Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHOM KI NANG NHAN THUC CHO HOC SINH TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.68 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD& ĐT TRIỆU SƠN TRƯỜNG TH THỌ BÌNH B. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Thọ Bình, ngày 9 tháng 3 năm 2014. BÁO CÁO THAM LUẬN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - NHÓM KĨ NĂNG NHẬN THỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Kỹ năng sống không phải tự nhiên mà có. KNS là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân mỗi con người. Ở tất cả các bậc học, giáo dục kỹ năng sống là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam ngoài cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết của người học. Gánh nặng trên đôi vai của ngành giáo dục không những truyền thụ kiến thức mà còn giáo dục kĩ năng. Giáo dục kĩ năng sống là một trong những tâm điểm đang được các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm. Đứng trước thành quả mà nền giáo dục hiện đại đã mang lại: đó là tạo ra những con người, năng động, sáng tạo, tự tin, độc lập giám vượt mọi thách thức để có được thành công… là những trăn trở khi phần đông học sinh còn thờ ơ với những kĩ năng thường nhật: biết chào hỏi lịch sự, biết cảm ơn xin lỗi, quan tâm những người xung quanh, cách ứng xử khi gặp một số tình huống khẩn cấp, cách tự bảo vệ bản thân khi gặp tai nạn, phòng chống xâm hại…vì vậy giáo dục kĩ năng sống là một môn học hết sức có ý nghĩa đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học khi vốn sống của các em còn nhiều hạn chế Việc lồng ghép GDKNS vào chương trình tiểu học đã giúp các em có được kĩ năng cơ bản, là tiền đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người biết tự chủ, tự lập, hợp tác, tự giác, tích cực làm việc và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo một cách toàn diện và đổi mới. Giáo dục kĩ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền GD& ĐT gắn với bốn mục tiêu quan trọng là: “HỌC ĐỂ BIẾT - HỌC ĐỂ LÀM HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG VÀ HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH MÌNH”. Trong bốn trụ cột mà kĩ năng sống đã gắn với mục tiêu GD đó. Trường chúng tôi chỉ tham luận một ý nhỏ trong hội thảo ngày hôm nay đó là nhóm “ Kĩ năng nhận thức” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Như chúng ta đã biết: Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống con người. Nhận thức là một quá trình mà ở con người quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoạt động. Nhận thức là cơ sở rất.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> quan trọng giúp cho việc giao tiếp hiệu quả và có tinh thần, trách nhiệm, dễ thông cảm với bạn bè và người khác. Tự nhận thức cũng liên quan đến kĩ năng xác định giá trị, tức là thái độ, niềm tin của bản thân và điều mình cho là quan trọng và cần thiết. Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau(cảm giác,tri giác,tư duy,tưởng tượng…) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, hình tượng, khái niệm…) GDKNS là giáo dục cho các em những kĩ năng cơ bản, giúp các em có thêm vốn sống, kĩ năng xử lí tình huống, vận dụng vào thực tế giúp các em nhận thức đúng về tình huống có vấn đề trong cuộc sống. Các em có nhận thức đúng sẽ tư duy sáng tạo, ra quyết định và giải quyết vấn đề đúng, kịp thời, hợp lí trong mọi tình huống. Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay. Hiện tượng trẻ em thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, dễ nản chí ngày càng nhiều. Phương pháp giáo dục nhồi nhét, lí thuyết suông không tạo được cho các em khả năng tư duy, óc phân tích, suy xét, phán đoán. Không tạo cho các em tính trải nghiệm những vấn đề của cuộc sống. Thực tế cho thấy rất nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến học chữ của con em mình. Họ coi điểm các môn học là thước đo sự tiến bộ của con cái. Buộc các em chỉ nghĩ đến học để lấy điểm cao mà quên đi những giá trị sống đích thực - kĩ năng cơ bản. Hiểu được tầm quan trọng này, từ năm học 2010-2011 Bộ GD&ĐT đã đưa GDKNS lồng ghép trong chương trình dạy học. Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu của con người mới. Xuất phát từ những quan điểm trên các thầy cô giáo cũng đã trang bị những phương pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục nhằm truyền thụ cho học sinh những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Giúp các em tự tin trong ứng xử, giải quyết tình huống có liên quan từ đó biết cảm thông chia sẻ, quan tâm đến bản thân mình và mọi người xung quanh. Tuỳ thuộc vào từng môn học, bài học, từng lứa tuổi mà GDKNS cho phù hợp với từng đối tượng học sinh tiểu học. Việc nhận thức về kĩ năng sống của học sinh không chỉ phụ thuộc vào cách GD của nhà trường,trong gia đình và sự nhận thức của mỗi cá nhân học sinh. Vì vậy GDKNS cần được thực hiện đồng bộ ở gia đình, trong nhà trường và ngoài cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Người tổ chức GDKNS là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học, là các thành viên trong cộng đồng. Trong nhà trường GDKNS được thực hiện trong các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể- xã hội, HĐNGLL và các hoạt động khác. Trong trường tiểu học việc GDKN tự nhận thức là rất quan trọng cần thiết với mỗi học sinh là nền tảng để các em giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với ngươì khác cũng như để cảm thông với gười khác. Ngoài ra các em có thể hiểu đúng về mình để các em có những quyết định, những lựa chọn đúng đắn phù hợp với khả năng của bản thân với điều kiện thực tế. Vì vậy ,trong quá trình GD ở tiểu học, giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung của bài học để tìm ra phương pháp GDKN tự nhận thức cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc lớp 2: Bài: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Ngoài kiến thức kĩ năng thái độ mà các em cần đạt theo Chuẩn KTKN giáo viên còn GDKNS cho các em thông qua nội dung bài học, nhấn mạnh ở chi tiết: <<Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một ít sẽ có ngày nó thành kim giống như cháu đi học, mỗi ngày học một ít sẽ có ngày cháu thành tài>>. Học sinh biết tự nhận thức về bản thân mình “Đã chăm học chưa”, hiểu về mình “Đã học giỏi chưa,” biết tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh. Biết đề ra mục tiêu và lập kê hoạch thực hiện: Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công. Từ đó các em hiểu ra gía trị của việc học và tự giác học. Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp tự nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu… Biết thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người. Tự nhận thức được mình sẽ tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng khác, biết đặt ra những mục tiêu phấn đấu, hiểu rõ về bản thân giúp các em lựa chọn tình huống ứng xử phù hợp với năng lực, sở trường của mình trong cuộc sống, Để giúp học sinh nhận thức được điều đó , các thầy cô giáo phải gần gũi học sinh tạo mối quan hệ thân thiện từ đó nắm được hoàn cảnh, sở thích, năng lực, sở trường của từng em tạo điều kiện cho các em phát triển tốt về mọi mặt, tạo cho các em tâm lí gần gũi thân thiện với mọi người để phát triển năng lực một cách tự nhiên không gò bó. Ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo viên chú trọng đến kĩ năng bao gồm: Kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng vào cuộc sống, kĩ năng nhận thức bản thân. Giáo viên không chỉ dạy mà phải là người đạo diễn, vạch ra những tình huống để các em có thể vận dụng kiến thức vừa học vào việc xử lí tình huống đó. Ví dụ: Khi dạy bài đạo đức lớp 3: Tự làm lấy việc của mình. Qua bài học học sinh biết phê phán đánh giá những thái độ việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình, qua đóng vai xử lí tình huống: HĐ2,HĐ3. Biết ra quyết định phù hợp với tình huống thể hiện ý thích tự làm lấy việc của mình và biết lập kế hoạch tự làm lấy việc của mình trong gia đình: HĐ5..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Muốn giúp các em nhận ra giá trị của bản thân mình trong cuộc sống từ đó có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với chính cuộc sống của mình ở mức độ phù hợp với lứa tuổi. Tự nhận thức là kĩ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả hơn với người khác. Ngoài ra có hiểu đúng về mình con người mới có thể có những quyết định, sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với khả năng của bản thân với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm trong việc giao tiếp với người khác và thất bại trong cuộc sống. III. KẾT LUẬN. Hiện nay toàn xã hội đã và rất quan tâm đến GDKNS cho học sinh, qua đó bằng trách nhiệm và vốn sống của mình giáo viên đã từng bước GDKNS cho học sinh thông qua từng bài dạy, thông qua các hoạt động ở trường, ở lớp, các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể…dưới mọi hình thức nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu, thể hiện bản thân, khẳng định bản thân, nhận thức và giải quyết các tình huống một cách khéo léo, đúng đắn thông qua các tình huống giả định mà giáo viên đã đưa ra trong bài học để áp dụng trong thực tế cuộc sống. Nhóm kĩ năng nhận thức chỉ là sự khởi đầu để học sinh có kĩ năng nhận thức bản thân, từ đó biết xây dựng kế hoạch, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu. Các em không chỉ giỏi về kiến thức mà còn được tôi luyện những kĩ năng sống cơ bản. Qua đó trang bị cho các em vốn kiến thức kĩ năng, giá trị sống… làm hành trang học tiếp các bậc học trên. Việc GDKNS cho học sinh qua học tập sinh hoạt ở nhà trường là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước trong suốt quá trình giảng dạy. Việc thực hiện GDKNS cho học sinh cũng rất cần sự quan tâm, theo dõi, ủng hộ của các bậc phụ huynh, các tổ chức, đoàn thể xã hội. Sự chung tay ấy sẽ là động lực lớn giúp giáo viên chúng tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe!.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×