Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vận dụng một số phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực học sinh lớp 11 trong bài ôn tập phần văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.17 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 11
TRONG BÀI : ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC.

Người thực hiện: Trần Thị Hoài
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn.

MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu

THANH HOÁ NĂM 2017


1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.

1
1

1.3. Đối tượng nghiên cứu .

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khí áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề : Vận dụng một số phương pháp

3
3
4

dạy học theo định hướng phát huy năng lực của học sinh trong bài học:
Ôn tập phần văn học – Ngữ văn 11.

6

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
16
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo


17
17
17


1. Mở đầu

1.1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT mà đặc biệt là giảng dạy
các tiết Ôn tập, bản thân tôi cùng các đồng nghiệp trước đây vẫn quen sử dụng phương
pháp dạy học truyền thống. Dạy học nặng về truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là
phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Gần đây giáo viên đã thường xuyên
chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học, sử dụng các phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh, rèn luyện kỹ năng
sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận
dụng tri thức tổng hợp; việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các
phương tiện dạy học đã được thực hiện rộng rãi và hiệu quả trong nhà trường. Nhưng
những giờ dạy học ôn tập trước đây, tôi thấy dù được đánh giá thành công thì học sinh
vẫn còn dừng lại ở mức độ lĩnh hội, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà
chưa phát huy hết được năng lực chủ động, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm cách nào có thể nâng cao được chất
lượng giáo dục học sinh và điều quan trọng là qua mỗi tiết học Ôn tập các em có thể
củng cố được kiến thức như thế nào và có thể ứng dụng được gì vào trong thực tiễn cuộc
sống, đặc biệt là các em có thể vừa củng cố phần lí thuyết vừa vận dụng được kiến thức
vào các bài làm văn thực sự hiệu quả. Chính vì điều đó, tôi muốn cố gắng nghiên cứu,
tìm hiểu để có thể đưa ra được một phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn một tiết
ôn tập phần văn học. Và tôi đã lựa chọn phương pháp dạy học theo định hướng phát huy
năng lực học sinh, cụ thể đã thực sự hiệu quả trong bài học Ôn tập phần văn học – Ngữ
văn 11.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Năng lực và phẩm chất là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người.
Do vậy có thể xem quá trình hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với quá trình
tích tụ, phát triển các yếu tố của năng lực và phẩm chất.
Mặt khác, nhân cách được xem là một chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt năng lực và
phẩm chất (tài và đức). Do vậy, quá trình phát triển năng và phẩm chất phải có sự cân
đối và tương thích theo xu hướng đức và tài hài hòa nhau “tài đức vẹn toàn”. Đức và tài
không cân xứng nhau sẽ cho ra một nhân cách chưa hoàn thiện.Trong quá trình giáo dục,
dạy học phát triển năng lực người học là một phương pháp dạy học ưu thế hướng người
học tiếp cận gần hơn với phát triển nhân cách của mình.

1


Trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về
cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục... nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân cách.
Trong đó việc năng lực con người (tài) được quan tâm nhấn mạnh.
Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng
đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu như trước đây
giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình
thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần
nhưng chưa đủ. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông,
giáo dục cần phải giúp người học hình thành một hệ thống năng lực đáp ứng được với
yêu cầu mới. Hệ thống năng lực đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý,
sinh lý của người học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo đó,
những phát triển của năng lực người học trong quá trình giáo dục cũng sẽ là quá trình
hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.
1.3. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 11B5,11B6,11B7 trường THPT Nguyễn Trãi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp so sánh, đối chiếu (trước và sau khi thực nghiệm đề tài)

- Phương pháp quan sát thực tiễn.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp (Phân tích nguyên nhân, tổng hợp kết quả)
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
+ Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống : Các phương pháp dạy học truyền
thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn quan trọng. Đổi mới không có nghĩa là
loại bỏ phương pháp này mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn
chế nhược điểm của chúng, cần nắm vững yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật
trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp đểphát huy tính tích cực và sáng tạo
của học sinh.
+ Kết hợp đa dạng phương pháp dạy học: Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có
những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng phương
pháp và hình thức trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát
huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Bản thân tôi đã vận dung kết hợp các
phương pháp khác nhau phù hợp với bài học.
2


+ Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học
nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học sinh được
đặt trong một tình huống có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Thông qua việc
giải quyết vấn đề, học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học
giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh,
có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với mức độ tự lực của học sinh.
+ Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học: Phương tiện có vai trò quan
trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí
nghiệm, thực hành. ở bài học này tôi kết hợp sử dụng máy chiếu đa năng, cho học sinh
trình bày các bảng hệ thống đã lập trên tinh thần chuẩn bị ở nhà, dùng máy chiếu hắt để
học sinh trình bày sản phẩm của mình.
+ Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo: Kỹ thuật dạy học là cách

thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống nhỏ nhằm thực hiện và
điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
Có kỹ thuật dạy học chung, có kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp.
+ Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh: Phương pháp học tập một cách
tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính tích cực, sáng tạo
của học sinh.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học theo định hướng phát huy năng lực học sinh nằm trong chương trình đổi
mới PPDH môn Ngữ văn ở trường THPT, là kết quả của một quá trình nghiên cứu, thực
hiện kiên trì và được nghiệm thu. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương
pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng
riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn
nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Vì vậy, việc phát huy năng lực
học sinh trong hoạt động học là rất quan trọng để học sinh có thể học tập chủ động và
hiệu quả nhất.[5]
3


Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học
truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để
nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các
phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử
dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên

lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm
mẫu trong luyện tập. Để bài học hiệu quả, cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học
mới, tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo
quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. Đặc biệt là người giáo viên cần biết phát huy năng
lực học sinh.
Vậy, ta phải hiểu năng lực là gì?
Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt
động nào đó.[2]
Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện
thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực
chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người
nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng
lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát
triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
Dạy học phát triển năng lực vừa là mục tiêu giáo dục (xét về mục đích, ý nghĩa của
dạy học), vừa là một nội dung giáo dục (xét về các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt của người
học) đồng thời cũng là một phương pháp giáo dục (xét về cách thức thực hiện).
Do vậy, dạy học phát triển năng lực có một ưu thế vượt trội trong hình thành và phát
triển nhân cách bởi vì nó hướng người học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong
giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm...), mà
các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân
cách. Vì vậy vấn đề còn lại là người học tham gia như thế nào các hoạt động để hình
thành và phát triển nhân cách của mình.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thứ nhất, trong quá trình giảng dạy các tiết Ôn tập, một thực tế cho thấy có nhiều
học sinh không chuẩn bị bài ở nhà, số còn lại rất ít em chuẩn bị kĩ lưỡng, một số em
chép lại từ vở các bạn hoặc từ trong sách tham khảo. Nguyên nhân chủ yếu là vì: các em
đọc sách giáo khoa mà không hiểu chổ nào là trọng tâm, đa số đều có tâm lí: soạn bài
làm gì, để đối phó thôi mà, lên lớp thế nào cô chẳng giảng lại, lúc đó chép vào vở cũng
được. Và thế là các em soạn bài một cách sơ sài, đối phó, thậm chí có em còn không biết

4


mình viết gì trong vở nữa. Chính vì thế trên lớp các em cứ cắm cúi chép bài vào vở mà
không chịu tư duy, thậm chí các em không còn thời gian để phát biểu xây dựng bài. Vì
vậy, hiệu quả học tập không cao.
Thứ hai, việc đổi mới giáo dục Trung học dựa trên những đường lối, quan điểm chỉ
đạo giáo dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về chính sách và quan
điểm trong việc phát triển và đổi mới giáo dục Trung học. Việc đổi mới phương pháp
dạy học cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục
trung học.
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung
và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản: Luật giáo dục số
38/2005/QH11, Điều 28 ; Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục và đào tạo; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban
hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ. Những
quan điểm, định hướng nêu trên là cơ sở thực tiễn và môi trường pháp lí thuận lợi cho
việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát huy năng lục người học nói riêng.
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát huy năng lực không chỉ chú ý tích cực
hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với
những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với
hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ
giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực
xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học
chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải
quyết các vấn đề phức hợp.
Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học thuộc
chương trình giáo dục định hướng phát huy năng lực là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển

năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin…), trên cơ
sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
- Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù
của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm
bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với hình thức dạy học. Tùy theo mục tiêu,
nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như
học cá nhân, học nhóm; trong lớp học, ngoài lớp học… Cần chuẩn bị tốt về phương pháp
5


đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
- Cần sử dụng đủ, hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiếu đã quy định. Có thể sử
dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với
đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Thứ ba, một số mô hình thực tiễn dạy học phát triển năng lực
Mô hình 4 trụ cột giáo dục của UNESCO tổng hợp 4 năng lực : năng lực nhận thức,
năng lực chuyên môn, năng lực xã hội hóa, năng lực chủ thể hóa.
Mô hình tám năng lực của Việt Nam : Trong một dự thảo cho đổi mới về chương trình
sách giáo khoa sau năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một chương trình tổng
thể gồm tám năng lực như sau : năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực
tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. (Bộ Giáo dục và Đào tạo công
bố ngày 05/8/2015).
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề : Vận dụng một số phương pháp dạy
học theo định hướng phát huy năng lực của học sinh trong bài học Ôn tập phần văn
học – Ngữ văn 11
Ở đề tài này tôi cố gắng đi sâu vào một tiết học cụ thể cụ thể trong chương trình ngữ

văn 11 đó là Ôn tập phần văn học theo hướng phát huy năng lực của học sinh. Để có thể
trao đổi một số kinh nghiệm và đưa ra hướng giảng dạy phù hợp với phương pháp mới.
a. Những vận dụng trong dạy học phát huy năng lực học sinh cho bài Ôn tập phần
văn học- Ngữ văn 11
a.1. Vận dụng qua sử dụng sách giáo khoa : về cơ bản, dạy học trên cơ sở sách giáo
khoa bởi vì trong sách giáo khoa tri thức vẫn là tri thức khoa học, chỉ có sự chiếm lĩnh tri
thức và ứng dụng sáng tạo tri thức mới là điều cần thay đổi và luôn thay đổi.
a.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát huy
năng lực học sinh
Các phương pháp dạy học
- Phương pháp thảo luận nhóm : là một trong những phương pháp dạy học tạo được
sự tham gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, học sinh được
tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm.
6


Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự
do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất
đồng, hình thành quan điểm cá nhân, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề
khó khăn.[3]
- Phương pháp đàm thoại : Ðàm thoại là phương pháp GV xây dựng hệ thống câu
hỏi cho HS trả lời hoặc trao đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó
tiếp nhận kiến thức. Sử dụng câu hỏi là một trong những cách thức tiện lợi nhất để kích
thích học sinh học tập một cách tích cực. [3]
Nội dung cốt lõi của PP này là việc xây dựng câu hỏi. Câu hỏi phải đáp ứng được các
yêu cầu sau:
+ Câu hỏi phải có tính hệ thống : các câu hỏi được xây dựng theo trình tự các nội
dung của bài học, từ phần đầu đến phần cuối.
+ Câu hỏi phải có tính định hướng, nghĩa là nội dung câu hỏi phải xoay quanh các
nội dung chính của bài học.

+ Câu hỏi phải đảm bảo tính gợi mở, tránh loại câu hỏi đánh đố HS.
+ Về hình thức: câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng khiến HS nắm bắt được ngay ý đồ của
người hỏi, yêu cầu của câu hỏi.
Câu hỏi phải phù hợp với trình độ từng đối tượng HS: giỏi, khá, trung bình, yếu, câu hỏi
khó quá HS kém không thể trả lời, câu hỏi dễ quá một HS khá, giỏi không muốn trả lời.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề : Dạy học nêu vấn đề hay còn gọi là dạy học giải
quyết vấn đề. Vấn đề: là một sự việc, một hiện tượng, một khái niệm, một hiện trạng tồn
tại khách quan mà ta gặp phải trong tư duy và hành động. Vấn đề này có thể ta chưa biết
hoặc biết rất ít về nó. [3]
Hình thức tổ chức dạy học nhằm hướng tới phát huy năng lực học sinh.
Hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh là một trong những nhân
tố góp phần không nhỏ vào sự thành công trong việc nâng cao hiệu quả của công tác
giáo dục ở trường trung học phổ thông.
Dạy học môn ngữ văn ở trương THPT thường được tổ chức dưới hai hình thức cơ
bản là: hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp.
Hình thức tổ chức dạy học trong lớp là hình thức tổ chức dạy học trong các giờ học
chính khóa. Trong đó giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo các
nội dung học tập. Hình thức tổ chức dạy học này được thực hiện theo các cách sau: Học
theo cá nhân, học theo nhóm, học theo góc.
7


Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp học là hình thức quan trọng, gắn các nội dung
học tập với việc vận dụng vào thực tiễn. Hình thức tổ chức này góp phần tạo ra một
không gian học tập mở, giúp học sinh có thêm các cơ hội để thể hiện năng lực học tập
của mình. Có thể tổ chức hoạt động ngoài lớp học dưới dạng các hoạt động ngoại khóa.
Ở bài Ôn tập phần văn học, tôi lựa chọn hình thức dạy học trong lớp.
b/ Những năng lực cần phát huy cho học sinh trong bài Ôn tập phần văn học - Ngữ
văn 11
- Năng lực tự học

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực thẩm mĩ.
c/ Thiết kế giáo án thực nghiệm bài học Ôn tập phần văn học – Ngữ văn 11 theo
hướng phát huy năng lực của học sinh.

Tiết 110,111,112

Ôn tập phần văn học

1/ Mục tiêu :
1.1/ Kiến thức:
+ Nắm vững những tri thức cơ bản về văn học hiện đại, hệ thống các tác phẩm theo tinh
thần thể loại.
- Khái niệm về văn học hiện đại.
- Những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại
- Bản chất đặc thù : tính hiện đại của tác phẩm.
+ Biết phân tích theo từng cấp độ : sự kiện – tác phẩm – hình tượng và ngôn ngữ theo
phong cách chức năng
1.2/ Kĩ năng : Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại.
1.3/ Giá trị : Giáo dục cho học sinh ý thức tìm hiểu và trân trọng những đóng góp của các
nhà văn, nhà thơ qua một giai đoạn văn học.
2/ Chuẩn bị của gv và hs :
2.1/ Chuẩn bị của gv : Thiết kế bài học, phương tiện.
2.2/ Chuẩn bị của học sinh : chuẩn bị bài theo hướng dẫn tìm hiểu bài mới của giáo viên
ở cuối tiết học trước và Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa.
3/ Tổ chức các hoạt động học tập :
3.1. Ổn định lớp.
8



3.2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs.
3.3. Tiến trình bài học :
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh theo tổ, nhóm dựa trên sự dăn dò chuẩn bị bài
học của giáo viên từ cuối tiết trước.
- Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
Hoạt động của GV và HS
GV giao công việc cho học
sinh .
1/ Hoạt động nhóm nhằm phát
huy năng lực tự học và năng
lực hợp tác
Lớp chia làm ba nhóm
- nhóm 1 hệ thống các văn bản
đã học và đọc thêm phần văn
học Việt Nam theo thể loại
thơ.
- nhóm 2 hệ thống các văn
bản đã học và đọc thêm phần
văn học Việt Nam theo thể loại
văn nghị luận.
- nhóm 3 hệ thống các văn bản
về văn học nước ngoài và bài
lí luận văn học
Học sinh từng nhóm làm việc
và trình bày kết quả trước lớp.


Nội dung cần đạt
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Hệ thống các tác phẩm đã học theo tinh thần thể
loại.
a/ Thơ
- Thơ Đường luật : Lưu biệt khi xuất dương - Phan
Bội Châu, Chiều tối - Hồ Chí Minh
- Thơ mới : Vội vàng - Xuân Diệu, Tràng giang Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Tương tư Nguyễn Bính.
- Thơ tự sự : Hầu trời - Tản Đà
+ Nội dung : nhiều tuyên ngôn về lẽ sống, về quan
điểm nghệ thuật, về lí tưởng thời đại.
+ Phong cách ghệ thuật : đa dạng, phong phú.
Các bài thơ dù hiện đại đến đâu cũng chưa thoát khỏi
những biểu hiện của thơ truyền thống : về thể thơ, về
ngôn từ, về trạng thái cảm xúc.
b/ Văn nghị luận của Phan Châu Trinh, Nguyễn An
Ninh, Hoài Thanh cho thấy những quan điểm vừa
truyền thống vừa hiện đại của con người Việt nam
trong thời đại mới về xã hội, ngôn ngữ và văn học ->
bộ mặt văn học mới của dân tộc.
c/ Văn học nước ngoài : Thơ Pus-kin, truyện ngắn Sêkhôp, tiểu thuyết V.Huy-gô...
9


d/ Lí luận : Một số thể loại văn học : kịch, nghị luận.
2/ Đặt vấn đề nhằm phát huy
2/ Đặc điểm của các tác phẩm văn học hiện đại
năng lực giải quyết vấn đề và - Được sáng tác trong xã hội hiện đại của một quốc
sáng tạo- Đặc điểm của các tác gia, một dân tộc.
phẩm văn học hiện đại ?

- Không còn là sự độc tôn của các nhà khoa bảng,
bác học.
- Thoát khỏi ý thức hệ của giai cấp phong kiến và sự
quy phạm về hình thức nghệ thuật.
3/ Bản chất đặc thù của các
3/ Bản chất đặc thù của các tác phẩm theo tinh thần
tác phẩm theo tinh thần thể
thể loại
loại ?
Vận dụng kiến thức về thể loại đã được học để nhận
diện và phân tích có hiệu quả các tác phẩm.
- Thơ, truyện: thế giới hình tượng, ngôn ngữ nghệ
thuật, những cảm hứng nhân đạo, nhân văn của tác
giả.
- Văn nghị luận : cấu trúc, hệ thống lập luận và ý
tưởng với mục đích xã hội của tác giả
Tiết 2
Hoạt động 2 : Luyện tập – Phần văn học Việt Nam
Hoạt động của Gv và Hs

Hoạt động nhóm và đặt
vấn đề
Gv yêu cầu học sinh vẫn
theo 3 nhóm làm việc: So
sánh, phân biệt thơ trung
đại và thơ mới về các mặt
nội dung,hình thức nghệ
thuật, ngôn ngữ...
Hs trình bày kết quả theo


Nội dung cần đạt
II/ Luyện tập
A/ Thơ
1/ So sánh, phân biệt thơ trung đại và thơ mới về các mặt
nội dung, hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ...
Các bình diện

Thơ trung đại

Thơ hiện đại

Nội dung cảm
hứng

Thời đại chứ Ta
(phi ngã), nặng
tính cộng đồng,
xem nhẹ cá nhân

Thời đại chữ tôi,
coi trọng bản
ngã, cá nhân...

Cảm hứng chủ
đạo

nói chí, tỏ lòng... cái tôi cá nhân
với nhiều sắc thái
cảm xúc...
10



bảng hệ thống, các nhóm
khác nhận xét cho nhau và
bổ sung, Gv tổng kết kiến
thức
* Định hướng cho hs giải
quyết vấn đề : Đó chỉ là
sự giống nhau về phần xác
(hình thức), còn phần hồn
(tinh thần của cái tôi cá
nhân, nỗi buồn, cô đơn
mênh mông trước trời
rộng sông dài, nối sầu vũ
tru trong Tràng Giang và
nỗi buồn, cô đơn mong
mỏi, hi vọng... trong Đây
thôn Vĩ dạ) chỉ có trong
thơ mới.
Hs làm việc theo nhóm:
- Nhóm 1: tìm hiểu bài
Xuất dương lưu biệt.
- Nhóm 2: tìm hiểu bài
Hầu trời.

Cách cảm nhận
thiên nhiên, con
người

Nhìn cuộc sống

bằng những ước
lệ, khuôn sáo,
công thức..

Nhìn đời bằng
cặp mắt xanh
non, tươi mới, trẻ
trung, ngơ ngác...

Hình thức nghệ
thuật

Chứ Hán, Nôm;
thể thơ truyền
thống; tính quy
phạm...

Chữ quốc ngữ;
thể thơ kết hợp
truyền thống với
hiện đại; phá bỏ
tính quy phạm...

*** Đặt vấn đề :
Các bài Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ
của HMT đều viết theo thể thơ thất ngôn nhưng tại sao
không phải thơ cũ?

2/ Từ những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức
của hai bài thơ Xuất dương lưu biệt và Hầu trời, làm rõ

tính chất giao thời giữa văn học trung đại và văn học hiện
đại.
Tính chất giao thời của 2 bài thơ:
Bài thơ
Xuất dương
lưu biệt

Sau thời gian tìm hiểu, 2
nhóm trao đổi kết quả, đi
tới thống nhất chung, trình
bày, Gv bổ sung nếu cần
thiết đánh giá .
=> Phát huy năng lực hoạt
động nhóm, năng lực giao

Nhìn chung
bài thơ vẫn
thuộc thơ


- Thể thơ: Thất ngôn bát
cú Đường luật.
-Chữ viết: Chữ Hán.
- Cái tôi trữ tình: Đại diện
cho các ta chung – chí sĩ,
anh hùng cứu nước – nhà
nho yêu nước.Tỏ lòng, tỏ
chí hào hùng.
- Cảm hứng chủ đạo: Bày
tỏ tâm trạng, cảm xức trong

buổi chia tay trước khi ra đi
vì đại nghĩa.

mới
- Ngã (tớ),
trực tiếp.
- Phê phán
lối học
khoa của
Nho giáo
mạnh mẽ,
không hợp
thời.
- Tư tưởng
duy tân –
đổi mới
11


tiếp.

HS giải quyết các câu hỏi
tiếp theo trong sgk.

trung đại
truyền
thống.

- Nghệ thuật: Hình thức
diễn đạt hoàn toàn thơ cũ


của nhà
nho phong
kiến.

Hầu trời
Từ hình thức
đến nội
dung tư
tưởng đã có
nhiều yếu tố
mới mẻ,
nhưng vẫn
chưa bước
hẳn sang
phạm trù thơ
mới, vẫn chỉ
dừng lại ở
giai đoạn
giao thờinhịp cầu của
hiện đại hóa.

- Thể thơ : Thất ngôn
- Cái tôi trữ tình
- Cái tôi nhà nho phong
kiến tài tử, tài hoa nhưng
thất thế

- Thất ngôn
trường

thiên
- Chữ viết;
chữ quốc
ngũ
- Cái tôi cá
nhân buồn
chán muốn
thoát li.
- Tưởng
tượng
phóng
khoáng ,
bay bổng;

3. Qua việc so sánh , phân tích các bài thơ Lưu biệt khi
xuất dương, Hầu trời, Vội vàng, làm rõ quá trình hiện đại
hóa thơ ca giai đoạn đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng
Tám năm 1945.
4. Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài
thơ Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ, Tương tư,
Chiều xuân.
5. Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Chiều tối –
Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu, Lai Tân – Hồ Chí Minh,
Nhớ đồng – Tố Hữu.
* Bài thơ Chiều tối
- Nội dung tư tưởng:
Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh : Dù hoàn cảnh khắc nghiệt
vẫn luôn lạc quan, yêu đời, vẫn luôn hướng tới ánh sáng ,
niềm vui của tương lai. Điều đó bộc lộ qua tình yêu thiên
12



- Hoạt động các nhân.
- Trao đổi thông tin
với bạn bên cạnh.
- Củng cố kiến thức
và trình bày.
- Những học sinh
khác bổ sung nếu
cần thiết.
- Giáo viên hướng
dẫn học sinh đánh
giá, kết luận vấn đề
=> Phát huy năng lực tự
học, năng lực tự giải quyết
vấn đề và sáng tạo, năng
lực hợp tác

nhiên, tình yêu cuộc sống, con người, ý chí vươn lên trước
mọi hoàn cảnh.
- Nghệ thuật đặc sắc :
+ Tả cảnh ngụ tình : Cảnh chiều tối nơi núi rừng.
+ Sử dụng hình ảnh nghệ thuật rất độc đáo và sinh động
làm cho phong cảnh chiều tối hiện lên đậm nét.
+ Ngôn từ : từ ngữ giàu tính liên tưởng, có sức gợi.
* Bài thơ Lai Tân
- Nội dung : Tình trạng thối nát, mọt ruỗng một cách
phổ biến của bộ máy chính quyền Trung Hoa dưới quyền
Tưởng Giới Thạch.
- Nghệ thuật châm biếm đả kích nhằn làm cho bộ mặt

thật của bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới
Thạch hiện lên một cách đầy đủ nhất sự thối nát.
* Bài thơ Từ ấy:
- Nội dung : Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà
thơ khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Nhà thơ bộc lộ niềm
hân hoan chân thành của mình và đặt tâm nguyện từ đó sẽ
đấu tranh cho lí tưởng và con đường đã lựa chọn. Đó là tư
tưởng của một người thanh niên yêu nước giác ngộ lí
tưởng cách mạng và đang hăng say thực hiện lẽ sống cao
cả của mình trên đường tranh đấu đầy gian lao phía trước.
- Nghệ thuật :
+ Hình ảnh thơ sinh động, tươi sáng đã khắc sâu tâm
trạng nhà thơ.
+ Các biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh, điệp từ... đã góp
phần làm rõ tâm trạng vui sướng, say mê, nhận thức mới
về lẽ sống lớn, tình cảm lớn của nhà thơ gắn với đồng
chí, đồng bào.
+ Từ ngữ : giàu sắc thái biểu cảm.
* Bài thơ Nhớ đồng.
13


Hãy nêu những đặc sắc
của nghệ thuật văn nghị
luận trong các văn bản Về
luân lí xã hội ở nước ta và
Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải
phóng các dân tộc bị áp
bức so sánh với bài Một
thời đại trong thi ca , sau

đó ghi vào bảng hệ thống.
- Học sinh làm việc cá
nhân, trình bày, những học
sinh khác có thể bổ sung,
giáo viên cùng học sinh
hoàn thành bảng hệ thống.

- Nội dung : Tâm trạng là nỗi nhớ thương da diết của nhà
thơ – người chiến sĩ cách mạng đang bị tù đày dành cho
quê hương, đồng bào. Tình cảm ấy vượt qua sự cách trở
của không gian, vượt lên hoàn cảnh gian khổ tù đày mà
người chiến sĩ cộng sản đang phải đối mặt. Đó là tình
cảm lớn, cao quý, sâu nặng luôn thường trực trong lòng
một con người say mê lí tưởng.
- Nghệ thuật :
+ Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.
+ Sử dụng hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu làm cho cung bậc
của tâm trạng biến đổi theo mạch liên tưởng của tác giả
về quê hương, đồng bào.
+ Điệp khúc : Những câu thơ diễn tả tâm trạng ở đầu các
khổ thơ nhằm liên kết nội dung, tô đậm cảm xúc, khắc
sâu lí tưởng của nhà thơ.
B/ Văn nghị luận
Bảng hệ thống
Văn bản, tác giả, thể loại
văn nghị luận
Về luân lí xã hội ở nước
ta – Phan Châu Trinh
(Nghị luận xã hội – bài
diễn thuyết)


Đặc sắc phong cách nghệ
thuật
Lí lẽ đanh thép, lập luận
hùng hồn, dẫn chứng sắc sảo,
luận điểm vững chắc, nhiệt
tình sôi sục, tính thuyết phục
cao; vấn đề nêu ra bức thiết,
thể hiện một chủ trương
đường lối cứu nước dân chủ,
nâng cao dân trí của tác giả.

Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải
phóng các dân tộc bị áp
bức- Nguyễn An Ninh
(nghị luận xã hội – bài
báo)

Phê phán và bác bỏ luận
điểm coi thường tiếng mẹ đẻ,
tư tưởng sùng ngoại để từ đó
nêu rõ vai trò của tiếng mẹ
đẻ; lập luận chặt chẽ, dẫn
14


chứng dồn dập đầy thuyết
phục.
Một thời đại trong thi ca
– Hoài Thanh (nghị luận

văn học, tiểu luận mở
đầu một hợp tuyển thơ
mới)

Tiết 3

Sức khái quát, tổng hợp vấn
đề rộng và sâu, luận điểm
mới mẻ được chứng minh và
giải thích bằng lí luận và dẫn
chứng tường tận, rành mạch;
lời văn giàu cảm xúc, hình
ảnh, hình tượng nên bài tiểu
luận rất gần với văn bản
nghệ thuật.

Hoạt động 3: Luyện tập
Phần văn học nước ngoài và lí luận văn học

Hoạt động của Gv và Hs

Lập bảng hệ thống những tác
phẩm, đoạn trích đã học trên
hai phương diện nội dung và
hình thức nghệ thuật.
- Hs làm việc cá nhân, trình
bày, những học sinh khác có
thể bổ sung, giáo viên cùng
học sinh hoàn thành bảng hệ
thống


Nội dung cần đạt
C/ Văn học nước ngoài
Bảng hệ thống
Văn bản, tác
giả, thể loại
Tôi yêu em –
Pus-kin, thơ trữ
tình

Người trong
bao –
A.Sê-khốp,
truyện ngắn

Đặc sắc tư
tưởng
Tình yêu đơn
phương, nhiều
cung bậc cảm
xúc nhưng trên
hết là chân
thành, nồng
thắm, vị tha và
cao thượng
Phơi bày và lên
án lối sống
trong bao, kiểu
người trong bao
- hèn nhát, bảo


Đặc sắc nghệ
thuật
Diễn tả trực tiếp
các cung bậc
cảm xúc, ngôn
ngữ giản dị,
trong sáng...

Cách kể
chuyện, giọng
kể chậm buồn,
hình ảnh mang
tính biểu tượng
15


thủ, cá nhân,
thức tỉnh mọi
người: không
thể sống mãi
như thế được!
Người cầm
Lên án pháp
quyền khôi
luận xã hội tư
phục uy quyền- sản Pháp đầu
V.Huy-gô, đoạn thế kỉ XIX;
trích, tiểu
Cảm thông với

thuyết
số phận những
con người khốn
khổ trong xã
hội; đề cao và
ca ngợi lòng
nhân ái, sức
mạnh của cái
thiện, của tình
thương.
Bài thơ số 28,
Tình yêu trong
R.Tago, đọc
quan niệm triết
thêm, trơ trữ
lí sâu thẳm, vô
tình.
biên, không bao
giờ hiểu hết về
nhau.
Ba cống hiến vĩ
đại của các
Mác
F.Ăng-ghen,
nghị luận xã hội
– điếu văn.

Đánh giá khái
quát
những

cống hiến quan
trọng nhất của
Các Mác đối
với lịch sử nhân
loại.

cao, xây dựng
nhân vật điển
hình, bình luận
trữ tình ngoại
đề.
Bút pháp lãng
mạn,
tình
huống bất ngờ,
giàu kịch tính,
nghệ thuật đối
lập tương phản,
bình luận ngoại
đề.

Hình ảnh so
sánh giả định
liên tiếp chồng
chất và kéo dài
như một bài
triết lí về tình
yêu.
Luận điểm và
lập luận hết sức

sâu sắc, thuyết
phục, mới mẻ;
tình cảm chân
thành, lời văn
giản dị.

D/ Lí luận văn học
16


Học sinh nhắc lại văn tắt
những đặc trưng của văn bản
nghị luận, kịch, tự lập bảng hệ
thống và trình bày trước lớp.

Bảng hệ thống
Thể loại
Kịch
Văn nghị luận

Đặc trưng

Cách đọc

4. Tổng kết và hướng dẫn tự học
4.1. Tổng kết : - tác giả, tác phẩm, thể loại, bản chất đặc thù của giai đoạn văn học
4.2. Hướng dẫn tự học:
- Tự ôn tập tiếp những câu hỏi còn lại.
- Lập đề cương ôn tập
- Tìm đọc và cảm nhận các bài thơ mới, Nhật kí trong tù.

2.4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Từ việc đổi mới phương pháp dạy học và qua quá trình đầu tư soạn giáo án, tôi thấy
hiệu quả của việc vận dụng một số phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực
của học sinh trong bài dạy của tôi tăng lên là rõ rệt.
Hầu hết học sinh hiểu bài và có hứng thú với việc học tập, qua bài học Ôn tập phần
văn học 11 các em có thể phát huy được năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề
và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ, của mình trong việc
tiếp nhận tri thức và các em được thể hiện khả năng thuyết trình một vấn đề trước đám
đông nên các em cảm thấy thích học.
Để thực nghiệm có kết quả cụ thể, tôi đã cho học sinh ở hai lớp 11B5 và 11B6 làm bài
tập vận dụng, chấm điểm.
Bài tập : 1/ Tại sao nói Tản Đà là cái gạch nối giữa hai thời đại văn học?
2/ Đặc trưng nghệ thuật của văn học trung đại và văn học hiện đại ? Dẫn
chứng qua tác phẩm cụ thể ?
Kết quả đạt được như sau :
Lớp Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
3. 11B5 44 em 12 em =
18 em=
14 em =
kiến
27,27%
40,90%
31,81%
3.1. 11B6 43 em 10 em =

17 em = 15 em =
23,25%
39,53%
34,88%

Yếu
0
1 em =
2,32%

Kết luận,
nghị
Kết luận
17


Dạy học phát huy năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một
phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học
phát huy năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy
phải có năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy
học phát huy năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn
với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.
3.2. Kiến nghị.
- Sở Giáo dục và Đào tạo mở các lớp bồi dưỡng về định kì cho giáo viên.
- Các tổ bộ môn trong nhà trường trong những buổi sinh hoạt chuyên môn nên tập trung
thảo luận nhiều hơn nữa vào các phương pháp phát huy năng lực cho học sinh qua các
bài học.
XÁC NHẬN CUẨ THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
của người khác.

Trần Thị Hoài

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Trọng Hoàn, Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11, Tập 2,
NXB Hà Nội – 2007
[2]. Từ điển Tiếng Việt, Viện khoa học xã hội, 1992.
[3]. Modul 18 – Phương pháp dạy học tích cực.
[4]. Nguyễn Đăng Mạnh, Những bài giảng về tác gia văn học tập 2, NXB ĐHQG,
1999.
[5]. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực học sinh môn Ngữ văn – Bộ giáo dục đào tạo – năm 2014.

19



×