Tải bản đầy đủ (.docx) (264 trang)

Luân văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: Nghiên Cứu Mức Độ Hài Lòng Của Sinh Viên Và Doanh Nghiệp Về Chất Lượng Đào Tạo Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.Hcm Theo Xu Hướng Hội Nhập Khu Vực Asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 264 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- - -  - - -

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG - 2015

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
SINH VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP VỀ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP TP.HCM THEO XU HƯỚNG
HỘI NHẬP KHU VỰC ASEAN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TP. Hồ Chí Minh, tháng

– năm 20


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU..................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài......................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 3
1.3 Những đóng góp mới của đề tài........................................................................ 3
1.4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4
1.6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................... 5
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................... 6


1.8 Kết cấu của luận văn......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG VÀ
LÝ THUYẾT CHO NGHIÊN CỨU............................................................................ 8
2.1 Cơ sở lý luận..................................................................................................... 8
2.1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng và chất lượng trong giáo dục đại học..............8
2.1.1.1 Các quan điểm về chất lượng............................................................... 8
2.1.1.2 Chất lượng trong giáo dục đại học....................................................... 9
2.1.1.3 Những cách tiếp cận đối với vấn đề chất lượng.................................12
2.1.1.4 Khái niệm chất lượng đào tạo của trường đại học............................. 15
2.1.2 Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng.............16
2.1.2.1 Chất lượng dịch vụ............................................................................. 16
2.1.2.2 Sự hài lòng của khách hàng............................................................... 17
2.1.2.3 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng.........................18
2.1.2.4 Mối quan hệ giữa chất lượng đào tạo và sự hài lòng.........................19
2.2 Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM................................................................................................................ 21
2.2.1 Đánh giá chất lượng đào tạo của trường................................................... 21
2.2.2 Đánh giá của cán bộ, giáo viên................................................................. 22
2.2.3 Đánh giá của học sinh, sinh viên............................................................... 23
2.2.4 Đánh giá của người sử dụng lao động....................................................... 23
i


2.3 Các chủ trương chính sách của Bộ Giáo dục - Đào tạo về chất lượng đào tạo
24 2.4 Xu hướng hội nhập ASEAN....................................................................... 26
2.4.1 Các định nghĩa về hội nhập ASEAN......................................................... 26
2.4.2 Lợi ích của Việt Nam khi hội nhập ASEAN............................................. 27
2.5 Bộ tiêu chuẩn AUN (Asean Universiity Network) trong công tác đào tạo giáo
dục ........................................................................................................................ 29
2.5.1 Giới thiệu chung về AUN – QA................................................................ 29

2.5.2 Lợi ích của việc áp dụng AUN-QA trong công tác đào tạo giáo dục........30
2.5.3 AUN trở thành đích đến của các trường đại học....................................... 32
2.5.4 Các mơ hình đảm bảo chất lượng của AUN-QA....................................... 33
2.6 Mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ và ứng dụng của thang đo trong giáo dục
đại học................................................................................................................... 34
2.6.1 Mơ hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL................................. 34
2.6.2 Mơ hình SERVPERF................................................................................ 37
2.6.3 Mơ hình HEdPERF................................................................................... 38
2.6.4 Mơ hình chất lượng dịch vụ của Gi-Du Kang & Jeffrey James.................40
2.6.5 Mơ hình 3P trong giảng dạy và học tập (Biggs - 1999)............................. 43
2.6.6 Mơ hình AUN - QA đối với cấp chương trình.......................................... 44
2.6.7 Mơ hình sự hài lịng của sinh viên của G.V. Diamantis và V.K.Benos dẫn
theo Siskos et al. (2005)..................................................................................... 47
2.7 Chất lượng đào tạo và mơ hình nghiên cứu chất lượng đào tạo tại trường đại học
................................................................................................................................
48
2.7.1 Chất lượng đào tạo tại trường đại học....................................................... 48
2.7.2 Khái niệm về Sự hài lòng của sinh viên.................................................... 49
2.7.3 Những nghiên cứu trước đây về chất lượng đào tạo và sự thoả mãn của
sinh viên và doanh nghiệp.................................................................................. 49
2.7.4 Mô hình nghiên cứu chất lượng đào tạo.................................................... 55
2.7.4.1 Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên................................56
2.7.4.2 Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp......................... 62
CHƯƠNG 3: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................66
3.1 Giới thiệu trường Đại học Cơng nghiệp Tp. Hồ Chí Minh..............................66
3.2 Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 71
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 71
ii



3.2.2 Quy trình nghiên cứu................................................................................ 72
3.3 Nghiên cứu định tính....................................................................................... 73
3.3.1 Mục đích................................................................................................... 73
3.3.2 Cách thực hiện.......................................................................................... 74
3.3.3 Thiết kế thang đo...................................................................................... 76
3.4 Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo cho đề tài.....................77
3.5 Thiết kế bảng câu hỏi...................................................................................... 82
3.5.1 Bảng câu hỏi khảo sát............................................................................... 82
3.5.2 Nghiên cứu thử......................................................................................... 88
3.6 Nghiên cứu định lượng.................................................................................... 88
3.6.1 Phương thức lấy mẫu................................................................................ 88
3.6.2 Cỡ mẫu...................................................................................................... 88
3.6.3 Xử lý và phân tích dữ liệu......................................................................... 89
3.6.3.1 Phân tích mơ tả.................................................................................. 89
3.6.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo........................................................ 89
3.6.3.3 Phân tích hồi quy đa biến.................................................................. 91
3.6.3.4 Phân tích ảnh hưởng của biến kiểm soát (One – Way ANOVA).........93
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................... 95
4.1 Mô tả mẫu....................................................................................................... 95
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu và tỷ lệ hồi đáp.......................................... 95
4.1.2 Mô tả cấu trúc mẫu................................................................................... 95
4.2 Kiểm định đánh giá thang đo........................................................................... 97
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập và biến phụ thuộc...................97
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................................................... 100
4.2.2.1 Phân tích nhân tố cho các biến độc lập........................................... 100
4.2.2.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc.............................................. 106
4.2.3 Kiểm định đánh giá thang đo sự hài lịng doanh nghiệp.........................107
4.2.3.1 Phân tích các nhân tố cho yếu tố phụ thuộc..................................... 111
4.3 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.......................................... 112
4.3.1 Phân tích tương quan Pearson................................................................. 112

4.3.2 Phân tích hồi quy đa biến........................................................................ 115
4.3.3 Kiểm định các giả thuyết........................................................................ 120
iii


4.3.4 Sự hài lòng của doanh nghiệp................................................................. 123
4.4 Đánh giá về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo trường Đại
học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh......................................................... 128
4.4.1 Yếu tố tuyển sinh.................................................................................... 128
4.4.2 Yếu tố chương trình đào tạo.................................................................... 129
4.4.3 Yếu tố đội ngũ giảng viên....................................................................... 131
4.4.4 Yếu tố Cơ sở vật chất hữu hình............................................................... 132
4.4.5 Yếu tố đánh giá thi cử............................................................................. 134
4.4.6 Yếu tố hình ảnh của trường..................................................................... 136
4.4.7 Yếu tố hỗ trợ hành chính......................................................................... 138
4.4.8 Yếu tố kết quả đạt được.......................................................................... 139
4.4.9 Yếu tố sự hài lịng của sinh viên............................................................. 141
4.4.10 Tóm tắt kết quả..................................................................................... 142
4.5 Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo trường Đại học
công nghiệp TP.HCM.......................................................................................... 144
4.5.1 Yếu tố “Kỹ năng nghề nghiệp”............................................................... 144
4.5.2 Yếu tố “Hoạt động nghiên cứu khoa học”............................................... 144
4.5.3 Yếu tố “kiến thức nghề nghiệp”.............................................................. 145
4.5.4 Yếu tố “Hợp tác quốc tế”........................................................................ 146
4.5.5 Yếu tố “Chương trình đào tạo”............................................................... 147
4.5.6 Yếu tố “Thái độ nghề nghiệp”................................................................ 147
4.5.7 Yếu tố “Sự hài lịng chung của doanh nghiệp”.......................................148
4.6 Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân sinh viên (Phân tích phương sai
ANOVA)............................................................................................................. 149
4.6.1 Kiểm định giả thuyết H10: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo ngành

học 149
4.6.2 Kiểm định giả thuyết H11: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo năm
học 151
4.6.3 Kiểm định giả thuyết H12: Có sự khác biệt về mức độ hài lịng theo học lực
...........................................................................................................................
153
4.6.4 Kiểm định giả thuyết H13: Có sự khác biệt về mức độ hài lịng theo giới
tính 155
4.7 Thống kê mô tả ý kiến câu hỏi mở................................................................ 156
iv


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP........................................................ 159
5.1 Kết luận......................................................................................................... 159
5.2 Một số giải pháp và đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học
Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh................................................................ 162
5.2.1 Một số giải pháp..................................................................................... 162
5.2.2 Một số đề xuất......................................................................................... 182
5.3 Những hạn chế của đề tài.............................................................................. 191
5.4 Hướng nghiên cứu của đề tài trong tương lai................................................ 192
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 193
PHỤ LỤC............................................................................................................... 197

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Spreng và
Mackoy, 1996).......................................................................................................... 19
Hình 2.2: Tiến trình hoạt động của AUN-QA........................................................... 33

Hình 2.3: Mơ hình đảm bảo chất lượng của AUN –QA............................................ 34
Hình 2.4: Mơ hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman et al (1988). 35
Hình 2.5: Mơ hình chất lượng dịch vụ SERVPERF.................................................. 38
Hình 2.6: Mơ hình của tác giả Firdaus, phát triển từ mơ hình HEdPERF bằng cách so
sánh với SERVPERF (HEdPERF-SERVPERF)........................................................ 39
Hình 2.7: Mơ hình chất lượng dịch vụ của Gi-Du Kang & Jeffrey James dẫn theo mơ
hình nghiên cứu của Gro”nroos................................................................................ 41
Hình 2.8: Mơ hình 3P của Biggs (1999)................................................................... 43
Hình 2.9: Mơ hình AUN – QA cấp chương trình đã được hiệu chỉnh.......................44
Hình 2.10: Mơ hình sự hài lòng của sinh viên của G.V. Diamantis và V.K.Benos dẫn
theo Siskos et al. (2005)............................................................................................ 48
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu................................................................................ 72
Hình 4.1: Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết...................................................... 122

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mơ hình Chất lượng giáo dục đào tạo đại học khối ngành kinh tế...........52
Sơ đồ 2.2: Khung lý thuyết Nghiên cứu về chất lượng đầu ra hoạt động đào tạo hệ cử
nhân sư phạm tại trường đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.................................53
Sơ đồ 2.3: Mơ hình những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối
với cử nhân khối ngành khoa học xã hội và nhân văn............................................... 54
Sơ đồ 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất, nghiên cứu về chất lượng đào tạo đại học tại
trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh............................................. 61
Sơ đồ 2.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất, nghiên cứu sự hài lòng của doanh nghiệp về
chất lượng đào tạo đại học tại trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
....................................................................................................................................

62


Sơ đồ 4.1: Kết quả kiểm định mơ hình.................................................................... 126

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các bước thực hiện trong quá trình nghiên cứu........................................ 72
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo các yếu tố cấu thành
chất lượng đào tạo của trường đại học...................................................................... 77
Bảng 3.3: Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo các yếu tố cấu thành
chất lượng đào tạo của trường đại học...................................................................... 80
Bảng 3.4: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo............................................................ 83
Bảng 3.5: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo............................................................ 87
Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................................. 96
Bảng 4.2: Phân tích Cronbach's Alpha cho các biến độc lập và biến phụ thuộc........97
Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập........................................... 101
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc............................................. 106
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha.....................................107
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố EFA và Cronbach alpha cho biến độc lập......110
Bảng 4.7: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc............................................. 111
Bảng 4.8: Kiểm định tương quan Pearson 1............................................................ 112
Bảng 4.9: Kiểm định tương quan Pearson 2............................................................ 113
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter........................116
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter sau khi loại biến 1
..................................................................................................................................

116


Bảng 4.12: Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập theo tỷ lệ phần trăm.....119
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết................................................. 121
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter sau khi loại biến 2
..................................................................................................................................

123

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định các giả thuyết.......................................................... 125
viii


Bảng 4.16: Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập theo tỷ lệ phần trăm.....127
Bảng 4.17: Khoảng giá trị của thang đo và ý nghĩa................................................ 128
Bảng 4.18: Đánh giá về hoạt động tuyển sinh......................................................... 129
Bảng 4.19: Đánh giá về chương trình đào tạo......................................................... 130
Bảng 4.20: Đánh giá về đội ngũ giảng viên............................................................ 131
Bảng 4.21: Đánh giá về cơ sở vật chất hữu hình..................................................... 133
Bảng 4.22: Đánh giá về đánh giá thi cử.................................................................. 135
Bảng 4.23: Đánh giá về hình ảnh của trường.......................................................... 137
Bảng 4.24: Đánh giá về hỗ trợ hành chính.............................................................. 138
Bảng 4.25: Đánh giá về kết quả đạt được................................................................ 140
Bảng 4.26: Đánh giá chung về sự hài lòng của sinh viên........................................ 141
Bảng 4.27: Sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo...........................142
Bảng 4.28: Giá trị trung bình của nhân tố Kỹ năng nghề nghiệp............................144
Bảng 4.29: Giá trị trung bình của nhân tố Hoạt động nghiên cứu khoa học............144
Bảng 4.30: Giá trị trung bình của nhân tố Hoạt động kiến thức nghề nghiệp..........145
Bảng 4.31: Giá trị trung bình của nhân tố Hoạt động hợp tác quốc tế.....................146
Bảng 4.32: Giá trị trung bình của nhân tố Hoạt động chương trình đào tạo............147
Bảng 4.33: Giá trị trung bình của nhân tố Hoạt động thái độ nghề nghiệp.............147
Bảng 4.34: Giá trị trung bình của nhân tố Sự hài lịng chung của doanh nghiệp.....148

Bảng 4.35: Mối liên hệ giữa ngành học và sự hài lòng của sinh viên.....................149
Bảng 4.36: Mối liên hệ giữa năm học và sự hài lòng của sinh viên........................152
Bảng 4.37: Mối liên hệ giữa học lực và sự hài lòng của sinh viên..........................153
Bảng 4.38: Thống kê sự hài lịng theo nhóm giới tính............................................ 155
Bảng 4.39: Independent Samples Test cho giới tính............................................... 155
Bảng 4.40: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H10, H11, H12, H13...............156

ix


Bảng 4.41: Thống kê ý kiến sinh viên về những việc cần thực hiện nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo của Nhà trường......................................................................... 157

x


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thế giới. Mọi người bàn
luận về chất lượng trong mọi lĩnh vực của xã hội: trong các ngành công nghiệp, quản
trị kinh doanh, dịch vụ...và trong lĩnh vực giáo dục. Chất lượng luôn là vấn đề quan
trọng trong giáo dục đào tạo nói chung và trong các trường đại học nói riêng. Việc
nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại
học nào, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị đào tạo.
Bên cạnh đó, xu thế tồn cầu hóa đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu và xu thế tồn cầu hóa giáo dục đại học cũng khơng nằm ngồi qui luật
đó. Tồn cầu hóa giáo dục đại học là đặc điểm nổi bật của tiến trình phát triển giáo
dục đại học thế kỉ XXI. Tất cả các nền đại học không phân biệt là nền đại học của

nước phát triển đang phát triển đều nằm trong xu thế quốc tế hóa và tồn cầu hóa. Sở
dĩ có hiện tượng như vậy là do giáo dục đang trở thành một ngành dịch vụ, dịch vụ
giáo dục ngày càng lành mạnh và gia tăng theo chiều hướng thu hút của các nước
giàu đối với các nước nghèo, của các nước phát triển đối với các nước đang phát
triển. Trước bối cảnh trên cần xây dựng một nền dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam
bản lĩnh, truyền thống chủ động hội nhập với khu vực và thế giới.
Khi giáo dục đại học là một loại hình dịch vụ điều này đồng nghĩa các cơ sở
giáo dục đại học là đơn vị cung cấp dịch vụ. Đối tượng khách hàng chủ yếu của các
cơ sở giáo dục đại học là người học, cụ thể ở đây chính là sinh viên. Có thể nói sinh
viên đóng nhiều vai trị trong dịch vụ đào tạo đại học, đây là khách hàng quan trọng
vì tham gia trực tiếp vào tồn bộ q trình dịch vụ và cũng là sản phẩm của giáo dục
đào tạo.
Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học nước ta không ngừng
phát triển cả về qui mô và chất lượng. Trong hệ thống đại học cơng lập có: Đại học
quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm, đại học đa ngành, chuyên ngành,
đại học mở, đại học cộng đồng. Trong mạng lưới đại học ngồi cơng lập có đại học
bán cơng và dân lập. Nhiều trường đại học đang được hiện đại hóa từ cơ sở vật chất
kĩ thuật đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nội dung chương trình đào tạo, v.v. Tuy nhiên,
nhìn nhận một cách khách quan, giáo dục đại học nước ta đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và việc nâng cao chất
lượng đào tạo.

Chủ nhiệm đề tài: Hà Trọng Quang

1


Thách thức gay gắt nhất đối với giáo dục hiện nay là giữa yêu cầu phát triển
quy mô và các điều kiện đảm bảo chất lượng. Thực tế cho thấy, do điều kiện kinh tế
cịn khó khăn, ngân sách hàng năm đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại

học nói riêng cịn thấp; khơng đủ trang trải cho những yêu cầu tối cần thiết về các
điều kiện đảm bảo như: trường sở, thư viện, phịng thí nghiệm, nhà xưởng thực
hành... Bên cạnh đó, yêu cầu nhanh chóng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập giáo
dục nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như việc đổi mới
chương trình nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đang địi hỏi có những
nỗ lực và quyết tâm cao.
Trong quản lý chất lượng hiện đại, triết lý hướng đến khách hàng đang đóng
vai trị chủ đạo. Một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của
các đơn vị kinh doanh nói chung và các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là
sự hài lịng của khách hàng về chất lượng dịch vụ - sản phẩm mà đơn vị cung ứng.
Chất lượng phải được đánh giá bởi chính những khách hàng đang sử dụng chứ không
phải bởi các đơn vị. Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lượng dịch
vụ qua ý kiến của khách hàng, trong đó khách hàng trọng tâm - người học (sinh viên)
đang trở lên hết sức cần thiết. Qua đó, các đơn vị đào tạo nói chung và các trường
đại học nói riêng có các nhìn nhận khách quan về những gì mình đã cung cấp, những
gì mình kỳ vọng thay vì chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trình độ đầu vào đầu ra và kết quả học tập của sinh viên và các yếu tố khác trong quá trình đào tạo.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, để hòa với xu thế chung của khu vực
và thế giới, Việt Nam đang đi trên con đường hội nhập dần về nhiều mặt, trong đó
kinh tế được xem là mũi nhọn, là yếu tố then chốt trong phát triển đất nước đi kèm
theo đó là giáo dục phải song song với sự hội nhập này. Thực tế cho thấy, hiện nay số
lượng sinh viên học sinh thất nghiệp, làm trái nghề liên tục leo thang, báo hiệu cho
một thời kỳ mới, rằng ta phải thay đổi cách nhìn nhận hồi cổ về giáo dục, vốn dĩ đã
tồn tại lâu nay. Giáo dục hiện nay khơng cịn mang tính lý thuyết, sách vở nhiều như
ngày trước, hiện nay giáo dục nhắm đến việc thõa mãn những đối tượng sử dụng lao
động, có kỹ năng, làm việc hiệu quả là một trong những tiêu chí được quan tâm.
Trong năm 2015 Việt Nam đã chính thức tham gia Đàm phán Hiệp định Đối tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, và sắp tới
đây AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) sẽ có hiệu lực kéo theo đó là lực lượng lao
động cùng nguồn đầu tư lớn sẽ đổ vào nước ra, vì thế đây có thể xem là hồi chuông
cho đào tạo đại học, giờ đây phải thay đổi, Hy vọng nghiên cứu sẽ đóng góp một

phần trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo của trường trường
Đại học Cơng Nghiệp TP.HCM và xa hơn là cơ sở tham khảo, tài liệu cho các nghiên
cứu sau.


Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục nói
chung và chất lượng đào tạo nói riêng, Tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mức độ
hài lòng của sinh viên và doanh nghiệp về chất lượng đào tạo của Trường Đại
học Công nghiệp TP.HCM theo xu hướng hội nhập khu vực ASEAN”.
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trong giai đoạn xã hội hóa giáo dục, mở cửa và hội nhập, đào tạo đại học
được gọi như là một dịch vụ và các đơn vị đào tạo là nhà cung cấp dịch vụ. Trong
dịch vụ này, nổi bật vai trò của sinh viên như là một khách hàng sử dụng dịch vụ.
Nghiên cứu của đề tài sẽ đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về dịch vụ của Nhà
trường. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho nhà trường, cán bộ quản lý và cán bộ giảng
dạy nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo tại trường Đại học Cơng nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh theo xu hướng hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo trong
giáo dục đại học.
 Hệ thống lý thuyết thang đo theo mơ hình HEdPERF và mơ hình sự hài
lịng của sinh viên của G.V.Diamantis và V.K.Benos dẫn theo Siskos et al.
(2005).
 Đo lường chất lượng đào tạo thông qua sử dụng thang đo mơ hình
HEdPERF và mơ hình sự hài lịng của sinh viên của G.V.Diamantis và
V.K.Benos dẫn theo Siskos et al. (2005).
 Đo lường sự tác động của các yếu tố chất lượng đào tạo đến sự hài lòng
của sinh viên đại học tại Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
 Đo lường sự phân bố khác biệt của các yếu tố chất lượng đào tạo tại Đại

học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và đo lường sự hài lòng của
sinh viên theo các yếu tố nhân khẩu học.
 Qua nghiên cứu giúp phát hiện những ưu điểm cũng như hạn chế nhằm đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Những đóng góp mới của đề tài
 Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và lý luận của chất lượng và chất lượng giáo
dục đào tạo.


 Đo lường và đánh giá sự hài lòng của sinh viên và doanh nghiệp về chất
lượng đào tạo theo xu hướng hội nhập ASEAN. Đo lường sự tác động của
các yếu tố chất lượng đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên.
 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thơng qua sự hài lịng của
sinh viên và doanh nghiệp tại Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
1.4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Căn cứ vào giới hạn về không gian và thời gian: nghiên cứu này tập trung
nghiên cứu tại Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các sinh
viên hệ đại học.
Giới hạn về khách thể trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào
sinh viên hệ đại học chính qui năm thứ 2, thứ 3 và năm thứ 4 đang học tập tại
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát: nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước
chính: nghiên cứu sơ bộ/nghiên cứu thử và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thơng qua phương pháp định tính. Kỹ thuật thảo
luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này và nó được dùng để khám phá bổ
sung mơ hình nghiên cứu...
Nghiên cứu chính thức thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định

lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn sinh viên
(phiếu điều tra). Mục đích nghiên cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát, vừa
để xác định thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểm định mơ
hình nghiên cứu lý thuyết.
Việc kiểm định thang đo cùng với cả lý thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích tương quan, hồi quy.v.v. dựa
trên kết quả xử lý số liệu thống kê qua phần mềm SPSS version 21.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, tài liệu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có
kinh nghiệm trong giáo dục đại học nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng.


Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và sử lý số liệu trong q trình
nghiên cứu thơng qua cơng cụ phân tích là phần mềm Microsoft Office Excel 2013
và SPSS version 21.
1.6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Chất lượng đào tạo là gì? Cơ chế quản lý chất lượng đào tạo được biểu hiện
thông qua những nội dung nào?
Các thành phần nào phản ánh chất lượng đào tạo đại học và đo lường chất
lượng đào tạo đại học?
Thực trạng về chất lượng đào tạo và ảnh hưởng của nó đến việc nâng cao chất
lượng đào tạo tại trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo xu
hướng hội nhập khu vực ASEAN?
Những giải pháp nào về quản lý chất lượng đào tạo cần thực hiện nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo đại học Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh?
Yếu tố nào trong q trình đào tạo khiến sinh viên và doanh nghiệp hài lòng
hơn các yếu tố khác?

Giả thuyết nghiên cứu
Nhóm giả thuyết về quan hệ giữa các thành phần chất lượng của hoạt động
đào tạo đối với sự hài lòng:
H1: Tuyển sinh quan hệ dương với sự hài lịng
H2: Chương trình đào tạo quan hệ dương với sự hài lòng
H3: Đội ngũ giảng viên quan hệ dương với sự hài lòng
H4: Cơ sở vật chất hữu hình quan hệ dương với sự hài lịng
H5: Đánh giá quan hệ dương với sự hài lịng
H6: Hình ảnh của trường quan hệ dương với sự hài lòng.
H7: Hỗ trợ hành chính quan hệ dương với sự hài lòng
H8: Dịch vụ phục vụ quan hệ dương với sự hài lòng
H9: Kết quả đạt được quan hệ dương với sự hài lịng
Nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng đào tạo và sự hài
lòng theo các biến nhân khẩu học và đặc trưng cá nhân của sinh viên như: năm học,


ngành học, hệ đào tạo, giới tính, địa điểm thường trú, kết quả học tập, nghề nghiệp
hiện tại.
H10: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo năm học
H11: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo ngành học
H12: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo kết quả học
tập H13: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo giới tính
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá chất lượng đào tạo của sinh viên đại học trường
Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua sự hài lòng của sinh viên
và doanh nghiệp.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học thuộc hệ chính qui Đại học Cơng
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Những sinh viên đang học tại Trường, những sinh
viên đã tốt nghiệp, nhóm cán bộ, giáo viên giảng dạy tại Trường, những đơn vị sử
dụng lao động được đào tạo tại trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí

Minh.
Nghiên cứu lựa chọn trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
và là nơi nghiên cứu chính thức cho đề tài, đây là nơi có số lượng sinh viên theo học
cao nhất. Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Trường trú đóng ở
Thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập trung tinh hoa của nền giáo dục kỹ thuật và kinh tế,
trường còn là đơn vị đào tạo nhân lực phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội
của các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam Bộ và của cả nước. Bên cạnh đó, Trường Đại
học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về an
ninh, quốc phịng, về chính trị-xã hội, về kinh tế và môi trường đối với sự phát triển
bền vững của đất nước trong xu hướng hội nhập khu vực ASEAN, quốc tế hóa tồn
cầu hóa hiện nay.
1.8 Kết cấu của luận văn
Luận văn kết cấu gồm các phần:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, xây dựng mơ hình đo lường và lý thuyết cho nghiên
cứu

Chương 3: Bối cảnh và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích thơng tin về kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết quả của nghiên cứu và giải pháp


Kết luận và Giải pháp
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐO
LƯỜNG VÀ LÝ THUYẾT CHO NGHIÊN CỨU


2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng và chất lượng trong giáo dục đại học
2.1.1.1 Các quan điểm về chất lượng
Khái niệm chất lượng đã xuất hiện từ rất lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến
và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Bất cứ ở đâu
hay trong tài liệu nào, chúng ta đều thấy xuất hiện thật ngữ chất lượng. Tuy nhiên,
hiểu thế nào là chất lượng lại là vấn đề không đơn giản. Chất lượng là một phạm trù
rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kĩ thuật và xã hội. Do
tính phức tạp đó nên hiện này có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng. Mỗi
khái niệm đều có cơ sở khoa học nhằm giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong
thực tế. Dưới đây là một số cách hiểu về khái niệm “chất lượng”.
Theo Juran (1988) “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”.
Theo Feigenbaum (1991) “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên
kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên những
yêu cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc khơng được nêu
ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hồn tồn chủ quan hoặc mang tính
chun mơn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”.
Theo Russell (1999) “Chất lượng thể hiện sự vượt trội của hàng hóa và dịch
vụ, đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và làm hài
lòng khách hàng”.
Theo Ishikawa (Nhật Bản) “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường”.
Theo Lehtinen (1982) “chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía
cạnh đó là q trình cung cấp dịch vụ và kết quả của dịch vụ”.
Theo Snipes, R.L. & N. Thomson (1999) “Chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp
ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ”.
Theo nhóm tác giả Bùi Nguyên Hùng và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2010) “chất
lượng là một hàm của nhận thức khách hàng. Nói một cách khác, chất lượng dịch vụ
được xác định dựa vào nhận thức, hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu
cầu cá nhân của họ”.



Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) – ISO 9000:2000 “Chất lượng là
mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”.
Tuy nhiên, có lẽ Parasuraman cùng các tác giả khác (1988) là những người
tiên phong trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ trong ngành tiếp thị toàn diện và chi
tiết. Parasuraman cùng các tác giả khác cho rằng chất lượng dịch vụ là sự đánh giá
toàn diện về thái độ hướng tới sự xuất sắc của dịch vụ.
2.1.1.2 Chất lượng trong giáo dục đại học
Khái niệm “chất lượng giáo dục đại học” hay “chất lượng trong giáo dục đại
học” có nhiều cách hiểu khác nhau, nguyên nhân là do cách tiếp cận vấn đề của các
nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, theo định nghĩa của Green và Harvey (1993) được đánh
giá có tính khái quát và hệ thống. Green & Harvey đã đề cập đến năm khía cạnh của
chất lượng giáo dục đại học: chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc); là sự hồn
hảo (kết quả hồn thiện, khơng sai sót); là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu
của khách hàng); là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đánh giá để đầu tư); là
sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác). Trong số các
định nghĩa trên, định nghĩa: “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” đang được sử
dụng bởi nhiều cơ quan đảm bảo chất lượng trên thế giới như: Hoa Kỳ, Anh Quốc và
các nước Đông Nam Á, v.v.
Theo cách tiếp cận về chất lượng trong giáo dục đại học, Glen A.J đã đưa ra
khái nhiệm về chất lượng giáo dục.
a. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào”
Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một trường đại
học phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này
được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: nguồn lực bằng chất lượng.
Theo quan điểm này, một trường đại học tuyển được sinh viên giỏi, có đội
ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phịng thí
nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xTác giả là sẽ có chất lượng cao.
Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa
dạng và liên tục trong một thời gian dài (3 đến 6 năm) trong trường đại học. thực tế

theo cách đánh giá này, quá trình đào tạo được xTác giả là một “Hộp đen”, chỉ dựa
vào sự đánh giá “đầu vào” và phỏng đoán chất lượng “đầu ra”. Sẽ khóa giải thích
trường hợp một trường đại học có nguồn lực “đầu vào” dồi dào nhưng chỉ có những
hoạt động đào tạo hạn chế; hoặc ngược lại, một trường có những nguồn lực khiêm
tốn, nhưng đã cung cấp cho sinh viên một chương trình đào tạo hiệu quả.


b. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra”
Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục đại học cho rằng “đầu ra” của
giáo dục đại học có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào
tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục đại học được thể hiện bằng mức độ
hồn thành cơng việc của sinh viên tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động
đào tạo của trường đó.
Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận chất lượng giáo dục đại học
này: Thứ nhất, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xTác giả xét đúng
mức. Trong thực tế mối liên hệ này có thực cho dù đó khơng phải là quan hệ nhân
quả. Một trường có thể tiếp nhận những sinh viên xuất sắc, khơng có nghĩa là sinh
viên của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc. Thứ hai, cách đánh giá “đầu ra” của các
trường rất khác nhau.
c. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”
Quan điểm này cho rằng một trường đại học có tác động tích cực tới sinh viên
khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển trí tuệ và cá nhân của sinh viên.
“Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”,
kết quả thu được mà trường đại học đã đTác giả lại cho sinh viên được đánh giá là
chất lượng giáo dục đại học. Nếu quan điểm về chất lượng giáo dục đại học như vậy
thì khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và
“đầu ra” để tìm ra hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó.
Nếu theo quan điểm này về chất lượng giáo dục đại học, một loạt vấn đề phương
pháp luận nan giải sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh
giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của chúng và đánh giá

chất lượng của trường đó. Hơn nữa các trường trong hệ thống giáo dục đại học lại rất
đa dạng, không thể dùng một bộ công cụ đo duy nhất cho tất cả các trường đại học.
Vả lại, cho dù có thể thiết kế được bộ cơng cụ như vậy, giá trị gia tăng được xác định
sẽ không cung cấp thơng tin gì cho chúng ta về sự cải tiến quá trình đào tạo trong
từng trường đại học.
d. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”
Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường đại học phương Tây, chủ yếu
dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ cán bộ
giảng dạy trong từng trường trong q trình thẩm định cơng nhận chất lượng đào tạo
đại học. Điều này có nghĩa là trường đại học nào có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đơng, có
uy tín khoa học cao thì được xTác giả là trường có chất lượng cao.


Điểm yếu của cách tiếp cận này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật có thể
được đánh giá một cách khách quan, thì cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh
tranh của các trường đại học để nhận tài trợ cho các cơng trình nghiên cứu trong mơi
trường bị chính trị hóa. Hơn nữa, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của
đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng
sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng.
e. Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng”
Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường đại học phải tạo ra được “Văn
hóa tổ chức riêng” hỗ trợ cho quá trình cải tiến liên tục chất lượng. Vì vậy, một
trường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “Văn hóa tổ chức riêng” với
nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm
này bao hàm cả các giả thiết về bản chất của chất lượng và bản chất của tổ chức.
Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực cơng nghiệp và thương mại nên khó có thể áp
dụng trong lĩnh vực giáo dục đại học.
g. Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán”
Quan điểm này về chất lượng giáo dục đại học xTác giả trọng quá trình bên
trong trường đại học và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Nếu kiểm

tốn tài chính xTác giả xét các tổ chức có duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lí
khơng, thì kiểm tốn chất lượng quan tâm x Tác giả các trường đại học có thu thập
đủ thơng tin phù hợp và những người ra quyết định có đủ thơng tin cần thiết hay
khơng, quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lí và hiệu quả khơng.
Quan điểm này cho rằng nếu một cá nhân có đủ thơng tin cần thiết thì có thể có được
các quyết định chính xác, và chất lượng giáo dục đại học được đánh giá qua q
trình thực hiện, cịn “đầu vào” và “đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ.
Điểm yếu của các đánh giá này là sẽ khó lí giải những trường hợp khi một cơ
sở đại học có đầy đủ phương tiện thu thập thơng tin, song vẫn có thể có những quyết
định chưa phải là tối ưu.
h. Định nghĩa của Tổ chức Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học quốc tế
Theo cách tiếp cận của Tổ chức Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học quốc
tế (INQAHE – International Network of Quality Assurance in Higher Education) đã
đưa ra 2 định nghĩa về chất lượng giáo dục đại học là: (i) Tuân theo các chuẩn qui
định;
(ii) Đạt được các mục tiêu đề ra.
Theo định nghĩa thứ nhất, cần có Bộ tiêu chí chuẩn cho giáo dục đại học về
tất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường đại học sẽ dựa vào Bộ


tiêu chí chuẩn đó. Theo định nghĩa thứ hai, khi khơng có bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm
định


chất lượng giáo dục đại học sẽ được dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá.
Những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và những điều kiện đặc thù của trường đó.
Như vậy để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng Bộ tiêu chí
có sẵn, hoặc dùng các chuẩn đã quy định, hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục
tiêu đã định sẵn từ đầu của trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá, các trường đại học

sẽ được xếp loại theo 3 cấp độ (1) chất lượng tốt; (2) chất lượng đạt yêu cầu; (3) chất
lượng không đạt yêu cầu. Cần chú ý là các tiêu chí hay các chuẩn phải được lựa chọn
phù hợp với mục tiêu kiểm định.
Chất lượng là một khái niệm động nhiều chiều và nhiều học giả cho rằng
không cần thiết phải tìm cho nó một định nghĩa chính xác. Tuy vậy, việc xác định
một số cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này là điều nên làm và có thể làm
được.
Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra các đặc điểm sau đây về chất lượng:
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý do nào
đó mà khơng được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù
trình độ cơng nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận
then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh
doanh của mình.
Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến
động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện
sử dụng.
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc
tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu
này không chỉ từ phía khách hàng mà cịn từ các bên có liên quan, ví dụ như các u
cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.
Nhu cầu có thể được cơng bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn
nhưng cũng có những nhu cầu khơng thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể
cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phải thể hiện được chúng trong q trình sử dụng.
Chất lượng khơng phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn
hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
2.1.1.3 Những cách tiếp cận đối với vấn đề chất lượng
a. Chất lượng được hiểu theo quan niệm truyền thống


Một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra và hoàn thiện bằng các

vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Sản phẩm đó nổi tiếng và tơn vinh thêm cho người sở
hữu nó. Với khái niệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng để đánh giá chất
lượng giảng dạy đại học nói riêng và tồn bộ hệ thống giáo dục đào tạo nói chung.
Chất lượng với nghĩa này có thể tương đồng với chất lượng đào tạo của các trường
đại học danh tiếng thế giới như Harvard, Oxford, Cambridge. Nếu mỗi trường đại
học được đánh giá bằng các tiêu chuẩn như đã sử dụng cho các trường trên thì đa số
các trường đại học cịn lại đều là những trường chất lượng kém.
b. Chất lượng là sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật)
Cách tiếp cận này xuất phát từ thực tế kiểm soát chất lượng trong các ngành
sản xuất dịch vụ. Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được xTác giả như là công cụ đo
lường hoặc bộ thước đo, một phương tiện trung gian để miêu tả đặc tính cần có của
một sản phẩm hay dịch vụ. Trong giáo dục đại học cách tiếp cận này tạo cơ hội cho
các trường đại học muốn nâng cao chất lượng đào tạo có thể đề ra các tiêu chuẩn
nhất định về các lĩnh vực trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học và phấn
đấu theo các tiêu chuẩn đó. Nhược điểm của cách tiếp cận này là không nêu rõ các
tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở nào. Trong một số trường hợp tiêu chuẩn trong
giáo dục đại học được hiểu là những thành tựu của sinh viên khi tốt nghiệp là chất
lượng trong giáo dục đại học. Tức là được sử dụng để nói đến đầu ra của giáo dục
đại học với ý nghĩa là trình độ, kiến thức, kỹ năng đạt được của sinh viên sau 4 – 5
năm học tập tại trường.
c. Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (người sử dụng lao
động được đào tạo)
Trong hai thập kỉ gần đây, người ta khơng chỉ nói tới việc sản phẩm phải phù
hợp với các thông số kĩ thuật hay tiêu chuẩn cho trước, mà cịn nói tới sự đáp ứng
nhu cầu của người sử dụng sản phẩm đó. Vì vậy, khi thiết kế một sản phẩm hay dịch
vụ yếu tố quyết định là xác định nhu cầu của khách hàng, để sản phẩm có được
những đặc tính mà khách hàng mong muốn và với giá cả mà họ sẽ hài lòng trả.
Với giáo dục đại học, định nghĩa này gây ra một số khó khăn trong việc xác
định khái niệm khách hàng. Ai là khách hàng trong giáo dục đại học? sinh viên
(người sử dụng các dịch vụ thư viện, ký túc xá, phịng thí nghiệm....), chính phủ, các

nhà doanh nghiệp, cán bộ giảng dạy hay phụ huynh. Hơn nữa khi xác định sinh viên
là khách hàng đầu tiên trong giáo dục đại học, lại nảy sinh thêm một khó khăn mới là
liệu sinh viên có khả năng xác định được nhu cầu đích thực, dài hạn của họ hay
khơng? Liệu các nhà quản lí có phân biệt được đâu là nhu cầu cịn đâu là ý thích nhất
thời của họ?


×