Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

TÌM HIỂU VIỆC KHAI THÁC tài NGUYÊN văn hóa PHI vật THỂ của TỈNH NGHỆ AN để PHỤC vụ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.82 KB, 46 trang )

TÌM HIỂU VIỆC KHAI THÁC TÀI NGUN VĂN HĨA
PHI VẬT THỂ CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐỂ PHỤC VỤ CHO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH
Mục lục
Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích, ý nghĩa của đề tài
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Bố cục
Chương 1: Tài nguyên văn hoá phi vật thể của tỉnh Nghệ An
1.1. Khái quát về tỉnh Nghệ An
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Nghệ An
1.1.2.Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên
1.1.3. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội
1.2. Tài nguyên văn hoá phi vật thể
1.2.1. Phong tục tập quán tiêu biểu
1.2.2. Lễ hội tiêu biểu
1.2.3. Các tơn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu
1.2.4. Các làng nghề truyền thống
1.2.5. Ẩm thực truyền thống tiêu biểu
1.2.6. Nghệ thuật diễn xướng tiêu biểu
1.3. Tiểu kết
Chương 2: Thực trạng khai thác tài nguyên văn hoá phi vật thể phục vụ phát
1


triển du lịch của Nghệ An
2.1. Lao động trong du lịch văn hóa tỉnh Nghệ An
2.2. Thực trạng khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể
2.2.1. Du lịch lễ hội ở Nghệ An


2.2.2. Du lịch làng nghề ở Nghệ An
2.2.3. Nghệ thuật diễn xướng trong du lịch ở Nghệ An
2.2.4. Ẩm thực truyền thống trong du lịch ở Nghệ An
2.3. Thị trường khách du lịch văn hoá tại tỉnh Nghệ An
2.4. Đánh giá chung việc khai thác tài nguyên văn hoá phi vật thể phục vụ phát
triển du lịch của Nghệ An
2.5.Tiểu kết
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác
nguồn tài nguyên du lịch văn hoá phi vật thể ở tỉnh Nghệ An
3.1. Các giải pháp
3.1.1. Giải pháp về tổ chức quản lý trong du lịch văn hoá ở tỉnh Nghệ An
3.1.2.Giải pháp về nâng cao chất lượng lao động du lịch văn hóa
của Nghệ An
3.1.3. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa của Nghệ An
3.1.4. Giải pháp về bảo tồn các tài nguyên văn hóa phi vật thể trong du lịch Nghệ
An
Kết luận
Tài liệu tham khảo

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử truyền thống và có
nguồn tài nguyên nhân văn khá đa dạng phong phú như các lễ hội, phong tục tập
quán, con người…rất thuận lợi cho việc khai thác phục vụ cho phát triển du lịch.
Nghệ An có vị trí nằm trên trục giao thơng Bắc Nam, có các cửa khẩu giao thương
với Lào và đường bộ với Thái Lan, có cảng biển, hệ thống đường bộ, đường sông,
hàng không thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với mọi miền cả nước và các

nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan ngành du lịch Nghệ An còn nhiều tồn tại bất cập đặc biệt là trong lĩnh
vực du lịch văn hóa. Vì vậy tơi đã chọn đề tài “Tìm hiểu việc khai thác tài nguyên
văn hóa phi vật thể của tỉnh Nghệ An để phục vụ cho phát triển du lịch ” qua
khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm, điều kiện khai thác nguồn tài nguyên
du lịch văn hóa phi vật thể ở tỉnh Nghệ An để có thể tìm ra những nguyên nhân tồn
tại, những hạn chế khó khăn trong việc khai thác các loại tài nguyên văn hóa phi
vật thể của tỉnh Nghệ An phục vụ cho phát triển du lịch từ đó đưa ra chiến lược
khai thác hiệu quả và sản phẩm du lịch phù hợp để nâng cao chất lượng đáp ứng
mọi nhu cầu của khách du lịch, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và
hướng tới thị trường nước ngoài nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giao lưu văn hóa và
phát triển du lịch cũng như bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn và các yếu tố văn
hoá bản địa.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:

3


Thơng qua việc tìm hiểu nghiên cứu các đặc điểm, điều kiện của nguồn tài
nguyên văn hóa phi vật thể của tỉnh Nghệ An trong việc phục vụ phát triển du lịch,
đề tài hướng tới những mục đích và ý nghĩa sau:
Xác định được vai trò nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể trong
phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An nói chung. Từ đó
thấy được tầm quan trọng của yếu tố văn hóa trong đời sống con người và trong xã
hội cũng như vai trị của nó trong phát triển kinh doanh du lịch nhằm phục vụ
chính con người về tinh thần và vật chất, qua đó cịn bảo tồn và phát huy lưu giữ
các giá trị cho thế hệ mai sau.
Đánh giá và phân tích việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch này hiện nay
ở tỉnh Nghệ An. Để thấy được những thuận lợi, hay những hạn chế khó khăn trong
việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể tại các điểm du lịch,

các loại hình du lịch nói riêng và của tồn tỉnh nói chung từ đó đưa ra cái nhìn tổng
thể, những nhận xét đánh giá thực trạng của ngành du lịch Nghệ An.
Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch phi vật
thể ở tỉnh Nghệ An. Thơng qua việc tìm hiểu thực trạng khai thác các tài nguyên
văn hóa của tỉnh Nghệ An đưa ra cái nhìn tổng quát về thực tế du lịch Nghệ An, đề
tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao những mặt đã đạt được và giải quyết
những hạn chế tồn tại…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đè tài là các loại tài nguyên du lịch văn hoá của
tỉnh Nghệ An, di sản văn hoá phi vật thể của Nghệ An, các sản phẩm du lịch văn
hố. Trong đó có các tài liệu, các vấn đề thực tế các hoạt động du lịch văn hoá ở
Nghệ An, những tồn tại ở các công ty du lịch, cơ quan quản lý du lịch.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: hoạt động du lịch văn hoá phi vật thể ở Nghệ An trong khoảng
thời gian hiện tại từ năm 2000 đến 2013
4


Phạm vi không gian: các hoạt động du lịch văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh
Nghệ An
Phạm vi vấn đề: Nghiên cứu tài nguyên du lịch văn hoá phi vật thể của Nghệ an,
thực trạng khai thác tài nguyên văn hoá trong du lịch ở Nghệ An. Một số đề xuất và
kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại để phát triển du lịch văn hoá phi vật thể
tại tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu và xử lý thông tin. Và những tài
liệu, thông tin về ngành du lịch của tỉnh Nghệ An, về tài nguyên du lịch Nghệ An,
các tài liệu, sách báo, bài viết về Nghệ An từ đó có cái nhìn tổng quan và cụ thể các
vấn đề liên quan giúp cho tác giả khai thác thông tin, xử lý thông tin cung cấp cho
đề tài.

Phương pháp quan sát sự vật hiện tượng
Phương pháp điều tra thực địa
5. Bố cục: Bao gồm các phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung . kết cấu ba
chương là:
Chương 1: Tài nguyên văn hóa phi vật thể của tỉnh Nghệ An
Chương 2: Thực trạng khai thác tài nguyên văn hóa phi vật thể phục vụ phát
triển du lịch của Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài
nguyên du lịch văn hoá phi vật thể ở tỉnh Nghệ An

5


CHƯƠNG 1: TÀI NGUYÊN VĂN HOÁ CỦA TỈNH NGHỆ AN
1.1. Khái quát về tỉnh Nghệ An
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Nghệ An
Lịch sử Nghệ An nằm trong dòng chảy lịch sử dân tộc, các thế hệ cha ơng
nơi đây đã góp phần cùng nhân dân cả nước dựng nên nền văn minh sông Hồng,
văn minh Đại Việt, chinh phục cải tạo tự nhiên, xây dựng xóm làng, chống ngoại
xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. Từ thời tiền sử, các di tích khảo cổ cho
thấy dấu tích của người vượn cổ phát hiện ở hang Thẩm Ồm, Thẳm Bua, Đồng Bua
huyện Quỳ Châu có niên đại cách đây hai mươi vạn năm. Một số dấu tích người tối
cổ ở đồi Dùng, đồi Rạng thuộc nền văn hóa Sơn Vi, cho đến văn hóa Hịa Bình,
miền ven biển thuộc văn hóa Quỳnh Văn…Họ sống bầy đàn, hái lượm, săn bắt
bằng công cụ thô sơ, cư trú vùng núi phía Tây và trung du. Nền nơng nghiệp nương
rẫy, lúa nước dần hình thành. Đến thời Văn Lang - Âu Lạc cùng với các tộc người
khác ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, các tộc người cổ cùng xây
dựng đất nước Văn Lang – Âu Lạc, họ lao động và đạt nhiều thành quả nhất định
như trình độ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác đá và khai thác, luyện đồng tạo nên
cơng cụ lao động, vũ khí, nhạc cụ…Sự phát triển của nghề luyện kim thúc đẩy sự

phát triển của toàn bộ nền kinh tế và dẫn đến chuyển biến sâu xa trong đời sống xã
hội. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, hái lượm săn bắn, đánh cá,
chăn nuôi, làm gốm, dệt vải. Đặc biệt là chế tác kim loại, luyện kim là ngành thủ
công tác động to lớn đến kinh tế, xã hội của Nghệ An thời đó. Con người sống gắn

6


bó quan hệ cộng đồng làng xóm, họ tổ chức hội hè, ca nhạc từ trống đồng, khèn,
sáo, chuông, hát dân ca, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng…
Dưới triều Ngơ, Đinh, Tiền Lê, Nghệ Tĩnh là vùng biên giới phía Nam giáp
với Chăm Pa. Thời Lý Thái Tông năm (1030) lấy tên Nghệ An thay cho tên Hoan
Châu. Thời Trần, Nghệ An đổi thành trấn Lâm An và Diễn Châu đổi thành trấn
Vọng Giang. Trong thời kỳ độc lập này, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa
của Nghệ An thấp hơn so với vùng đồng bằng sông Hồng. Thời Trần nơi đây có
học trị ưu tú tham gia thi Hội, thi Đình đỗ trạng nguyên và nhiều nhà văn hóa nổi
tiếng. Năm 1279, xây dựng đền Cờn ở Quỳnh Lưu là kiến trúc tín ngưỡng dân gian
đầu tiên của Nghệ An.
Thế kỷ XV, Nghệ An là căn cứ chủ yếu hai cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi, Trần
Quý Khoáng, Nguyễn Vĩnh Lộc. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn,
Thanh Hóa. Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào đóng quân ở Nghệ An, nhờ
sức người quân Lam Sơn tiêu diệt toàn bộ quân địch và xây thành Lục Niên ở núi
Thiên Nhẫn làm căn cứ và thừa thắng tấn công ra Bắc giành được thắng lợi, cuối
năm 1427, Vương Thông rút quân về nước, quân Lam Sơn toàn thắng
Sang thế kỷ XVI đến XVIII, Nghệ An bước sang thời kỳ chiến tranh Trịnh
Mạc, Trịnh Nguyễn phải chịu nhiều hậu quả nặng nề giữa sự tranh chấp của các thế
lực phong kiến. Quang Trung đã đánh bại hồn tồn qn Thanh và có ý định dời
đơ ra Nghệ An đóng tại thành Phượng Hồng Trung Đơ cạnh núi Quyết và sông
Lam. Sau khi Quang Trung mất, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi ở Phú Xuân đã
dời thành từ Lam Thành-Phù Thạch về Yên Trường, Vĩnh Yên huyện Chân Lộc,

nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của trấn Nghệ An. Năm
Minh Mệnh thứ 12(1831), trấn Nghệ An chia làm hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh.
Năm Tự Đức thứ 6(1853) bỏ tỉnh Hà Tĩnh cho nhập vào Nghệ An. Thời vua Hàm
7


Nghi (1885-1888) Nghệ An tách ra 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Việc tách nhập diễn
ra nhưng nhà Nguyễn luôn chọn Vinh là trung tâm của cả vùng. Thời kỳ này văn
hóa dân gian phát triển phong phú đa dạng, lễ hội với nhiều sinh hoạt như hát ví,
hát dặm, đánh cờ, đánh đu.
Nghệ An từ năm 1858 đến 1918, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân
dân đã sôi sục nhiệt huyết đánh giặc bảo vệ tổ quốc.
Từ năm 1919 đến 1930 sau chiến tranh thế giới lần thứ 1, Pháp tiến hành
khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô lớn ở Đông Dương. Nghệ An là nơi ghi
dấu ấn đầu tiên của truyền thống đấu tranh cách mạng vô sản ở Việt Nam với cao
trào Xô viết Nghệ tĩnh 1930 - 1931, mở đầu cho cao trào cách mạng vô sản trong
cả nước.
Từ năm 1936 – 1945, các phong trào dân chủ phát triển, các cơ sở từ tỉnh,
huyện cho đến xã khôi phục. Năm 1945 cơng tác chuẩn bị khởi nghĩa giành chính
quyền đẩy mạnh. Các cuộc khởi nghĩa xảy ra và giành thắng lợi Việt Minh thành
lập Ủy ban khởi nghĩa giành chính quyền, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa vũ
trang ở nhiều huyện xã. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong vịng 10 ngày
đập tan mọi xiềng xích, chính quyền cách mạng được thành lập.
Sau khi giành được chính quyền, nhân dân Nghệ An đứng trước khó khăn
kinh tế suy kiệt, thiên tai, dịch bệnh, kẻ địch lăm le trở lại. Nhân dân quyết diệt
giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, bảo vệ chính quyền, xây dựng chế độ mới. Và
trở thành hậu phương vững chắc chi viện nhân lực cũng như lương thảo cho miền
Nam góp phần làm nên thắng lợi Đông xuân 1953 – 1954 chấm dứt kháng chiến
chống Pháp. Năm 1954, Nghệ An xây dựng lại cơ sở vật chất, củng cố an ninh địa


8


phương và biên giới. Năm 1955, phát động cải cách ruộng đất, xây dựng hợp tác
xã, sản xuất nông nghiệp, cải tạo cơng thương, bộ mặt kinh tế có nhiều thay đổi…
Từ 1965 – 1975, trong chiến tranh chống phá hoại miền Bắc của đế quốc
Mỹ, Nghệ An là trọng điểm bị bắn phá ác liệt. Nhân dân cả tỉnh chống trả, cùng
nhau thi đua bắn trả máy bay, tàu chiến địch và hết sức chi viện cho miền Nam và
cùng nhân dân cả nước giành thắng lợi năm 1975. Ngày 27 – 12 – 1975, Nghệ An
và Hà Tĩnh hợp thành tỉnh Nghệ Tĩnh nhằm tạo thế và lực trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Năm 1991, Nghệ An lại thành lập trở lại cho đến nay bộ mặt đô thị đã có
nhiều thay đổi, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, đời sống nhân dân cải
thiện và được chú ý trên mọi mặt.
1.1.2. Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý: Tỉnh Nghệ An thuộc bắc trung bộ nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ
103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hố. Phía
Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh. Phía Tây giáp nước bạn Lào. Phía Đơng giáp với biển
Đơng với bờ biển dài 82 km.
Tỉnh Nghệ An có 01 thành phố loại 1, 02 thị xã và 17 huyện: Thành phố
Vinh; Thị xã Cửa Lò; Thị xã Thái Hòa; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ
Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ
Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi
Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.

9


Nghệ An có lợi thế đặc biệt về địa lý kinh tế và chính trị, vừa gắn liền lục

địa, vừa thơng thương với đại dương. Nghệ An có vị trí giao thông thuận lợi, nằm
trên trục đường quốc lộ 1A nối liền Bắc – Nam. Có giao thương đường bộ với Lào
qua các cửa khẩu. Thu hút khách du lịch từ thị trường Lào, Đông Bắc Thái Lan và
các nước châu Á đến tham quan du lịch ở Việt Nam. Có cảng biển, có giao thơng
đường sơng và đường hàng không, đường sắt. Nằm trên hành lang kinh tế Đông
Tây nối liền Myanma – Thái Lan – Lào – Việt Nam – Biển Đông, là cửa ngõ cho
các nước trong khu vực với Biển Đông và thế giới. Cho nên tỉnh có vị trí giao
thương, giao lưu kinh tế, văn hóa với mọi miền trong cả nước và nước ngồi. Đây
là tiền đề quan trong để phát triển và mở rộng du lịch quốc tế.
*Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa
dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ
Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở
huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên
Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh
huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.
*Tài nguyên nước: Nghệ An có tài nguyên nước rất phong phú và dồi dào từ
nước ao, nước hồ, sông, suối, biển đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, nuôi
trồng thủy hải sản cho con người. Ngồi ra, Nghệ An cịn có rất nhiều sông hồ ao
suối kết hợp với cảnh quan tự nhiên tạo ra phong cảnh hữu tình có giá trị phục vụ
cho hoạt động du lịch và phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cho du khách.
Ngồi ra, cịn có nguồn nước khống và suối nước nóng có lợi sức khỏe con người
như ở Giang Sơn – Đô Lương, Bản Khang, suối Nước Mọc – Con Cuông…

10


Biển, bờ biển: Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nhìn
chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn
cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế

cho việc phát triển ngành du lịch ở Nghệ An, và là điều kiện thuận lợi phát triển
các loại hình sản phẩm du lịch như du lịch thể thao mạo hiểm các trị chơi, lặn. Bờ
biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển,
phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha) và ni trồng thuỷ hải sản...
*Khí hậu - Thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác
động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khơ và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió
mùa Đơng Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Các hiện tượng
thời tiết khác như chịu nhiều ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình
mỗi năm 2 đến 3 cơn bão lớn, sức gió mạnh cấp 12 tập trung từ tháng 8 đến tháng
10, bão kèm mưa lớn nên gây lũ lụt làm thiệt hại tài sản và con người. Hiện tượng
sương muối trên địa bàn tương đối nhiều tập trung ở các vùng núi cao, trung du
ảnh hưởng mùa màng nhân dân. Vào mùa khơ nóng chịu ảnh hưởng gió lào nóng
rát, hạn hán. Nhìn chung khí hậu có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch và tạo
nên tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch.
*Các loại sinh vật: Nghệ An có hệ động thực vật vơ cùng đa dạng, hiện nay
còn lưu giữ rất nhiều loại động thực vật quý và hiếm như:
Tài nguyên thực vật: Phát hiện 1.193 lồi thuộc 163 họ - 537 chi. Trong đó
có 4 lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các lồi có trong sách đỏ bao gồm: Lim xanh,
giáng hương, giổi, lát hoa...

11


Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt 45,2%
(theo số liệu năm 2004). Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m 3 gồm nhiều loại gỗ quý
như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...Tre, nứa, mét: có trên 1 tỷ cây; ước
tính có khoảng 226 loài dược liệu và nhiều lâm sản quý.
Tài nguyên động vật: Phát hiện 342 loài thuộc 91 họ - 27 bộ Trong số 342
lồi trên, có 48 lồi đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngoài ra các lớp khác chưa có
nghiên cứu cụ thể.

Tài nguyên biển: Có trên 267 lồi cá thuộc 91 họ, trong đó có 62 lồi có giá
trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm sau: Nhóm gần bờ có 121. Nhóm xa bờ
146 lồi. Trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, trong đó cá xa bờ khoảng 50.000 tấn
chiếm gần 62%, cho phép khai thác từ 30.000-35.000 tấn, có nhiều loại cá có giá
trị kinh tế cao như: cá chim; cá thu; cá hồng, nục... Có 20 lồi tơm thuộc 8 giống
và 6 họ trong đó có tơm he, tơm rảo, tơm bộp, tôm vàng, tôm sắt, tôm đất, tôm sú
và tôm hùm. Ngồi ra, tài ngun biển Nghệ An cịn có một số loại hải sản quý
khác, đó là mực. Mực phân bố khắp vùng biển và có nhiều lồi, nhưng qua thực tế
khai thác một số lồi có sản lượng cao là mực cơm, mực ống và mực nang.
1.1.3. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội
* Điều kiện kinh tế
Ngành công nghiệp và xây dựng: Giá trị sản xuất ngành cơng nghiệp- xây
dựng tăng bình qn hàng năm là 18%, riêng giai đoạn 2001-2008 có mức tăng
trưởng 23%- 24,5%/năm (vượt chỉ tiêu đề ra). Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục
chuyển dịch theo chiều hướng khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ lớn. Nghệ An
có 4 khu cơng nghiệp với tổng diện tích 803,4 ha, bao gồm: khu cơng nghiệp Bắc
Vinh, khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp Cửa Lị, Khu cơng nghiệp
Hồng Mai. 08 cụm cơng nghiệp nhỏ tại các huyện; có 2 khu cơng nghiệp đi vào
12


hoạt động và thu hút đầu tư 42 dự án trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư
12868 triệu USD; 35 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 1950 tỷ
đồng.
Ngành nông – ngư – lâm nghiệp: Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân là 5,08%, cao hơn mức bình qn cả nước và vùng.
Ngành chăn ni đạt tốc độ phát triển nhanh về số lượng và đàn, tỷ trọng giá
trị sản xuất của chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất trong nông nghiệp năm 2005
đạt 31,61%.
Tốc độ che phủ rừng nhanh, cơng tác giao đất và khốn rừng ngày càng phát

huy có hiệu quả; tỷ lệ che phủ rừng đạt từ 47 – 52%.
Thuỷ sản có giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 10,%/năm, vượt kế
hoạch đề ra. Phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng, chế biên thuỷ sản theo
hướng đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ngành dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ: Khối ngành dịch vụ có mức tăng
trưởng khá, tốc độ bình quân đạt 25%/năm (thời kỳ 2000- 2008), trong đó ngành
dịch vụ thương mại có tốc độ tăng trưởng là 12,08%/năm.
Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm đã được mở rộng và phát triển dưới
nhiều hình thức, kết quả huy động vốn liên tục tăng.
Dịch vụ giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng: Tồn tỉnh có 9300 cơ sở kinh
doanh dịch vụ vận tải đường bộ với 14.600 Lao động;; vận chuyển hành khách
tăng 14,3%/năm với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Về cơ sở hạ tầng, Nghệ An
có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển
sớm hình thành phát triển và đang được đầu tư nâng cấp nên đã góp phần thuận
tiện cho việc đi lại giữa các vùng tạo điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế trên địa
bàn. Hệ thống đường bộ nối liền quốc tế , các tỉnh, khu vực kinh tế và một số
đường liên thôn, liên xã đến các điểm du lịch, khu dân cư vừa tạo điều kiện cho
phát triển kinh tế xã hội, vừa góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và
13


khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đến các vùng sâu, vùng xa đang cịn
nhiều khó khăn, đặc biệt là các điểm du lịch miền núi phía Tây ảnh hưởng phát
triển du lịch.
* Điều kiện về văn hoá, xã hội
Dân số: 3.103.400 người (Sơ lược Trung bình năm 2007-Theo Tổng Cục Thống
kê)
Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Thổ, Thái, H'Mông, Ơ Đu...với dân số trên một
triệu người.
Mật độ dân số trung bình: 188 người /km2

Về dân cư, dân tộc: Nghệ An có 20 đơn vị hành chính gồm TP. Vinh, 02 thị xã
và 17 huyện. Dân số Nghệ An là 3.003.170 người, tỷ lệ tăng dân số là 1,2%; số
người trong độ tuổi lao động là 1.734.230 người (chiếm 59% dân số) trong đó lao
động thành thị là 192.009 người và lao động ở nông thôn là 1.190.345 người. Mật
độ dân cư phân phối không đồng đều, tại thành phố Vinh có mật độ cao nhất là
3439 người/km2, huyện Tương Dương có mật độ thấp nhất là 26người/km 2 . Về cơ
cấu dân số, dân cư nông thôn chiếm 85%, khu vực đơ thị chiếm khoảng 15%; có
06 dân tộc như: Kinh, Thái, H’mông, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu… Mỗi dân tộc có những
đặc điểm riêng về nét sinh hoạt văn hố độc đáo, các dân tộc cịn lưu giữ được
nhiều giá trị văn hoá, phong tục tập quán và lễ hội quý hiếm.
Văn hoá, thể thao: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố,
xây dựng thiết chế văn hố, thơng tin, thể thao đồng bộ được đẩy mạnh. Có 32%
làng bản, khối xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hố, 75% gia đình được cơng nhận là
gia đình văn hóa. Hệ thống thơng tin tun truyền có hiệu quả, bám sát nhiệm vụ
chính trị. Các cơng trình văn hố được đầu tư nâng cấp. Phong trào thể dục thể

14


thao được duy trì và phát triển; nhiều cơng trình thể thao được đầu tư nên đã thu
một số thành tích đáng kể. Các hoạt động thể dục thể thao góp phần quan trọng
trong thu hút một lượng khách trong và ngoài nước đến tham dự kết hợp với tham
quan du lịch.
1.2. Tài nguyên văn hoá phi vật thể
1.2.1. Phong tục tập quán tiêu biểu
Nghệ An là vùng đất đai khơ cằn, khí hậu khắc nghiệt, nắng gắt, gió lào, bão
lũ thiên tai, mùa đơng thì lạnh cắt da cắt thịt…cho nên cuộc sống con người nơi
đây khó khăn, vất vả hơn các vùng miền khác. Nhưng cũng vì lý do đó nên con
người nơi đây sống lam lũ, chịu thương, chịu khó và có sức sống mãnh liệt vươn
lên khó khăn. Người Nghệ có tính cộng đồng cao, các phong tục tập quán tốt đẹp

như: truyền thống yêu nước, truyền thống tơn sư trọng đạo, truyền thống khoa
bảng...
Vì điều kiện đời sống sinh hoạt khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh
hưởng thiên tai bão lụt, đất đai khô cằn, cuộc sống khó khăn cho nên người Nghệ
xưa có sự tích “cá gỗ” và khẩu vị ăn thường ăn mặn, cay, uống nước chè chát, tính
cách thì có phần “gàn”. Trong sinh hoạt gia đình và mối quan hệ trong gia đình
người Nghệ giống phong tục miền Bắc, thường coi trọng nam giới, người chồng là
chủ gia đình, có tính cách gia trưởng, phụ nữ đa số là lam lũ chịu thương chịu khó
chăm sóc gia đình. Quan hệ con người trong làng xóm, gia đình, họ hàng, tổ chức
xã hội có ảnh hưởng nhiều của Nho giáo. Trong giao tiếp ứng xử người Nghệ coi
trọng tính cộng đồng, hiếu khách, “làng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Nhìn chung
phong tục tập quán của người Nghệ An về tục cưới hỏi, ma chay, thờ phụng tổ tiên,
chăm sóc mồ mả ông bà tổ tiên, lễ tết, hội hè, truyền thống gia đình cũng tương tự
những phong tục của người dân miền đồng bằng Bắc Bộ. Người Nghệ xưa ưa tính
cộng đồng làng xã, tạo nên tổ chức cộng đồng chặt chẽ, mỗi làng xã là một vùng
kinh tế có đủ các thành phần như nơng nghiệp, cơng nghiệp và tiểu thủ công
15


nghiệp, giao thương buôn bán. Tuy nhiên kinh tế chủ yếu vẫn là nơng nghiệp, làng
xã có tục lệ riêng, có thờ thành hồng và những người anh hùng có cơng xây dựng
bảo vệ tổ quốc, mỗi vùng có lễ hội riêng, nhân dân cùng nhau tụ tập tổ chức tham
gia lễ hội và tập trung ở các đình làng, đền chùa miếu mạo, nhà thờ lớn của làng.
Đến nay văn hóa làng xã vẫn có nhiều ảnh hưởng tới suy nghĩ và cuộc sống con
người nơi đây nhưng với thời kinh tế mở cửa con người đang dần thay đổi để thích
nghi với cuộc sống hiện đại.
Một số huyện miền núi phía Tây Nghệ An với nhiều các dân tộc thiểu số anh
em cùng nhau sinh sống như: Thái, Khơ Mú, Mơng, Ơ đu, Tày Poọng(Thổ)…tạo
nên nền văn hóa đa dạng về bản sắc từ các phong tục tập quán sinh hoạt hằng ngày
cho đến các tập tục ma chay, cưới hỏi, kiến trúc nhà ở, trang phục, món ăn. Các tộc

người có địa bàn cư trú riêng, sống theo nhiều làng bản dọc các thung lũng núi đồi,
khe suối, có tập tục, quan niệm về tổ chức xã hội khác nhau, tiếng nói, chữ viết, tín
ngưỡng gắn liền với kho tàng văn học dân gian về các vị thần, về câu chuyện cuộc
sống xa xưa của tổ tiên dân tộc họ đầy màu sắc sử thi và huyền bí.
1.2.2. Lễ hội tiêu biểu
Lễ hội xưa là hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời gian
lao động vất vả. Thơng qua lễ hội có thể hiểu phong tục tập qn, đó là những hình
thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh nhiều mặt đời sống của mỗi dân tộc, lễ hội
thường gắn liền với các di tích lịch sử văn hố. Đó cũng là dịp mọi người thể hiện
lòng nhớ ơn các vị anh hùng, tổ tiên đất nước, phần lễ có liên quan các nghi thức
tơn giáo, tín ngưỡng hoặc hướng tới sự kiện văn hoá, lịch sử, kinh tế của địa
phương đất nước…kết hợp với phần hội là những hoạt động vui chơi giải trí, biểu
diễn văn hố nghệ thuật của quần chúng nhân dân, hoạt động thể thao…
Nghệ An gắn đất văn vật, là khí thiêng của Đại Việt xưa, có nhiều dân tộc
thiểu số, phong tục tập quán, lễ hội có nét truyền thống văn hố lúa nước, mùa
màng. Nghệ An có 24 lễ hội chủ yều là về lịch sử, dân gian, tín ngưỡng, lễ hội dân
16


tộc, hát sắc bùa, sài sán, cầu mưa…Một số lễ hội do điều kiện khách quan khác
nhau có thể mất đi, một số lễ hội mới lại ra đời theo yêu cầu của cuộc sống. Các lễ
hội chính của Nghệ An:
Lễ hội Vua Mai Thúc Loan (Huyện Nam Đàn) - Ngày 14-16/01 (Âm lịch)
Lễ hội Đền Quả Sơn (Huyện Đô Lương) - Ngày 10-21/01 (Âm lịch)
Lễ hội Hang Bua (Huyện Quỳ Châu) - Ngày 21-23/01 (Âm lịch)
Lễ hội Đền Cờn (Huyện Quỳnh Lưu) - Ngày 19-21/01 (Âm lịch)
Lễ hội Đền Cuông (Huyện Diễn Châu) - Ngày 14-16/02 (Âm lịch)
Lễ hội Làng Sen (Kim Liên - Nam Đàn) - Ngày 18/5/2005(Dương lịch)
Lễ hội Uống nước nhớ nguồn (Anh Sơn ) - Ngày 25-27/7 (Dương lịch)
Lễ hội Sơng nước Cửa Lị (Khai mạc mùa du lịch biển) - Ngày 30/4-1/5

Lễ hội Đền Hoàng Mười (Huyện Hưng Nguyên) - Ngày 10/10 (Âm lịch)
Lễ hội đền Hồng Sơn (Vinh) 20 tháng 08 âm lịch
Lễ hội đình Võ Liệt (Thanh Chương) tháng 1 - 2 âm lịch
Lễ hội đền Quả Sơn (Đô Lương 19-21 tháng giêng âm lich)
Lễ hội đền Bạch Mã (Thanh Liệt - Thanh Chương)
Lễ hội đền Nguyễn Xí (Nghi Lộc, 29-30 tháng 2 âm lịch)
Lễ hội rước Hến (Hưng Nguyên, 5-6 tháng hai âm lịch)
Lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh (Tràng Sơn - Đơ Lương, 14-15/3 âm lịch)
Lễ hội dịng họ Hồ (Quỳnh Đôi-Quỳnh Lưu, 11-12 tháng 1 âm lịch)
Lễ hội Xăng khan (miền núi Nghệ An, 21-23 tháng 1 âm lịch)
Lễ hội làng Vạc (Nghĩa Đàn, 7-9 tháng 2 âm lịch)
Lễ hội Mai Hắc Đế (Nam Đàn, 13-15 tháng 1 âm lịch) …
Một số lễ hội truyền thống đã bị thất truyền như: Lễ hội đền vua Lê, lễ hội đền
Bạch Mã, lễ hội Pi mờ, lễ hội cúng bản – cúng mường, lễ hội mừng cơm mới – nhà
mới của một số dân tộc ít người miền Tây Nghệ An.

17


Dân tộc Thái ở miền núi phía Tây Nghệ An có các lễ hội như lễ hội Xăng
Khan, ba hoặc bốn năm tổ chức một lần do “mo môn” tổ chức và chủ trì cúng tổ sư
nghề mo mơn và các vị thần linh của tổ sư mo môn …Hay các lễ hội như: Cầu
phúc, đón sấm đầu xuân, tạ ơn hồn lúa, vua ruộng xên nhà, xên bản, xên mương…
với các trò chơi dân gian như ném còn, nhảy sạp, gõ máng, uống rượu cần, bắn nỏ,
hát dân ca…
Dân tộc Thổ có lễ hội đền Vạn – Cửa Rào ở huyện Tương Dương và một số lễ
hội cúng thành hồng, trời đất. Dân tộc H’Mơng có các lễ hội như: hội chọi bò ở xã
Tam Hợp, huyện Tương Dương, lễ hội mừng năm mới, chợ phiên và cúng tổ tiên,
trời đất với các trò chơi dân gian như đánh quay, chọi bò, thi bắn nỏ, hát dân ca
như điệu cự Xia, Lù tố, Vàng hủa…, biểu diễn nhạc cụ như múa khèn của nam,

múa ô của nữ.
Dân tộc Khơ Mú có các lễ hội cầu mưa, lễ hội mừng cơm mới, lễ hội mừng
nhà mới với các điệu hát Tơm cùng các điệu nhảy mừng nhà mới mô phỏng động
tác sản xuất, săn thú khá nổi tiếng nhưng hiện nay bị mai một.
Dân tộc Ơ đu lễ cúng trời đất, đón sấm tại bản Xốp Pột và tổ chức các trò chơi
bắn nỏ, đánh quay, uống rượu, hát dân ca…
1.2.3. Các tơn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu
Nhân dân Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng có tục thờ thần và thờ thành
hồng, đó là vị thần bảo vệ thành luỹ, là phạm trù thần linh bảo hộ thành trí của
phong kiến Trung Quốc đã du nhập vào nước ta, nhưng ở các miền q Việt Nam
các khơng có các thành trì mà chỉ có luỹ tre làng, thành hồng làng là một vị thần
được dân thờ sau đó được vua phong với chức danh thành hoàng. Như vậy thần
được quan chức hố để cai quản một thơn xã, phù hộ cho dân làng an khang thịnh
vượng. Đối với dân làng thần hay thành hoành là biểu hiện của lịch sử, phong tục
cùng đạo đức, pháp luật, niềm hy vọng cả làng hoặc nhiều làng là thứ quyền uy
siêu việt, là mối liên hệ vơ hình nhưng vơ cùng chặt chẽ, khiến cho cả làng thành
18


một cộng đồng có tổ chức, có hệ thống, gắn bó giữa các mối quan hệ trên dưới về
tuổi tác, trong ngồi (chính cư hay ngụ cư) giữa q khứ, hiện tại và tương lai.
Trong giai đoạn Việt Nam bị đế quốc cai trị có du nhập tơn giáo tin lành thờ
Chúa Giêsu, hiện nay tơn giáo này có mặt trên từng địa phương, ở đâu cũng có
giáo dân và nhà thờ cùng cha đạo truyền đạo. Các nhà thờ ở đây có sự hỗ trợ tài
chính từ các tổ chức nước ngoài trong việc xây dựng, tổ chức và truyền bá đạo.
Tuy nhiên phật giáo vẫn là chính giáo tại Việt Nam và có nguồn gốc từ xa xưa, cịn
các dịng đạo này chỉ là du nhập khơng được xem là quốc đạo.
Ngoài ra ở các huyện miền núi có các tập tục thờ cúng của các đồng bào dân
tộc anh em như người Thái tin thờ thần, tổ tiên, một số loài chim, thú theo thuyết
van vật hữu linh, thờ nhiều loại ma như ma rừng, ma suối, ma nhà…Ơng mo là

người có quyền uy lớn nhất nắm giữ linh hồn con người.
Dân tộc Thổ thờ nhân thần, phúc thần ở đền, miếu, thờ tổ tiên ở trong nhà và
nhà thờ họ. Dân tộc H’Mông tin thờ trời đất, thần linh và nhiều loại ma(ma trâu,
ma lợn, ma bếp, ma rừng, ma cửa…) theo thuyết vạn vật hữu linh. Dân tộc Khơ
Mú tin thờ trời đất, thần linh, ma theo thuyết vạn vật hữu linh. Họ chọn một số loài
như chim sẻ(Dịt), họa mi(Lăng Tu), quốc(Khứt), hổ(RơVai), hươu nai(Ti oóc),
chồn(Moong), khỉ(Hoa) và một số cây làm vật tổ và lấy đó làm họ của tộc mình,
kiêng khơng ăn thịt và giết các vật tổ. Đối với họ quan trọng nhất là ma nhà, sau
đến ma bản và ma rẫy. Đây là dân tộc có nhiều hủ tục kiêng khem nhất trong các
dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An, điều đó ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và
sức khỏe của con người.
Dân tộc Ơ đu tin và thờ nhiều loại ma, thần theo thuyết vạn vật hữu linh, trong
đó ma nhà(ma Chủ) chi phối các hoạt động của con người, rồi đến ma ruộng, ma
mường, ma bản nhưng hiện nay các phong tục này đã mai một nhiều.
1.2.4. Các làng nghề truyền thống

19


Để phát huy tinh thần dân tộc cũng như giữ gìn các giá trị văn hóa và phát
triển các làng nghề phục vụ cho nhu cầu đời sống mang lại hiệu quả kinh tế, tỉnh có
các chủ trương đường lối chính sách để phục dựng khuyến khích phát triển các
làng nghề truyền thống. Hiện nay sức sống của các làng nghề đang được xây dựng
và tương lai sẽ đưa vào phục vụ du lịch nhằm quảng bá sản phẩm du lịch địa
phương, phát triển kinh tế. Một số sản phẩm thủ công truyền thống như: đan nứa
trúc ở Xuân Nha (Hưng Nguyên), rèn ở Nho Lâm (Diễn Châu), chạm trổ đá ở Diễn
Bình ( Diễn Châu), dệt ở Phường Lịch (Diễn Châu), gốm gia dụng bằng tay và bàn
xoan Viên Thành (Yên Thành), dệt thổ cẩm, thêu đan của đồng bào dân tộc Thái,
Mường, H’mơng…ở các huyện miền núi phía Tây Nghệ An.
Làng nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ, làng mây tre đan, dệt thổ cẩm, làng

đóng mới và sửa chữa tàu thuyền vỏ gỗ ở huyện Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Quỳnh
Lưu, Yên Thành, Con Cuông ,tạo ra các sản phẩm cho con người, cho khách du
lịch và xuất khẩu ra nước ngoài. Quan trọng nhất là lưu giữ những giá trị văn hóa
truyền thống bản địa trên các sản phẩm, lưu giữ những giá trị của cộng đồng làng
xóm…đó là nguồn tài nguyên quý giá mà chúng ta để lại cho con cháu đời sau.
Theo thống kê một số làng nghề đủ tiêu chuẩn như:
Về ngành mây tre đan có làng Phong Anh, Phong Cảng, xã Nghi Phong,
huyện Nghi Lộc. Làng Thái Thọ, Thái Lộc, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc. Làng
Phú Liên, xã Quỳnh Long, Huyện Nghi Lộc. Làng Thọ Thành, xã Thọ Thành,
huyện Yên Thành.
Về ngành trồng dâu ni tằm, ươm tơ dệt lụa có làng Kim Tân, huyện Diễn
Châu. Làng Ngộc Sơn, huyện Đô Lương. Làng Khánh Sơn, Làng Xuân Lâm,
huyện Nam Đàn. Làng Tường Sơn, huyện Anh Sơn. Làng Đăng Sơn, huyện Đô
Lương.
Ngành dệt thổ cẩm của các huyện miền núi phía tây Nghệ An có làng n
Thành, xã Lục Dạ, huyện Con Cng. Làng Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ
20


Châu. Làng Diềm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp. Làng Môn Sơn – Lục Dạ, xã
Châu Tiến, huyện Quỳ Châu.
Đá mỹ nghệ có làng mỹ nghệ thị trấn Quỳ Hợp, huyện Quỳ Hợp...
Đến Nghệ An du khách đều biết một số đặc sản như kẹo cu đơ được nấu bằng
mật và lạc, lạc rang hạt đều thơm đổ vào bánh đa giịn có vị ngọt đậm ăn kèm với
nước chè rất ngon, các làng nghề nấu kẹo lạc tập trung ở ven sơng Lam huyện
Hưng Ngun có từ thời Pháp thuộc và làng nghề nấu kẹo lạc ở huyện Diễn Châu.
Ngồi ra cịn có đặc sản tương bần ở thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn nổi tiếng
câu “Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn” đã có từ xa xưa, tương có hương vị
riêng khác hẳn với các loại tương ở các vùng miền khác, là sản phẩm có thể dùng
làm quà cho du khách khi đến thăm quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh.

Làng nghề phát triển giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn nói chung,
lao động vùng biển nói riêng, góp phần giữ gìn và phát triển văn hố truyền thống,
đặc biệt đẩy nhanh q trình đơ thị hố cho nơng thơn để nơng dân ly nơng nhưng
khơng ly hương và làm giàu trên chính q hương mình. Ngồi ra, làng nghề cịn
có ý nghĩa nhân văn, đó là sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà các
khu vực kinh tế khác không nhận.
Một số làng nghề truyền thống xưa đã mất đi do thời gian, chiến tranh và sự
thay đổi của cuộc sống, ngày nay có nhiều làng nghề xuất hiện đáp ứng nhu cầu
của cuộc sống và khôi phục những làng nghề xưa, đề cao giá trị cách lao động sản
xuất của ông cha xưa truyền lại cho con cháu ngày nay. Cách Thành phố Vinh
11km về phía Đơng của thị xã Cửa Lò, là làng nghề nước mắm Nghi Hải. Hiện nay
nước mắm Cửa Lò đang được quy hoạch thành làng nghề xây dựng thương hiệu để
du khách tham quan làng nghề và bán sản phẩm truyền thống đặc trưng văn hóa ẩm
thực Nghệ An.
1.2.5. Ẩm thực truyền thống tiêu biểu

21


Ẩm thực Nghệ An là những món ăn dân dã, dễ tìm trong dân gian, là những
món ăn khơng cầu kỳ, không cao sang nhưng mang đậm chất dân Nghệ An mà chỉ
có nơi đây mới có mùi vị như vậy. Có những loại thực phẩm được gọi bằng thổ
ngữ, nghe rất xa lạ, mặc dù đó là những món bình thường. Ngày nay, được chế
biến các món gỏi, rau sống, sa lát ăn có vị chua, ngọt rất lạ miệng. Ngay trong cách
chế biến, nấu nướng, người Nghệ An nấu nướng một cách đơn giản, không cầu kỳ.
"Chặt to kho mặn" là tác phong quen thuộc của các bà nội trợ. Các thứ để gia giảm
họ chỉ thêm những gì dễ kiếm và bình dị nhất. "Cá đồng nấu khế, cá bể nấu dưa",
hoặc "Cá bống kho tiêu, cá thiều kho mỡ",chè xanh phải là chè cốt (bẻ cả lá và
cành vào nồi nấu chứ không phải chỉ lấy lá). Bát đem xới cơm hay múc nước phải
là loại bát to, gọi là "đọi nậy". Nhưng không phải ở vùng đất này khơng có những

món ăn cao cấp. Người Nghệ An cũng rất thành thạo cách chế biến các thức ăn
trong những ngày có cỗ bàn, ngày lễ, tết. Người ta biết chọn những thức ăn kết hợp
với nhau, thành một thứ mỹ vị, vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa là loại hiếm hoiĐỏ
vàng son, ngon mật mỡ là chỉ các loại bánh tùng, bánh ngào, có một hương vị rất
riêng, khác với các loại bánh mật ở nơi khác. Thịt chó Nghệ An cũng là món thích
khẩu, và cũng có phần khác, đậm đà hơn ở nhiều nơi. Có làm thịt phải là chó mỡ.
Nghệ An cũng có những món ăn riêng, được đi vào ca dao, tục ngữ hay đi
vào cổ tích, đi vào kho tàng đặc sản dân tộc như ở nhiều nơi. Điều đặc biệt là
những món hàng địa phương như thế vẫn bộc lộ cái chân chất, cái thô sơ của miền
quê Nghệ An.
Nghệ An có món tương Nam Đàn cũng được nhiều người biết đến trong câu
"Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn". Món nhút mới là món thực phẩm chỉ có ở
Nghệ An, cũng chỉ là loại dưa muối chua mà thôi, nhưng vật liệu chủ yếu là mít
non và xơ mít. Nhút này phải chấm với tương Nam Đàn mới thực là đúng vị. Bánh
cuốn (người Nghệ An gọi là bánh mướt) bọc hai bên bằng hai lớp bánh đa (người
Nghệ An gọi là bánh khô.
22


Cái kẹo lạc (nấu bằng mật, chứ không nấu đường), trước đây được bao bằng
giấy, hoặc bằng lá, thì nay được bao bằng bánh tráng, khơng khó bóc, mà thêm
phong vị. Nước chè xanh đi với kẹo cu đơ, tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Vị
ngọt đậm của mật mía, vị bùi bùi của lạc..., ăn xong miếng kẹo, chiêu một ngụm
nước chè tươi cho đỡ ngán, vị chát của chè trở nên ngọt nhẹ nhàng, mát dịu, khiến
cho người ta ăn kẹo mãi không thấy chán. Bánh đa Đô Lương ngon nổi tiếng trong
tỉnh bởi bánh dày, nhiều mè đen, có lẫn các loại gia vị, tỏi, hạt tiêu, nướng chín ăn
giịn tan, bùi, thơm các loại gia vị hạt tiêu, tỏi.
Ở miền xuôi người Nghệ An thường uống rượu gạo, rượu nếp truyền thống
nhà tự nấu sau này một thời gian bị Nhà nước cấm nấu rượu lậu và sự du nhập các
loại rượi bia các loại nước giải khát. Nhưng rượu gạo vẫn là loại ưa dùng nhất là

trong các tục lệ ma chay, cúng tế, hội hè, cưới hỏi…Cịn ở miền ngược thì các dân
tộc thiểu số làm và uống rượu cần. Sản vật của các huyện miền núi phía Tây Nghệ
An khá đa dạng chủ yếu là các sản vật gỗ quý, động vật và cây thuốc q. Hoa quả
có xồi Tương Dương khá nổi tiếng, quả được trồng trên đất huyện Tương Dương
có vị ngọt thanh riêng, mùi thơm đặc trưng, quả nhỏ gọn, vỏ khơng trơn bóng, khi
chín màu vàng ươm, thịt chắc mịn, khi quả xanh ăn rất giòn, mát mà không chua
được nhiều người ưa chuộng.
1.2.6. Nghệ thuật diễn xướng tiêu biểu
Trong nghệ thuật diễn xướng tiêu biểu ở Nghệ An có các làn điệu dân ca là một
loại hình văn học nghệ thuật được hình thành và tồn tại qua bao thế hệ, kho tàng ca
cổ của Nghệ An bao gồm ba thể loại hát chính là hị, ví, dặm hiện nay có các loại
khác là do “lai” qua các giao thoa giao lưu các văn hóa vùng miền khác như thể
loại chèo, tuồng… Rất nhiều năm qua các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã
dày công để khai thác kho tàng dân ca Nghệ An trong đời sống dân gian và được
văn bản hoá thành một số tập sách của các tác giả như Nguyễn Đổng Chi, Chung

23


Anh, Nguyễn Tất Thứ, Ninh Viết Giao, Vi Phong, Lê Hàm... đã sưu tầm được khá
nhiều, khá đầy đủ các làn điệu dân ca trong dân gian.
Dân ca là một sản phẩm văn hoá của cộng đồng. Sự tồn tại của nó gắn liền với
các cộng đồng, thăng trầm cùng cộng đồng. Nếu khơng được quan tâm có thể bị
mai một thậm chí biến mất khỏi cuộc sống của cộng đồng nếu khơng biết bảo tồn,
cải tiến, làm cho nó phù hợp với những điều kiện tồn tại mới của cộng đồng.
Hiện làn điệu dân ca đang ở dạng bảo tồn văn bản, các làn điệu. Còn đúng
nghĩa bảo tồn khơng gian văn hố, hình thái diễn xướng thì chưa làm được hoặc có
làm nhưng chưa hiệu quả... Từ năm 1998, tỉnh Nghệ An đã có một chủ trương rất
hay là đưa dân ca vào trường học. Nhà hát dân ca đã soạn các chương trình hát dân
ca phù hợp theo độ tuổi với các em để đưa vào giảng dạy trong các nhà trường.

Năm 2009, tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương nâng cấp Nhà hát dân ca thành
“Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản dân ca xứ Nghệ” để tiến dần tới việc có thể
trình lên Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO)
công nhận dân ca Nghệ An là di sản văn hoá thế giới. Dân ca là máu thịt của nhân
dân, chúng ta phải bảo tồn, và hơn nữa phải phát huy nó trong cuộc sống hơm nay
để nó tiếp tục phục vụ, cống hiến tốt nhất cho cuộc sống của chúng ta.
Các đồng bào dân tộc thiểu số ở những huyện miền Tây Nghệ An cũng có
những làn điệu dân ca mang đậm nét đặc trưng dân tộc với những ngôn ngữ của
từng dân tộc khá đa dạng và phong phú. Hiện nay thể hiện rõ nhất là dân tộc Thái,
ngoài những dân ca bằng tiếng Kinh, họ cịn có những điệu hát, ca dao, tục ngữ…
kể về sự tích lập mường, lao động sản xuất, tình yêu trai gái trong các dịp lễ trọng.
Dân tộc Thổ có điệu “Đu đu điềng điềng; Tập tình, tập tang; Khai rế; Ta la úm; Hát
ví(hát bạn nhà Tơ)” cùng với các nhạc cụ như trống, mõ, chiêng, thanh la, sáo
ngang, đàn tập tình, tập tang, kèn Xơ Ma. Dân tộc H’Mơng có làn điệu dân ca: Cự
Xia, Lù tố, Vàng hủa…các điệu múa bằng khèn của nam, múa ô của nữ trong các
dịp lễ và chợ phiên. Dân tộc Khơ Mú có điệu hát Tơm cùng với múa theo nhịp
24


cồng chiêng, điệu nhảy mừng nhà mới mô phỏng động tác sản xuất, săn thú rất sôi
nổi…
1.3. Tiểu kết
Các tài ngun văn hóa phi vật thể đóng vai trị rất quan trọng tạo ra điều kiện
để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Nghệ An. Vì vậy Nghệ An có khả năng để
phát triển du lịch bởi tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể vơ cùng
phong phú và đa dạng.Ngồi những tài ngun vật thể, tỉnh có nguồn tài nguyên
văn hóa phi vật thể khá hấp dẫn như ẩm thực truyền thống, hay các làn điệu dân ca
mượt mà đậm chất Nghệ An, các lễ hội truyền thống của địa phương thu hút đông
đảo các du khách phục vụ cho các nhu cầu thưởng thức tham quan, nghe nhìn và ăn
uống của du khách, hay các phong tục tập quán, đặc điểm một số dân tộc thiểu số ở

các huyện miền Tây Nghệ An, có các làng nghề sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ
cho xuất khẩu, cho đời sống nhân dân và một số hàng hóa bán ở điểm du lịch cung
cấp sản phẩm lưu niệm cho du khách, giúp cho du khách hiểu thêm về cuộc sống
con người, lao động nhân dân Nghệ An.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch ngày càng được tỉnh chủ trương
đầu tư xây dựng, đặc biệt là các vùng du lịch trung tâm như thành phố Vinh và thị
xã Cửa Lị. Ngồi ra, hệ thống giao thông đầy đủ các loại thuận tiện cho việc vận
chuyển đi lại của khách.
Tóm lại, Tỉnh Nghệ An là địa danh có bề dày lịch sử, có nguồn tài nguyên tự
nhiên và nguồn tài nguyên văn hóa vơ cùng phong phú đa dạng. Tỉnh có nội lực để
phát triển nền kinh tế nói chung và ngành kinh tế du lịch nói riêng, phát triển con
người về mọi mặt. Bước đầu tỉnh có những bước tiến đáng kể và đạt được nhiều
thành tựu, những cơ hội thuận lợi. Nhưng trước mắt cịn có nhiều khó khăn thách
thức, tồn tại phải vượt qua trong tồn ngành và trong cơng cuộc bảo tồn phát huy
nguồn tài nguyên văn hóa cũng như các giá trị văn hóa truyền thống trước mọi tác

25


×