Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu Tổng quan về khoa học và công nghệ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.59 KB, 9 trang )

Tổng quan về khoa học và công nghệ
I ) Khái niệm chung về khoa học và công nghệ.
1) Khái niệm khoa học.
Khoa học là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên xã hội
và tư duy được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn được
thể hiện bằng những khái niệm , phán đoán học thuyết . bản chất của khoa
học ở góc độ này là hệ thống tri thức mang tính quy luật-Vai trò nhiệm vụ
của nó bao gồm cả hai chức năng nhận thức và cải tạo thế giới.
Khoa học cũng có thể được xem là một hiện tượng của đời sống xã
hội. Nó vừa là hệ thống những tri thức , vừa là sự sản xuốt tinh thần –sản
xuốt ra những tri thước cũng như hoạt động thực tiễn dựa vào tri thức đó.
Khoa học là hệ thống tri thức chân thực về thế giới đã được kiểm nghiệm
qua thực tiễn. Một cách tổng quát khoa học như là hệ thống thể chế, như là
hệ thống hoạt động và như là hệ thống tri thức.
Chúng ta cũng có thể xem khoa học là hệ thống hoạt động ta có thể
định nghĩa sơ lược khoa học là hệ thống những hoạt động đặc biệt, những
hoạt động đòi hỏi làm lượng chất xám. Chủ thể của hoạt động này phải được
đào tạo, có năng lực chuyên môn. Sản phẩm của hoạt động đó là sản phẩm
khoa hộc một thứ hàng hoá công cộng. Đó là lí do giả thích vì sao hoạt động
khoa học được xếp vào khu vực kinh tế nhà nước.
ở khía cạch thứ ba khoa học như là hệ thống tri thức. Trình độ phản
ánh của khoa học ở giai đoạn nhận thức cảm tính và kinh nghiệm. Tri thức
khoa học rõ ràng không phải từ trên trời rơi xuống tỉnh dậy sau một đêm là
có tri thức khoa học. Tri thức khoa học phải kế thừa hệ thống tri thức cũ, đã
có để đi đến những tri thức mới. Khoa học là sự biểu hiện của sự khôn
ngoan của trí tụê đồng thời là một nguồn tài nguyên vô tận cho cuộc sống
của con người.
Tóm lại khoa học hiểu một cách chung nhất là hệ thống tri thức của
nhân loại vể tự nhiên, xã hội và tư duy được của con người tích luý trong
lịch sử.
2 ) Công nghệ.


Công nghệ có xuất xứ từ hai tiếng Hy Lạp cổ: techno- tài năng nghệ
thuật, kỹ thuật sự khoé loé, logy- lời lẽ ngôn từ cách diễn đạt. ỏ đây công
nghệ đã bao gồm trong nó yếu tố kỹ thuật.
Công nghệ là khoa học làm, khoa học ứng dụng nhằm vận dụng các
quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học, đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần của các con người.
1
Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các
tri thức ứng dụng khoa học.
Công nghệ là tập hợp các cách thức, phương pháp dựa trên cơ sở khoa
học và được áp dụng vào các ngành sản xuất khác nhau để tạo ra các sản
phẩm vật chất và dịch vụ.
Một cách tiếp cận khác, công nghệ là tổ hợp nhiều công đoạn của quá
trình biến đổi tri thức khoa học thành sản phẩm và dịch vụ.
Công nghệ bao gồm bốn yếu tố: Phần trang bị, phần con người, phần
thông tin và tổ chức quản lý. Phần trang bị chính là phần cứng của công
nghệ bao gồm máy móc, thiết bị .... Phần thông tin là phần mềm của công
nghệ. Đó là dữ liệu, tư liệu, bản mô tả sáng chế bí quyết ký thuật.
Tóm lại công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình kỹ năng, bí
quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến các nguồn lợc thành sản phẩm.
II ) Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Phương tiện thiết bị

↓ ↑
Phát minh sáng tạo

Trước hết khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Từ hai khái niệm được viết tách rời nhau thì giữa hai khái niệm được nối với
nhau thành khái nịêm kép với dáu gạch nối (-). Vấn đề cốt lõi của nó là ở
chỗ quan hệ vật chất giữa khao học và công nghệ. Đó là mối quan hệ hai

chiều biện chứng.
Khoa học là tiền đề, là cơ sở của công nghệ. Có người xem khoa học
và công nghệ có quan hệ phát sinh và tất nhiên phát sinh là công nghệ. Con
người chỉ sau khi hiểu được bản chất của vạn vật quanh họ, quy luật vận
động của chúng, lúc đó con người mới nghĩ được đến việc lợi dụng chúng
như thế nạo?. Thế giới mở ra theo sự hiểu biết của con người. Kiến thức
khoa học là ngọn nguồn của công nghệ. Khoa học càng phát triển thì công
nghệ càng có điều kiện để mở rộng phát triển theo.
Khoa học
Công nghệ
áp dụngKhám phá
2
Nhưng chính công nghệ lại chính là phương tiện để đưa khoa học vào
cuộc sống, tăng giá trị xã hội của khoa học. Nói cách khác từ thực tiến đến
khoa học và khoa học qua công nghệ trở lại phục vụ cho thực tiễn cuộc sống
và sản xuất công nghệ đã biến năng lực cải tạo thế giới tiềm ẩn của khoa học
thành hiện thực.
Công nghệ còn là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu
khoa học nhân thức thế giới. Đều này là rõ ràng không cần bàn cãi nhiều,
nhờ có thiết bị phương tiện hiện đại người ta dễ dàng và nhanh chóng tiến
hành các hoạt động nghiên cứu mà trước đây cần một khoảng thời gian rất
lớn. Nhờ công nghệ các thao tác nghiên cứu thủ công được loại bỏ. Công
nghệ đã tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, đóng góp vào kết quả
nghiên cứu khoa học.
III ) Vai trò của khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội loại
người. Sự tác động của khoa học công nghệ có thể được tìm thấy trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên chúng ta có thể đánh giá tầm quan
trọng của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
1)Mác từng khẳng đình: “ Những thời đại kinh tế khác nhau không

phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách
nào với những tư liệu lao động nào? Mức độ phát triển của khoa học công
nghệ là cơ sở tạo ra các phương tiện và cách thức sản xuất của loại người do
đó nó quyết đình trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy định sự phát
triển của thời đại. Mỗi bước tiến của khoa học- công nghệ chính là cơ sở
vạch thời đại.
2) Khoa học- công nghệ có vai trò then chốt, là đầu tàu đối với sự phát
triển kinh tế của các nước. Khoa học công nghệ mở đường cho kinh tế phát
triện.
3) Những đổi mới từ lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ là ngọn
nguồn của làn sóng chính làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của loài
người dẫn chúng ta đến cách tiếp cận mơí về vai trò khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ ngày nay đã biểu hiện sức mạnh của trí tuệ của loài
người, là cơ sở động lực quan trọng nhất cho sự phát triện kinh tế xã hội của
các quốc gia. Khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
và quan trọng hàng đầu. Đây là đặc trưng lớn nhất được nhiều người đồng
tình nhất.
Những thành tựu khoa học có thể thông qua hai yếu tố nói trên để đến
lực lượng sản xuất. Nó có thể vật chất hoá trong tự nhiên sản xuất mới và
đối tượng lao động. Những thành tựu khoa học nào không được vật chất hoá
được trong tư liệu lao động và đối tượng lao động sẽ qua con người để đến
lực lượng sản xuất.
3
Vai trò động lực của khoa học công nghệ có thể khái quát ở một số
điểm cơ bản sau:
a)Sự thay đội về chất trong cơ cấu lực lượng sản xuất. Dưới tác động
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại lực lượng lao động dã có
những biến đổidáng kể.
Ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
quan niệm về lực lượng lao động có phạm vi rộng hơn sẽ có cơ cấu khác

nhau đáng kể: Lực lượng lao động phải được bao gồm không chỉ lao động
cơ bắp mà bao gồm cả lao động kỹ thuật. Lao động cơ bắp không còn là lao
động đặc trưng mà lao động trí tuệ mới trở thành đặc trưng. Tác động của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại không chỉ thúc đẩy và nâng
cao tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất trong từng ngành, từng quốc
gia mà còn vượt khỏi khuôn khổ quốc gia trở thành lực lượng sản xuất mang
tính quốc tế hoá. Sự chín muồi của tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất đến lượt nó lại có tác động đến việc nâng cao trình độ sản xuất kinh tế
trong nước và trên phạm vi quốc tế.
b)Sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế của mọi kinh tế thế giới.
Tính chất mới của nền kinh tế thế giới biểu hiện ở tốc độ nhanh với
tính chất này các quốc gia muốn đuổi kịp và vượt nhau để trở thành một
quốc gia giàu có văn minh không phải ở độ dài thời gian và giàu tài nguyên,
mà là ở chỗ quồc gia đó tạo ra một tốc độ nhanh để sao cho hàm lượng lao
động tri tuệ chiếm ưu thế so với lao động cơ bắp.
Cơ cấu ngành sản xuất đã có sự thay đổi đáng kể. Về cơ cấu ngành
sản xuất đã và đang diễn ra quá trình giảm tương đối của các ngành sản xuất
vật chất và quá trình tăng trưởng đối với các ngành sản xuất phi vật chất.
c) sự thay đổi từ chiến lược kinh tế quốc gia sang chiến lược kinh tế
quốc tế. Phân công lao động quốc tế diễn ra cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
phân công lao động thực chất là sự chuyên môn hoá lao động và do đó
chuyên môn hoá sản xuất. Sự chuyên môn hoá càng sâu thì hợp tác háo ngày
càng mở rộng và chặt chẽ.
Sự tác động của khoa học công nghệ đối với kinh tế thế giới


4
Chiến lược phát triển lực lượng sản xuất: Đồng bộ
hoá giữa tư liệu sản xuất hiện đại ứng với con
người hiện đại

Thay đổi sở hữu và cơ chế kinh tế:
-từ sở hữu thuần tuý sang đa dạng
-từ cơ chế kinh tế thuần tuý sang cơ chế hỗn hợp
Tính chất mới của nền kinh tế
Tốc độ nhanh - sản xuất
(tính tức thời) - tiêu thụ
- huỷ bỏ sản phẩm
Cách mạng
khoa học và
công nghệ
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:
Các ngành phi vật chất tăng nhanh
Các ngành công nghệ mới tăng nhanh và có hiệu
quả hơn các ngành truyền thống
Thay đổi cơ cấu giá trị hàng hoá
Ngành công nghiệp truyền thống: tỷ trong c>v
Ngành công nghiệp mới: tỷ trong c<v
5

×