Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.52 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Định An, ngày 27 tháng 3 năm 2014. BÁO CÁO ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN - Họ và tên: Nguyễn Phước Kiệt - Chức danh: Giáo viên dạy lớp 3 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Định An 3, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang 1./ Tên đề tài sáng kiến : - “Một số sáng kiến giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh " 2./ Cơ sở lí luận: Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “ Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Phân môn luyện từ và câu lớp 3 nhằm mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu và thành phần câu đã học ở lớp 2. Cung cấp cho HS một số hiểu biết sơ giản về các phép tu từ so sánh và nhân hoá thông qua các bài tập thực hành. Việc nhận biết biện pháp tu từ so sánh và bước đầu sử dụng vào việc dùng từ đặt câu là một trong những nội dung yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của phân môn LTVC ở lớp 3. Cơ sở ban đầu của việc dạy biện pháp tu từ so sánh được bắt đầu từ việc: tìm các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm của sự vật trong câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ; tìm những sự vật hay hoạt động, đặc điểm của sự vật được so sánh với nhau. Từ đó HS nhận biết được hình ảnh so sánh, dấu hiệu của sự so sánh và các kiểu so sánh. 3./ Thực trạng yêu cầu: - Về phía giáo viên: Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt. - Về phía học sinh: Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh còn nghèo. Một số em chưa có khả năng nhận biết về nghệ thuật, học sinh chỉ mới biết các sự vật một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh của học sinh lớp 3 trong HKI tôi đã thu được kết quả như sau: Kết qủa xếp loại TSHS 1-4 % 5-6 % 7-8 % 9-10 % 35 13 37,14 8 22,86 10 28,58 4 11,42 4./ Các nội dung chính của sáng kiến và việc triển khai thực hiện: 4.1. Cách dạy học sinh xác định hình ảnh so sánh trong thơ, văn. - Trong thực tế, do chưa nắm chắc được đặc điểm của hình ảnh so sánh gồm những yếu tố nào nên khi tìm hình ảnh so sánh học sinh thường xác định không chính.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> xác. Trong một số trường hợp, khi gặp các câu văn, các dòng thơ có các từ: là, như, bằng, tựa, giống... thì học sinh đều cho là các từ chỉ sự so sánh nên xác định sai các hình ảnh so sánh. Bởi vì, trong những văn cảnh khác nhau thì các từ: là, như, bằng, tựa, giống... có thể là từ dùng để so sánh hoặc có thể không phải là từ dùng để so sánh. Ví dụ: a. Vườn nhà bà trồng nhiều loại rau như: cải xanh, mướp, mồng tơi... b. Trẻ em như búp trên cành. Trong hai câu trên thì câu: Trẻ em như búp trên cành. là câu văn có hình ảnh so sánh. Vì vậy, khi dạy về dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh tôi đã tiến hành như sau: 4.2. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc điểm của một hình ảnh so sánh: + Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong câu văn dưới đây: Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Sau khi HS tìm ra hình ảnh so sánh "Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch" tôi cho HS phân tích để nhận biết được đặc điểm của một hình ảnh so sánh. + Hỏi: Tìm các sự vật được so sánh với nhau? (Mặt biển so sánh với tấm thảm). Mặt biển có đặc điểm gì? (sáng trong). Tấm thảm có đặc điểm gì? (khổng lồ). Từ dùng để so sánh là từ nào? (như). Sau đó GV giúp HS khái quát để tìm ra đặc điểm của mỗi hình ảnh so sánh. Khi đã nhận biết được đặc điểm của hình ảnh so sánh, trong các bài tập khác HS sẽ sử dụng các thao tác phân tích, tổng hợp để tìm các hình ảnh so sánh. + Ví dụ: Tìm hình ảnh so sánh trong câu sau: Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. Học sinh sẽ phân tích: Từ dùng để so sánh là từ: là. Vế thứ nhất: dòng sông. Vế thứ hai: một đường trăng lung linh dát vàng gồm có: đường trăng là sự vật, lung linh dát vàng là đặc điểm của sự vật. Học sinh sẽ tổng hợp hình ảnh so sánh là: dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. 4.3. Hướng dẫn học sinh phân biệt dấu hiệu so sánh. + Ví dụ: Trong hình ảnh so sánh: Trăm cô gái đẹp tựa tiên sa. GV cho HS có thể thay thế từ "tựa" bằng các từ khác như: giống, hệt, như thể, giống như…, chẳng khác gì,... Nhưng việc quan trọng là HS phải phân biệt được không phải lúc nào các từ: là, như, bằng, tựa... cũng là từ dùng để chỉ sự so sánh. Để khắc phục điều này thì GV cần phải: Giúp HS hiểu được ý nghĩa của các từ này trong văn cảnh. Giúp HS nhận biết đặc điểm của các sự vật dùng để so sánh bao giờ cũng phải có một dấu hiệu chung nào đó. + Ví dụ 1: Con búp bê này làm bằng vải. Từ "bằng" chỉ mối quan hệ giữa một bên là sự vật, một bên là chất liệu của sự vật đó. Hai sự vật: Con búp bê và vải không có dấu hiệu chung. Vậy "Con búp bê này làm bằng vải." không phải là hình ảnh so sánh. + Ví dụ 2: Quả này nhỏ bằng ngón tay. Từ "bằng" dùng để chỉ sự so sánh ngang bằng giữa hai sự vật có hình dáng nhỏ bé. Hai sự vật: Quả và ngón tay có dấu hiệu chung là nhỏ. Vậy câu "Quả này nhỏ bằng ngón tay." là hình ảnh so sánh. Trong một số hình ảnh so sánh, giữa hai vế không có từ dùng để so sánh. Đây là những trường hợp làm cho học sinh khó phát hiện khi tìm hình ảnh so sánh. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận biết dấu hiệu của các trường hợp sau: - Trường hợp 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè, hoa nở cùng sao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm ra hai hình ảnh so sánh là: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh. Đây là trường hợp dùng từ gạch ngang thay thế cho từ dùng để so sánh. Khi đọc phải ngắt giọng chỗ gạch ngang. - Trường hợp 2: Ở hai hình ảnh so sánh sau: Trường Sơn: chí lớn ông cha. Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào Đây là trường hợp dùng dấu hai chấm thay thế cho từ dùng để so sánh. Khi đọc phải ngắt giọng chỗ dấu hai chấm. - Trường hợp 3: Tay em đánh răng. Răng trắng hoa nhài. Đây là trường hợp giữa hai vế của hình ảnh so sánh không có bất cứ dấu hiệu nào (thường dành cho HS khá giỏi). Ở cả ba trường hợp trên, khi tìm hình ảnh so sánh, GV khuyến khích các em có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh (mà có dấu gạch nối, dấu hai chấm,...) nhiều từ cùng nghĩa khác: như, như là, như thể, tựa,...mà không làm nội dung câu đó thay đổi. + Ví dụ: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh. Giáo viên khuyến khích học sinh có thể tìm thêm từ chỉ đặc điểm và từ so sánh vào các câu thơ trên. + Ví dụ: Quả dừa chi chít như đàn lợn con nằm trên cao. 4.4. Hướng dẫn học sinh nắm quy trình và cách làm bài trong các dạng bài tập tìm những sự vật, âm thanh, đặc điểm, hoạt động được so sánh với nhau. Trước hết, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm được quy trình theo các bước như sau: Bước 1: Cho học sinh tìm hình ảnh so sánh. Bước 2: Học sinh phân tích, chỉ ra các yếu tố của hình ảnh so sánh. Bước 3: Học sinh chọn và chỉ ra các sự vật (người, vật, âm thanh,...) hay các đặc điểm, hoạt động của sự vật được so sánh với nhau. Bước 4: Học sinh xác định được kiểu so sánh. + Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây: Ông trăng tròn sáng tỏ. Soi rõ sân nhà em. Trăng khuya sáng hơn đèn. Ơi ông trăng sáng tỏ. - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hình ảnh so sánh (Trăng khuya sáng hơn đèn) - Bước 2: Học sinh phân tích các yếu tố của hình ảnh so sánh: Từ dùng để so sánh: hơn. - Vế 1: Trăng khuya là sự vật được so sánh; sáng là từ chỉ đặc điểm. Vế 2: đèn; trong đó đèn là từ chỉ sự vật. - Bước 3: Tìm các từ chỉ sự vật được so sánh: Trăng khuya, đèn. - Bước 4: Kiểu so sánh hơn (kém). 4.5. Cách dạy dạng bài tập tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống hoặc đặt câu để tạo thành hình ảnh so sánh. Để dạy tốt các dạng bài tập này, GV cần phải hướng dẫn HS thực hiện theo 4 bước như sau: Bước 1: Tìm hiểu xem bài đã cho biết gì, còn thiếu gì? Bước 2: Phân tích các yếu tố của những vế đã cho biết: sự vật được so sánh, âm thanh, đặc điểm hay hoạt động của sự vật và từ chỉ sự so sánh. Bước 3: Nếu trong vế đã cho biết được âm thanh, đặc điểm hay hoạt động của sự vật thì HS phải tìm sự vật dùng để so sánh cũng có dấu hiệu chung (âm thanh, đặc điểm hay hoạt động tương tự với vế được so sánh). Bước 4: HS lựa chọn các sự vật có dấu hiệu chung để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh + Ví dụ: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: Công cha nghĩa mẹ được so sánh như......., như.........
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Bước 1: HS nêu: bài tập cho biết vế thứ nhất và từ so sánh. Bước 2: Phân tích các yếu tố của vế đã cho: là các sự vật được so sánh. Bước 3: Vì không cho biết đặc điểm của sự vật được so sánh nên GV yêu cầu HS nêu các đặc điểm của sự vật được so sánh. Giáo viên hỏi: Ta thường dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm nào để nói về công cha? (to, to lớn, lớn lao,). Ta thường dùng những từ ngữ chỉ đặc điểm nào để nói về nghĩa mẹ? (bao la, rộng lớn, vô tận,...). Hãy cho biết những sự vật nào có đặc điểm cao lớn? (núi Thái sơn, trời,). Hãy cho biết những sự vật nào có đặc điểm bao la, rộng lớn, vô tận? (biển, nước trong nguồn,...) - Bước 4: Học sinh lựa chọn các sự vật có dấu hiệu chung, phù hợp để điền hoàn chỉnh hình ảnh so sánh. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như trời, như biển. Hoặc: Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái sơn, như nước trong nguồn chảy ra. * Với dạng bài đặt câu văn có hình ảnh so sánh: + Ví dụ: Đặt câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. Học sinh có thể làm: Hai mắt của bé tròn như hai hòn bi ve. * Điểm mới và tính sáng tạo của sáng kiến là: Góp phần đổi mới PPDH phân môn LTVC, dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo, đồng thời rèn cho HS kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh một cách chính xác. 5./ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng: Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến, việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy các kiểu bài về biện pháp tu từ so sánh ở lớp chủ nhiệm đạt được kết quả khả quan: Các em đã hứng thú, say mê học môn Tiếng Việt. Trong giờ học, các em tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức làm cho giờ học sinh động hơn. HS nhận biết được các dạng bài tập về biện pháp tu từ so sánh. Có kỹ năng thành thạo trong việc chỉ ra các sự vật hay hoạt động, đặc điểm của sự vật được so sánh với nhau. Kết quả thu được qua bài khảo sát cuối năm như sau: Kết qủa xếp loại TSHS 1-4 % 5-6 % 7-8 % 9-10 % 35 4 11,42 12 34,29 19 54,29 Sáng kiến đã, đang áp dụng tại đơn vị có hiệu quả, có thể triển khai nhân rộng ra các đơn vị khác trong toàn huyện cùng thực hiện, để việc dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 đạt hiệu quả cao. Đây là cơ sở làm nền tảng cho các em học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp cuối bậc Tiểu học. 6./ Kết luận: Sáng kiến là cơ sở để GV nghiên cứu và thực hiện trong giảng dạy phân môn LTVC. Giúp GV từng lúc san bằng trình độ HS trong lớp học; giúp HS tự tin hơn trong học tập, trong giao tiếp để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Người báo cáo. Nguyễn Phước Kiệt.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>