Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập môn toán lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒNG THỊ HẢO

XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MƠN TỐN LỚP 12

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒNG THỊ HẢO

XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
MƠN TỐN LỚP 12

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN Y


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012

2


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Người cam đoan

Hoàng Thị Hảo

3


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
- TS.Nguyễn Văn Y, Trường Cán Bộ TP. HCM, đã tận tình hướng dẫn người nghiên cứu trong
q trình hồn thành luận văn.
- TS. Võ Thị Xuân – Khoa sư phạm kỹ thuật trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, đã có
những tư vấn quan trọng giúp người nghiên cứu hoàn thành luận văn.
- Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.
- Q Thầy Cơ trong Ban Giám Hiệu, Phịng Đào tạo, Khoa Sư phạm Kỹ thuật và Quý Thầy Cô
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho
người nghiên cứu hồn thành khóa học.
- Q tác giả của các tài liệu mà người nghiên cứu đã sử dụng để tham khảo trong quá trình

nghiên cứu đề tài.
- Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô đồng nghiệp trường THPT Thủ Đức TP Hồ Chí Minh.
- Các Anh, Chị lớp cao học Giáo dục khóa 18 Trường Đại học Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ
Chí Minh.
Đã rất tận tình giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và làm luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2012
Người nghiên cứu

Hoàng Thị Hảo

4


TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được Bộ Giáo dục và
Đào tạo chỉ đạo đưa vào trong các kỳ kiểm tra, thi học kỳ, thi tốt nghiệp, tuyển sinh một số môn học
trên phạm vi cả nước. Hoạt động này không chỉ nhằm đánh giá khách quan kết quả đạt được của học
sinh mà còn hướng vào việc cải thiện thực trạng; đề xuất những phương hướng đổi mới kiểm tra
đánh giá, qua đó điều chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Để đáp ứng nhu cầu trên,
người nghiên cứu đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với tên đề tài: “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc
nghiệm đánh giá kết quả học tập mơn tốn lớp 12”.
Trong điều kiện hạn chế về thời gian, mục tiêu nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong
phạm vi: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập mơn tốn giải tích lớp 12
tại trường THPT Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Trong đề tài, tác giả đã trình bày tính cấp thiết của đề tài cũng như những nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu mà tác giả thực hiện để làm sáng tỏ đề tài.
Về nội dung nghiên cứu, tác giả đã trình bày các cơ sở khoa học, cơ sở lý luận cũng như
những cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện đề tài; Tìm hiểu được thực trạng kiểm tra đánh giá tại
trường THPT Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành xây dựng ngân hàng câu
hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập mơn tốn giải tích lớp 12.

Đề tài đã đạt được những kết quả sau:
- Góp phần làm sáng tỏ các khái niệm, cách biên soạn và quy trình xây dựng ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Biên soạn được 260 câu hỏi trắc nghiệm cho mơn tốn giải tích lớp 12. Kết quả phân
tích, thu được 235 câu hỏi đảm bảo các tiêu chuẩn của câu hỏi trắc nghiệm; 3 câu có độ phân
cách âm và 22 câu có độ phân cách kém; sẽ được lưu lại để điều chỉnh và thử nghiệm sau.
- Ứng dụng phần mềm Quest và ConQuest để phân tích câu hỏi trắc nghiệm bằng lý
thuyết hiện đại theo mơ hình Rasch.
- Xác định những nội dung liên quan đến đề tài sẽ tiếp tục được thực hiện và phát triển
sau này.

5


ABSTRACT

In recent years, objective testing method approved by the Vietnamese Ministry of
Education and Training has been applied to used in the direct examinations, semester
examinations, graduation examinations, entrance examinations in the whole country.
This method This activity is not only objectively evaluate learners’ achievements but it is
also aimed at improving the situation of testing and proposing a new trend in
measurement and assessment and hence to adjust and improve the quality and efficiency
of education. To meet demand, authors has been conducting research thesis titled:
"Building a bank of multiple choice questions to assess the learning outcomes in math
class 12".
In terms of time limitations, the research objectives of the research are limited in
scope: Building a bank of multiple choice questions to assess the learning outcomes in
math class 12 at Thu Duc high school in Ho Chi Minh City.
In this thesis, authors has presented the urgency of the topic as well as the tasks
and methods of research that the author made to clarify the topic.

The content of research, the author presents the scientific facilities, as well as a
theoretical basis but the factual basis for the implementation of the subject; to find out
the real educational context reviewed at Thu Duc high schools in Ho Chi Minh City. On
this basis, the author conducts building the bank of multiple-choice questions to assess
the learning outcomes in analytical grade 12 math.
The outcomes of the thesis are as following:
- Contributed and clarify the concepts, how to compile and build process objective
test question bank.

6


- Compiled 260 multiple choice questions for grade 12 math analysis. Analysis results,
obtained 235 questions to ensure the standards of multiple choice questions; 3 sentences
negative resolution and 22 questions with resolution is inconsistent ; will be saved to
tuning and testing follows.
- Applied Applications Quest and Conquest software to analyze multiple-choice
questions in the modern theory RASCH model.
- To define the content related topics that will continue to be taken into
consideration and developed afterwards.

MỤC LỤC

Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài

Lý lịch cá nhân ................................................................................................. i

Lời cam đoan ................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ...................................................................................................... iii
Tóm tắt ........................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................... vi
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. ix
Danh mục các hình ......................................................................................... x
Danh mục các bảng ......................................................................................... xi
A. PHẦN MỞ ĐẦU
7


1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3
3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Giới hạn đề tài ............................................................................................. 4
7. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................... 5
B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU
HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN HỌC

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 6
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................... 6
1.1.2. Tại Việt Nam .......................................................................................... 7
1.1.3. Cơng trình liên hệ .................................................................................. 8
1.2. Khái niệm trắc nghiệm khách quan (Objective test) .............................. 8
1.2.1. Trắc nghiệm (Test ) ................................................................................ 8
1.2.2. Trắc nghiệm khách quan (Objective test) ............................................. 9

1.2.3. Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ............................................................ 10
1.2.4. So sánh phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận .................. 10
1.3. Thuật ngữ liên quan đến đề tài ................................................................ 12

8


1.4. Mục đích sử dụng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: ............. 13
1.5. Các hình thức và nguyên tắc soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm khách
quan........................................................................................................... 15
1.6. Phân tích câu trắc nghiệm ........................................................................ 19
1.7. Phân tích câu trắc nghiệm theo mơ hình RASCH ..................................... 23
1.8. u cầu độ tin cậy và độ giá trị của bài trắc nghiệm................................ 26
1.9. Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ................................ 28
1.10. Một số yếu tố tác động đến quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi ..... 37
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 38
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NGÂN HÀNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TỐN LỚP 12
2.1. Giới thiệu mơn tốn bậc THPT ................................................................. 39
2.1.1. Vai trị, vị trí của mơn tốn.................................................................... 39
2.1.2. Đặc điểm của mơn tốn ở trường THPT ............................................... 39
2.1.3. Mục tiêu mơn tốn ở trường trung học phổ thơng .............................. 40
2.1.4. Yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá....................................................... 41
2.2. Giới thiệu mơn tốn lớp 12 ...................................................................... 42
2.2.1 Những đặc trưng cơ bản của mơn tốn lớp 12 ...................................... 42
2.2.2. Phân phối chương trình......................................................................... 43

9



2.3. Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá môn toán lớp 12 tại trường THPT Thủ
Đức, TP. HCM ................................................................................................... 44
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 49
Chương 3: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MƠN
TỐN GIẢI TÍCH LỚP 12
3.1. Một số định hướng cơ bản cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm
mơn tốn lớp 12 .............................................................................................. 50
3.2. Giới thiệu mơn học giải tích tốn lớp 12 .................................................. 51
3.2.1 Vị trí mơn học: ........................................................................................ 51

3.2.2 Chương trình tốn Giải tích lớp 12......................................................... 51
3.2.3. Mục tiêu của mơn học: .......................................................................... 52
3.2.4. Phân phối các bài kiểm tra môn Giải tích 12 theo chương trình .......... 56
3.3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mơn tốn giải tích lớp12…. ... 57
3.3.1. Phân tích nội dung mơn học.................................................................. 57
3.3.2. Mục tiêu kiểm tra đánh giá ................................................................... 57
3.3.3. Lập dàn bài trắc nghiệm ........................................................................ 58
3.3.4. Biên soạn các câu trắc nghiệm ............................................................. 62
3.3.5. Lấy ý kiến tham khảo về các câu trắc nghiệm ....................................... 63
3.3.6. Tổ chức thử nghiệm, phân tích câu trắc nghiệm .................................. 68
3.3.7. Lập ngân hàng câu hỏi cho môn học ..................................................... 92
10


Kết luận chương 3 ........................................................................................... 93
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận ........................................................................................................ 94
2. Tự đánh giá những đóng góp của đề tài ..................................................... 95
3. Hướng phát triển của đề tài ........................................................................ 96
4. Khuyến nghị ................................................................................................. 96


TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 98

11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

CHTN

: Câu hỏi trắc nghiệm

GDĐT

: Giáo dục đào tạo

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

KTĐG


: Kiểm tra đánh giá

Lớp ĐC

: Lớp đối chứng

Lớp TN

: Lớp thực nghiệm

SGK

: Sách giáo khoa

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thơng

TP HCM
TN
TNKQ

: Thành phố Hồ Chí Minh
: Trắc nghiệm
: Trắc nghiệm khách quan


12


DANH MỤC CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm .................................. 29
Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ giữa Thư viện câu hỏi – Ma trận đề kiểm tra
và Đề kiểm tra ...................................................................................................... 35
Hình 2.1: Biểu đồ biểu thị về nội dung chương trình học ................................................... 46
13


Hình 2.2: Biểu đồ biểu thị về phương pháp giảng dạy ........................................................ 47
Hình 2.3: Biểu đồ biểu thị về hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá .................................... 48
Hình 3.1: Biểu đồ phân bố tỉ lệ các mục tiêu so với các mức độ nhận biết ........................ 63
Hình 3.2: Biểu đồ phân bố tỉ lệ các điểm kiểm tra HK1 (đơn vị tính: %) ................... 68
Hình 3.3: Biểu đồ phân bố tỉ lệ các điểm kiểm tra HK2 (đơn vị tính: %) ................... 70
Hình 3.4: Biểu đồ phân bố độ khó của các câu trắc nghiệm ............................................... 84
Hình 3.5: Biểu đồ phân bố độ phân cách của các câu trắc nghiệm ..................................... 85

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG


Bảng 1.1: So sánh phương pháp TNKQ và tự luận .................................................................. 11
Bảng 1.2: Tương quan giữa độ khó và mức độ khó của câu hỏi............................................. 20
Bảng 1.3: Tương quan giữa loại câu trắc nghiệm và tỉ lệ may rủi........................................... 21
14


Bảng 1.4: Ý nghĩa của chỉ số phân cách ................................................................................... 22
Bảng 1.5: Dàn bài trắc nghiệm Môn học:…………… ................................................................. 34
Bảng 2.1: Phân phối số tiết học .............................................................................................. 43
Bảng 2.2: Khung phân phối chương trình học tốn lớp 12 ................................................... 43
Bảng 2.3: Biểu thị về nội dung chương trình học.................................................................... 46
Bảng 2.4: Biểu thị về phương pháp giảng dạy ........................................................................ 47
Bảng 2.5: Biểu thị về hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá ..................................................... 48
Bảng 3.1: Mục tiêu đối với môn tốn Giải tích lớp 12 ............................................................ 52
Bảng 3.2: Mục tiêu cụ thể đối với mơn tốn Giải tích lớp 12 ................................................. 53
Bảng 3.3: Bảng phân phối các bài kiểm tra định kỳ mơn tốn Giải tích 12............................. 56
Bảng 3.4: Bảng trọng số bài kiểm tra chương I ....................................................................... 59
Bảng 3.5: Bảng trọng số bài kiểm tra chương II ..................................................................... 60
Bảng 3.6: Bảng trọng số bài kiểm tra chương III ..................................................................... 60
Bảng 3.7: Bảng trọng số bài kiểm tra chương IV..................................................................... 61
Bảng 3.8: Bảng trọng số bài kiểm tra Học kỳ I ........................................................................ 61
Bảng 3.9: Bảng trọng số bài kiểm tra Học kỳ II ....................................................................... 62
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp trọng số các câu hỏi đã được thiết kế .......................................... 63
Bảng 3.11: Bảng thống kê các ý kiến tham khảo về bộ câu hỏi trắc nghiệm .......................... 64
Bảng 3.12: Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra học kỳ 1 ....................................................... 67
Bảng 3.13: Bảng số liệu thống kê bài kiểm tra học kỳ 1, Lớp 12T3 - 12A4 ............................. 67
Bảng 3.14: Bảng số liệu thống kê bài kiểm tra học kỳ 1, lớp 12A 1 ........................................ 68
Bảng 3.15: Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra học kỳ 2 ....................................................... 68

Bảng 3.16: Bảng số liệu thống kê bài kiểm tra học kỳ 2, lớp 12T3, 12A4 ............................... 69

Bảng 3.17: Bảng số liệu thống kê bài kiểm tra học kỳ 2, lớp 12A1 ......................................... 69
Bảng 3.18: Thông tin tổng quát bài kiểm tra chương 1 .......................................................... 71
Bảng 3.19: Thống kê độ khó và đáp án ................................................................................... 71
15


Bảng 3.20: Thống kê độ phân cách ......................................................................................... 73
Bảng 3.21: Mức độ phù hợp với mơ hình Rasch ..................................................................... 75
Bảng 3.22: Chỉ số thống kê các câu hỏi trắc nghiệm đề kiểm tra chương 1 ........................... 77
Bảng 3.23: Minh họa sự phù hợp các câu TN trong bài kiểm tra chương 1 ........................... 78
Bảng 3.24: Minh họa sự phân bố độ khó CHTN với năng lực của học sinh ............................ 79
Bảng 3.25. Độ khó và độ phân cách của các đề kiểm tra cuối chương................................... 81
Bảng 3.26: Độ khó, độ phân cách các đề kiểm tra cuối học kỳ 1, học kỳ 2 ............................. 83
Bảng 3.27. Bảng phân bố tần số các câu trắc nghiệm theo độ khó ........................................ 84
Bảng 3.28: Bảng phân bố tần số các câu trắc nghiệm theo độ phân cách ............................. 85
Bảng 3.29: Bảng thống kê các câu hỏi trắc nghiệm có độ phân cách kém ............................. 86
Bảng 3.30. Bảng thống kê số lượng câu hỏi trắc nghiệm sau khi thử nghiệm và phân tích. .. 92

16


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và Đào tạo là khâu quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa hết sức to lớn
trong sự phát triển con người, phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Điều này đã
được khẳng định qua việc Đảng và Nhà nước ta đã thật sự coi “Giáo dục và Đào tạo là
quốc sách hàng đầu”. Để giáo dục đào tạo thực sự hiệu quả, hệ thống giáo dục nước ta
đã được cải cách, đổi mới, từng bước hiện đại hóa nhằm mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân
lực có đủ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, năng động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.
Điều đó được nhấn mạnh trong: Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn
2011-2020 (Đại hội XI của Đảng), “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
quốc dân”.
Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X
về đổi mới chương trình phổ thông đã khẳng định: “ Đổi mới nội dung chương trình,
sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc phân cấp và
đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục”.
Mục 2 điều 11 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục xác
định: “ Việc đánh giá kết quả học tập, công nhận người học hồn thành chương trình
mơn học, cấp học hoặc trình độ đào tạo bằng hình thức kiểm tra, thi kết thúc môn học,
thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp; kết quả kiểm tra, thi là một căn cứ chủ yếu giúp nhà
trường và các cấp quản lý giáo dục đánh giá chất lượng giáo dục”.

17


Đổi mới giáo dục trong đó đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá là một trong
những khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới kiểm tra, đánh
giá tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Có nhiều cách thức kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của học sinh: kiểm tra vấn đáp, kiểm tra tự luận,… Trong các hình thức
kiểm tra thì trắc nghiệm khách quan là hình thức đáp ứng được yêu cầu của kiểm tra
đánh giá nhất. Thi trắc nghiệm có độ may rủi thấp hơn rất nhiều so với tự luận. Đề thi
trắc nghiệm thường bao gồm 50 – 100 câu hỏi nhỏ phủ kín tồn bộ nội dung mơn
học.Vì vậy thí sinh khơng thể học tủ một số phần nào đó của mơn học như khi thi tự
luận do đó kết quả đánh giá sẽ khách quan và chính xác hơn.

Đánh giá kết quả học tập là một bộ phận chủ yếu trong quy trình đào tạo. Qua
đó chúng ta thẩm định được chất lượng của sản phẩm đào tạo, bên cạnh đó nó tác động
trở lại một cách mạnh mẽ đối với quy trình đào tạo, phương pháp đào tạo, thái độ học
tập và giảng dạy, đảm bảo sự nghiêm túc, khách quan, công bằng, tạo những quan hệ
mới đúng đắn giữa thầy và trò, tạo động lực thúc đẩy tính tích cực, chủ động của người
học, tạo điều kiện để cơng tác quản lý đào tạo có hiệu quả.
Hiện nay, do nhiều lí do mà việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
trong các trường phổ thơng nói chung, trường THPT Thủ Đức nói riêng, giáo viên chưa
đề cao đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh. Giáo viên mới chỉ
đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học mà chưa chú
ý đến u cầu thực hiện những cơng việc có ý nghĩa giống với những thách thức đời
thường sẽ gặp sau này để xem người học hình thành kỹ năng đến mức nào. Theo các
nhà nghiên cứu giáo dục thì cái quan trọng nhất trong việc đào tạo ở THPT là dạy cách
học, do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh
giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra
đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và
kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu
dạy học".

18


Thực tiễn việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn tốn của học sinh phổ
thơng bằng hình thức trắc nghiệm khách quan đang là một vấn đề thời sự thu hút sự
quan tâm không chỉ của riêng ngành giáo dục TP HCM mà của toàn ngành giáo dục
trong cả nước. Bởi vì, trong chương trình phổ thơng, hiện nay mơn tốn là mơn có hình
thức thi tự luận.
Nhận thức được tầm quan trọng của hình thức kiểm tra đánh giá bằng trắc
nghiệm khách quan trong việc nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá quá trình học tập
của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Đó cũng là lý do để người nghiên cứu

thực hiện đề tài “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập
mơn tốn lớp 12”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu:
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập mơn tốn lớp 12
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trắc nghiệm; Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập.
- Khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá mơn tốn lớp 12, xác định ngun nhân của
thực trạng.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập mơn tốn lớp 12
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu xây dựng được ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập mơn
tốn lớp 12 thì sẽ góp phần phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm tra đánh giá khách
quan kết quả học tập mơn tốn của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
ở trường THPT.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập mơn tốn lớp 12
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nội dung dạy học mơn tốn lớp 12
19


Mục tiêu dạy học của mơn tốn lớp 12
Giáo viên đang tham gia giảng dạy toán lớp 12 và học sinh khối 12
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các văn bản pháp lý;
Các tài liệu là cơ sở lý luận về xây dựng ngân hàng câu hỏi đánh giá kiến thức

mơn tốn lớp 12;
Các tài liệu liên quan.
5.2. Thử nghiệm
Thử nghiệm các câu hỏi đánh giá kiến thức toán lớp 12 trong điều kiện thực tế
để xác định tính khả thi của ngân hàng câu hỏi khi áp dụng vào thực tiễn đánh giá;
Phân tích các câu hỏi trắc nghiệm để trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh cho phù hợp
với các yêu cầu khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm.
5.3. Thống kê, phân tích dữ liệu
Sử dụng phần mềm Excel, SPSS, Phần mềm Quest chạy mơ hình Rasch để xử lý
số liệu thống kê.
Thống kê, tổng hợp các số liệu của quá trình thử nghiệm để trên cơ sở đó phân
tích các câu trắc nghiệm, các bảng kiểm đánh giá quy trình đồng thời đưa ra kết luận
hoặc điều chỉnh nội dung nghiên cứu.
5.4. Tổng hợp ý kiến
Trao đổi, phát phiếu lấy ý kiến về bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá của những
chuyên gia, giáo viên dạy toán lớp 12 lâu năm.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên người nghiên cứu xin giới hạn đề tài là:
“ Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập mơn tốn Giải
tích lớp 12 tại trường THPT Thủ Đức”. Đồng thời người nghiên cứu xin giới hạn
biên soạn khoảng 260 câu hỏi trắc nghiệm đưa vào ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm

20


dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn tốn Giải tích của học sinh lớp 12
trường THPT Thủ Đức.
Chương trình sẽ được thử nghiệm đối với lớp 12A4 và 12T3 của trường THPT Thủ
Đức TP HCM.
7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Thời gian
Nội dung

Tháng Tháng

Tháng

Tháng

Tháng

8/2011 9/2011 10/2011 11/2011 12/2011

nghiên cứu
1. Hoàn thành đề
cương nghiên cứu.
2. Viết cơ sở lý
luận
3. Biên soạn câu
hỏi trắc nghiệm

Tháng
01&
02/2012

Tháng
03/2012

X


X

X

X

X

4. Lấy ý kiến,
phân

tích,

điều

X

chỉnh, sắp xếp các
câu trắc nghiệm.
5. Thực nghiệm,
đánh giá, chỉnh

X

sửa các câu trắc
nghiệm.
6. Viết luận văn.

X


7. Trình giáo viên

X
X

hướng dẫn.
8. Sửa hồn chỉnh

X

X

và nộp luận văn

21


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU
HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên Thế giới
Khoa học về đo lường đánh giá trong giáo dục trên thế giới đã phát triển từ xa
xưa, nhưng lĩnh vực khoa học về trắc nghiệm thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế
kỷ 19, đầu thế kỷ 20.1
Nhà tâm lí học người Anh là Francis Golton (1822-1911) đã dùng trắc nghiệm
tâm lí đo năng lực trí tuệ con người.
Nhà tâm lí học người Mĩ J. MC.Catlen (1860-1944) cho ra đời cuốn sách “Các
trắc nghiệm về đo lường trí tuệ” xuất bản năm1890 tại NewYork.
Năm 1905 nhà tâm lí học ngừời Pháp Alfred Binet và bác sĩ tâm thần Theodore

Simon làm trắc nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
Năm 1910, G.Mimister beg xây dựng trắc nghiệm tuyển chọn nghề.
Năm 1916, Lewis Terman người Mỹ cải tiến trắc nghiệm trí tuệ Simon – Binet
và sử dụng tại đại học Stanford. Ngày nay, trắc nghiệm trí tuệ Simon – Binet đã được
cải tiến và áp dụng với tên gọi trắc nghiệm trí tuệ IQ (Intelligence Quotient).
Năm 1923, Bộ trắc nghiệm thành quả học tập tổng hợp đầu tiên Stanford
Achievement Test ra đời tại Mỹ.
Năm 1935, Mỹ đưa vào chấm trắc nghiệm bằng máy của IBM
Năm 1950, Mỹ thành lập Hội Quốc gia về đo lường trong giáo dục (National
Council on Measurement in Education - NCME).

1

Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.15

22


Từ đó đến nay khoa học về đo lường trong tâm lý giáo dục đã phát triển liên tục
và phát triển mạnh mẽ.

1.1.2. Tại Việt Nam
Từ đầu thập niên 1950, học sinh Việt Nam đã được tiếp xúc với trắc nghiệm qua
cuộc khảo sát khả năng ngoại ngữ do các cơ quan Quốc tế tổ chức.2
Năm 1960, các tập san giáo dục có các bài giới thiệu trắc nghiệm khách quan về
tâm lý và giáo dục.
Năm 1964, miền Nam thành lập cơ quan đặc trách về trắc nghiệm lấy tên “
Trung tâm trắc nghiệm và hướng dẫn”.
Năm 1969, các môn trắc nghiệm thành quả học tập và thống kê giáo dục được
chính thức giảng dạy tại Đại học Sư Phạm Sài Gòn.

Niên học 1973 – 1974, ở Miền Nam thi tú tài tất cả các môn bằng trắc nghiệm.
Từ năm 1975 đến 1993, hình thức trắc nghiệm được áp dụng trong thi kiểm tra
thành tích học tập mơn ngoại ngữ.
Sau khi thống nhất đất nước, năm 1996 thử nghiệm thi tuyển đại học bằng
TNKQ tại trường Đại học Đà Lạt. Nhưng sau kỳ thi thí điểm, TNKQ khơng được triển
khai mở rộng.
Năm 2006, thi tốt nghiệpTHPT và thi tuyển sinh đại học, cả nước thi TNKQ
môn ngoại ngữ.
Từ năm 2007 cho đến nay, trong các kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại
học ở nước ta đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan ( dạng trắc nghiệm
nhiều lựa chọn) đối với các mơn lý, hóa, sinh và anh văn. Trong tương lai, hình thức thi
bằng trắc nghiệm khách quan sẽ được áp dụng thêm cho nhiều mơn học khác.
Những nghiên cứu về trắc nghiệm có liên quan đến đề tài:
- “Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm”, Bộ giáo dục và đào tạo – Vụ Đại học.
- “ Viết và phân tích trắc nghiệm giáo dục” của tác giả Huỳnh Huynh.

2

Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KH, tr.206

23


- “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập” và “Trắc nghiệm tiêu chí” của Dương
Thiệu Tống.
- “ Trắc nghiệm và ứng dụng ” của Lâm Quang Thiệp.
- “ Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách
quan” của Lý Minh Tiên, Đoàn văn Điều, Trần Thị Thu Mai, Võ Văn Nam, Đỗ Hạnh
Nga.
- “ Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục” của Nghiêm Xuân Nùng.

- “ Trắc nghiệm” của Châu Kim Lang.
- “ Ngân hàng câu hỏi thi” của Phạm Xuân Thanh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ...
Ngồi ra cịn một số bài viết bàn về trắc nghiệm được đăng trên tạp chí giáo
dục, nghiên cứu giáo dục như: “ Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan: ưu,
nhược điểm và các tình huống sử dụng ” của Nguyễn Xuân Huỳnh, “ Sử dụng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan trong dạy học” của Lê Thị Nam, “ Khả năng sử dụng phương
pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập” của Nguyễn Hoàng Bảo
Thanh , “Bản chất của câu hỏi trong dạy học” của Lê Thanh Oai hay “Một số vấn đề về
thử nghiệm câu hỏi kiểm tra” của Ðặng Xuân Cương,… Bên cạch đó cũng có nhiều
tài liệu, cơng trình nghiên cứu về trắc nghiệm bộ mơn tốn của nhiều tác giả như:
“ Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan” của PGS.TS Nguyễn Văn Lộc; “Hệ
thống bài tập trắc nghiệm toán 12” của Trần Đức Huyên, tài liệu trường THPT Lê
Hồng Phong, TP. Hồ Chí Minh,…
1.1.3. Cơng trình liên hệ
Một số đề tài đã thực hiện về xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm như:
“Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ lớp 10”, luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh; “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mơn Tốn đại số
tuyến tính cho sinh viên khối không chuyên trường Đại học Sài Gòn”, luận văn thạc sĩ
của Cổ Tồn Minh Đăng; “Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong
dạy học về phương pháp tọa độ trong không gian – lớp 12 THPT” luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Thu Hằng, “Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kiến thức
và ngân hàng đề thi kỹ năng cho nghề dệt may thổ cẩm theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề”,
24


luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Hằng,…
Trên đây là một số tìm hiểu về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Hầu
hết các đề tài đã góp phần làm sáng tỏ các khái niệm, cách biên soạn, cách đánh giá và
quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Tuy nhiên các đề tài mới chỉ dừng lại phân tích câu hỏi trắc nghiệm bằng lý

thuyết cổ điển, như vậy mới chỉ đánh giá được khoảng 54% tổng số thí sinh tham gia
( 27% nhóm cao và 27% nhóm thấp).
Chưa có cơng trình nghiên cứu xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mơn
tốn giải tích lớp 12, và cũng chưa có đề tài nào phân tích câu hỏi trắc nghiệm bằng lý
thuyết khảo thí hiện đại theo mơ hình tốn học về đo lường trong giáo dục như mơ hình
Rasch chạy bằng các phần mềm quest, conquest, bigsteps, winsteps hay facet,...
Nên qua sự tìm hiểu này sẽ giúp người nghiên cứu có được sự hiểu biết sâu
sắc hơn và đầy đủ hơn về đề tài của mình, đồng thời qua đó người nghiên cứu có
thể học tập các ưu điểm để bổ sung các ý hay cho đề tài của mình cũng như rút kinh
nghiệm tránh mắc phải các sai sót, hạn chế.
1.2. Khái niệm trắc nghiệm khách quan (Objective test)
1.2.1. Trắc nghiệm (Test )
Theo GS Dương Thiệu Tống: Trắc nghiệm là một dụng cụ hay phương thức hệ thống
nhằm đo lường một mẫu các động thái (behavior) để trả lời cho câu hỏi “ Thành tích
của cá nhân như thế nào, so sánh với những người khác hay so sánh với một lĩnh vực
các nhiệm vụ học tập được dự kiến” 3
Trong giáo trình “ Đánh giá và đo lường kết quả học tập”, tác giả Trần Thị
Tuyết Oanh đã trích dẫn định nghĩa của Gronlund như sau: Trắc nghiệm là một công
cụ hay một quy trình có hệ thống nhằm đo lường mức độ mà cá nhân đạt được trong
một lĩnh vực cụ thể.4
Theo GS. Trần Bá Hoành: Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp đo
để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của học sinh ( chú ý, tưởng tượng, ghi

3

4

Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KH, tr.364
Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB ĐH Sư Phạm, tr.61


25


×