Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên lĩnh vực đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.18 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn phân bố các khu
dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hố xã hội, an ninh quốc phịng. Đất đai là
nguồn của cải vô tận, điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các
ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người, con người dựa vào đó để
tạo lên sản phẩm ni sống mình. Khơng có đất đai thì khơng có bất kì một
ngành sản xuất nào, khơng một q trình lao động nào diễn ra và cũng khơng thể
có sự tồn tại của xã hội lồi người.
Xuất phát từ vai trị vị trí của đất đai đối với sự sống và phát triển của xã
hội lồi người nói chung, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nói riêng,
mà đất đai địi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước. Từ trước đến nay, Đảng và
Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai và
các luật có liên quan; tiếp tục mở rộng dân chủ, tăng cường trách nhiệm của cơ
quan quản lý và cán bộ quản lý; tạo cơ chế để người dân được tham gia vào hoạt
động quản lý của Nhà nước, để tổ chức và cá nhân thực hiện quyền giám sát của
mình. Có thể nói, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, nhìn chung
thời gian qua hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai đã ngày càng được
nâng lên rõ rệt. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành khá đầy
đủ, các quyết định, quy định của Nhà nước liên quan đến đất đai được thực hiện
trên thực tế ngày càng cao hơn. Phần lớn người sử dụng đất có ý thức chấp hành
pháp luật về đất đai. Những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất từng bước được khắc phục. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai
đã được thực hiện thường xuyên và kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm
trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc lập, xét duyệt và triển khai thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp ngày càng đi vào nề nếp.

1


Tuy nhiên, ngày nay khi dân số tăng quá nhanh cùng với sự phát triển


mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích là rất
lớn, mà tổng các loại quỹ đất sử dụng vào các mục đích khơng thể tăng lên mà
chỉ có thể chuyển từ quỹ đất sử dụng vào mục đích này sang quỹ đất sử dụng
vào mục đích khác. Đặc biệt, do công tác quản lý đất đai tại một số địa phương
còn lỏng lẻo, yếu kém cộng với sự am hiểu pháp luật về đất đai còn hạn chế của
một bộ phận nhỏ người sử dụng đất đã dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật
về đất đai như lấn, chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, khơng phù hợp quy
hoạch được duyệt…So với các lĩnh vực khác thì việc giải quyết các vụ việc vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai rất phức tạp và cần phải có sự tham gia
chung của các cấp, các ngành.
Để có một cái nhìn cụ thể, rõ ràng hơn về thực trạng quản lý, sử dụng đất
trong thời gian qua, tôi xin chọn đề tài “ Công tác quản lý nhà nước nhìn từ
một vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai” làm đề tài tiểu luận kết thúc Khoá
học Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên K42.
Với những kiến thức, kỹ năng thu nhận được trong quá trình học tập tại lớp
Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên K42 do Sở Nội vụ và Trường Chính trị
tỉnh Bắc Kạn tổ chức cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè đồng
nghiệp, trên cơ sở phân tích tình huống, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan, tơi xin đưa ra một số ý kiến và phương án giải quyết cho tình huống
trên. Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.

2


PHẦN I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1. Hồn cảnh ra đời xuất hiện tình huống
Tình huống liên quan đến việc sử dụng đất từ những năm 1960, rồi đến
những năm 1990, 1997… khi mà các quy định của pháp luật về đất đai cịn hạn

chế, chưa thành một hệ thống hồn chỉnh, đồng bộ và cụ thể như hệ thống pháp
luật về đất đai như hiện nay, trình độ dân trí thấp, cuộc sống của người dân cịn
gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, công tác quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn
trước đây cũng cịn có những hạn chế nhất định, điều này đã dẫn đến nhiều trường
hợp vi phạm pháp luật về đất đai xảy ra, hơn nữa do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quản lý đất đai chưa làm hết trách nhiệm của mình, khơng xử lý dứt điểm
ngay khi hành vi vi phạm diễn ra dẫn đến việc đất đai bị chiến dụng một cách trái
pháp luật trong một thời gian dài. Tình huống sau đây là một ví dụ cụ thể.
1.2. Nội dung tình huống
Khu đất Trụ sở Uỷ ban nhân dân (UBND) cũ xã Y có diện tích 3.101m 2,
nguồn gốc trước năm 1960 là của ông K (ông K đã chết năm 2001), năm 1960 ơng
K đóng góp vào Hợp tác xã (HTX) và được xã sử dụng để xây dựng cửa hàng mua
bán. Sau đó cửa hàng mua bán chuyển sang địa điểm mới để xây dựng trụ sở UBND
xã và trụ sở HTX. Trong quá trình quản lý, sử dụng UBND xã chưa làm thủ tục
để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). UBND xã chỉ quản lý
đất trên cơ sở bản đồ giải thửa số 04 thửa số 35 đo đạc năm 1997 và bản đồ địa
chính số 38 thửa số 74 đo đạc năm 2007 xã Y, huyện B nhưng đã đăng ký quyền
sử dụng đất trong Sổ mục kê của xã năm 1995.
Năm 1990, do HTX khơng cịn hoạt động, các hộ dân lấy lại đất. Khi ơng
K địi đất cũ, UBND xã đã đổi khu ruộng do Đoàn thanh niên xã khai phá cho
ông K, đổi lại UBND xã tiếp tục quản lý, sử dụng tồn bộ diện tích khu đất trụ
sở UBND xã và trụ sở HTX.

3


Năm 1997, UBND xã Y được giao đất để xây dựng trụ sở tại địa điểm
mới, khu đất trụ sở UBND xã cũ tạm thời được giao cho thôn N thuộc xã Y để
làm nhà họp thôn và làm sân vận động của xã.
Sau khi UBND xã Y chuyển trụ sở làm việc sang địa điểm mới, khu đất Trụ

sở cũ, ngồi diện tích đất tạm dùng để làm nhà họp thôn của thôn N và sân vận
động, một số diện tích đất giáp đường tỉnh 258 chưa sử dụng đến, các hộ dân tận
dụng để trồng màu, trong đó có hộ ơng T, UBND xã Y đã u cầu trả lại đất, các hộ
dân đã trả lại, còn hộ gia đình ơng T vẫn cố tình chiếm giữ 377m2 đất với lý do
ông T cho rằng đã mua lại của ông X (con trai ông K) không nằm trong số diện
tích đất trụ sở UBND xã cũ và địi UBND xã Y trả cho ơng diện tích đất này
(ơng T có giấy bán nhượng đất trong đó có ghi tên của ông X và ông T lập ngày
11/8/2002 nhưng lại khơng thể hiện diện tích ranh giới, loại đất, không được
UBND xã Y xác nhận, không đăng ký quyền sử dụng đất tại xã).
Ngày 24/4/2004 UBND xã Y mời ông T đến trụ sở để giải quyết. UBND xã
kết luận khơng chấp nhận việc địi quyền sử dụng đất của ông T đối với 377m 2 và
yêu cầu ông T trả lại đất cho UBND xã, nhưng ông T khơng nhất trí, sau đó UBND
xã đã khơng xem xét giải quyết tiếp.
Năm 2011, UBND xã Y sử dụng khu đất Trụ sở cũ để xây dựng Trạm y tế,
vườn thuốc nam và điều chỉnh đường dân sinh thôn N, hiện nay Trạm y tế xã đã
xây dựng xong và đưa vào sử dụng, riêng khu đất quy hoạch xây dựng vườn
thuốc nam và đường dân sinh diện tích 377m2 vẫn bị ông T chiếm dụng từ năm
1997 (sau khi UBND xã chuyển sang địa điểm mới). Ngày 12/12/2011 sau khi
ông T gây cản trở (rào khu đất 377m2) không cho xã thi công xây dựng vườn
thuốc nam và đường dân sinh thôn N, UBND xã đã mời ông T đến để giải quyết
và yêu cầu ông T cung cấp chứng cứ, các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng
377m2 , nhưng ơng T khơng cung cấp được vì giấy chuyển nhượng ơng T giữ
khơng thể hiện đất đó ở đâu, là loại đất gì, ranh giới diện tích thế nào, khơng có
người xác nhận về việc mua bán. Đặc biệt ông X (coi trai ông K) khẳng định rõ
ràng khơng có sự bán nhượng đó.

4


Ngày 06/4/2012 UBND xã Y căn cứ kết quả xác minh làm rõ về nguồn gốc

đất và quá trình sử dụng khu đất Trụ sở UBND xã cũ với ông Đ nguyên Chủ tịch
UBND xã Y (giai đoạn 1987 -1994); và ông X (là con trai ông K). UBND xã Y tiếp
tục giải quyết vụ việc và yêu cầu ông T trả lại đất cho UBND xã, nhưng ông T vẫn
khơng thực hiện.
1.3. Kết thúc tình huống
Sau khi nhiều lần giải quyết vụ việc không thành, UBND xã Y đã chuyển
hồ sơ vụ việc lên UBND huyện B để giải quyết. Sau khi nghiên cứu hồ sơ Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện B xét thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền
giải quyết, Phịng Tài ngun và Mơi trường đã trả lại hồ sơ và hướng dẫn
UBND xã Y gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên để được
xem xét giải quyết.

PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
2.1. Phân tích tình huống
2.1.1. Phân tích diễn biến tình huống
Để tham mưu giải quyết vụ việc cần làm rõ một số vấn đề: Đất trong vụ
việc đã được giao chưa? Việc sử dụng đất của ông T có vi phạm pháp luật về đất
đai không, hành vi vi phạm là gì?
Thứ nhất: Đất trong vụ việc đã được giao chưa?
- Theo quy định tại điều 17 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau:
“1. Quyết định giao đất khơng thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền
sử dụng đất;
2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
3. Công nhận quyền sử dụng đất”
Theo quy định tại các khoản 7, 8, 9 điều 3, Luật đất đai 2013 thì:
5



“7. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất)
là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho
đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
8. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho
thuê đất) là việc nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có
nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng thuê quyền sử dụng đất.
9. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền
sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà khơng có nguồn gốc được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác
định”.
Như vậy, việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông
qua một trong 3 loại văn bản, gồm: Quyết định giao đất, hợp đồng thuê quyền sử
dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo hồ sơ vụ việc, nhà nước chưa ban hành một trong 3 văn bản trên để trao
quyền sử dụng đất cho hai bên UBND xã Y và ông T.
- Tuy nhiên, về nguồn gốc sử dụng đất, UBND xã Y đã sử dụng từ năm 1960
được ghi trên Bản đồ đo đạc năm 1997, năm 2007, đăng ký quyền sử dụng đất
trong sổ mục kê của xã năm 1995. Vậy, theo quy định của pháp luật đất đai qua các
thời kỳ thì với những văn bản đó, đất có được coi đã giao cho UBND xã chưa?
UBND xã đã có các giấy tờ về quyền sử dụng 377m2 đất chưa?
- Sổ mục kê là gì? Theo quy định tại điểm 1, mục II Quyết định số
499QĐ/ĐC ngày 27/7/1995 của Tổng cục địa chính ban hành quy định mẫu sổ
địa chính; sổ mục kê đất; sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ theo dõi
biến động đất đai thì: “Sổ mục kê đất được lập nhằm liệt kê toàn bộ các thửa
đất trong phạm vi địa giới hành chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung:
Tên chủ sử dụng, diện tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện
tích đất đai, lập, tra cứu, sử dụng các tài liệu hồ sơ địa chính một cách đầy đủ
thuận tiện, chính xác (khơng bị trùng sót)”.
6



Như vậy, sổ mục kê 1995 được lập sẽ xác định được 3 nội dung: Tên chủ
sử dụng, diện tích và loại đất. Đây là cơ sở quan trọng để thể hiện việc sử dụng
đất của UBND xã đã có trước thời điểm 1997. Mặt khác, sổ mục kê liệt kê toàn
bộ các thửa đất trong phạm vi địa giới hành chính mỗi xã do vậy, nó mang tính
chất ghi nhận hiện trạng sử dụng đất chứ không ghi nhận về tính pháp lý của
thửa đất.
Đặc biệt, theo quy định tại điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai
về các giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g, khoản 1, điều 200
Luật đất đai năm 2013 thì:
“Các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định
tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao
gồm:
1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980”.
(trước thời điểm ban hành Hiến pháp năm 1980).
Như vậy, sổ mục kê được lập năm 1995 chưa được coi là giấy tờ khác về
quyền sử dụng đất. Do đó, có thể coi 377m 2 đất nêu trên được coi là đất chưa
được giao.
Thứ hai: Việc sử dụng đất của ơng T có vi phạm pháp luật về đất đai khơng?
Nghiên cứu tình huống cho thấy, việc ơng T chiếm giữ 377m2 đất từ năm
1997 với lý do ông T cho rằng đất này ông đã mua lại của ông X (con trai ông
K) không nằm trong số diện tích đất trụ sở UBND xã Y cũ và địi UBND xã Y
trả cho ơng diện tích đất này. Ông T có giấy bán nhượng đất trong đó có ghi tên
của ông X và ông T lập ngày 11/8/2002 nhưng Giấy bán nhượng lại khơng thể hiện
diện tích ranh giới, loại đất, không được UBND xã Y xác nhận, không đăng ký
quyền sử dụng đất tại xã. Đặc biệt, xã Y qua làm việc trực tiếp với ông X, ông X đã
khẳng định rõ ràng là không có sự mua bán trên. Hơn nữa, trong tình huống cũng
thể hiện do sau khi UBND xã Y chuyển trụ sở làm việc sang địa điểm mới, khu đất

Trụ sở cũ, ngoài diện tích đất tạm dùng để làm nhà họp thơn của thôn N và sân vận
7


động, một số diện tích đất giáp đường tỉnh 258 chưa sử dụng đến nên các hộ dân
gần đó đã tận dụng để trồng màu, trong đó có hộ ơng T, khi UBND xã Y yêu cầu
trả lại đất, các hộ dân khác đã trả lại, chỉ còn riêng hộ gia đình ơng T vẫn cố tình
chiếm giữ. Như vậy, có thể nói khơng có một cơ sở pháp lý hay thực tế nào thể hiện
ơng T có quyền chiếm giữ và sử dụng đối với diện tích 377m2 trong tổng số
3.101m2 đất trụ trụ sở UBND xã Y cũ.
Căn cứ vào khoản 1, điều 12 Luật đất đai 2013 thì việc ơng T sử dụng
377m2 trong tổng số 3.101m2 đất trụ sở UBND xã Y cũ, tại thửa số 174 tờ bản đồ
số 38 đo đạc địa chính năm 2007 xã Y, huyện B, tỉnh N là hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai và hành vi này là hành vi chiếm đất, vì nguồn gốc khu đất là của
UBND xã Yến Dương quản lý, sử dụng từ năm 1960 đến nay và đã đăng ký
quyền sử dụng đất tại sổ mục kê của xã từ năm 1995.
2.1.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
- Do nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế, nông nghiệp của người dân
lớn, hơn nữa khi mà dân số càng ngày càng tăng lên trong khi quỹ đất chung vẫn
giữ nguyên thì đất đai ngày càng có giá trị và giá đất ngày càng tăng.
- Hệ thống pháp luật thời kỳ trước đây cịn thiếu, chưa hình thành được
một hệ thống đồng bộ và cụ thể như hiện nay.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do sự hiểu biết về pháp luật về đất đai cịn hạn chế nên phát sinh tình
trạng vi phạm pháp luật. Đặc biệt, trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng ở
khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn tồn tại ý nghĩ đất mà chưa sử dụng
đến nếu mình trồng cây, hoa màu trên đó lâu ngày thì đương nhiên sau đó là của
mình.
- Cá nhân sau khi tự ý chiếm dụng 377m2 đất mặc dù đã được UBND xã

mời lên làm việc nhiều lần yêu cầu trả lại đất nhưng lại không thực hiện và tiếp
tục vi phạm.
8


- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể trong tình huống này là
UBND xã Y đã chưa làm hết trách nhiệm quản lý đất đai của mình, biết hành vi
vi phạm xảy ra nhưng lại không xử lý nghiêm khác, triệt để.
2.1.3. Hậu quả
- Đất đai bị chiếm dụng trái quy định của pháp luật, người dân khơng có ý
thức chấp hành pháp luật điều này dẫn đến việc làm giảm sút pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
- UBND xã quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn đến việc bị người dân chiếm
dụng trong một thời gian dài, từ đó làm giảm sút lịng tin của nhân dân vào cơ
quan công quyền.
- Mặc dù đất đã bị chiếm trái pháp luật nhưng do ông T đã thực hiện trồng
cây, hoa màu nên nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc ông
tuyên phải trả lại đất bị lấn chiếm thì chính bản thân ơng sẽ bị thiết hại về kinh
tế nếu cây, hoa màu chưa đến kỳ thu hoạch bởi chính hành vi vi phạm của mình.
- Gây lãng phí thời gian, cơng sức của các cấp các ngành trong việc tham
gia giải quyết vụ việc.
- UBND xã Y khơng có đất để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tếxã hội, nâng cao đời sống cho người dân vì diện tích 377m 2 đất quy hoạch xây
dựng vườn thuốc nam và đường dân sinh cho thôn N, xã Y.
2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống
2.2.1. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ cương pháp chế xã
hội chủ nghĩa
- Phải làm rõ được sai phạm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, xử lý
nghiêm và dứt khốt các hành vi vi phạm pháp luật để tạo tính răn đe đối với xã
hội, không để vụ việc ngày càng kéo dài; giữ vững trật tự kỷ cương xã hội, đảm
bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2.2.2. Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của
công dân
9


- Vụ việc liên quan đến giữa một bên là UBND cấp xã- cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, một bên là cá nhân vì vậy phải giải quyết một cách công bằng,
khách quan để vừa bảo vệ được lợi ích của nhà nước nhưng cũng phải bảo đảm
quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tránh gây bất bình, dư luận khơng tốt
trong nhân dân.
2.2.3. Giải quyết hài hịa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội
Giải quyết vụ việc trên cơ sở quy định của pháp luật, mức độ hành vi vi
phạm nhưng bên cạnh đó phải tính đến các yếu tố khách quan, chủ quan, hoàn
cảnh lịch sử…để giải quyết vụ việc một cách hợp tình, hợp lý.
2.3. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết
2.3.1. Xây dựng phương án giải quyết tình huống.
* Phương án 1: theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Điều kiện áp dụng:
- Về hành vi vi phạm: Ơng T có hành vi chiếm đất
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày
10/11/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì :
“2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê
nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng
mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho
thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Như vậy, về hành vi vi phạm, ông T đã có hành vi chiếm đất theo quy
định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Hồ sơ còn thể hiện: “Ngày 26/4/2004 UBND xã Y mời ông T đến trụ sở
để giải quyết, căn cứ thực tế quá trình sử dụng đất của UBND xã từ năm 1960

đến nay; bản đồ giải thửa số 04 thửa số 35 đo đặc năm 1997; ý kiến tham gia
của các thành phần dự giải quyết. UBND xã kết luận, khơng chấp nhận việc địi
10


quyền sử dụng đất của ông T đối với 377m 2 trong tổng số 3.010m2 đất trụ sở
UBND xã cũ (khu đất hiện nay ông T đang chiếm dụng) và yêu cầu ông T trả lại
đất cho UBND xã, nhưng ơng T khơng nhất trí, sau đó UBND xã đã không xem
xét giải quyết tiếp”.
Theo quy định Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính:
“Vi phạm hành chính về…đất đai….thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là
02 năm”. Đồng thời theo quy định tại đoạn 3, Điểm b, Khoản 1, Điều 6 Luật xử
lý vi phạm hành chính thì “Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực
hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm”.
Như vậy, nếu như coi thời điểm phát hiện hành vi chiếm đất của ơng T là
từ năm 2004, thì cho đến thời điểm này đã hết thời hiệu ra Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính. Tuy nhiên, vẫn có thể nghiên cứu, xem xét áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 2, Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành
chính, cụ thể: “2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1,
Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
những có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy
tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại khoản 1, Điều 28 của Luật này”.
Điểm c, Khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định khơng
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp “c. Hết thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử
phạt quy định tại khoản 3, Điều 63 hoặc khoản 1, Điều 66 của luật này”.
Theo quy định tại khoản 5, Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP thì
biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng là: Buộc khơi phục lại tình
trạng của đất trước khi vi phạm; buộc trả lại đất lấn, chiếm.

Đồng thời cần xem xét kiểm điểm trách nhiệm của UBND xã Y trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Ưu điểm của phương án là: Việc giải quyết sẽ đơn giản, nhẹ nhàng, chỉ
ra được hành vi vi phạm của ông T, nhưng do hết thời hiệu ra Quyết định xử
11


phạt vi phạm hành chính nên chỉ cần yêu cầu ông T khôi phục lại tình trạng của
đất trước khi vi phạm (thu hồi hết hoa màu trên đất) và trả lại đất.
- Nhược điểm: Khó khăn nếu ơng T khơng hợp tác, cố tình chống đối.
* Phương án 2: thu hồi
Điều kiện thực hiện:
Khoản 1, Điều 64 Luật đất đai quy định về các trường hợp thu hồi đất do
vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
“a) Sử dụng đất khơng đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê,
công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử
dụng đất khơng đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm
quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này
mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này
mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị
xử phạt vi phạm hành chính mà khơng chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng
liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên
tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không
được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24
tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên
thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp khơng đưa đất vào sử dụng thì
12


chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản
tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm
tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ
đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi
thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”
Như vậy, trong các trường hợp thu hồi đất theo quy định tại khoản 1, điều
64 Luật đất đai 2013 có 2 điểm lưu ý, đó là:
“đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này
mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
- Đối với đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn chiếm, thì
trường hợp nếu 377m2 đất trên là đất được nhà nước giao để quản lý thì sẽ thuộc
trường hợp thu hồi, và ngược lại.
+ Trường hợp này có phải là đất được giao để quản lý khơng?
Điều 8, Luật đất đai quy định người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối
với đất được giao để quản lý, như sau:
“1. Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất
trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức được giao quản lý cơng trình cơng cộng, gồm cơng trình
đường giao thơng, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước,
hệ thống cơng trình thủy lợi, đê, đập; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;
b) Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện dự án đầu
tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo quy

định của pháp luật về đầu tư;
c) Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sơng và đất có mặt
nước chun dùng;

13


d) Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý
đất sử dụng vào mục đích cơng cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất
chưa cho thuê tại địa phương.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu
trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở
thuộc địa phương.
4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối
với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý”.
Theo xác định ở trên đây là đất chưa giao, do vậy không phải thuộc
trường hợp đất được giao để quản lý.
+ Đất được giao để quản lý theo luật có trường hợp: Theo quy định tại khoản
1, điều 164 Luật đất đai, quy định “1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản
lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.”
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3, điều 13 Luất đất đai 2003, “3.
Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng”. Như vậy, trong trường hợp xác định được mục đích sử dụng, đất sẽ
khơng cịn thuộc nhóm đất chưa sử dụng và khơng được coi là đất được giao cho
xã quản lý đối với đất chưa sử dụng và không thuộc trường hợp thu hồi theo
điểm đ, khoản 1, điều 64 Luật đất đai.
- Đối với đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của
Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn chiếm, là chưa

thỏa mãn.
Cơ sở: Theo quy định của Luật đất đai thì các trường hợp khơng được
chuyển quyền sử dụng đất phải trên cơ sở đất đã được giao, tuy nhiên trong
trường hợp đất chưa được giao thì khơng áp dụng được trường hợp này.

14


Cụ thể, khoản 2, điều 173 Luật đất đai 2013 quy định: “2. Tổ chức được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất khơng có quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất; khơng được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật đất đai, còn các trường hợp thu hồi sau:
“1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn cơng
trình cơng cộng sau khi Nhà nước đã cơng bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc
lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới
xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan,
cơng trình sự nghiệp, cơng trình cơng cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả
lại cho cơng trình mà khơng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.”
Và theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 102 Luật Đất đai năm 2013:
“2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất được giải quyết như sau:
a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất khơng sử dụng, sử dụng khơng
đúng mục đích, cho mượn, cho th trái pháp luật, diện tích đất để bị lấn, bị
chiếm”
Như vậy, trong trường hợp chiếm đất của ông T sẽ bị UBND tỉnh thu hồi

đất trong quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, do đây không phải là giai đoạn xem xét cấp GCNQSD đất, nên
việc ra quyết định thu hồi là chưa thỏa mãn.
* Phương án 3: giải quyết tranh chấp đất đai
Điều kiện áp dụng:

15


Theo quy định tại khoản 24, điều 3, Luật đất đai 2013, thì “24. Tranh
chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai
hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Như đã phân tích ở trên, ơng T có hành vi chiếm đất( vi phạm khoản 1,
điều 12 Luật đất đai năm 2013) “1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai”, do vậy, khi
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ khơng cịn dừng lại ở mối quan
hệ giữa tổ chức sử dụng đất với cá nhân (quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất) mà là mối quan hệ giữa nhà nước (chủ sở hữu) với cá nhân vi phạm pháp
luật về đất đai.
Trong trường hợp đất chưa giao sẽ xử lý theo con đường xử lý vi phạm
hành chính, trong trường hợp đất đã được giao mà bị chiếm sẽ xử lý theo hướng
thu hồi đối với các trường hợp theo quy định tại khoản 1, điều 64 Luật đất đai và
Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như trên.
Mặt khác, việc giải quyết tranh chấp đất đai phải theo quy định trình tự,
thủ tục chặt chẽ, hồ sơ vụ việc không thể hiện đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai.
2.3.2. Lựa chọn phương án giải quyết
Trên cơ sở kết quả xác minh, xác định việc sử dụng đất của ông T là vi
phạm pháp luật về đất đai, cụ thể là hành vi chiếm đất nên có thể nghiên cứu,
giải quyết vụ việc theo trình tự về xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, so với
02 phương án cịn lại thì giải quyết theo phương án thứ nhất có đầy đủ cơ sở

pháp lý nhất, hợp lý nhất.
2.4. Lập Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
- Thứ nhất: Tham mưu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết
định giải quyết việc ơng T đòi quyền sử dụng 377m2 đất nằm trong 3.101 m2 đất
của UBND xã Y ( khu đất trụ sở UBND xã cũ) huyện B như sau:
+ Không công nhận việc sử dụng đất của ông T đối với 377m 2 đất nằm
trong 3.101 m2 đất trụ sở UBND xã Y cũ thuộc thửa số 174 tờ bản đồ số 38 đo
16


đạc địa chính năm 2007 xã Y , huyện B, hiện nay ông T đang chiếm dụng để
trồng màu;
+ Yêu cầu ông T thu hoạch hết hoa màu để trả lại 377m2 đất cho UBND xã Y
quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày
nhận được Quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Yêu cầu UBND xã Y có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu
quả 3.101 m2 đất (khu trụ sở UBND xã cũ) và lập hồ sơ cấp GCNQSD đất theo
quy định của pháp luật.
- Thứ hai: Tổ chức thực hiện Quyết định trên thực tế, thuyết phục ông T thu
hoạch hoa màu để tránh thiệt hại về kinh tế, sau đó trả lại đất cho UBND xã. Nếu
ơng T khơng tự nguyện thi hành thì sẽ tổ chức cưỡng chế và thực hiện các biện pháp
khác theo quy định.
- Thứ ba: Kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các cá nhân, cơ quan có liên
quan trong cơng tác quản lý đất đai khi để xảy các hành vi lấn, chiếm đất ở địa
phương kéo dài mà khơng có biện pháp xử lý triệt để, giảm giảm lòng tin của nhân
dân đối với Nhà nước.
- Thứ tư: Sau khi hoàn thành các nội dung trên, đơn vị chuyên môn được giao
nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện Quyết định sẽ có trách nhiệm lập báo cáo với
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên về kết quả tổ chức triển khai thực hiện
Quyết định trên thực tế.


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Quá trình diễn biến cụ thể cho thấy tính chất phức tạp của tình huống nói
trên, vụ việc đã kéo dài nhiều năm, giải quyết nhiều lần nhưng chưa dứt điểm,
gây dư luận không tốt trong nhân dân. Vì vậy, để giải quyết triệt để vụ việc phải
có sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, đề cao vai trò của thủ trưởng các
cơ quan nhà nước các cấp trong việc phối hợp thực hiện giải quyết vụ việc.
Trong quá trình giải quyết, để hiểu đúng bản chất của vấn đề, sự việc thì việc
17


điều tra, xác minh là vơ cùng quan trọng, nó phải mang tính khoa học, chính
xác, từ đó đưa ra được những kết luận rõ ràng, có cơ sở pháp lý giúp giải quyết
vụ việc một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, có tính khả thi cao, khơng để
tình trạng chiếm dụng đất kéo dài gây mất an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã
hội trên địa bàn.
Trên cơ sở thu thập, xác minh tài liệu và nghiên cứu quy định của pháp
luật liên quan đến vụ việc, có thể đưa ra một số kết luận sau:
- Việc ông Triệu Văn Tuyên sử dụng 377m2 trong tổng số 3.101m2 đất trụ
sở UBND xã Y cũ, tại thửa số 174 tờ bản đồ số 38 đo đạc địa chính năm 2007 xã
Y, huyện B là trái quy định của pháp luật, vì nguồn gốc khu đất là của UBND xã
Y quản lý, sử dụng từ năm 1960 đến nay và đã đăng ký quyền sử dụng đất tại sổ
mục kê của xã từ năm 1995.
- UBND xã Y quản lý lỏng lẻo đã để cho dân chiếm dụng 377 m 2 trong
tổng số 3.101 m2 đất trụ sở UBND xã Y cũ mà khơng có biện pháp giải quyết
dứt điểm, ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương.
Vụ việc được phát hiện từ năm 2004, UBND xã Y cũng đã giải quyết nhiều lần
và đều yêu cầu ông T trả lại đất tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc yêu cầu, khi ông T
vẫn cố tình chiếm dụng, không trả lại đất thì xã cũng khơng có biện pháp gì tiếp

theo, mãi gần đây mới chuyển hồ sơ lên cấp trên xem xét giải quyết.
3.2. Kiến nghị
- Đối với các cấp ủy Đảng: Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
đối với công tác quản lý đất đai. Quán triệt, chỉ đạo các cấp chính quyền địa
phương, các cơ quan chuyên môn thực hiện, tuân thủ nghiêm chỉnh chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tốt công tác quản
lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền của mình, khơng để xảy ra tình trạng
tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài xảy ra, gây mất đồn kết, uy tín trong
nhân dân, tạo mơi trường ổn định để nhân dân tin tưởng lao động, sản xuất, phát
triển kinh tế từ tài nguyên đất.

18


- Đối với các cơ quan nhà nước: Phải tăng cường, đổi mới công tác tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm,
trọng điểm để người dân biết, hiểu và thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của
người sử dụng đất, không để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Cần tăng cường, củng cố lại công tác quản lý đất đai từ trung ương đến
địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho
đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp,
khiếu kiện về đất đai.
Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai,
phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các
trường hợp vi phạm; Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu
kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan
có thẩm quyền.
- Đối với cá nhân có thẩm quyền: Làm đúng chức năng, nhiệm vụ được

giao, giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai nhanh chóng, chính xác, đúng
trình tự, quy định của pháp luật.
Trên đây là tình huống giải quyết một vụ việc vi phạm pháp luật về đất
đai. Qua đó, với tư cách là một công chức trong cơ quan quản lý nhà nước tơi
nhận thấy để hồn thành mọi nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước giao cho, bản thân
tôi phải khơng ngừng nỗ lực, phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc đồng
thời tiếp tục nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, xứng
đáng với sự tín nhiệm của cơ quan, tổ chức, từ đó góp phần làm cho cơng tác
quản lý nhà nước có hiệu quả, chất lượng.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hiến pháp năm 3013;
2. Luật Đất đai năm 2013;
3. Luật Đất đai năm 2003;
4. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
5. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
6. Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
7. Quyết định số 499QĐ/ĐC ngày 27/7/1995 của Tổng cục địa chính ban
hành quy định mẫu sổ địa chính; sổ mục kê đất; sổ cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; sổ theo dõi biến động đất đai;
8. Giáo trình Kỹ năng- tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

20




×