Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.31 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT CẨM XUYÊN TRƯỜNG THCS TT THIÊN CẦM Số: /BC-THCSTC. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Thiên Cầm, ngày 3 tháng 01 năm 2014. BÁO CÁO SƠ KẾT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014 A. Đặc điểm tình hình: I. Thuận lợi: - Trường có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy và UBND huyện Cẩm Xuyên, phòng GD&ĐT Cẩm Xuyên, Đảng ủy, UNBD, UBMTTQ, các ban ngành đoàn thể cấp thị. - Đội ngũ cán bộ quản lý đủ, nhiệt tình trong công việc, đoàn kết, có năng lực quản lý tương đối tốt. - Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, yêu nghề, nhiệt tình trong các hoạt động của nhà trường. - Sự quan tâm của Hội CMHS. II. Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên thiếu, phải hợp đồng thêm 3 giáo viên trẻ nên phương pháp giảng dạy chưa nhuần nhuyễn. - Quy mô trường lớp nhỏ nên giáo viên giảng dạy không đúng với chuyên môn đào tạo. - Chất lượng tuyển sinh đầu cấp chưa cao. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đầu tư cho việc học tập của con em. - Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn tiếp diễn. - Cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị phục vụ dạy học thiếu thốn nhiều. - Điều kiện kinh tế - xã hội còn thấp nên việc đầu tư cho việc học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Từ những thuận lợi, khó khăn chủ yếu trên đây, triển khai thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2013-2014, trường THCS TT Thiên Cầm đã đạt được những kết quả sau đây: B. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I I. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua xây dựng: T " rường học thân thiện học sinh tích cực" *Ưu điểm: - Cuộc vận động “Học tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi phong trào thi đua “hai tốt” và các cuộc vận động khác. - Cuộc vận động: “Hai không”:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Toàn thể CB, GV, NV nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo đề cao ý thức trách nhiệm, lương tâm của người thầy trong giảng dạy cũng như giáo dục đạo đức học sinh. + Ban giám hiệu, ban kiểm tra nội bộ trường học tăng cường công tác kiểm tra dưới nhiều hình thức trong đó chú trọng kiểm tra đột xuất và siết chặt xếp loại GV trong kiểm tra so với các năm trước. + Các giáo viên siết chặt kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại học sinh. Từng bước đổi mới đề thi, ra 2 đề chẵn, lẻ trong 1 lớp để tránh hiện tượng học sinh học vẹt, sao chép tài liệu, quay cóp bài của bạn. + Dựa trên kết quả khảo sát phân loại đối tượng học sinh yếu kém, để tiến hành dạy thêm từng bước nâng dần chất lượng. + Tổ chức nghiêm túc các cuộc thi KSCL HS đầu năm và cuối học kỳ I. Toàn trường gần như đã chấm dứt hiện tượng thí sinh đưa tài liệu vào phòng thi từ đó tạo cho HS ý thức tự giác học tập. - Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”: trong dịp lễ kỉ niệm 31 năm ngày nhà giáo 1 giáo viên được bình chọn biểu dương tại lễ kỷ niệm. - Phong trào xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”: + Hiện nay trường đang tích cực xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong đó chú trọng trồng cây bóng mát, dọn dẹp khu vực vệ sinh sạch sẽ. *Tồn tại: - Một số giáo viên thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” hình thức, thiếu hiệu quả, thiếu chiều sâu. - Nhà vệ sinh một số tuần chưa sạch chưa đảm bảo, vệ sinh của một số lớp học còn bẩn. - Cảnh quan trong trường chưa đẹp quy hoạch chưa chuẩn, sân ẩm thấp, ngập nước mỗi khi trời mưa. II. Thực hiện kế hoạch giáo dục. *Ưu điểm: 1. Thực hiện CT-SGK THCS: 100% giáo viên thực hiện chương trình giảm tải, bám chuẩn kiến thức đúng quy định, đảm bảo tiến độ. 2.Thực hiện dạy học tự chọn: Trường dạy tự chọn môn tin học cho HS khối 6-7; dạy chủ đề tự chọn đối với HS khối 8-9. 3. Tổ chức dạy học ngoại ngữ (môn Tiếng Anh): Tiếp tục chú trọng đầu tư loa nhằm tăng cường các kĩ năng, nhất là kĩ năng nghenói của học sinh. 4. Triển khai dạy học tích hợp giáo dục môi trường đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; triển khai dạy học tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; dạy học nội dung giáo dục địa phương thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và nội dung chuyên đề phòng GD&ĐT đã triển khai. 5. Xây dựng nguồn học liệu mở, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường có 1 máy chiếu phục vụ dạy ứng dụng công nghệ thông tin; nhìn chung đại bộ phận giáo viên soạn bài trên máy vi tính; nối mạng Internet cáp quang; Phong trào giải toán, tiếng Anh trên mạng phát triển khá sôi nổi, rầm rộ. Đẩy mạnh phong trào thao giảng, dạy thể nghiệm và báo cáo chuyên đề chuyên sâu trên máy chiếu. 6. Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá, thực hiện ma trận đề kiểm tra, thực hiện thông tư số 58 của Bộ GD&ĐT xếp loại học sinh THCS, THPT: - Trường thực hiện nghiêm túc kiểm tra đánh giá học sinh thực hiện theo thông tư số 58. - Tiếp tục đổi mới ra đề kiểm tra nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học. *Tồn tại: - Chưa có biện pháp quản lý, kiểm tra một cách hiệu quả việc GV soạn bài trên máy tính nhằm đảm bảo chất lượng tránh tình trạng coppy bài soạn một cách đối phó. III. Công tác xây dựng CSVC: *Ưu điểm: - Làm mới hệ thống cửa sổ phòng chức năng, phòng học cấp bốn: 41.000.000 đ - Mua 12 bàn giáo viên, 5 bàn HS đảm bảo tiêu chuẩn 30.000.000 đ - Mua giá đựng thiết bị, Hóa chất, Sách tham khảo 20.000.000 đ - Mua bàn phòng đội, ghế phòng làm việc, tủ văn phòng: 35.000.000 đ - Mua máy tính xách tay, máy in 30.000.000 đ - Sửa chữa điện 10.000.000 đ - Lát sân trường 400.000.000 đ - Làm giá sách thư viện 6000.000 đ *Tồn tại: - CSVC thiếu tính quy hoạch tổng thể sắp xếp các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng còn lộn xộn, diện tích phòng quá nhỏ, chưa sử dụng hiệu quả CSVC hiện có. - Phòng thực hành, thiếu thốn, tạm bợ, xuống cấp. - Trang thiết bị dạy học, sách tham khảo, thiết bị thí nghiệm, hoá chất… nhìn chung hư hỏng, nghèo nàn. - Một số lớp chưa chú trọng vệ sinh các lớp học, mạng nhện còn nhiều; hệ thống bảng biểu hư hỏng, thiếu tính thẫm mỹ. - Sân chơi bãi tập thể dục chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt bằng sân thấp, quy hoạch chưa tổng thể. - Khu vệ sinh giáo viên còn bẩn, thiếu nước, GV đi vệ sinh không dội nước, giấy vệ sinh bỏ không đúng chổ. - Bồn hoa cây cảnh quy hoạch vụn vặt, hoa chưa đảm bảo. - Khu nội trú quá bẩn, cỏ rác còn nhiều, ẩm thấp. IV. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ, đổi mới công tác quản lý: 1. Chất lượng giáo dục toàn diện a. Chất lượng đại trà: - Tổ chức khảo sát, phân loại đối tượng học sinh yếu kém đầu năm học để từ đó lên kế hoạch cụ thể, tìm giải pháp tích cực kèm cặp, phụ đạo cho đối tượng này..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Siết chặt nề nếp kỷ cương trong thi kiểm tra, đánh giá đặc biệt các kỳ thi KSCL đầu năm và cuối học kỳ I. Giáo viên dạy khối nào không coi và chấm thi khối đó. Sau khi thi cắt phách chấm chặt chẻ, trường đả thành lập ban thanh tra quá trình chấm thi nhằm xiết chặt kỷ cương trong việc chấm thi. - Các tổ chú trọng việc xây dựng, kiểm duyệt chương trình dạy ôn tập, phụ đạo bồi dưỡng khá chặt chẽ. Về cơ bản chương trình các môn học đảm bảo kiến thức trọng tâm, rèn luyện được kỹ năng làm bài cho HS, ý thức tự giác học tập của các em được nâng lên so với trước. - Chất lượng đại trà đã có những chuyển biến đáng mừng so đầu năm: kết quả KSCL học kỳ I các môn trung bình trở lên: 48,9%, trong đó nhiều môn có tín hiệu khả quan như: Lý 8 72,9%; Văn 867,1%; Lý 9 63,5%; Toán 8 60,6%; Văn 6 58%; Văn 7 56,7% ... Tốt Khá TB Yếu Nội Khối TS dung SL TL SL TL SL TL SL TL 6 70 56 80.0 14 20.0 0 0.0 0 0.0 Học 7 97 81 83.5 14 14.4 2 2.1 0 0.0 lực 8 71 55 77.5 14 19.7 2 2.8 0 0.0 9 85 65 76.5 19 22.4 1 1.2 0 0.0 6 70 4 5.7 21 30.0 35 50.0 10 14.3 7 97 7 7.2 39 40.2 38 39.2 13 13.4 Hạnh Kiểm 8 71 8 11.3 23 32.4 32 45.1 8 11.3 9 85 1 1.2 31 36.5 41 48.2 12 14.1 *Tồn tại: - Tỷ lệ yếu kém ở một số môn nằm ở mức báo động. Kĩ năng làm bài của nhiều học sinh còn hạn chế. Một số môn chất lượng đại trà còn thấp. Kết quả KSCL học kỳ I cho thấy nhiều môn tỷ lệ yếu kém còn cao như: Địa 9 62,4%; Sinh 9 63,1%; Sử 9 64,1%; Sninh 8 69%; Anh 8 73,2%; Hóa 9 85,7%; Anh 9 85%; b. Công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi: *Ưu điểm: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Sinh học khối 9. - 1 HS được công nhận HSG cấp tỉnh môn giải toán trên máy tính cầm tay. - HSG khối 9 tổng số 19 em được công nhận HSG huyện, xếp thứ 9 toàn huyện, trong đó có 3 giải nhì, 6 giải ba, 10 giải khuyến khích. - 1 HS được gọi vào đội dự tuyển cấp tỉnh môn Địa lý. - Tiến hành triển khai BD các đội tuyển HSG khối 6, 7, 8; HSG Violympic Toán khối 9; Điền kinh., thể thao, IOE khối 9. *Tồn tại: - Môn Hóa lựa chọn đội tuyển chưa tốt dẫn đến tỷ lệ HSG chưa cao. - Môn thể thao không có em nào được công nhận HSG huyện. - HSG IOE khối 6; 7; 8 không thi dẫn đến hạn chế số lượng HSG. c. Giáo dục đạo đức: *Ưu điểm:.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Các giáo viên chủ nhiệm kết hợp với tổng phụ trách Đội, giáo viên bộ môn xiết chặt kỷ cương nề nếp. Trong học kỳ I vừa qua không có HS nào vi phạm điều lệ nhà trường, vô lễ với thầy giáo cô giáo. *Tồn tại: - Tình trạng học sinh mang điện thoại đén trường vẫn còn xẩy ra - Tình trạng học sinh gây gổ đánh nhau trong trường vẫn còn . - Một vài học sinh vẫn còn tình trạng trộm cắp xe đạp trong và ngoài trường. - Vệ sinh cá nhân, trang phục của một số HS chưa đúng quy định của Đội. - Tình trạng HS chơi game vẫn liên tục xẩy ra. 2. Chất lượng đội ngũ: a. Quản lý: *Ưu điểm: - CBQL trẻ, bám trường bám lớp. - Việc xây dựng kế hoạch được chú trọng, cơ bản có tính khả thi. - Việc sử dụng, bố trí đội ngũ nhìn chung đúng quy định, phù hợp trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, hoàn cảnh từng CB-GV-NV. Đặc biệt đầu tư đội ngũ ở các mảng chủ công như bồi dưỡng HSG, ôn thi tuyển sinh vào THPT ... - Công tác kiểm tra nội bộ trường học được quan tâm, làm đúng quy trình, phát huy được vai trò, tác dụng của tổ trưởng chuyên môn. - Phát huy quy chế dân chủ trên nguyên tắc tập trung, nội bộ đoàn kết. - Công tác tham mưu XD CSVC có hiệu quả. - Điều hành các hoạt động của nhà trường khoa học, chặt chẽ, có hiệu quả. - Quan tâm đến điều kiện làm việc, sinh hoạt của đội ngũ, quan tâm đến chế độ lễ, tết của CB-GV-NV. - Việc chi trả dạy ôn tập, bồi dưỡng, kịp thời. - Đầu tư cao độ cho các hoạt động chuyên môn làm các chuyên đề. *Tồn tại: - Công tác bồi dưỡng đội ngũ còn hạn chế, để tình trạng thiếu đội ngủ kéo dài. - Chỉ đạo chuyên môn chưa có sự đổi mới, chưa tìm ra giải pháp hiệu quả. - Công tác kiểm tra nội bộ trường học chưa phát huy hiệu lực, hầu hết đánh giá xếp loại tốt, khá. Việc phản ánh trong hồ sơ thanh tra GV chưa kịp thời. - Nội dung kiểm tra của BGH chưa đa dạng, thiếu chiều sâu còn mang nặng hình thức, thiếu sự chỉ đạo quan tâm kiểm tra đồ dùng sách vở, ý thức học tập của học sinh, vở ghi, vở bài tập, bao bì bài kiểm tra, chưa đi sâu kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chuyên môn, chủ yếu còn khoán trắng cho tổ CM. BGH dự giờ còn quá ít. - Việc bố trí phân công chuyên môn, sắp xếp thời khóa biểu còn nhiều chỗ bất cập, phân bố các môn không hài hoà giữa các buổi, có buổi chương trình quá nặng, hiện tượng còn trổng 2 tiết giữa. - Việc quản lý dạy thêm học thêm của BGH còn nặng về hành chính: (Ai dạy, lớp nào? môn gì? bao nhiêu học sinh tham gia? ra vào lớp ra sao?) Hầu như chưa kiểm tra chất lượng giáo án dạy ôn tập, phụ đạo, bồi dưỡng của giáo viên; chưa kiểm tra vở ghi, vở bài tập của học sinh; chưa dự giờ dạy ôn tập, bồi dưỡng. b. Giáo viên: *Ưu điểm:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Hoạt động tổ chuyên môn có sự chuyển biến mang tính chiều sâu chuyên môn, hồ sơ tổ chất lượng từng bước được nâng lên. - Đẩy mạnh công tác thăm lớp dự giờ nhằm học hỏi đồng đội và giúp đỡ đồng đội trong công tác giảng dạy. - Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn như: Thao giảng thành các chuyên đề nhằm đúc rút kinh nghiệm tìm ra giải pháp giảng dạy cho từng chuyên đề. - Các GV-NV chú ý về lời nói, tác phong, đồng phục toàn trường đảm bảo tính mô phạm. Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông, Quyết định 33... *Tồn tại: - Hoạt động tổ chuyên môn chưa mạnh, công tác kiểm tra của tổ trưởng, tổ phó còn quá ít. - Việc chấm chữa bài kiểm tra cho học sinh còn thiếu cụ thể, chi tiết. Nhiều giáo viên còn quá thờ ơ, thiếu quan tâm học sinh về đồ dùng học tập, chữ viết, vở ghi, vở bài tập, bao bì kiểm tra, nhắc nhở học sinh chuẩn bị giấy bài kiểm tra, ý thức học tập của học sinh. - Còn tình trạng giáo viên còn cho điểm khống bài kiểm tra 15 phút. - Việc đánh giá xếp loại giờ dạy chung chung, thiếu sự mổ xẻ, thiếu dấu ấn riêng của từng tiết dạy; xếp loại nể nang, ngại va chạm còn quá dĩ hoà vi quý. - Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhiều giáo viên còn quá mờ nhạt. Nhiều tiết dạy phụ thuộc quá máy móc rập khuôn theo SGK, SGV; xác định trọng tâm không đảm bảo. Người dạy chưa quan tâm hết các đối tượng học sinh đặc biệt học sinh yếu kém. Câu hỏi thiếu lôgíc, thiếu câu hỏi tư duy tạo tình huống, lật ngược vấn đề; ứng dụng CNTT máy móc, vận dụng bài tập thiếu linh hoạt; hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức rối rắm, ôm đồm; ghi bảng lộn xộn, thiếu sự chắt lọc; học nhóm nặng về hình thức; cách dẫn dắt, gợi mở cứng nhắc; Đặc biệt việc rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh chưa thực sự được chú trọng. Một bộ phận GV có biểu hiện của sự chây lười, lười đọc, lười viết, lười trăn trở, còn copy giáo án trên mạng thiếu sự đầu tư... V. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, các hoạt động đội, văn hoá, văn nghệ, ngoại khoá… *Ưu điểm: - Phong trào giao lưu văn hóa, thể thao trong CB-GV-CNV cũng được đầu tư quan tâm, tạo không khí vui tươi phấn khởi, tham gia sôi nổi giải thể thao chào mừng ngày 20/11 do phòng tổ chức. Kết quả 1 giải nhì cấp cum, 1 giải ba cấp cụm, 1 giải nhì toàn ngành. - Hoạt động Đội TNTP trong học kỳ I nhìn chung liên đội thực hiện tương đối tốt kế hoạch và nhiệm vụ của hội đồng đội huyện, ngành đề ra như: thực hiện chương trình rèn luyện đội viên như: công tác tự quản, Giáo dục đạo đức học sinh, vệ sinh cảnh quan trường lớp, công trình măng non. Đầu tư cho đội hoạt động có hiệu quả thực sự giúp nhà trường giáo dục học sinh toàn diện như: Đại hội liên đội đầu năm, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các câu lạc bộ, ca múa hát sân trường. *Tồn tại: - Chất lượng sinh hoạt đội vẫn còn hạn chế, tính hiệu quả chưa cao, các hoạt động tăng kỷ năng hoạt động cho học sinh chưa nhiều. Cơ sở vật chất nghèo nàn, cũ nát, sự phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà trường với công tác đội chưa thực sự tốt..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Chưa có hoạt động bề nổi mang tính tầm cở. IV. Đánh giá chung 1. Những thành tích nổi bật: a. Nội bộ nhà trường nhìn chung đoàn kết, phát huy tốt quy chế dân chủ trường học. b. Thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, Cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua XD: "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". c. Nề nếp quy chế chuyên môn, kế hoạch dạy và học đảm bảo. d. Bồi dưỡng đội ngũ bước đầu có những chuyển biến với nhiều hoạt động chuyên môn như: Chuyên đề nâng cao kiến thức giáo viên, thao giảng, hội giảng. 2. Một số tồn tại cần khắc phục a. Tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều. b. Chất lượng học sinh giỏi môn thể thao thấp. Tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao, đáng lo ngại. c. Chất lượng đội ngũ chưa cao, cán bộ quản lý thiếu sâu sát; một bộ phận giáo viên năng lực hạn chế, thiếu tâm huyết, thiếu ý thức phấn đấu, thiếu sự quan tâm, chăm lo đối với học sinh. C. Những nhiệm vụ trọng tâm trong học kỳ II Phát huy những thành tích đã đạt được đồng thời rút kinh nghiệm những tồn tại còn vướng mắc ở học kỳ I, trong học kỳ II, trường THCS TT Thiên Cầm quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch năm học 2013- 2014 với những nhiệm vụ trọng tâm cơ bản sau: I.Tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua xây dựng: "Trường học thân thiện học sinh tích cực": - Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát huy vào thực tiễn quản lý, giảng dạy ở nhà trường. - Chuyên môn kết hợp với công đoàn nhà trường động viên CB-GV- CNV thực hiện tốt cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” - Tìm mọi giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học xem đây là nền tảng, nhân tố thực hiện thắng lợi cuộc vận động “Hai không”. - Tiếp tục siết chặt nề nếp kỷ cương trong thi kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Trường tiếp tục tổ chức nghiêm túc các cuộc thi: KSCL cuối kỳ II, thi chọn đội tuyển tham gia kỳ thi HSG huyện lớp 6,7,8; thi thử tuyển sinh vào THPT; thi giải toán trên mạng. - Thực hiện nghiêm túc công tác xét tốt nghiệp THCS, xét lên lớp, ở lại vào cuối năm đúng quy trình, chính xác. - Rà soát việc thực hiện theo 5 tiêu chuẩn quy định về trường học thân thiện học sinh tích cực để có kế hoạch trong thời gian tiếp theo: + Tăng cường xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong nhà trường.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, an toàn, chú ý việc sử dụng các công trình vệ sinh, trồng cây bóng mát, cây xanh tạo vành đai quanh trường, phát động phong trào: "Tết trồng cây"… + Dạy và học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập và cuộc sống: khuyến khích sự chủ động, sáng tạo ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học, đề xuất sáng kiến của học sinh.. + Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: ứng xử trong cuộc sống, chăm sóc sức khỏe, tránh xa các tệ nạn xã hội, tai nạn và thương tích. I. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ, đổi mới công tác quản lý: 1. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - Nâng cao chất lượng đại trà xem đây là gốc rễ thành công của chất lượng mũi nhọn: + BGH, các tổ CM duyệt chương trình giảng dạy học kỳ II cụ thể để tiếp tục tổ chức dạy phụ đạo, kèm cặp đối tượng học sinh yếu kém nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ đối tượng này. Sau KQ KSCL học kỳ I, xếp loại học lực để đánh giá, rút kinh nghiệm điều chỉnh cách dạy của GV. + Chỉ đạo quyết liệt về dạy phụ đạo cho học sinh lớp 9 thi tuyển sinh vào THPT. Phân loại đối tượng để ôn tập. Chú trọng các môn: Ngữ văn, Toán, Lý, Hoá, T.Anh... Ưu tiên hàng đầu về giáo viên dạy, động viên tốt về tinh thần. Tổ chức thi thử, kiểm tra nhiều lần. Đẩy nhanh tiến độ với phương châm dạy nhiều, dạy đúng trọng tâm chương trình, đảm bảo kiến thức cơ bản. Đặc biệt chú trọng chấm chữa bài, hướng dẫn rèn luyện cho HS kỹ năng làm bài, cọ xát với những dạng đề thường gặp... BGH tăng cường kiểm tra, chương trình, giáo án của GV, vở ghi của HS, chấm chữa bài kiểm tra, các đề kiểm tra. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân đưa ra các giải pháp hiệu quả để cải thiện thứ hạng. - Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng HSG: + Đẩy nhanh tiến độ bồi dưỡng đối với những HS tham gia đội tuyển HSG điền kinh để tham gia kỳ thi đạt kết quả tốt. + Tăng cường bồi dưỡng HSG các lớp 6,7,8 để cải tiến thứ hạng HSG toàn trường, và phong trào bồi dưỡng của học sinh. - Chú trọng giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt trong tình trạng bạo lực học đường đang báo động XH hiện nay. Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể, BGH, tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên chăm lo, quan tâm sâu sát hoàn cảnh gia đình của các em, đặc biệt tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, sự phát triển tâm sinh lý của HS để có biện pháp giáo dục hợp lý. Tạo các sân chơi bổ ích để thu hút các em tham gia. * Kết quả cần đạt HSG Tỉnh: 1 em HSG huyện: 47 em, cụ thể: Môn Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng Toán 5 6 4 15 Văn 4 6 3 13 Anh 4 5 4 3 Lý 3 3 Hóa 3 3.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sinh Sử Địa Casio Violympic Thể dục. 3 2 3 3 2. 3 2 3 3 2 5. 2. Chất lượng giáo viên: - Thực hiện nghiêm túc chương trình giảm tải, ma trận đề kiểm tra và thông tư 58 về đánh gía xếp loại học sinh THCS, THPT của Bộ GD&ĐT. - Đổi mới hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn như thao giảng, hội giảng theo chuyên đề, ứng dụng các chuyên đề phòng hoặc cụm đã triển khai có hiệu quả dạy thể nghiệm để rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề nghiệp vụ cho GV đặc biệt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. - Nâng cao ý thức, trách nhiệm, tình thương của giáo viên đối với học sinh. Phát huy vai trò, nhiệm vụ của GV chủ nhiệm. Quan tâm chăm lo đến điều kiện, ý thức học tập của học sinh; tăng cường chấm vở ghi, vở bài tập, chú trọng công tác chấm chữa bài kiểm tra học sinh; lưu ý đối tượng yếu kém; tăng cường rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh... - BGH quan tâm, chăm lo tạo điều kiện thuận lợi cho CB-GV-NV; động viên tinh thần, vật chất để đội ngũ yên tâm công tác, tiếp tục phấn đấu. 3. Đổi mới công tác quản lý: - CBQL phải chủ động xây dựng kế hoạch; kế hoạch phải mang tính khả thi, phù hợp tình hình nhà trường. - Xây dựng khối đoàn kết nội bộ, phát huy tốt quy chế dân chủ, tiềm năng đội ngũ xem đây là gốc rễ, nền tảng của mọi thành công. - Nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao bám trường bám lớp. - Luôn đổi mới, vận dụng linh hoạt các giải pháp trong quá trình chỉ đạo, thực hiện. - Đi sâu, quan tâm, đầu tư các hoạt động chuyên môn; giám sát chặt chẽ, kiểm tra trực tiếp hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh trên lớp. chỉ đạo giáo viên quan tâm, chăm lo học sinh. - Chú trọng việc nâng cấp CSVC, mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại. - Đánh giá thi đua, khen thưởng phải kịp thời để khích lệ GV, HS… II. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đội, văn hoá, văn nghệ, ngoại khoá... - Đổi mới các hoạt động ngoại khóa nhân dịp các ngày lễ lớn; 3/2; 26/3; 30/4; 19/5... tạo sân chơi bổ ích cho học sinh; chú trọng câu lạc bộ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, hoạt động ngoại khóa tham quan các di tích lịch sử trong huyện, tham quan các địa chỉ đỏ trong và ngoài tỉnh. - Phối kết hợp với GV chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, ở địa phương và gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh; có giải pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn kịp thời, dứt điểm các biểu hiện, dấu hiệu vi phạm đạo đức. - Thực hiện tốt ca múa hát sân trường. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động về nguồn, quỹ tấm lòng vàng….
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trên đây là đánh giá sơ kết học kỳ I và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2013-2014, yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kỹ báo cáo và thực hiện nghiêm túc. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT để báo cáo; - Phó hiệu trưởng, tổ trưởng thực hiện; - Lưu: VT.. HIỆU TRƯỞNG. Hà Huy Trinh.
<span class='text_page_counter'>(11)</span>
<span class='text_page_counter'>(12)</span>