Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

thi thu lan 2 Truong Tam Nong Phu Tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.9 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD& ĐT PHÚ THỌ TRƯỜNG THPT TAM NÔNG. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG NĂM 2014 LẦN 2(Ngày 29/3/2014) MÔN Sinh học. Thời gian làm bài: 90 phút; (60 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132. Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... I. PHẦN CHUNG THÍ SINH BẮT BUỘC PHẢI LÀM(từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Nhân tố tiến hoá nào dưới đây có thể tạo ra kiểu gen thích nghi: A. Đột biến, di nhập gen. B. Giao phối và chọn lọc tự nhiên C. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen D. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối có lựa chọn Câu 2: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm: A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. B. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. C. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn. D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều. Câu 3: Cho các nhân tố sau: 1- Biến động di truyền; 2- Đột biến; 3- Giao phối không ngẫu nhiên; 4- Giao phối ngẫu nhiên; 5- Chọn lọc tự nhiên; 6- Di nhập gen. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. 1,3 và 6 B. 1, 3, 5 và 6 C. 1,2, 3 và 5 D. 1, 3, 4 và 6 Câu 4: Trong kỹ thuật chuyển gen, ADN tái tổ hợp là phân tử ADN: A. Dạng khối cầu B. Dạng vòng hoặc dạng sợi C. Dạng sợi D. Dạng vòng Câu 5: Vợ chồng bình thường, sinh con gái bị bệnh di truyền (X). Biết quá trình giảm phân và thụ tinh đều xảy ra bình thường. Tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra 3 đứa con gái bị bệnh(X), 2 đứa con trai bình thường: A. 0,6592%. B. 2,197%. C. 0,2746%. D. 0,02746%. Câu 6: Chiều cao của cây do 3 cặp gen phân li độc lập , tác động cộng gộp qui định. Sự có mặt của mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Khả năng có được 1 cây có chiều cao 165cm là: 5 1 1 9 A. B. C. D. 16 8 4 24 Câu 7: Người ta giả sử rằng một chuyển đoạn không tương hỗ ( một chiều) tác động đến vai nhỏ của NST số 5 của người, đoạn này được chuyển đến đầu vai dài của NST số 13 trong bộ NST lưỡng bội. Sự chuyển nhượng này được coi là cân bằng vì bộ gen vẫn giữa nguyên nên vẫn có kiểu hình bình thường. Ngược lại, nếu thể đột biến chỉ mang 1 NST số 5 mất đoạn của cặp tương đồng, nó gây ra hậu qủa ’’cricuchat” (tiếng khóc như mèo) ; nếu có 3 cái làm cho cá thể chết sớm. Nếu một người có mang chuyển đoạn có con với một người bình thường, thì thế hệ con sinh ra , khả năng xuất hiện 1 đứa con mang hội chứng ‘tiếng khóc như mèo’’ là bao nhiêu ? A. 50% B. 75% C. 25% D. 12,5% Câu 8: Cách tính tần số hoán vị gen:. Được áp dụng khi nào sẽ cho kết quả đúng: A. Khi cá thể dị hợp tử đem lai phân tích có kiểu gen dị hợp tử đều B. Khi các gen cách nhau dưới 50CM..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. Khi cá thể dị hợp tử đem lai phân tích có kiểu gen dị hợp chéo. D. Cho mọi trường hợp kiểu gen dị hợp tử. Câu 9: Phát biểu nào sau đây nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng? A. Những đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được CLTN giữ lại. B. Chỉ các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho thế hệ sau C. Các đột biến lặn gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử. D. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN. Câu 10: Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 14. Một hợp tử của loài này nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã tạo ra thế hệ tế bào cuối cùng có 120 NST ở trạng thái chưa nhân đôi.Hợp tử trên được hình thành do cơ chế nào sau đây A. Sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử n B. Sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử n – 1 C. Sự kết hợp giữa giao tử n + 1 với giao tử n D. Sự kết hợp giữa giao tử n+ 1 với giao tử n+ 1 Câu 11: Loại đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể là: A. Đột biến giao tử hoặc đột biến xôma. B. Đột biến xôma hoặc thường biến. C. Đột biến tiền phôi hoặc đột biến xôma. D. Đột biến tiền phôi, đột biến xôma hoặc thường biến. Câu 12: Đặc điểm chung của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và cấy truyền phôi động vật là đều tạo ra: A. Các cá thể rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. B. Các cá thể có kiểu gen thuần chủng C. Các cá thể có kiểu gen đồng nhất. D. Các cá thể có gen bị biến đổi. Câu 13: Giả sử tần số tương đối của các alen của một quần thể là 0,5 A : 0,5 a, đột ngột biến đổi thành 0,7A: 0,3a. Nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng trên là A. đột biến gen, phiêu bạt di truyền B. di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên C. CLTN, giao phối không ngẫu nhiên D. đột biến NST, giao phối ngẫu nhiên Câu 14: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen aaBb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu gen là A. aaaBBb, aaaBbb. B. aaBb, aaBB, aabb. C. aaaaBBbb. D. aaBB, aabb. Câu 15: Trong các phép lai khác dòng dưới đây, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở đời con của phép lai nào? A. AAbbDDEE × aaBBDDee B. AAbbddee × AAbbDDEE C. AABBDDee × AAbbddee D. AAbbDDee × aaBBddEE Câu 16: Các bộ ba khác nhau bởi: 1.Số lượng nuclêôtit; 2.Thành phần nuclêôtit; 3. Trình tự các nuclêôtit; 4. Số lượng liên kết photphodieste. Câu trả lời đúng là: A. 1, 2 và 3. B. 2 và 3. C. 1 và 4. D. 3 và 4 Câu 17: Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất A. Tảo đơn bào  thân mềm cá  người B. Tảo đơn bào  cá  người C. Tảo đơn bào  động vật phù du  giáp xác cá  chim  người D. Tảo đơn bào  động vật phù du  cá  người Câu 18: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đề có kiểu gen AaBbDd là:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5 A. 16. 3 B. 32. 15 27 C. 64 D. 64 DE DE x Câu 19: Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen . Cho biết mọi diễn biến của NST trong giảm de de de phân là hoàn toàn giống nhau, kiểu hình lông thẳng, đuôi ngắn có kiểu gen là . Kết quả nào de dưới đây không phù hợp với tỉ lệ kiểu hình lông thẳng, đuôi ngắn ở đời con: A. 7,84%. B. 16%. C. 9%. D. 4,84%. Câu 20: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến: A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã C. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã. D. sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã. Câu 21: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây: A. Khi ADN tái bản cùng với NST ở kì trung gian của quá trình phân bào. B. Khi ADN phân li cùng với NST ở kì sau của quá trình phân bào. C. Khi ADN đóng xoắn cùng với NST ở kì đầu của quá trình phân bào. D. Khi NST đang đóng xoắn cùng với NST ở kì giữa của quá trình phân bào. Câu 22: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: 1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào làđột biến nhiễm sắc thể? A. 1, 3, 7, 9. B. 1, 4, 7 và 8. C. 1,2,4,5. D. 4, 5, 6, 8. Câu 23: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu: 7/16 hoa màu trắng. Xác suất để lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn sẽ thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là: 9 7 1 1 A. B. C. D. 16 9 3 9 Câu 24: Trong một khu rừng có diện tích rất lớn, sau khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài A, B, C, ta có bảng số liệu sau : Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Loài Giới hạn trên Giới hạn dưới Giới hạn dưới Giới hạn trên A 42 26 60 80 B 28 10 30 50 C 32 15 45 75. Nhận xét nào sau đây không đúng về mức độ cạnh tranh giữa 3 loài: A. Loài B và C có cạnh tranh nhau B. Loài A và B không cạnh tranh nhau C. Loài A và C có cạnh tranh nhau D. Giữa 3 loài đều có sự cạnh tranh qua lại nhau. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói tới sự phân hóa về chức năng trong ADN ? A. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động. B. Chỉ một phần nhỏ ADN không mã các hóa thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò mã hóa thông tin di truyền. C. Chỉ một phần nhỏ ADN mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa. D. Chỉ một phần nhỏ ADN được mã hóa các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt động. Câu 26: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên NST thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đề có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. BBb B. Bbbb C. Bbb D. BBbb Câu 27: Các cá thể thuộc nhóm sau đây sống trong ao không phải là quần thể: A. Lươn B. Rong chân chó. C. Cá rô phi đơn tính. D. Cá chép Việt - Hung. Câu 28: Điều nào sau đây không đúng đối với phân tử ARN A. Mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ 3 đối mã đặc hiệu có thể bắt cặp bổ sung với cođon trên mARN B. Ở đầu 3’ của mARN có 1 trình tự nu đặc biệt (không được dịch mã) để riboxom nhận biết và gắn vào C. mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom D. Trong tế bào nhân thực và nhân sơ quá trình phiên mã xẩy ra ở những vị trí khác nhau Câu 29: Một phân tử ARN được tổng hợp nhân tạo có 3 loại nucleotit A, U, X với thành phần tương ứng là: 30%; 50% và 20%. Xác định tỉ lệ bộ ba chứa 2A? A. 0,189 B. 0,054 C. 0,135 D. 0,063 Câu 30: Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần tạo ra những cá thể sinh vật như thế nào? A. Cùng kiểu hình B. Các dòng thuần C. Cùng tuổi D. Cùng kiểu gen Câu 31: Ở Cà chua 2n = 24 . Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiễm kép khác nhau ? A. 24 B. 78 C. 12 D. 66 Câu 32: Một chu trình sinh địa hóa gồm có các phần: A. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ. B. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. C. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một một phần vật chất trong đất, nước. D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn năng lượng trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước Câu 33: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của thông tin di truyền : A. Tính đặc hiệu B. Tính phổ biến C. Tính bán bảo tồn D. Tính thoái hoá AD Câu 34: Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen ad đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết, cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d là A. 180. B. 360. C. 820. D. 640. Câu 35: Cho F1 tự thụ phấn ở đời con F2 thu được 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn chiếm 1 %. Nếu một gen quy định một tính trạng và không có đột biến xảy ra thì tỷ lệ những cơ thể mang 2 cặp gen dị hợp ở F2 là A. 17 %. B. 34 %. C. 16 %. D. 64 %. Câu 36: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. (2) Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. Trình tự đúng của các thao tác trên là: A. (1)  (4)  (3)  (2) B. (2)  (1)  (3)  (4) C. (1) (2) (3) (4) D. (2) (4) (3) (1) Câu 37: Dạng đảo vị trí giữa hai cặp nuclêôtit không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc có thể làm thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axit amin: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 38: Các biện pháp xét nghiệm trước sinh như chọc dò dịch ối hay sinh thiết tua nhau thai, có thể chẩn đoán sớm được các bệnh di truyền, kĩ thuật này đặc biệt hữu ích với một số bệnh: A. Đột biến số lượng hay cấu trúc NST. B. Bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hoá trong cơ thể..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> C. Do đột biến gen. D. Bệnh do đột biến NST làm rối loạn quá trình chuyển hoá. Câu 39: Ở 1 loài TV, alen A -hoa đỏ trội so với a - hoa vàng. Thế hệ P của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là A. 90%. B. 96%. C. 64%. D. 32%. Câu 40: Hai loài sinh vật sống ở 2 khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa 2 loài là hợp lí hơn cả? A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau B. Điều kiện môi trường khác nhau nhưng do chúng có những tập tính giống nhau nên được CLTN chọn lọc theo những hướng khác nhau. C. Điều kiện môi trường ở 2 khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau D. Điều kiện môi trường ở 2 khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau II. PHẦN RIÊNG THÍ SINH CHỈ CHỌN LÀM MỘT TRONG 2 PHẦN(Từ câu 41 đến câu 60) A. PHẦN THEO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN(Từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Sự phân hoá tảo và phát sinh các ngành động vật diễn ra ở kỉ nào? A. Đêvôn. B. Than đá. C. Cambri. D. Xilua. Câu 42: Xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Trong một quần thể, A có tần số 0,4; B có tần số 0,5. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp AaBb có trong quần thể ở trạng thái cân bằng là: A. 0,2. B. 0,04. C. 0,4. D. 0,24. Câu 43: Loài A có bộ NST cơ bản là n = 10. Một cá thể loài A trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng: A. sát nhập hai NST với nhau. B. mất NST. C. chuyển đoạn NST. D. lặp đoạn NST. Câu 44: Chuối rừng lưỡng bội, chuối nhà tam bội, một số chuối do gây đột biến nhân tạo có dạng tứ bội. Cây chuối 2n, 4n sinh giao tử có khả năng sống và thụ tinh, cho biết gen A xác định thân cao; gen a: thân thấp. Trường hợp nào sau đây tạo ra 100% cây chuối 3n thân cao? A. P: AAA( 3n ) x AAA ( 3n ). B. P: AAAA( 4n ) x aaaa ( 4n ). C. P: AAAA( 4n ) x aa ( 2n ). D. P: AAaa( 4n ) x aa ( 2n ).. P. Câu 45: Cho chuỗi thức ăn:. N (16000000). . C. 1 (1500000).  C2  C3 (180000). (18000). (Đơn vị tính kcal) Hiệu suất sinh thái của sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 3 so với sinh vật ở bậc dinh dưỡng cấp 1 là A. 10 %. B. 1,125%. C. 9,375%. D. 1,2%. Câu 46: Cây có kiểu gen như thế nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%? (1). Bb (2). BBb (3). Bbb (4). BBBb (5). BBbb (6). Bbbb A. (2), (4), (5) B. (1), (2), (3) C. (1), (3), (6). D. (4), (5), (6) Câu 47: Câu nào dưới đây mô tả về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã là đúng? A. Nấm phát triển ở rễ cây thông là mối quan hệ kí sinh - vật chủ. B. Hợp tác là mối quan hệ hai loài cùng có lợi và nếu thiếu thì cả hai loài không thể tồn tại được. C. Tu hú đẻ trứng vào tổ chim cúc cu là kiểu quan hệ hợp tác. D. Tháp sinh thái có đáy hẹp đỉnh rộng được tìm thấy trong quần xã có quan hệ kí sinh - vật chủ. Câu 48: Khái niệm biến dị cá thể của ĐacUyn tương đương với khái niệm nào trong di truyền hiện đại A. Đột biến và biến dị tổ hợp B. Đột biến gen và đột biến NST C. Mức phản ứng và đột biến D. Biến dị tổ hợp và sự mềm dẻo kiểu hình Câu 49: Có 5 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu genAaBbddXY tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là: A. 16 B. 4 C. 10 D. 8.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ab giảm phân bình aB thường, thấy mỗi tế bào tạo ra 4 loại giao tử. Kết luận nào sau đây là không chính xác? A. Tế bào 1, 2 và 3 đã xảy ra hoán vị gen. B. Cơ thể đang xét có xảy ra hoán vị gen. C. Khoảng cách giữa locus A và locus B là 50 cM. D. Tỉ lệ mỗi loại giao tử tạo ra từ mỗi tế bào đều bằng nhau. B. PHẦN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO(Từ câu 51 đến câu 60) Câu 50: Khi xét 3 tế bào sinh tinh (1, 2 và 3) của một cơ thể có kiểu gen. Câu 51: Các hệ sinh thái dưới đây khác nhau về sản lượng sinh vật sơ cấp 1. rừng ẩm thường xanh nhiệt đới 4. rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới 2. savan 5. rừng lá kim ôn đới Bắc Bán Cầu 3. hoang mạc cận nhiệt đới 6. đồng rêu Bắc Cực Năng suất sơ cấp tăng dần từ thấp đến cao, theo thứ tự là: A. 3,6,2,5,4,1 B. 3,6,5,2,4,1 C. 6,3,5,2,4,1 D. 6,3,2,5,1,4 Bv. Câu 52: Ở một động vật có kiểu gen ,Người ta xác định được khoảng cách giữa B và V là 9 cM. Hỏi trong số 3000 tế bào sinh tinh giảm phân tạo giao tử theo lí thuyết có bao nhiêu tế bào xảy ra hoán vị gen giữa V và v ? A. 360 B. 412. C. 520. D. 540 Câu 53: Bằng chứng nào sau đây chứng tỏ hoa của các loài thực vật vốn có nguồn gốc lưỡng tính? A. Cơ quan tương đồng. B. Cơ quan thoái hóa. C. Bằng chứng di truyền sinh học. D. Cơ quan tương tự. Câu 54: Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ X trở thành dạng hiếm (X*) tự sao 8 lần sẽ tạo ra: A. 127 gen đột biến thay thế một cặp nucleotit (trong đó X* sẽ được thay bằng A). B. 127 gen đột biến thay thế một cặp nucleotit (trong đó X* sẽ được thay bằng T). C. 255 gen đột biến thay thế một cặp X – G bằng 1 cặp A* – T. D. 256 gen đột biến thay thế một cặp G – X bằng 1 cặp X – G. Câu 55: Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen a, bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa x Aa), thì xác suất để có được bV. đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là: A. 56.5%. B. 42,2%. C. 75%.. D. 60%. Câu 56: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa, có tần số đột biến A thành a là 0,02. Tần số alen a của quần thể sau 3 thế hệ là: A. 0,565 B. 0,435 C. 0,420 D. 0,460 Câu 57: Để xác định chính xác cá thể trong trường hợp bị tai nạn mà không còn nguyên xác, hoặc xác định mối quan hệ huyết thống, hoặc truy tìm thủ phạm trong các vụ án, người ta thường dùng phương pháp nào? A. Sử dụng chỉ số ADN. B. Nghiên cứu tính trạng của những người có quan hệ huyết thống C. Quan sát các tiêu bản NST. D. Tiến hành thử máu để xác định nhóm máu. Câu 58: Sử dụng thuyết giao tử thuần khiết có thể giải thích: A. Các quy luật di truyền của Menden B. Quy luật di truyền liên kết giới tính C. Các quy luật di truyền nhân. D. Sự di truyền các tính trạng qua tế bào chất Câu 59: Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thấy rõ nhất là A. Quan sát tế bào kết thúc phân chia. B. Phát hiện thể đột biến. C. Quan sát kiểu hình. D. Nhuộm băng nhiễm sắc thể. Câu 60: Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh A. Sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ. B. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường hoá học..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> C. Trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại phân tử hữu cơ phức tạp. D. Có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ. -----------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×