Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hồ anh thái viết “mười lẻ một đêm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.5 KB, 10 trang )

I. Đặt vấn đề
Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội. Nguyên quán
ông ở Nghệ An. Là một nhà văn đương đại của Việt Nam, ông được xem
như một hiện tượng văn chương của thế hệ văn nhân thời hậu chiến sau
1975. Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng, với giọng văn trẻ trung, tươi
mới, về đời sống thanh niên, sinh viên với những cuộc phiêu lưu, những khát
khao khám phá đời sống.
Các tác phẩm tiêu biểu như:


Chàng trai ở bến đợi xe (1985)



Phía sau vịm trời (1986)



Vẫn chưa tới mùa đơng (1986)



Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987)



Người đàn bà trên đảo (1988)



Những cuộc kiếm tìm (1988)





Mai phục trong đêm hè (1989)



Trong sương hồng hiện ra (1990)



Mảnh vỡ của đàn ơng (1993)



Người đứng một chân (1995)



Lũ con hoang (1995)



Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998)



Họ trở thành nhân vật của tơi (2000)




Tự sự 265 ngày (2001)



Cõi người rung chng tận thế (2002)



Bốn lối vào nhà cười (2005)



Đức Phật, nàng Sivitri và tơi



Mười lẻ một đêm (2006)
1




Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008)



Hướng nào Hà Nội cũng sơng (2009)

Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngơn ngữ mới và giọng

điệu văn xi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975. Thông điệp của Hồ Anh
Thái mang đến khơng hiện ra lộ liễu mà tốt lên từ tình thế, qua các biểu
tượng thấm đầy chất ảo. Tiểu thuyết là một giấc mơ ẩn chứa những điều
khơng có thực ngồi xã hội, thực chất tiểu thuyết là một câu chuyện bịa đặt
nhưng nó cịn thật hơn cả sự thực. Đó là điều ơng tâm niệm và thể hiện rất rõ
trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm ra đời năm 2006.
Bằng tiếng cười, tác giả của “Mười lẻ một đêm” đã phanh phui những cái
nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc
sống. Mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật:
cuộc sống này, ở đây, bây giờ, tất cả đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để
có một trật tự tương đối, sẽ phải mất khơng ít thời gian và nỗ lực!
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hồ Anh Thái viết “Mười lẻ một đêm” là viết về muôn mặt của cuộc sống
đời thường. Tất cả, dường như là một khối Rubic hoàn hảo. Mở đầu thiên
truyện là lời dẫn mộc mạc mà cuốn hút “đôi khi đọc sách cũng là dịp thử
thách lòng kiên nhẫn, sách dở thì thử thách lịng khoan dung”. Tuy nhiên đó
là lịng kiên nhẫn hay khoan dung thì phải để mỗi người đọc trải nghiệm.
Tiểu thuyết “Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái có thể khiến người ta
bật cười bởi tính chất hài hước của nó. Khơng hẳn đây là một cuốn tiểu
thuyết hài nhưng bằng tiếng cười tác giả đã thức dậy lương tri của mỗi người
đọc bằng thông điệp từ tiếng cười trong tác phẩm này.

2


“ Có một người đàn ơng và một người đàn bà bị nhốt trong căn hộ trên
tầng sáu suốt mười một ngày đêm. Mười lẻ một đêm. Và mười lẻ một
ngày… Thực ra cũng không phải hai người bị nhốt. Người đàn ơng và người
đàn bà cần có một căn phòng, ở với nhau một buổi sáng. Họ đến mượn căn
hộ này của hoạ sĩ Chuối Hột…” Câu chuyện bắt đầu như thế, như một đùa

cợt, một giả thiết dây dưa dùng dằng.Tiểu thuyết được bắt đầu bằng một tình
huống như thế, đúng là có dịp thử thách lịng kiên nhẫn của độc giả. Hồ Anh
Thái không đặt mục tiêu thuyết phục người đọc mà ông bày ra một cuộc
chơi, bước vào cuộc chơi ấy, độc giả có thể vừa thưởng thức vừa chứng
nghiệm. Con số mười lẻ một đêm buộc người ta phải nghĩ đến chuyện Nghìn
lẻ một đêm lừng danh mà người Ba Tư đã cống hiến cho nhân loại, nghĩ đến
những chuyện kể được tạo nên bằng sự tưởng tượng cực kỳ phóng túng, bất
chấp logic đời sống thực tế. Chất phóng túng ấy có ở “Mười lẻ một đêm”.
Trước hết, nó được thể hiện qua các nhân vật đậm tính nghịch dị.
“ Đơi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn, sách dở thì thử
thách lịng khoan dung”. Hồ Anh Thái đưa đẩy như thế ngay từ trang đầu.
Có thể thấy, giọng văn ở đây là kiểu giọng phát ngơn tưng tửng, nó được
xuyen thấm bởi tính bỡn cợt, diễu nhại. Từ đó hầu như tất cả các nhân vật
trong cuốn sách điều là nhân vật nghịch dị. Họa sĩ Chuối Hột chẳng hạn, với
sở thích: khỏa thân. Nếu có thể gọi đó là sở thích khi được tác giả phóng đến
cực đại, đó là cảnh họa sĩ Chuối Hột khỏa thân tập yoga khi cửa nhà mở ra
thông thống. Bốn mươi tám cái xuân xanh là bốn mươi tám mùa cởi mở.
Thời trang u thích là bộ cánh lúc lọt lịng mẹ, bao nhiêu lần dẫn bạn gái về
nhà giới thiệu với mẹ đây là … đây là … đây là … là lại thêm bấy nhiêu lần
bắt đầu khám phá. Đây là người mang đậm tính chất nghịch dị, mà có lẽ
cũng là nguyên nhân tạo nên mười lẻ một đêm của nhân vật người đàn ông

3


và người đàn bà. Lúc họ đến mượn căn hộ ở với nhau một buổi sáng sau
mười sáu năm gặp lại. Những tưởng câu chuyện chỉ đơn giản có thế, nhưng
cuộc đời lại có nhiều bất ngờ thú vị, khi họa sĩ Chuối Hột đi mãi không về.
Đơn giản chỉ muốn dành cho hai người một khoảng không gian riêng sau
nhiều năm gặp lại. Cánh cửa đã khóa từ bên ngồi, sợ người khác quấy phá,

người bạn khóa cửa rồi đi. Người đọc cũng bị lôi đi, đi chậm rãi, vừa đi vừa
ngơ ngác cười trước cái tình huống trớ trêu mà đơi tình nhân phải đối phó.
Nhưng câu chuyện không diễn ra ở bên trong cánh cửa, mà ở ngoài kia,
nhốn nháo và đầy ngịch lý. Chuyện của mười một ngày đêm là chuyện của
hai đời người, của mấy đời người, của một thời thế, của hôm qua và hơm
nay được quy chiếu trong cái nhìn trào lộng, phóng đại để rồi bất ngờ thu
hẹp lại sắc nét và tinh quái.
Nhân vật người đần ông và người đàn bà, sở dĩ phải mượn căn hộ của họa
sĩ Chuối Hột cũng vì những lý do hết sức ngịch lý. Sau nhiều năm gặp lại họ
muốn được bên nhau, đơn giản vì những ham muốn xác thịt, đây là điều tồn
tại trong cuộc sống hiện đại. Rất nhiều nhà văn đã viết về vấn đề này, nhưng
với Hồ Anh Thái nó thực sự hấp dẫn và cuốn hút. Người đàn bà với địa vị xã
hội là vợ của một ông VIP, khơng thể vào nhà nghỉ hay hình thức đại loại thế
được. Và thế là mười lẻ một đêm xuất phát từ đây, hai người với rất nhiều
câu chuyện, không hề liên lạc được qua cánh cửa là thế giới bên ngoài. Và
họ đành chờ đợi sự trở về của người bạn họa sĩ. Hằng bao nhiêu câu chuyện
cũng từ đó mà ra. Chất nghịch dị thể hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, từ tất cả
các nhân vật, mà để rồi người đọc phải cười một cách xót xa hay đúng hơn
là cái cười ầng ậng nước mắt. Mười lẻ một đêm là chuyện của xã hội bây giờ
những điều nhẽ ra khơng có quyền tồn tại song lại đang tồn tại trong cuộc
sống, là những ngổn ngang đòi hỏi sự thay đổi của xã hội.

4


Lý do người bạn khóa cửa là sợ nhân vật Bà mẹ làm phiền, nhắc đến nhân
vật này độc giả lại có những tiếng cười gằn. Lại là một nhân vật đậm chất
nghịch dị. Qua năm lần đị và vơ vàn những cuộc phieu lưu tình ái, tất cả đều
diễn ra trước cặp mắt của đứa con gái, để rồi người đọc không thể bật cười
trước sự tổng kết: “ Mẹ ngửi thấy mùi đàn ông và mùi đất đều chén được”.

Cơ con gái nói như thế bởi nó phải chứng kiến tất cả các thể loại đàn ông
của mẹ. Bà mẹ quả là mẫu người ham hố nhục dục đến mức vơ độ và vơ sỉ. “
Về làm gì, ở lại đây ngủ cho vui”. Đó là câu nói được bà mẹ lặp đi lặp lại
với từng đối tác mới trong thú vui xác thịt triền miên vô tận. Cái dâm của
người đàn bà này được mở rộng tới mức quá khổ trên văn bản, cũng có thể
coi đó như một dấu hiệu cá biệt hóa nhân vật. Điều mà chỉ có nhà văn Hồ
Anh Thái mới làm được. Bà mẹ “ năm lần lấy chồng, năm lần ly dị, mỗi lần
ly dị được một cái nhà. Chồng đầu tiên được một cái nhà để xe. Chồng thứ
hai được chia đơi căn phịng 26m2. Chồng thứ ba căn hộ tập thể trên tầng
hai. Chồng thứ tư được 9m2 phố cổ. Chồng thứ năm khá nhất, giáo sư viện
trưởng, căn hộ chung cư chất lượng cao”. Việc nâng dần cấp độ đền bù sau
mỗi lần ly hôn như vậy là một cách phóng đại cho cái tham của Bà mẹ.
Nghe có vẻ nhức nhối hay đúng hơn là sự phản cảm đối với người đọc,
nhưng đó lại là sự thật phơi bày trong cuộc sống hiện nay. Là sự nghịch dị
của nhân vật cũng là nghịch lý của cuộc sống. Hồ Anh Thái là người dám
nghĩ và dám viết, đúng như ơng nói thực chất tiểu thuyết là một câu chuyện
bịa đặt nhưng nó cịn thật hơn cả sự thực.
Sáng tác của Hồ Anh Thái có sự tham dự của dàn hợp xướng giọng điệu,
hài hước, giễu nhại, trữ tình, triết lý. Sự hòa điệu của các giọng khác nhau
cũng như sự lồng ghép của các nhân vật, tạo nên một lối kể chuyện nhiều từ,
những cái nhìn nhận khác nhau về cuộc sống của nhà văn. Hồ Anh Thái hay
đùa, hay đúng hơn là sự nhức nhối trước thực tại xô bồ. Mười lẻ một đêm là
5


một tràng cười liên thơng có tính chất bao qt những bình diện trong cuộc
sống, giọng mỉa mai châm biếm là một cung bậc cao hơn của giọng cười cợt
thể hiện thái độ tác giả. Tác giả không buông tha bất cứ điều gì. Chuyện học
thuật, phong cấp, phong hàm, chuyện trai gái nhà nghỉ nhà trọ, chuyện hát
hò, vẽ tranh nặn tượng, chữ nghĩa văn chương, cả chuyện đái đường và du

lịch rác … đến chuyện cô gái tuổi ba mươi chưa chồng vì q chín chắn,
chuyện ơng VIP được voi địi Hai Bà Trưng … đều có đủ, như chính cuộc
sống vội vã này. Mười lẻ một đêm quả đúng là một ekip mua quan bán tước,
mua đất kiếm lời đại tài và đầy gian ngoan. Đó là một tiếng cười, tiếng cười
được tả đến đáy của sự thực: Con vịt xấu xí khơng bao giờ có thể thành con
thiên nga xinh đẹp. Đến đây thì đã có thể nhận xét đơi điều về những tình
huống nghịch dị trong mười lẻ một đêm. Được tạo ra bởi những nhân vật
nghịch dị, đó là những nhân vật mang trong mình một vài nét tính cách lập
dị, thậm chí là qi đản, nó phơ lộ ra giữa chợ đời một cách hồn nhiên và
hồn tồn khơng nghĩ rằng mình lập dị, quái đản. Những tình huống nghịch
dị này tạo ấn tượng mạnh về một đời sống mất chuẩn, những chân giá trị và
nghị giá trị xâm thực, chồng chéo, che phủ lẫn nhau, người ta khơng có cách
nào phân biệt được và vì thế ln phải mị mẫm giữa các vách tường của ảo
tưởng.
Một sự bắt đầu trớ trêu “ có một người đàn ơng và một người đàn bà bị
nhốt trong căn hộ trên tầng mười sáu suốt mười một ngày đêm”. Đó là hai
người nửa bạn nửa tình nhân mới gặp lại nhau sau hơn mười năm xa cách,
và họ muốn trao thân cho nhau, lần dầu tiên. Chỉ một tình huống trớ triêu ấy
mà cả một khơng gian xã hội rộng lớn đã mở ra, mở ra theo những trải
nghiệm quá khứ của ba nhân vật tham gia tấn trị: họa sĩ Chuối Hột, người
đàn ơng và người đàn bà. Tiếp đó là hàng loạt nhân vật khác. Lại nhắc đến
họa sĩ Chuối Hột khi đặt chân tới hội họa đương đại nơi mà nghệ thuật sắp
6


đặt và nghệ thuật trình diễn đang rùm beng, khua chiên gõ mõ. Nó chỉ là “
bày mấy cái chậu nhựa trên vỉa hè. Treo lủng lẳng trên mỗi chậu một cái
nón. Rồi cầm vịi nước tưới lên nón cho mưa rơi xuống chậu. Thế là hoàn
chỉnh một tác phẩm. Ngũ hổ cởi hết mở hết, đóng độc cái khố ngồi thế kiết
già trong công viên. Bảo một thằng tây đối tác đi qua từng vị cởi mở lấy gậy

gõ lên từng cái đầu trọc. Gõ một cái thì cái đầu trọc kêu cốc một cái, kêu
boong một cái. Thế là được một “sơ”. Nhưng chưa bàn về đó là nghệ thuật
hay không nghệ thuật, điều chắc chắn là những hoạt động này khơng trở
thành mục đích của chính nó. Chỉ là “ sắp đặt và diễn là để thu hút. Người ta
thấy là lạ ngô ngố ghê ghê kinh kinh, người ta xúm lại xem… Từ đó cơng
chúng mới xem tranh ta mua tranh ta. Đến đó mới là mục đích”. Phải chăng
đó là những trị lừa bịp người đời và cũng tự huyễn hoạc chính mình nhưng
điều nguy hiểm là họ lại được một bộ phận đông đảo trong xã hội coi như là
những giá trị.
Hồ Anh Thái không ghét bỏ ai nhưng cũng không ưu ái ai, vì thế mà
những nhân vật của ơng sinh động như nó vốn có. Theo con đường một
bước lên bà của nhân vật người đàn bà. Người đọc được khám phá một phần
những bí sử cười ra nước mắt ở chốn quan trường. Nhân vật ông VIP chồng
của người đàn bà, là loại chính khách xuất thân từ những phong trào “ chùa
đèn kèn trống” cơ sở, năng lực yếu, chuyên mơn kém, nhưng lại được đặt
vào những vị trí cơng tác trọng yếu, và bản thân họ cũng rất biết kiếm lợi từ
đó. Tuy vậy, cái nét thơ lậu, nhà q trong căn tính các mệnh phụ thì vẫn
khơng sao gột rửa được. Chi tiết bà vợ một ông to “ tắt mắt” lấy trộm cái đĩa
sứ trong bữa tiệc do sứ quán nước ngoài chiêu đãi đã cho thấy điều này. Lại
nói về nhân vật người đàn ơng và chuyến đi dọc theo đất nước của anh,
chúng ta tham dự Hội Lim, nơi có “ anh Hai đi giày tây, chị hai đi giày
khủng bố”: hay lên vùng văn hóa Bắc Hà nơi mà những sơn nữ người Mơng,
7


người Dao đã biết sỗ sàng đòi tiền khách du lịch mỗi khi định chụp ảnh…
theo chân người đàn ông đưa con sang nước ngoài du học là để đánh bài,
chích chốc và “ thực hành tiếng Vệt đến mức điêu luyện” trên sứ xở của
Anh ngữ. Theo quan điểm ở nhà nó học kém nhưng sang nước ngồi trường
giỏi thầy giỏi thì nó cũng sẽ giỏi. Tất cả các câu chuyện đều được kể lại

bằng ngôi thứ 3 số ít và luôn luôn giọng phát ngôn này bị đan cài, bị đánh
lẫn vào giọng của chính các nhân vật đang được nói tới, nó tạo nên giọng
văn đặc trưng cho văn xuôi Hồ Anh Thái giai đoạn gần đây.
Chỉ riêng việc khiến cho độc giả có thể cười khi đọc mười lẻ một đêm
trong bối cảnh một tình hình văn học quá ư đạo mạo nghiêm túc đã là một
thành công của nhà văn. Hồ Anh Thái đã không ngại khi đưa những nhân vật
tầm cỡ vào tác phẩm của mình, những mặt trái của quyền lực và tiền bạc mà
khơng phải ai cũng nhìn thấy được. Có một cặp nhân vật nghịch dị khơng
thể khơng nói đến trong mười lẻ một đêm đó là giáo sư Xí vào giáo sư Khỏa.
Ông Khỏa vốn là chồng thứ năm của nhân vật bà mẹ. người ta biết đến ông ở
cái bệnh cười vơ tiền khống hậu: “ chỉ định bật lên một tiếng cười thơi thì
cứ thế mà cười mãi. Không sao hãm lại được. Chập dây thần kinh cười”.
không có thuốc chữa tận gốc căn bệnh ấy, chỉ có một giải pháp tình thế: “ hễ
bật lên tràng cười khơng tắt được thì chỉ việc tát cho chàng một cái. Đứt
ln”. Những tưởng vị giáo sư tài trí đáng để người đời ngưỡng mộ thì lại
mang đầy tính chất nghịch dị, khi ông Khỏa hướng dẫn luận văn cho nữ sinh
viên, đến lúc ra về, sinh viên khẩn khoản xin lại thầy cái chân “ chết dở, nãy
giờ thầy cho em về mà thầy vẫn giữ đùi em”. Một sự mâu thuẫn giữa học
thức và nhân cách, một nghịch lý đang diễn ra trong xã hội ngày nay. Hình
ảnh một ông giáo sư già, tay nắm chân một người con gái trẻ miệng cười
không dứt, đúng lúc bà vợ về chồm lên mặt tát vào mặt chồng một cái. Tịt. “
Nàng hất chân con kia ra khỏi tay chồng. Dứt”. Hoạt cảnh này bộc lộ cái
8


dâm, sự bất lực và cả cái quái đản của nhân vật, chính vì thế mà người ta
phải bật cười. Đây là tiếng cười giễu nhại, dỡn cợt là một giọng tưng tửng
mang dáng dấp Hồ Anh Thái, giọng bỡn cợt và hài hước theo suốt chiều dài
cuốn tiểu thuyết. Hồ Anh Thái hay đùa, có lần đùa dai với nhân vật nhà văn
hóa lớn, khi miêu tả ơng này “ tè bậy” vào chân nhóm tượng đài cơng nơng

binh - một cơng trình văn hóa, đều đều ngày hai lần và bao giờ cũng khoan
khoái thỏa mãn! Nhà văn hóa tiểu tiển vào cơng trình văn hóa, một sự tương
phản đến hài hước và lố bịch. Đây là một tình huống kiểu mẫu để bộc lộ cái
hài, một nhà văn hóa lớn đã vượt ngưỡng phản văn hóa. Ơng đã bị lật tẩy
bằng chính hành vi cực kỳ đối nghịch với các chuẩn mực văn hóa hiện hành.
Lại là một kiểu nhân vật nghịch dị, đúng hơn là lố bịch, về vấn đề này Hồ
Anh Thái là người đạt đến thành công khi miêu tả những nhân vật trái chiều
này. Khai thác triệt để sự vượt ngưỡng này qua các hành vi ăn uống, tiêu hóa
vốn liên quan đến phần dưới cơ thể, phần được coi là thô, nặng, đục, uế tạp
của nhân vật, tác giả đã cho ta một hình ảnh đầy chất nghịch dị.
Với mười lẻ một đêm bên cạnh tiếng cười giễu nhại, Hồ Anh Thái có lúc
cũng trữ tình, trầm tư khi viết về câu chuyện của thằng Cá con riêng của ông
VIP. Thằng bé ngồi trên xe lăn với đơi chân dính vào nhau như một người
cá, người cá nhưng nó khơng biết bơi, nó chỉ ngồi bên cửa sổ ngóng nhìn thế
giới bên ngồi và mơ những giấc mơ cổ tích. Và thế giới trước mắt người
đọc bỗng đổi thay, mơ màng, lãng mạn và đa cảm như chính thế giới tuổi thơ
trong trẻo đến mủi lòng. Người đọc thương mãi những giấc mơ của thằng Cá
mong manh. Số phận bé nhỏ phải chăng là hậu quả của người cha không tốt.
Câu chuyện của thằng bé kết thúc tác phẩm, như một điều buồn bã vẫn tồn
tại bên cạnh những hài hước, nghịch dị trong cuộc sống này. Người đọc lắng
lại và trải nghiệm lịng mình tự thấy phần mình chỉ cần một chút kiên nhẫn
mà chưa cần đến khoan dung.
9


Gấp trang sách lại, nhưng những câu chuyện trong mười lẻ một đêm vẫn
cứ ám ảnh ta, dù bi, dù hài, hay là nghịch dị đi chăng nữa thì đó vẫn là
những điều tồn tại song song trong cuộc sống của chúng ta. Nhiều người cho
rằng quyển tiểu thuyết như một "đời cười", có tính nghịch dị, có sự bao quát
xã hội... Cái đó đúng. Nhưng cái mà quyển tiểu thuyết hướng đến có lẽ là

một cái gì đó khác, hơn thế. Những mẩu chuyện trong "Mười lẻ một đêm"
dường như rời rạc, như những mảnh chắp nối nhiều khi triền miên khơng
ranh giới. Nhưng cái vơ nghĩa, vơ lí lại trở nên có nghĩa, có lí trong những
hồn cảnh độc đáo. Hư cấu của nhà văn dựa trên nền hiện thực đời sống xã
hội hiện đại thế kỉ 21 - nơi mọi giá trị tốt đẹp đang dần mai một, thối hóa,
xuống dốc thảm hại - như nó vốn là nó. Đọc "Mười lẻ một đêm" người vơ
tâm nhất cũng phải giật mình: văn minh hay tụt hậu? lên dốc hay xuống dốc?
- chúng luôn được đặt cạnh nhau. Nhưng đây không hẳn là cuốn sách viết bi
quan về thời thế.
III.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-

www.e-thuvien.com/.../showthread.php?...

-

evan.vnexpress.net/.../3B9ACE9C

(Nguồn: Văn Nghệ, số 12, ngày 22/3/2008)

10



×