Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến thủy sản F42- Chi nhánh Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.26 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là chuyên đề thực tập của em. Những kết quả và số liệu
trong chuyên đề được thực hiện tại Nhà máy chế biến thủy sản F42- Chi nhánh
Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phịng, khơng sao chép từ bất kỳ nguồn
nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về nội dung của
chuyên đề thực tập này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Đoàn Tiến Dũng

SV: Đoàn Tiến Dũng
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 - CHI NHÁNH CƠNG TY CHẾ
BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHỊNG...............................................4
1.1. Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam...........................................................4
1.1.1. Điều kiện phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam..................................4
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam...................................................4
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam..............................................4
1.1.1.3. Đặc điểm ngành thủy sản...............................................................8


1.1.1.4. Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân...........................8
1.1.2. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian qua.................................11
1.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu thủy sản......................................................11
1.1.2.2. Ngành chế biến thủy sản cho xuất khẩu........................................11
1.1.2.3. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam.....................................12
1.1.2.4. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam
18
1.2. Tổng quan về Nhà máy chế biến thủy sản F42.........................................21
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy chế biến thủy sản F42........21
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy chế biến thủy sản F42............25
1.2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Nhà máy chế biến thủy sản F42.........26
1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy thời gian gần đây
27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42...............................................29
2.1. Đặc điểm mặt hàng thủy sản xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu thủy
sản của Nhà máy chế biến thủy sản F42..........................................................29
2.1.1. Đặc điểm mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Nhà máy........................29
2.1.2. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy.......................30
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà
máy chế biến thủy sản F42..............................................................................31
2.2.1. Các nhân tố khách quan.....................................................................31
2.2.1.1. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của
Nhà máy....................................................................................................31
2.2.1.2. Yếu tố kinh tế Việt Nam...............................................................32
2.2.1.3. Các nhân tố chính trị pháp luật.....................................................34
SV: Đồn Tiến Dũng
Lớp: Hải Quan 51



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

2.2.2. Các nhân tố chủ quan.........................................................................34
2.2.2.1. Nhân tố con người của Nhà máy..................................................34
2.2.2.2. Các nhân tố về vật chất kĩ thuật của Nhà máy..............................35
2.2.2.3. Nguồn nguyên liệu đầu vào..........................................................36
2.2.2.4. Công tác Marketing......................................................................37
2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến thủy
sản F42 những năm gần đây............................................................................37
2.3.1. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản..........................................37
2.3.2. Chủng loại thủy sản xuất khẩu...........................................................40
2.3.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản............................................................41
2.3.4. Hình thức xuất khẩu thủy sản.............................................................44
2.3.5. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà
máy F42.......................................................................................................45
2.4. Đánh giá khái quát hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy thời
gian gần đây....................................................................................................46
2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu...................46
2.4.1.1. Thuận lợi......................................................................................46
2.4.1.2. Khó khăn......................................................................................46
2.4.2. Những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế của Nhà máy
.....................................................................................................................47
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42
TRONG THỜI GIAN TỚI...............................................................................49
3.1. Mục tiêu phát triển của Nhà máy chế biến thủy sản F42 trong thời gian tới
49
3.1.1. Triển vọng xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42..............................49
3.1.2. Định hướng xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42.............................49

3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của
Nhà máy chế biến thủy sản F42.......................................................................51
3.2.1. Thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu....................................51
3.2.2. Xác định đúng đắn chính sách sản phẩm............................................52
3.2.3. Hồn thiện chính sách phân phối.......................................................53
3.2.4. Xác lập chính sách giá cả hợp lý........................................................54
3.2.5. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến bán hàng......................55
3.2.6. Chiến lược về nhân sự........................................................................58
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ....................................59
SV: Đồn Tiến Dũng
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

3.3.1. Các biện pháp tài chính, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu............................59
3.3.2. Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
xuất khẩu thủy sản.......................................................................................61
3.3.3. Xây dựng các vùng cung cấp thủy sản cho chế biến xuất khẩu mặt
hàng thủy sản...............................................................................................62
3.3.4. Hỗ trợ tiền cước vận chuyển và giảm các lệ phí khác tại các cảng,
cửa khẩu đối với mặt hàng thủy sản.............................................................63
3.3.5. Hoàn thiện thủ tục xuất khẩu và chính sách thuế...............................63
PHẦN KẾT ḶN............................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................66

SV: Đồn Tiến Dũng
Lớp: Hải Quan 51



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1:
Bảng 2:
Bảng 3:
Bảng 4:
Bảng 5:
Bảng 6:
Bảng 7:
Bảng 8:
Bảng 9:
Bảng 10:
Bảng 11:
Bảng 12:
Bảng 13:
Bảng 14:

Tốc độ tăng GDP của cảc nước và chỉ số tăng trưởng của ngành
thuỷ sản..............................................................................................9
Giá trị xuất khẩu của thuỷ sản so với kim ngạch xuất khẩu cả nước......12
Cơ cấu nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính năm 2012...................13
Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam.................14
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo các thị trường..................15
Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong các năm từ 2010- 2012
..........................................................................................................28
Tình hình nhân sự của Nhà máy.......................................................35
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Nhà máy từ 2010 đến năm 2012.....37

Tình hình tăng/giảm sản lượng xuất khẩu thủy sản của Nhà máy
từ 2010 đến 2012..............................................................................38
Kim ngạch xuất khẩu mực của Nhà máy 3 tháng đầu năm 2013......39
Bảng tổng kết so sánh hàng giá trị gia tăng XK năm 2012/2011......40
Cơ cấu giá trị hàng thủy sản xuất khẩu của Nhà máy từ năm 2010 - 2012
..........................................................................................................40
Thị trường xuất khẩu của Nhà máy...................................................42
Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản(2013-2015)...............50

Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.........................16

SV: Đoàn Tiến Dũng
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài này
Thế kỷ XXI là thế kỷ của q trình CNH và HĐH, khơng một quốc gia nào
phát triển nền kinh tế của mình mà khơng tham gia vào q trình hội nhập quốc
tế và khu vực. Điều đó khơng loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt trong quá trình
CNH và HĐH đất nước hiện nay. Mở cửa giao thương là vấn đề tất yếu và quan
trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam, một đất nước đầy tiềm năng, với nguồn nhân
lực dồi dào, tài nguyên phong phú và đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, đang
tận dụng triệt để lợi thế so sánh của mình. Trong những năm qua, nền kinh tế
nước ta khơng ngừng phát triển nhảy vọt, đóng vai trị quan trọng trong khu vực
Đơng Nam Á. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nước ta càng có nhiều cơ hội để
phát triển, từng bước khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế. Những cơ

hội đó đã đưa các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: thủy sản, dệt may, nơng
sản có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, cả ở các cường quốc có thế mạnh về kinh tế
như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,
Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bởi Việt
Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt địa hình và khí hậu, một tiềm năng dồi
dào để phát triển, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Năm 2011, mặc dù gặp
nhiều rào cản nhưng thủy sản Việt Nam vẫn nằm trong top 10 nước xuất khẩu lớn
nhất trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,117 tỷ USD. Trong năm 2012 - một
năm vẫn còn nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng đều về giá trị.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 6,134 tỷ USD, tăng
0,3% so với năm trước. Năm 2013, ngành thủy sản Việt Nam cũng gặp nhiều bất
lợi trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào
cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu,... Tuy nhiên, kim ngạch
xuất khẩu của mặt hàng này dự báo sẽ đạt được mức tăng trưởng 5% so với năm
2012. Để có được những thành tựu như vậy trong ngành thủy sản, chúng ta phải
kể đến sự đóng góp của ngành thủy sản thành phố Hải Phòng. Như chúng ta biết,
Hải Phòng là vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn lực thủy sản
phong phú, có giá trị lớn.
Hải Phịng có lợi thế phát triển thủy sản rất thuận lợi, thể hiện ở cả ba nhóm
nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Tuy vậy, thủy sản Hải Phịng cũng phải
đối mặt với những thách thức khơng nhỏ. Trong đó, sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, những mặt hàng thủy sản ngày càng chịu nhiều kiểm soát gắt gao từ việc
chống bán phá giá đến kiểm tra chất lượng... Cùng với đó, thị trường nguyên liệu
trong nước biến động phức tạp theo hướng giá tăng lên, khiến lợi nhuận người
SV: Đoàn Tiến Dũng

1
Lớp: Hải Quan 51



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

sản xuất thấp. Giá dầu thô, lãi suất ngân hàng sẽ là gánh nặng lớn trong cả ba lĩnh
vực chế biến, đánh bắt lẫn ni trồng. Giảm thiểu chi phí là vấn đề vơ cùng khó
khăn trong khi kết cấu hạ tầng cịn thấp kém, nhất là các huyện có thế mạnh ni
trồng, khiến chi phí đi lại, vận chuyển lớn. Đó là khó khăn chung của các doanh
nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở Hải Phòng và của Nhà máy chế biến thủy
sản F42 nói riêng. Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu em quyết định chọn đề tài " Một
số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy chế biến
thủy sản F42- Chi nhánh Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng " để
biết được thực tiễn của việc xuất khẩu thủy sản của Nhà máy F42 cũng như các
doanh nghiệp khác trong nước. Từ đó đề ra những giải pháp để đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Nhà máy từ năm 2009 đến 3
tháng đầu năm 2013. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu
thủy sản của Nhà máy trong những năm gần đây. Từ đó đưa ra những giải pháp
để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Nhà máy cũng như ngành thủy
sản Việt Nam.
 Phương pháp nghiên cứu
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ
yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của Nhà máy, tạp chí thủy sản,
từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá
về tình hình hoạt động xuất khẩu của Nhà máy do các phòng ban cung cấp.
- Thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến thị trường và kết quả xuất khẩu
thủy sản của Nhà máy F42 và của Việt Nam trong những năm gần đây.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mơ tả tình hình xuất khẩu hàng
thủy sản của Nhà máy trong thời gian nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp thống kê so sánh kim ngạch xuất khẩu và số liệu
qua các năm để đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản Nhà máy trong giai đoạn
từ 2009 đến 3 tháng đầu năm 2013.
- Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến
động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
3. Kết cấu của đề tài
Chuyên đề gồm 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1. NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHÀ
MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 - CHI NHÁNH CÔNG TY CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42
SV: Đoàn Tiến Dũng

2
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY SẢN CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 TRONG
THỜI GIAN TỚI

SV: Đoàn Tiến Dũng

3
Lớp: Hải Quan 51



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

CHƯƠNG 1. NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN F42 - CHI NHÁNH CÔNG TY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẢI PHÒNG
1.1. Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam
1.1.1. Điều kiện phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài
hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), diện tích
vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng hơn 226.000 km2, có diện tích vùng đặc quyền
kinh tế rộng trên 1.000.000 km2, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 hịn đảo
lớn nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản
phẩm khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những
chuyến ra khơi. Biển Việt Nam cịn có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sơng (trong đó
hơn 10.000 ha đã quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản) và trên 400.000 ha rừng ngập
mặn. Đó là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng
thuỷ hải sản. Cùng đó trong đất liền cịn có khoảng 1,7 triệu ha diện tích mặt
nước có thể ni trồng thuỷ sản trong đó có 120.000 ha hồ ao nhỏ, mương vườn,
244.000 ha hồ chứa mặt nước lớn, 446.000 ha ruộng úng trũng, nhiễm mặn và
635.000ha vùng triều.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số vùng có khí hậu ôn đới. Tài
nguyên khí hậu đã giúp cho ngành thuỷ sản phát triển một cách thuận lợi.
Chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 loài cá trong đó
có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do
điều kiện địa hình và thuỷ vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ, vào
mùa khơ lại hay bị hạn hán gây khó khăn và cả những tổn thất to lớn cho ngành

thuỷ sản.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống
chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và
nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực
tế cho đến nay (2013) các đại biểu là đảng viên trong Quốc hội có tỉ lệ từ 90% trở
lên, những người đứng đầu Chính phủ, các Bộ và Quốc hội cũng như các cơ quan
tư pháp đều là đảng viên kỳ cựu và được Ban Chấp hành Trung ương hoặc Bộ
chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề cử.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo trên chính trường Việt
SV: Đồn Tiến Dũng

4
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

Nam theo quy định trong điều 4 của Hiến pháp 1992. Người đứng đầu Đảng
Cộng sản Việt Nam là một Tổng bí thư. Tổng bí thư hiện nay tại đại hội XI(2011)
là ông Nguyễn Phú Trọng.
Quốc hội, theo hiến pháp là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Nhiệm vụ của
Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối
ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ
yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Nhiệm
kỳ Quốc hội là 5 năm. Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của Ban

Chấp hành Trung ương. Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Nguyễn Sinh Hùng.
Chủ tịch nước, theo hiến pháp là người đứng đầu Nhà nước được Quốc hội
bầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương.
Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến pháp trong đó quan trọng nhất là: cơng
bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ
chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn
nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát tối cao. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Khơng có quy định giới
hạn số nhiệm kỳ được làm Chủ tịch nước. Chủ tịch nước hiện nay là ơng Trương
Tấn Sang.
Chính phủ, theo hiến pháp là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan
hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ Chính phủ là 5
năm. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ do Chủ
tịch nước giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương để Quốc hội bầu.
Khơng có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Thủ tướng Chính phủ. Thủ
tướng Chính phủ hiện nay là ơng Nguyễn Tấn Dũng.
Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người
giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội
phê chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực
công tác được giao. Việc tổ chức nhân sự cấp cao này đều thông qua Bộ Chính
trị và các viên chức này đều do Bộ Chính trị quản lý. Các Thứ trưởng và chức vụ
tương đương do Thủ tướng bổ nhiệm, nhưng Ban Bí thư thơng qua và quản lý.
Chính phủ Việt Nam có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Ngoài ra chính phủ
SV: Đồn Tiến Dũng

5

Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

còn quản lý 5 cơ quan hành chính và 3 cơ quan truyền thông trực thuộc là Thông
tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam
Tịa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam. Chánh
án Tối cao là người đứng đầu Tòa án Nhân dân Tối cao. Chánh án Tối cao hiện
nay là ơng Trương Hịa Bình.
Từ ngàn năm nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Trước năm 1986,
Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự nền kinh tế của các
nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mơ hình kinh tế
mà Việt Nam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành
phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều
hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát
triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng
năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam
năm 1994. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào
năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và
tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa
những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay,
giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các
chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra
các ngành cơng nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.
Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng do
tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao
của thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách
hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục

từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên với
con số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm
2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt
Nam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa. Theo thống kê
năm 2011 của Ngân hàng Thế giới WB thì PPP đầu người của Việt Nam là 3.435
USD, bằng 3/4 so với Indonesia, 40% so với Thái Lan và chỉ bằng 1/18 so với
Singapore.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các
nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu
Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc). Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.
SV: Đoàn Tiến Dũng

6
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

Ngày 3 tháng 4 năm 2013, tại một hội thảo tại Hà Nội, các chuyên gia kinh
tế của Việt Nam đã nhận định nền kinh tế Việt Nam đi xuống sau 5 năm gia nhập
WTO. Cụ thể, trong giai đoạn 2007-2011, chỉ có 1 năm (2008) Việt Nam đạt mức
tăng trưởng GDP trên 8%. Tuy xuất khẩu tăng 2,4 lần lên 96,9 tỷ USD trong giai
đoạn này nhưng mức tăng trưởng lại thấp hơn 5 năm trước khi gia nhập WTO.
Đa phần tỷ trọng xuất khẩu là do khối doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 60%,
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là nơng - lâm sản, và khống sản
thơ. Sau hội nhập, tỷ trọng nhập siêu cũng tăng mạnh, 18 tỷ USD vào năm 2008.
Kinh tế Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng bởi giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ

2007-2008 đến nay. Đến năm 2013, sau 7 năm hội nhập, tình hình kinh tế Việt
Nam tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực, từ nợ xấu đến lạm phát, tín dụng tăng
trưởng thấp.
Về địa lý kinh tế, chính phủ Việt Nam phân chia và quy hoạch thành các
vùng kinh tế-xã hội và các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và
miền Nam.
Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu
từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc -nam, riêng các
tuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng đơng - tây dựa theo các con
sông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển.
Nghề khai thác thuỷ sản đã được hình thành từ lâu. Nguồn lao động có kinh
nghiệm đánh bắt và ni trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế
giới. Hiện nay Nhà nước đang coi thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn do đó có
nhiều chính sách đầu tư khuyến khích để đẩy mạnh sự phát triển của ngành.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn nhiều khó khăn và vướng mắc đặt ra cho
ngành thuỷ sản nước ta đó là hoạt động sản xuất vẫn cịn mang tính tự cấp, tự túc,
cơng nghệ sản xuất thơ sơ, lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Nguồn
lao động tuy đơng nhưng trình độ văn hố kỹ thuật không cao, lực lượng được
đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự
thay đổi của điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. Cuộc sống của lao động
trong nghề vẫn còn nhiều vất vả, bấp bênh do đó khơng tạo được sự gắn bó với
nghề.
Nhưng về cơ bản vẫn có thể khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng dồi
dào để phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành kinh tế quan trọng.
1.1.1.3. Đặc điểm ngành thủy sản
Việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản chịu nhiều tác động của điều kiện tự
nhiên. Việc thời tiết có ổn định hay không ảnh hưởng lớn đến năng suất đánh bắt
và ni trồng. Muốn có được năng suất cao ngoài phụ thuộc vào các điều kiện tự
SV: Đoàn Tiến Dũng


7
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

nhiên sẵn có cần tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của
các loài thuỷ sản.
Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch đều rất dễ hư hỏng do đó cần có
sự đầu tư cơng nghệ bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đây là một ngành có tính hỗn hợp, phát triển thành một quy trình gắn kết
từ khai thác, ni trồng đến chế biến. Cả quy trình phải phát triển một cách nhịp
nhàng thì mới đảm bảo cho sự phát triển của tồn ngành. Các hoạt động đánh bắt
và nuôi trồng (thuộc lĩnh vực nông nghiệp) là tiền đề cho các hoạt động chế biến
phát triển đông thời các hoạt động chế biến phát triển sẽ quay lại thúc đẩy việc
đánh bắt và ni trồng, chỉ có sự liên kết chặt chẽ, đồng bộ mới có thể khẳng
định vị trí ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay của ngành thuỷ sản.
1.1.1.4. Vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân
1.1.1.4.1. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta
Thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Trong
suốt những năm qua, ngành thuỷ sản đã có những bước chuyển biến rõ rệt, sau
những năm cùng toàn dân tộc vừa xây dựng miền bắc XHCN vừa đấu tranh chống
Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rồi sau đó bước vào một
giai đoạn thời kỳ suy thối, ngành đã có những bước tiến rõ rệt, từ chỗ chỉ là một
bộ phận không lớn của kinh tế nơng nghiệp, trình độ cơng nghệ lạc hậu đến nay
ngành đã có quy mơ ngày càng lớn, dựa vào Bảng 2- trang 17 ta thấy tốc độ phát
triển ngày càng cao, chiếm 4-6%GDP (nếu chỉ tính thuỷ sản gồm có nuôi trồng và
khai thác) và trên 10% kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có
mặt trên 100 quốc gia đưa Việt Nam thành một trong những quốc gia đứng đầu về

xuất khẩu thuỷ sản và Nhà nước hiện tại đã xác định thuỷ sản sẽ là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn tới.
1.1.1.4.2. Tác động của ngành thủy sản đến kinh tế xã hội đất nước
Do có vị trí quan trọng nên tác động của ngành tới sự phát triển của kinh tế
xã hội đất nước là rất lớn, thể hiện qua các mặt:
Thứ nhất, sự phát triển của ngành thuỷ sản tác động tới nền kinh tế quốc dân:
Một là, sự phát triển của thuỷ sản tác động tới tăng trưởng kinh tế của đất
nước, những năm qua ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao, ngành đã góp
phần làm tăng sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế quốc dân.
Bảng 1: Tốc độ tăng GDP của cảc nước và chỉ số tăng trưởng của ngành thuỷ sản

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Cả nước(%)

6,23

5,32

6,78


5,89

5,03

Thuỷ sản(%)

43,52

29,80

13,66

9,50

8,53

Tỷ lệ

6,42

4,33

1,93

1,35

1.11

SV: Đoàn Tiến Dũng


8
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

(Nguồn: số liệu của Trung tâm tin học- Bộ thủy sản. Ngành thuỷ sản bao
gồm cả khai thác, nuôi trồng, bảo quản chế biến, vận chuyển, xuất-nhập khẩu và
hậu cần ngành.)
Tuy nhiên càng gần lại đây vai trò của ngành đã tụt giảm, một phần là do
gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, mặt khác thể hiện đúng quy luật phát triển
kinh tế là giảm tỷ trọng của các ngành nông nghiêp, tăng tỷ trọng của các ngành
công nghiệp và dịch vụ, nhưng ngành vẫn đảm bảo tăng về mặt giá trị, vẫn góp
phần vào sự tăng trưởng của nèn kinh tế quốc dân khi nền kinh tế đất nước đang
ở giai đoạn tích luỹ cho sự phát triển.
Hai là, việc phát triển ngành thuỷ sản, đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản đã góp
phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến &
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 1996 quan hệ thương mại quốc tế
của ngành thuỷ sản là 30 nước, đến năm 2001 các mặt hàng thuỷ sản đã được bán
tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ, năm
2004 con số nay là 80 nước vùng lãnh thổ và đến năm 2013, hàng thủy sản Việt
Nam hiện đã có mặt tại gần 170 nước và vùng lãnh thổ. Việc mở rông quan hệ
thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản, đặc biêt trong quan hệ thương mại với
các quốc gia Mỹ, Nhật, EU… đã tạo tiền đế trông việc mở rộng quan hệ thương
mại quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Quan hệ thương mại thuỷ sản mở rộng đã
dẫn đến các quan hệ, với nhiều ký kết song phương và đa phương, với nhiều
quốc gia và tổ chức quốc tế. Các ký kêt này đã phát huy hiệu quả to lớn trong các
lĩnh vực kinh tế - xã hội của ngành thuỷ sản và cả nước. Qua đó tạo điều kiện cho

Việt Nam hiểu sâu hơn về pháp luật và thông lệ quốc tế giúp cho Viêt Nam thâm
nhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn vào thị trường thế giới.
Thứ 2 , sự phát triển của ngành thuỷ sản tác động tới sự phát triển của xã hội:
Một là, ngành thuỷ sản tác động tới sự phát triển của nguồn nhân lực, sự tác
động đó được đánh giá trên hai khía cạnh:
- Khía cạnh thứ nhất đó là việc phát triển ngành thuỷ sản góp phần giải
quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Trong xu hướng phát triển chung của đất nước,
số lao động thiếu việc làm ngày càng tăng trên phạm vi cả nước thì việc mỗi
ngành tạo ra việc làm và thu hút lao động có tác động rất lớn đến việc giải quyết
công ăn việc làm cho xã hội. Điều này sẽ làm cho thu nhập của ngành, của đất
nước tăng lên đồng thời làm giảm sức ép của nạn thất nghiệp. Theo số liệu thống
kê cho thấy số lao động có việc làm thường xuyên trong ngành thuỷ sản đã tăng
liên tục từ 3.120.000 lao động năm 1996 lên 3.400.000 lao động năm 2000 và
3.950.000 lao động năm 2003, năm 2012 là gần 5.000.000 lao động, như vậy mỗi
năm ngành đã tạo ra gần 100.000 việc làm mới ổn định.
SV: Đoàn Tiến Dũng

9
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

- Khía cạnh thứ hai là, ngành thuỷ sản phát triển còn góp phần nâng cao
dân trí. Sự tác động của ngành thuỷ sản tới phát triển nguồn nhân lực được đánh
giá trên 2 khía cạnh số lượng và chất lượng. Về số lượng như đã đề cập ở trên
còn về chất lượng: Do yêu cầu kinh tế kỹ thuật ngày càng cao của ngành đòi hỏi
mỗi người lao động phải tự nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của mình,
cùng với đó việc tăng thu nhập của mỗi cá nhân cũng tạo ra những cơ hội học tập

và từ đó nâng cao dân trí quốc gia.
Hai là, tác động của thuỷ sản cịn thể hiện qua việc góp phần xố đói giảm
nghèo, thơng qua cải tạo cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển
cộng đồng mà giảm tỷ lệ các hộ đói nghèo. Đối với người nghèo thì ngành thuỷ
sản là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng và khơng thể thiếu. Nhờ có thuỷ sản
mà cuộc sống của người dân được đảm bảo hơn. Không chỉ cung cấp thực phẩm
cho người nghèo, thuỷ sản là nguồn cung cấp một lượng thuỷ sản lớn và quý
trong khẩu phần ăn của người Việt Nam.
Ba là, vấn đề phát triển ngành thuỷ sản có liên quan chặt chẽ đến việc đổi
mới cơ chế chính sách của Nhà nước. Sự phát triển của ngành thuỷ sản kéo theo
sự thay đổi về cơ chế chính sách và ngược lại sự thay đổi về cơ chế chính sách sẽ
tác động ngược lại đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản, mối quan hệ này rất
khăng khít, cái nàylàm tiền đề phát triển của cái kia. Sự tác động là hồn tồn
mang tính hai chiều, bổ sung hỗ trợ nhau trong một thể thống nhất và sau mỗi
giai đoạn thì sự phát triển lại được nâng lên một tần mới.
Tuy có nhiều tác động tích cực nhưng một vấn đề luôn bao hàm hai mặt và
sự phát triển của ngành thuỷ sản cũng khơng tách rời khỏi quỹ đạo đó. Phát triển
ngành thuỷ sản sẽ tiềm ẩn, chứa đựng các nguy cơ huỷ hoại môi trường sinh thái
và sự cạn kiệt tài nguyên gần bờ do cách đánh bắt thủ cơng và việc đánh bắt
khơng có quy hoạch gây ra.
Đó có thể coi đây là những tác động khái quát của ngành thuỷ sản tới sự
phát triển kinh tế xã hội đất nước.
1.1.2. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thời gian qua
1.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu thủy sản
1.1.2.1.1. Phát huy lợi thế quốc gia
Xuất khẩu thuỷ sản tạo điều kiện cho nước ta phát huy được lợi thế so sánh
của mình. Với điều kiện tự nhiên, sơng ngịi, khí hậu thuận lợi, với nguồn lao
động cần cù, có kinh nghiệm lao động, trong điều kiện kinh tế đất nước cịn gặp
nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho cơng nghệ máy móc cịn hạn chế, số lao
động lớn thì việc phát triển ngành thuỷ sản đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản chế

biến là hoàn toàn hợp lý, nó giúp chúng ta tận dụng được nguồn lực sẵn có một
cách hiệu quả nhất, tiết kiệm nguồn lực tạo tiền đề phát triển các ngành lĩnh vực
SV: Đoàn Tiến Dũng

10
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
1.1.2.1.2. Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nước ta trong những năm qua ln đứng ở vị
trí thứ 3 trong số các sản phẩm xuất khẩu, sau dầu thô và dệt may. Với kim ngạch
xuất khẩu năm 2012 là 6,134 tỷ USD, cao hơn không nhiều so với năm 2011
(6,117 tỷ USD) nhưng xuất khẩu thuỷ sản vẫn đóng góp 5,3% trong giá trị xuất
khẩu của cả nước.
Xuất khẩu thuỷ sản mỗi năm đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước,
từ năm 2008 mỗi năm xuất khẩu thuỷ sản đem lại cho đất nước hơn 4 tỷ USD
ngoại tệ, góp phần tạo nguồn vốn cho nhập khẩu cơng nghệ, máy móc phục vụ
cho cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Trong hơn hai thập kỷ qua, xuất khẩu thuỷ sản đã đóng vai trị động lực,
địn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến và
hậu cần nghề cá. Mỗi năm xuất khẩu một lượng thuỷ sản lớn, năm 2012 giá trị
xuất khẩu đạt 6,134 tỷ USD đem lại nguồn thu lớn phục vụ tái đầu tư cơng nghệ,
máy móc cho các bộ phận trong quy trình sản xuất thuỷ sản.
1.1.2.2. Ngành chế biến thủy sản cho xuất khẩu
Đây là ngành công nghiệp chế biến quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Với một đất nước có lợi thế về sản xuất thuỷ sản với nguồn nguyên liệu đa dạng,

phong phú và dồi dào thì chế biến thuỷ sản tạo ra những sản phẩm có giá trị gia
tăng đem lại nguồn thu cho ngân sách nhờ đó tạo tiền đề cho xuất khẩu, là cầu
nối giữa khu vực sản xuất(nuôi trồng, khai thác) với khu vực lưu thông (xuất
khẩu thuỷ sản).
Công nghiệp chế biến thuỷ sản giúp sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu,
giảm thất thoát sau khi thu hoạch, khắc phục hạn chế là các sản phẩm dễ hỏng
sau khi đánh bắt, đồng thời chế biến làm tăng giá trị các sản phẩm, tăng cường
sức cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Các sản phẩm chế biến khá đa dạng và phong phú nhờ nguồn nguyên liệu
đa dạng, phương thức chế biến cũng rất phong phú, có cả các sản phẩm từ truyền
thống đến hiện đại như sản phẩm tươi sống, khơ, hun khói, muối, đông lạnh, đồ
hộp, sản phẩm ăn liền, nấu liền, dạng phi lê hoặc surimi.
Công nghệ chế biến mặc dù đã được đổi mới nhưng vẫn còn lạc hậu so với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Các sản phẩm chế biến phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn nguyên liệu trong khi các nguyên liệu lại có chất lượng thấp do
cơng nghệ bảo quản sau thu hoạch cịn nhiều yếu kém.
Do vậy muốn xuất khẩu thuỷ sản phát triển, trước hết cần phát triển ngành
công nghiệp chế biến, đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo
phong phú đa dạng về chủng loại và chất lượng cho các sản phẩm được chế biến.
SV: Đoàn Tiến Dũng

11
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

1.1.2.3. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
1.1.2.3.1. Những thành công của xuất khẩu thủy sản

 Tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn vào GDP cả nước.
Xuất khẩu thuỷ sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản Việt
Nam, xuất khẩu thuỷ sản đã góp phần xác định vị trí quan trọng của ngành thuỷ
sản đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thuỷ
sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu có những bước tiến rõ rệt trong nhiều năm qua, năm
1986 giá trị xuất khẩu là 0,102 tỷ USD, năm 1992 là 0,37 tỷ USD và tăng nên
1,479 tỷ USD vào năm 2000, 5,033 tỷ USD năm 2010 và năm 2012 là 6,134 tỷ
USD. Trong suốt nhiều năm liền xuất khẩu thuỷ sản luôn là ngành then chốt về
giá trị xuất khẩu của cả nước. Như vậy hàng năm xuất khẩu thuỷ sản có đóng góp
lớn vào giá trị GDP của cả nước.
Bảng 2: Giá trị xuất khẩu của thuỷ sản so với kim ngạch xuất khẩu cả nước
Đơn vị: Triệu USD

Năm
GTXKTS

2008
4509

2009
4251

2010
5033

2011
6117

2012

6134

Tỷ lệ tăng so với năm trước(%)
KN XK Cả nước

19,8
62690

-5,7
56600

18,4
71600

21,5
96000

0,3
115000

7,2

7,5

7,0

6,4

5,3


TS so với Cả nước(%)

(Nguồn: số liệu của Trung tâm tin học- Bộ thuỷ sản)
Xuất khẩu thuỷ sản đã có một tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ
tăng trưởng của các ngành công nghiệp dịch vụ và xây dựng, năm có tỷ lệ tăng
trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây là năm 2011 với tỷ lệ tăng so với năm trước
đạt 21,5% (cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP), tuy nhiên đang có xu hướng giảm
đi do gặp nhiều khó khăn như năm 2012 tỷ lệ tăng so với 2011 chỉ đạt 0,3%.
Nhờ những cố gắng to lớn trong xuất khẩu mà thuỷ sản Việt Nam đã khẳng
định vị trí của mình trên thị trường thế giới từ vị trí khơng đáng kể năm 1992, từ
năm 2001 đã vươn lên một trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới,
với một số mặt hàng đứng đầu: tôm sú, cá tra.
Trước tốc độ phát triển của xuất khẩu thuỷ sản, để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nâng cấp cơ sở sản xuất,
đổi mới công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến, tiếp cận đươc với trình
độ cơng nghệ của khu vực và thế giới, đây có thể coi là một trong những thành
cơng lớn nhất trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của
xuất khẩu thuỷ sản.
 Cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi tích cực
SV: Đồn Tiến Dũng

12
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

Bảng 3: Cơ cấu nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính năm 2012
Năm 2012 (triệu

So với năm 2011 (%)
USD)
2.237,435
-6,6
741,391
+5,3
1250,734
-12,6
1.744,769
-3,4
569,406
+50,1
215,086
+46,4
354,320
+52,4

SẢN PHẨM

Tôm các loại (mã HS 03 và 16)
trong đó: - Tơm chân trắng
- Tôm sú
Cá tra (mã HS 03 và 16)
Cá ngừ (mã HS 03 và 16)
trong đó: - Cá ngừ mã HS 16
- Cá ngừ mã HS 03
Cá các loại khác (mã HS 0301 đến
886,660
+21,1
0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra)

Nhuyễn thể (mã HS 0307 và 16)
579,899
-3,7
trong đó: - Mực và bạch tuộc
501,941
-3,5
- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ
77,958
-4,8
Cua, ghẹ và Giáp xác khác (mã HS
116,158
+5,9
03 và 16)
TỔNG CỘNG
6.134,328
+0,3
(Nguồn: số liệu của Trung tâm tin học- Bộ thuỷ sản)
Việc đổi mới công nghệ đã giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đa dạng
hoá các mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi
tích cực.

SV: Đồn Tiến Dũng

13
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương


Bảng 4: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam
Đơn vị: %

Năm
2008
2009
2010
2011
2012
Tôm đông lạnh
36,1
39,4
41,9
39,2
36,5
Cá đông lạnh
36,4
35,8
34,2
35,7
37,7
Các sản phẩm khác
9,2
8,2
12,0
12,0
14,4
Các động vật thân mềm
15,1
12,8

9,7
9,8
9,5
Hàng khơ
3,2
3,8
2,2
2,1
1,9
Tổng
100
100
100
100
100
(Tính tốn dựa vào số liệu của Trung tâm tin học- Bộ thuỷ sản)
Con tôm vốn được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của ngành thuỷ sản sản
Việt Nam đến trước năm 2012. Các loại tôm như: Tôm hùm, tôm sú đen, tôm sú
trắng và các loại tôm khác chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của
đất nước. Trong năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu đạt giá trị 2,396 tỷ USD tôm các
loại, giảm không đáng kể so với năm 2010. xuất khẩu tôm chiếm 39.2% tổng giá
trị xuất khẩu hàng thuỷ sản, đến năm 2012 giá trị xuất khẩu tôm chỉ chiếm 36,5%
giảm 6,6% về giá trị so với năm 2011 và thấp hơn so với xuất khẩu cá.
Xuất khẩu cá chiếm vị trí thứ hai trong các sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam trong giai đoạn 2008- 2011. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cá đạt thành tích cao
nhất trong các sản phẩm xuất khẩu năm 2011 giá trị xuất khẩu cá chiếm 37,7%
trong cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu trong đó cá ngừ tăng 50,1% về giá trị, cá
tra giảm không đáng kể là do các biện pháp chống phá giá các sản phẩm cá tra và
cá basa vào thị trường Mỹ và các loại cá khác tăng 21,1% về giá trị.
Các mặt hàng khác như mực và bạch tuộc giá trị xuất khẩu chiếm 9,5%

trong kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2012, giảm 0,3% về giá trị so với
cùng kỳ. Sản phẩm thuỷ sản như cua ghẹ,… chiếm 1,9% trong kim ngạch xuất
khẩu, giảm 0,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
 Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu được nâng cao.
Đổi mới công nghệ không chỉ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam đa dạng hoá các sản phẩm mà chất lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu
của Việt Nam đã được nâng lên không ngừng và đang được các thị trường khó
tính chấp nhận. Thị trường EU là nơi đặc biệt khắt khe về yêu cầu chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm đã chấp nhận hàng thuỷ sản Việt Nam, điều này đã chứng
minh cho chất lượng các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, hiện nay Việt Nam đã có
171 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản nằm trong danh sách loại 1 xuất khẩu vào thị
trường EU.
 Thị trường xuất khẩu được mở rộng.
Nhờ q trình đổi mới cơng nghệ thiết bị, đa dạng hố cơ cấu sản phẩm và
SV: Đồn Tiến Dũng

14
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

nâng cao chất lượng, thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam đã được mở
rộng hơn.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thì vấn đề thị trường
được các doanh nghiệp quan tâm hơn lúc nào hết, bằng nhữg biện pháp xúc tiến
thương mại, chủ động tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới thay vì thụ động ngồi
chờ khách hàng đã giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường mới, đồng thời duy
trì và phát triển các thị trường truyền thống. Đến nay sản phẩm thuỷ sản của Việt

Nam đã có mặt tại gần 170 nước và vùng lãnh thổ.
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam theo các thị trường
Đơn vị: triệu USD
EU

Nhật bản

Mỹ

Châu Á

Thị trường
khác

Tổng

2008

1144,462

828,350

744,623

652,899

921,324

4509,418


2009

1096,317

757,915

713,363

715,364

968,355

4251,313

2010

1181,401

896,960

971,561

849,092

1134,692

5033,726

2011


1331,762 1003,955 1178,420

1134,329

1469,439

6117,904

2012

1135,315 1097,109 1192,210 1272,470

1437,234

6134,328

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo giá trị xuất khẩu các năm của Trung tâm tin học-Bộ
thuỷ sản)
Cơ cấu thị trường cũng có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp xuất khẩu khơng
cịn q lệ thuộc vào thị trường truyền thống như Nhật Bản, mà đã mở rộng ra
các thị trường và bắt đầu dành được thị phần trên các thị trường lớn, trong đó Mỹ
và Nhật Bản là hai thị trường lớn nhất nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Năm 2008, thị trường EU là thị trường lớn chiếm hơn 25% tổng kim ngạch
xuất khẩu của ngành,dù đến năm 2011 có giảm tỷ trọng cịn 22% nhưng vẫn là
thị trường lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 2012 đã tụt
xuống vị trí thứ 2 sau thị trường Châu Á với tỷ lệ 21% còn thị trường EU chỉ
chiếm 18,5%. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, nếu
duy trì và phát triển được trên thị trường này sẽ giúp thuỷ sản Việt Nam có thị
trường lớn ổn định.
Thị trường Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu hàng thuỷ sản lớn của Việt

Nam từ năm 2009-2011 với 16,8% thị phần năm 2009 và 19,3% năm 2011, dù
đang có sự phát triển lớn vào năm 2011nhưng do tác động hết sức tiêu cực của
các vụ kiện bán phá giá và các rào cản kỹ thuật do Mỹ đưa ra để bảo hộ cho
ngành thuỷ sản trong nước họ nên giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ đã
SV: Đoàn Tiến Dũng

15
Lớp: Hải Quan 51


Chun đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

khơng có được sự phát triển mạnh trong năm 2012 khi chỉ chiếm 19,4% (hơn
năm 2011 0,1%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, lượng xuất vẫn
tiếp tục tăng mạnh, vì vậy mà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã khơng cịn q lệ
thuộc vào các thị trường truyền thống mà phát triển trên rất nhiều thị trường.
Việc cơ cấu các thị trường xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực được thể
hiên rõ nét qua cơ cấu các thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2012:
Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Nguồn: Vẽ theo số liệu của Trung tâm tin học-Bộ thuỷ sản
1.1.2.3.2. Những mặt hạn chế của xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Nhìn vào thực tế xuất khẩu thuỷ sản chúng ta có thể thấy được những thành
cơng, những chuyển biến tích cực góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất
nước. Tuy nhiên bên cạnh đó xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn cịn tồn tại nhiều
hạn chế, khó khăn nhất định, trong đó phải kể đến:
Đầu tiên đó là thiếu nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho hoạt động
chế biến. Chế biến thuỷ sản cho xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên

liệu, chất lượng nguồn nguyên liệu có cao thì mới đảm bảo chất lượng sản phẩm
chế biến đạt yêu cầu xuất khẩu.
Việc nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đang phát triển một cách tự phát, khơng
có quy hoạch, thiếu đồng bộ trong cơng nghệ ni trồng. Các vấn đề thuỷ lợi,
giống, thức ăn, phịng chữa bệnh chưa được chú trọng, việc kiểm soát tiêu chuẩn
an tồn vệ sinh thực phẩm cịn nhiều thiếu sót do đó mà ngun liệu đàu vào cho
chế biến khơng tốt, có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép và ảnh hưởng
đến hoạt động xuất khẩu. Cuối tháng 8/2005, có 3 bang miền Nam nước Mỹ
SV: Đồn Tiến Dũng

16
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

(Louisiana, Misissipi, Alabama) đã áp đặt lệnh cấm bán cá ba sa và thuỷ sản Việt
Nam trong phạm vi các bang do phát hiện có dư lượng kháng sinh
Fluoroquinolones trong các sản phẩm thuỷ sản. Mặc dù chỉ phát hiện có dư lượng
kháng sinh trong 2 mẫu trong hàng trăm mẫu thử nhưng đó là lý do để họ đưa ra
các rào cản đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đó có thể thấy được
tầm quan trọng của chất lượng nguyên liệu chế biến thuỷ sản.
Chủng loại thuỷ sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu là
tôm, mực đông lạnh, cá tra và cá ba sa dưới dạng thơ, mới chỉ mới qua sơ chế vì
vậy mà giá trị xuất khẩu thấp, tính cạnh tranh của các sản phẩm không cao, việc
xuất khẩu cá sản phẩm cao cấp có phần chưa được chú trọng.
Trình độ cơng nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến, và bảo quản tuy co được
cải tiến nhưng vẫn ở trình độ thấp so với các nước cùng xuất khẩu khác như Thái
Lan, Inđơnêxia,Trung Quốc… Cùng với đó trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp

còn nhiều hạn chế cả về kiến thức và kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường
quốc tế đã làm giảm lợi thế so sánh của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Khả năng phát triển thị trường cho xuất khẩu thuỷ sản cũng cịn nhiều yếu
kém. Cơng tác dự báo nhu cầu, nghiên cứu kỹ đăc điểm, nhu cầu, truyền thống
văn hoá, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường còn bị bỏ ngỏ làm hạn
chế tốc độ mở rộng thị trường. Bên cạnh đó kinh nghiệm trong việc giải quyết
các vụ kiện và tranh chấp thương mại cũng còn nhiều hạn chế. Vấn đề thị trường
vẫn là vấn đề khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản nước ta, làm sao để không bị mất
thị phần và phát triển mở rộng đó là bài tốn lớn đặt ra với các doanh nghiệp nói
riêng và tồn ngành thuỷ sản nói chung. Do khó khăn xuất khẩu vào thị trường
Mỹ mà năm 2012 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam không đạt mục tiêu đề ra, năm
2012 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chỉ tăng 0,3% so với năm 2011.
Việc xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu là một điểm yếu lớn của
thuỷ sản Việt Nam. Đây là một vấn đề mang tính chiến lược và cần được đầu tư
lâu dài nhưng các doanh nghiệp lại chưa có kế hoạch và chương trình xúc tiến
thương mại trên thị trường nước ngoài. Và việc mất thương hiệu là điều rất dễ
xảy ra (điển hình là nước mắn Phú Quốc). Các doanh nghiệp cịn ít tham gia vào
các hội chợ triển lãm để chủ động tìm kiếm khách hàng do đó nhiều khi để mất
hợp đồng xuất khẩu vào tay các đối thủ cạnh tranh. Điều này cần được nhanh
chóng khắc phục để khẳng định thương hiệu thuỷ sản Việt Nam và phát triển mở
rộng thị trường.
1.1.2.4. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản Việt Nam
1.1.2.4.1. Những cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam
 Giá trị nhập khẩu trên thế giới có xu hướng tăng.
Theo báo cáo của FAO, giá trị xuất khẩu của các thị trường trên thế giới lớn
SV: Đoàn Tiến Dũng

17
Lớp: Hải Quan 51



Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

và có xu hướng tăng, thời kỳ 2008- 2012 tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm
là trên 10%/ năm. Theo dự báo của FAO thì nhu cầu thuỷ sản của các thị trường
nhập khẩu thuỷ sản trên thế giới tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, sau cơn lốc
tài chính những năm vừa qua và những biến động chính trị lớn trên thế, nền kinh
tế thế giới đang có xu hướng dần ổn định trở lại và thị trường thuỷ sản thế giới
cũng nằm trong xu thế chung đó.
Các thị trường tiêu thụ thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam như: Nhật Bản, Mỹ,
Trung Quốc, EU… đang có nhu cầu cao và đa dạng về các mặt hàng thuỷ sản mà
Việt Nam có khả năng ni trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu với khối
lượng lớn như: Tôm, cá,…do lượng người tiêu thụ lớn và sở thích đa dạng.
Bên cạnh đó thuỷ sản được coi là nhóm ngành cơ bản, nhu cầu sẽ tăng khi
thu nhập tăng, đặc biệt là các mặt hàng cao cấp, do đó thị trường thuỷ sản ln có
xu hướng mở rộng.
Giá các mặt hàng thuỷ sản trên thế giới đặc biệt là các mặt hàng cao cấp có
xu thế tăng do cung vẫn chưa thoả mãn được cầu và do giá thành sản xuất, chế
biến cũng đang tăng.
Để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam đang củng
cố lại công nghệ chế biến, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn HACCP,
qua đó sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ,
Nhật Bản.
Các sản phẩm của Việt Nam trong những năm qua đã và đang dần có được
chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là các thị trường truyền thống như Nhật Bản và
các thị trường EU, Mỹ đó cũng là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong
cuộc cạnh tranh khốc liệt để dành lấy thị trường xuất khẩu.
Với lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên được coi là phong phú của
nước ta, cùng với lợi thế về nguồn lao động có chi phí thấp sẽ là những thuận lợi

cho việc cạnh tranh về giá khi xuất khẩu thuỷ sản.
 Lợi thế cạnh tranh khi gia nhập WTO và các khối liên kết kinh tế.
Các hiệp định thương mại, các ký kết đàm phán song phương và đa phương
tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Điều này được khẳng định bằng hiệp định
thương mại Việt - Mỹ, sau khi hiệp định được ký kết hàng hoá của Việt Nam đã
có cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ, trong đó xuất khẩu thuỷ sản có bước phát
triển nhảy vọt. Năm 1997 sản lượng thuỷ sản được xuất khẩu vào thị trường Mỹ
là 6098 tấn với giá trị là 39,242 triệu USD, đến năm 2004 sản lượng xuất khẩu
vào Mỹ đã tăng lên 91380,69 tấn với giá trị là 602,969 triệu USD và đến năm
2012 đạt 1192,210 triệu USD.
Cùng với việc ký kết các hiệp định thương mại, việc Việt Nam gia nhập
WTO sẽ đưa xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội lớn:
SV: Đoàn Tiến Dũng

18
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

- Khi gia nhập WTO và tham gia vào các khối liên kết kinh tế hàng hố của
Việt Nam trong đó có các mặt hành thuỷ sản được hưởng mức thuế thấp từ 0-5%.
Và khi là thành viên của WTO Việt Nam sẽ được hưởng các quyền bình đẳng
trong các quan hệ kinh tế, đó sẽ là cơ hội cho Việt Nam mở rộng và phát triển thị
trường xuất khẩu thuỷ sản.
- Gia nhập WTO và tham gia vào AFTA ngành thuỷ sản, đặc biệt là các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến sẽ có cơ hội tiếp cận với tiến bộ khoa học
công nghệ trên thế giới và áp dụng phù hợp với điều kiện doanh nghiệp mình,
qua đó đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu kĩ

thuật khắt khe của các thị trường khó tính trên thế giới.
- Cùng với đó các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ có cơ hội
học tập những kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế
giới, hiểu rõ hơn về các thị trường nhập khẩu thủy sản, điều kiện luật pháp, các
nền văn hóa của các nước từ đó phát triển một cách sáng tạo phù hợp để phát
triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Mặt khác, các thông tin về thị trường được cập nhật nhanh chóng sẽ giúp
các doanh nghiệp dự báo trước sự phát triển của thị trường thủy sản thế giới, từ
đó có những chính sách phát triển hợp lý.
- Qua việc liên kết kinh tế, hợp tác sản xuất kinh doanh, người lao động và
các doanh nghiệp sẽ có cơ hội cọ sát nâng cao trình độ tay nghề, tạo ra các sản
phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
- Bên cạnh những thuận lợi về cơ bản, những cơ hội trải ra trước mắt cịn
có những khó khăn và thách thức đặt ra đối với xuất khẩu thủy sản, đòi hỏi chúng
ta phải vượt qua để tăng trưởng cả về lượng và chất.
1.1.2.4.2. Những thách thức với xuất khẩu thủy sản Việt Nam
 Sự cạnh tranh gay gắt
Thách thức lớn nhất phải nhắc đến là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Cùng với xu hướng tồn cầu hố, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản
trở nên quyết liệt hơn trong khi nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật Bản,
Mỹ, EU có sự thay đổi khơng lớn thì số nước xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng
nhanh, với hơn 130 nước được phép xuất khẩu vào thị trường EU, Nhật, Mỹ. Các
sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang phải chịu áp lực cạnh tranh gay
gắt từ các sản phẩm cùng loại của các cường quốc về xuất khẩu thủy sản như
Thái Lan, Indonexia, Trung Quốc, Mỹ, Nhật và các nước EU, đó là những nước
có kĩ thuật nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản rất hiện đại.
 Chất lượng và mẫu mã sản phẩm không đa dạng
Cạnh tranh là vô cùng gay gắt nhưng hiện tại các mặt hàng xuất khẩu của
nước ta còn chưa phong phú, mặc dù kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhưng
SV: Đoàn Tiến Dũng


19
Lớp: Hải Quan 51


Chuyên đề thực tập
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Liên Hương

các sản phẩm chủ yếu là sơ chế, các sản phẩm tinh chế đạt mức thấp, việc tăng tỷ
trọng các sản phẩm chế biến sâu sang các thị trường là bài toán khó đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Trong điều kiện cơng nghệ máy móc cịn lạc hậu, việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng không thể giải quyết và đem lại hiệu quả trong
thời gian ngắn, các điều kiện sản xuất còn quá phụ thuộc vào tự nhiên đang là
thách thức to lớn đặt ra cho xuất khẩu thủy sản.
Nguồn nguyên liệu không ổn định, lại thường xuyên bị dịch bệnh, dư lượng
kháng sinh trong các sản phẩm ở mức cao không đạt tiêu chuẩn cho phép của các
nước có u cầu chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm cao như Mỹ, Nhật, EU.
 Các rào cản thương mại
Thị trường thủy sản thế giới chịu sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ các
nước thơng qua các rào cản về thuế quan, phi thuế quan, các rào cản về kĩ thuật,
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ các quy định của các nước
nhập khẩu lớn và có quy đinh chặt chẽ để vượt qua các rào cản về thương mại
thâm nhập vào các thị trường, đó là một thách thức to lớn, một yếu tố quyết định
sự thành bại trong hoạt động xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam thường tập trung vào một số nước như
Nhật, Mỹ, EU đây sẽ là bất lợi cho ngành thủy sản khi những thị trường lớn này
gặp vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội hoặc ngay những lỗi lầm do chính chúng
ta gây ra sẽ làm cho việc xuất khẩu thủy sản gặp phải những khó khăn.
 Thách thức khi gia nhập WTO và tham gia các khối liên kết kinh tế
Tham gia vào thị trường thủy sản thế giới khi thực hiện AFTA và gia nhập

WTO, Việt Nam với trình độ nguồn nhân lực và trình độ quản lý không cao, khả
năng ứng xử trước những biến động của thị trường còn kém sẽ dẫn đến chất
lượng sẩn xuất và dịch vụ khơng cao, chi phí cao. Thực hiện AFTA và gia nhập
WTO với một trình độ kĩ thuật, trình quản lý doanh nghiệp thấp hơn so với các
nước trong khu vực và trên thế giới sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm
bị hạn chế.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế
giới trong điều kiện môi trường kinh doanh khơng thuận lợi, các cơ chế chính
sách luôn thay đổi, chưa thể đi trước hoặc theo kịp sự phát triển của thị trường,
chủ yếu các quy định đưa ra thường chạy theo sau, thiếu đồng bộ, đôi lúc không
rõ ràng khiến cho các cơ quan chấp hành và các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn khi thực hiện.
Các doanh nghiệp vẫn cịn rất thụ động với chính sách phát triển của
ngành, chậm đổi mới công nghệ, thiếu thông tin thị trường nên việc tận dụng cơ
hội kinh doanh là không lớn.
Đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn làm thế nào để có thể phát
SV: Đồn Tiến Dũng

20
Lớp: Hải Quan 51


×