Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu Chuyên đề thực tập : Áp dụng pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.73 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:


Áp dụng pháp luật về cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước ở Hà Nội
Chuyên đề thực tập - 2 -
MỤC LỤC
Mục lục : …………………………………………………………………….1
Phần 1 : Giới thiệu chụyên đề thực tập ……………………………………...2
Phần 2 : Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin ……………………………...3
I. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………...3
1. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………..3
2. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………….3
II Nội dung của quá trình thu thập thông tin………………………………...4
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…...5
2. Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các biên pháp khắc phục……….7
2.1 Thuận lợi………………………………………………………………..7
2.2 Khó khăn, vướng mắc…………………………………………………..8
2.2.1 Khó khăn……………………………………………………………...8
2.2.2 Vướng mắc…………………………………………………………....9
2.4 Các biện pháp khắc phục………………………………………………12
Phần 3 : Kết quả xử lý thông tin, tư liệu…………………………………...13
Phần 4 : Nhận xét và kiến nghị…………………………………………….15
I. Nhận xét………………………………………………………………….15
II. Kiến nghị ……………………………………………………………….16

Phùng Thị Hương KT 29B


Chuyên đề thực tập - 3 -
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang là vấn đề đặt ra tại Việt
Nam nói chung cũng như thành phố Hà Nội nói riêng. Đó là một trong những
giải pháp quan trọng đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với DNNN nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tiễn áp dụng pháp luật
về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được sự quan tâm chú ý của các
cấp, các ngành. Đảng và nhà nước ta có chủ trương xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công cuộc đổi mới và hội
nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện được điều đó thì cổ phần hóa DNNN là một
trong những bước đi đầu tiên.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đã và đang đặt ra ở Hà Nội, trong khuôn khổ
một chuyên đề thực tập tốt nghiệp em mong rằng sẽ nêu ra được những nét khái
quát nhất về thực tiễn áp dụng pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
ở Hà Nội cũng như đưa ra được những giải pháp, ý kiến của mình góp phần vào
việc tổ chức thực hiện tốt công tác cổ phần hóa DNNN.
Do lần đầu được tiếp xúc với viêc nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp kết
hợp cả tính lý luận và thực tiễn, cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong
thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thỏa đáng nên chất lượng
chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất
mong được sự quan tâm, chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
Phùng Thị Hương KT 29B
Chuyên đề thực tập - 4 -
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN 2 : QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU THU THẬP THÔNG TIN

Tìm hiểu và thu thập thông tin là một việc quan trọng trong quá trình thực
tập của sinh viên bởi nó giúp cho mỗi sinh viên thêm hiểu biết và phục vụ tốt

nhất cho việc viết đề tài. Nhận thức được việc này vì vậy ngay từ khi đi thực tập
bản thân em đã xác định đề tài để viết báo cáo thực tập và có sự chuẩn bị cho
việc thu thập thông tin, tài liệu nhằm hoàn thành tốt nhất cho việc nghiên cứu
cũng như là viết đề tài thực tập tốt nghiệp mà mình đã chọn.
I. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu
1. Mục đich nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm xem xét sự phù hợp giữa lý luận và
thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về cổ phần hóa DNNN tại thành
phố Hà Nội, xem xét căn cứ, trình tự, thủ tục áp dụng, thời gian áp dụng cổ phần
hóa DNNN tại Hà Nội đã phù hợp với quy định của pháp luật hay chưa và có ý
kiến đề xuất đúng đắn nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa những quy định của
pháp luật về cổ phần hóa DNNN cũng như góp phần thực hiện tốt việc cổ phần
hóa DNNN.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Về lý luận : Nghiên cứu bản chất của việc cổ phần hóa DNNN nhằm làm
rõ tính đúng đắn, hợp lý trong việc áp dụng pháp luật về cổ phần hóa DNNN.
- Tìm ra những điểm phù hợp, chưa phù hợp trong thực tiễn áp dụng pháp
Phùng Thị Hương KT 29B
Chuyên đề thực tập - 5 -
luật về cổ phần hóa DNNN tại thành phố Hà Nội và có những nhận xét, đánh
giá, kiến nghị đúng đắn, hợp lý.
II. Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin
Được sự giúp đỡ của cơ quan nơi thực tập đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình
của các chú, các anh, các chị trong văn phòng, phòng khoa học công nghiệp
trong quá trình thực tập, trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Vì thế
các số liệu mà em trình bày trong đề tài này mang tính sát thực. Số liệu được rút
ra từ các báo cáo tổng kết tháng, quý, năm của Ban đổi mới và phát triển doanh
nghiệp thành phố, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong các năm 2005,
2006, 2007 gửi về Sở. Tuy nhiên các số liệu không thể đưa vào bài viết một
cách thuần

túy mà còn phải thông qua quá trình xử lý thông tin, đánh giá và đưa ra được
bản chất của vấn đề cần xem xét là “ thực tiễn áp dụng pháp luật về cổ phần hóa
DNNN tại thành phố Hà Nội”.
Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề diễn
ra từ ngày đầu tiên thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư ( 7/1/2008 ) và trong suốt
quá trình thực tập đến khi hoàn thành chuyên đề ( 20/4/2008). Trong quá trình
đó ngoài những thuận lợi cơ bản như đã trình bày ở trên thì quá trình thu thập
thông tin còn gặp phải những khó khăn nhất định như : những thông tin thu thập
được lưu trữ ở dạng thủ công, không cụ thể và rõ ràng, số liệu không tập
trung…. Nhưng với tinh thần hăng say, nhiệt tình của một sinh viên thực tập đã
giúp em hoàn thành tốt quá trình thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho việc
viết chuyên đề.
Để đạt kết quả trong việc xử lý các số liệu thu thập được em phải thông
qua rất nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp phân tích, thống kê tổng
hợp, đối chiếu so sánh…xuất phát từ phương pháp luận triết học Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận chung về nhà nước và pháp luật từ đó sâu chuỗi
các vấn đề lại. Ngoài ra, các thông tin của bài viết này còn được tìm hiểu thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng, đài báo….
Phùng Thị Hương KT 29B
Chuyên đề thực tập - 6 -
III. Nội dung của quá trình thu thập thông tin
1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cổ phần hóa DNNN
Năm 2005
Số doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cổ phần hóa : 34 doanh nghiệp
Kết quả : Cổ phần hóa được 30 doanh nghiệp đạt tỉ lệ 88,23 % kế hoạch
Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa là : 4 doanh nghiệp
Năm 2006
Số doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cổ phần hóa : 21 doanh nghiệp
Kết quả : Cổ phần hóa được 10 doanh nghiệp đạt tỉ lệ 47,6 % kế hoạch
Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa là : 11 doanh nghiệp

Danh sách các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa :
1. Công ty thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội
2. Công ty thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội
2. Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 25
3. Công ty đầu tư xây dựng kinh doanh nhà Nghệ An
4. Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Kim Bảng
5. Công ty thương mại đầu tư phát triển nhà số 32
6. Công ty thi công cơ giới xây dựng
7. Công ty xây dựng dân dụng Hà Nội
8. Công ty sách và thiết bị trường học
9. Công ty dệt kim Thăng Long
Năm 2007
Số doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cổ phần hóa : 23 doanh nghiệp
Kết quả : Đã hoàn thành cổ phần hóa 10 doanh nghiệp đạt 43,47% kế
hoạch
Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa là : 13 doanh nghiệp
Danh sách các doanh nghiệp đã hoàn thành cổ phần hóa:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ điện Trần Phú
2. Công ty Điện tử Hà Nội
3. Công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phùng Thị Hương KT 29B
Chuyên đề thực tập - 7 -
4. Công ty ăn uống dịch vụ du lịch Sóc Sơn
5. Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội
6. Công ty quản lý bến xe Hà Nội
7. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội
8. Công ty thương mại dịch vụ Tràng Thi
9. Công ty thương mại dịch vụ Thời Trang
10.Công ty sản xuất xuất nhập khẩu nông sản Hà Nội
Số lượng doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2007 không

lớn, song đa phần là những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn ( Vốn nhà nước
bình quân một doanh nghiệp là : 74,85 tỷ đồng; vốn điều lệ dự kiến là : 78,87 tỷ
đồng/doanh nghiệp). Giá trị cổ phần dự kiến bán ra bên ngoài ( tính theo mệnh
giá) khoảng 165,2 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ. Vốn nhà nước tiếp tục nắm
giữ trong các doanh nghiệp sau cổ phần hóa là : 342,1 tỷ đồng, chiếm 62% vốn
điều lệ.
Năm 2008
Số doanh nghiệp dự kiến hoàn thành cổ phần hóa là 14 doanh nghiệp
Hết quý I năm 2008 mới hoàn thành cổ phần hóa được 1 doanh nghiệp.
2. Những thuận lợi, khó khăn vướng mắc và các biện pháp khắc phục
2.1 Thuận lợi
- Cơ chế chính sách của nhà nước về cổ phần hóa liên tục được bổ sung và
điều chỉnh theo hướng giải quyết kịp thời những vướng mắc tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa. Đặc biệt là các văn bản hướng
dẫn của Bộ Tài Chính trong việc hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị
doanh nghiệp trước cổ phần hóa, các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ cho người lao động khi tiến
hành cổ phần hóa. Đây là hai vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp thường mắc
phải trước đây khi tiến hầnh cổ phần hóa.
- Có sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết từ trung ương đến địa phương.
Phùng Thị Hương KT 29B
Chuyên đề thực tập - 8 -
- Các cấp, các ngành và các DNNN của thành phố đều có nhận thức đúng

quán triệt đầy đủ hơn chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước.
-Sự tăng trưởng về kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN
sau cổ phần hóa đã tạo cho người lao động có nhiều tin tưởng vào doanh nghiệp
cổ phần.
-Người lao động trong DNNN muốn cổ phần hóa như vậy họ sẽ có tiếng
nói nhất định trong doanh nghiệp cổ phần mà ít bị phụ thuộc vào lãnh đạo doanh

nghiệp như DNNN.
2.2 Khó khăn, vướng mắc
2.2.1 Khó khăn :
- Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Chính Phủ và các Bộ, ngành, các địa
phương tuy khá đầy đủ kịp thời nhưng còn chưa sát thực tế, chưa đáp ứng được
yêu cầu của chương trình áp dụng.
- Quá trình tổ chức thực hiện cổ phần hóa có lúc chưa tập trung quyết liệt.
- Các chính sách cổ phần hóa vẫn còn có những nội dung chưa kịp thời
điều chỉnh khi xuất hiện những vấn đề mới phát sinh trong thực tế, thậm chí có
những hướng dẫn còn quá chậm, để cho các cơ sở thực hiện gặp khó khăn, lúng
túng, vận dụng không thống nhất như : Phương pháp tính giá trị quyền sử dụng
đất, giá trị lợi thế vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, … vào giá trị doanh nghiệp cổ
phần hóa.
- Vấn đề tài chính của hầu hết các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đều
thiếu trong sạch, công nợ dây dưa tồn đọng. Nguyên nhân của tình trạng này có
rất nhiều trong đó phải kể đến là Nhà nước trong quá trình hợp đồng kinh tế với
các đối tác đã không có sự minh bạch, đã có sự thỏa thuận ngầm với nhau. Sự
thiếu minh bạch trong tài chính của DNNN làm cho các DNNN sợ cổ phần hóa
vì trước khi cổ phần hóa các doanh nghiệp phải được kiểm kê, báo cáo tài chính
dễ bị lộ những sai phạm mà bấy lâu nay chỉ vì được khen là “ doanh nghiệp có
sự đoàn kết nội bộ” mà giữ kín được.
Phùng Thị Hương KT 29B

×