Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Hệ thống bảo tàng thành phố vinh với hoạt động du lich thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523 KB, 88 trang )

Trờng đại học vinh
KHOA LịCH Sử
---------****----------

H THNG BO TNG THNH PHỐ VINH VỚI
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

CHUY£N NGµNH viƯt nam häc

Vinh, 2014

1


Trờng đại học vinh
Khoa lịch sử
---------****----------

H THNG BO TNG THNH PHỐ VINH VỚI
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHP

Chuyên ngành việt nam học

Giáo viên hớng dẫn: Ths. Dơng Thị Vân Anh

Vinh, 2014

2


LỜI CẢM ƠN


Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em xin chân thành cảm ơn
cơ giáo: Dương Thị Vân Anh- người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt q trình làm bài; các thầy cơ giáo trong khoa sử- Đại học Vinh đã tạo điều
kiện để em thực hiện tốt khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của giám đốc, cán bộ làm việc
tại ba bảo tàng: bảo tàng Quân khu 4, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và bảo tàng
Tổng hợp Nghệ An đã giúp đỡ về mặt tư liệu cũng như có những đóng góp để
bài làm được hồn chỉnh hơn.
Là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của bản thân, nguồn tài liệu
cũng như năng lực bản thân cịn nhiều hạn chế, khóa luận sẽ khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và
bạn đọc u thích ngành bảo tàng để nó đầy đủ hơn và có thể áp dụng vào thực
tiễn nhằm phát huy vai trò to lớn của hệ thống bảo tàng ở thành phố Vinh cho
phát triển du lịch Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................2
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu......................................................3
4. Đóng góp của đề tài...........................................................................................3
5. Bố cục của đề tài...............................................................................................4
B. NỘI DUNG......................................................................................................5
Chương 1..............................................................................................................5

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG BẢO TÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
VINH.....................................................................................................................5
1.1. Một số vấn đề lý luận.....................................................................................5
1.1.1. Khái niệm bảo tàng......................................................................................5
1.1.2. Các khâu công tác của bảo tàng..................................................................6
1.1.3.

Chức năng của bảo tàng...........................................................................8

1.1.4. Bảo tàng địa phương...................................................................................9
1.1.5. Bảo tàng lưu niệm.....................................................................................10
1.1.6. Bảo tàng lịch sử quân sự............................................................................11
1.2. Hệ thống bảo tàng ở thành phố Vinh............................................................11
1.2.1. Bảo tàng Quân khu IV...............................................................................11
1.2.1.1. Lịch sử hình thành..................................................................................11
1.2.1.2. Vị trí và quy mơ......................................................................................12
1.2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ.............................................................................14
1.2.1.4. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................14
1.2.1.5. Nội dung trưng bày................................................................................15
1.2.2. Bảo tàng Xơ Viết Nghệ Tĩnh.....................................................................20
1.2.2.1. Lịch sử hình thành..................................................................................20
1.2.2.2. Vị trí và quy mô......................................................................................23
1.2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ.............................................................................23
4


1.2.2.4. Cơ cấu tổ chức........................................................................................24
1.2.2.5. Nội dung trưng bày.................................................................................24
1.2.3. Bảo tàng tổng hợp Nghệ An......................................................................25
1.2.3.1. Lịch sử hình thành..................................................................................25

1.2.3.2. Vị trí và quy mơ......................................................................................25
1.2.3.3. Cơ cấu tổ chức........................................................................................26
1.2.3.4. Chức năng, nhiệm vụ..............................................................................27
1.2.3.5. Nội dung trưng bày.................................................................................28
Chương 2............................................................................................................30
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA HỆ THỐNG BẢO TÀNG
THÀNH PHỐ VINH.........................................................................................30
2.1. Đặc điểm mấu khảo sát................................................................................30
2.2. Đánh giá thực trạng......................................................................................36
2.3. Một số nhận xét............................................................................................41
2.3.1. Ưu điểm.....................................................................................................41
2.3.2. Tồn tại........................................................................................................46
Chương 3............................................................................................................50
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HỆ
THỐNG BẢO TÀNG THÀNH PHỐ VINH...................................................50
3.1. Bảo tàng ở thành phố Vinh trong chiến lược phát triển của Đảng và Nhà
nước.....................................................................................................................50
3.2. Phương hướng phát triển của bảo tàng ở Nghệ An trong thời gian tới.......52
3.3. Vai trò của bảo tàng trong phát triển du lịch ở Nghệ An.............................57
3.4. Đề xuất một số giải pháp.............................................................................58
3.5. Xây dựng một số tour du lịch gắn với bảo tàng ở thành phố Vinh..............72
C. KẾT LUẬN...................................................................................................74
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................76
PHỤ LỤC...............................................................................................................

5


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Bảo tàng như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Đến với bảo
tàng, đứng trong một căn phòng nhỏ bé nhưng mở ra trước mắt ta một không
gian rộng lớn, một phần của ký ức, giúp cho mỗi người tiếp cận rõ hơn các giai
đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, nhận thức được văn hóa, xã hội thời đã qua.
Từ đó, giúp chúng ta thêm tự hào, thêm u mảnh đất mình ln gắn bó.
Ngày nay, bảo tàng có sự biến đổi lớn cả về quy mơ lớn nhỏ, về mục đích,
về chức năng và nhiệm vụ để góp phần cho sự phát triển của xã hội và phục vụ
nhu cầu văn hóa của con người. Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, Đảng
và Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề đầu tư, xây dựng và phát triển
hệ thống bảo tàng trong cả nước. Bảo tàng khơng chỉ có ý nghĩa về văn hóa,
giáo dục mà nó cịn trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt
Nam.
Trong khi bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng phụ nữ Việt Nam, bảo
tàng dân tộc học Việt Nam lọt vào tốp 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á (theo
bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor) mang lại niềm vui cho công chúng
yêu bảo tàng; là địa chỉ thu hút nhiều khách tham quan và là đối tượng hấp dẫn
cho các công ty du lịch khai thác thì bảo tàng ở Nghệ An vẫn “đóng cửa cài
then”, vẫn “say ngủ” trong sự chờ đợi của bao lớp người.
Ở Nghệ An có 3 bảo tàng lớn: Bảo tàng Quân khu 4, bảo tàng Xô Viết
Nghệ Tĩnh và bảo tàng tổng hợp Nghệ An, là những bảo tàng có tiềm năng rất
lớn để phát triển du lịch.
Bảo tàng Quân khu 4 - địa chỉ đỏ, nơi minh chứng cho cuộc kháng chiến
trường kỳ, cho sức mạnh quật cường của quân và dân Quân khu 4 nói riêng và
cả nước nói chung.
Bảo tàng Xơ Viết Nghệ Tĩnh - là một bảo tàng lưu niệm sự kiện lịch sử
trọng đại, được thành lập năm 1960, sớm hơn cả bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo
tàng Phụ nữ Việt Nam,…
Bảo tàng tổng hợp Nghệ An - được xây dựng ngay trên mảnh đất Nghệ
An, khúc ruột miền Trung phải gánh chịu cái nắng cái gió gay gắt, bao khó khăn
1



vất vả. Cũng từ đây hun đúc nên con người anh dũng, kiên cường, chịu thương
chịu khó, các nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc như cụ Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Phạm Hồng Thái,…cùng bao truyền thống tốt đẹp,
nơi lưu giữ những giá trị riêng độc đáo.
Là một người con của mảnh đất xứ Nghệ, cũng là một sinh viên đang theo
học ngành du lịch, chuyên ngành văn hóa, tơi mạnh dạn chọn đề tài: “Hệ thống
bảo tàng thành phố Vinh với hoạt động du lich: Thực trạng và giải pháp ” làm
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là toàn bộ các hoạt động du lịch liên
quan đến 3 bảo tàng trên địa bàn thành phố Vinh, chủ yếu là lịch sử hình thành
và phát triển của bảo tàng, thực trạng phát triển, thu hút khách tham quan, phục
vụ du lịch,…Bao gồm: Bảo tàng Quân khu 4, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và
bảo tàng Tổng hợp Nghệ An.
- Bảo tàng Quân khu 4, tại 189 - Lê Duẩn - thành phố Vinh - Nghệ An
- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, tại số 6 - đường Đào Tấn - thành phố Vinh
- Nghệ An.
- Bảo tàng Tổng Hợp Nghệ An, tại số 7 - đường Đào Tấn - thành phố
Vinh - Nghệ An.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian của khóa luận là ba bảo tàng ở thành phố Vinh Nghệ An: bảo tàng Quân khu 4, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và bảo tàng tổng
hợp Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: chủ yếu khai thác hoạt động của bảo tàng trong giai
đoạn từ năm 2000 đến nay (đặc biệt số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay).
3. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tài liệu
2



Để hồn thành khóa luận, tơi chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu thành văn là
các sách chuyên ngành về bảo tàng tại thư viện, các cuốn sách lưu hành nội bộ
tại bảo tàng Quân khu 4, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng tổng hợp Nghệ
An. Đặc biệt các thông tin, tài liệu thông qua mạng internet. Bên cạnh đó, tơi đã
có một thời gian đi thực địa, điền dã tại ba bảo tàng này để thu thập số liệu thực
tế, đồng thời có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi với các cán bộ làm việc tại
bảo tàng để tìm hiểu những thơng tin mới, cần thiết.
* Phương pháp nghiên cứu
- Để thực hiện khóa luận, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
khảo sát thực địa (quan sát, ghi chép, phỏng vấn, chụp ảnh…) để thu thập tài
liệu.
- Khóa luận dùng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng
hợp và phương pháp điều tra xã hội học (tiến hành lấy ý kiến của 100 học sinh,
sinh viên các trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học, Cao đẳng và Đại
học và nhân dân trên địa bàn thành phố Vinh để biết được thực tế tham quan
bảo tàng và nhu cầu của họ khi tham quan 3 bảo tàng: bảo tàng Quân khu 4,
bảo tàng Xô Viết Nghệ tĩnh và bảo tàng Tổng hợp Nghệ An). Bên cạnh đó khóa
luận cịn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu dành cho giám đốc, phó giám đốc
và những nhân viên làm việc tại bảo tàng này.
4. Đóng góp của đề tài
Thơng qua đề tài “Hệ thống bảo tàng thành phố Vinh với hoạt động du
lịch: Thực trạng và giải pháp”giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tổng quát hơn
về hệ thống bảo tàng thành phố Vinh dựa trên ba vấn đề chính sau:
Thứ nhất, khóa luận đã khái quát được hoạt động du lịch ở 3 bảo tàng:
Bảo tàng Quân khu 4, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và bảo tàng tổng hợp Nghệ
An.
Thứ hai, khóa luận đã đưa ra được những đánh giá về hoạt động du lịch
tại ba bảo tàng ở thành phố Vinh dựa trên những kết quả điều tra thực tế và

nguồn tài liệu đáng tin cậy.
3


Thứ ba, khóa luận đã trình bày được những giải pháp thích hợp và kịp
thời nhằm phát triển hoạt động du lịch tại hệ thống bảo tàng thành phố Vinh.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát hệ thống bảo tàng trên địa bàn thành phố Vinh
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch của hệ thống bảo tàng thành
phố Vinh
Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại hệ thống bảo
tàng thành phố Vinh

B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT HỆ THỐNG BẢO TÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ VINH
1.1. Một số vấn đề lý luận
1.1.1. Khái niệm bảo tàng
Bảo tàng có lịch sử lâu đời, là nơi lưu giữ ký ức của các dân tộc, các nền
văn hóa, những ước mơ và hy vọng của con người. Từ trước đến nay, từ mỗi góc
độ nghiên cứu thì mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân lại đưa ra khái niệm về bảo
tàng khác nhau. Nhưng khái niệm được mọi người thừa nhận và thường xuyên
4


sử dụng là khái niệm bảo tàng được quy định trong luật “Luật di sản văn hóa”
như sau:

“Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và
xã hội (về sau gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham
quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”. [ 2, Tr.110]
Theo khoản 16, điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản
văn hóa năm 2009: “Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo
quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật thể về
thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu
cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của cơng chúng”.
Có nhiều quan điểm khác nhau về bảo tàng như vậy nhưng chúng đều
khẳng đinh:
- Bảo tàng là một thiết chế văn hóa đặc thù, một cơ quan văn hóa, khoa
học và giáo dục.
- Đối tượng nghiên cứu, giới thiệu của bảo tàng là những di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể cùng môi trường tồn tại xung quanh con người.
- Các hoạt động của bảo tàng là nghiên cứu, sưu tầm, thu thập, bảo quản,
gìn giữ và trưng bày giới thiệu các sưu tập hiện vật về lịch sử xã hội, tự nhiên và
thông tin của sưu tập cho công chúng.
- Các khơng gian chính của bảo tàng bao gồm:
+ Khơng gian trưng bày trong và ngồi bảo tàng.
+ Khơng gian bảo quản và xử lý hiện vật.
+ Không gian dành cho các thiết bị kỹ thuật.
+ Không gian dành cho cán bộ chun mơn và cán bộ hành chính làm
việc.
1.1.2. Các khâu công tác của bảo tàng
Hoạt động của bảo tàng gồm có 6 khâu cơng tác nghiệp vụ, bao gồm:
1. Công tác nghiên cứu khoa học.
2. Công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng.
5



3.
4.
5.
6.

Công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng.
Công tác tổ chức kho- bảo quản hiện vật bảo tàng.
Công tác trưng bày hiện vật bảo tàng.
Công tác giáo dục tuyên truyền. [2, Tr.113]

Nội dung cụ thể của các khâu hoạt động của bảo tàng như sau:
* Công tác nghiên cứu khoa học
Trong các bảo tàng, công tác nghiên cứu khoa học là một hoạt động
nghiệp vụ rất quan trọng, có tính chất xuyên suốt toàn bộ hoạt động của bảo tàng
như sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giáo dục tuyên truyền.
Công tác nghiên cứu khoa học của bảo tàng chính là nghiên cứu sưu tập
hiện vật bảo tàng và những di sản văn hóa, bao gồm di sản bất động sản, môi
trường, di sản phi vật thể. Đồng thời nghiên cứu bộ môn khoa học tương ứng
hợp với loại hình, nội dung và đối tượng trưng bày của bảo tàng.
Ngồi ra, nó cịn hướng tới nghiên cứu bảo tàng học với tư cách là một bộ
môn khoa học xã hội để đóng góp những vấn đề lý luận cho bảo tàng học như:
khái niệm về bảo tàng, đặc trưng, chức năng của bảo tàng cũng như các dự án
khoa học trưng bày triển lãm, sưu tầm; nghiên cứu xã hội học công chúng của
bảo tàng, nghiên cứu đảm bảo tính nguyên gốc vật chất của các sưu tập bảo
tàng. Đồng thời, để thực hiện công tác nghiên cứu khoa học cần có sự cộng tác
tích cực với các trường học, trung tâm đào tạo bảo tàng học cũng như các cơ
quan nghiên cứu di sản di sản văn hóa.
Cơng tác nghiên cứu khoa học của bảo tàng gắn bó với các bộ mơn khoa
học tương ứng với loại hình của bảo tàng ấy. Mọi hoạt động nghiên cứu khoa
học của bảo tàng đều phải từ nghiên cứu hiện vật phù hợp với loại hình của bảo

tàng. Đặc biệt nó phải nhằm mục đích chủ yếu là đưa ra kết quả trưng bày.
* Công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng
Công tác sưu tầm hiện vật là khâu quan trọng mở đầu, tạo tiền đề vật chất
cho toàn bộ hoạt động của bảo tàng . Khơng có hiện vật thì khơng thể có bảo
tàng. Trong bảo tàng, nếu khơng có hiện vật gốc, sưu tập hiện vật gốc thì khơng
có hoạt động bảo tàng. Cơng tác sưu tầm hiện vật là cơ sở cho hoạt động trưng
6


bày bảo tàng , nó được tiến hành theo các phương pháp và nguyên tắc của bảo
tàng học.
* Công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng
Kiểm kê hiện vật bảo tàng là việc nghiên cứu xác định, ghi chép, mô tả
các hiện vật, sưu tập bảo tàng nhằm xác định giá trị, nội dung khoa học và lập
các thủ tục pháp lý cho hiện vật bảo tàng để phục vụ cho công tác nghiên cứu,
công tác trưng bày - giáo dục của bảo tàng. Đây là một khâu công tác quan trọng
của bảo tàng, phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, làm cơ sở cho thuyết minh
các hiện vật bảo tàng.
* Công tác tổ chức kho- bảo quản hiện vật, sưu tập bảo tàng
Đây là khâu quan trọng mà Nhà nước giao cho bảo tàng. Tất cả hiện vật
và sưu tập hiện vật bảo tàng đều là một bộ phận của di sản văn hóa. Vì vậy,
chúng cần được bảo vệ bằng pháp luật. Hệ thống bảo tàng ở nước ta đều sử dụng
các phương pháp bảo vệ phòng ngừa và trị liệu ( bảo quản kỹ thuật) đối với hiện
vật bảo tàng. Tất cả các biện pháp mới nhất được các bảo tàng sử dụng nhằm
bảo quản hiện vật nhằm mục đích chung là kéo dài tuổi thọ cho chúng.

* Công tác trưng bày hiện vật bảo tàng
Trưng bày đảm bảo sự giao tiếp giữa bảo tàng với cơng chúng cũng như
với xã hội. Từ đó cơng chúng cảm thụ, thưởng thức các giá trị văn hóa của bảo
tàng. Tổ chức trưng bày, hoạt động của bảo tàng là một trong những đặc trưng

cơ bản dể phân biệt bảo tàng khác với cơ quan văn hóa – khoa học- giáo dục
khác. Nguyên tắc trưng bày của bảo tàng chính là trưng bày hiện vật gốc, sưu
tập hiện vật gốc có giá trị bảo tàng.
Cơng tác trưng bày phải hợp lý, tạo sự sáng tạo mới thu hút sự chú ý, hấp
dẫn khách tham quan. Đặc biệt đối với hệ thống bảo tàng địa phương thường có
sự trùng lặp về trưng bày dẫn đến sự nhàm chán cho du khách.
* Công tác giáo dụ c- tuyên truyền
7


Bảo tàng thực hiện công tác giáo dục- tuyên truyền bằng phương thức trực
quan sinh động thông qua trưng bày hiện vật gốc , sưu tập gốc và các chương
trình giáo dục. Để thực hiện công tác này bảo tàng tổ chức hướng dẫn tham
quan, in ấn, xuất bản phẩm, tuyên truyền quảng bá hình ảnh bảo tàng trên các
phương tiện thơng tin đại chúng.
Các khâu cơng tác này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau, chúng
hoạt động theo một chu trình, có hệ thống trên cơ sở hiện vật gốc.
1.1.3. Chức năng của bảo tàng
Cùng với quá trình phát triển của lịch sử, chức năng của bảo tàng luôn
được bổ sung, đáp ứng nhu cầu xã hội. Hiện nay, bảo tàng đa dạng về loại hình,
tính chất, quy mơ, hình thức tổ chức nhưng vẫn thực hiện các chức năng mang
tính truyền thống và các chức năng mới. Mặc dù còn tồn tại một số quan điểm
khác nhau, nhưng cơ bản các quan điểm đều thống nhất bảo tàng có các chức
năng xã hội sau:
1. Chức năng nghiên cứu khoa học
2. Chức năng giáo dục tuyên truyền
3. Chức năng bảo quản di sản văn hóa
4. Chức năng thơng tin, giải trí và thưởng thức
5. Chức năng tài liệu hóa khoa học . [2, Tr.129]
Các chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, khơng tách rời

nhau. Các bảo tàng cần thực hiện tốt các chức năng này để đem lại hiệu quả
cũng như lợi ích cho cộng đồng, bao gồm cả lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội, lợi
ích chính trị hoặc lợi ích tập thể. Trong đó, hai chức năng cơ bản thường được
nhắc đến là chức năng nghiên cứu khoa học và chức năng giáo dục khoa học.
1.1.4. Bảo tàng địa phương
* Khái niệm
Bảo tàng địa phương có nội dung ý nghĩa và phạm vi hoạt động về một
địa phương nhất định, với các tên gọi khác nhau như: bảo tàng khảo cứu địa
phương, bảo tàng khu vực, bảo tàng tổng hợp hay bảo tàng tỉnh (thành phố).
8


Ở trên thế giới, bảo tàng địa phương ra đời sau cuộc cách mạng tư sản và
nhất là sau cuộc cách mạng cơng nghiệp ở Châu Âu. Cịn ở Việt Nam, loại hình
bảo tàng địa phương ra đời muộn. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta
vẫn chưa có bảo tàng địa phương. Bảo tàng địa phương được thành lập sớm nhất
là bảo tàng Hải Phòng (1959).
Bảo tàng địa phương (tỉnh, thành phố) là một thiết chế văn hóa có chức
năng nghiên cứu khoa học và giáo dục phổ biến khoa học và là kho tàng gìn giữ,
trưng bày những di sản lịch sử tự nhiên, văn hóa vật chất và tinh thần tiêu biểu
có liên quan đến lịch sử - văn hóa - xã hội và thiển nhiên của địa phương. [2,
Tr.242]
* Nội dung trưng bày của bảo tàng địa phương
Nội dung trưng bày của bảo tàng địa phương (tỉnh, thành phố) bao gồm
những nội dung sau:
+ Phần mở đầu
+ Phần về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhieenphong phú của địa
phương
+ Phần trưng bày về đặc trưng văn hóa địa phương (gồm văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần)

+ Phần về lịch sử xã hội của địa phương
Ngồi những nội dung trưng bày chính trên, các bảo tàng địa phương còn
kết hợp trưng bày chuyên đề, thể hiện những điểm khác biệt, độc đáo của địa
phương.
1.1.5. Bảo tàng lưu niệm
* Khái niệm
Đây là một dạng đặc biệt của loại hình bảo tàng lịch sử - xã hội , mang
tính chất đặc biệt - tính chất lưu niệm, nhằm nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, và
trưng bày những tài liệu hiện vật của những nhân vật lỗi lạc, của những sự kiện
lịch sử trọng đại.

9


Khái niệm trên cịn bao hàm cả một ngơi nhà, căn phòng, căn hầm, đoạn
chiến hào, địa đạo hay bãi chiến trường… là những di tích có ý nghĩa gắn liền
với cuộc đời và sự nghiệp của một danh nhân, liên quan trực tiếp đến một sự
kiện, hay dấu tích còn lại của một danh nhân hoặc sự kiện kịch sử trọng đại đã
diễn ra.
* Các dạng của bảo tàng lưu niệm
Bảo tàng lưu niệm gồm 2 dạng sau:
+ Bảo tàng lưu niệm dùng để chỉ các bảo tàng có tính chất tiểu sử nhân
vật hoặc lịch sử sự kiện trọng đại
Ví dụ:
- Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội)
- Bảo tàng Xơ Viết Nghệ Tính (Nghệ An)
-Bảo tàng Tơn Đức Thắng ( thành phố Hồ Chí Minh…)
+ Bảo tàng lưu niệm bao hàm nội dung là các di tích lưu niệm
Di tích lưu niệm là một địa điểm, tịa nhà hay căn phòng… cùng với tất cả
các đồ nội thất bên trong, mơi trường cảnh quan xung quanh có liên quan trực

tiếp đến danh nhân lúc sinh thời hay sự kiện lịch sử trọng đại đã diễn ra.
Ví dụ:
- Khu di tích lưu niệm Kim Liên (Nghệ An)
- Di tích 48 Hàng Ngang (Hà Nội)…
1.1.6. Bảo tàng lịch sử quân sự
Đây là một nhóm nhỏ thuộc nhóm bảo tàng loại hình lịch sử xã hội, phản
ánh lịch sử hình thành và phát triển của lực lượng vũ trang quân đội của một
quốc gia từ cổ đại đến hiện đại trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất
nước.
Ví dụ:
-Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
-Bảo tàng Tổng cục hậu cần
-Bảo tàng quân khu thủ đô
-Bảo tàng quân khu I, II, III, IV, V,VII, IX
vv…
1.2. Hệ thống bảo tàng ở thành phố Vinh
Trên địa bàn thành phố Vinh hiện có 3 bảo tàng lớn: Bảo tàng quân khu 4,
bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và bảo tàng Tổng hợp Nghệ An. Đây là nơi lưu giữ
những kỷ vật, hiện vật có giá trị to lớn minh chứng cho truyền thống yêu nước
10


của nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử, có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục thế
hệ trẻ, khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
1.2.1. Bảo tàng Quân khu IV
Bảo tàng quân khu 4- một trong những trường học tinh thần cách mạng
góp phần quan trọng bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho toàn thể cán bộ chiến
sỹ và quần chúng nhân dân. Đây là nơi minh chứng cho cuộc kháng chiến
trường kỳ, cho sức mạnh quật cường của quân và dân quân khu 4 nói riêng và
cả nước nói chung.

1.2.1.1. Lịch sử hình thành
Từ một số hoạt động triển lãm, trưng bày hiện vật gốc mang tính chất bảo
tàng trong kháng chiến chống Pháp và trong những năm đầu cuộc kháng chiến
chống Mỹ, đến ngày 22/12/1966, bảo tàng Quân khu 4 chính thức được thành
lập và đi vào hoạt động.
Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại ác liệt của Mỹ, điều kiện
bom đạn ác liệt, bảo tàng đã nhiều năm phải sơ tán trong nhà dân. Tuy vậy, trước
tinh thần khơng ngại khó, ngại khổ, quyết tâm hồn thành nhiệm vụ, thì cán bộ,
nhân viên cùng chiến sỹ quân khu vẫn kiên cường bám trụ, vừa bền bỉ đi vào các
trận địa để sưu tầm hiện vật, tư liệu. Đồng thời, tích cực tìm tịi, học hỏi để tổ
chức được hàng tram cuộc trưng bày , triển lãm dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong đó, đã có các cuộc trưng bày lưu động ngay tại trận địa để kịp thời cổ
động, tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu trên các mặt trận.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, bảo tàng đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm trên tất cả các mặt. Đến nay, bảo tàng đã được Bộ văn hóa- thể thao và
du lịch xếp hạng là bảo tàng hạng 2 trong hệ thống bảo tàng quốc gia Việt Nam.
Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng có thể chia làm 3 giai đoạn
chính sau:
1.Một số hoạt động tiền thân bảo tàng Quân khu 4 trong kháng chiến
chống Pháp và những năm đầu chống Mỹ (1948- 1965).

11


2.Bảo tàng Quân khu 4 ra đời, xây dựng và trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1966-1975).
3.Bảo tàng Quân khu 4 trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa (1976-nay).
1.2.1.2. Vị trí và quy mơ
* Vị trí

Qn khu 4 là một địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Nằm ở Bắc Trung Bộ, trải dài từ Dốc Xây (Thanh Hóa)
đến Đèo Hải Vân (Thừa Thiên- huế), phía Tây tựa lưng vào dãy Trường Sơn
hùng vĩ, cùng chung biên giới với nước bạn Lào anh em; phía Đơng là biển
Đơng nơi có hải cảng nối liền với các nước Châu Á và nhiều nước trên thế giới.
Từ vị trí địa chính trị- quân sự quan trọng như vậy nên lịch sử đấu tranh xây
dựng của quân và dân Quân khu 4 luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh và phát
triển của đất nước, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng ủy
quân khu 4 và Đảng bộ các cấp trên địa bàn.
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Liên khu 4
có các tỉnh Bình – Trị - Thiên là chiến trường trực tiếp, vừa có vùng tự do Thanh
- Nghệ - Tĩnh là hậu phương chiến lược của cả nước. Trải qua mn vàn khó
khăn gian khổ, qn và dân qn khu 4 đã chiến đấu ngoan cường, bảo vệ vững
chắc địa bàn chiến lược , chi viện to lớn sức người, sức của cho chiến trường cả
nước và chiến trường Lào, tham gia phục vụ chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954
làm nên chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quân khu 4 vừa là hậu phương
của chiến trường miền Nam và chiến trường Đông Dương, vừa là tuyến đầu của
miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cùng lúc thực hiện bốn nhiệm vụ trên ba chiến
trường. Đồng thời, là một trong những chiến tuyến ác liệt nhất. Bằng ý chí chiến
đấu ngoan cường, mưu trí, quân và dân quân khu 4 dã góp phần xứng đáng vào
thắng lợi chung của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

12


Trong cơng cuộc xây dựng hịa bình, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, quân và dân quân khu 4 luôn là
lực lượng đi đầu, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, ra sức xây dựng lực lượng
vũ trang vững mạnh về mọi mặt.

Xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn của cách mạng là cần lưu giữ, khôi phục
và tái hiện một cách sinh động, trung thực truyền thống vẻ vang , lịch sử xây
dựng, chiến đấu hào hùng, oanh liệt của quân và dân Quân khu 4. Công tác bảo
tàng đã sớm được Đảng ủy - Bộ tư lệnh quân khu quan tâm, nhận thức đầy đủ và
coi đó là một “cơng tác có vị trí đặc biệt quan trọng và hết sức cấp thiết”.
Bảo tàng đã được thành lập và xây dựng tại số 189 - Lê Duẩn - thành phố
Vinh - Nghệ An. Nó từng bước được cải tạo và xây dựng khang trang hơn đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

* Quy mô
Tại bảo tàng, phần diện tích mặt bằng của 6 tỉnh Thanh Hố, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 2.180m2. Phần
diện tích trưng bày trong bảo tàng chiếm khoảng 2.000m2, còn lại là kho bảo
quản và các hoạt động văn hố khác gần 2.500m2.
Ngồi ra, bảo tàng còn tổ chức trưng bày lưu động tại các địa phương trên
địa bàn 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
1.2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng:
Nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống về Lực lượng vũ trang
quân khu 4 nói riêng và cả nước nói chung.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê lưu giữ tư liệu và hiện vật liên quan đến sự
ra đời, lớn mạnh của quân và dân quân khu 4.

13


Trưng bày, giới thiệu phục vụ khách tham quan tại bảo tàng, đưa giáo dục
truyền thống cách mạng đến với nhân dân các vùng, miền trong và ngoài tỉnh.
Phục vụ cán bộ, học sinh, sinh viên nghiên cứu khai thác tư liệu đang lưu giữ tại

bảo tàng .
1.2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Trong đó:
- Ban giám đốc gồm:
- Ban kiểm kê, bảo quản gồm:
- Ban trưng bày, tuyên truyền gồm:
- Ban hành chính gồm:
1.2.1.5. Nội dung trưng bày
Nội dung trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện ở phần trưng bày
ngoại thất và trưng bày nội thất.
a. Trưng bày ngoại thất
Phần trưng bày này được thực hiện trên một khuôn viên rộng 800m 2 với
những hiện vật thể khối lớn và các tác phẩm nghệ thuật.
* Những hiện vật có thể khối lớn:
+ Nhóm pháo cao xạ: có 5 khẩu
- Khẩu pháo cao xạ 14 ly5 bốn nòng của đại đội 94 dân quân huyện
Quảng Xương (Thanh Hóa) anh hùng.

14


- Khẩu pháo cao xạ 37 ly một nòng của đại đội 3 Tiểu đoàn 14 Nguyễn
Viết Xuân anh hùng.
- Khẩu pháo cao xạ 57 ly của Đại đội 1 Tiểu đoàn 19 Trung đoàn 214 anh
hùng.
- Khẩu pháo cao xạ 100 ly của Trung đoàn 222.
- Khẩu pháo cao xạ 37 ly hai nòng của Đại đội 2 Trung đồn 233 anh
hùng.
+ Nhóm pháo mặt đất: có 5 khẩu.

- Khẩu sung cối 160 ly của Trung đoàn 84 chiến đấu ở Quảng Trị.
- Khẩu pháo 85 ly của Đại đội 10 (Quảng Bình) anh hùng.
- Khẩu pháo 85 ly của Đại đội dân quân gái pháo binh xã Ngư Thủy,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình anh hùng.
- Khẩu pháo 105 ly của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 164 anh hùng.
- Khẩu pháo 122 ly của Đại đội 12 Trung đồn 166 anh hùng.
+ Nhóm bệ phóng và tên lửa SAM - 2 của Đoàn 236 đã bắn rơi chiếc
máy bay B52 đầu tiên trên miền Bắc tại Quảng Bình năm 1968.
+ Nhóm máy bay: có 2 chiếc.
- Chiếc máy bay trực thăng MI - 4 nhiều lần chở Bác Hồ đi công tác, đưa
Bác về thăm quân khu lần thứ nhất năm 1957.
- Chiếc máy bay MIG - 17 do đồng chí Trần Hanh lái tham gia chính
trong trận chiến đấu ngày 3 - 4 tháng 4 năm 1965 trên bầu trời Hàm Rồng,
Thanh Hóa.
+ Nhóm xe máy: có 2 chiếc.
- Chiếc xe Ját 69 đã chạy hàng vạn km an tồn phục vụ các đồng chí trong
Bộ tư lệnh quân khu và đồng chí Thiếu tướng Lê Quang Hịa chính ủy Qn khu
đi cơng tác và chỉ huy chiến đấu trong những năm chống Mỹ cứu nước ở Quân
khu IV.
- Chiếc xe Páp K63 lội nước của tiểu đồn 27 cơng binh anh hùng.
+ Nhóm chiến lợi phẩm: có 3 hiện vật.

15


- Khẩu pháo 155 ly của Mỹ, ta thu được tại chiến trường Quảng Trị năm
1972.
- Hai khẩu pháo 105 ly của Mỹ, ta thu được trong chiến dịch giải phóng
Trị - Thiên - Huế mùa xuân 1975.
- Chiếc xe tăng M48 của Mỹ, ta thu được tại chiến trường Quảng Trị năm

1972.
* Các tác phẩm nghệ thuật
Bao gồm 7 tác phẩm:
- 6 bức phù điêu (2 mặt) thể hiện những sự kiện tiêu biểu của lực lượng vũ
trang nhân dân 6 tỉnh Quân khu IV qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.
- Tượng Bác Hồ.
Ngoài ra, bảo tàng cịn có các hạng mục cơng trình phục vụ khách tham
quân như: hệ thống bồn hoa, cây cảnh, hệ thống đèn chiếu sáng, cờ tổ quốc, cờ
Đảng, khẩu hiệu, băng rơn,..
b. Phần trưng bày nội thất: có nhà trưng bày chính và nhà tưởng niệm,
trưng bày di vật liệt sỹ.
* Nhà trưng bày chính
Nhà trưng bày chính có diện tích 1800m 2 với 925 hiện vật gốc khối, 572
tấm ảnh các cỡ, 114 tác phẩm nghệ thuật để minh họa, gồm 5 đề mục:
Đề mục thứ nhất: Phòng khánh tiết - sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đối với quân và dân
Quân khu IV.
Diện tích trưng bày là 157m2, tỉ lệ 8,7 %.
Gồm 5 đề tài: có 93 hiện vật, 63 ảnh, 10 tác phẩm nghệ thuật.
- Quân khu 4 quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
- Sự quan tâm của Bác Hồ đối với quân và dân Quân khu 4.
- Phần khánh tiết.
- Đảng, Chính phủ và Quân đội đối với quân và dân Quân khu 4.
16


- Các thế hệ lãnh đạo chỉ huy Quân khu 4 qua các thời kỳ.
Đề mục thứ hai: Quân khu 4 vị trí địa bàn chiến lược về quốc phịng,
truyền thống vẻ vang (từ xưa đến cách mạng tháng 8 năm 1945). Diện tích

trưng bày 104 m2 tỷ lệ 6,0%.
Gồm 2 đề tài: có 62 hiện vật, 66 ảnh và 9 tác phẩm nghệ thuật.
- Quân khu 4 vụ trí địa bàn chiến lược về quốc phòng trước đây, hiện nay
và sau này.
- Truyền thống chống giặc ngoại xâm trên địa bàn Quân khu 4 từ xưa đến
cách mạng tháng 8 năm 1945.
Đề mục thứ 3: Liên khu 4 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1946- 1954).
Diện tích trưng bày 245m2, tỷ lệ 13,6%.
Gồm 4 đề tài: 118 hiện vật, 114 ảnh và 21 tác phẩm nghệ thuật.
- Sự ra đời của lực lượng vũ trang Liên khu 4.
- Thanh - Nghệ - Tĩnh hậu phương vững chắc, chi viện sức người, sức của
trực tiếp cho chiến trường Bình - Trị- Thiên, các chiến trường cả nước và Trung,
Thượng Lào.
- Chiến trường Bình - Trị - Thiên kiên cường, bất khuất bám đất, bám dân
đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn của giặc Pháp.
- Liên khu 4 với chiến cuộc Đông xuân (1953-1954) chi viện cho chiến
dịch Điện Biên Phủ.
Đề mục thứ tư: Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1955- 1975).
Diện tích trưng bày 631m2, tỷ lệ 35%, chia làm 2 giai đoạn.
Tổng số hiện vật trưng bày là 445 hiện vật, 186 ảnh và 46 tác phẩm nghệ
thuật.
+ Giai đoạn 1: từ 1955 đến 1964.
Gồm có 5 đề tài:
- Tội ác của giặc Mỹ gây ra ở 2 miền Nam Bắc Quân khu.
17


- Qn dân phía Bắc qn khu khơi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã

hội.
- Các lực lượng vũ trang Quân khu xây dựng chính quy, huấn luyện sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ trật tự an ninh giới tuyến, biên giới hải đảo, sẵn sang chi
viện cho chiến trương miền Nam.
- Phong tào đấu tranh các mạng Trị - Thiên - Huế từng bước trưởng thành
và không ngừng lớn mạnh.
- Quân dân miền Bắc quân khu chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964.
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1965 đến năm 1975.
Gồm có 5 đề tài:
- Cơng tác phịng tránh, đảm bảo sản xuất và mọi sinh hoạt cho nhân dân
trong chiến tranh ác liệt.
- Đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc
Mỹ trên địa bàn Quân khu.
- Đảm bảo giao thông vận tải trong mọi tình huống chi viện kịp thời cho
chiến trường miền Nam và các nước Đông Dương.
- Sát cánh cùng quân và dân Trị- Thiên- Huế đánh bại mọi chiến lược của
Mỹ- Ngụy giải phóng quê hương.
- Quân khu 4 làm tròn nghĩ vụ quốc tế giúp cách mạng Lào và
Campuchia.
Đề mục thứ năm: Quân khu 4 thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của
Đảng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ 1976 đến nay).
Diện tích trưng bày là 266m2, tỷ lệ 14,8%.
Gồm có 5 đề tài : với 207 hiện vật, 154 ảnh và 30 tác phẩm nghệ thuật.
- Quân và dân Quân khu 4 khắc phục hậu quả chiến tranh.
- Quân khu 4 chi viện lực lượng cho các hướng: Tây Nam và phía Bắc.
- Quân khu 4 xâu dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sang chiến đấu, xây
dựng thế trận chiến tranh nhân dân “ Địa bàn an toàn làm chủ”.

18



- Sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, quốc phòng với kinh
tế.
- Lực lượng vũ trang Quân khu 4 không ngừng đổi mới, xây dựng quân
đội chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, góp phần đầy mạnh cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước.
Ngồi hệ thống trưng bày đó, bảo tàng cịn có phịng chiếu phim tư liệu để
phục vụ khách tham quan với diện tích 280m2, tỷ lệ 15% và phịng triển lãm
chun đề có diện tích 159m2, tỷ lệ 7,6%.
* Nhà tưởng niệm và trưng bày di vật liệt sỹ
+ Phần tưởng niệm: diện tích 45m 2, có bia đá khắc lời Bác Hồ với liệt sỹ
và lư hương.
+ Phần trưng bày di vật liệt sỹ có diện tích 216m 2, với 2000 di vật, 1000
hiện vật và 500 tư liệu.
Trưng bày 3 phần:
Phần tưởng niệm: không gian long trọng, ấn tượng: tổ hợp “Tượng mẹ
đón con trở về”, cùng với hệ thống phù điêu, ảnh thấu quang thể hiện các chủ đề
(lên đường, xung trận trở về, giữa hai trận đánh).
Phần âm: trưng bày các bộ sưu tập di vật liệt sỹ nằm nằm cùng phần mộ
(bia, quân trang, đồ dùng cá nhân, vũ khí, khí tài, những di vật tìm được tên cho
liệt sỹ, những di vật chưa tìm được tên, cần khớp nối thông tin, đặc biệt những
cuốn nhật ký chiến trường, thư cuối cúng của các liệt sỹ…).
Phần dương: thể hiện hình ảnh bảo tàng Quân khu 4 xác minh lý lịch cho
liệt sỹ và quá trình xác minh lý lịch liệt sỹ qua đề tài nghiên cứu của cục Chính
trị. Đồng thời, cịn trưng bày 300 bức thư gia đình liệt sỹ gửi bảo tàng và giấy
báo tử liệt sỹ.
1.2.2. Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
1.2.2.1. Lịch sử hình thành

19



Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đời và được đặt trong thành cổ Nghệ An
theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 15/1/1960, Bộ văn hóa ra quyết
đinh số 106-VP/QĐ cho phép 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh xây dựng nhà trưng
bày thường trực những tư liệu hiện vật về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Đến nay, đã bảo tàng đã đi được chặng đường 54 năm, trải qua những giai
đoạn phát triển khó khăn, vất vả để hồn thành nhiệm vụ trên mặt trận văn hóa.
Khơng những thế, những năm gần đây, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh cịn là địa
chỉ của nhiều đồn tham quan trong tỉnh cũng như đồn khách từ nơi khác đến.
Nó đã bước đầu góp phần vào phát triển du lịch chung của toàn tỉnh Nghệ An.
* 1960 - 1964
Bảo tàng ra đời năm 1960 với số lượng hiện vật chủ yếu thu thập được
nhờ sự đóng góp của các Đảng viên cúng như các gia đình cách mạng. Bên cạnh
đó là sự giúp sức thu thập tài liệu từ sinh viên trường Đại học sư phạm Vinh
(nay là trường Đại học Vinh).
Công tác xây dựng ban đầu gặp rất nhiều khó khăn cả về kinh phí và tổ
chức cán bộ. Tuy nhiên, nhờ sự đóng góp sức người sức của từ bà con nhân dân
Nghệ Tĩnh, quyên góp tùy theo điều kiện; còn các Đảng viên trên địa bàn thành
phố Vinh ra sức san lấp mặt bằng. Nhờ sự đóng góp đó mà qua 3 năm xây dựng,
trước yêu cầu phục vụ 33 năm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh (12/9/1963), bảo tàng đã
tổ chức trưng bày chuyên đề Xô Viết Nghệ Tĩnh ngay tại đây.
Năm 1964, Bác Hồ đã ký “ Lời đề tựa” cho bảo tàng. Đến nay, bảo tàng
còn lưu giữ bút long, viên mực, đĩa mài mực mà Bác đã sử dụng để viết nó.
* 1965 - 1980
Ngày 5/8/1964, Mỹ ra sức đánh phá miền Bắc, lúc này thành phố Vinh trở
thành tâm điểm đánh phá của qn giặc. Vì vậy, bảo tàng đã phải đóng cửa nhà
trưng bày, đi sơ tán nhưng vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ phục vụ thời chiến. Ba
ngôi nhà cấp 4 đã được xây dựng nhanh chóng tại Kim Liên - Nam Đàn để phục
vụ việc trưng bày.


20


×