Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tuan 34 On tap phan Van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.3 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

CHUYÊN ĐỀ: ÔN LUYỆN CÁC DẠNG BÀI ĐỌC HIỂU


<b>A/ NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG :</b>


I/ 6 Phong cách ngôn ngữ chức năng : Các phong cách ngôn ngữ Khái niệm Đặc trưng cơ bản Các kiểu
văn bản <i>1.P/ c ngôn ngữ sinh hoạt</i>


- Là phong cách ngơn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
- Đặc trưng cơ bản Cá thể. - Sinh động- cụ thể. - Cảm xúc.


- Các kiểu văn bản: Ngôn ngữ hội thoại hàng ngày; thư từ, nhật ký, tin nhắn…


<i>2.P/c ngôn ngữ nghệ thuật</i>


- Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn ương.
- Đặc trưng cơ bản:- Hình tượng. - Truyền cảm- đa nghĩa. - Cá thể hóa.
- Các kiểu văn bản: Tự sự; Trữ tình; Kịch


<i>3.P/ c ngơn ngữ báo chí</i>


- Là phong cách ngơn ngữ dùng trong báo chí, thơng báo tin tức thời sự
- Đặc trưng cơ bản :Thông tin thời sự. - Ngắn gọn. - Sinh động, hấp dẫn.
- Các kiểu VB: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm


4<i>.P/C ngơn ngữ chính luận</i>


- Là phong cách ngơn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những
vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xã hội. - Cơng khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng
chính trị.


- Đặc trưng cơ bản : Chặt chẽ trong lập luận. - Truyền cảm mạnh mẽ
- Các kiểu vB: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...



<i>5.P/C ngôn ngữ khoa học</i>


- Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Đặc trưng cơ bản : Khái quát, trừu tượng; - Lí trí, logic; - khách quan, phi cá thể.


- Các kiểu VB: Văn bản khoa học chuyên sâu; Văn bản khoa học giáo khoa; Văn bản khoa học phổ cập


<i>6.P/C ngơn ngữ hành chính</i>


- Là phong cách ngơn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
- Đặc trưng cơ bản: Khuôn mẫu. - Minh xác- Công vụ


- Các kiểu VB: Văn bản quy phạm pháp luật; Văn bản hội nghị; Văn bản thủ tục hành chính
<b>2/ Phương thức biểu đạt : 6</b>


a. Tự sự


- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả.
- Múc đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.


- Dạng văn bản chính: Bản tin báo chí - Bản tường thuật, tường trình - Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện,
tiểu thuyết)


<i><b>b. Biểu cảm </b></i>


- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự
vật...


- Dạng văn bản: Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút


<i><b>c. Miểu tả </b></i>


- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Văn tả cảnh, tả người, vật... –


- Dạng văn bản chính :Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự
<i><b>d Thuyết minh </b></i>


- Trình bày thuộc tính, cấu tạo, ngun nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc
có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.


- Dạng văn bản chính :Thuyết minh sản phẩm - Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật- Trình bày tri thức và
phương pháp trong khoa học.


<i><b>e. Nghị luận </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Dạng văn bản chính: Cáo, hịch, chiếu, biểu. - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. - Sách lí luận. - Tranh luận về
một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa.


<i><b>f.Hành chính cơng vụ</b></i>


- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối
với cơ quan quản lí.


- Dạng văn bản chính: Đơn từ - Báo cáo - Đề nghị.


* 2.1. Tự sự và miêu tả - Văn miêu tả thường được xem như một công cụ, một kĩ năng để làm văn bản tự sự
(một kiểu văn bản tổng hợp).


* 2.2. Tự sự và biểu cảm - Cũng như văn miêu tả, văn biểu cảm, ít khi sử dụng độc lập. Nó thường được sử


dụng phối hợp với văn miêu tả,tự sự, văn thuyết minh,


* 2.3. Tự sự và thuyết minh - Tự sự và thuyết minh là hai kiểu văn bản rất khác nhau. Nhưng trong văn bản
thuyết minh, khi cần, người ta cũng lồng ghép vào một số đoạn văn tự sự.


Ví dụ khi thuyết minh về một thắng tích lịch sử, người ta có thể đưa vào một số đoạn trần thuật một
sự kiện lịch sử, kể lại một huyền thoại,… liên quan trực tiếp đến thắng tích lịch sử ấy. Khi thuyết minh một vấn
đề văn hóa, văn học, người ta có thể thuật, tóm tắt lại một tác phẩm văn học làm cơ sở, luận cứ cho việc
thuyết minh sinh động, sáng rõ thuyết phục hơn.


* 2.4. Tự sự và nghị luận - Tự sự là kể chuyện thông qua các sự việc, nhân vật, chi tiết, cốt truyện..., còn nghị
luận là bàn bạc, thuyết phục bằng lí lẽ, chứng cứ. Một bên sử dụng nhiều hư cấu, tưởng tượng... bên kia chủ
yếu dùng tư duy lơ-gic, luận lí... Như thế hai kiểu văn bản này rất khác nhau. Tuy nhiên, khác nhau không phải
là khơng có mối quan hệ. Do nhu cầu tái hiện lại cuộc sống một cách đa dạng và phong phú, có thể nói văn
bản tự sự “thu nạp” trong mình tất cả các dạng thức phản ánh cuộc sống, trong đó có nghị luận. Con người
ngồi đời có tất cả các cung bậc tình cảm và cũng có nhiều trăn trở băn khoăn, nhiều suy ngẫm, triết luận... thì
trong văn học cũng có các nhân vật tương ứng. Chính vì thế, yếu tố nghị luận thể hiện rõ ở văn bản tự sự
trong những truyện với các tình huống và nhân vật mang nhiều dằn vặt, suy tư, triết lý.


* 2.5. Miêu tả và biểu cảm - Nhìn chung, văn biểu cảm phân biệt với văn miêu tả một cách rõ rệt. Nếu miêu tả
nhằm tái hiện đối tượng trong thế giới khách quan, thì văn biểu cảm lấy việc biểu lộ nội tâm chủ thể làm mục
đích. Phương thức miêu tả là sử dụng các chất liệu tạo hình, cịn biểu cảm thì sử dụng các chất liệu gợi tình.
<b>3/ Các biện pháp tu từ </b>


<b>3.1 : Tu từ từ vựng:</b>


<i>a- So sánh </i>


- Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng .



- Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. « Nhớ gì như nhớ người yêu... » ( Việt Bắc – Tố Hữu)


<i>b- Nhân hóa: </i>


-Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người,


-Làm cho thế giới lồi vật trở nên gần gũi. “…Ơi con sóng nhớ bờ Ngày đêm khơng ngủ được…” (
“Sóng”-Xn Quỳnh)


<i>c- Ẩn dụ: </i>


- Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác áo nét tương đồng với nó


- Nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. “đường chỉ tay đã đứt dịng sơng rộng vơ cùng…” ( Đàn
ghi ta…- Thanh Thảo)


<i>d- Hoán dụ: </i>


- Là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định.


- Nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt “ chàm đưa buổi phân ly…” ( Việt Bắc – Tố Hữu)


<i>e- Nói quá</i>


- Là biện pháp tu từ dùng sự cường điệu quy mơ, tính chất, mức độ,... của đối tượng được miêu tả so với
cách biểu hiện bình thường.


- Nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chất nào đó của đối tượng được miêu tả Ví dụ : <i>Nhác trơng thấy</i>
<i>bóng anh đây Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường</i>. (Ca dao)



<i>f- Nói giảm, nói tránh </i>


- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển


-Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. “Bác Dương thơi đã thơi
rồi…” ( Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến )


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại …


- Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm. “Trời
xanh đây… Núi rừng đây…” (Đất nước – NĐ Thi ). “. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn
nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngồi ra cịn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ”. ( Ca Huế trên sông Hương)


<i>h- Điệp ngữ</i>:


- Là biện pháp lặp lại từ ngữ


- Để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh. “…Vui mỗi mầm non trái chín cành, Vui tiếng ca chung hòa bốn biển...
» ( Bác ơi – Tố Hữu )


<b>3.2: Tu từ về câu :</b>


<i>a. Lặp cú pháp </i>


- Là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và cùng diễn đạt
một nội dung chủ đề


- Nhấn mạnh, khẳng định điều muốn nói “Sự thật là từ mùa thu… Sự thật là dân ta… » ( Tun ngơn độc lập –
Hồ Chí Minh )



<i>b. Chêm xen</i>


- Vị trí: ở giữa hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích, xen vào trong câu để ghi chú thêm một thơng tin
nào đó .


- Dấu câu tách biệt phần chêm xen: dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, họăc dấu gạch ngang. Khi nói được tách ra
bằng ngữ điệu.


- Ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết.
Ví dụ: Chí Phèo hình như đã trơng thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái này cịn
đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Nam Cao, Chí Phèo)


<i>c. Câu hỏi tu từ </i>


- Câu hỏi tu từ là là câu về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu khẳng định hay phủ định có cảm xúc.
Nó có dạng khơng địi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngơn.


- nhằm mục đích khẳng định lại, nhấn mạnh hơn nội dung mà tác giả muốn gửi gắm qua câu hỏi ấy.


VD: Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay khơng có tuổi? Thịt da em hay là sắt, là đồng? (Tố Hữu)


<i>d. Ðảo ngữ</i>


- Ðảo ngữ là biện pháp thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà khơng làm thay đổi nội dung thông báo của
câu. - Nhằm nhấn mạnh nội dung cần thông báo và tăng sức biểu cảm cho câu văn


VD: Từ những năm đau thương chiến đấu Ðã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu Ðã bật
lên tiếng thét căm hờn. ( Ðất nước- Nguyễn Ðình Thi )


<b>4/ Các thao tác lập luận trong văn nghị luận </b>



<i>a. Giaỉ thích </i>


- GT là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
- Ví dụ : Chất thơ trong văn là gì? Trả lời: Chất thơ cịn gọi là chất trữ tình trong văn xi là chỉ thứ ngơn ngữ
bóng bẩy, giàu cảm xúc và có tính nhạc trong lời văn, nhiều từ ngữ gợi chứ không tả.


<i>b.Chứng minh </i>


- CM là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người
đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.


- VD : CM cho luận điểm chính của bài văn Đừng sợ vấp ngã.


+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần
đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải khơng? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng
bóng khơng? Khơng sao đâu vì ...Trong thực tế , các danh nhân thành đạt như…cũng đã từng vấp ngã.


+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì khơng cố
gắng hết mình.


<i>c. Phân tích</i>


- Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ
lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.


- Ví dụ : Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng, trữ tình: <i>Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Do đó cảnh thung lũng có sự giao hòa ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, thứ ánh sáng dịu dàng, trong trẻo</i>
<i>của trăng hoà với ánh sáng êm ả của hồng hơn tạo ra một vừng sáng diệu kì như thực, như mơ. Chớp lấy</i>


<i>khoảnh khắc lạ lùng, Tố Hữu đã đem đến cho thiên nhiên Việt Bắc một vẻ đẹp bình dị, mộng mơ làm say đắm</i>
<i>lịng người</i>.


<i>d. Bình luận </i>


- Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để
nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.


- Ví dụ: Bình luận về sự đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu đối với văn học dân tộc qua bài Văn tế nghĩa sĩ
Cần giuộc? Trả lời: - Lần đầu tiên người nông dân đi vào văn học với vẻ tự nhiên vốn có về cuộc sống, đức
tính. - Lần đầu tiên NĐC thấy được nông dân là chủ nhân thật sự của đất nước, trong khi triều đình Nguyễn
lúng túng, nhu nhược trước ngoại xâm thì nơng dân đã tự giác đứng lên đánh giặc để bảo vệ quê hương bờ
cõi. - Bài văn được viết bằng chữ Nôm, ngôn ngữ mộc mạc nhưng có sức gợi hình gợi cảm lớn, đặc biệt đoạn
văn dựng lại cảnh chiến đấu rất hồnh tráng, có khơng khí và màu sắc sử thi, vượt qua giới hạn của bài văn tế
thông thường. - Bài văn khắc họa được hình tượng con người VN tiêu biểu về phẩm chất yêu nước và anh
hùng, thể hiện tinh thần bất khuất và lẽ sống vì nước qn mình mang tính truyền thống của dân tộc VN. - Bài
văn có ý nghĩa cỗ vũ tinh thần kháng chiến mạnh mẽ ngay từ lúc nó ra đời.


<i>e. So Sánh</i>


- So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự
vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật
mà mình quan tâm.


-Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì
gọi là so sánh tương phản. Ví dụ : “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”… Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn
với tiếng suối. Thế Lữ lại so tiếng hát trong với nước ngọc tuyền (suối ngọc). Những người này không miêu tả
trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình
ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm
nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác cịn nhờ chị Mađơlen


Rípphơ tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời. (Lê Trí
Viễn)


<i>f. Bác bỏ </i>


- Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,.từ đó nêu
lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe,người đọc


- VD : Trong lớp có bạn cho rằng: Khơng kết bạn với những người học yếu. Em hãy bác bỏ quan điểm đó Nêu
quan niệm sai “khơng thể kết bạn với những học sinh yếu”.


• Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả: khơng nâng đỡ
bạn, trái lại cịn đẩy bạn vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc; trong lớp sẽ có sự chia rẽ, ngăn cách…)


• Nêu quan niệm đúng của mình (nên mở rộng tấm lòng, giúp đỡ, chia sẻ với bạn học yếu để bạn tiến bộ.
Như vậy tập thể lớp mới đoàn kết).


<b>5/ Các phương thức trần thuật trong tác phẩm tự sự : </b>


<i>a/ Trần thuật</i> : Là một phương diện cơ bản của tác phẩm tự sự ; là việc giới thiệu , khái quát , thuyết minh ,
miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh , sự vật …theo cách nhìn của người trần thuật ( Từ điển thuật
ngữ văn học-1992 )


<i> b/ Thành phần của trần thuật</i> : bao gồm lời thuật, với chức năng kể việc, miêu tả đối tượng, phân tích hồn
cảnh , thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình , lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả.


<i>c/ Các phương thức trần thuật : </i>


- Trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chuyện, biết hết nhưng giấu mình.
- Trần thuật theo ngơi thứ nhất , do nhân vật tự kể chuyện.



- Trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chuyện, nhưng cách nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật .
<b> 6/ Các phương tiện liên kết văn bản </b>


- Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận
có liên kết với nhau.


- Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên
kết. Có các phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- VD : Căn hộ được thuê với giá thỏa thuận là 500 USD/tháng (năm trăm đôla/tháng). Thời gian hợp đồng là
02 (hai) năm kể từ ngày kí. Nhưng ngày 15 tháng 5 năm 1996, bà Trần Thị Bích đã đưa ra đề nghị với chúng
tôi là muốn rút ngắn thời gian hợp đồng đến hết tháng 10 năm 1996. (cơng văn) hoặc: Nói riêng về doanh
nhân Á châu, phần lớn người Trung Quốc và Việt Nam gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Có lẽ vì mặc cảm thơi.
(PL TP HCM)


<i>b. Dùng phụ từ: </i>


- VD : Trước đó, bố của Phú là ơng La Phúc Thơng đang bình thường khoẻ mạnh bỗng muốn chết vì lúc nào
cũng tưởng tượng cảnh bị người khác đuổi giết. Rồi một ngày, ông Thông kết liễu đời mình bằng chính cây lá
ngón có trong vườn nhà. (Kienthuc.net.vn)


<i>c. Dùng từ ngữ chuyên dùng: </i>


- VD: “Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cách chết. Bởi vậy, vẫn có
nhiều người chết một cách ngờ nghệch.” (Nguyễn Công Hoan)


<i>d. Phép lặp </i>


- Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là


những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.


- Các phương tiện dùng trong phép lặp là:


+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm


+ Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ + Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp


<i>e. Phép thế </i>


- Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương <i>(cùng chỉ sự vật</i>
<i>ban đầu, cịn gọi là có tính chất đồng chiếu)</i> nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.


- Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ. Dùng
phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà cịn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ
thích hợp cho từng trường hợp dùng.


<i>h. Phép liên tưởng </i>


- Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào
đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
- Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật;
trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái
này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).


<i>g. Phép nghịch đối</i>


- Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn
bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.



- Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là: Từ trái nghĩa, Từ ngữ phủ định (đi
với từ ngữ không bị phủ định), Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối) , Từ ngữ dùng ước lệ


<i>k. Phép nối </i>


- Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú
pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn
bản (từ câu trở lên) lại với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

B. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI : để định hướng việc đọc văn bản.
1. Bước 1 : Đọc kỹ yêu cầu của đề


2. Bước 2 gạch dưới những từ ngữ , câu: Đọc văn bản từ 2 đến 3 lần văn được xem là then chốt chứa
đựng nội dung thông tin cần trả lời theo yêu cầu của đề.


3. Bước 3 : Trả lời trực tiếp vào câu hỏi của đề ( hỏi gì , đáp ấy, đảm bảo 3 tiêu chí : ngắn, đúng, đủ.khơng
lan man , dài dịng)


<b>C. LUYỆN TẬP : </b>


<b>@/ Đề 1. “Lễ hội là nơi người dân về với nguồn cội, sống lại lịch sử của cha ông, tưởng nhớ công ơn người đi</b>
trước, cầu mong những điều tốt lành. Lễ hội cũng là nơi để người dân vui chơi, giải tỏa những căng thẳng.
Tuy nhiên thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy
giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác. Tại Hội Gióng
vừa qua, người ta xơng vào hỗn chiến để cướp hoa Tre, gây nên cảnh hỗn loạn nơi thờ tự. Lễ hội đền Trần
cũng chưa năm nào thoát khỏi cảnh ùn ùn kéo đến xin Ấn, thậm chí "cướp" Ấn với hy vọng có Ấn sẽ được
thăng quan, tiến chức.” (Vietnamnet, ngày 26/02/2015)


Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của văn bản.



2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.


3. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về văn hóa ứng xử khi tham gia lễ hội.
<b>@/ Đề 2. “Học sinh có nhiều ước mơ nhưng rất ít học sinh trả lời được vì sao và làm cách nào để thực hiện</b>
được ước mơ. Hậu quả của việc chọn “thụ động” là nhiều ngành học không phù hợp với sở thích nghề nghiệp
nên khi vào học các em cảm giác “đuối”, thiếu say mê, sáng tạo..., vì thế ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp
sau này. Thêm nữa, các em chỉ nhìn thấy “hào quang” của nghề. […] Hiện có đến 80% học sinh chọn thi vào
đại học để có việc làm sau này. Trong khi thực tế 70% nhu cầu nhân lực lại là cao đẳng và trung cấp nghề, đại
học chỉ chiếm 30%. Nếu chọn ngành nghề khơng đúng theo thực lực của mình thì chắc chắn thất bại.”
(Tuoitreonline, ngày 09/03/2015)


Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của văn bản.


2. Xác định phong cách ngơn ngữ của văn bản.


3. Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc chọn ngành nghề cho bản
thân. @/ Đề 3 :…Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng chí Nguyễn Bá
Thanh cịn là một người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy chung, một ng ười anh, một người cha,
một người ông mẫu mực, hết lòng thương yêu vợ, thương yêu các con, các cháu... mãi mãi là tấm gương
sáng cho con cháu noi theo. Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã
được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, đồng chí đ ược tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng
Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước; nh ưng cao quý nhất và
đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ
Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí… ( Trích Điếu văn tại lễ truy điệu đồng chí
Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương - Báo điện tử INFONET giới
thiệu ngày 16/02/2015).



Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau:


1/ Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên.
2/ Nêu nội dung chính của văn bản.


3/ Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong câu văn “cao quý nhất và đáng tự
hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng
cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí”…


4/Khi nói tới tư tưởng thân dân có nhà thơ viết : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước
lo trừ bạo. Hãy cho biết câu trên nằm trong tác phẩm nào ? của ai ?


5/Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu về những tấm gương suốt đời phấn đấu vì dân vì nước ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ
không phải từ tay Pháp. (Trích Tun ngơn độc lập – Hồ Chí Minh)


Hãy trả lời các câu hỏi:


1. Xác định phong cách ngôn ngữ (PCNN)? Đặc trưng cơ bản của phong cách ngơn ngữ đó?
2. Nêu những ý chính trong đoạn văn?


3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả nghệ thuật?


4. Ý nghĩa của các từ ngữ: “nổi dậy”, “lập nên”, “lấy lại” được tác giả sử dụng trong đoạn văn.


<b>@/ Đề 5. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung,</b>
Facebook nói riêng hàm chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó
cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có
thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc


danh nên nhiều “ngơn ngữ mạng” trở nên vơ trách nhiệm, vơ văn hóa… Khơng ít kẻ tung lên Facebook những
ngơn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên
tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn khơng có trong hệ
thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…” (Trích “Bàn về Facebook với học sinh”,
Lomonoxop. Edu.vn)


a. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
b. Nội dung khái quát của văn bản trên?


c. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu


<b>@/ Đề 6 - Đọc đoạn trích sau : “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn,</b>
thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc
quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vơ lí, làm cho dân ta, nhất là dân
cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột cơng
nhân ta một cách vơ cùng tàn nhẫn”. (Trích Tun ngơn Độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB
Giáo dục, 2008, tr. 39 - 40) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:


1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.


2. Nêu các dạng phép điệp của văn bản và hiệu quả nghệ thuật của chúng?
3. Nội dung chính của văn bản là gì?


<b>@/ Đề 7- Cho đoạn thơ : “Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu</b>
họ Dù họ hơi hám úa tàn Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con khơng bao giờ được hỏi Quê
hương họ ở nơi nào…” (Dặn con – Trần Nhuận Minh, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)


Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:


a. Người cha đã nhắc nhở con điều gì trong đoạn thơ? (1.0 điểm)



b. Thái độ của người cha được thể hiện ra sao qua hai cụm từ: không được và không bao giờ được?
(0.5 điểm)


c. Hãy lí giải tại sao người cha lại dặn dị con: khơng bao giờ được hỏi/ Q hương họ ở nơi nào.
(1.0 điểm)


d. Anh/chị nhận ra được bài học cuộc sống nào từ lời dặn con này? (0.5 điểm)


<b>@/ Đề 8: . “Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì Xanh</b>
xanh bãi mía bờ dâu Ngơ khoai biêng biếc Đứng bên này sơng sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay”
(Trích “Bên kia sơng Đuống” – Hoàng Cầm)


1)Xác định nội dung của đoạn thơ trên là gì?
2) Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ.


3) Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư
tưởng trong đoạn thơ trên?


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó
vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngơn ngoại”. (Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học
Nguyễn Đình Thi. Tiểu luận-Bút kí. NXB Văn học, Hà Nội, 2001)


Đọc đoạn trích văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên?


2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên? Xác định thao tác
lập luận chính.


3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:


Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung.


4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại ngôn ngoại” trong
2 câu thơ: Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về ( Đất nước- Nguyễn Đình Thi)
<b>@/ Đề 10- Đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi : “ Hai con người côi cút , hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng</b>
của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ… Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước ? Thiết nghĩ rằng
con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường , sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố , chú bé kia một
khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ
quốc kêu gọi”. a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm, tác giả nào đã được học trong chương trình Ngữ văn
lớp 12 ? Vị trí ?


b. Trong câu: “ Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới
những miền xa lạ…” có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Ý nghĩa? (1 điểm)


c. Qua hình ảnh của nhân vật Xơ-cơ-lốp, anh/chị hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về nghị lực của tuổi trẻ.
<b>@/ Đề 11- Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu sau: “…Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân</b>
dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau
ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập
ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng
tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nịi giống ta suy nhược.” (Trích Tun ngơn Độc lập - Hồ Chí
Minh).


1.Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu nhận biết?
2.Hãy nêu nội dung của đoạn trích.


3.Chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của chúng.


<b>@/ Đề 12 / Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG Có con ếch sống</b>
lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu


ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung
và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngồi.Quen
thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi
qua giẫm bẹp.


1. Văn bản trên thuộc loại truyện gì?


2. Xác định hình ảnh ẩn dụ trong văn bản và nêu ý nghĩa?
3. Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?


<b>@/ Đề 13/ Anh, chị đọc đoạn văn sau và trả lời: " Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng</b>
mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa... "Con ngựa, con trâu làm cịn có lúc, đêm nó cịn được đứng
gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày." " Mỗi ngày Mị càng khơng nói,
lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa." ( Trích Vợ chồng A phủ- Tơ Hịai).


a/ Thủ pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong các câu trên?
b/ Hiệu quả sử dụng của các thủ pháp nghệ thuật ấy?


c/ Viết một đoạn văn ngắn về nội dung được nói đến trong các câu trên !


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

1. “Hắn” trong đoạn hội thoại trên là ai? “Hắn” đang giao tiếp với ai? Hình thức giao tiếp như trên cho
thấy “hắn” là người như thế nào?


2. Đặc điểm diễn đạt trong đoạn trích thuộc phong cách ngơn ngữ gì ? Ý nghĩa của việc tác giả lựa
chọn kiểu diễn đạt đấy ? (Phương thức biểu đạt)


<b>@/ Đề 15 / Mùa xuân xanh - Nguyễn Bính Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao lá ở cành Lúa ở đồng</b>
tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi
lũy tre làng tơi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh



1. Viết một câu văn trả lời câu hỏi: Nguyễn Bính là ai?


2. Bài thơ đã nói tới những sắc xanh nào? Sắc xanh nào là nét đặc sắc của mùa xuân được miêu tả
trong bài thơ?


3. Nhận xét về nghệ thuật của 2 câu thơ: “Lúa ở đồng tôi và lúa ở / đồng nàng và lúa ở đồng anh”.
4. Đặt câu thơ “Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh”trong bài, anh/ chị hiểu theo nghĩa nào trong các
nghĩa sau:


a) Cỏ nằm đợi tiết thanh minh đến có mưa xuân để được xanh lại, tốt tươi.
b) Cỏ nằm đợi tiết thanh minh có hội đạp thanh (đạp cỏ) trai gái tụ tập đông vui.
c) Cỏ nằm đợi tiết thanh minh có lễ tảo mộ, người ta xén cỏ, làm mới ngôi mộ.


<b>@/ Đề 16 /Cho ngữ liệu sau: “Tơi u Sài Gịn da diết….Tơi u trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào</b>
buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời
đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu
phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm<i>”. (Minh Hương – Tơi u Sài Gịn ) </i>


Hãy trả lời những câu hỏi sau:


1) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?


2) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
3) Từ nội dung đoạn văn trên, anh/ chị hãy ... trình bày suy nghĩ của mình về tình quê hương?
<b>@/ Đề 17/ Có hai đồn khách nước ngồi đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên</b>
đường dẫn vào khu “Kỳ hoa dị thảo” lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: “Xin lỗi q khách,
chúng ta khơng thể đi tiếp”. Cịn người hướng dẫn đồn thứ hai suy nghĩ một thống rồi nói: “Để q khách
thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc cơng ty đã cố tình tạo con đường
lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế”. (Nguồn Internet)



1. Đoạn văn trên thể hiện thức phương thức biểu đạt nào ? (0,25)
2. Nội dung chính đoạn văn nhằm nói đến: (0,25)


a. Cần phải bảo vệ môi trường sinh thái để phục vụ tốt khách tham quan.


b. Hoàn cảnh giống nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật – sự việc khơng giống nhau.
c. Tình hình tổ chức phục vụ du lịch cịn nhiều yếu kém vì dự báo thời tiết khơng chính xác.


3. Nếu anh – chị là hướng dẫn viên du lịch, rơi hoàn cảnh như vậy, anh chị cho giải pháp nào sau
đây là hợp lý ? (0,5)


a. Nhanh chóng liên lạc với lãnh đạo cơng ty để thay đổi địa điểm mới kịp thời phục vụ khách.


b. Để giữ uy tín, phải xin lỗi khách và đưa khách về lại để tính sau nhằm bảo đảm sức khỏe, không
nên quyết định nguy hiểm.


c. Thực hiện kế hoạch như người hướng dẫn viên thứ hai là phịa ra một kế hoạch. Vì sao anh, chị
cho phương án đã chọn là hợp lý ? Viết đoạn văn ngắn để giải thích.


<b>@/ Đề 18 Ngỗng mẹ Ngày xuân ấm áp, Ngỗng mẹ dẫn đàn con của mình đi dạo chơi. Đàn ngỗng con thích</b>
thú trước một thế giới rực rỡ và thế là chúng tản mát khắp cánh đồng cỏ mênh mông. Bỗng những đám mây
đen kịt ùn ùn kéo đến, mưa bắt đầu rơi xuống mặt đất. Ngỗng mẹ lo lắng cất tiếng gọi con. Bấy giờ, ngỗng con
chợt nhớ đến mẹ. Chúng nghển cao những cái đầu bé nhỏ và chạy về với mẹ. Ngỗng mẹ gương cánh phủ lên
đàn con của mình. Dưới cánh mẹ đàn ngỗng con thấy thật yên ổn và ấm áp. Chúng nghe đâu đó rất xa tiếng
sấm nổ, tiếng gió gào thét và tiếng mưa đá rơi lộp độp.... Rồi tất cả trở lại yên lặng. Những chú ngỗng lập tức
nằng nặc địi mẹ nâng đơi cánh lên để chúng được chạy ra bên ngoài. Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh và đàn
ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng đã nhìn thấy đơi cánh mẹ ướt đẫm, lơng rụng tơi tả. Nhưng kìa, ánh
sáng, bãi cỏ, những chú cánh cam, những con ong mật đã khiến chúng quên cả hỏi thăm mẹ. Chỉ có một chú
ngỗng bé bỏng, yếu ớt chạy đến hỏi mẹ: - Sao cánh mẹ rách toạt như thế này? Ngỗng mẹ khẽ trả lời: - Mọi
việc đều tốt đẹp con ạ. Đàn ngỗng vàng lại tản ra trên bãi cỏ và Ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc. ( Dẫn theo


Giáo dục con người chân chính như thế nào. V. A. Xu-khơm-xki)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2. Nội dung chủ yếu của văn bản là gì ? (0,5 điểm)
3. Ý nghĩa được gợi ra từ văn bản trên


4. Từ văn bản trên, hãy nêu lên suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm giữa cha mẹ và con cái (Khoảng
10 dòng) (1điểm)


<b>@/ Đề 19 “ Để rồi, chẳng bao lâu nữa, bà nhà tôi, bạn bè cùng lứa với tôi như bác Trưởng Hoạt lần lượt nằm</b>
xuống, mình tơi vẫn phải sống suốt bao năm tháng dằng dặc. Mình tơi giữa đám người hậu sinh. Những gì
chúng thích thì tơi ghét, những gì tơi thích chúng chẳng ưa. Tơi sẽ như ơng khách ngồi dai ở nhà người ta, mọi
khách khứa đã về cả rồi, mình vẫn dầm dề nán lại. Tơi sẽ bơ vơ lạc lõng, hoặc trở nên thảm hại đáng ghét
như kẻ tham lam, một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn phải sống, cứ trẻ khỏe, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi
thứ lộc trời! Vơ lí lắm! Không! Tôi không thể cướp cái thân thể non nớt của cu Tị. (nhìn ra ngồi) Tiếng chị Lụa
gào khóc nghe đứt ruột! Mất đứa con, chị ấy làm sao sống được? (đột ngột) Ơng Đế Thích, hồn cu Tị bây giờ
ở đâu?” (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,
2013, trang 151)


Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:


1. Xác định nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?


2. Những từ ngữ in nghiêng trong ngoặc đơn (nhìn ra ngồi), (đột ngột) có vai trị gì trong đoạn trích
nói riêng và trong kịch nói chung?


3. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về quan
điểm Sống không chỉ là tồn tại!


<b>@/ Đề 20/ Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sơng ngịi, biển cả, hị lúc cấy cày, gặt</b>
hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ


địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được
thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hị giã gạo, ru em, giã vơi, giã điệp,
bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hị lơ, hị ơ, xay lúa, hị nện gần gũi với dân ca
Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lịng khao khát, nỗi mong chờ hồi vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngồi ra cịn
có các điệu lí như: lí con sáo, lí hồi xn, lí hồi nam. (Hà Ánh Minh)


Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:


1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?


2. Những biện pháp tu từ cú pháp nào được sử dụng trong các phần chữ in nghiêng? Cho biết tác
dụng của các phép tu từ cú pháp ấy?


3. Đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn văn?


<b>@/ Đề 21/ Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi: Mái nhà dưới bóng cây Cây dưới trời trong vắt Trời xanh đêm và</b>
ngày. Con trai ba lẫm chẫm Đi từ bàn đến bàn Đi từ bàn đến cửa Cửa đợi nhiều bàn tay. Con trai ba lẫm
chẫm Đi từ tay đến tay Đi từ hoa sang nụ Đi từ ngày sang ngày. Mái nhà dưới bóng cây Cây dưới trời trong
vắt Trời in vào đôi mắt Lá in vào bàn tay. Ba mong tâm hồn bé Thắm xanh từ hôm nay. (Mái nhà dưới bóng
cây – Nguyễn Trác ) a.Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào? ( 0.5đ)


b.Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ? ( 0.5đ)


c.Hình ảnh “ bóng cây – mái nhà” có gì giống với hình ảnh “ cha – con”? ( 0.5đ)
d.Hãy viết lại một bài ca dao mà anh – chị biết nói về tình cha con? ( 0.5đ)


<b>@/ Đề 22/ “Ngày 11/3, đại tá Lê Văn Tư - Trưởng công an TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh - cho biết đang phối hợp</b>
cùng cơng an phường 1 làm rõ việc nhóm học sinh lớp 7/5 trường THCS Lý Tự Trọng đánh bạn trong lớp rồi
quay video tung lên mạng. Trong đoạn video này, một nữ sinh tóc dài khóc lóc, ngồi co rúm một góc cửa sổ
gào thét van xin nhưng nhóm bạn gái vẫn lao vào đánh đập. Thậm chí, một nam sinh còn ném nguyên chồng


ghế nhựa vào người nạn nhân. Nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng không ai can ngăn. Theo điều tra ban
đầu, lớp trưởng lớp 7/5 thường xuyên yêu cầu Lê (nữ sinh bị đánh) đi mua các đồ dùng cá nhân và làm
những việc khác. Ngày 13/1, Lê từ chối việc sai vặt nên bị lớp trưởng cho là "láo". Trưa 13/1, Lê bị 5 nữ và 2
nam cùng khối 7 nhưng khác lớp, làm theo "lệnh" của lớp trưởng, đánh hội đồng …” Theo VnExpress, thứ 4,
ngày 11/3/2015 Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau:


1. Văn bản trên kể về sự việc gì?


2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Thuộc thể loại nào trong phong cách đó?
3. Hãy chuyển văn bản thành một bản tin vắn


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>@/ Đề 23/ “Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào. Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ</b>
lượt bồng bế, dắt diều nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết
như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm cịng
queo bên đường. Khơng khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” (Trích Vợ nhặt - Kim
Lân)


1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên? (0,5 điểm)
2. Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn? (0,5 điểm)
3. Xác định nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm)


4. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của những biện
pháp đó? (0,5 điểm)


<b>@/ Đề 24/ Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: LỜI CHA DẶN Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những</b>
bài học một đời cay đắng. Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa lòng con. Để khi con cất bước vào cuộc
hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn. Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời,
con ạ. Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn. Con hãy chậm bước dù là người đến muộn. Dù phần con
chẳng ai nhớ để dành! Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa. Hãy buồn với chuyện bất nhân. Và hãy tin vào điều
có thật : - Con người sống để yêu thương. (Theo Đất Việt)



a. Phương thức biểu đạt của văn bản trên?
b. Nêu nội dung chính của văn bản? Ý nghĩa?


c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng ở bốn câu thơ sau đây: “Hãy vui lên trước điều nhân
nghĩa. Hãy buồn với chuyện bất nhân. Và hãy tin vào điều có thật : - Con người sống để yêu thương”


<b>@/ Đề 25/ Đọc bài thơ sau: Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi</b>
nước: - Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với cỏ như thế
nào? - Chúng tôi đan vào nhau Làm nên những chân trời Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào?
(“Hỏi” - Hữu Thỉnh)


Hãy trả lời các câu hỏi:


1. Phương thức diễn đạt của văn bản?
2. Nội dung chính của văn bản?


3 câu thơ cuối sử dụng biện pháp tu từ gi? Ý nghĩa của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?


<b>@/ Đề 26/ Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy</b>
mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có
thấy ai tư nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn
bát cháo bốc khói mà bng khng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn rồi lại toe toét cười. Trông Thị thế mà có
dun. Tình u làm cho có dun. Hắn vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. (Trích “Chí
Phèo”-Nam Cao)


a/ Nội dung chính của đọạn văn trên là gì? Trước đoạn văn này, tác giả kể sự việc gì?


b/ Tính truyền cảm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong đoạn văn trên chủ yếu thể hiện ở


những từ ngữ nảo? Nội dung truyền cảm trong đoạn văn trên là gì?


c/ Đoạn văn trên gợi ra những ý nghĩa gì, xét ở phương diện giá trị giáo dục của văn học?


<b>@/ Đề 27 Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung</b>
lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tơi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tơi
ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lịng mẹ khóc nức nở. Cậu khơng sao hiểu được từ trong khu
rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to:
Tơi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tơi u người”. Lúc đó người mẹ mới
giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương
người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)


1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc phong cách ngơn ngữ gì? (1
điểm)


2. Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn khoảng 50 dịng nói lên suy nghĩ của
mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống? (3 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đỉnh Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước
chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm. ( “Nguyễn Đình Chiểu, ngơi
sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc” - Phạm Văn Đồng, Sgk Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,
tr 48)


Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:


1. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 đ)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì? (0,5 đ)


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×