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ngày dạy…................... CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 - 2 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN. TIẾT 1(45PHÚT) BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Phát huy tiềm năng văn nghệ, biết được thêm nhiều bài hát ca ngợi quê hương đất nước và mùa xuân dân tộc. Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước. Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin, lạc quan yêu cuộc sống. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung: Các bài hát, bài thơ, điệu múa ca ngợi Đảng, đất nước, mùa xuân. b/ Hình thức hoạt động: Các cá nhân, nhóm tổ biểu diễn các ca khúc đã được chọn lọc và đăng ký. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Lựa chọn bài hát, bài thơ hoặc tác phẩm tự viết liên quan tới chủ đề. Các nhạc cụ đơn giản, trang phục biểu diễn, dụng cụ trang trí lớp. b/ Tổ chức GVCN nêu nội dung, hình thức hoạt động, yêu cầu cả lớp tham gia. Yêu cầu các tổ lập kế hoạch chuẩn bị tập luyện, đăng ký tiết mục dự thi. Thành lập ban tổ chức, ban điều hành cuộc thi: xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình. Dự kiến mời đại biểu, chuẩn bị tặng phẩm, trang trí lớp. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động Hát tập thể. Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu. Giới thiệu chương trình biểu diễn. b/ Biểu diễn văn nghệ Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các cá nhân, nhóm, tổ trình bày tiết mục đã đăng ký (tên bài hát, tác giả, người trình bày) với sự cổ vũ nhiệt tình của cả lớp. 5. Kết thúc hoạt động 5ph 6. Rút kinh nghiệm. Ngày dạy …………........ TIẾT 2(45PHÚT) THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Củng cố và khắc sâu công ơn Đảng đối với quê hương đất nước. Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương đất nước. Rèn luyện tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, rèn luyện khjả năng viết, vẽ. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung: những bãi thơ, văn, tiểu phẩm tranh vẽ… ca ngợi công ơn Đảng và vẻ đẹp quê hương đất nước. b/ Hình thức hoạt động Thi viết vẽ theo chủ đề trên. Trưng bày giới thiệu những sáng tác của cá nhân, nhóm theo chủ đề. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Giấy bút màu vẽ… địa diểm trình bày sản phẩm Phần thưởng dành cho những tác phẩm đoạt giải. b/ Tổ chức GVCN nêu yêu cầu của cuộc thi và quy định:  Mỗi tổ chuẩn bị phần dự thi gồm, một bài viết ( văn hoặc thơ) và một sáng tác vẽ kèm theo lời bình.  Khuyến khích mọi cá nhân đề có thể gửi sáng tác của mình dự thi. Thống nhất thời gian và kế hoạch tiến hành hoạt động. Mời các cố vấn (GV văn, mỹ thuật) làm giám khảo. Cử ban tổ chức cuộc thi gồm lớp trưởng, chi đội trưởng và lớp phó phụ tràch văn thể mĩ. Ban tổ chức phải nắm được số lượng bài dự thi và phân công vị trí trưng bày cho các tổ, các cá nhân. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động b/ Trưng bày sản phẩm dự thi: Theo hiệu lệnh của người điều khiển, các tổ trình bày tác phẩm đã được chuẩn bị trước, bao gồm tác phẩm của tổ và của cá nhân. Thời gian là 5 phút. Trình bày tác phẩm dự thi tại vị trí được phân công, đảm bảo thời gian, tính thẩm mĩ, khối lượng bài dự thi. Ban giám khảo chấm điểm trình bày, nhận xét, đánh giá. c/ Thể hiện tác phẩm dự thi Lần lượt các tổ, cá nhân tham gia trình bày ý tưởng qua sản phẩm theo chủ đề. Ban giám khảo nhận xét và cho điểm. Nếu cá nhân tham gia sáng tác nhiều, ban giám khảo đề nghị mỗi tổ chọn ra 2 tác phẩm để thể hiện. Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi, chọn ra các tổ, các cá nhân đoạt giải. Trao phần thưởng. 5. Kết thúc hoạt động 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày dạy …………........ TUẦN 11 THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG. 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng(3/2), các mốc lớn và các sự kiện lịch sử vẻ vang của Đảng. Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc do Đảng lãnh đạo. Học tốt rèn luyện tốt để đền đáp công ơn Đảng. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Lịch sử ngày thành lập Đảng 3/2/1930 Các sự kiện lịch sử của Đảng Các bài thơ, bài hát về Đảng b/ Hình thức hoạt động: Thi tìm hiểu theo tổ 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Các tư liệu tranh ảnh, câu đố, câu hỏi… liên quan tới chủ đề cuộc thi. Đáp án và thang điểm cho các câu đố. Tặng phẩm cho các đội đoạt giải và các cá nhân tham dự. Chuông báo giờ của ban giám khảo. Các lá cờ để làm hiệu trả lời b/ Tổ chức Nhiệm vụ của GVCN:  Nêu chủ đề cuộc thi cho cả lớp, hướng dẫn  Học sinh tìm hiểu, sưu tầm tư liệu về Đảng.  Hội ý với ban cán sự lớp để thống nhất nội dung hình thức hoạt động, yêu cầu của cuộc thi và phân công công việc cụ thể để chẩn bị:  Mỗi tổ cự 1 đội dự thi từ 2-3 người.  Soạn câu hỏi, câu trả lời, trò chơi…  Cử ban giám khảo, mỗi tổ 1 người , thống nhất biểu điểm, thời gian trả lời.  Mời thầy cô môn GDCD , lịch sử làm cố vấn cuộc thi, giúp học sinh giải đáp những câu hỏi khó.  Cử người dẫn chương trình, phân công chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trang trí lớp, phần thưởng.  Dự kiến mời đại biểu. Nhiệm vụ của học sinh: tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao và triển khai hoạt động theo kế hoạch 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động b/ Cuộc thi.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, câu đố… sau mỗi câu hỏi, đội nào có tín hiệu trả lời sớm nhất sẽ trả lời trước, giám khảo rung chuông báo giờ. Nêu các đội trả lời không đúng sẽ dành phần trả lời cho cổ động viên. Ban giám khảo công bố điểm công khai sau mỗi câu trả lời của các đội. Người dẫn chương trình thường xuyên công bố tổng điểm của từng đội. Đối với câu hỏi khó sẽ mời cố vấn giải đáp, cổ động viên trả lời đúng sẽ có phần thưởng. Trong quá trình cuộc thi, người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen kẽ. Cùng với ban giám khảo và các cố vấn, người dẫn chương trình phối hợp nhịp nhàng làm cho cuộc thi sôi nổi hấp dẫn, lôi kéo nhiều bạn tham gia…. Công bố kết quả cuộc thi, trao thưởng. 5. Kết thúc hoạt động 5ph 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Ngày dạy:......................... Tuần 12 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG. I. YÊU CẦU GIÁO DỤC _ Mỗi tổ tự đánh giá việc thực hiện chủ điểm tháng cuả tổ _ GV nhận xét ưu khuyết điểm cuả từng tổ , hướng HS có ý thức trong việc học tập v rn luyện về mọi mặt. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG a. Nội dung _ Đánh giá kết quả hoạt động cuả HS về nhận thức, thái độ, tình cảm, hnh vi. _ Các mức độ đánh giá: Tốt , khá, Tbình, khơng đạt b. Hình thức hoạt động _ HS tự đánh giá trong tổ _ Tổ đánh giá _ GV đánh giá xếp loại từng tổ III. CHUẨN BỊ _ 2 phần thưởng (1cho tổ hoạt động tốt nhất và 1 cho tổ có tiết mục văn nghệ hay nhất) _ Mỗi tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ cuả tổ mình (mỗi tổ tối đa 2 tiết mục) _ Tổ 4 trang trí bảng _ Ban cán sự lớp điều khiển chương trình v lm thư ký _ Ban giám khảo chấm điểm phần diễn văn nghệ: mỗi tổ cử 1 đại diện IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 40ph a. HS đánh giá xếp loại HS trả lời 2 câu hỏi sau: + Qua các hoạt động cuả tuần 1, 2, 3, em thu hoạch được những gì? + Tham gia các hoạt động chủ điểm tháng 9, em hãy tự xếp loại cho mình. (Cá nhân tự đánh giá ; tổ thống nhất đánh giá xếp loại cho từng thành viên và cho cả tổ) + Đại diện tổ lên trình bày kết quả xếp loại trước lớp (Sau phần báo cáo, mỗi tổ diễn các tiết mục văn nghệ cuả mình, phải chấm điểm để trao giải) b. GVCN nhận xét, đánh giá LOẠI HS TỔ. TỐT 10 1. KH 20 2. TR BÌNH 12 3, 4. KHÔNG ĐẠT. GVCN nhận xét: Đa số các học sinh đều tham gia rất tích cực sôi nổi, không khí hào hứng. Tuy nhiên cũng có một vài thành viên chưa hết mình tham gia..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Ngày dạy: .............................. CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN. TIẾT 1 DIỄN ĐÀN “TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN” 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Nhận thức được mục đích, lý tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên thanh niên hiện nay. Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn. Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong đội ngũ của Đoàn. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Học sinh phát biểu ý kiến của mình về mục đích, lý tưởng, nhiệm vụ của Đoàn, về vai trò, nhiệm vụ của người đoàn viên thanh niên hiện nay; nhận thức về truyền thống vẻ vang của Đoàn; ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3… Thảo luận các vấn đề trên và rút ra được những bài học bổ ích về đạo đức tư cách người đoàn viên… b/ Hình thức hoạt động: Tổ chức diễn đàn và thảo luận. Các tiết mục văn nghệ xen kẽ. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Các tư liệu về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (bài viết, sách báo, điều lệ Đoàn …) các tư liệu liên quan tới tổ chức Đoàn trường hoặc chi Đoàn lớp… Các bản tham luận của học sinh về từng vấn đề liên quan tới diễn đàn. Các tiết mục văn nghệ (bài hát bài thơ về Đoàn …) b/ Tổ chức Nhiệm vụ của Giáo viên chủ nhiệm:  Nêu yêu cầu nội dung hoạt động và hình thức tiến hành. Đề nghị mỗi học sinh đều phải chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.  Hội ý với cán bộ Đoàn, Đội và cán bộ lớp để thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công công việc phải chuẩn bị như:  Chuẩn bị nội dung của diễn đàn, xây dựng các vấn đề hoặc câu hỏi: bạn hiểu gì về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3/1931? Vai trò, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay? Nhiệm vụ của đoàn viên hiện nay là gì? Bạn có muốn phấn đấu để trở thành đoàn viên không? Tại sao? Lý tưởng của thanh niên hiện nay là gì? Bạn hiểu gì về tổ chức Đoàn trường? Bạn học tập được gì từ những gương đoàn viên tiêu biểu? Cho vi dụ cụ thể?.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>  Phân công người điều khiển chung.  Phân công người dẫn chương trình.  Phân công trang trí.  Mời đại biểu. Nhiệm vụ của học sinh:  Thực hiện các nhiệm vụ được phân công.  Chi đội trưởng phổ biến cho cả lớp các câu hỏi cụ thể, đề nghị các cá nhân lựa chọn, đăng ký vấn đề sẽ phát biểu. Có thể chia ra các cụm vấn đề và giao cho các tổ chuẩn bị _ mỗi tổ chuẩn bị một số câu hỏi. Tổ trưởng phân công cho các tổ viên cùng chuẩn bị.  Đội văn nghệ chuẩn bị một số tiết mục. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động b/ Diễn đàn và thảo luận Người dẫn chương trình lần lượt nêu các vấn đề, câu hỏi đã chuẩn bị. Học sinh xung phong hoặc được chỉ định lên phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm nhận thức của mình về vấn đề đã nêu. Các bạn khác phát biểu ý kiến bổ sung, thảo luận hoăc tranh luận. Người dẫn chương trình tóm tắt các ý chính. c/ Văn nghệ: Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục đã chuẩn bị trước để tạo không khí vui tươi sôi nổi cho hoạt động. 5. Kết thúc hoạt động 5ph 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ngày dạy: ................................ TIẾT 2 SINH HOẠT CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26/3 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Hiểu thêm nhiều bài hát bài thơ, câu chuyện về Đoàn …, củng cố thêm nhận thức ý nghĩa ngày thành lập Đoàn và lý tưởng của đoàn viên thanh niên hiện nay. Có kỹ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn. Có tình cảm yêu mến tôn trọng tổ chức Đoàn và người đoàn viên, sống lạc quan gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Những bài hát bài thơ, điệu múa, chuyện kể, tiểu phẩm… về Đoàn và những đoàn viên ưu tú… Những sáng tác tự biên về Đoàn. b/ Hình thức hoạt động: Chương trình biểu diễn văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn 263… 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện… về Đoàn. Một số nhạc cụ thông thường. b/ Tổ chức Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các nhóm, cá nhân chuẩn bị tập luyện. Thống nhất thời gian, kế hoạch tiến hành cũng như thời gian đăng ký tiết mục tham gia. Cử người dẫn chương trình. Phân công trang trí. Mời dại biểu. 4. Tiến hành hoạt động 40p a/ Khởi động b/ Biểu diễn văn nghệ Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục đã đăng ký biểu diễn. Người dẫn chương trình có thể mời đại biểu cùng tham gia tạo không khí sôi động cho hoạt động. 5. Kết thúc hoạt động 5p 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ngày dạy: ........................... CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ TIẾT 1 TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP. 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập, củng cố kiến thức các môn đã học để giành kết quả cao nhất cho kỳ thi cuối năm. Có phương pháp học tập thích hợp, có kỹ năng huy động các kiến thức đã học cho các hoạt động tập thể. Có động cơ học tập đúng đắn, thái độ chăm chỉ, tích cực học tập và rèn luyện. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Kiến thức các môn đã học, đặc biệt là phần nội dung chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm. Những kiến thức liên hệ thực tế, phục vụ cho việc củng cố bài học vững chắc hơn. b/ Hình thức hoạt động: Thi tiếp sức đồng đội. Vui biểu diễn văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Hệ thống các câu hỏi ôn tập của một vài môn học do lớp lựa chọn. Khăn bàn, lọ hoa. Phần thưởng. b/ Tổ chức Cán bộ lớp bàn bạc và quyết định lựa chọn một vài môn học mà lớp còn yếu để tập trung ôn tập, xin ý kiến gvcn và đề nghị có sự phối hợp với giáo viên bộ môn. Gvcn gặp gỡ, đề nghị GV bộ môn đã được chọn giúp lớp xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập, những nội dung can ghi nhớ, cũng như đáp án những câu hỏi đó. Phổ biến nội dung cho học sinh để các em chuẩn bị tốt cho cuộc thi. Thành lập ban giám khảo gồm lớp phó học tập, cán sự môn học và 1 học sinh làm thư ký. Mời giáo viên bộ môn làm người cố vấn. Chuẩn bị phần thưởng. Phân công trang trí lớp, bàn ghế. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động b/ Tổ chức hội thi: Ban giám khảo điều hành cuộc thi tiếp sức như sau: Phổ biến cach thi và những quy định của cuộc thi: Cách thi: mỗi tổ cử 1 đội thi gồm 3 nguời, ngồi theo vị trí được ban giám khảo quy định sẵn. Câu hỏi được bốc thăm và chuẩn bị trong 2 phút. Đội nào giơ tay trước đội đó được.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> quyền trả lời trước. Khi 1 thành viên trong tổ trả lời, các bạn khác trong tổ chú ý lắng nghe để kịp thời bổ sung nhanh chóng. Nếu trả lời chậm, không lưu loát, ban giám khảo có quyền cho dùng lại và coi như đội đó không trả lời được, và các đội khác có quyền trả lơì thay. Thư ký ghi điểm cho từng đội. Quy dịnh cuộc thi: các đội phải trả lời nhanh chóng và nay đủ, nếu thiếu sẽ bị trừ điểm, đúng được 10 điểm. Thời gian trả lời do ban giám khảo quyết định. Công bố kết quả và trao giải thưởng. Sau phần thi là một vài tiết mục văn nghệ. 5. Kết thúc hoạt động 5p 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Ngày dạy: ............................. TIẾT 2 SINH HOẠT CHÀO MỪNG NGÀY 30 – 4 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Rèn luyện kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể. Tự hào, tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày 30-4. Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4-1975. b/ Hình thức hoạt động: Phát biểu cảm tưởng, nêu nhận thức của bản thân về ngày 30-4. Biểu diễn văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Chuẩn bị tài liệu, tranh ảnh… nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày 30-4. Viết cảm nghĩ của mình về ngày 30-4. Các tiết mục văn nghệ được dựng thành một chương trình biểu diễn. b/ Tổ chức Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp viết cảm nghĩ trên cơ sở các tài liệu sưu tầm được. Mỗi tổ chuẩn bị 4-5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau như hát, múa, kể chuyện, thơ, tiểu phẩm… đăn gký với cán bộ lớp để sắp thành chương trình biểu diễn. Cử người điều khiển, phân công trang trí. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Phát biểu cảm tưởng: Người điều khiển mời Giáo viên chủ nhiệm nêu vắn tắt ý nghĩa ngày 30-4. một đại diện học sinh nêu cảm nghĩ về ngày 30-4. b/ Biểu diễn văn nghệ Lần lượt biểu diễn theo kế hoạch chương trình. Nếu có sự tham gia của cựu chiến binh thì có thể mời họ cùng tham gia văn nghệ, phát biểu, tâm sự. Kết thúc là một bài hát tập thể phục vụ chủ điểm. 5. Kết thúc hoạt động 05ph Giáo viên chủ nhiệm nêu nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của lớp cùng các kết quả đạt được. 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ngày dạy: ................................. CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU. TIẾT 1 THẢO LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỘI VIÊN TRONG VIỆC THỰC HIỆN 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh Nhận thức tràch nhiệm của nguời học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. Biết thực hiện tốt 5 điều Bác dạy ở mọi lúc mọi nơi Tích cực, chủ động và vận động các bạn cùng thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung: Tác động của 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy b/ Hình thức hoạt động: Chương trình biểu diễn văn nghệ Thảo luận nhóm theo các vấn đề cụ thể do người điều khiển đưa ra. Vui văn nghệ xen kẽ. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện Giấy khổ to, bút dạ, băng dính, kéo cắt cho các nhóm học sinh sử dụng để trình bày các ý kiến thảo luận. Piano, tranh ảnh có nội dung 5 điều Bác dạy được trưng bày xung quanh lớp. b/ Tổ chức Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động với đội ngũ án bộ lớp, đồng thời gợi ý cho các em một vài vấn đề cần thảo luận. Những vấn đề cần thảo luận có thể là:  5 điều Bác dạy có tác dụng như thế nào đối với thiếu nhi?  Trách nhiệm của người học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy? Cử nguời điều khiển chương trình. Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ nhằm giúp cho buổi sinh hoạt thêm vui tươi. Xây dựng chương trình buổi sinh hoạt. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động Người dẫn chương trình nêu mục đích, nội dung và cách tiến hành buổi sinh hoạt. b/ Biểu diễn văn nghệ Hình thành các nhóm học sinh và phát cho từng nhóm các dụng cụ can thiết để hoạt doing như giấy khổ to, bút dạ, băng dính ,kéo. Các nhóm thảo luận theo nội dung mà người điều khiển đã nêu trong khoảng 15 phút..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Kết thúc thảo luận nhóm, người điều khiển mời các nhóm dán tờ giấy của nhóm mình lên bảng để cả lớp cùng quan sát và chuan bị bổ sung ý kiến. Lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Người diều khiển đề nghị các nhóm bổ sung cho nhau để đi đến sự thống nhất của ý kiến toàn lớp. Khi không còn ý kiến nào bổ sung thêm, người điều khiển tóm tắt nội dung hoặc mời giáo viên chủ nhiệm tóm tắt và hệ thống lại những nội dung trình bày của các nhóm. Điều quan trọng là xây dựng được một hệ thống biện pháp để thực hiện 5 điều Bác dạy. Kết thúc thảo luận là phần trình diễn một số tiết mục văn nghệ. 5. Kết thúc hoạt động 5ph 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> TIẾT 2 SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY 19/5 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh:  Nâng cao hiểu biết về tình cảm và công lao của Bác đối với dân tộc, với thiếu nhi.  Tự hào, kính trọng, biết ơn Bác,nguyện học tập theo lời Bác dạy  Tích cực, tự giác rèn luyện để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ kính yêu. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung  Ca ngợi công lao của Bác Hồ đối với dân tộc, với thiếu nhi.  Tình cảm của Bác với dân tộc, với thiếu nhi và ngược lại- tình cảm của người dân đối với Bác. b/ Hình thức hoạt động: Chương trình biểu diễn văn nghệ  Biểu diễn văn nghệ theo các thể loại như: đơn ca,song ca, tốp ca, đồng ca, múa, đọc thơ…  Nghe kể chuyện về Bác Hồ. 3. Chuẩn bị hoạt động a/ Phương tiện  Các bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ  Nhạc cụ dùng cho biểu diễn, các phương tiện để trang trí lớp như: khăn bàn, lọ hoa, ảnh Bác b/ Tổ chức  Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho buổi hoạt động “chúng em hát về Bác Hồ”.  Từng tổ họp bàn đăng kí số tiết mục văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn (từ 4 – 5 tiết mục theo các thể loại như trên).  Lớp phó văn thể tập hợp đăng kí của các tổ, sắp xếp thành chương trình biểu diễn, thông qua đội ngũ cán bộ lớp để thống nhất.  Cử người điều khiển chương trình biểu diễn.  Từng cá nhân chuan bị trang phục biểu diễn (nếu có).  Chuẩn bị nhạc cụ (nếu có).  Phân công trang trí lớp. 4. Tiến hành hoạt động 40ph a/ Khởi động  Người điều khiển chương trình nêu ngắn gọn lí do buổi hoạt động nhân kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 – 5. b/ Biểu diễn văn nghệ  Người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ lean trình bày trước lớp. Người biểu diễn cần lưu ý phong cách biểu diễnsao cho tự nhiên, hấp dẫn người xem.  Một đại diện học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về buổi biểu diễn này. 5. Kết thúc hoạt động 5ph.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 6. Rút kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> CHỦ ĐIỂM THÁNG 6 – 7 – 8 HÈ VUI KHỎE VÀ BỔ ÍCH. 1. Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh:  Hiểu được ba tháng nghỉ hè là để vui chơi giải trí, ôn tập văn hóa, lao doing và tham gia các hoạt động xã hội.  Có thái độ tích cực tham gia các hoạt động tập thể ở địa phương, có ý thức tự giác trong ôn tập văn hóa và có tình cảm gắn bó, yêu quí gia đình, làng xóm, đường phố và những cảnh quan của quê hương đất nước.  Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và khả năng thích nghi với môi trường sống cũng như khả năng tự kiểm tra đánh giá. 2. Nội dung và hình thức hoạt động trong hè.  Cuối tháng 5: lễ bàn giao học sinh cho địa phương.  Tuần cuối tháng 5, giáo viên chủ nhiệm lớp phổ biến cho học sinh mục đích và kế hoạch hoạt động hè, phát phiếu sinh hoạt hè cho các em, hướng dẫn các em cách ghi phiếu sinh hoạt hè.  Giáo viên bộ môn giao bài tập ôn tập hè cho học sinh.  Học sinh lập thời gian biểu ôn tập văn hóa trong 3 tháng hè theo yêu cầu của giáo viên.  Tháng 6:  Sinh hoạt tập thể ngày đầu tiên trong hè.(làm quen với các anh chị, các bạn, các em trong cụm dân cư. Đăng kí tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ mà mình yêu thích như câu laic bộ bóng bàn, cầu lông, bóng đá, thể dục nhịp điệu, bơi lội, võ thuật, cờ vua,thanh nhạc,đàn organ, hội họa, thơ ca , khéo tay hay làm… )  Sinh hoạt câu lạc bộ theo lịch của từng câu lạc bộ.  Tổng vệ sinh đường phố, làng xóm.  Các hoạt động hưởng ứng ngày quốc tế phòng chống ma túy 26-6.  Tổng kết hoạt động tháng 6.  Tháng 7:  Tham quan, nghỉ mát, du lịch.  Ôn tập văn hóa, làm bài tập hè theo thời gian biểu.  Kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27-7.  Sinh hoạt theo các câu lạc bộ.  Tổng kết hoạt động tháng 7.  Tháng 8:  Trại hè.  Tổng vệ sinh đường phố, làng xóm.  Kỉ niệm ngày CMT8 thành công.  Ôn tập văn hóa, chuẩn bị vào năm học mới.  Viết phiếu nhận xét sinh hoạt hè..

<span class='text_page_counter'>(34)</span>  Tổng kết hoạt động hè.. Ghi chú: Ngoài các hoạt động trên, các em nên tham gia vào những hoạt động có tính chất thường xuyên, hằng ngày như : tập thể dục buổi sáng, đọc sách, báo, truyện, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Ngoài ra các em còn có thể tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất, hướng nghiệp ở địa phương, các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ. 3. Phối hợp với địa phương thành lập ban chỉ đạo hoạt động hè ở phường xã. Vì tính chất phức tạp, đa dạng của các hoạt động giáo dục trong hè nên can phải thành lập một ban chỉ đạo hoạt động hè từ cấp quận, huyện đến xã, phường và cụm dân cư, thôn xóm. Qua thực tế nghiên cứu, thou nghiệm nhiều năm ở nhiều nơi, chúng tôi thấy can tổ chức ban chỉ đạo hè ở các cấp như sau: a/ Ở cấp quận huyện 1. Trưởng ban: chủ tịch hoặc Phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã hội. 2. Phó trưởng ban:  Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo quận huyện (thường trực).  Bí thư Đoàn thanh niên quận huyện (thường trực) 3. Ủy viên thường trực: a. Trưởng hoặc phó công an quận huyện. b. Bí thư Đoàn thanh niên. c. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội Phụ nữ d. Trưởng hoặc phó phòng Văn hóa - Thông tin e. Trưởng hoặc phó phòng Tài chính - Ngân hàng 4. Các ủy viên: a. Chủ tịch UBND các xã phường trong quận huyện. b. Các tổ chức nhà nước và quần chúng xã hội như: Phòng Y tế, Phòng Lao động Thương binh – Xã hội, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, đại diện một số cơ sở sản xuất kinh tế ở địa phương. b/ Ở cấp xã phường 1. Ở cấp xã phường,ban chỉ đạo hoạt động hè tổ chức tương tự như ở cấp quận huyện a. Trưởng ban, phó ban như ở cấp quận huyện b. Các ủy viên thường trực nên có các đồng chí phụ trách thanh niên, công an , phụ nữ c. Các ủy viên gồm:  các tổ trưởng hoặc cụm trưởng dân cư  hiệu trưởng các trường học trong phường  đại diện các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng. 2. Ở cấp cụm dân cư, tổ dân phố: d. Trưởng ban là cụm trưởng hoặc tổ trưởng dân phố. e. Phó ban là Bí thư chi đoàn thanh niên và công an khu vực. f. Các ủy viên là đại diên các đoàn thể xã hội trong tổ dân phố và cụm dân cư. Tùy từng tổ dân phố, cụm dân cư mà lựa chọn những cá nhân có trình độ, có uy tín như các nhà giáo, các nhà quản lí, các nhà khoa học đã nghỉ hưu vì họ là người có tâm huyết, có trình độ và có thời gian. Cần lưu ý: ban chỉ đạo hè dù ở cấp quận, phường, cụm dân cư hay tổ dân phố, nhất thiết phải được sự lãnh đạo trực tiếp của các tổ chức Đảng, chính quyền, có đại diện của các.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> ngành Giáo dục – Đào tạo tham gia. Ở cụm dân cư nên có giáo viên đại diện cho các trường học. Ngoài ra cần thu hút thêm các cá nhân , đoàn thể, các hội quần chúng, các cơ sở sản xuất name trên địa bàn. Trong ban chỉ đạc hè cần phân công công việc cụ thể cho các thành viên theo hai yêu cầu: phụ trách một địa bàn cụ thể và phụ trách một mặt nội dung cụ thể phù hợp với khả năng và diều kiện của từng thành viên. * Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động hè hằng nămvà phân công cho các thành viên nội dung công việc cũng như địa bàn khu vực họ chịu trách nhiệm chỉ đạo. 3.. Gợi ý tiến hành một vài hoạt động cụ thể.. Hoạt động 1 : CÙNG NHAU VÀO HÈ a/ Yêu cầu giáo dục: giúp học sinh: Làm quen với các anh chị, bạn bè và các em cùng ở trong cụm dân cư. Có kĩ năng thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động hè và biết hợp tác với nhau trong sinh hoạt tập thể. Có thái độ thân thiện, gần gũi với các anh chị, bạn bè và các em nơi mình chung sống. b/ Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung Phổ biến chương trình và kế hoạch hoạt động hè ở địa phương Làm quen với các anh chị, các bạn, các em cùng sống chung một khu phố, lối xóm Đăng kí tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ mình yêu thích. Hình thức hoạt động Nghe giới thiệu về chương trình, kế hoạch sinh hoạt hè Văn nghệ Tự giới thiệu hoặc giới thiệu lẫn nhau. Trò chơi tập thể c/ Chuẩn bị hoạt động Về phương tiện hoạt động Một phòng họp rộng hoặc một sân chơi có không gian đủ ngồi với số lượng học sinh tham gia (có thể ở nhà văn hóa hoặc sân chơi chung của phường, xã) Danh sách những câu lạc bộ mà phường xã có khả năng tổ chức. Phiếu hoạt động hè Về tổ chức Bí thư Đoàn phường thông báo đến từng học sinh về thời gian, địa điểm ngày đầu tiên tập trung trong hè. Nắm dược danh sách học sinh ở cụm dân cư nơi mình quản lí. d/ Tiến hành hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Khởi động Hoạt dộng dược diễn ra theo qui trình sau: Học sinh tập trung trong phòng hoặc ngoài sân chơi ngồi theo hình chữ U. Hát tập thể một bài về tình bạn. Bí thư Đoàn phường tự giới thiệu về mình – người sẽ tham gia quản lí, tổ chức các hoạt động hè ở địa phương. Giới thiệu về chương trình hoạt động hè và các câu lạc bộ theo sở thích để các em đăng kí sinh hoạt. Giới thiệu làm quen. Tùy theo số lượng học sinh, tổng phụ trách có thể tiến hành hoạt động này theo các cách khác nhau. Cách thứ nhất: Từng em tự giới thiệu về bản thântheo thứ tự vòng tròn (tên, tuổi, học lớp mấy, trường nào, nhà ở đâu, bố mẹ làm gì, mấy anh chị em và sở thích, ước mơ của bản thân…..) Cách thứ hai: Mỗi người tự tìm đến một người bạn mà mình chưa quen để giới thiệu, tìm hiểu về người bạn đó trong khoảng năm phút, sau đó từng đôi một giới thiệu lại cho các bạn cùng nghe. Cách thứ ba: Người thứ nhất đứng lên giới thiệu về những người bạn mà mình biết ở đây. Người thứ hai cũng làm tương tự nhưng không lặp lại người bạn mà người giới thiệu trước đã nói. Tiếp tục cho đến khi giới thiệu hết. Trong khi nghe giới thiệu, tổng phụ trách có thể đánh dấu vào danh sách để kiểm tra sỉ số. Đăng kí tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Người phụ trách giới thiệu tên các câu lạc bộ và thời gian, địa điểm sinh hoạt của từng câu lạc bộ: - Câu lạc bộ cờ vua. - Câu lạc bộ cầu lông . - Câu lạc bộ ca hát. - Câu lạc bộ vẽ tranh - Câu lạc bộ bơi lội. - Câu lạc bộ võ thuật. - Câu lạc bộ phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm. - Câu lạc bộ bạn gái. - Câu lạc bộ khéo tay hay làm..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> … Người phụ trách phát phiếu đăng kí sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh. Các em điền những thông tin vào phiếu, đánh dấu vào những câu lạc bộ mà mà mình có khả năng tham gia. Phiếu được in theo mẫu: tên , tuổi, học lớp mấy, tên các câu lạc bộ, mơ ước của các em khi tham gia câu lạc bộ… Người phụ trách thu lại các phiếu sau khi các em đã ghi xong. Lưu ý:tùy thuộc vào tình hình và đặc điểm, khả năng của từng địa phương mà tổng phụ trách đưa ra tên những câu lạc bộ có thể hoạt động có hiệu quả ở địa phương mình cho các em đăng kí. Vui chơi văn nghệ. Hát tập thể những bài hát có chủ đề về tình bạn, mùa hè vui hoặc sự đoàn kết. Trò chơi tập thể: “trí nhớ tốt”. Cách chơi: Các em đứng thành vòng tròn. Đếm theo chiều kim đồng hồ từ một đến ba hay bốn. Những người có cùng nhóm số 1 phải nhớ nhau. Những người nhóm 2,3,4 cũng như vậy. Cả vòng tròn vỗ tay theo nhịp tạo không khí sôi nổi. Một người bấy kì được chỉ định đứng giữa vòng tròn, sau đó đi đến trước mặt một người ở nhóm số khác và nói tên, địa chỉ của người đó. Nếu đúng thì người đứng giữa vòng được đứng váo vòng thay chỗ người kia. Cứ thế lần lượt đến những người khác. Nếu sai thì một người trong cùng nhóm số đó có thể giúp đỡ, nếu không có ai trong nhóm giúp được thì người đó sẽ bị phạt, ihnh2 thức tùy thuộc vào những người trong nhóm khác đưa ra. Có thể cho chơi thêm một vài trò chơi do chính các em đề xuất và làm chủ trò. e/ kết thúc hoạt động. Người phụ trách nhắc nhở các em lịch sinh hoạt của buổi tiếp theo và chương trình hoạt dộng của các câu lạc bộ. Hướng dẫn các em tự về nhà ghi kế hoạch hoạt động hè vào phiếu sinh hoạt hè. Hoạt động hai: HÃY TRÁNH XA MA TÚY. 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu rõ ma túy và những tác hại của nó đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Có ý thức phòng tránh sự tiêm nhiễm, lây lan của ma túy. Biết phát hiện, đấu tranh, tố cáo những người buôn bán và sử dụng ma túy. Biết giúp đỡ người đã mắc bệnh, không kì thị khi họ quay trở lại con đường lương thiện. 2. Nội dung và hình thức hoạt động. a/ Nội dung..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> -. Những kiến thức về ma túy: ma túy là gì? Tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội? Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy? Các biện pháp tránh xa ma túy?. -. Những qui định của pháp luật về việc sử dụng và buôn bán trái phép các chất ma túy.. b/ Hình thức hoạt động. -. Thi trưng bày các tài liệu sưu tầm được về tác hại của ma túy. -. Thi tìm hiểu về ma túy và tình hình nghiện ma túy ở địa phương.. -. Thi sáng tác và đóng tiểu phẩm về tác hại của ma túy.. 3. Chuẩn bị hoạt động. a/ Về phương tiện hoạt động -. Những số liệu thống kê về việc sử dụng, buôn bán ma túy.. -. Những câu chuyện hình ảnh về người thật, việc thật đã bị ma túy tàn phá, hủy hoại cơ thể và cuộc sống.. b/ Về tổ chức. Ban chỉ đạo hoạt động hè cần lưu ý, chủ đề hoạt động “hãy tránh xa ma túy” phải được chuẩn bị trong một khoảng thời gian tương đối dài (từ hai đến ba tuần) cho tất cả đối tượng học sinh trong cụm dân cư. Bởi vậy bước phát động và khâu sưu tầm, tìm hiểu về ma túy phải được tiến hành trước thời gian tổ chức từ hai đến ba tuần. Gợi ý cụ thể: -. Thành lập ban tổ chức hoạt động phòng chống ma túy gồm:. + Bí thư đoàn phường, xã: trưởng ban tổ chức. + Đại diện công an phường xã + Đại diện hội cựu chiến binh. + Đại diện hội phụ nữ. + Đại diện giáo viên trường THCS. + Đại diện học sinh. a. Ban tổ chức họp phân công chuẩn bị cho hoạt động phòng chống ma túy. Ban tổ chức tập trung học sinh, chia nhóm để tổ chức cuộc thi giữa các nhóm. ( lưu ý khi chia nhóm phải chú ý đến độ tuổi. Mỗi nhóm nên có cả học sinh lớp nhỏ lẫn học sinh lớp lớn để các em hỗ trợ cho nhau). b. Định hướng, nêu yêu cầu để các nhóm học sinh tự bàn bc5 và cùng nhau xây dựng kế hoạch cùng tổ chức thực hiện. c. Hướng dẫn cách tìm tư liệu, tranh ảnh, bài viết hoặc các sáng tác như thơ, ca, vè, tiểu phẩm… có nội dung phòng chống ma túy. d. Hướng dẫn các em cách tập hợp và sắp xếp các tư liệu thu thập dược trong nhóm để phục vụ cho phần thi trưng bày sản phẩm. -. Ban tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc chuan bị cho cuộc thi..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> + Thành lập ban giám khảo, phân công người điều khiển chương trình, chuẩn bị các phương tiện, địa điểm cho cuộc thi. -. Tổ chức thi : “hãy tránh xa ma túy”.. 4. Tiến hành hoạt động. a/ Khởi động b/ Thi trưng bày sản phẩm. -. Các nhóm trưng bày phần sưu tầm tư liệu ở khu vực được phân công.. -. Mỗi nhóm cử một đại diện thuyết minh cho phần trưng bày sản phẩm của nhóm mình.. -. Ban giám khảo chấm diểm phần sưu tầm tư liệu (cả về hình thức lẫn nội dung).. c/ Thi tìm hiểu về ma túy. -. Người điều khiển chương trình giới thiệu các nhóm tham gia dự thi.( khoảng 2 dến 3 nhóm lên sân khấu. Số người trong mỗi nhóm khoảng 5 đến 6 người). Sau đó từng nhóm giới thiệu từng thành viên của nhóm mình.. -. Từng nhóm lần lượt tham gia bắt thăm câu hỏi và trả lời những kiến thức về ma túy cũng như xử lí các tình huống nêu trong câu hỏi.. -. Ban giám khảo cho diểm từng nhóm sau mỗi câu trả lời.. -. Người điều khiển chương trình có thể nhấn mạnh lại nội dung can thiết cho các câu hỏi trả lời đúng hoặc yêu cầu diều chỉnh, sửa lại những câu trả lời chưa đúng để các em ghi nhớ những kiến thức về ma túy.. -. Lần lượt các nhóm trả lời hết các câu hỏi mà ban tổ chức cuộc thi đã chuẩn bị.. -. Ban giám khảo công bố kết quả phần thi tìm hiểu về ma túy.. d/ Thi sáng tác, đóng tiểu phẩm về phòng chống ma túy. -. Các nhóm bắt thăm để biet16 trình tự diễn của lớp mình.. -. Ngườ diều khiển chương trình cogn6 bố tiêu chuẩn chấm điểm cho phần thi tiểu phẩm.. -. Mỗi nhóm lên trình bày tiểu phẩm của nhóm mình theo qui định.. -. Ban giám khảo cho diểm từng nhóm.. -. Người dẫn chương trình có thể tự nhận xét , bình luận để nhấn mạnh vào nội dung giáo dục của tiểu phẩm sau khi ban giám khảo đã công bố điểm.. e/ Tổng kết, đánh giá, trao giải thưởng. -. Ban giám khảo tổng hợp kết quả của ba phần thi và công bố giải thưởng.. -. Người điều khiển chương trình có thể phỏng vấn nhanh một vài em để nhấn mạnh lại nội dung và ý nghĩa của cuộc thi : “hãy tránh xa ma túy”.. -. Trao giải thưởng.. 5. Kết thúc hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Hoạt động ba: BIẾT ƠN CÁC THƯƠNG BINH LIỆT SĨ . 1. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: -. Hiểu ý nghĩa của ngày 27-7 là để ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ, anh hùng đã cống hiến, hi sinh bảo vệ giang sơn, tổ quốc và giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ sau.. -. Có thái độ tích cực trong các hoạt động ngày thương binh liệt sĩ.. -. Biết bày tỏ lòng biết ơn và thường xuyên quan tâm giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong các điều kiện cụ thể.. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a/ Nội dung -. Lịch sử ngày 27-7.. -. Những thành tích chiến đấu của các thương binh, liệt sĩ ở địa phương và của dân tộc.. -. Những bài thơ bài hát có nội dung về thương binh liệt sĩ.. b/ Hình thức hoạt động. -. Nghe nói chuyện về những tấm gương anh hùng, liệt sĩ của dân tộc, địa phương.. -. Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ.. -. Văn nghệ về chủ đề “thương binh, liệt sĩ”.. -. Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.. 3. Chuẩn bị hoạt động. a/ Về phương tiện hoạt động. -. Một phòng họp rộng hoặc một sân chơi có không gian đủ ngồi với số lượng học sinh tham gia.. -. Trang trí phòng với tiêu đề: nhớ ơn các thương binh liệt sĩ. -. Danh sách, địa chỉ các gia dình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng của địa phương.. -. Quà tặng , hoa cho các thương binh , bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình liệt sĩ.. b/ Về tổ chức -. Tuần đầu tiên của tháng bảy, bí thư đoàn phường họp các em trong cụm dân cư bàn kế hoạch triển khai những hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ.. -. Thành lập ban tổ chức để chỉ đạo các hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ.. -. Chia cac em thành từng nhóm đi tìm hiểu danh sách, thành tích của các thương binh liệt sĩ. Lấy địa chỉ các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng của địa phương.. -. Tìm phương án gây quĩ “ uống nước nhớ nguồn”..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> -. Mời một cụ chiến binh nói chuyện về gương anh hùng liệt sĩ, thương binh.. -. Mời Hội cựu chiến binh hoặc các thương binh trong xã, phường về dự ngày kỉ niệm.. 4. Tiến hành hoạt động. a/ Khởi động -. Ổn định tổ chức, tạo không khí cho buổi lễ bằng những bài hát như “ chú thương binh”, biết ơn chị Võ Thị Sáu”…. b/ Nghe nói chuyện về ngày thương binh, liệt sĩ. -. Đại diện ban tổ chức giới thiệu tên, thành tích các đại biểu về dự lễ kỉ niệm ngày 277.. -. Giới thiệu báo cáo viên nói chuyện về lịch sử ngày 27-7 và những tấm gương anh hùng của các liệt sĩ thương binh.. -. Khi nghe nói chuyện , các em có thể hỏi thêm các thông tin để các đại biểu trả lời.. -. Sau khi nghe nói chuyện, đại diện học sinh tặng hoa cho các báo cáo viên và các đại biểu.. c/ Thăm nghĩa trang liệt sĩ ( hoạt động này diễn ra ngay sau khi nghe nói chuyện) -. Đại diện ban tổ chức hướng dẫn các em đến thăm nghĩa trang liệt sĩ.. -. Tại nghĩa trang liệt sĩ, các em đứng xếp hàng trước đài tưởng niệm. Đại diện ban tổ chức giới thiệu cho các em thành tích của các liệt sĩ đang an nghĩ tại nghĩa trang.. -. Học sinh chia nhóm thăm các khu vực của nghĩa trang.. -. Làm cỏ, dọn vệ sinh, trồng hoa xung quanh các mộ liệt sĩ.. d/ Thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng ( hoạt động này được diễn ra trước hoặc đúng vào ngày 27-7) -. Các em đến thăm gia đình thương binh , liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng theo các nhóm đã được phân công.. -. Tặng quà cho các thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình liệt sĩ.. -. Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng những việc làm cụ thể như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, bổ củi, xách nước, quét vôi, giặt quần áo…. 5. Kết thúc hoạt động. -. Sau những hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, ban tổ chức tập hợp các em để tổng kết, đánh giá, tuyên dương các em trong hoạt động “uống nước nhớ nguồn”.. -. Nhắc nhở các em tiếp tục những việc làm tốt để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng..

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

<span class='text_page_counter'>(43)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×