Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ KHO HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 68 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ- BỘ MÔN LOGISTICS

ĐỒ ÁN
MÔN: QUẢN TRỊ KHO HÀNG
Tên Đề tài: ĐỀ SỐ 1 – THIẾT KẾ KHO HÀNG
BÁNH KẸO KINH ĐÔ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: THS. NGUYỄN MINH ĐỨC

LỚP

: LQC58ĐH
Hải Phòng, năm 2021


LỜI GIỚI THIỆU
Sau hơn 20 năm tăng trưởng và phát triển Cơng ty Kinh Đơ đã trở thành một tập
đồn bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty hiện đã được phân phối
và tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước khác. Thị trường được mở rộng
liên tục, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 30%. Đặc biệt, nhu cầu và
sức mua của người tiêu dùng tại miền Nam đang tăng nhanh chóng qua các năm gần
đây. Ban lãnh đạo công ty không chỉ mở rộng chiến lược phát triển tăng trưởng thị
trường mà còn tập trung vào quản trị chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng
kho hàng để tăng trưởng lợi nhuận nhiều hơn cũng như tăng trưởng thị trường. Một
trong những chiến lược then chốt của giai đoạn phát triển này là Dự án xây dựng kho
hàng trong chuỗi cung ứng. Là một thành viên đang công tác trong bộ phận chuỗi cung
ứng của công ty, được sự cho phép của ban lãnh đạo và sự ủng hộ của các đồng nghiệp,
nhóm em đã chọn “Thiết kế kho hàng bánh kẹo Kinh Đô tại tỉnh Đồng Nai” để tìm ra


những các giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả quản trị Chuỗi cung ứng cũng như
đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng, và đạt được chi phí tối thiểu trên tồn bộ Chuỗi
cung ứng.
Việc thiết kế kho hàng cho Kinh Đô được thể hiện qua 3 mục chính sau:
CHƯƠNG 1: TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM HÀNG HÓA VÀ KHO HÀNG.
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ KHO HÀNG.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CẦN THIẾT
TRONG KHO HÀNG.
Mặc dù trong quá trình làm bài đã dành nhiều thời gian nghiên cứu cũng như
không ngừng học hỏi, song bài làm vẫn cịn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong muốn
được nhận những góp ý của thầy để có thể hồn thiện hơn nữa. Chúng em xin chân
thành cảm ơn thầy.


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG HÓA VÀ KHO HÀNG
1.1 Đặc điểm của hàng hóa
1.1.1 Về thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô
Kinh Đô là tên thương hiệu của công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh
thức ăn nhẹ tại Việt Nam, với các mặt hàng chính gồm các loại bánh mặn, ngọt, kẹo và
kem, đã cung cấp sản phẩm cho biết bao thế hệ người tiêu dùng Việt.
Ngày nay, Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân niêm yết trên thị trường
chứng khoán tại Việt Nam, có lợi nhuận vào hàng cao nhất với hệ thống trải dài trên
khắp 64 tỉnh thành và được xuất khẩu sang thị trường 20 nước trên thế giới.

Hình 1.1: Một số hãng bánh kẹo thuộc thương hiệu Kinh Đô

1


 Ý nghĩa logo:

Công ty Kinh Đô thiết kế mẫu logo với màu sắc đỏ nổi trội có tổng thể hài hòa và
đồng nhất, tượng trưng cho sức mạnh, tâm huyết và lòng trung thành, tạo nên sự
nghiệp phát triển thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm.
Với mong muốn lớn mạnh vững vàng, nâng cao tầm vóc và uy tín trên thương
trường, Kinh Đơ logo được sáng tạo hình ảnh kiểu dáng mang ý nghĩa đặc biệt.
Hình elip bên dưới đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, ý nghĩa mong
muốn sản phẩm Kinh Đơ ln chiếm thị trường quan trọng và ổn định.
Hình vương miện phía trên đại diện cho thị trường xuất khẩu, có ý nghĩa Kinh Đơ
ln hướng sản phẩm đến năm châu lục, mong muốn vươn ra khắp mọi nơi trên thế
giới.

Hình 1.2: Logo của Kinh Đơ

2


 Các chứng nhận:
Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của Kinh Đô được BVQI của Anh
Quốc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, ISO
9002:2000
Các sản phẩm của Kinh Đô được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y
Tế- Cục An toàn thực phẩm. Các nhà máy của Kinh Đơ cịn đạt chứng nhận khác vào
năm 2005 như ISO 22.000: 2005, HACCP…
Kinh Đô đã 2 lần được nhà nước phong tặng Huân chương Lao Động, nhiều năm
liền được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Thương hiệu
duy nhất được 4 lần bình chọn là thương hiệu Quốc Gia…
1.1.2 Các dòng sản phẩm chính của Kinh Đơ
 Bánh trung thu Kinh Đơ và bánh Trăng Vàng
 Bánh quy: bánh quy giòn AFC, bánh quy giòn Ritz, bánh quy Cosy, và bánh
quy Oreo

 Bánh mì: bánh mì ngọt Scotti, bánh mì tươi Kinh Đơ
 Bánh cookies: LU
 Bánh bông lan: Solite
 Bánh quế: Cosy
 Bánh snack: Slide
 Bánh kem Kinh Đô
 Kẹo và chocolate: chocolate Cadbury, Koko Choco
 Các sản phẩm từ sữa: sữa chua
Bên cạnh đó, Kinh Đơ cịn mở rộng chuỗi sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của
mọi người để gia tăng sự hiện diện của các sản phẩm Kinh Đô trong đời sống người
dân. “Chúng tôi mong muốn người tiêu dùng không chỉ biết đến Kinh Đô qua bánh

3


kẹo, kem, sữa, các sản phẩm từ sữa, mà còn qua các sản phẩm thiết yếu khác. Đa dạng
hóa sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm chính là chúng tơi đang hướng đến sự chuyên
nghiệp trong việc phục vụ nhu cầu thị trường”.
Những sản phẩm mà Kinh Đô đang mở rộng sản xuất gồm: Mì gói, dầu ăn, gia vị
cùng một số ngành hàng thực phẩm thiết yếu khác. Việc sở hữu một phạm vi rộng về
nhóm hàng thực phẩm sẽ giúp Kinh Đô tận dụng tối đa mạng lưới phân phối rộng lớn,
đem về lợi ích kinh tế lớn hơn cho cơng ty.
1.1.3 Đặc điểm hàng hóa
 Ví dụ:
 Bánh cookies

Hình 1.3: Bánh Cosy của Cơng ty Kinh Đơ

4



 Dịng bánh khơ, có độ ẩm thấp dưới 5%, mỏng nhẹ dưới 100g
 Là loại bánh có hình dạng tròn, nhỏ, dẹt, giòn xốp và ngọt
 Khác biệt giữa vỏ bánh và ruột bánh không lớn
 Thời hạn sử dụng tương đối dài (khoảng 1 năm)
 Bánh snack
 Là loại thực phẩm ăn liền làm từ khoai tây, khô, giịn, được đóng trong hộp ống
hình trụ
 Cấu trúc giịn xốp cao, có mùi bị đặc trưng
 Thời hạn sử dụng dài

Hình 1.4: Bánh Snack

5


 Bánh mì mặn ngọt

Hình 1.5: Bánh mì Kinh Đơ
 Là loại bánh mì tươi, ăn liền, được đóng trong từng gói
 Với lớp vỏ mềm, mịn với các loại nhân mặn ngọt khác nhau
 Thời hạn sử dụng ngắn (khoảng từ 6 đến 8 ngày)
 Kẹo socola
 Là loại kẹo mềm, dạng hình trịn, vỏ ngồi được làm từ socola với nhân bên
trong xốp mềm
 Kẹo được bọc trong giấy gói và đóng vào từng hộp nhựa trong suốt hình bát
giác dẹt
 Thời hạn sử dụng tương đối dài (khoảng 1 năm)

6



Hình 1.6: Hộp Socola Kinh Đơ
 Bánh cracker AFC
 Loại bánh có dạng hình vng, giịn, được đóng vào từng gói nhỏ và nhiều gói
trong 1 hộp giấy
 Bánh mỏng, giịn xốp với vị mặn đặc trưng, ít ngọt, ít béo
 Thời hạn sử dụng tương đối dài (trên 6 tháng)
Với loại hình hàng hóa là bánh kẹo, hàng hóa sẽ có những đặc tính sau:
 Dễ vỡ, dễ vụn: Hàng hóa được bao gói kín nhưng cũng dễ hư hỏng do vận
chuyển không cẩn thận sẽ dẫn đến bục, rách. Không được đè nặng lên mỗi
thùng, thàng nặng đặt trước, thùng nhẹ đặt lên trên. Khi công nhân bốc xếp hàng
hóa phải nhẹ nhàng, khơng quăng ném hàng vào thùng xe.
 Dễ ẩm mốc: Sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ - như ẩm mốc, hư hỏng. Độ ẩm
cao tác hại lớn đến chất lượng sản phẩm. Bởi khi độ ẩm cao nếu khơng có các

7


biện pháp trừ ẩm kịp thời sẽ dễ bị mốc và nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm cũng như sức khỏe người sử dụng. Khi xe vận tải tiến hành vận
chuyển, xe tải phải có thùng kín tránh làm sản phẩm bị mưa làm ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm. Các thùng hàng xếp lên xe phải gọn gàng đúng như cách
xếp hàng đã in trên thùng bìa theo quy định nhà sản xuất. Tuyệt đối không được
chèn ép thùng hàng khi vận chuyển.
 Hạn sử dụng ngắn: Các mặt hàng đều có thời hạn sử dụng trong 1 khoảng thời
gian nhất định, do đó cần phải có khoảng thời gian lưu trữ thích hợp – hàng hóa
cần gần hạn hay hết hạn phải được xác định để loại bỏ.
 Trọng lượng nhỏ
 Khối lượng tiêu thụ lớn

 Mẫu mã đẹp, bao bì đẹp
 Thường được đóng gói, đóng thùng để mang ra phân phối
 Các thùng hàng nhỏ dễ bốc vác, vận chuyển và xếp chồng lên nhau
 Tuy nhiên các loại sản phẩm này thường được đóng trong thùng giấy cac-tơng,
bởi vậy, cần xếp và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ngấm nước
 Là mặt hàng có thể sử dụng ngay
1.2 Đặc điểm kho hàng
Đối với Kinh Đô, doanh nghiệp này đang muốn xây dựng một trung tâm phân
phối – một dạng nâng cấp của kho hàng.
Trung tâm phân phối vẫn được xây dựng và tổ chức để lưu trữ hàng hóa với hệ
thống sàn, tường, mái, ô kệ, các lối đi,... nhu 1 kho hàng thực thụ. Tuy nhiên trung tâm
phân phối chú trọng hơn về dịng chảy hàng hóa. Ở đó sẽ có thêm các dịch vụ và cách
tổ chức đặc thù nhằm đảm bảo hồn thiện đơn hàng nhanh chóng và hồn hảo nhất.
Kenneth B.Ackerman đã đề cập trong Words of Warehousing về trung tâm phân
phối như sau: Trung tâm phân phối là địa điểm mà tại đó các đơn hàng bán lẻ hoặc bán

8


bn được hồn thiện. Mơ hình này có tính “động” bởi các hoạt động diễn ra vói “tốc
độ cao”, khách với kho hàng thơng thường có tính “tĩnh” nhiều hơn.
 Các đặc điểm của trung tâm phân phối:
 Trung tâm phân phối cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng: Thay vì chỉ đơn giản
là nơi lưu trữ, các Trung tâm phân phối cung cấp vô số các dịch vụ cho khách
hàng thuộc các phịng chức năng bên ngồi hay trong nội bộ công ty. Một trung
tâm phân phối được tổ chức và được quản lý tốt sẽ cung cấp các dịch vụ như:
Vận tải, Cross docking, hoàn thiện đơn hàng, dán nhãn và đóng gói cùng với bất
cứ dịch vụ cần thiết nào để hoàn thành chu kỳ đặt hàng, bao gồm cả xử lý đơn
hàng, chuẩn bị đơn đặt hàng, gửi hàng, nhận hàng, vận chuyển , xử lý hàng hóa
được trả về và đo lường hiệu suất.

 Trung tâm phân phối tập trung vào khách hàng: Trong khi nhà kho tập trung vào
các phương pháp tối ưu nhằm chi phí lưu trữ thì nhiệm vụ duy nhất của trung
tâm phân phối là cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình.
 Trung tâm phân phối được định hướng bởi công nghệ: Các trung tâm phân phối
ngày nay phải có khu vực xử lý đơn hàng, hệ thống quản lý vận tải và quản lý
kho hiện đại, tiên tiến để thực hiện các hoạt động như: tiếp nhận hàng, quét mã
vạch, xác định vị trí và lưu trữ các sản phẩm một cách có hiệu quả, bốc dỡ &
bốc xếp. xử lý đơn hàng và lên kế hoạch xếp dỡ.
 Trung tâm phân phối tập trung vào các mối quan hệ: Cho dù khách hàng là các
cơng ty bên ngồi hoặc các đơn vị nội bộ, một trung tâm phân phối phải liên tục
tập trung vào việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trung tâm phân phối chính
là liên kết vơ cùng quan trọng giữa nhà cung cấp và khách hàng do đó địi hỏi
việc quản lý khơng những liên quan đến nhu cầu của khách hàng mà còn liên
quan đến các phương pháp hiệu quả và tối ưu hóa chi phi nhất nhằm đáp ứng
những nhu cầu đó. Ngược lại, trong hầu hết các trường hợp, một kho lưu trữ

9


thơng thường chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa chi phí mà rất ít quan tâm đến
vấn đề dịch vụ khách hàng.
 So sánh trung tâm phân phối và kho hàng:
Sự khác nhau

Trung tâm phân phối

Kho hàng

Chức năng


Lưu trữ hàng hóa và phân

Lưu trữ hàng hóa, tần suất

phối đến người tiêu dùng

phân phối hàng hóa khơng
liên tục

Tốc độ ln chuyển hàng

Cao và linh hoạt

Thấp, trung bình

Nhiều dịch vụ đa dạng:

Cơ bản sẽ có những dịch

vận chuyển, bốc xếp,

vụ bốc xếp, nâng hạ hàng

cross docking, dán nhãn,

hóa, đóng gói, soạn hàng.

đóng gói hàng nhỏ lẻ, xử

Ngồi ra cũng có thể có


hóa
Dịch vụ

lý đơn hàng, giao nhận,thu thêm vận chuyển giao

Mục tiêu tập trung

tiền hộ,...

hàng

- Đáp ứng kịp thời các

- Tập trung vào việc bảo

nhu cầu của khách hàng

quản hàng hóa an tồn

đưa ra

Ứng dụng cơng nghệ

- Sắp xếp kho hợp lý,

- Nhập hàng an toàn,

thuận tiện lưu trữ và xuất


nhanh chóng, phục vụ tốt

nhập kho

Cần có khu vực riêng để

Thường sẽ quản lý bằng

xử lý đơn hàng, áp dụng

file excel để thuận tiện và

tính cơng nghệ cao

tiết kiệm chi phí

10


Mối quan hệ với khách

- Là cầu nối giữa nhà cung - Tập trung vấn đề bảo

hàng

cấp và khách hàng
- Ln phải tìm ra giải

quản hàng hóa an tồn và
tối ưu chi phí lưu trữ


pháp để tối ưu phí lưu trữ

- Không quá quan trọng

cho nhà cung cấp và tạo

về vấn đề khách hàng

sự hài lòng cho khách
hàng
Bảng 1.1: Bảng so sánh sự khác biệt giữa trung tâm phân phối và kho hàng
(Nguồn: Supply Chain Digest)
Đối với loại hàng hóa là bánh kẹo không yêu cầu quá khắt khe về nhiệt độ nên
loại kho để lưu trữ hàng hóa sẽ là loại kho thơng thường với diện tích lớn, được phân
loại theo chức năng kho là trung tâm phân phối tại thị trường miền Nam. Do bánh kẹo
có nhu cầu lớn và mức tồn trữ thấp yêu cầu thời gian giao hàng nhanh để thỏa mãn các
yêu cầu giao hàng của khách hàng. Trung tâm phân phối được công ty lựa chọn xây
dựng sẽ là loại kho tư nhân do các đặc điểm:
Tiêu chí
Mức độ
Lượng hàng
Nhiều
Nhu cầu của khách hàng
Hầu như ổn định trong năm
Mật độ thị trường
Cao
Yêu cầu về quản lý vật chất
Cao
Dịch vụ khách hàng

Cao
Yêu cầu về an ninh
Cao
Chi phí quản lý cho tổng hệ thống
Cao
Bảng 1.2: Đặc điểm xây dựng kho hàng
1.3 Các quy tắc
1.3.1 Đóng gói
Hàng hóa được đóng gói thành các bao bì kín cùng gói chống ẩm. Một vài sản
phẩm sẽ được bọc thêm 1 lớp bao bì nữa, hoặc các hộp giấy nhỏ, tùy vào quy định của
công ty.

11


Các túi, gói bánh kẹo này sẽ tiếp tục được xếp vào các thùng cac-tơng để phục
vụ cho q trình bảo quản và vận chuyển. Các thùng có độ lớn nhỏ đa dạng, tuy nhiên
phải có chung đặc điểm là cứng cáp, để có thể bê vác và xếp chồng lên nhau
Tóm lại, mặt hàng thực phẩm bánh kẹo, có 2 cách đóng gói bao bì sau:
 Bao bì kín: sử dụng cho các sản phẩm cần thời gian di chuyển dài, cần bảo quản
lâu. Bọc toàn bộ sản phẩm kín kẽ, tránh để yếu tố mơi trường, thời tiết làm hư
hỏng sản phẩm.
 Bao bì hở: sử dụng cho các sản phẩm có thể dùng ngay, khơng cần bảo quản
lâu. Chỉ cần đóng gói, sắp xếp sản phẩm cẩn thận trong thùng carton.
Một số yêu cầu về đóng gói bao bì sản phẩm:
 Loại bao bì sử dụng để đóng gói khơng độc và tương hợp với từng loại sản
phẩm
 Bảo đảm vệ sinh trong q trình đóng gói sản phẩm
 Bảo vệ tính nguyên vẹn của sản phẩm
 Bảo vệ sản phẩm khi va chạm

 Kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm
 Việc in ấn trên bao bì: trên các gói phải in đầy đủ tên sản phẩm, logo, thành
phần, nơi sản xuất, cách bảo quản, hạn sử dụng,...
 Giá cả loại bao bì hợp lý
1.3.2 Xếp dỡ
 Sử dụng pallet để bảo quản, xếp các thùng cac-tông lên nhau 1 cách khoa học,
tránh va đập, rơi vỡ sản phẩm, sản phẩm cách mặt đất có thể tránh ẩm mốc
 Hàng hóa trong kho phải được xếp sao cho có khoảng cách nhất định với nhau
để tránh sự va chạm, đổ chồng vào nhau

12


 Kho phải có lối đi rộng rãi, để thuận tiện cho việc đưa xe vào xếp dỡ hàng, tốt
nhất là nên có lối ra – lối vào riêng.
 Các mặt hàng phải được xếp thành các tụ hàng riêng, tạo thuận lợi cho việc
phân loại, kiểm sốt hàng hóa để có thể dễ dàng xếp hoặc dỡ các thùng hàng vào
đúng tầng hàng
 Hàng hóa xếp dỡ trong kho, bãi không được quá tải trọng cho phép của nền kho
 Khi xếp hàng hoá lên xe bằng thiết bị nâng, lái xe không được ngồi trong cabin
và công nhân xếp dỡ không được đứng trong thùng xe. Chỉ được vào gỡ hàng ra
khỏi móc cần trục khi hàng đã đặt vững chắn xuống thùng xe.
1.3.3. Lưu trữ và bảo quản
 Lựa chọn diện tích kho phù hợp để lưu trữ hàng hóa
 Phân loại hàng hóa để dễ kiểm sốt số lượng và chất lượng từng dịng sản phẩm
 Kiểm tra kho là một trong những khâu quan trọng để có cách bảo quản hàng hóa
tốt nhất. khi kiểm tra kho, bạn nên kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn và kiểm
tra các khu vực khuất trong kho có bị ẩm, ngấm nước hay khơng.
 Sử dụng pallet để bảo quản, xếp các thùng cac-tông lên nhau 1 cách khoa học,
tránh va đập, rơi vỡ sản phẩm, sản phẩm cách mặt đất có thể tránh ẩm mốc

 Trong kho hàng, cần trang bị đầy đủ các thiết bị an tồn như camera an ninh,
các thiết bị phịng cháy chữa cháy, thiết bị báo động,…
 Kho hàng cần luôn ln thơng thống, khơ ráo để tránh bị hỏng hàng
 Nhiệt độ trong kho hàng phải thích hợp với mặt hàng sản phẩm. Đối với dòng
bánh kẹo này, thường nhiệt độ của kho sẽ ở nhiệt độ thường
 Lắp thêm các cửa sổ thơng gió, để tạo độ thống mát cho kho hàng, tránh ẩm
mốc

13


CHƯƠNG 2: DỰ ÁN THIẾT KẾ KHO HÀNG

Ngành bánh kẹo với tốc độ tăng trưởng có thể lên tới 20%, trong bối cảnh hiện
tại của Việt Nam thì tiềm năng phát triển của ngành rất cao. Với vị thế dẫn đầu ngành
bánh kẹo, chiếm hơn 30% thị phần ngành, Kinh Đô nổi trội hơn hẳn các đối thủ về
thương hiệu, tiềm lực tài chính và hệ thống phân phối. Với việc thay đổi chiến lược
trong thời gian gần đây cho thấy khả năng tăng trưởng mạnh của công ty trong tương
lai.
Với mục tiêu chiến lược lâu dài, Kinh Đô đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt
động, phát triển các trung tâm phân phối cho các khu vực tỉnh thành miền Nam nên
việc lựa chọn vị trí đặt kho là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa tiên quyết và xun
suốt trong q trình vận hành vìa vậy cơng ty cần chú trọng xem xét các tiêu chí:
 Có thể mở rộng và đứng vững kinh tế trong tương lai
 Thuận tiện cho nhân viên
 Thuận tiện giao thông
 Có sẵn lực lượng lao động
 Cơ sở hạ tầng phù hợp
 Thuận tiện cho hệ thống vận chuyển và giao hàng nhanh
Theo báo điện tử, vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ là tên gọi khu vực phát triển

kinh tế động lực khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, gồm 9 tỉnh thành phố: Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước,
Tây Ninh, Long An và Tiền Giang (Long An,Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ,
Bình Thuận thuộc Nam Trung Bộ).
14


Trải qua quá trình 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay cơng ty Kinh Đơ có 4
cơng ty thành viên với tổng số lao động hơn 6000 người:
 Công ty cổ phần Kinh Đô tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 Cơng ty cổ phần Kinh Đơ Bình Dương.
 Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
 Công ty cổ phần kem KI DO
 Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô – Hệ thống Kinh Đô
Bakery.
 Công ty cổ phần Vinabico
Như chúng ta biết, Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nếu
đặt trung tâm phân phối ở tỉnh này, nó rất gần nhà máy sản xuất để tiết kiệm chi phí
vận tải để vừa thuận tiện lấy và phân phối hàng hóa tới các tỉnh lân cận.
2.1. Vị trí địa lý
Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đơng Thành phố Hồ Chí
Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây
Nguyên với tồn bộ vùng Đơng Nam Bộ. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào
vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng
thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh - Bình Dương - Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở thành phố Biên Hòa với
hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Bên cạnh đó, trung tâm phân phối của cơng ty được xây dựng tại Bùi Hữu
Nghĩa, Xã Hóa An, Thành phố Biên Hịa. Thành phố cách Thành phố Hồ Chí
Minh 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường Quốc lộ 1A. Đây là thành phố trực

thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với hai thành
phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý:
 Phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu

15


 Phía nam giáp huyện Long Thành
 Phía đơng giáp huyện Trảng Bom
 Phía tây giáp thị xã Tân Uyên, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương và thành phố
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 1.7: Khoảng cách từ kho trung tâm phân phối đến Công ty sản xuất tại TP.HCM
Khoảng cách từ kho trung tâm phân phối (dự án) đến Công ty Cổ phần Kinh Đô
(138 – 142, Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM) là 23,8 km. Có nghĩa là
nhân viên vận chuyển hàng từ công ty sản xuất đến trung tâm phân phối mất khoảng 1
tiếng đến 1 tiếng 30 phút.

16


Hình 1.8: Khoảng cách từ kho trung tâm phân phối đến Cơng ty sản xuất
tại Bình Dương
Khoảng cách từ kho trung tâm phân phối (dự án) đến Công ty cổ phần
Mondelez Kinh Đơ Bình Dương (Số 8, An Phú, Thuận An) là 12,1 km. Có nghĩa là
nhân viên vận chuyển hàng từ công ty sản xuất đến trung tâm phân phối mất khoảng 24
phút đến 1 tiếng.
Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, có sông Đồng Nai chảy qua, cách thủ đô Hà

Nội 1.684 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng
Tàu 90 km. Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số đơng nhất cả nước, tương
đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ và cao hơn dân
số của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời cũng là thành phố thuộc

17


tỉnh có nhiều phường nhất với 29 phường. Có quốc lộ 1A (chiều dài đi qua là
13 km), Quốc lộ 1K (chiều dài đi qua là 14 km và quốc lộ 51 (chiều dài đi qua là
16 km) chạy qua thành phố.
Đây là khu vực rất thuận lợi để phân phối hàng đến các trung tâm thương mại và
đại lý, siêu thị Big C, hoặc lấy hàng từ khu vực sản xuất của cơng ty.
2.2. Thương mại
Nơi đây có nhiều hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị lớn của Big C, Mega
Market, Co.op Mart, Lotte, Vincom Plaza... cùng một số hệ thống siêu thị Điện máy,
Nội thất lớn, cửa hàng điện tử, điện thoại máy tính có uy tín cũng có mặt tại đây. Ngồi
ra, các chợ truyền thống cũng là nét đặc trưng nơi đây, nhiều chợ khá nổi tiếng như
Chợ Biên Hòa, Chợ Tân Hiệp, Chợ Long Bình,...
Những năm gần đây, các thương hiệu bán lẻ đã bắt đầu cạnh tranh, mở rộng thị
trường, tính đến thời điểm 6/2019, Thành phố Biên Hịa có 25 cửa hàng Bách Hóa
Xanh, 38 cửa hàng Vinmart+, 10 cửa hàng Co.op food.

Hình 1.9: Vincom Plaza Biên Hịa

18


Nhờ sự phát triển ngành thương mại của thành phố, trung tâm phân phối của cơng
ty Kinh Đơ sẽ có lợi thế hơn trong việc thu hút nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm

của công ty.
2.3. Giao thông
2.3.1. Cơ sở hạ tầng giao thông
Hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi
qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài
Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trị gắn kết
vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường
cao tốc Bắc Nam đều đi qua Đồng Nai.
Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua dài 87,5 km với 8 ga: Biên Hoà, Hố
Nai, Trảng Bom, Dầu Giây, Long Khánh, Bảo Chánh, Gia Ray và Trảng Táo. Tuyến
đường sắt này là mạch máu giao thơng quan trọng nối liền các tỉnh phía Bắc và Thành
phố Hồ Chí Minh[27]. Cảng hàng khơng quốc tế Long Thành là cửa ngõ đường hàng
không vào Việt Nam cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.[28] Về giao thơng đường
thủy thì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 3 khu cảng gồm có Khu cảng trên sơng Đồng
Nai,Khu cảng trên sơng Nhà Bè – Lịng Tàu, và Khu cảng trên sơng Thị Vải. Trong đó
Khu cảng trên sơng Đồng Nai gồm có các cảng là Cảng Đồng Nai, cảng SCTGAS-VN
và cảng VTGAS (sử dụng bốc xếp hàng lỏng quy mô cho tàu 1000 DWT), Cảng tổng
hợp Phú Hữu II, Cảng tại khu vực Tam Phước, Tam An. Các cảng tại Khu cảng trên
sơng Nhà Bè – Lịng Tàu gồm có cảng gỗ mảnh Phú Đơng, cảng xăng dầu Phước
Khánh, cảng nhà máy đóng tàu 76, cảng tổng hợp Phú Hữu 1, cảng cụm Công nghiệp
Vật liệu xây dựng Nhơn Trạch, cảng nhà máy dầu nhờn Trâm Anh, cảng
VIKOWOCHIMEX, cảng Sun Steel – China Himent, và các cảng chuyên dùng khác.
Các cảng Khu cảng trên sông Thị Vải gồm có cảng Phước An, cảng Phước Thái,

19


cảng Gò Dầu A, cảng Gò Dầu B, cảng Super Photphat Long Thành, cảng nhà máy
Unique Gas.


Hình 1.10: Hệ thống giao thông kết nối với Sân bay Long Thành
Các tuyến đường thường thường xuyên được nâng cấp và mở rộng vỉa hè. Giao
thông thuận lợi, tạo điều kiện tốt cho cơng nhân viên trong q trình giao và vận
chuyển hàng hóa.
2.3.2. Các tuyến đường quốc lộ
Chiều dài Quốc lộ 1A trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km 1770 Km 1802) dài 102 km, chạy qua thành phố Biên Hòa (chiều dài đi qua là 13 km), 2
huyện: Trảng Bom (chiều dài đi qua là 19 km), Thống Nhất (chiều dài đi qua là 8 km),
thành phố Long Khánh (chiều dài đi qua là 15 km), huyện Xuân Lộc (chiều dài đi qua
là 47 km).

20


Chiều dài Quốc lộ 51 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (tính theo số Km là từ Km0 Km38), dài 38 km, chạy qua thành phố Biên Hòa, (chiều dài đi qua là 15 km) huyện
Long Thành (chiều dài đi qua là 23 km).

Hình 1.11: Bình đồ tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong mối tương quan với hệ
thống giao thông trong khu vực Đông Nam Bộ

21


2.4. Dân cư

3500000
3000000
2500000
2000000
1500000

1000000
500000
0
2010

2011

2016

2017

2019

Số dân (người)

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể diện dân số tỉnh Đồng Nai qua các năm
(Nguồn: Wikimedia Foundation, Inc.)
Tính đến năm 2019, dân số tồn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật độ dân
số đạt 516,3 người/km², dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6%.
Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3 triệu dân (nếu khơng
tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tỉnh có dân số đơng thứ nhì ở miền Nam (sau
Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội và Bình Dương). Tỉnh có diện tích lớn thứ nhì ở Đơng Nam Bộ (sau
Bình Phước) và thứ ba ở miền Nam (sau Bình Phước và Kiên Giang)
Đây là địa điểm tập trung đông dân cư với tỉ lệ dân thành thị cao sẽ thu hút được
nhiều lao động có chất lượng, cũng như các khách hàng tiềm năng cho công ty Cổ phần
Kinh Đô.

22



2.5. Giao thông vận tải đường thủy
Tỉnh Đồng Nai tương đối có nhiều sơng ngịi nhưng có nhiều gềnh thác nên việc
giao thơng vận tải đường thủy có khó khăn, trừ đoạn hạ lưu sông Đồng Nai từ bến
Vịnh trở ra biển và khu vực lịng hồ Trị An. Tồn tỉnh có trên 480 km đường sơng và
một hệ thống cảng lớn nhỏ phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa và vận chuyển hành khách
dọc sông.
Cảng Đồng Nai thuộc xã Long Bình Tân là một trong những cảng lớn trên sơng
Đồng Nai, diện tích bến hiện nay là 47.000 m2 và với 2 cầu tàu có diện tích 1.105 m2.
Cảng có thể tiếp nhận tàu vận tải nhỏ hơn 3.000 tấn (hiện nay tàu 2.000 tấn đã vào
được, năng lực của cảng có thể đạt 460.000 tấn/năm). Mặc dù cảng nằm cạnh Quốc lộ
I, nhưng đường vào cảng chỉ mới có một con đường nhỏ duy nhất.

Hình 1.12: Cảng Long Bình Tân (Cơng ty Cổ phần Cảng Đồng Nai)
Trong thời gian tới cùng với việc xây dựng các cảng mới, sẽ nâng cấp và mở
rộng Cảng Đồng Nai để có thể tiếp nhận được các loại tàu có trọng tải 5.000 - 7.000

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×