Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Con người trong một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.19 KB, 45 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành tiểu luận này ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân còn có sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy Nguyễn
Văn Dơng cùng các thầy cô giáo và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn thạc sỹ Nguyễn văn Dơng đÃ
trực tiếp hớng dẫn chu đáo tận tình, đồng thời cũng xin cảm
ơn các thầy cô giáo, bạn bè đà đóng góp những ý kiến quý báu
cũng nh động viên tôi hoàn thành tiểu luËn nµy

1


Chơng I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đợc
đánh giá là một tiêu thuyết có nhiều ý tởng cách tân, đợc hội
nhà văn Việt Nam trao tặng giải nhất về tiểu thuyết năm
1991. Với tác phẩm này, Bảo Ninh đà có những đóng góp nhất
định trong việc đổi mới quan niƯm nghƯ tht vỊ con ngêi
cịng nh nghƯ tht trÇn thuật. Và cái mới bao giờ cũng có sức
hút mÃnh liệt. Đây chính là lý do đầu tiên khiến chúng tôi tìm
đến đề tài này.
1.2 Bảo Ninh và một số hiện tợng có ý hớng cách tân văn
học một cách quyết liệt. ĐÃ trở thành tâm điểm của các cuộc
tranh luận. Dù tán thành hay phản đối, ngời ta vẫn không thể
phủ nhận đợc là có một làn sóng cách tân văn học đang ngày
càng mÃnh liệt. Qua các cuộc tranh luận, nhiều vấn đề lí luận
và sáng tác đợc đặt ra. Bối cảnh xà hội thẩm mỹ hiện nay đÃ
tạo tiền đề cho giới nghiên cứu phê bình nhìn nhận một cách
khách quan hơn, dân chủ hơn về một số hiện tợng văn học.
Đây cũng là động cơ tôi thúc đẩy tôi thực hiện công trình


này.
1.3 Phần văn học Việt Nam sau 1975 cũng là một mảng
khá quan trọng đối với chơng trình giảng dạy ở bậc đại học và
phổ thông trung học. Do vậy, qua hiện tợng Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu
thêm về diện mạo văn học giai đoạn này. Công trình này sẽ là
sự gợi mở để chúng tôi nghiên cứu sâu hơn dòng mạch vận

2


động của văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời qua công trình
này, chúng tôi cũng muốn góp những lí giải riêng về hiện tợng
nỗi buồn chiến tranh cỉa Bảo Ninh và quan niệm văn xuôi thời
kỳ đổi mới.
Tóm lại, đề tài con ngời trong một cái nhìn nghệ
thuật mới mẻ của Bảo Ninh là một đề tài khá hay vừa mang
tính thời sự lại vừa có ý nghĩa về phơng diện lí luận và văn
học sử.
2. Lịch sử vấn đề.
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩm có số
phận đặc biệt xuất bản đầu tiên năm 1990 với tiêu đề do biên
tập viên nhà xuất bản hội nhà văn lựa chọn: thân phận của
tình yêu; chỉ một năm sau đó tác phẩm đuwocj tái bản với tiêu
dề của chính tác giả: Nỗi buồn chiến tranh. Cung trong năm đó
tác phẩm đợc giải thởng của hội nhà văn trao tặng. Nhiều cuộc
toạ đàm, nhiều bài viết với nhứng ý kiến khen, chê về tác phẩm
cho đến nay vẫn còn chữa ngà ngũ.
Nỗ buồn chiến tranh đợc đặt trong bối cảnh của văn
học sau 75 mà bản thân giai đoạn văn học ấy cho đến nay

vẫn còn cha có đợc sự thống nhất trong cách nhìn nhận và
đánh giá. Có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều độc giả tán thành,
khen ngợi và hgi nhận sự cống hiến của giai đoạn văn học này
khi nó dà có công mang một luồng gió mới cho văn học, bớc đầu
làm thay đổi t duy nghệ thuật. Song cũng không ít những
đánh giá ngợc chiều cho đây là bớc thụt lùi của nền văn học
Việt Nam. Hơn thế nữa tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh chứa đựng trong đó những nghịch lý, những cái
nhìn đa chiều về chiến tranh. Nó thể hiện một cách cảm thụ,

3


cắt nghĩa và lí giải mới về đề tài này. Tác phẩm cũng chứa
đựng những cách tân về kỹ thuật tiểu thuyết cho nên sự
đánh giá, khẳng định những giá trị của nó khá thận trọng và
dè dặt.
Với nỗi buồn chiến tranh, sự đánh giá về tác phẩm cũng
xoay quanh hai trạng thái đối lập: ngời khên hết mực, ngời chê
hết lời. Cụ thể: Đức Trung trong bài viết : Chiến tranh nào? nỗi
buồn nào? đà tỏ rõ thái độ không tán thành. Cũng có không ít
nhà phê bình coi cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh là điên
loạn, rối bời, lố bịch hoá hiện thực bôi nhọ quân đội ( báo
văn nghệ số 43 ngày 26-10-1991). Bên cạnh đó,cũng có nhiều
ý kiến đánh giá cao tác phẩm về nội dung đặc biệt là hình
thức nghệ thuật. Vì là một hiện tợng độc đáo, gây nhiều
tranh cÃi trong giới phê bình cho nên đến nay vẫn còn nhiều
công trình tiếp tục nghiên cứu về nỗi buồn chiến tranh. Song
dờng nh gần đây có sự thay đổi trong t duy tiếp nhận của
độc giả và nỗi buồn chiến tranh dần đợc nhìn nhận đúng với

những giá trị mà tác giả đà góp công tạo nên. Nhiều công
trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết đà khẳng định nỗi
buồn chiến tranh là một tiểu thuyết tiêu biểu cho văn học thời
kỳ đổi mới. Hơn thế, nhiều nhà nghiên cứu còn khẳng định
đây là tiểu thuyết đáng đọc nhất thế kỷ XX, Là tiểu thuyết
mở đầu cho xu hớng tiểu thuyêt mới trong văn xuôi Việt Nam về
kỹ thuật tiểu thuyết.
Cũng trong mạch nguồn khám phá, nghiên cứu về nỗi
buồn chiến tranh nhieuf công trình khoa học, luận văn, luận án
đà ra dời nhiều bài viết trên mạng, nhiều công trình quan tâm
đặc biệt đến cảm hứng sáng tạo, nhân đề t¸c phÈm nh:

4


ã Nguyễn Thanh Sơn, nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu
( )
ã Đỗ Đức Hiểu, thân phận tình yêu của Bảo Ninh ( Thi
Pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, 2000).
ã Trần Quốc Huấn, đọc thân phận tình yêu của Bảo Ninh
( tạp chí văn học số 3/1991).
Nhìn chung hầu hết các bài viết đà cái nhìn bao quát về
tiểu thuyết nỗi Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh từ nhan đề
tác phẩm, cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Mà đặc biệt, nhiểu
luận văn nghiên cứu khá sâu về tác phẩm trên phơng diện
nghệ thuật về con ngời ngọn nguồn của mọi cách tân nghệ
thuật.
Đặng thị Minh Duyên với đề tài khoá luận tốt nghiệp:
Sự thể hiện con ngời cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam ừ
thập niên 80 2000 đà đi vào nghiên cứu một phơng diện

đổi mới trong tiểu thuyết sau 75 Biểu hiên của cái tôi
trong văn học. Đặc biệt tác giả đà tập trung nghiên cứu sự thể
hiên con ngời cá nhân qua ba tác phẩm Mùa lá rụng trong vờn,
Thời xa vắng, và Nỗi buồn chiến tranh.
Nguyễn Thị thu Hằng với đề tài quan niệm nghệ thuật
về con ngời trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh ( luận văn tốt nghiệp năm 2003), đà nghiên cứu chuyên
sâu hơn vào tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh, tác giả có cái
nhìn bao quát hơn trên phơng diên nghẹ thuật về con ngời với
sự tiếp thu nhiều công trình bài viết đi trớc bàn về quan niệm
nghệ thuật về con ngời, công trình cũng đà đề cập đến khía
canh nhân vật: Nhân vật ngời lính trong qua trình tự nhận
thức, tự sám hối, nhân vật ngời lính cô đơn, mặc c¶m.

5


Gần đây hơn nữa năm 2003 với việc Nỗi buồn chiến
tranh đợc tái bản với hai tiêu đề : Nỗi buồn chiến tranh ( NXB
hội nhà văn) và Thân phận của tình yêu ( NXB phụ nữ ) thì
nhiều công trình lại tiếp tục nghiên cứu để giải đáp những
vấn đề còn cha ngà ngũ. Với góc nhìn về vấn đề nhân vật
trong tiểu thuyêt Nỗi buồn chiến tranh của Bao Ninh có các
khóa luận và công trình khoa học, bài viết:
Với đề tài Con ngời trong một cái nhìn nghệ thuật mới
mẻ tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu một số quan niệm mới mẻ
về con ngời trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh để thấy đợc sự độc đáo về nghệ thuật trần thuật của Bảo Ninh và cũng
là một sự thể hiện sắc sảo quan niệm nghệ thuật về con ngời
của nhà văn. Sự tác động của chiến tranh đến nhân cách con
ngời trong tiểu thuyết của Bảo Ninh bằng cách đi sâu phản

ánh đời sống cong ngời cá nhân nhằm khái quát các vấn đề
của nghệ thuật. Tiếp thu những kết quả đạt đợc của công
trình đi trớc với hớng nghiên cứu trọng tâm về nhân vật, chúng
tôi muốn góp thêm một cách đọc tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh tác phẩm đợc xem là tiêu biểu của nền văn học đổi
mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Tìm hiểu những cơ sở lí luận và thực tiễn chi phối
đến văn học Việt Nam sau 1975 và những thay đổi trong
quan niệm nghệ thuật về con ngời.
3.2 Tìm hiểu những nét mới trong quan niệm nghệ thuật
về con ngời của Bảo Ninh
3.3 Tìm hiểu một số đặc sắc về nghệ thuật Nỗi buồn
chiến tranh.

6


4. Phơng pháp nghiên cứu .
Một số phơng pháp đợc vận dụng: Phơng pháp khảo sát
thông kê, phơng pháp hệ thống, đặc biết chú trọng phơng
pháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp.
5. Cấu trúc của tiểu luận.

Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phơng pháp nghiên cứu.
Phần nội dung.

1. Cơ sở lí luận thực tiễn của cái nhìn nghệ tht míi vỊ
con ngêi.
2. Nh÷ng biĨu hiƯn cđa con ngêi trong một cái nhìn nghệ
thuật mới mẻ trong Nỗi buồn chiến tranh
3. Một số đặc sắc về nghệ thuật.
Con ngời trong một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ
Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Đời thừa đà từng phát
biểu : văn chơng không cần đến những ngời thợ khéo tay,
làm theo một vài kiểu đa cho. Văn chơng chỉ dung nạp những
ngời biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn cha ai
khơi, và sáng tạo những gì cha có. Điều đó có nghĩa là văn
học không chỉ lf sự kế tục truyền thống mà giá trị còn là sự
bổ sung những mới mẻ. Mỗi nhà văn khi đến với văn học đề

7


mong mn mang ®Õn cho nã mét tiÕng nãi míi mẻ và qua đó
khẳng định bản lĩnh của mình. Bảo Ninh cịng vËy, Anh
thc thÕ hƯ cÇm bót tre, bíc vào văn học khi nó đà có bóng
đa bóng đề. Vì vậy, nhà văn trẻ khoa khát đợc làm một cái gì
đó cho bản thân cung nh cho văn học dân tộc. Và Nỗi buồn
chiến tranh của anh với một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ về con
ngời trong sự tiếp tục các giá trị truyền thống của văn học đÃ
phần nào nói lên điều đó. Con ngời trong một cái nhìn nghệ
thuật mới mẻ chính là: Con ngời bình thờng - đời t cá nhân.
Và lịch sử văn học cũng cho thấy, đúng nh lời nhà văn Xô Viết
Lêônốp: Tác phẩm nghệ thuật đích thực nhất là tác phẩm
ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một
khấm phá về nội dung.


I. Cơ sở lí luận thực tiễn của cái nhìn nghệ thuật
mới về con ngời
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh thĨ hiƯn mét
quan niƯm nghƯ tht vỊ con ngêi dới một góc độ mới trong tơng quan với sự tiÕp tơc mét quan niƯm nghƯ tht vỊ con ngêi đà từng xuất hiện trong văn học, không phải là một sự ngẫu
nhiên, tuỳ tiện của tác giả mà nó là một sự chuyển biến hợp
logic và phù hợp với sự vận động của líc sử văn học và nó đợc
khẳng đinh với một cơ sở lí luận vững chắc trong thực tiễn
phất triển của văn học Việt Nam qua từng giai đoạn, từng thời
kỳ đi lên của nó.
1. Đổi mới xà hội dần đến đổi mới nghệ thuật.

8


Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng
lợi. Lịch sử dân tộc đà bớc sang một trang mới. Đất nớc Việt Nam
chuyển từ chiến tranh sang hoà bình, xay dựng CNXH trên
phạm vi toàn lÃnh thổ. Trong hoàn cảnh đó, đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đà diễn ra. Đây là đại hội mang nội dung đổi
mới, dân chủ, định hớng cho sự đi lên của dân tộc trong giai
đoạn mới. Đồng chí bí th Nguyễn Văn Linh thay mặt Đảng kêu
gọi văn nghệ sỹ cũng phải thay đổi cho phù hợp với lịch sử của
dân tộc bởi hiên thực cuộc sống đà thay đổi mà văn học vốn
là tấm gơng phản chiếu thời đại còn nhà văn là ngời th ký
trung thành của nó.
Mặt khác, hiện thực cuộc sống đà thay đổi dân đến
nhu cầu thẩm mỹ của bạn đọc, nhu cầu thởng thức văn nghệ
của công chúng đà thay đổi.
Cuộc sống hiện thực sau hoà bình hết sức bề bộn, đa

dạng phức tạp đây khó khăn thử thách đối với con ngời: Con ngời sẽ làm gì sau chiến tranh, liệu tình cảm đông đội đồng
chí cùng gắn bó keo sơn trong chiến đấu có còn giữ đợc, ngời
ta sẽ nhìn nhân thế nào về cuộc chiến khi đà sống trong hoà
bình ? Điều đó buộc văn học nghệ thuật phải có sự thay
đổi, buộc các nhà văn phải thay đổi cách nhìn hiện thực và
phản ảnh hiện thực mà trọng tâm của nó là quan niêm nghệ
thuật về con ngời.
Nh vậy, cuộc sống hiện thực bây giờ không chỉ là
chiến đấu và lao động trong văn học 1945 - 1975 nữa mà là
mọi vấn đề phức tạp của nó. Chính vì vậy, bạn đọc của chúng
ta muốn hiểu hiện thực không chỉ có thế mà ngời đọc muốn
hiểu toàn bộ hiên thực cuộc sống với bộ mặt đa chiều đa diện

9


cđa nã, cịng nh con ngêi trong mèi quan hƯ nhiều chiều, phức
tạp chứ không phải theo loiis miêu tả xuôi chiều đơn giản nữa.
Văn học vẫn tiếp tục viết vỊ chiÕn tranh nhng ngêi ®äc
mn hiĨu mäi vÊn ®Ị của cuộc chiến kể cả mặt trái của nó,
buộc nhà văn không thể viết theo lối cũ đợc nữa( tức là nói
nặng về chiến thắng, về cái anh hùng, vĩ đại của dân tộc
Việt Nam). Những tác phẩm vẫn viết theo t duy cũ thì không
còn sức hấp dẫn đối với độc giả vì hoàn cảnh lịch sử đà thay
đổi rồi và tâm lí của bạn đọc cũng vậy. Lí luận văn học
Macxits đà khẳng định: Ngời đọc nh một yếu tố bên trong
của quá trình sáng tác văn học ( Lí luận văn học II). Đối với nhà
văn, ngời đọc bao giờ cũng là hiện thân của nhu cầu xà hội>
Trong mọi trờng hợp, mỗi khi nói tới ngời đọc nhà văn đề cảm
thấy họ yêu cầu, đòi hỏi, tin cậy, hứng thú, phê

bình, hồi hộp, trông chờCòn nhà văn thì đáp ứng,
lý giải, tác động, lôi cuốn, thuyết phục, truyền đạt,
phơi bày
ú chớnh l quan h gia ngi đọc với nhà văn mà nó có ảnh hưởng trực
tiếp đến các giai đoạn sáng tác văn học và đối với van học sau 1975 cũng vậy.
Nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét : “sau 1975 bỗng dưng xuất hiện một tình
trạng rất lạ: sự lạnh nhạt hẳn đi trong quan hệ giữa công chúng và sáng tác.
Người đọc mới hơm qua cịn mặn mà là thế, bỗng dưng quay lưng lại với anh,
họ không thèm đọc anh nữa. Sách anh viết ra hăm hở, dày cộp, nằm mốc meo
trên các quầy sách. Người ta bỏ anh, người ta đi đọc sách Tây và đọc Nguyễn
Du”. Còn Chế Lan Viên thì cho rằng: “Sách thì nhiều mà khơng có tác
phẩm”.Nguyễn tuân khẳng định “ văn học giai đoạn này hình như có một
khoảng “chân khơng” văn học”.
Tất cả những điều kiện trên buộc nhà văn, người nghệ sĩ cầm bút phải
thay đổi từ cách viết, cách xây dựng hình tượng nhân vật và đặc biệt là quan
10


niệm nghệ thuật về con người…Điều này lí giải tại sao trong van học dân tộc
sau 1975 lại xuất hiện các hiện tượng “lạ” như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Khắc Trường, Dương Hưóng, Bảo Ninh…
2.Tư duy sử thi chuyển sang tư duy tiểu thuyết:
Tư duy sử thi vốn chiếm ưu thế trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975. Tư duy này chi phối đặc điểm văn học trên các phương diện: đề tài, con
người, nhà văn, giọng điệu…Nhưng sau 1975, ta thấy trong văn học bắt đầu có
hiện tượng: tư duy sử thi đang dần chuyển sang tư duy tiểu thuyết và đến nay tư
duy tiểu thuyết đã khẳng định vị trí của mình trong loại hình nghệ thuật ngôn từ
này.
2.1. Trước hết, trong phương diện đề tài ta thấy, tư duy sử thi hướng văn
học đến các sự kiện trọng đại của dân tộc, gắn liền với số phận và vận mệnh của

dân tộc, cộng đồng, đại diện cho ước mơ và lý tưởng của tập thể, thời đại. (Núp,
Tnú, Út Tịch…); ngược lại tư duy tiểu thuyết hướng ngòi bút của nhà văn
ngiêng về phán ánh những ván đề đời tư, đời thường , thế sự, đạo đức…,ngiêng
về phản ánh đời sống của từng số phận cá nhân con người. Văn học thời kì này
ra đời một loạt tác phẩm nói về vấn đề đó. Ta gặp cơ thợ nhuộm tóc trong “thợ
nhuộm tóc”, người tàn tật hát rong trong “người đàn ông duy nhất”, người thầy
trong “ông giáo trường làng”…Tất nhiên đề tài chiến đấu và xây dựng vẫn được
phản ánh nhưng nó khơng cịn là đề tài chính của văn học sau 1975 nữa và nếu
có viết thì nó cũng được viết khác theo sự nhận thức lai hai cuộc kháng
chiến,cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta trong những năm tháng đã
qua. Và bảo Ninh với tư cách là một nhà văn chủ yếu sau 1975 không thể không
chịu ảnh hưởng của điều đó. Tác phẩm “Thiên đường mù”của Dương Thu
Hương là một ví dụ. Ngun Ngọc đã có một ý kiến nhận xét rất xác đáng : “Có
một điều thú vị, hành trình văn học ta mấy năm qua từ cố gắng rút ra khỏi đề tài
số phận chung của cộng đồng đồng nhất để đi đến hiện thực xã hội ngổn ngang
với nhiều tính chất tả thực vội vã rồi tiếp tục đi sâu vào thế giới bên trong của
từng con ngưịi. Cuộc hành hương vơ tận, cuộc tìm kiếm khó nhọc bên trong thế
11


giới riêng từng con người – hành trình ấy khơng phải là một hành trình thu hẹp
dần phạm vi quan tâm của văn học. Ngược lại đó là hành trình mở ra ngày càng
rộng hơn, phong phú đa dạng hơn của văn học”. Tất cả những điều đó làm văn
học đời hơn, thật hơn và mỗi con người là một yiêủ vũ trụ để nhà văn thoả sức
khám phá,tìm hiểu và thể hiện thành những tác phẩm đặc sắc. “Nỗi buồn chiến
tranh”của Bảo Ninh cũng là một minh chứng.
2.2. Con người là đối tượng khám phá và tái hiện trung tâm của văn học
chân chính. Văn học 1945- 1975 ưu tiên và hướng tới ca ngợi, khẳng định con
người mới, con người anh hùng của thời đại. Dưới ngòi bút của nhà văn họ được
miêu tả đẹp một cách hoàn thiện hồn mĩ. Con người trong văn học có sự phân

ranh giới rạch rịi, dứt khốt, khơng thể có sự lẫn lộn nhập nhằng giữa: cái cao
cả - thấp hèn, cái thiện – ác, cái tiên tiến - lạc hậu, cái mới – cũ…(các nhân vật
trong “Hòn đất” (Anh Đức), “Mảnh trăng cuối rừng (Minh Châu) và trong thơ
Tố Hữu…). Ngược lại, trong văn học sau 1975, hầu như bỏ quên. Con người
trong văn học bây giờ được soi rọi nhiều hướng nhiều chiều, hết sức bí ẩn và
phức tạp trong đó có sự chen lẫn giữa nét đẹp thiên thần và biểu hiện quỷ dữ,
giữa cái cao cả với cái tầm thường, giữa rồng phượng với rắn rết. Các nhân vật
như lão Khúng, Quỳ , Lực, anh hoạ sĩ trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu,
hai Hùng của Chu Lai, Quang Trung, Trương Chi, Nguyễn Huệ của Nguyễn
Huy Thiệp…đều được xây dựng nhìn nhận như vậy. Điều đó cho ta thấy một
đièu rằng: nhân vật Kiên của Bảo Ninh không phải là một “quái thai”, hay một
hiện tượng “dị thường”, “khơng có thật” của hiện thực cũng như của văn học.
2.3. Nhà văn với tư cách là chủ thể thẩm mĩ nên có một vai trị rất quan
trọng đối với sự phát triển của một giai đoạn, một thời kì văn học nói riêng và
lịch sử văn học nói chung. Trong giai đoạn văn học 1945-1975, nhà văn cầm bút
với tư cách là nhà văn chiến sĩ cách mạng và “vóc nhà thơ đứng ngang tầm
chiến luỹ” (Chế Lan Viên). Nhưng văn học sau 1975 lại tạo ra một thế hệ cầm
bút mới – nhà văn cá nhân - với quan niệm về vai trị, vị trí và chức năng của
văn học: Trong quan niệm của các nhà văn sau này, văn học sau 1975 không tư
12


bỏ vai trị của nó là vũ khí đấu tranh tư tưởng nhưng nó cịn nhấn mạnh trước hét
ở sức khám phá thực tại va thức tỉnh ý thức về sự thật, ở vai trị dự báo dự cảm
cảu nó. Văn học vận động theo xu hướng dân chủ hoá là một phương tiệncần
thiết để tự biểu hiện, bao gồm cả việc phát triển tư tưởng, quan niệm, chính kiến
của mỗi văn nghệ sĩ về xã hội và con người. Văn học khơng chỉ là tiếng nói
chung của dân tộc, thời đại, cộng đồng mà cịn có thể là phất ngôn của mỗi cá
nhân nhà văn.Và Bảo Ninh không nằm ngoài quy luật này của văn học 1975.
2.4. Giọng điệu là một trong những yếu tố làm nên âm hưởng chủ đạo của

tác phẩm văn học cũng như cả một giai đoạn văn học. Ở giai đoạn 1945 – 1975,
do một trong những đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này là văn học được
viết theo khuynh hướng sử thi và lãng mạn, cho nên giọng văn ở các tác phẩm
chủ yếu là hào hùng, sảng khoái. Nhà văn nhân danh cộng đồng mà ngợi ca, tự
hào về những con người, về những thế hệ làm rạng rỡ lịch sử dân tộc. Ngược lại
văn học sau 1975 có nét mới. Nếu trước đây giọng văn nặng về kể - tả thì bây
giờ nó lại nặng về lí giải, phân tích đánh giá cuộc sống , đánh giá tâm lí tính
cách con người…và giọng văn lí giải, phân tích, đánh giá lại chiếm ưu thế trong
các sáng tác sau này. Bởi nhà văn đi sâu vào phân tích lí giải nội tâm con người.
Lúc này, nội tâm con người trở thành một trong nhữngđối tượng khám phá chủ
yếu của văn học.
Mặt khác, văn học sau 1975 cịn có giọng trầm tĩnh hơn, sâu lắng hơn khi
nói về sự mất mát của hciến tranh gây ra cho người mẹ, người vợ…và bản thân
người lính.
Như vậy, tư duy tiểu thuyết đã dành vị trí chủ đạo trong văn học sau 1975,
và trở thành một trong những yếu tố ảnh hưởng đén các sáng tác văn học trong
thời kì này.
3. Cá tính sáng tạo của nhà văn.
Văn học là một trong những lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật gắn liền với cá
tính sáng tạo của nhà văn - chủ thể thẩm mĩ. Cá tính sáng tạo của nhà văn là
động lực thúc đẩy sự phát triển của văn học. Tuy nhiên cá tính sáng tạo của nhà
13


văn bao giờ cũng đựoc soi sáng bởi một nguyên tắc tư tưỏng nào đó phù hợp với
quy luật phát triển của văn học. Nhà văn Bảo Ninh cũng không nằm ngồi quy
luật này. Cá tính của lớp nhà văn trẻ như anh đưa lại cho văn học một bộ mặt
mới phù hợp với hiện thực cuộc sống. M.B khrapchencô trong tác phẩm “cá tính
sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học” có nói đại ý rằng: những nhà
văn lỗi lạc thường xuyên nhấn mạnh đến vai trò to lớn của tư tưởng sáng tạo,

của nguyên tắc tư tưởng văn học. T.Sêkhốp đã viết: “nếu phủ nhận vấn đề và ý
đồ trong sáng tạo thì cần phải thừa nhận rằng người nghệ sĩ sáng tác một cách
khơng có chủ tâm, khơng có ý định, dưới ảnh hưởng của sự kích động, bởi vậy
nếu có một tác giả nào đó khoe khoang với tơi rằng anh ta đã viết một thiên
truyện mà khơng có dự định được cân nhắc từ trước thì tơi gọi anh ta là thằng
rồ”. Trên ý nghĩa ấy, chúng ta có thể khẳng định rằng: vấn đề con người trong
một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ trong “Nỗi buồn chiến tranh” là một sản phẩm
của cá tính sáng tạo của nhà văn và nó cũng là một trong những đóng ghóp của
Bảo Ninh đối với sự phát triển của văn học dân tộc sau 1975. “Nỗi buồn chiến
tranh” của Bảo Ninh đã có một cách viết “lạ” khiến nhiều độc giả vốn quen với
lối tư duy cũ “khó chịu”. Tuy nhiên X.Sêđin đã vạch rõ: “tư tưởng và sự sáng
tạo tuyệt nhiên không thù địch với nhau. Tư tưởng là một nhân tố chủ yếu và
không thể tránh khỏi của mọi hành động con người, cón sự sáng tạo là sự thể
hiện tư tưởng trong những hình tượng sinh động…Rút cục, đã đến lúc cần phải
thấy rõ rằng ở đây hoàn toàn chẳng có thù địch nào cả”.
Hơn nữa, thế hệ nhà văn lớp sau này như bảo Ninh trưởng thành khi đất
nước đã thống nhất. Đội ngũ của họ rất đông đảo nhưng phải nói chỉ 10 năm gần
đây tác phẩm của lớp tác giả mơi được chú ý , kể cả trường hợp Bảo Ninh. Họ
làm nhiều nghề, nhiều việc để kiếm sống. Lâu đai văn chương đối với họ đa số
khơng cịn vẻ q thiêng liêng như đối với thế hệ cha chú. Vui thì nhập cuộc,
khơng vui thì nhẹ nhàng ra đi. Lịng chung thuỷ khơng đặt ra ở đây, văn chương
cũng như nghệ thuật chỉ là nơi thể hiện bộc lộ mọi phương diện của bản ngã,
một ý tưởng của mình. Có lẽ nhờ thế mà sáng tác của họ hồn nhiên, giàu giọng
14


điêu, sắc thái, giàu những cách biểu hiện nghệ thuật. Đó là cái được của văn
chương gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà văn.
Chính cá tính sáng tạo của nhà văn đã giúp cho họ sáng tác một cách say
mê, ln có ý thức tạo cho mình một giọng điệu riêng, lối diễn đạt mới mẻ, lạ

hoá và nó cũng là một trong những yếu tố đảm bảo cho sức sống lâu dài của tác
phẩm. Từ đó, văn chương của lớp nhà văn trẻ sau này co nét riêng. Đằng sau từ
“văn chương” khơng chỉ có nghệ thuật ngơn từ mà cịn thấy vị thế, cách nhìn,
tầm nghĩ và cả lịng dạ của nhà văn. Vì thế, bạn đọc có thể khơng đồng tình,
thậm chí bất bình với một vài cách nhìn, cách nghĩ thiên lệch lúc này, lúc khác
của họ nhưng ai cũng phải thấy rằng đến với những tác phẩm văn chương của
những nhà văn này là đến với một thứ văn chương có ma lực, nó lơi cuốn và
chứa nhiều tầng ý nghĩa. Lần đầu tiên đọc “Mảnh đất lắm người nhiều ma”,
“Mùa lá rụng trong vườn”…Và cả “Nỗi buồn chiến tranh” nữa, người đọc có
thể chưa tiếp nhận được và chưa thấy thích thật sự nhưng về sau càng đọc ta
càng thấy bị cuốn hút, hấp dẫn bởi những lối viết mạnh dạn, táo bạo của nhà văn
và càng thấm thía hơn những giá trị nội dung tư tưởng của nó.
Như vậy, con người trong một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ của nhà văn
Bảo Ninh cịn là kết quả của cá tính sáng tạo của nhà văn, gắn liền với sự xuất
hiện của lớp nhà văn tre mới xuất hiện sau này. Người cầm bút lúc này ngày
càng thức tỉnh sâu sắc hơn về ý thức cá nhân và trách nhiệm của cá nhân đối với
xã hội và lịch sử. Vai trrò chủ thể sáng tác được khẳng định và phát huy mạnh
mẽ. Đối với hiện thực họ muốn là người nghiền ngẫm có tư tưởng, đối với độc
giả họ khơng muốn áp đặt một cái gì mà muốn đối thoại trên tinh thần bình
đẳng, dân chủ. Đối với bản thân mình, họ muốn soi tìm những trải nghiệm riêng
để từ đó có những khám phá riêng và phát biểu những tư tưởng riêng với công
chúng. Ai nấy đều muốn khẳng định cá tính, giọng điệu, bút pháp, phong cách
riêng của mình.

15


II. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CON NGƯỜI TRONG MỘT CÁI
NHÌN NGHỆ THUẬT MỚI MẺ TRONG “ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”
“Các nhà văn dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và

ơng ta chỉ có thể viết hay về những đề tài ấy mà thôi. Khi vì một kí do nào đó,
ơng ta hướng ngịi bút ra ngồi khu vực đề tài ấy, thì ơng ta khơng cịn sắc sảo
nữa, tác phẩm trở nên nhạt nhẽo, hình tượng thiếu sức sống, thiếu linh hồn”
(Nguyễn Đăng Mạnh – “Phương pháp luận nghiên cứu một nhà văn”). Đọc “Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh hấp dẫn nhất đối với người đọc là khi tiếp cận
với tác phẩm dưới gọc độ con người trong một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ của
nhà văn. Bởi Bảo Ninh dường như dồn cả “tinh lực” của mình cho vấn đề này.
Và nhà văn đã viết hay, hấp dẫn, đầy sự sáng tạo để thể hiện điều đó. Con người
trong cái nhìn nghệ thuật mới mẻ của Bảo Ninh được tác giả gửu gắm ẩn dấu
một cách sinh động, thông qua: Nhan đề của thiên tiểu thuyết, cáh phát triển
hình tượng các nhân vật đặc biệt là nhân vật chính của tác phẩm, qua thời gian –
khơng gian nghệ thuật của nó.
1. “Nhan đề của một tác phẩm thường chứa đựng chủ đề của nó”
(Vưgốtxki – “tâm lí học nghệ thuật”). Tiểu thuyết của Bảo Ninh cũng vậy: dù
lúa đầu tác giả đặt tên tác phẩm là “Nỗi buồn chiến tranh” và sau này đổi lại
thành “Thân phận tình yêu” đi chăng nữa thì nó cũng vẫn là một hiện tượng
ngơn từ lạ lùng, có sự kết hợp mới độc đáo, mang tính đa thanh, tính đối thoại,
là tiểu thuyết mở nảy sinh một phần từ trực giác, vô thức (không laọi trừ ý thức
và lí trí). Đó là cuộc hành trình của những mộng du, tỉnh mê huyền bí “viết để
nhớ lại”, gợi ta nhớ đến “Đi tìm thời gian đã mất” của M.Proust là một điểm gặp
gỡ (có ý thức hay khơng có ý thức) của Bảo Ninh với lí luận hiện đại về văn
học.
1.1. Với nhan đề “Thân phận tình yêu”, Bảo Ninh đã cho người đọc thấy
rõ tác giả đã tiếp cận con người ở một góc độ khác – con người trong nỗi đau
tình yêu và từ đó tác giả đã đi đến những triết lí về số phận, tình yêu của con
người trong một hoản cảnh lịch sử đặc biệt. Trong văn học Việt Nam mấy chục
16


năm nay có thể “Thân phận tình u” là cuốn tiểu thuyết hay về tình yêu, cuốn

tiểu thuyết tình yêu xót thương nhất; Có thể Phương là nhân vật phụ nữ đẹp nhất
trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Có nhan đề “Thân phận tình yêu” thật phù
hợp với ý nghĩa của tác phẩm dưới góc nhìn tình u vừa là hạnh phúc vừa là
nỗi đau của con người.
1.2. “Nỗi buồn chiến tranh” lại thể hiện một điểm nhìn mới của nhà văn
về con người - người lính trong cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm của dân tộc. Sự
nhìn nhận mới mẻ về con người ấy gắn liền với những cảnh tả chiến tranh,
những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm. Tất cả những suy nghĩ,
chiêm nghiệm của nhà văn về con người gắn liền với “Nỗi buồn chiến tranh”
đều được thể hiện qua những “Hồi tưởng đen”, qua quá khứ, giấc mê, qua ảo
giác của nhân vật Kiên. Nó mãi ám ảnh người đọc, ám ảnh con người, bám riết
không gian và thời gian.
1.3. “Nỗi buồn chiến tranh” và “Thân phận tình yêu” thấm vào nhau,
hồ lẫn vào nhau, da diết, xót xa, huỷ diệt, đó là hai nhịp mạnh của quyển tiểu
thuyết, làm nên sức hấp dẫn, lơi cuốn người đọc. Đó là những mảnh cắt, những
khía ạnh khác nhau của nhà văn khi xây dựng nhân vật trong cái nhìn nghệ thuật
mới mẻ về con người. Ngay cách kết hợp ngôn từ “nỗi buồn”, “thân phận” cũng
cho ta thấy nhà văn đã có ý định đi sâu vào đời tư, đời thường của con người để
khám phá những “ốc đảo” trong tâm hồn họ. Tác phẩm cịn có nhịp mạnh thứ ba
đó là một “Tiểu thuyết trong tiểu thuyết” làm nên “nỗi buồn sáng tạo” của “nhà
văn Kiên”. Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu thuyết, ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo,
gây chóng mặt, bàng hoàng, nhức nhối đối với ai đã từng đọc nó
“Thân phận tình u” nhan đề ấy nhập thân với tiểu thuyết ấy, những
“Nỗi buồn chiến tranh” lại là một cái tên mang ý nghĩa khái quát bao trúm lên
tất cả. Trong “Nỗi buồn chiến tranh” đã có cả “Thân phận tình u” trong đó
“Nỗi buồn chiến tranh” là một “Nỗi buồn nguyên khối” vỡ thành ba mảnh, ba
nhịp của một bài ca, làm nên sức sống của tiểu thuyết.

17



2. Cũng giống như khi thể hiện con người qua sự tiếp tục một quan niệm
nghệ thuật về con người, nhà văn Bảo Ninh đã gửi gắm một cái nhìn nghệ thuật
mới mẻ về con người qua hệ thống nhân vật của mình. Nếu như ở khía cạnh
trước, con người được đặt trong mối quan hệ xuôi chiều, đơn giản, gia đình cộng đồng – nhân loại thì ở đây con người lại đặt trong nhiều mối quan hệ
phong phú và phức tạp: quan hệ xã hội, quan hệ về đời tư, quan hệ lịch sử, quan
hệ đời thường. Con người với những niềm vui và nõi buồn, trong sự phấn khởi
và nỗi đau khổ, trong niềm tin và hoài nghi chính đáng. Họ đẹp trong chất thép
và trong cả sự mềm yếu…Các nhân vật “Nỗi buồn chiến tranh” đặc biệt là
nhân vật Kiên được xem xét khám phá và thể hiện trong các mối quan hệ với
chiến tranh cộng đồng, và với mối quan hệ này nhân vật mang nặng “Nỗi buồn
chiến tranh”; Trong mối quan hệ với tình yêu (cá nhân) thì nhân vật lại gắn với
nỗi đau về “Thân phận tình u”; cịn trong mối quan hệ với nghệ thuật (đam
mê của chính mình) thi thì nhân vật lai mang biệt danh gắn với khao khát sáng
tạo “nhà văn phường”. Từ những mối quan hệ này, nhà văn đã thể hiện được sự
giằng xé, đan chéo, sự âm u, tan nát và có khi méo mó trong thế giới nội tâm của
nhân vật Kiên. Từ sự vận động bên trong phức tạp đó của nhân vật mà người
đọc cũng bị giằng xé, khắc khoải, mâu thuẫn nhau, tranh luận với nhau, đặt ra
những vấn đề cuộc sống, con người , những vấn đề triết lí, yêu thương, sáng
tạo…Đây chính là thứ ma lực của những tác phẩm văn chương hay , độc đáo sau
1975; Là cách nói riêng của Bảo Ninh nhưng không hề lạc lõng với hành trình
phát triển của văn học Việt Nam sau chiến tranh mà độc giả ghi nhận. Đúng như
Đ. Đêmirchian đã nói: “cái riêng của mình dù nó là nỏ bé nhưng là của riêng
mình – đó chính là cái có giá trị lớn trong văn học và đem lai sự thích thú cho
độc giả”
2.1. Nếu như để khẳng định con người anh hùng, gắn với số phận của
cộng đồng nhà văn đã xây dựng kiểu con người hành động thì ở đây, để bộc lộ
quan điểm của mình về con người đời tư, cá nhân và con người với thế giới bên
trong phức tạp của nó, Bảo Ninh đã xây dựng một kiểu nhân vật mới: “Con
18



người tự sám hối, con người tự thú trước toà án lương tâm của chính mình” sám
hối và tự thú là một hành động tâm lý “ăn năn”, “hối hận”, tự nói ra những việc
mình làm và thơng thường có ảnh hưởng không tốt đối với người khác. Kiên đã
không biết bao lần tự đối diện với chính mình để rồi trong anh có những aan hận
ăn năn về những việc mình đã làm trong chiến tranh và những việc ấy đã gây
cho đồng đội anh khơng ít mất mát thậm chí cả tính mạng mình. Từ hành đơng
tâm lí đó mà trong nhân vật đã diễn ra những cung bậc, sắc thái khác nhau của
tình cảm: đau đớn, buồn, day dứt…Và nhà văn đã nắm bắt chớp lấy những đề tài
để xây dựng nên một hình tượng nhân vật mang đầy cá tính riêng của mình:
nhân vật Kiên chính là phát ngơn của nhà văn về cách nhìn con người dưới một
góc độ mới - nạn nhân của chiến tranh, bất hạnh trong tình yêu, bất lực trong
nghệ thuật. Valentinktaev đã từng khẳng định “trong mỗi nhân vật đều có một
phần tâm hồn của nghệ sĩ tạo ra nó” và “ nhà văn trong khi xây dựng những hình
tượng của các nhân vật của mình, tự mình lần lượt hoá thân thành những nhân
vật một”.
Việc xây dựng kiểu nhân vật đi từ con người anh hùng đến kiểu nhân vật
con người tự thú, con người sám hối trong “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo
ninh là một lẽ tự nhiên hợp với quy luật phát triển của văn học sau 1975. Cách
xây dựng này khơng hề có sự mâu thuẫn nhau và ta vẫn có thể tự khẳng định
rằng: con ngưòi anh hùng và con người tự thú trong nhân vật Kiên vẫn là một, là
những mảnh khác nhau trong diễn biến nội tâm của nhân vật và cuối cùng được
thể hiện ra thành các hành động bên ngoài sự đa dạng, phức tạp trong cách xây
dựng nhân vật Kiên của Bảo Ninh vẫn đảm bảo tính thơng nhất trong tính cách
của nhân vật, là sự phát triển bình thường, hợp quy luật logic của con người.
Gorki đã từng nói: “ tơi rất thích theo dõi con người lớn lên như thế nào” và
Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm “Bức tranh” cũng đã cho rằng: “cuộc chiến
đấu cho tự do của mỗi con người sẽ cịn lâu dài và khó khăn hơn cả cuộc chiến
đấu tự do cho mỗi dân tộc.


19


Một điều người đọc dẽ nhận thấy trong “Nỗi buồn chiến tranh” đó chính
là việc tác giả đã xây dựng kiểu con người sám hối, tự thú trong tất cả mối quan
hệ với chiến tranh, tình yêu và ddam mê nghệ thuật. và chính ở đaay nhân vật
đặc biệt là Kiên đã bộc lộ hết những suy nghĩ tình cảm của mình trước đồng đội,
Phương và trước văn chương. Cũng qua đây ta hiểu một nào đó con người trong
một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ của Bảo Ninh và đây cũng là một trong những
yếu tố làm cho tác phẩm thành một tiểu thuyết hay.
2.1.1. Có thể nói rằng Bảo Ninh đã mạnh dạn, dám “phiêu lưu” khi đã để
cho nhân vật Kiên có những phát biểu thơng qua “Hồi tưởng đen” về cuộc chiến
tranh và người lình cách mạng. Có thế nói nhà văn đã dám đi vào mặt trái cuả
tấm huy chương để nói lên những chiêm nghiệm của mình về số phận con người
trong cuộc chiến. Sự khốc liệt và nghiệt ngã của chiến tranh đối với số phận
người lính đã được trình bày một cách nghiêm túc và khá đầu tư. Nếu như trong
văn học 45- 75, sự gian khổ hy sinh, mất mát xảy ra trong chiến tranh được nhắc
đến để ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, làm nảy sinh cái đẹp, cái cao quý
của con người thì trong văn học sau 1975, đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, Bảo Ninh…Nhà văn lại muốn nói đến sự sàng lọc phẩm giá của con
người đến mức đau xót. Ngọn lửa chiến tranh tàn khốc đã giúp người đọc phân
biệt đâu là những phẩm xhất tốt đẹp những anh hùng, đâu là những kẻ phản bội
hèn nhát.
Kiên khi nhớ về chiến tranh, điều trước hết ám ảnh anh đó là Kiên khơng
thể nao quên “chiến tranh với bộ mặt ghớm guốc của nó, với những móng vuốt
của nó…Bất kì ai đã trải qua đều mãi mãi bị ám ảnh, mãi mãi mất khả năng sống
bình thường, mãi mãi khơng thể tự tha thứ cho mình” (tr227). Lúc này kiên đã
có sự suy nghĩ về cuộc chiến, về thân phận của những người lính trong chiến
tranh. “Chiến tranh là sự che chở đùm bọc, được cứu rỗi trong tình đồng đội bác

ái” những đồng đội thời đó cũng là “gánh nặng chém giết, gánh nặng bạo lực mà
thân phận con sâu cái kiến của người lính, cõng trên lưng đời đời kiếp kiếp”
(tr227). Nhân vật đã phải thốt lên rằng: “trong chiến tranh, chính nghĩa thắng.,
20


lịng nhân thắng nhưng cái ác, sự chết chóc và bạo lực phi nhân cũng thắng. Qua
những suy ghĩ của Kiên về chiến tranh ta thấy rõ một điều: bao nhiêu năm qua
người ta cố tô điểm về chiến tranh có một bộ mặt dễ coi và con người sinh ra
trong chiến tranh cũng chỉ bình thường và ai cũng có thể trở thành anh hùng. Và
nếu cứ như vậy mãi thí sẽ đến một ngày, các thế hệ trẻ kháccủa Việt Nam sẽ chỉ
bíêt đến chiến tranh với những hồi kèn chiến thắng, tiếng đại bác ghầm thét, đồn
thù sụp đổ, lớp lớp chiến binh ào ào xông lên…Họ sẽ không bao giờ biết đến
thảm hoạ mà dân tộc mĩnh đã phải gánh chịu suốt 30 năm, họ sẽ khơng bao giờ
cịn nhớ đến những mất mát đau thương của dân tộc. Có lẽ vì vậy những suy
nghĩ của Kiên qua cách viết của Bảo Ninh là một điều táo bạo: khơi dậy quá khứ
đau thương để khơi tỉnh hiện tại và tương lai – cho đến khi nào con người chưa
biết sợ bộ mặt khủng khiếp của chiến tranh.
Ở nhân vật Kiên, ta thấy có một nghịch lý đau đớn. Mặc dù chiến tranh đã
kết thúc được một thời gian dài thì chiến trường câm lặng trong lịng những
người lính như Kiên vẫn chưa một ngày im tiếng súng và ngày chiến thắng vẫn
còn xa lắm. Trong lòng Kiên, chiến tranh không mang bộ mặt phụ nữ, không
mang khn mặt trẻ em và nói chung khơng có bộ mặt con người nhưng lại mãi
mãi ám ảnh anh. Vì sao lại như vậy? Nhà văn Bảo Ninh đã có những lí giải vơ
cùng sâu sắc khi nói đến những diễn biến tâm lí vơ cùng phức tạp này trong thế
giới nội tâm của kiên: “Dằng dặc trôi qua trong hồi ức của Kiên vô vàn những
hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi đau buồn
chiến tranh” (tr26). Và đó cũng chính là nỗi đau do sự hồi tưởng của Kiên về
những hành động của mình trong q khứ có khi làm hy sinh tính mạng đồng
đội. Bảo Ninh đã thật sự đã không chỉ dừng lại ở thực tại được tái hiện trong đầu

Kiên mà nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để mổ xẻ, phân tích và kí giải tâm lí
của nhân vật qua các hiệntượng sự kiện ấy. Khơng biết bao lần Kiên đã tự thú, tự
sám hối với chính lương tâm của mình khi nghĩ đến Hồ, Từ…những người đã
vì sự nhút nhát, hèn hạ pháut chốc trong anh làm cho phải hy sinh tính mạng:
“vào ngày 30/4, tức là vào thời khắc cuối cùng của cuộc chiến, khi cùng đội
21


qn thọc sâu của trung đồn tấn cơng dãy lầu lăng cha cả, đã có một giây Kiên
chần chừ. Và một giây ấy của Kiên đã lấp bằng tính mạng của Từ, người đội
viên trinh sát cuối cùng…”.Anh mãi day dứt về hành động của mình, nó làm cho
tinh thần anh sau hồ bình vẫn cịn tiếng súng của chiến trường: “Kiên chần chừ
khi từ khung cửa sổ hình vịm của tầng trệt toà lầu vang lên những tràng súng
máy…khựng lại và hơi né tránh, Kiên chậm bước trong một phần tích tắc khơng
cảm thấy được. Nhưng, thế là Từ đã thoát lên trước áp tới khung cửa dành cho
Kiên”và kết quả là “ loạt đạn của tên lính khơng thể trúng Kiên được nữa dù anh
chỉ sau Từ nửa bước chân…(tr212). Như vậy là, sự hy sinh của đồng đội do
trạng thái chần chừ và hèn nhát của Kiên đã thành nỗi đau trong ạnh, và hôm
nay Kiên dám nhìn thẳng vào sự thật đó, dám nói lên cái tơi của mình đó là một
điều đáng q. Việc làm của Kiên cho ta thấy rõ một khía cạnh trong quan niệm
về con người của Bảo Ninh lúc này đó là trong con người khơng chỉ có anh hùng
mà cịn có cả tiểu nhân nhưng điều đáng nói đáng trân trọng ở đây là họ dám
nhìn thẳng vào sự thật đó để sửa mình sống cho tốt đẹp hơn. Điều này cũng thể
hiện sự vững tay của Bảo Ninh trong việc nám bắt và khai thác tâm lí nhân vật.
Nhà văn Thạch lam đã cho rằng: “Một nhà văn phải biết quan sát, tất nhiên
người ta thường hiểu sự quan sát bề ngồi về cái tài chụp hình và ghi nhớ các sự
vật. sự quan sát ấy không đủ và chỉ khiến cho tác phẩm trở nên khô khan và có
vị khơi hài cần hơn là sự quan sát bề trong khién nghệ sĩ có thể hiểu được cái ý
nghĩa dấu kín của sự vật, các trạng thái tâm lý của một cử chỉ hay lời nói. Và
điều đó thật đúng với trường hợp của nhà văn Bảo Ninh lúc này.

Không chỉ một lần Kiên hối hận về sự nhút nhát có phần ham sống sợ
chết bản năng của mình mà khi nghĩ đến Cừ, Oanh, Hoà…trong anh cũng dấy
lên bao điều an hận, xót xa.cũng gần giống như thế, trên tầng 3 của nhà cảnh sát
Buôn Ma Thuật, Oanh đã che chắn cho Kiên, Khôi hứng phải loạt đạn của kẻ
bắn lén mặc váy mà hai người để cho sống hay cũng giông như Cừ đã nổ súng
bắn chặn cả một trung đội địch cho nhóm trinh sát của Kiên thốt thân. Sau cú
đột nhập khơng thành vào sở chỉ huy lữ dù 3 Phượng Hoàng…” (tr213). Tuy
22


nhiên kỉ niệm bi thảm nhất, thương tâm và hiểm nghèo nhất trong kí ức của
Kiên dĩ nhiên là vè Hoà. Đây là nỗi ám ảnh, là điều tự thú đau đớn nhất của kiên
trớc toà án lương tâm của mình. Nhẽ ra Kiên đã có thể cứu được Hồ, hoặc ít ra
có thể tiêu diệt được mấy tên địch rồi hy sinh một cách anh dũng nhưng anh đã
không làm điều đó. Quả lựu đạn đã rút chốt như chỉ chực rớt ngay xuống chân
Kiên, nhưng tâm trạng kiên lúc này lai diễn biến ngược lại “tay anh lạnh ngắt,
các ngón run run, tồn thân anh trịng trành, đầu óc chao đảo khơng cịn tự chủ
được nữa” (tr225). Kiên đã chần chư khơng hành động và Hồ đã hy sinh.Sau
này trong mỗi giấc mơ của mình, Kiên ln bị dày vị giằng xé bởi diều đó, anh
tự trách bản thân mình. tự sỉ vả mình đã khơng dứt khốt, can đảm mà chỉ có “
nỗi sợ hãi, sự bất lực đầy nhục nhã, cảm giác chiến bại và trangj thái rã rời tuyệt
vọng” (tr48) nên đã có hành động nín lặng gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như
thế quỳ mãi, náu kín sau làm cây ở bìa rừng. Chính vì hành động anh phải trả giá
trong cuộc sống hồ bình, những giấc mơ của Kiên sau này thường làm cho toàn
thân anh lạnh giá, ướt đẫm mồ hơi, cổ họng đau rát vì la hét, mơi rớm máu, cúc
áo đứt bung, ngực bị móng tay cào trượt da và trái tim run rẩy nhói đau” (tr49).
Chính từ tâm trạng có phần hoảng loạn ấy Kiên đã bao lần tự nói với chính mình
- những lời đầy đau khổ: “Trở về sau chiến tranh, cho đến tận bây giờ, tôi đã
phải chịu đựng hết hồi ức này sang hồi ức khác, đên thâu này thấu đêm thâu kia
thử hỏi đã bao năm ròng?”. Rõ ràng ở đây nhà văn đã đi sâu vào khai thác

những lời độc thoại nội tâm của nhân vật để từ đó đi đến thể hiện các trạng thái
tâm lí của nó. Lời độc thoai của Kiên chứa đày câu hỏi, nó thể hiện trạng thái
băn khuăn về cái chết khơng đáng có của đồng đội và cũng chính là lời trách cứ
bản thân mình. Kiên đã sống trong một trạng thái mất cân bằng sau chiến tranh
“vô vàn những ám ảnh từ đời nảo đời nào trong chiến tranh tưởng rằng đã phải
ngủ yên từ lâu giờ như thể được truyền phép ma hùa theo nhau thức dậy cả”
(tr73), nó khiến cho tâm hồn Kiên : “Ngày một thêm hoang phế, tranh tối tranh
sáng vật vờ tồn những hồn ma bóng quỷ”. Nhà văn đã đi vào cả những giấc
mơ, giấc ngủ của nhân vật và ở dó anh phát hiện ra rằng “các tử thần xanh tái lỗ
23


chỗ, vết đạn cúi xuống như muốn soi bóng vao giấc ngủ của Kiên”. Có khi ta
tưởng như nhà văn Bảo Ninh có vẻ lạnh lùng trong khi miêu tả những diễn biến
nội tâm của Kiên. Anh có vẻ nói một cách khách quan về sự dày vò, đau đớn,
giằng xé của thế giới bên trong Kiên. Anh đưa lên trang viết gần như trần trụi cả
những lời độc thoại, những giấc mơ khủng khiếp của Kiên. Nhưng tất cả điều đó
lại đưa đến cho độc giả một niềm thương cảm với nhân vật Kiên. Độc giả không
hề co cảm giác ghê sợ hay kinh tởm về những hành động đã qua của nhân vật
mà ngược lại người đọc cố gắng đi tìm cái nguyên cớ nào dẫn đến hành động đó
của nhân vật. Phải chăng đó là do sự tàn bạo của chiến tranh gây ra cho con
người như Kiên đã từng nghĩ: “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không
cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông không đàn
bà, là thế giới sầu thảm vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất đối với dòng giống
con người” (tr33). Ở đây, chính sự “lạnh lùng” của Bảo Ninh đã thực sự mang
lại một cảm xúc thẩm mĩ thực sự. Sêkhốp từng cho rằng “sự lạnh lùng là khơng
thể thiếu; chỉ có những kẻ lạnh lùng mới nhìn sự việc một cách tỏ tường “ là như
vậy.
Như vậy, qua cách nhìn nhận lại cuộc chiến tranh của Kiên cho ta thấy
“Nỗi buồn chiến tranh” không phải chỉ là một nỗi buồn chiến tranh nữa.Bản

thân cuốn tiêủ thuyết là một cuộc chiến tranh, một thảm hoạ chiến tranh, một
chiến tranh thu nhỏ nằm trong bi kịch vĩ đại của con người. Ở đó nhân vật tự
đấu tranh với phần Con ở trong mình để vươn tới phần Người cao quý.Và cuộc
chiến đấu gian khổ này nhiều khi phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình và
của người khác.
Kiên đã có một q trình nhận thức lại chính mình , đối mặt với chính
lương tâm của chính mình và ở đó anh đã nhận ra rằng: đã có một thời anh sống
trong trạng thái| mất hồn, một trạng thái nư bị nhồi bông vào óc, khơng sợ hãi,
khơng phấn chấn,khơng vui khơng buồn, chẳng thiếu gì,chẳng lo cũng chẳng
mong gì”, nó làm cho tâm hồn anh trở nên u lì mụ mị, đánh đồng người khơn kẻ
dại,người gan kẻ nhát, đánh đồng lính với quan thậm chí đánh đồng bạn với thù,
24


cuộc sống, cái chết, hạnh phúc đau khổ”(tr.255) Giọng văn của Bảo Ninh khi
miêu tả những dòng độc thoại nội tâm của Kiên đã trở nê cô đọng hơn ,dồn nén
câu chữ hơn. Độc thoại nội tâm đã trở thành đối thoại nội tâm ở trong Kiên.Kiên
tự tách mình ra , phân thân thành hai con người:một con người trong chiến tranh
và một con người trong hiện tại. Con người trong hiện tại đã kết tội con người
hành động trong chiến tranh một cách mê muội như một kẻ khát máu “khẩu đại
liên hoá điên, điên rồ ngốn vào bụng những bụng đạn đồng sáng loá khạc lửa tơi
bời vào đám người mất trí đang xơ tới …Kiên muốn ngưng bắn nhưng bàn tay
thần chết giữ rịt lấy tay anh.Dòng lính áo xám bị xe tăng rượt dồn tới,dồn tới đẻ
chết chồng vì tay Kiên”. Và con người hiện tại kết án Kiên “không phải là bắn
nữ mà là tàn sát”(tr.131).Nhưng con người quá khứ trong anh lại cố biện minh
cho mình “chao ơi , đau đớn và cuồng say , cái thời của anh.(tr.130)nghĩa là anh
bị đặt vào một hồn cảnh buộc phải làm như vậy và vì anh là con người của
chiến tranh, khơng thể là khác được.
Chính vì vậy mà trong những dịng “hồi tưởng đen”của Kiên sau này về
chiến tranh cứ ngập tràn một màu đỏ của máu và một mùi đặc trưng của tử

thi.Những trang viết của Bảo Ninh lúc này dưòng như ám ảnh người đọc bởi nó
“ngập máu”, “máu tung xối, chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoét” (tr.7), “máu nóng hổi
rưới đẫm bờ dốc thoải”, “vết thương không ngừng nhểu máu”, “bãi chiến trường
biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm nổi váng đỏ lòm” (tr.8), “lớp bùn
đặc ghê tanh như mùi thịt thối”. Những từ ngữ chỉ cái chết chỉ sự lạnh lẽo được
xuất hiện liên tiếp, trải dài trên những trang giấy, xuyên suốt cuộc chiến tranh;
“thần chết”, “hồn ma”, “hồn ma quỷ”, “linh hồn lở loét”, “âm hồn”, “tiếng hú”,
“hồn hoang”, “ma cà rồng”, “hút máu”, “loài ma núi”…Cho ta thấy được sự ám
ảnh đối với cuộc sống của Kiên sau hồ bình là những cái chết của đồng đội
thân thiết và nỗi buồn kì lạ trong anh – “Nỗi buồn được sống sót”. Có llẽ đây là
lần đầu tiên một nhà văn Bảo Ninh dám đưa vào cuốn tiểu thuyết của mình
những trang viết có ấn tượng mạnh như vậy, làm đảo lộn lối tư duy quen thuộc,
“thuận chiều”, “một nghĩa” về chiến tranh về con người trong thời buổi ngược
25


×