Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Chuyên đề tiến trình thơ hiện đại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.39 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi
tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng,
huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng n
Thơ Ơng sang trọng, có dư vị hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc thái Đông
phương
Các tác phẩm tiêu biểu
Các tập thơ:


Thơ say (1940)



Mây (1943)



Thơ lửa (cùng Đoàn Văn Cừ, 1948)



Rừng phong (1954)



Hoa đăng (1959)



Tâm sự kẻ sang Tần (1961)





Lửa từ bi (1963)



Ta đợi em từ 30 năm (1970)



Đời vắng em rồi say với ai (1971)



Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)...

Kịch thơ:


Trương Chi (1944)



Vân muội (1944)



Hồng diệp (1944)


1


Cái say trong Thơ say – Vũ Hồng Chương
Khơng khí chủ đạo của “Thơ Mới” là nỗi buồn, nỗi buồn trùng điệp,
mn hình vạn trạng. Từ xưa đến nay, Nỗi buồn tồn tại trong tâm hồn con
người, đặc biệt là ở các thi nhân. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những bài
thơ hay lại chính là những bài thơ buồn.
Cuộc trốn chạy nỗi buồn nhân thế của các nhà “thơ Mới” đều là những
cuộc trốn chạy bất thành. Họ trốn vào tình yêu, trốn vào sự hoan lạc của thể xác,
của cõi Mộng, siêu thực xa xăm, trốn vào quên lãng bằng rượu và thuốc phiện…
nhưng con người của họ vẫn là một thực thể hiện hữu ở thực tại với tất cả mọi
mặt của đời sống sinh động của nó. Nỗi buồn vì thế mà đã hóa thành trầm tích
đúc thành hình thành khối sầu, u uất trong lịng thi nhân. Mỗi người có một cách
thốt ly nỗi buồn, mà đúng hơn là thoát ly cuộc sống khác nhau.
Nhà thơ Vũ Hoàng Chương – người được coi là ngôi sao mọc muộn nơi
cuối trời “Thơ Mới” cũng chứa đựng tâm trạng cơ đơn, buồn nản, chán chường
thốt ly cuộc sống như thế. Đối với ông, Say là một phương thuốc hữu hiệu để
thoát ly và Say thực sự đã nâng cánh thơ cho thi nhân.
Trong Thi nhân Việt Nam, lời bình của Hồi Thanh đã trở thành một
đánh giá rất độc đáo về cái Say trong thơ Vũ Hoàng Chương: “Ý giả Vũ Hoàng
Chương định nối cái nghiệp của những thi hào xưa của Đông Á: cái nghiệp say.
Người say đủ mọi thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại
cịn “hơn” cổ nhân những thứ say mới nhập cảng: say thuốc phiện, say nhẩy
đầm!. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một thứ say sưa to hơn mọi thứ say sưa
khác: say thơ ”.
Cái say trong thơ Vũ Hoàng Chương là một nét độc đáo, đó là một cái say
vừa mang dấu ấn hiện đại vừa mang màu sắc cổ điển.

2



1.“Cái Say” mang dấu ấn hiện đại
1.1 Nhịp của say
Nhịp trong thơ truyền thống Việt Nam hầu hết là những sáng tác thơ đều
tuân thủ theo những quy luật mang tính thi pháp cụ thể là Đường Thi. Tồn bộ
những quy tắc tổ chức ngôn từ thơ ca được cố định lại thành một thể thức nhất
định, lặp đi lặp lại trong các tác phẩm. Nền tảng của những thể thức này là các
quy tắc tổ chức ngôn từ về mặt âm thanh, gieo vần, ngắt nhịp, đối thanh, số
dòng, số tiếng trong một dòng…Thơ Mới với sự học hỏi của kĩ thuật viết
phương Tây, nhịp của thơ đã có nhiều đổi khác tân tiến hơn so với “thơ Cũ”.
“Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu nhạc điệu và hình ảnh. Trong tu từ học
người ta nhấn mạnh về sự phong phú của tính hình tượng, nhạc điệu và sắc thái
biểu cảm của những vận mẫu tiếng Việt. Tiếng Việt giàu nhạc điệu và gợi cảm
không chỉ nhờ vào những vận mẫu mà còn nhờ sự phối hợp giữa thanh bằng,
thanh trắc”. (Phan Cự Đệ). Trong Thơ Say, Vũ Hoàng Chương đã vận dụng các
kĩ thuật tạo nhịp rất sinh động, có những bài thơ có thể đánh giá là điêu luyện về
nhịp. Bài Say đi em có thể coi là một trong những bài thơ như thế. Ở đó, Nhịp là
yếu tố chính tạo ấn tượng và lột tả được cấu tứ của bài thơ. Say đi em có những
câu thơ dài ngắn xen kẽ nhau, cách ngắt nhịp linh hoạt để bộc lộ những trạng
thái tình cảm khác nhau. Có những câu thơ dài, bng lơi như một tiếng thở dài
não nuột:
“Đầu xanh lận đận / cùng xót thương / càng nhớ thương.
Hoa xưa tươi / trăng xưa ngọt / gối xưa kề
Tình nay sao héo!”
Câu thơ dài bị cắt ra tạo một hiệu ứng độc đáo về nhịp điệu. Ba câu thơ bị
cắt ngắn dần, ngắn dần, từ mười chữ, xuống còn 9 chữ rồi đột ngột chỉ cịn 3
chữ. Đó là một sự giật cấp về số lượng chữ trong một câu thơ để thấy rõ cái phũ
phàng của thực tại, cái đối lập giữa xưa và nay.


3


“Lui đôi vai / tiến đôi chân;
Riết đôi tay / ngả đôi thân,
Sàn gỗ trơn / chập chờn / như biển gió,
Khơng biết nữa / màu xanh / hay sắc đỏ”
Nhịp điệu dường như chiều theo ý người say, nó cũng ngả nghiêng, lả lướt
theo từng điệu nhảy. Nhịp đã miêu tả rất chính xác các động tác của điệu nhảy,
những động tác rất đỗi dứt khoát, nhịp nhàng. Mọi hoạt động của con người hòa
lẫn vào trong ánh đèn mầu, trong những âm thanh cuồng nhiệt của nhạc Tây.
Tất cả dường như đang lảo đảo, quay cuồng, chếnh choáng mà nhịp
nhàng, Vũ Hoàng Chương đã đi đến tận cùng cảm giác của kẻ say cuồng trong
điệu nhảy để thả hồn quên lãng trong những ảo giác. Một trạng thái “Phiêu”,
cuồng nhiệt đến điên cuồng:
Say đi em / say đi em
Say / cho lơi lả/ ánh đèn,
Cho / cung bậc ngả nghiêng/ điên rồ xác thịt
Rượu / rượu nữa / và quên / quên hết
Nhịp được ngắt một cách tự nhiên, linh hoạt phù hợp với trạng thái của
kẻ say. Câu thơ dài bị xé lẻ ra với các nhip 3/2, 1/3/2, 1/4/3, 1/2/2/2 khơng theo
mơt quy tắc nào. Nó loạn xạ, xiên xẹo phỏng theo bước chân “ xéo khoai”, lời
nói có phần “lè nhè” của một kẻ say thực sự. Có thể nói rằng đây chính là “nhịp
Say”.
Trong Chén rượu đôi đường, nhịp của các câu thơ cũng được ngắt rất tự
nhiên theo lối kể của người trong cuộc rươu, cứ 4 câu thơ 5 chữ xong lại được
kế tiếp bởi hai câu thơ lục bát. Điều này thể hiện sự cách tân rất rõ của Vũ
Hoàng Chương trong việc cách tân thể thơ truyền thống:

Cạn đi! Và lại cạn! (2/3)


4


Say rồi, gắng thêm say! (2/3)
Bao nhiêu mơ, mà đắng?(3/2)
Bao nhiêu quế, mà cay?(3/2)
Đắng cay trút xuống bàn tay,(2/4)
Nắm tay lần chót, thuyền quay mũi rồi (4/4)

Nhịp 2/3 ở hai đầu, sau đó lại tráo lại bằng nhịp 3/2 tạo ra âm hưởng của
một người say nhưng lại rất tỉnh để nhận ra những trái ngang, chua xót của cuộc
đời thực tại.
Nhịp của cái Say trong thơ Say cũng rất phong phú, có nhịp say của cái
say cuồng nhiệt như trong Say đi em nhưng cũng có nhịp của những cái say rất
đỗi nhẹ nhàng như trong Dịu nhẹ.
Khói dịu hương êm tản mác đầy,
Tơ chùng điệu thấp, bốn phương say.
Mùa xn lẳng lặng về khơng tiếng,
Dun khép tình e ngậm dấu dày
Phong thái của bài thơ đúng như tên gọi của nó, rất đỗi dịu dàng, hiền
lành được xây dựng chủ yếu bởi các vần bằng và nhịp thơ 2/2/3. Một chút rượu
đã làm cho tình thêm nồng đượm, cảnh thêm lãng mạn, tình cảm có gợn chút
buồn sâu kín, dìu dịu.
“Thơ Vũ Hồng Chương có tiết tấu uyển chuyển, đa dạng và linh hoạt, có
lúc mềm mại, có lúc yếu đuối sâu xa như một mối tình si, có lúc lại gấp gáp
quay cuồng như say” (Lan Hương)
Trong Tối tân hôn những câu thơ dài ngắn khác nhau đã diễn tả trạng thái
tình cảm rất khác nhau. Con người như bất ngờ bị rơi từ chốn thanh cao nhất
xuống trần tục:

Gió đêm / lồng lộng thổi(2/3)
5


Thuyền mây / vùn vụt trôi(2/3)
Đang bâng khuâng / điện biếc đã xa rồi(3/5)
Giữa lúc tỏa/ muôn hương đàn sáo nổi(3/5)
Ngực sát ngực / môi kề môi(3/3)
Nàng cùng ta / nhìn nhau / cùng chẳng nói (3/2/3)
Hai câu đầu với nhịp thơ 2/3, nhưng kết thúc mỗi câu là một động từ
mạnh được miêu tả kèm theo hai từ láy “lồng lộng” và “vùn vụt”, làm cho hành
động trở nên dứt khoát. Tiếc nuối tạo nên cảm giác sầu những cảm giác ấy cộng
hưởng lại với nhau tạo nên một sự thất vọng ghê gớm
Nhịp điệu là một nét rất đặc sắc trong thơ Say của Vũ Hồng Chương,
song nhìn tổng thể Thơ Say của Vũ Hoàng Chương vẫn chủ yếu là nhịp 4/3 với
thể thơ 7 chữ rất truyền thống. Nhịp là một ưu thế của ngôn ngữ tiếng Việt. Mỗi
bài thơ, mỗi đoạn thơ đều mang những tình cảm nhất định. Do đó lối ngắt nhịp
trong Thơ Mới nói chung và thơ Say của Vũ Hồng Chương nói riêng rất phong
phú.
Một con người sống dường như khơng có một sợi dây ràng buộc nào với
cuộc sống thực tại, khơng tìm thấy chỗ đứng của bản thân mình trong cuộc đời.
Họ là những người cô đơn lạc lõng trên chính q hương của mình. Vì vậy
thơng qua nhịp chúng ta thấy giọng điệu của Thơ Say có một chút gì đó như
chua chát, hằn học.
1.2 “Cái Say” qua hình ảnh
Hình ảnh thơ là một yếu tố rất quan trọng để lại dấu ấn của một bài thơ.
Việc tạo được những hình ảnh ấn tượng thì bút pháp miêu tả hay nói một
cách chính xác hơn là cách chọn từ rất quan trọng.
Với lối diễn đạt phóng túng, táo bạo, thơ mới nói chung và trong thơ Vũ
Hồng Chương nói riêng đã sử dụng Ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tượng trưng như


6


một thủ pháp đắc lực để tạo nên những hình ảnh thơ mới lạ, ấn tượng về cả cảm
giác.
Nó mở rộng câu thơ, đi vào chiều sâu của câu thơ, thể hiện sâu sắc đời
sống nội tâm, cái tôi đầy chất trữ tình của người làm thơ và mang lại tính nhạc,
tính tạo hình, tính hiện đại cho thơ.
Hệ thống các từ được tạo thành bởi ẩn dụ bổ sung và ẩn dụ tượng trưng
xuất hiện khá nhiều trong thơ Vũ Hoàng Chương đem đến một hơi thở mới cho
thơ:
Khúc nhạc hồng êm ái
( Thính giác + thị giác + thính giác)
Điệu kèn biếc quay cuồng
(Thính giác + thị giác + thính giác).
Sự kết hợp ấy giữa các giác quan đã tạo thành một danh từ mới độc đáo
trong đó có cả cảm nhận về âm thanh, màu sắc. Những từ mới ấy phần nào gợi
nên một không gian đặc biệt, cuồng nhiệt, âm thanh và ánh sáng đèn màu như
hịa lẫn vào nhau tạo nên khơng khí đặc trưng của sàn nhảy.
Trong Dịu nhẹ:
“Gió nhẹ, mây hờ, sương hơi hơi
Mưa thưa nắng mỏng, nhạc khoan lời
Dây đàn chầm chậm hơn trên phím
Mn vạn cung “Hồ” lả lướt rơi”

Nói “gió nhẹ”, “nắng mỏng”, “cung Hồ” lả lướt rơi” là cách nói bằng
chuyển đổi trường nghĩa của ẩn dụ bổ sung. Cách nói đó đã tạo ngữ cảnh tu từ
cho mục đích miêu tả vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên với gió, với mây, với
sương mờ, mưa thưa thớt, nắng mỏng tang, và tiếng đàn nhặt khoan. Tất cả đã

hiện lên với những đường nét, dáng vẻ, đẹp một cách nhẹ nhàng mềm mại, hư

7


ảo như thiên nhiên trong truyện cổ tích. Ở đây có sự chồng chéo của nhiều kiểu
loại ẩn dụ bổ sung được xây dụng trên cơ sở của sự chuyển đổi đa dạng: xúc
giác chuyển đổi, thính giác chuyển đổi, thị giác chuyển đổi. Các ẩn dụ bổ sung
thuộc nhiều kiểu loại khác nhau này được đặt ở nhiều vị trí trong một khổ thơ,
đã gắn kết các ý thơ lại trong một kiến trúc chặt chẽ có giá trị tạo hình để xây
dựng những hình ảnh đẹp, khắc sâu ấn tượng thị giác, gợi lên những rung cảm
tinh tế trước vẻ đẹp huyền ảo của cảnh sắc thiên nhiên. Nó mở rộng khơng gian
ở những phía khơng thể cảm giác trực tiếp.
Những cụm từ như: “Trăng xưa ngọt”, “tình nay héo”, “tình phai”,
“dun úa”, “mộng tan tành”… Chính nhờ ẩn dụ bổ sung mà có được một cách
miêu tả mới về mùa thu, mùa quen thuộc và là mùa in lại dấu ấn trong nhiều bài
thơ hay từ xưa đến nay:
“ Thu về mảnh dẻ bước chân êm
Mong manh sương thống mờ xiêm y
Gió thơm dẹp lối, xơn xao lá
Rung hoa, làm gợn nguồn trăng đêm”
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ bằng ẩn dụ bổ sung đã tạo nên tác động trực
tiếp vào thế giới tinh thần con người, kích thích liên tưởng, tưởng tượng, tái hiện
hiện thực trong tâm trí người đọc những cảm nhận đồng thời bằng thị giác, thính
giác, xúc giác, khứu giác…Khiến cho cái say sưa trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều
bởi nó cũng là một trong những yếu tố thuộc về phạm trù tinh thần.
1.3 Không gian và thời gian trong cảm nhận của kẻ say
Thế giới màu sắc âm thanh được tái hiện rất đa dạng, phong phú. Đó
khơng chỉ là những màu sắc âm thanh cụ thể có thể nhìn thấy, nghe thấy, mà còn
là những màu sắc âm thanh của hư ảo, âm thanh mong manh tồn tại trong thế

giới tinh thần của con người. Những màu sắc hư ảo, âm thanh mong manh ấy đã
được Thơ Mới tái hiện một cách sinh động và gợi lên một cách trực quan bằng
ẩn dụ bổ sung. Đó là một dạng khơng gian đa chiều.
8


1.3.1 Không gian thực và mộng trong Thơ Say
Trong vũ trụ, mỗi vật thể có một thứ ngơn ngữ riêng và những hình thể
mà ta thấy được chỉ là tượng trưng cho những thực thể vơ hình. Các nhà lãng
mạn xem biểu tượng như một phương tiện biểu hiện
“Không chỉ cảm nhận thế giới, nhờ sử dụng ẩn dụ bổ sung các nhà thơ đã
tạo ra một thế giới “huyền diệu”, một thế giới được cảm nhận khác với thế giới
chúng ta:
Gió nhẹ, mây hờ, sương hơi hơi
Mưa thưa, nắng mỏng, nhạc khoan lời
Dây đàn chầm chậm hơn lên phím
Mn vạn cung Hồ lả lướt rơi
Dường như trong Thơ Say, Vũ Hoàng Chương đã tạo ra một đường ranh
giới rất rõ ràng để phân định hai cõi không gian này. Chúng ta dễ dàng thấy có
một sự đối lập rất rõ nét giữa không gian thực và mộng ảo. Không gian của trần
thế lúc nào cũng trần trụi và thi nhân khơng mấy mặn mà.
Thân xác thì đang ở thực tại nhưng tâm hồn lại ở một cõi khác: Cõi ảo
mộng. Đó là một nơi định danh bằng những cái tên như: “xứ Mê Ly”, “trời
Phóng đãng”, “xứ Mộng”, “cung Trăng”, “ bể Hư vô”, “chốn Bồng Lai”,
Thiên đường, “Nguyệt điện”, “ sông Ngân”, “cuối trời Quên”, cõi “Thiên
Thai” rất đỗi xa xăm và hoàn toàn xa lạ…
Say là một trạng thái để cái tơi trữ tình đầy cơ đơn đi đến không gian hư
ảo ấy. Điều này được thể hiện qua tất cả các bài thơ nhưng rõ nét nhất là tiểu
mục Cưới của Thơ Say.
Mọi thứ ở Mùa và Yêu đẹp đẽ, nhẹ nhàng và có sự thuần khiết, trong

sáng, lý tưởng bao nhiêu thì ở Cưới càng thất vọng bấy nhiêu:
“Do dự mãi đêm nay rời xứ Mộng
Ta chiều em, bỏ cánh lại cung Trăng”

9


Hôn nhân ở đây không phải là kết quả của biết bao ngày tháng mong chờ,
vun đắp của tình yêu mà nó dường như đã trở thành một sự bắt buộc, từ đó đã
làm mất đi giá trị thiêng liêng của hôn nhân.
Hôn nhân trong quan niệm của con người này chỉ là sự chung đụng giữa
hai thể xác mà thôi:
Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải
Chút thơ ngây cịn lại cũng vừa chơn
Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới
Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn
(Tối tân hơn)
“Đêm động phịng hoa chúc, Tân lang đến với Tân giai nhân không niềm
xúc động của người trần được vào động tiên ăn quả cấm, mà ngược lại, như
người tiên bị biếm trần” với thái độ tiếc nuối: “Do dự mãi đêm nay rời xứ
Mộng”, hay “Lìa cõi Mộng giong thuyền qua bến Tục”. Và “hình ảnh cuối cùng
là sự tuyệt vọng của hai thể xác đang lẫn vào nhau để chạy trốn sự đơn lẻ”. Đỗ
Lai Thúy trong Mắt Thơ
Sự cô đơn hiện hữu trong khắp mọi ngõ ngách tâm hồn. Thi nhân khơng
tìm được tri ân, tri kỉ của mình bởi vì họ đã trở thành người thiên cổ, khơng tìm
thấy chỗ đứng của mình trong cuộc sống thực tại. Cô đơn ngay trong cả giây
phút đáng lẽ ra là hạnh phúc nhất của cuộc đời một con người.
Thôi hết nhé! Thỏa đi, niềm rạo rực!
Từ cung trăng rơi ngã xuống trần gian
Ta sắp uống bùn nhơ, và sự thực

Sẽ mai đây dầy xéo giấc mơ tàn
Hôn nhân thực sự đã đặt một dấu chấm hết đối với những giá trị được coi
là tốt đẹp. Hôn nhân là biểu hiện của trần tục, của nhiều cái xấu xa, nhơ nhuốc.

10


Chốn Thiên Thai, cõi Mộng mới là lý tưởng, tất cả mọi thứ đều hồn hảo, chính
vì vậy dù ở giây phút hiện tại với:
“Đuốc hoa tỏ, xiêm y càng rực rỡ
Khói trầm dâng, son phấn ngát lây hương”
Tất cả đều rất hoàn hảo chuẩn bị cho một tối tân hôn tuyệt vời song vẫn
không thể nào khỏa lấp được nỗi cơ đơn cố hữu trong lịng nhân vật trữ tình.
Trong Say đi em, sau những giây phút chếnh chống hơi men, với những
bước nhảy điên cuồng, lả lơi trong vòng tay người đẹp những tưởng sẽ quên
được tất cả nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại:
Nhưng em ơi,
Đất trời nghiêng ngửa
Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ
Đất trời nghiêng ngửa
Thành sầu không sụp đổ em ơi!
Thất vọng vẫn hồn thất vọng, cơ đơn vẫn chìm trong cơ đơn. Nỗi buồn
trong Thơ Mới rất nặng căn, nó là một khối trầm tích lớn. Buồn tích tụ thành
Sầu, thành hình thành khối sừng sững trong tâm hồn thi nhân, trở thành: Thành
Sầu!
Trong họ, cảm giác của những kẻ lạc lồi đã gặm nhấm sự hịa nhập vào
đời sống, vào con người thật của họ, họ tự cơ lập mình với đồng loại:
Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh”
Và tự cho rằng:

Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỉ,
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền, xin ghé bến hoang sơ
11


Cõi thực và cõi mộng luân phiên nhau đi về, cả hai đều là mơi trường của
thi nhân trong đó, cõi trần là mơi trường sống, cịn mơi trường tồn tại lại là cõi
mộng. Đó hệ quả của lối tư duy theo phương Tây, thế giới bị xé lẻ thành nhiều
mảnh riêng biệt, hai nửa hữu hình và vơ hình, như nhận xét của Đỗ Lai Thúy
1.3.2 Thời gian của hiện tại và quá khứ
Đặc trưng của Thơ Mới là con người khơng sống ở Thì hiện tại mà thường
đắm chìm trong Thì quá khứ. Sau những thất bại trong tình yêu, trong đời thực,
Rượu đã trở thành một phương tiện đưa thi nhân trở về với quá khứ.
Trong Đà Giang, thi sĩ ở hiện tại muốn được quay trở về bến Tầm Dương
xưa:
Chén đã vơi mà ngập gió sương
Men càng ngây ngất ý Tầm Dương
Gót sen kĩ nữ đâu bên gối
Tìm ái ân xưa dễ lạc đường
Tất cả những gì ở thực tại dường như đều đáng để quan tâm, họ ln tìm
sự đồng điệu tâm hồn với thi nhân xưa. Nhưng những con người ấy đều đã trở
thành người thiên cổ từ lâu, chính vì vậy lại càng thêm tiếc nhớ và ước ao!
Trong Chân hứng, chàng thi sĩ ln miệng nhắc lại hình ảnh của cổ nhân.
Với trường từ vựng xưa, và sự đối lập xưa – nay được thể hiện rõ:
“Bữa tiệc phàm phu, ai đáng mặt
Nối bài dâng rượu thưở xưa đâu?
Ln nhắc đến “Trích tiên” – Lý Bạch, và những tinh hoa thưở trước,
những “hồn cũ”…Thi nhân chìm đắm trong thời gian quá khứ, muốn quay

ngược về quá khứ như một cuộc chạy thoát khỏi thực tại:
“Hoa xưa tươi, trăng xưa ngọt, gối xưa kề
Tình nay sao héo”

12


Một sự nhìn nhận thực tại phũ phàng, một sự so sánh rõ giữa xưa và nay,
một tiếng thở dài cho thực tại… Sự thoát ly của các nhà thơ lãng mạn là một xu
hướng bởi vì các nhà Thơ Mới khơng tìm thấy hướng đi của mình. Do bế tắc nên
mỗi nhà thơ cố gắng tìm cho mình một hướng chạy trốn, một điểm tựa nào đấy
trong cuộc đời. Nhưng càng tìm kiếm càng lạc lối, càng đi sâu càng thấy cái tơi
cơ đơn, lạc lõng của mình trên thế gian. “Huy Thơng đi tìm những giấc mộng
anh hùng trong lịch sử. Xuân Diệu mê man trong tình yêu say đắm. Thâm Tâm
ấp ủ giấc mộng người ly khách. Huy Cận đi vào vũ trụ trăng sao. Còn Lưu
Trọng Lư “ngoảnh mặt lại với mọi sự đau khổ”, “hướng vào cái nhìn một thế
giới mơ màng”...Tất cả có thể nói: xuất phát từ một quan niệm rất “nai” như thế
đó. Một quan niệm quay lưng lại với cuộc đời, rút vào cõi mộng, sợ những động
năng, những cựa mạnh, sợ những nhát dao chìa thẳng vào cuộc sống..” (Văn học
lãng mạn Việt Nam, Phan Cự Đệ)
Vũ Hồng Chương tìm lối thoát trong cái say, cái say mê man cùng ngày
tháng, say sưa để thấy càng thêm ngao ngán cuộc đời
Mênh mơng đâu đó ngồi vơ tận
Một cánh thuyền say lạc hướng đêm
(Tạm ghé thuyền)
Con thuyền ấy cũng giống như hướng đi của thi nhân vậy, “một con
thuyền say” đi lạc hướng và không biết sẽ đi về đâu và đậu ở bến nào.

2. “ Cái Say” mang dấu ấn cổ điển
2.1 Nét cổ điển trong Thơ Say

Phong trào Thơ Mới lãng mạn chủ yếu chịu ảnh hưởng của thi ca Pháp,
nhưng cũng tiếp thu khá sâu sắc thi ca Trung Quốc. Trầm tích văn hóa Trung
Quốc đã in đậm trong tâm hồn của con người Việt từ bao đời nay. Mặc dầu khi
đã tiếp nhận làn gió mới phương Tây nhưng nó cũng khơng thể xóa mờ được
dấu ấn của thơ truyền thống.
13


Say rượu, say thuốc phiện, cái say của Vũ Hoàng Chương là cái say khắc
khoải, siêu hình. Đó vừa là cái say có tính chất thời đại, vừa là cái say của cái
Tôi cá nhân với sự xé lẻ thành nhiều mảnh biệt lập của linh hồn và thể xác, thực
và mộng. Thơ Say của ông ta nhận thấy đằng sau câu chữ mà người đời cho là
điên loạn là cả một tâm hồn đang đau đớn, trăn trở, day dứt. Xưa cổ nhân say
trong sự ngạo nghễ ung dung, tự tại, say để tỏ thái độ với cuộc đời, để u đời,
thì nay Vũ Hồng Chương say trong sự điên đảo của cuồng vọng, trong sự đắm
chìm của chán chường, thất vọng.
Trong Chân hứng ta thấy nhân vật trữ tình đang cố gắng đi tìm một chút
dấu ấn của các bậc tiền bối nhưng cũng khơng tìm được chút an ủi nào, chàng
thi sĩ lại chìm đắm trong sư cô đơn:
“Bữa tiệc phàm phu ai đáng mặt
Bài thơ Dâng Rượu thưở xưa đâu?
Trích Tiên đã khuất, ai đời kẻ
Tìm thấy trong men ý nhiệm màu?
Để rồi cuối cùng còn lại với chàng thi sĩ đa tình kia là sự hiu quạnh, cơ
liêu, với sự thương xót: “Tài nghệ bao đời có bấy nhiêu!”. Uống say để rồi nhận
ra thực tế đau xót:
“Hỡi ơi! Lầu Nguyệt té xiêu rồi!
Từng mảnh thơ ngà tản mát trôi
Hồn cũ Thịnh Đương muôn nẻo sáng
Tơ ghì hư ảnh chút mà thơi”

Giọng điệu thơ đầy chua xót, Vũ Hồng Chương tìm những giá trị xưa
trong thể thơ 7 chữ, nhịp 4/3 truyền thống, với 4 dấu chấm than, những dấu
chấm lửng đầy tiếc nuối.
Đà Giang cũng là một bài thơ mang đậm dấu ấn cổ điển, với âm điệu, với
những hình ảnh, hệ thống từ Hán – Việt đậm đặc nhất: “trăng thượng tuần”,

14


Tầm Dương, hồn ly phụ…Thời gian xa xăm của quá khứ được biểu hiện qua các
từ: “ngàn xưa”, “sầu kim cổ”, không gian là những nơi xa lạ như: “sông lạ”,
Tầm Dương, mộng Liêu Trai… Vũ Hoàng Chương thường mang vào thơ mình
hình ảnh của các cổ nhân với một nỗi niềm hồi cổ như khi đang ở sơng Đà thì
nhớ đến cảnh nghe đàn tỳ bà trên bến Tầm Dương. Hiện tại và thực tế đan xen
nhau.
Trong thơ Vũ Hồng Chương hơi thở của thơ Đường vẫn cịn, cái khơng
khí trang nghiêm của thơ cổ, cách say của ơng ta vẫn thấy có một chút khơng
khí lặng lẽ, kín đáo.
Trước hết là những đề tài rất cổ, đề tài mùa Thu. Trong thơ cổ, Mùa thu
bao giờ cũng mang một chút gì đó xa xơi, mênh mang, có cái hài hịa giữa tình
người và thiên nhiên.
Mùa thu trong thơ Vũ Hoàng Chương hiện lên với dáng dấp của một mĩ nhân:
Thu về mảnh dẻ bước chân êm
Mong manh sương thống mờ xiêm y
Gió thơm dẹp lối, xơn xao lá
Rung hoa, làm gợn nguồn trăng đêm
(Mùa thu đã về)
Bằng thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ tượng trưng Vũ Hoàng Chương đã tạo
dấu ấn của mình bằng cách xây dựng nên những hình ảnh miêu tả rất gợi cảm,
quyến rũ. Thu hiện ra với những: “gót sen êm dịu bước như ru”, “lời suối êm

nhè nhẹ cất như ru”…
Thể thơ trong Thơ Say chủ yếu vẫn là thể thơ mang tính chất truyền
thống, thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp truyền thống 3/4.
Âm hưởng thơ cổ thể hiện rõ nét trong “Tiểu đăng khoa”:
“Mưa đã tạnh hề nay trăng sáng
Tay lại cầm tay hề vui xiết bao

15


Ánh biếc tràn lan hề đâu đây mây hề quang đãng
Mừng lại mừng thêm; người bốn phương”
Mẫu hình tráng sĩ được tái hiện lại, người đi mn dặm đường tìm chân
lý. Những chữ “hề” được lặp đi lặp lại ở các câu thơ là một nét đặc trưng của thơ
cổ.
2.2 Cái say của Vũ Hoàng Chương trong sự so sánh với cổ nhân
Cái say và thơ say có cả một truyền thống, thi nhân xưa nay vẫn thường
coi rượu là một thứ bầu bạn đặc biệt. Vũ Hoàng Chương – trong cái chán
chường với thực tại cũng bắt chước thi nhân Say. Bắt chước cái say của Lý
Bạch, Nguyễn Du, Nguyễn Cơng Trứ, Tản Đà…
Mỗi con người có một cuộc đời khác nhau và con đường tìm đến thơ và
rượu xem ra vì thế cũng khơng thể giống nhau được. Lý Bạch – người được
mệnh danh là Thi tiên, một người tài cao nhưng không chấp nhận thân phận làm
một kẻ làm thơ mua vui cho Vua mà suốt đời sống ung dung với “thơ túi, rượu
bầu”, tung hoành khắp nơi.
“Một đời Lý Bạch, lăn lóc, nổi chìm, từng mê rượu, mê trăng, thích say,
thích nhạo báng đám quyền quý. Tài năng thừa thãi mà cuộc đời đa đoan lắm
nỗi, cuối đời lâm vào cảnh túng nghèo, trong cuộc đời lúc nào cũng thốt ra lời
than đời, cái chí muốn làm đại bàng tung cánh nhưng người ấy thì Vua dùng sao
được, đành suốt đời sống cho thơ, cho rượu, cho bầu bạn…” (Thơ Lý Bạch)

“Ba chén thông suốt đạo đời
Một đấu phù hợp tự nhiên
Chỉ cốt được cái thú trong cơn say
Chứ như kẻ tỉnh để được truyền tụng”
(Uống rượu một mình dưới trăng)
Cái thực và hư trong thơ Vũ Hoàng Chương rất gần với những tiền đề triết
học của đạo giáo mà Lý Bạch là người chịu ảnh hưởng sâu sắc.

16


“Xử thế nhược đại mộng” (Sống ở trên đời như giấc mộng lớn)
Cho nên Vũ Hoàng Chương lúc nào cũng chìm trong giấc mộng của cuộc
đời, cõi Mộng là thiên đường của cuộc sống. Say là trạng thái để đạt tới cõi
Mộng ấy mà thôi. Nhưng “Cái say của Lý Bạch nghênh ngang cùng trời đất,
sánh cùng trăng sao, ông lấy cái say để biểu đạt bản ngã siêu nhiên, một cái say
hịa mình trong vũ trụ. Ơng ca vịnh, du tiên, du cảnh để lấy cảnh tiên đối lập với
thế giới thực tại, để tỏ lòng bất mãn, phản kháng xã hội đương thời. Nhưng cảnh
tiên cũng không làm tiêu tan được nỗi buồn day dứt, phiền muộn của thực tại
nên ông dùng rượu để giải sầu, coi cảnh say như một thế giới lý tưởng. Trong
cái thú say, ông dám bày tỏ thái độ hiên ngang, dám khinh mạn triều đình và bọn
quan lại”.
Thơ Lý Bạch có ngơng, có sầu, có mộng nhưng khơng thốt ly cuộc sống.
Đây là điểm tích cực mà Vũ Hồng Chương chưa tiếp thu được.
Cái say của Vũ Hồng Chương triền miên, chìm đắm trong rượu, rượu là
thứ để thi nhân tự giải thốt mình, là con đường để thi nhân trốn chạy khỏi cuộc
sống, mượn rượu để thốt ly hồn tồn.
Trong con mắt của kẻ say khơng có gì là thực, thực và ảo trộn lẫn khơng
có ranh giới tách biệt.
Say đến điên cuồng: “say cho khơng biết chi đời”, thì trong tâm khảm nhà

thơ vẫn sừng sững một thành sầu: tưởng rượu có thể giúp tạm thời qn đi
nhưng khơng qn nổi
Tản Đà cũng vì giận đời muốn dùng rượu để thoát lên tiên. Nhưng những
sợi dây ràng buộc với cuộc đời thực không sao chặt đứt nổi khiến nỗi đau đời
dồn nén, tích tụ thành “thành Sầu”. Nỗi sầu đeo đẳng mọi lúc mọi nơi, muốn phá
thành Sầu chỉ có rượu:
“Đục phá thành sầu tu dụng tửu” nên ông phải say, chỉ có điều khi say
ơng lại đem theo cái trần tục của con người nên cái say của ông không ngông
nghênh, ngang tàng nhưng:
17


Tỉnh rồi lại mộng, mộng mà chơi
Nghĩ đời lắm rồi không bằng mộng
Tiếc mộng bao nhiêu lại chán đời
(say)
Nếu như Lý Bạch:
Lúc vui chơi nào nhắm mùi ngon
Ba trăm chén cũng nên dồn một cuộc
Với “Tam bách lục thập nhật
Nhật nhật túy như nê”
( 360 ngày, ngày nào cũng say khướt)
Thì với một đời lận đận, Tản Đà coi cuộc đời mình như một giấc mộng và
đời ơng cũng được tự coi là một cuộc say dài:
“Mười ba năm đó bao dâu bể
Góp lại canh trường một cuộc say”
(Về quê nhà cảm tác)

“Công danh sự nghiệp mặc đời
Bên thời be rượu bên thời bài thơ”

(Tản Đà xuân sắc)
Dù là cái say của cổ nhân hay là cái say Vũ Hoàng Chương thì tất cả đều
nhằm mục đích mượn cái say để tạm quên đi nỗi đau trong hiện tại. Cái say của
Vũ Hoàng Chương thực sự là con đường giải thốt chứ khơng hẳn là chìm đắm
trong trụy lạc, mặc dù nỗi say của ông là say rượu ( Con tàu say, Chân hứng,
Hận rừng mai…), say thuốc phiện(Nhớ quê nâu, Hơi tàn Đông Á, Chết nửa vời,
Quên… ), say nhảy đầm(Say đi em), say tình ( U tình, Hờn dỗi, Tình si, Yêu mà
chẳng biết…)… Bấy nhiêu thứ say, mỗi thứ say một kiểu nhưng tất thảy đều
ngây ngất:
18


“Đêm nay lạnh tìm em trên gác tối
Trong tay em dâng cả tháng năm thừa
Có lẽ đâu tâm linh cịn chọn lối
Để đi về Cay đắng những thu xưa”
(Quên)
Chàng thi sĩ muốn nhờ vào Rượu, vào thuốc phiện, vào những thú vui thể
xác…để giải sầu. Nhưng dù là say thứ gì đi nữa, những vần thơ của Vũ Hồng
Chương vẫn luôn giữ được sắc thái đắm say, quyên rũ bởi cách miêu tả của ơng
có sự táo bạo nhưng chừng mực. Ngay cả những câu miêu tả động phịng hoa
chúc:
“Kìa nệm gối đang chờ ta xô lệch
Thầm bên tai nhắc lại phút điên say
Và đương rung, giữa luồng giăng chênh chếch
Cánh hoa tàn sau chót của Thơ ngây”
Những vần thơ ấy khơng thể coi là q tự nhiên vì nó là ngơn ngữ văn
chương, tạo hình ảnh bằng sức gợi chứ khơng phải là miêu tả nó một cách q
trần trụi. Cịn ở ngồi đời thực cũng có thể thế này thế khác nhưng chúng ta đâu
có thể đồng nhất con người trong thơ và tác giả là một.

3. Đánh giá về Cái say của Vũ Hoàng Chương
Trong con mắt kẻ say, ranh giới của tất cả mọi thứ đều bị nhịe đi, bị mờ
hóa mất tất cả. Nó ln có sự nhập nhằng giữa thực và mơ. Tuy nhiên cũng có
thể Say để đạt đến trạng thái Tỉnh tuyệt đối.
Theo Đỗ Lai Thúy, Sơ đồ chung cho toàn bộ tác phẩm Thơ Say của Vũ
Hồng Chương có thể tóm gọn lại trong cấu trúc vòng tròn: Say – Tỉnh- Lại say.
Con người chìm đắm trong những cái say triền miên và dường như khơng muốn
nhìn cuộc sống bằng con mắt tỉnh. Điều đó đã chứng tỏ cho một cuộc sống bế
tắc, cơ đơn của cái Tơi trữ tình trong Thơ Mới. Đối với họ, tất cả những gì ở
cuộc sống thực tại đều khó chấp nhận, họ chạy trốn vào ngõ cụt lạnh lẽo, đó là
một sự thất bại về tinh thần của chính họ
19


Say để thấu hết nỗi buồn
Say để thấy hết nỗi cơ đơn của cá nhân
Say để tỉnh mà nhìn nhận thấy những điều đó
Đứng trên lập trường Mácxit, giáo sư Phan Cự Đệ đã có những nhận xét
khơng mấy thiện cảm đối với thơ Say của Vũ Hoàng Chương:
… “Đến với Vũ Hồng Chương thì rượu, thuốc phiện và gái giang hồ đã
trở thành một đề tài chính trong thi ca! Xuân Diệu, Huy Cận đã từng gọi cái
thời này là “Một thời “trơ trẽn” trong văn chương: “cái ngọn đèn dầu lạc, cái
móc, cái tiêm…ngang nhiên nằm trong thơ…Nghệ sĩ…lặn hụp trong cái đê hèn,
họ lại lõa lồ và ca tụng nó, để cho bọn người khác cũng lây mà mất trong sạch.
Thì ra như lời Phật nói, trên cái bùn rác, người ta phủ gấm vóc lên. Có thời nào
trong văn học ta mà trơ trẽn, lõa lồ đến như thế hay khơng?”
Tuy nhiên, thơ Vũ Hồng Chương khơng phải là thứ “lõa lồ”, “trơ trẽn”
như vậy, hình ảnh thơ có sức gợi rất lớn cộng với sự thành công của tạo nhịp đã
tạo nên một thứ thơ được gọi là “Thơ Say”. Quả đúng là trong cái say của Vũ
Hồng Chương có những nét tiêu cực, say chỉ là để quên đời, để giải thoát con

người cá nhân nhưng nó cũng chí ở chừng mực ấy mà thơi. Ý kiến của Hồi
Thanh trong Thi nhân Việt Nam có thể coi là một đánh giá mang tính khách
quan hơn cả:
“ Kể ra cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng
mực, say sưa mà không hẳn là trụy lạc, mặc dầu từ say sưa đến trụy lạc chẳng
dài chi. Nhưng trụy lạc hay say sưa đều mang theo một nỗi niềm ngao ngán.
Niềm ngao ngán ấy ta vốn đã gặp trong thơ xưa. Duy ở đây có cái vị chua chát,
hằn học và bi đát riêng”.
Say là cái để nâng hồn thơ Vũ Hồng Chương thăng hoa nhưng cũng
chính vì vậy mà nó đã làm cắt đứt mất mối dây liên hệ giữa thi nhân với cuộc
đời, Say để thấy mình cơ đơn…

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Lai Thúy, Mắt Thơ, Nxb Văn hóa thơng tin, H.2000
2. Đỗ Thị Hằng, Ẩn dụ bổ sung- một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo được
sử dụng như một phương tiện nghệ thuật đặc sắc trong sáng tạo văn
học, Tạp chí ngơn ngữ, số 1/2006
3. Hồi Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, H.2007
4. Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam, Nxb Văn học, H.2002
5. Vũ Hoàng Chương, Thơ Say, Nxb Hội nhà văn, H.1993
6. Vũ Thị Lan Hương, Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương,
Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, H.2005

21




×