Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bao cao thuc trang Dao duc Hoc sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.71 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD - ĐT BỐ TRẠCH TRƯỜNG THCS HOÀN TRẠCH. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. BÁO CÁO THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG VÀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CHO HỌC SINH Thực hiện Công Văn Số: 16 /PGD-ĐT Bố trạch về việc hướng dẫn báo cáo thực trạng đạo đức lối sống và công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.Trường THCS Hoàn Trạch báo cáo theo các nội dung cụ thể như sau: 1. Thực trạng đạo đức lối sống của học sinh Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển. Do vậy, nước ta tiếp cận với sự phát triển vượt bật của các quốc gia phát triển trên thế giới về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa,… Việc tiếp cận này luôn thể hiện tính hai mặt. Nếu chúng ta tiếp thu và vận dụng đúng đắn những thành quả mà nhân loại đạt được vào thực tiễn đất nước thì sẽ mang lại những thuận lợi rất lớn, giúp cho đất nước phát triển, Ngược lại, nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc và vận dụng những thành tựu ấy không phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta sẽ mang lại những hậu quả khôn lường. Trong những năm gần đây, nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nền văn hóa phương Tây, tiếp cận với nền kinh tế thị trường nên sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến đạo đức, tư duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ của Việt Nam, nhất là các em học sinh. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp. Học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc giáo dục đạo đức trong học sinh phổ thông là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung. Trước thực trạng trên, có không ít những cơ quan chức năng đã quan tâm nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân gây ra suy thoái đạo đức. 2. Những nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy thoái đạo đức trong học sinh hiện nay Bất kỳ một lỗi lầm nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của nó. Đạo đức của học sinh ngày càng suy thoái, bị “tha hóa” xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất: nguyên nhân khách quan từ phía gia đình nhà trường và xã hội . Từ phía Gia đình: Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì đời sống vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, đối với gia đình cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ có điều kiện và thời gian chăm sóc, yêu thương và quan tâm đến việc nuôi dạy.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> con cái thì trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối với những gia đình thiếu về vật chất, cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái bị sao lãng.Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi sáng và giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ngược lại, nếu trẻ sống trong gia đình mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, ,… cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của trẻ. Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành đạo đức của trẻ. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thương yêu giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống luôn tạo ra một niềm tin và định hướng cho con cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc, đỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho con cái chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễ rơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy thoái. Có thể nói, gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện đạo đức cho con cái. Thời gian trẻ tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian trẻ ở bên ngoài xã hội. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục con cái trưởng thành và trở thành công dân tốt cho xã hội. Đồng thời với sự giáo dục của cha mẹ, con cái muốn có những phẩm chất cao đẹp phải có sự đóng góp to lớn của ngành giáo dục. Từ nhà trường:Thực tế cho thấy, hiện nay, học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện suy thoái về đạo đức. Nguyên nhân cơ bản là do có một số giáo viên chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa quan tâm đến việc dạy học sinh cách làm người. Một phần do thời lượng chương trình không cho phép giáo viên bộ môn dừng lại để uốn nắn học sinh nhiều . Một phần do nhận thức sai lệch của giáo viên khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân mà quên rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp. Thông qua các tiết dạy, giáo viên vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng sống và vừa giáo dục đạo đức trong học sinh. Từ xã hội:Môi trường xã hội ảnh hưởng không nhỏ vào việc hình thành nhân cách của mỗi công dân nói chung và mỗi học sinh nói riêng .do tác động của mặt cơ chế thị trường làm cho trẻ vị thành niên bị cám dõ vào lối sông hưởng thụ,ích kỉ …. Môi trường sống xung quanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâu vào học đường cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức…. Thứ hai: nguyên nhân chủ quan từ chính bản thân người chưa thành niên Do các em chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lí ,ở giai đoạn này trẻ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ,hiếu động trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế,thiếu bản lĩnh khả năng kiềm chế chưa cao dễ bị sa ngã vào các tẹ nạn xã hội.. 2. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống của đơn vị 2.1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Xuất phát từ những thực trạng và nguyên nhân trên trong thời gian qua trường THCS Hoàn Trạch đã chú trọng đến công tác giáo dục đao đức lối sống cho học sinh thông qua nhiều hình thức khác nhau như : phổ biến giáo dục pháp luật đến học sinh, chỉ.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> đạo liên đội tổ chức kí cam kết không vi phạm vào các tệ nạn xã hội,cam kết thực hiện tốt mô hình trường học an toàn về An ninh trật tự ..... - Đã phối hợp với các ban nghanh đoàn thể trên địa bàn(Ban Công An Xã) để ngăn chặn và xử lí kịp thời các hiện tượng gây gổ đánh đập nhau,và các tệ nạn khác trong khuôn viên nhà trường và trên địa bàn dân cư. - Chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo các tổ bộ môn lồng ghép các nội dung GDĐĐLS, giáo dục pháp luật trong các môn GDCD và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Nhà trường ,liên đội thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh và các đoàn thể nhằm GDĐĐLS cho học sinh - Đã Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia đầy đủ các phong trào các cuộc thi do ngành Giáo dục - Đào tạo và các ngành liên quan phát động nhằm thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động. - Liên đội đã tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh nhằm thu hút các em vui chơi (như các trò chơi dân gian,bóng chuyền ,cầu lông ,phong trào đọc sách ......nhằm phần nào giúp các em bỏ tình trạng game,chát ........và không sa vào các tệ nạn xã hội. - Chú trọng công tác khen thưởng - kỹ luật của trường đối với học sinh có thành tích tốt trong các phong trào thi đua; việc bình xét và tôn vinh các tấm gương học sinh xuất sắc, giỏi, nghèo vượt khó tiêu biểu. 2.2. Chất lượng, hiệu quả của công tác GDĐĐLS - Nhờ những biện pháp chỉ đạo sát sao ,các giải pháp tích cực đã đưa ra chính vì vậy trong thời gian qua đạo đức lối sống của học sinh trường THCS Hoàn Trạch đã được cải thiện rỏ rệt ,học sinh ngoan ,lễ phép, kính trọng thầy cô giáo,học sinh có tinh thần đoàn kết cao : Cụ thể tỉ lệ đạo đức khá giỏi của học sinh trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng,học sinh đạo đức trung bình giảm rỏ rệt: Loại :. Khá - Tốt - Năm học 2010- 2011: 219 HS/228HS = 96.1% - Năm học 2011- 2012:. 222 HS/228HS = 97.3%. - Năm học 2012- 2013:. 235 HS/242HS = 97.1%. Loại Trung bình: ( có chiều hướng giảm) cụ thể: - Năm học 2010- 2011: 9 HS/228HS = 3.9% - Năm học 2011- 2012: 6 HS/441HS = 2.7% - Năm học 2012- 2013:. 7 HS/242HS = 2.9%. Để có được những kết quả trên là nhờ sự phối kết hợp nhịp nhàng của các tổ chức trong và ngoài nhà trường công đoàn ,chi đoàn ,Liên đội, các Tổ chuyên môn trong nhà trường, ban công an xã và đã triển khai thường xuyên các hoạt đọng giáo dục,phổ biến pháp luật cho học sinh,sự quan tâm gúp đở của hội cha mẹ học sinh.. 3. Kết quả tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Trong công tác chỉ đạo chuyên môn : nhà trường cung.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. Những đề xuất, kiến nghị 4.1. Kiến nghị, đề xuất với Phòng GD&ĐT. 4.2. Kiến nghị đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cơ quan quản lí các cấp. Hiệu trưởng. Mai Văn Phú.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỐ TRẠCH TRƯỜNG:THCS HOÀN TRẠCH. STT. NỘI DUNG. 1. Tổng số HS(TH, TrHCS) của đơn vị Số buổi sinh hoạt chuyên đề/hội nghị/hội thảo về giáo dục đạo đức, lối sống cho HS đã được triển khai Số HS được khen thưởng về thành tích học tập Số HS được khen thưởng về thành tích rèn luyện và tham gia hoạt động xã hội Số lượt HS tham gia hoạt động tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa,… Số lượt HS tham gia hỗ trợ đòng bào vùng khó khăn, thiên tai,… Số HS đạt học lực khá trở lên Số HS đạt hạnh kiểm/kết quả rèn luyện từ Khá trở lên Số HS đạt hạnh kiểm/kết quả rèn luyện trung bình Số HS đạt hạnh kiểm/kết quả rèn luyện yếu Số HS vi phạm luật giao thông Số HS vi phạm pháp luật bị kỷ luật ở mức độ khiển trách Số HS vi phạm pháp luật bị kỷ luật ở mức cảnh cáo Số HS vi phạm pháp luật bị kỷ luật đuổi học Số HS vi phạm pháp luật bị phạt hành chính, truy tố hoặc cho đi giáo dưỡng Số vụ HS có hành vi vô lễ, xúc phạm giáo viên Số vụ HS đánh nhau trong trường. 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17. Năm học 2010-2011. 228. Năm học 2011-2012. 228. Năm học 2012-2013. 242. 4. 4. 4. 219. 222. 235. 45. 48. 50. 228. 228. 242. 228. 228. 242. 219. 222. 235. 221. 220. 237. 7. 8. 5. 11. 9. 11. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. 0. HIỆU TRƯỞNG. Mai Văn Phú.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×