Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

CÔNG TY cổ PHẦN lữ HÀNH QUỐC tế THÁI sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.12 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước thì du
lịch khơng chỉ là một ngành mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là đòn bẩy, thúc
đẩy sự phát triển của tất cả các ngành trong kinh tế quốc dân tạo động lực cho
sự tích lũy của nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện chính sách
mở cửa và là cầu nối với thế giới bên ngoài phát triển du lịch, tiến bộ xã hội
tình hữu nghị, hồ bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển biến khẳng định mình.
Cùng với những điều kiện thuận lợi và xu thế phát triển chung của khu vực và
quốc tế. Việt Nam cũng có khơng ít những lợi thế và tiềm năng để phát triển
ngành du lịch. Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế và
chính trị. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du
lịch quốc tế. Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được
những thành tựu quan trọng như: chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được
giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng, kinh tế phát triển. Hệ thống kết
cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, cầu cảng, sân bay… được tăng cường.
Các ngành kinh tế mà trong đó có các ngành dịch vụ đều có bước phát triển
tích cực. Văn hố xã hội của đất nước cũng có bước tiến bộ mới, đời sống
nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tài nguyên du lịch Việt Nam phong phú và
đa dạng đã tạo cho Việt Nam sự đa dạng và phong phú về cảnh quan và các hệ
sinh thái có giá trị cho sự phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là hệ sinh
thái biển đảo, hệ sinh thái hồ, rừng… và khu du lịch Hạ Long 2 lần được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, ngồi ra nước ta cịn có
nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú với lịch sử hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước. Trong tổng số khoảng 40.000 di tích có hơn 2000 di
tích được Nhà nước xếp hạng và trong đó có cố đơ Huế, phố cổ Hội an, di tích
Mỹ Sơn đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới… cùng với
1


các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với


kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn với các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân
gian đặc sắc của 54 dân tộc và nghệ thuật ẩm thực tinh tế… đã tạo cho chúng
ta nhiều điều kiện khai thái thế mạnh về du lịch văn hóa - lịch sử. Nhận thức
rõ tầm quan trọng của du lịch, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định: du lịch
là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế,
góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước; đồng thời phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong
lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Thấy rõ tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân và trong đời
sống của mỗi người dân, và với mong muốn được mở mang thêm kiến thức,
được đi khắp nơi trên thế giới. Tôi đã chọn nghề lữ hành hướng dẫn du lịch là
nghề nghiệp của mình sau này. Tơi ln cảm thấy tự hào khi mình là người
thay mặt cho người dân Việt Nam giới thiệu cho bạn bè năm châu về những
nét văn hóa, những phong tục độc đáo của người dân Việt Nam. Tôi xin chân
thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa lịch và các thầy
cô giáo bộ môn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường
Trong thời gian thực tập gần hai tháng tại công ty CP Lữ Hành Quốc Tế
Thái Sơn chúng em đã nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các anh
chị trong cơng ty. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Công
ty CP Lữ Hành Quốc Tế Thái Sơn đã tạo cơ hội cho chúng em được tiếp xúc
thực tế với ngành nghề và cung cấp tài liệu để chúng em hoàn thành bài báo
cáo này.

2


MỤC LỤC
Trang

NỘI DUNG.........................................................................................................
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LỮ HÀNH QUỐC
TẾ THÁI SƠN...................................................................................................
4
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.................
4
1.2. Bộ máy tổ chức quản lí của đơn vị...............................................................
6
1.2.1. Bộ máy tổ chức của công ty CPLHQTTS.................................................
6
1.2.2. Chức năng của từng bộ phận.....................................................................
6
1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty...............................................................
8
1.4 Các sản phẩm, thị trường mà TST Travel đang kinh doanh..........................
8
1.5 Đặc điểm tình hinh kinh doanh của doanh nghiệp........................................
9
1.5.1. Tìm hiểu thị trường khách của cơng ty......................................................
9
1.5.2. Nhóm khách hàng phân theo biến nhân khẩu học.....................................
9
1.5.3. Nhóm khách hàng phân theo mục tiêu hành vi du lịch.............................
11
3


1.6. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty trong thời gian qua.......................
12
1.7. Thuận lợi và khó khăn của cơng ty...............................................................

12
Chương 2: HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI CƠNG TY CÔ PHẦN LỮ
HÀNH QUỐC TẾ THÁI SƠN.........................................................................
15
2.1. Làm quên với cơ sở thực tập........................................................................
15
2.2. Thực tập thiết kế chương trình.....................................................................
15
2.3. Thực tập xây dựng giá thành, giá bán của chương trình du lịch..................
17
2.4. Quảng cáo và tổ chức bán chương trình du lịch...........................................
18
2.2. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.......................................................................
19
2.6. Những bài học kinh nghiệm.........................................................................
21
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ....................
22
3.1. Một số nhận xét............................................................................................
22
3.2. Những kiến nghị và đề xuất với công ty.......................................................
24
3.3. Những kiến nghị và đề xuất với khoa...........................................................
25
4


KẾT LUẬN........................................................................................................
26
NHẬT KÝ THỰC TẬP.....................................................................................

27

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LỮ HÀNH
QUỐC TẾ THÁI SƠN
1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Cơng ty Cổ phần Lữ hành Quốc tế Thái Sơn là doanh nghiệp chuyên
hoạt động chuyên nghiệp trên các lĩnh vực: du lịch, khách sạn, thương mại và
du lịch vận tải, lâm sinh, xây dựng, giao thông…
Công ty đã được cấp giấy phép lữ hành quốc tế số 40-006/TCDL - GPLHQT
của Tổng cục du lịch Việt nam, quyết định chứng nhận thương hiệu độc quyền
đã đăng kí số: 51316/QĐ –SHTT của Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và
cơng nghệ. Cơng ty Cổ phần Lữ hành Quốc tế Thái Sơn là hội viên

chính

thức của phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam VCCI số 10346, hội
viên hiệp hội du lịch Việt Nam VITA, thành viên hội doanh nghiệp doanh
nhân lữ trẻ hành Châu Á- Thái Bình Dương, hội viên sáng lập hiệp hội lữ
hành Việt Nam VISTA, một trong 27 thành viên sáng lập câu lạc bộ chuyên
đón khách Lào, Thái Lan qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ.
Hiện nay cơng ty có 9 đơn vị trực thuộc, trong đó có 2 đơn vị hoạt động
kinh doanh lữ hành, 6 khách sạn, khu kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt tiêu
chuẩn 2-3 sao tại Việt Nam và Lào, 1 phòng vé máy bay.
Trong suốt chặng đường phát triển của mình cơng ty đã khơng ngừng
lớn mạnh cả về tài chính, vật chất và sự vươn lên về chất lượng dịch vụ, phục
vụ khách hàng tận tình, chu đáo. Ban đầu với cơ sở hạn chế, dịch vụ cịn thơ

sơ trên sự tiếp nhận và xây dựng mới tại các đơn vị tại miền Trung và Lào.
Trong những năm gần đây công ty đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống bất
động sản, giáo dục – đào tạo, tài chính và đặc biệt là dịch vụ du lịch tại LàoĐông Bắc Thái, trở thành nhà cung cấp dịch vụ du lịch lớn nhất của thương
6


nhân ở Việt Nam đầu tư tại Lào. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công
ty và xu hướng mới của thời đại, đáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, khám
phá của người nước ngoài vào Việt Nam và du khách Việt ra quốc tế, công ty
đã tăng

cường nhân sự bằng cách gửi các cán bộ chuyên nghành đi nước

ngoài đào tạo, tham gia các hội nghị, hội chợ quốc tế và khu vực để học hỏi
kinh nghiệm quản lý và chăm sóc khách hàng, tư vấn miễn phí tận tình chu
đáo các nhu cầu của du khách, dịch vụ hậu mãi chu đáo. Cho đến nay TST
Travel đã trở thành một biểu tượng của du khách khi muốn đi nghỉ dưỡng,
thăm quan, khám phá, hội nghị, hội thảo tại Việt Nam hay khám phá Lào –
Thái Lan đường bộ, cũng như thương hiệu cho hàng trăm đoàn khách Thái
Lan vào Việt Nam trong những năm qua.
Trên cơ sở vật chất hùng mạnh, tiềm lực tài chính dồi dào, cùng đội ngũ
cán bộ công nhân viên được đào tạo chính quy cơ bản, và là niềm tự hào là
đơn vị kinh doanh du lịch duy nhất tại miền Trung có cá nhân đăng quang tại
“cuộc thi hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc năm 2008” của Tổng cục du
lịch, Bộ văn hóa - thể thao và du lịch,hiệp hội du lịch Việt Nam và dự án phát
triển du lịch của EU tổ chức. Đây là đơn vị lữ hành ln có cá nhân đoạt giải
cao tại các cuộc thi tay nghề chuyên nghành khu vực và toàn quốc.
Nhằm mở rộng và phát triển dịch vụ lữ hành, công ty đã mở chi nhánh
TSTtravel – Huế, công ty Cổ phần Lữ hành Quốc tế Thái Sơn, tại 19 Trần
Văn Kỷ -phường Tây Lộc –thành phố Huế, chi nhánh thực hiện đầy đủ các

chức năng kinh doanh của công ty, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh
lữ hành.

7


1.2. Bộ máy tổ chức quản lý của đơn vị
1.2.1. Bộ máy tổ chức của công ty CPLHQTTS
Bộ máy tổ chức của công ty CPLHQTTS được sắp xếp theo mô hình cơ
cấu tổ chức, chức năng

1.2.2. Chức năng của từng bộ phận
Ban Tổng Giám Đốc: chịu trách nhiệm chung về quản lý kinh doanh tại
văn phịng. Có quyền đề bạt, miễn nhiệm, tiếp nhận lao động theo quy chế của
công ty.

8


Hành chính văn phịng: phụ trách quản lý nhân sự và cơng tác hành
chính trong cơng ty và đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm thanh quyết toán tổ
chức thu chi ngân quỹ, phân phối tiền lương, theo dõi và phản ánh tình hình
sử dụng vốn và tài sản của chi nhánh.
Khối hỗ trợ: phụ trách hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị thu
hút khách hàng, nghiên cứu thị trường, phát triển nguồn khách, xây dựng
chương trình và giá bán, điều hành tour và đi hướng dẫn đoàn.
Khối kinh doanh: hạch tốn tài chính độc lập, báo cáo kết quả kinh
doanh hàng tháng về ban giám đốc của công ty. Chủ động công tác cán bộ
như: đề bạt, miễn nhiệm, thuyên chuyển và điều động.
Các đơn vị Thành viên:

- Khách sạn Douangpraseuth tại Thành phố Viêng Chăn 3 sao - Giám đốc:
Thongvilay Dengsala
- Công ty TNHH Vận tải Lữ hành quốc tế Việt Nam (VINATRA) - Giám đốc:
Nguyễn Cảnh Giang
- Ban quản lý Dự án khu du lịch Thái Sơn - Giám đốc: Tiến sĩ kinh tế
Trương Quốc Thắng
- Dự án khu du lịch 3D resort và hotels tại Cửa Lò Nghệ An - Giám đốc:
Dương Danh Hùng
- Ban dự án Dự án Trường Cao đẳng Kinh doanh Thái Sơn - Hiệu Trưởng:
Phó Giáo sư Cao Tuấn Ngọc
- Trung tâm thương mại Quốc tế Thái Sơn Smartboard: Tòa nhà 88 Láng Hạ Đống Đa - Hà Nội - Giám đốc: Thạc sĩ Phạm Tiến Cường
- Chi nhánh TST Travel - Huế, Công ty CP Lữ hành Quốc tế Thái Sơn: 19
Trần Văn Kỷ - P.Tây Lộc - TP Huế; Giám đốc - Nguyễn Tâm Hùng

9


1.4. Các sản phẩm, thị trường mà TST Travel đang kinh doanh
- Về lữ hành quốc tế
Tiêu biểu là các tuor du lịch Lào – Thái Lan, những tour này mang lại
doanh số lớn bởi giá tuor thấp và nhiều loại hàng hóa của Thái Lan rẻ hơn thị
trường Việt Nam. Tiếp sau là thị trường đi du lịch Trung Quốc, tới Trung
Quốc du khách quan tâm tới du lịch văn hóa nhiều hơn là đi mua sắm. Trung
Quốc là một lãnh thổ lớn với nhiều cơng trình kiến trúc vĩ đại như Vạn Lí
Trường Thành, Di Hịa Viên, Cố cung, Ngọ Môn Quan… những khách đi du
lịch Trung quốc phần lớn là những người đã có tuổi có khả năng tích lũy cao,
họ đi Trung Quốc với rất nhiều mục đích tham quan thưởng ngoạn, lễ phật,
bn bán. Ngồi ra cơng ty cịn tổ chức các tour du lịch kết hợp với các hội
nghị, hội thảo diễn ra ở các nước Đông Nam Á cũng mang lại lợi nhuận khá
cao. Bên cạnh những tour mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao, cũng cịn có

những tour có số lượng khách ít: tour đi Châu Âu, Châu Úc,… bởi chi phí cho
các tour này cao và làm thủ tục visa chưa dễ dàng.
Thị trường khách vào của chi nhánh hiện nay chiếm 60% là khách Thái
Lan và Isarel, Đức, Hoa Kỳ. Tuy nhiên mức lợi nhuận của khách Thái còn
thấp do có nhiều cơng ty đón khách Việt Nam cạnh tranh về giá.
-Về mảng lữ hành nội địa
Công ty tổ chức các tour du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng vào mùa hè, các
lại các tour du lịch lễ hội chưa tập trung khai thác do thiếu phương tiện vận
chuyển và thiếu đội ngũ hướng dẫn viên.
- Ngoài sản phẩm và các tour du lịch, việc làm "đại lý bán vé tàu" cho liên
hiệp đường sắt Việt Nam đem lại lợi nhuận cho công ty…tùy thuộc vào từng
loại vé mà công ty được hưởng hoa hồng từ 5- 10% trên tổng giá vé đây là
một khoản thu nhập thường xuyên và ổn đinh cho công ty.

10


- Trên đây là những sản phẩm thị trường của công ty được mô tả một cách
khái quát nhất.
1.5 Đặc điểm tình hinh kinh doanh của doanh nghiệp
1.5.1. Tìm hiểu thị trường khách của công ty
Đối với doanh nghiệp, việc thỏa mãn nhu cầu tất cả khách hàng là một
việc vơ cùng khó khăn. Do vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu thị trường khách là
việc làm cần thiết để từ đó có thể đưa ra các chính sách marketing phù hợp,
thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách. Công ty đã phân loại khách
hàng theo những mảng sau:
1.5.2 Nhóm khách hàng phân theo biến nhân khẩu học
- Nhóm khách hàng là người cao tuổi đã về hưu có lợi tức hàng năm
khá cao, thời gian nhàn rỗi nhiều, họ có nhu cầu nghỉ ngơi an dưỡng, chăm
sóc sức khỏe, khám phá các vùng đất mới để nâng cao hiểu biết. Với nhóm

khách hàng này cơng ty đã đưa ra các sản phẩm như: du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái, du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ nghơi giải trí. Kênh phân phối chính
là kênh gián tiếp qua các đại lý du lịch,cơng ty du lịch trên tồn quốc. Cơng ty
đã tạo lập uy tín cho các đối tượng khách này đó là cung cấp cho họ những
chương trình du lịch mang đậm nét thiên nhiên, giúp họ hiểu biết về đất nước,
con người Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.
- Nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên: là nhóm khách hàng có thu
nhập khơng cao, có nhu cầu tìm tịi khám phá cái mới lạ, phiêu lưu mạo hiểm.
Với nhóm khách hàng này công ty đưa ra những sản phẩm du lịch mang tính
độc đáo, mạnh mẽ tạo cảm giác mới lạ. Sản phẩm du lịch của cơng ty có
chính sách giá linh hoạt, mềm dẻo phải chăng phù hợp với khả năng thanh
toán của họ.

11


- Nhóm khách hàng là những người đã từng sinh sống tại Việt Nam –
người nước ngoài gốc việt. Họ là những người mong muốn đóng góp sức lực
của mình xây dựng quê hương. Họ muốn quay về Việt Nam, tìm kiếm cơ hội
làm ăn, tham quan nghỉ dưỡng. Sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu của nhóm
khách hàng này được cơng ty đưa ra đó là nên tạo điều kiện cho họ có thể kết
hợp thăm thân nhân kết hợp nghỉ ngơi tìm kiếm cơ hội làm ăn, họ thường đến
với thời gian khá dài, đặc biệt các dịp lễ tết cổ truyền công ty đã triển khai các
chiến lược makerting hướng đến khai thác thị trường này có hiệu quả là cách
qua đó có thể quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam một cách hữu hiệu nhất
đặc biệt là trong điều kiện nguồn tài chính hạn hẹp như hiện nay.
- Khách hàng là người trung tuổi: là đối tượng khách có thời gian rỗi
phụ thuộc vào thời gian làm việc của họ và phụ thuộc vào gia đình, do vậy
sản phẩm du lịch mà cơng ty đưa ra là vừa phù hợp với thời gian của họ, vừa
thỏa mãn được mục tiêu nghỉ ngơi giải trí, khám phá mới lạ giúp họ lấy được

trạng thái cân bằng để làm việc.
- Đối tượng khách hàng là cựu chiến binh: nhóm khách hàng này
thường chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh về một thời chiến đấu oanh liệt.
Họ muốn quay trở lại chiến trường xưa để ôn lại những kỷ niệm, nhớ về một
quá khứ ào hùng của dân tộc, đồng thời cũng là để chứng kiến sự đổi thay, sự
hồi sinh của mảnh đất đã từng chịu nhiều bom đạn. Sản phẩm du lịch mà công
ty đưa ra để thỏa mãn nhu cầu của nhóm khách hàng này là các tour du lịch
nối các tuyến điểm chiến trường xưa nơi mà các cuộc giao tranh đã xảy ra
như: Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh… các tour du lịch
xuyên Việt thăm cảnh quan, văn hóa Việt Nam
- Nhóm khách hàng là giáo viên, nhân viên văn phòng: đây là đối tượng
khách thường được cơ quan, nhà trường tổ chức cho đi du lịch vào các kỳ
nghỉ hè, nghỉ lễ hàng năm hoặc vài năm tổ chức một lần. Đối với nhóm khách
12


này công ty đã đưa ra các sản phẩm du lịch là những chuyến tham quan dài
ngày đến những vùng đất có những cảnh quan đẹp hoặc các tour xuyên Việt,
những tour đi ra nước ngoài, đến các nước Lào, Thái Lan. Những sản phẩm
du lịch đó sẽ thỏa mãn được nhu cầu của nhóm khách hàng này. Đó là nghỉ
ngơi sau một thời gian làm việc, được vui chơi, giải trí, khám phá nhiều thứ
mới lạ.
1.5.3. Nhóm khách hàng phân theo mục tiêu hành vi du lịch
- Nhóm khách du lịch với mục đích du lịch thuần túy: đây là nhóm
khách hàng ở mọi lứa tuổi đi du lịch nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tham
dự các mơn thể thao, tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau. Đối với nhóm
người này cần nhiều mức độ nhu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau nên
công ty đã đưa ra chính sách giá rõ ràng như đối với tầng lớp thượng lưu đây
là tầng lớp có thu nhập cao họ địi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao với
giá chấp nhận có thể cũng rất cao, khai thác tầng lớp này công ty phải tạo ra

những khu du lịch với các dịch vụ thứ hạng cao cấp.
- Nhóm khách du lịch cơng vụ: họ đi du lịch kết hợp với mục đích
ngoại giao, tìm kiếm cơ hội đầu tư, nghiên cứu thị trường. Họ đòi hỏi chất
lượng dịch vụ cao, khả năng cung cấp thông tin đầy đủ cho họ. Tuy nhiên số
lượng khách này công ty khai thác được ít vì cịn phụ thuộc trực tiếp vào
chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước (đối với khách hàng Việt kiều) và
tiềm năng của thị trường.
- Nhóm khách du lịch nữa cũng được cơng ty đầu tư vào khai thác đó là
đối tượng khách đi du lịch nhằm mục đích như thăm thân nhân, đi chữa bệnh,
quá cảnh, tham dự hội nghị, hội thảo nhưng số khách hàng này cịn hạn chế vì
cơng ty chưa chú trọng và đầu tư khai thác triệt để.

13


1.6. Đánh giá kết quả hoạt động của công ty trong thời gian qua
Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010
Doanh thu
Doanh thu
inbound

153.602.909

Thuế VAT
15.853.81
9

Doanh thu 152.603.272
ourbound
Doanh thu

nội địa
Cộng

347.115.181

169.456.728
152.603.272

.
40.909.000

Tổng thu

.
4.091.000
19.944.81
9

45.000.000
367.060.000

Chi phí tour
105.337.77
0

Lãi gộp
48.265.139

116.393.841 36.209.431
26.299.716

248.031.32
7

14.609.284
99.083.854

Nhìn trên bảng biểu ta thấy, kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế và xã
hội đạt rất cao, xuất phát từ việc áp dụng thực hiên các quy chế kịp thời: quy
chế phân phối tiền lương, quy chế khen thưởng, quy chế hỗ trợ lương, quy
chế dân chủ. Đặc biệt thực hiện cơ chế khốn đã thể hiện được tính pháp lý và
có hiệu quả cao. Từ kết quả trên, ta thấy Cơng ty đạt những thành tựu đáng
khích lệ, nhờ vào ý thức tiết kiệm của công nhân viên, tinh thần chủ động
sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt nghĩa
vụ nộp về công ty. Đồng thời, các phịng ban tích cực hỗ trợ chung vào nhịp
tiến, tham mưu chỉ đạo và hạch toán đúng chính sách, ln chuyển đồng vốn
có hiệu quả.
1.7. Thuận lợi và khó khăn của cơng ty
- Thuận lợi: Cơng ty Lữ hành Quốc tế Thái Sơn đã có được một cơ sở
hạ tầng vật chất kĩ thuật hết sức vững mạnh đó là hệ thống các khách sạn ở
Huế, Cửa Lò, Hà Tĩnh, đang xây dựng dự án khu du lịch 3D Resort – hotel tại
thị xã Cửa Lò … tạo sự thuận lợi cho việc kinh doanh lữ hành nội địa, cũng
như việc khai thác khách lưu trú của các khách sạn có đội ngũ lãnh đạo quản
14


lí nhạy bén với thị trường, sắc sảo trong kinh doanh, đội ngũ nhân viên có
trình độ chun mơn cao, có trình độ học vấn đào tạo chun sâu.
Cơng ty cổ phần lữ hành quốc tế Thái Sơn là một đơn vị mới hoạt động
kinh doanh lữ hành, với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động nên có thể vận dụng
được tất cả các cơ hội kinh doanh. Thời cơ vào vận hội của đất nước đang

khai thác và phát triển du lịch trong thiên niên kỷ mới, công ty đã chọn đúng
thời điểm để hoạt động lữ hành. Khi nói tới những điều kiện thuận lợi của đơn
vị, ta phải đề cập tới những yếu tố khách quan và chủ quan mang lại, đó chính
là sự biết vận dụng yếu tố bên trong của đội ngũ nhân viên trẻ, có chun mơn
cao trong thiết bị cơng nghệ mới, … và các yếu tố bên ngoài: các nhà cung
cấp dịch vụ ngày càng nhiều hơn, tạo sự thuận lợi cho việc lựa chọn đối tác,
hay môi trường tự nhiên và xã hội ổn định. Tất cả những điều đó đã làm cho
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thuận lợi và đạt hiệu quả
thực sự.
- Khó khăn: với một tên tuổi mới trên thị trường, lữ hành quốc tế Thái
Sơn phải đương đầu để cạnh tranh sản phẩm và chất lượng. mà trong thời kỳ
cạnh tranh ban đầu mức giá đóng vai trị quan trọng, những yếu tố lõi để dành
thắng lợi lại là chất lượng sản phẩm điều này chính là sự khó khăn bước đầu
để chiếm lĩnh vị thế thị trường. Để làm được điều đó cơng ty cần phải bán
một khối lượng sản phẩm lớn ra thị trường, đồng thời cần có nguồn vốn đầu
tư lớn. Nhưng vấn đề vốn đang là một khó khăn của cơng ty lữ hành.
Do số lượng của các nhà cung cấp còn hạn chế về số lượng và chất
lượng nên vào các thời kỳ cao điểm lượng cung vượt quá cao ( khách sạn tại
Hạ Long, hay ở Huế, Nha Trang ) tuy nhiên khi tham gia vào nền kinh tế thị
trường tất cả các doanh nghiệp đều khơng tránh khỏi những khó khăn đó là do
việc phải cạnh tranh để tồn tại trong môi trường kinh doanh của cơ chế thị
trường. Ngoài ra để tồn tại được trên thương trường kinh tế thị trường thì bản
15


thân cơng ty phải ln ln tìm cách thay đổi sản phẩm để tạo thế cạnh tranh
cả về chất lượng và dịch vụ. Mặt khác, khó khăn cịn đến từ những thất bại do
thiên nhiên gây ra cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh
doanh, như lũ lụt, hạn hán, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động và sản xuất kinh
doanh.


16


Chương 2: HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LỮ
HÀNH QUỐC TẾ THÁI SƠN
2.1. Làm quen với cơ sở thực tập
Trong những ngày đầu tiên đến với công ty chúng em làm quen với
Công Ty Cổ Phần Lữ Hành Quốc Tế Thái Sơn qua những buổi nói chuyện với
ban lãnh đạo của cơng ty. Với sự đón tiếp hết sức nhiệt tình của các anh chị
trong cơng ty nên chúng em đã sớm làm quen với môi trường làm việc du lịch
sau những tháng ngày ngồi trên nghế nhà trường. Đây là một công ty mới
thành lập nên đang trong q trình vừa phát triển và vừa hồn thiện vì thế cho
nên cơ cấu tổ chức của cơng ty còn đơn giản và đội ngũ nhân viên còn ít. Sau
khi tìm hiểu về cơng ty thì em tiến hành làm quen, tìm hiểu những cơng việc
cụ thể của các phịng ban trong cơng ty. Vì số lượng nhân viên cịn ít nên
những người trong cơng ty thường đảm nhận một lúc nhiều công việc cụ thể
khác nhau. Phải mất một tuần em mới làm quen hết được các hoạt động trong
cơng ty.
2.2. Thực tập thiết kế chương trình du lịch
Sau thời gian làm quen với cơ cấu tổ chức và những hoạt động của
công ty em được các anh chị chỉ dạy cho cách thiết kế chương trình du lịch.
Để xây dựng một chương trình du lịch thì cần tiến hành qua 6 bước như sau:
a. Xác định các tuyến du lịch, điểm du lịch
Qua quan sát học hỏi thì em thấy việc xác định tuyến điểm du lịch đối
với hoạt động lữ hành là rất quan trọng, là hoạt động nhiệm vụ đầu tiên của
việc xây dựng chương trình du lịch. Khi xây dựng chương trình du lịch việc
trước tiên là xác định những tuyến du lịch chủ yếu. Trên tuyến du lịch được
xác định đó có các điểm du lịch nhất định. Các điểm du lịch và điểm tham
quan du lịch trên từng tuyến du lịch có thể được sử dụng hoặc khơng được sử

17


dụng để xây dựng chương trình tùy yêu cầu của việc xây dựng, giới thiệu cho
các tập khách khác nhau.
b. Xây dựng phương án vận chuyển
Sau khi xác định được tuyến du lịch thì tiến hành thực hiện việc xây
dựng phương án vận chuyển khách cho phù hợp với tuyến du lịch. Trong thực
tế việc xây dựng phương án vận chuyển phụ thuộc vào điều kiện giao thông
trên tuyến, giá của phương tiện vận chuyển, nhu cầu và sự hấp dẫn của
phương tiện với khách, độ an toàn của phương án vận chuyển. Đối với cơng
ty thì thường thực hiện những tuyến du lịch cố định vì thế mà việc xây dựng
phương án vận chuyển cũng trở nên dễ dàng hơn.
c. Xây dựng phương án lưu trú và ăn uống
Lưu trú là một yêu cầu rất quan trọng với khách du lịch theo các
chương trình du lịch khác nhau. Trước tiên phải tiến hành khảo sát thực địa,
đánh giá chất lượng của loại cơ sở lưu trú tại các điểm, khu du lịch trên tuyến.
Sau đó thực hiện các hợp đồng nguyên tắc với các cơ sở lưu trú này trên cơ sở
dự tính loại khách, lượng khách sẽ tham gia các chương trình du lịch theo
tuyến.
Trong việc xây dựng các phương án lưu trú cho khách, ngoài việc lựa
chọn, thẩm định nơi ở với vị trí cảnh quan, kiểu dáng kiến trúc, loại dịch vụ
lưu trú, chất lượng dịch vụ, giá cả, sự mới lạ... cần chú ý tới chất lượng món
ăn, đồ uống tại cơ sở lưu trú được lựa chọn. Muốn xây dựng được phương án
lưu trú và ăn uống tốt thì cần phải đi đến tận cơ sở khảo sát thực tế.
d. Xây dựng chương trình tham quan
Có thể nói, chương trình tham quan là nội dung chủ yếu nhất, quan
trọng nhất trong chương trình du lịch được xây dựng, giới thiệu và bán cho
khách.
18



Muốn xây dựng chương trình tham quan, cần thực hiện các trình tự sau:
+ Khảo sát, hệ thống, thẩm định và phân loại các đối tượng tham quan
tại các điểm du lịch, điểm tham quan trên tuyến du lịch.
+ Xác định loại hình tham quan.
+ Xây dựng phương án tham quan
e. Xây dựng chương trình chi tiết
Việc xây dựng chương tình du lịch nhất thiết phải tính tới các yếu tố như
mục đích chuyến du lịch. mức độ hấp dẫn của tuyến du lịch. Thời gian và thời
điểm của chuyến đi, khả năng thanh toán của khách, loại dịch vụ lưu trú được
cung cấp...
f. Thử nghiệm chương trình du lịch
Việc thử nghiệm chương trình du lịch nhằm kiểm tra lịch trình du lịch
trong thực tế sẽ diễn tiến như thế nào và từ đó có thể sửa chữa, bổ sung những
thiếu sót cho các chương trình du lịch đã được xây dựng. Tuy nhiên đối với
công ty Cổ Phần Lữ Hành Quốc Tế Thái Sơn thì việc thử nghiệm chương
trình du lịch thường ít khi diễn ra do cơng ty thường tổ chức những tour du
lịch truyền thống.
2.3. Thực tập xây dựng giá thành, giá bán của chương trình du lịch
Công ty Cổ Phần Lữ Hành Quốc Tế Thái Sơn vừa mới thành lập khi
trên thị trường du lịch đã có nhiều cơng ty du lịch đã lớn mạnh chiếm lĩnh thị
trường vì thế việc xây dựng giá thành, giá bán một chương trình du lịch trở
nên rất quan trọng. Vì khơng có nhiều kinh nghiệm thực tế nên em chỉ học
cách tính giá thành, giá bán của chương trình du lịch mà thôi.
Để xác định giá của các chương trình du lịch cơng ty thường dựa vào
các phương pháp như khoản mục chi phí và phương pháp dựa trên cơ sở lịch

19



trình. Sau khi đã có kết quả chi phí cố định và chi phí biến đổi ta có thể dễ
dàng tính được giá thành của chương trình du lịch theo các công thức sau:
Với Q là số lượng khách trong đồn,ta có cơng thức:
ZI khách= V + F/Q

Zđồn khách = V.Q + F
Sau khi tính tốn giá thành thì tiến hành xác định giá bán dự kiến của
doanh nghiệp bao gồm các loại giá trước thuế (G) và giá sau thuế (P)
Giá trước thuế (G) là giá bán của chương trình du lịch chưa bao gồm
thuế giá trị gia tăng (VAT) xác định theo công thức:
G = z (1- γ)
Trong đó:

G là giá bán trước thuế
Z là giá thành của chương trình
γ là tỉ lệ make up

Giá sau thuế (P) là giá bán của chương trình du lịch đã bao gồm thuế
giá trị gia tăng (VAT) được xác định theo cơng thức:
P = G (1+tVAT)
Trong đó:

P là giá bán sau thuế
G là giá bán trước thuế
tVAT là thuế suất thuế giá trị gia tăng

2.4. Quảng cáo và tổ chức bán chương trình du lịch
Sau khi xây dựng và tính tốn giá xong một chương trình du lịch thì
cơng ty tiến hành quảng cáo và tổ chức bán. Khi chào bán một chương trình

du lịch thì cần cung cấp một số nội dung: tên chương trình, mã số, độ dài thời
20


gian, mức giá, hành trình theo ngày và các khoản khơng bao gồm giá trọn gói
như đồ uống, mua bán đồ lưu niệm và những thông tin cần thiết khác tuỳ theo
đặc điểm riêng của chương trình. Các phương tiện quảng cáo du lịch thường
được công ty áp dung bao gồm: quảng cáo bằng ấn phẩm, quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng...
Công ty tổ chức bán chương trình du lịch của mình thơng qua hai hình
thức: trực tiếp và gián tiếp. Qua tìm hiểu thì em nhận thấy bán trực tiếp nghĩa
là công ty trực tiếp bán các chương trình du lịch của mình cho khách hàng.
Cơng ty quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua các hợp đồng bán hàng.
Bán gián tiếp tức là công ty uỷ quyền tiêu thụ các chương trình du lịch của
mình cho các đại lý du lịch.
2.5. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Trong thời gian thực tập tại công ty sau khi đã có được những hiểu biết
cơ bản về hoạt động lữ hành cùng với những kiến thức đã được trang bị trên
ghế giảng đường công ty đã cho chúng em được đi theo một tour du lịch trong
nước trong 2 ngày. Sau chuyến đi em đã hiểu được phần nào về nghiệp vụ
hướng dẫn. Trên thực tế việc hướng dẫn rất phức tạp đòi hỏi người hướng dẫn
viên phải linh hoạt và chủ động trước mọi tình huống. Sau đây là một số
nghiệp vụ cơ bản của một hướng dẫn viên mà em đã được quan sát và được
làm một số nghiệp vụ:
a. Đón tiếp và làm quen với khách
Đây là lần đầu tiên tiếp xúc với khách nên phải tạo được ấn tượng tốt.
Cơng việc đón khách có thể diễn ra ở sân bay, nhà ga, bến cảng, cửa khẩu...
và phải đến trước 30 phút so với giờ đến của khách. Trong giai đoạn này cần
nắm bắt tâm lý của khách để có cách làm quen có hiệu quả.
b. Tổ chức phục vụ lưu trú, ăn uống


21


Khi gần đến khách sạn hướng dẫn viên thu các giấy tờ liên quan đến
thủ tục khai báo tạm trú của khách. Khi xe dừng lại hướng dẫn viên mời
khách vào khách sạn làm thủ tục nhận phòng. Trước khi khách vào phòng
nghỉ hướng dẫn viên cần nhắc khách kiểm tra lại hành lý trước khi vận
chuyển lên phòng. Hướng dẫn viên giới thiệu cho khách vài nét về khách sạn,
hướng dẫn khách số phịng, cách sử dụng chìa khố, két an toàn, thời gian và
địa điểm ăn. Nhắc khách chú ý đến những sản phẩm và dịch vụ miễn phí và
khơng miễn phí trong phịng, khách sạn.
c. Tổ chức ăn uống cho khách
Trước bữa ăn cần đề nghị khách nêu rõ những yêu cầu đặc biệt như ăn
kiêng, ăn chay... thông báo giờ ăn, địa điểm ăn, đồ ăn cho khách. Theo dõi và
kiểm tra sự phục vụ của cơ sở dịch vụ cả về số lượng, chất lượng và chủng
loại theo đúng hợp đồng ký giữa hai bên.
Tổ chức phục vụ ăn uống cho khách sao cho hấp dẫn và chu đáo, trong trường
hợp có những món ăn đặc biệt, hướng dẫn viên phải giới thiệu và hướng dẫn
cách ăn cho khách.
d. Tổ chức hoạt động hướng dẫn tham quan
Trước ngày tổ chức chuyến tham quan, hướng dẫn viên cần thơng báo
cho đồn khách về thời gian, địa điểm xuất phát và những yêu cầu chuẩn bị cá
nhân cho khách. Thơng báo cho đồn khách về chương trình hoạt động của
ngày hơm đó. Trên ơ tơ tiến hành giới thiệu sơ bộ về nơi đang đến để khơi dậy
trong du khách tính tị mị. Đến điểm tham quan thì mua vé, liên hệ thuyết
minh tại điểm, tiến hành tham quan và lên xe kết thúc chuyến tham quan.
e. Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ khác
Các hoạt động vui chơi giải trí có thể có hoặc khơng có trong chương
trình nhưng hướng dẫn viên vẫn chủ động tổ chức để cho chuyến đi được

22


phong phú, hấp dẫn, thú vị, tạo hứng khởi cho du khách. Hướng dẫn viên có
thể tổ chức buổi giao lưu gặp gỡ giữa du khách với người dân địa phương, với
các cơ quan đơn vị. Đặc biệt hướng dẫn viên cần hết sức chú ý đến việc tổ
chức kỷ niệm ngày sinh nhật cho khách. Bên cạnh đó hướng dẫn viên nên
phối hợp với các cơ sở dịch vụ, các đơn vị... tổ chức cho khách thưởng thức
các loại hình nghệ thuật như múa rối nước, chèo, ca trù.... đặc biệt trong các
hoạt động đó, hoạt động mua sắm được du khách rất quan tâm.
f. Tổ chức tiễn khách
Kết thúc chương trình cũng là một nghệ thuật. Hướng dẫn viên phải
thơng báo chính xác về thời gian rời khỏi nơi lưu trú và thời gian vận chuyển
hành lý ra khỏi phịng nghỉ, địa điểm và thời gian xe đón khách, nhắc khách
kiểm tra giấy tờ. Đến nơi hướng dẫn viên thay mặt công ty cảm ơn khách đã
sử dụng dịch vụ của cơng ty và góp phần tạo nên sự thành công cho chuyến
đi, chúc quý khách thượng lộ bình an.
2.2. Những bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực tập tại công ty, chúng em thấy rằng kiến thức mà
thầy cô đã trang bị cho chúng em là rất quan trọng. Tuy nhiên những kiến
thức đó chỉ là nền tảng, do vậy chúng em cần phải tự trang bị cho mình những
kiến thức thực tế để có thể thực hiện cơng việc một cách dễ dàng hơn. Bên
cạnh đó, mỗi người ln cần phải tự rèn luyện cho mình có một dức tính tốt
và có một sức khỏe tốt để có thể hồn thành cơng việc được giao. Và trong
thời gian thực tập này, chúng em đã có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động
du lịch như thiết kế một sản phẩm du lịch, xác định giá bán các sản phẩm du
lịch, chào bán các sản phẩm du lịch… Chúng em sẽ cố gắng trong thời gian
thực tập này sẽ học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm để sau khi ra trường
có được sự tự tin để có thể làm việc tốt hơn.


23


Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÊT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
3.1. Một số nhận xét
Đây là khoảng thời gian vô cùng hữu ích đối với em bởi vì nó trang bị
cho em những kiến thức thực tế mà khi còn ngồi trên ghế nhà trường em
khơng thể có được. Kiến thức thực tế trong thời gian thực tập được rút ra
được khi chúng em có thời gian cọ xát với công việc, với đặc trưng nghề
nghiệp, với môi trường làm việc và được thực hành nghề với những công việc
cụ thể đã làm.
Khoảng thời gian này còn cho em những nhận thức sâu sắc hơn về
nghề mà em đang theo học, biết được những ưu và nhược điểm mà tính chất
nghề nghiệp này mang lại.
Cơ sở thực tập của em là Công ty Cổ phần Lữ hành Quốc tế Thái Sơn.
Đây là một đơn vị kinh doanh lữ hành. Thời gian thực tập tại công ty, em
nhận thấy đây là một nghề nghiệp khơng hề đơn giản nó địi hỏi cao ở những
người theo nghề du lịch mà đặc biệt là nghề Hướng dẫn viên du lịch. Nghề
này vừa mang tính nghệ thuật, địi hỏi nhiều u cầu cao, khắt khe mà khơng
phải ai cũng có đủ nhiệt huyết, trình độ, khẳ năng để theo nghề.
Với tính chất là một loại dịch vụ, lại là một nghề mang tính chuyên
nghiệp và nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch tiêu chuẩn đầu tiên là phải có ý
thức phục vụ, kỹ năng phục vụ, đồng thời cịn có trình độ hướng dẫn, thuyết
minh, có tài năng của một nhà chỉ huy, bản lĩnh của một nhân viên. Do đó địi
hỏi ở người hướng dẫn viên những yêu cầu cao như:
Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt: yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu chủ
nghĩa xã hội; ý thức, đạo đức tốt; yêu nghề, cơng việc, tơn trọng nghề nghiệp;
tính cao thượng; tơn trọng kỷ luật, tuân thủ pháp luật.

24



Có kiến thức về ngơn ngữ; về văn hố, địa lý, lịch sử; về quy định luật
pháp, chính sách; về tâm lý và thẩm mỹ; về xã hội kinh tế chính trị; về du
lịch; về Quốc tế và một số các kiến thức liên quan tới nghề nghiệp.
Có kỹ năng hướng dẫn du lịch cao.
Có cơ thể, phẩm chất khoẻ mạnh. Vì hướng dẫn thường phải di chuyển
trong nhiều loại địa hình, lại phải chăm lo cho khách hàng, phải đảm bảo an
tồn một cách tối đa tính mạng và sức khoẻ, tài sản của họ cũng như đáp ứng
nhu cầu đòi hỏi của khách.
Và nhiều yêu cầu quan trọng khác như người hướng dẫn viên phải là
người nắm vững tập qn, sở thích, thói quen của khách và các quy ước giao
tiếp; phải tăng cường năng lực làm việc độc lập và tinh thần sáng tạo; phải có
ý thức cạnh tranh mạnh mẽ và tinh thần cầu tiến; phải luôn cẩn thận trong tác
phong nghề nghiệp, phải chú trọng đến ngoại hình...
Qua thời gian thực tập, em phần nào nhận biết được những yêu cầu đòi
hỏi của các nhà tuyển dụng du lịch. Em tự nhấn thấy kiến thức của mình cịn
q ít đặc biệt là kiến thức thực tế về công việc, về xã hội, về ngoại giao, về
nhiều kỹ năng khác nữa. Trong quá trình học ở ghế nhà trường chúng em
khơng có nhiều cơ hội để có thể thực hành nghề, để làm quen với đặc thù
nghề nghiệp. Vì vậy mà thời gian thực tập ngắn ngủi này là một khoảng thời
gian quý giá để chúng em học hỏi được nhiều kinh nghiệm, được cọ xát với
thực tế cơng việc. Bên cạnh đó, thời gian thực tập phần nào cịn giúp chúng
em có những định hướng đúng đắn chuẩn bị hành trang cần thiết cho thời
điểm xin việc khi tốt nghiệp sắp tới.
Khoảng thời gian thực tập tại công ty, chúng em đã học tập được cung
cách làm việc và làm quen dần với đặc trưng nghề nghiệp. Các nhân viên của
cơng ty đã tận tình chỉ dẫn tạo mọi điều kiện để chúng em thực tập nghề và
hồn thành chương trình thực tập. Chúng em học được nhiều thao tác nghề
25



×