Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đặc điểm truyện ngắn cao tiến lê ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.81 KB, 55 trang )

1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1 Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc, đồng
thời đưa tới một chặng đường mới của nền văn học Việt Nam. Nền văn học
vốn gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc nên lịch sử chuyến biến nó
cũng chuyển sang một thời kì mới với những đặc điểm và qui luật vận động
khác trước. Đại hội lần thứ VI của Đảng xác định đường lối đổi mới toàn diện
với đường lối đổi mới ấy đã mở ra một thời kì mới, đất nước vượt qua khủng
hoảng để bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc.
Đường lối đổi mới đã thổi vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà một
luồng gió mới, mở ra thời kì đổi mới trong tư duy nhìn thẳng vào sự thật, nói
đúng sự thật. Bầu khơng khí dân chủ, hịa bình cùng với công cuộc đổi mới đã
tạo ra bước đột phá cho đời sống văn học nước nhà và đưa đến cho văn học
một sắc diện mới. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê
phán trên tinh thần nhân bản rất phát triển. Những biến đổi của nền văn học
sau 1975 thể hiện rõ nét nhất trong đổi mới của thể loại văn học. Đây là giai
đoạn được mùa của rất nhiều thể loại trong đó truyện ngắn được xem là bội
thu nhất, là thể loại đầu tàu cốt cán đi tiên phong trong công cuộc đổi mới.
Làm nên bức tranh đa dạng nhiều màu sắc của truyện ngắn giai đoạn này là
nỗ lực không mệt mỏi của một lớp nhà văn sẵn sàng cởi trói trong sáng tạo.
Đó là những nhà văn trưởng thành trong kháng chiến ý thức được sự cần thiết
của đổi mới trong văn học nghệ thuật. Tên tuổi Nguyễn Minh Châu, Chu Lai,
Nguyễn Huy Thiệp được nhắc đến như những người mở đường tinh anh. Việc
tìm hiểu và nghiên cứu truyện ngắn sau 1975 trong giai đoạn này đang được
quan tâm và cần thiết.


2
1.2. Cao Tiến Lê là một nhà văn thuộc thế hệ thứ 2 những người lính


cầm bút. Truyện ngắn của ông là nhiều mảng hiện thực khác nhau của đời
sống. Bằng sự trải nghiệm của một người lính, sự nhạy cảm của một nhà văn
có tài và thêm vào đó là luồng gió đổi mới thổi vào văn học đã chắp cánh cho
tài năng nghệ thuật của ông được phát huy. Không dụng công nghệ thuật cầu
kỳ cũng không thuyết giáo bằng những tư tưởng cao siêu nhưng vẫn nhẹ
nhàng thẩm thấu vào lòng độc giả với những vấn đề của cuộc sống. Đóng góp
của Cao Tiến Lê thể hiện ở cách viết chân thật nhiều vấn đề đời sống, của
chiến tranh, số phận người lính cũng như sự vận động và phát triển của đất
nước sau chiến tranh bằng cái nhìn tinh tế thể hiện ở cách nắm bắt và xử lí
vấn đề một cách tinh vi. Những đứa con tinh thần của Cao Tiến Lê hiện được
rất nhiều độc giả quan tâm tìm đọc. Tuy nhiên những cơng trình chun biệt
nghiên cứu về ơng chưa có, nếu có chăng nữa cũng chỉ vài bài nghiên cứu
hoặc vài bài báo nhỏ lẻ chưa đủ để tái hiện chân dung ông cũng như những
đứa con tinh thần của ông. Truyện ngắn của ông là một mảnh đất trống cần
được khai hoang. Tìm hiểu truyện ngắn của ơng sau 1975 để thấy được nét
riêng của ngòi bút này trong bức tranh tổng thể của truyện ngắn Việt Nam sau
1975 và góp thêm tư liệu cần thiết cho việc học tâp nghiên cứu giảng dạy
truyện ngắn sau 1975 được thuận lợi.
1.3. Là một người con của quê hương xứ Nghệ-quê của nhà văn Cao
Tiến Lê-thì đề tài cịn như sự tri ân của thế hệ con cháu đối với bậc cha chú,
một bậc tiền bối của mảnh đất xứ Nghệ để thêm yêu mến và tự hào về quê
hương.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện ngắn của ông xuất hiện đều đặn trên văn đàn, dù ở cương vị
công tác nào nhà văn của chúng ta cũng không quên niềm say mê văn chương
của mình. Xuất hiện trên văn đàn dù khơng tạo nên những cơn dư chấn ồn ào


3
kiểu như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Chu Lai …nhưng đã để lại trong lịng

độc giả khơng ít dư âm bởi sự nhẹ nhàng bình dị rất riêng. Tuy nhiên rất ít các
nhà nghiên cứu phê bình quan tâm tới. Thực tế chỉ có một số bài báo, phỏng
vấn, giới thiệu sách đề cập tới truyện ngắn của ông và những vấn đề trong
truyện ngắn của ông.
2.1. Trong bài giới thiệu sách có tựa đề “ Cao Tiến Lê ra mắt tập truyện
xin đừng quên tôi” đăng trên evan.vnexpress.vn nhà báo Thanh Huyền nhận
xét: “truyện Cao Tiến Lê không dụng cơng nghệ thuật cầu kì. Khơng thuyết
giáo bằng những tư tưởng cao siêu. Ông khẽ kể chuyện bằng một cách dí dỏm
bằng những câu văn đầy tính thơ”.
2.2. “Nhà văn Cao Tiến Lê có “lãi” khi hồi sinh cuộc đời”(Trần Hồng
Thiên Kim, cand.com.vn 13.11.2011) nói về tập truyện Một đời vô duyên đã
nhận xét rằng: “tập truyện là cầu nối giữa chiến tranh và hịa bình, minh
chứng cho sự bền gan, bền chí, chờ đợi của con người đối mặt với cả phía sau
chiến tranh. Có thể coi đây là tác phẩm văn học đích thực để ơng tiếp tục sáng
tác trên nền thế kỉ XXI”.
2.3. Bài viết của Minh Ngọc nhan đề “xứ Nghệ trong hồn cốt Cao Tiến
Lê” đăng trên “Tạp chí Nhà văn số 42 năm 2004” viết: “truyện của ông đầy
nhiệt huyết, mang đậm chất chiến sĩ và sự nhạy bén của người nghệ sĩ khi tái
hiện cuộc sống lại có chút ngang tàng, gàn gàn của ơng đồ Nghệ”
2.4. (Thụy Kh, 03.2012)có bài viết “xin
đừng quên tôi của Cao Tiến Lê” nhận xét : với văn phong trong sáng nhẹ
nhàng, Xin đừng quên tôi mang đến những trải nghiệm nhân sinh thú vị .
Mười sáu truyện là mười sáu khúc biến tấu đa điệu của bản nhạc cuộc sống,
lùa thanh âm trong trẻo của người nghệ sĩ vào đời sống hiện thực trần trụi nơi
con người đang bế tắc và mất thăng bằng. Xin đừng qn tơi giống như một
lồi hoa mà tác giả gieo mầm lên cuộc sống với thông điệp nhân văn sâu sắc:


4
tình người là lồi hoa đẹp nhất mà con người có thể tìm thấy ý nghĩa về cuộc

sống đích thực”.
Ngồi ra còn một số bài phỏng vấn, trao đổi giữa nhà văn với các tạp
chí trong đó nhà văn bộc lộ rõ nhiều quan điểm nghệ thuật của mình mà tiêu
biểu nhất trở thành phương châm cầm bút của ông đó là “nhà văn phải đặt
mình ngang với tổng thống và cũng đặt mình ngang với ăn mày. Cái chính là
phải hiểu hết hồn cảnh, tâm tư tình cảm, số phận tạo nên tác phẩm”.
Như vậy ngoài các bài báo, phỏng vấn mang tính chất nhỏ lẻ, hơn nữa
mới chỉ là cái nhìn ban đầu mang tính chất sơ khai thì chưa có cơng trình
nghiên cứu nào mang tính chun biệt. Vì thế việc nghiên cứu đặc điểm
truyện ngắn Cao Tiến Lê ở phương diện nội dung và nghệ thuật cũng đặt ra
như một đòi hỏi tất yếu.
3.Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê ở cả phương diện nội dung và nghệ
thuật
4.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không có điều kiện khảo sát tồn bộ truyện ngắn Cao Tiến Lê
mà chỉ tập trung vào 2 tập là:
Tuyển tập truyện ngắn Ở trần -nxb Thanh Niên năm 1990
Tuyển tập truyện ngắn Ớt ngọt -nxb Thanh Niên năm 2010
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Khái quát những đóng góp của Cao Tiến Lê trong bối cảnh đổi mới
của truyện ngắn Việt Nam sau 1975
5.2. Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê ở phương diện nội
dung và nghệ thuật


5
6.Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp phân loại - thống kê
-Phương pháp phân tích - tổng hợp

-Phương pháp so sánh - đối chiếu
-Phương pháp cấu trúc - hệ thống
7.Đóng góp mới của đề tài
Đặt truyện ngắn Cao Tiến Lê trong bối cảnh đổi mới của truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 để lần đầu tiên đưa ra một cái nhìn tồn diện, cụ thể, hệ
thống về đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê ở cả nội dung và nghệ thuật.
8.Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì được
triển khai thành ba chương
Chương 1: Truyện ngắn Cao Tiến Lê trong bối cảnh đổi mới truyện
ngắn Việt Nam sau 1975
Chương 2: Đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê ở phương diện lựa
chọn đề tài và cảm hứng
Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn Cao Tiến Lê ở một số phương diện
hình thức nghệ thuật


6
Chương 1
TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CỦA
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975

1.1. Truyện ngắn và ưu thế của truyện ngắn
1.1.1.Truyện ngắn
Thuật ngữ truyện ngắn là một khái niệm đưa đến nhiều cách hiểu khác
nhau Grônpxki trong cuốn Đọc truyện ngắn đã viết “ truyện ngắn là một thể
loại mn hình mn vẻ biến đổi khơng ngừng. Nó là vật biến hóa linh hoạt
như quả chanh của lọ Lem. Biến hóa về khn khổ: ba dịng hoặc mười trang,
biến hóa về kiểu loại: tình cảm, trào phúng hay kì ảo. Hướng về biến cố hay
tưởng tượng, hiện thực hay phóng túng. Biến hóa về nội dung: thay đổi vô

cùng tận”.
Các nhà sáng tác cũng hiểu về thuật ngữ này mn hình vạn trạng:
Nhà văn đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học Pautopxky và
những nhà văn có quan niệm gần gũi như Ơhenry, Nguyễn Tuân, Nguyễn
Huy Thiệp cho rằng: “truyện ngắn là một truyện viết ngắn ngọn, trong đó cái
khơng bình thường hiện ra như cái gì đó rất đỗi bình thường và cái gì đó bình
thường hiện ra như cái gì đó khơng bình thường”.
Mang một quan niệm khác nhà văn Nguyễn Kiên lại cho rằng: “mỗi
truyện ngắn là trường hợp…trong quan hệ giữa con người và đời sống, có
những khoảng khắc nào đó, mối quan hệ nào đó được bộc lộ.Truyện ngắn
phải nắm bất được các trường hợp ấy”.
Tìm hiểu theo một xu hướng khác nhà văn Nguyên Ngọc lại xác nhận:
“truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết nói chung.Vì thế khơng nên trói


7
buộc nó vào một khn mẫu gị bó nào đó.Truyện ngắn vốn nhiều vẻ, có
truyện ngắn viết về cả đời người lại có truyện chỉ vài giây phút thống qua”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ
nhỏ. Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của
đời sống: đời tư thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện
ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không ngơi nghỉ.
Theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học thì khái niệm này
được hiểu: “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề
cập hầu hết các phương diện đời sống, xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là
giới hạn về dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận
đọc nó liền một mạch khơng ngơi nghỉ”.
Đa số các nhà văn, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận dạng
truyện ngắn trước hết là ở dung lượng ngôn từ: truyện ngắn phải ngắn. Đó là
đặc điểm mang tính phổ biến hàng đầu. Như Vương Trí Nhàn khẳng định:

“khác với tiểu thuyết và kịch, rất khó khn tiểu thuyết vào một định nghĩa
chật hẹp[…]. Như chúng ta biết, trước mắt nhà văn viết truyện ngắn là những
vấn đề rất phức tạp. Mọi chuyện càng phức tạp hơn bởi lẽ truyện ngắn phải
ngắn. Khuôn khổ tác phẩm trước tiên do nội dung của nó địi hỏi…Chính việc
truyện ngắn phải ngắn phân biệt dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và
tiểu thuyết. Tuy nhiên ngắn như thế nào được ông nhấn mạnh: “cái đặc điểm
duy nhất, mà cũng là cái sự rõ nhất của truyện ngắn nằm ở cái sự ngắn gọn
của nó, với điều kiện sự ngắn gọn này đủ sức tạo ra hiệu quả nhất định”.
Thuật ngữ truyện ngắn được xem xét ở góc nhìn đa dạng và mỗi nhà
nghiên cứu lại xem xét nó khác nhau. Tất nhiên cũng có nhiều điểm gặp gỡ
trùng hợp như về vấn đề dung lượng, vấn đề tình huống, vấn đề kết cấu…


8
1.1.2 Ưu thế của thể loại truyện ngắn
Nằm trong hệ thống chung của văn xuôi tự sự, truyện ngắn vừa mang
những đặc trưng chung của thể loại truyện nhưng cũng có Lí luận văn học đã
nói: “mỗi thể loại thể hiện một thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực, cách cảm
những đặc trưng riêng của nó. Nhà lí luận văn học Bakhtin trong cuốn thụ
nhìn nhận, lí giải về con người. Truyện ngắn là một thể loại đặc biệt trong đời
sống xã hội hiện đại nên nó thu hút đươc sự quan tâm của cả giới sáng tác và
phê bình. Nếu như với các thể loại khác như thơ, kịch, tiểu thuyết đã có lúc
đem lại hứng thú nghệ thuật cho độc giả song cũng có lúc rơi vào thờ ơ, lãnh
cảm bởi phần nào không đáp ứng kịp thời đời sống thẩm mĩ đang biến đổi và
nâng cao trong lòng quần chúng. Ngược lại truyện ngắn là thể loại ln được
quan tâm bởi nó nhạy cảm với những biến động của đời sống xã hội, với hình
thức gọn nhẹ nên dễ dàng bắt nhịp được cùng mọi biến động của đời sống xã
hội và tái hiện mọi diện mạo của đời sống vật chất và tinh thần. Nếu như tiểu
thuyết được ví như một thân gỗ với đầy đủ sự tồn vẹn đầy đặn của nó thì
truyện ngắn chỉ như một vân gỗ trong toàn bộ thân gỗ ấy, đó chỉ là một lát cắt

của hiện thực, khám phá trong một khoảng khắc xuất thần nào đó hay là kết
quả của trải nghiệm đời sống trong giây phút thoảng qua. Như một nhà nghiên
cứu đã rút ra kết luận thỏa đáng rằng: “ Truyện ngắn tự nó hàm chứa cái thú
vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ gọn và truyền dẫn cực
nhanh những thơng tin mới mẻ. Đây là một thể loại có nội khí “một lời thiên
cổ mà gợi trăm suy”. Hay như Nguyễn Minh Châu trong “Tôi viết truyện
ngắn : “chỉ cần vài trang văn xi mà có thể làm nổ tung trong tình cảm và ý
nghĩ người đọc những điều rất sâu xa và da diết của con người, khiến người
đọc phải nhớ mãi, suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại vẫn khơng thấy chán. Bởi một
thủ thuật chính của truyện ngắn chính là điểm huyệt.


9
Truyện ngắn hơm nay vươn tới cái nhìn tồn diện về đời sống và hết
sức gần gũi với đời thường. Đi vào mọi vấn đề của cuộc sống thường nhật
như nỗi đau chiến tranh để lại, sự mất mát của người lính bước ra khỏi cuộc
chiến, hận thù của gia tộc, nỗi đau của sự đói khát về vật chất và tinh thần, sự
lạc lõng thờ ơ của con người trong xã hội kim tiền, cả cõi vô thức và tiềm
thức…Ưu thế của nó chính là chớp lấy cái sự thật nếu không quá chăm chú
cái đặc biệt nổi lên như một hiện tượng đời sống. Sự thật ấy tiềm tàng trong
cái bình thường, trong những sự kiện hồn tồn có thực bởi sự truyền ngơn
chứ khơng phải tun truyền đem lại cho truyện ngắn những sự thật về con
người.
Dù hạn chế ở hiện thực phản ánh, tức là nếu như ở tiểu thuyết cuộc
sống được miêu tả trong quá trình phát triển với một cấu trúc phức tạp với
nhiều tính cách, số phận đan xen thì truyện ngắn chỉ là một bước ngoặt, một
trường hợp hay một tâm trạng. Nếu tiểu thuyết là quá trình thì truyện ngắn là
kết quả, nếu tiểu thuyết là diện rộng thì truyện ngắn chỉ là một điểm. Tuy
nhiên chất lượng nghệ thuật mà xét thì truyện ngắn khơng thua gì tiểu thuyết
bởi như Lỗ Tấn nói “qua một mảng lơng mà biết tồn con báo, qua một con

mắt mà truyền tải được cả tinh thần”. Dù không tái hiện trọn vẹn được cuộc
đời nhân vật hay đan xen nhiều tính cách số phận nhưng “bản chất đặc trưng
của truyện ngắn là cho phép và buộc nó vượt qua sự kể lể dài dịng mà nhanh
chóng dồn nén, đúc đến sến đặc và nhọn hoắt như hiện thực...những khoảng
khắc chốc lát được ghi thấu lại, soi tỏ chân xác ở một phương diện nào đó của
đời sống mà ngày mai khi nhìn lại ta vẫn thấy ở đó cái bản chất của một giai
đoạn trong guồng quay vô tận của bánh xe lịch sử”.
Phạm Xuân Nguyên trong cuốn Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay
viết: truyện ngắn hôm nay tiếp tục lật xới hiện thực hai chiều: quá khứ-hiện
tại để mang một tiếng nói định vị cho người đọc đánh giá nhìn nhận những


10
người những việc như bây giờ. Truyện ngắn bây giờ khơng cịn là những mũi
khoan thăm dị nhỏ nhẹ mà đã mang sức nặng của những khái quát lớn.
Nằm trong mạch vận động chung của văn xuôi sau 1975 với những ưu
thế cơ bản của nó thì giai đoạn này như nhận định của Nguyên Ngọc trong bài
viết “văn xuôi sau 1975 thử thăm dị đơi nét về qui luật phát triển: “Đến đây
bỗng thấy nổi lên một qui luật rất thú vị về sự phát triển của thể loại văn học.
Truyện ngắn bổng nổi lên ở vị trí hàng đầu. Những năm trước truyện ngắn
gần như lịm đi, bị đè nặng bởi những tiểu thuyết giã chiến ngồn ngộn. Bây
giờ len qua kẻ hở của vô số tiểu thuyết ngổn ngang kia nó bừng nở. Tơi có
cảm giác chúng ta đang đứng trước một vụ mùa truyện ngắn. Truyện ngắn
đơng, nhiều và thực sự có một số truyện hay
1.2. Bối cảnh lịch sử và những đổi mới của truyện ngắn sau 1975
1.2.1. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội
Đại thắng mùa xuân, kết thúc chiến tranh trên cả hai miền đất nước,
dân tộc sống trong khúc khải hoàn ca. Nhưng niềm vui chiến thắng đó khơng
được bao lâu thì phải đối mặt với di chứng của chiến tranh để lại và oằn mình
vào cơng cuộc kiến thiết thời hậu chiến đầy phức tạp. Đất nước đổ nát hoang

tàn và vết thương trong lịng người khơng dễ gì khắc phục. Như nhà văn Chu
Lai nói “chiến tranh vẫn hiện diện khắp non sông, giọt nước mắt đau thương
của người mẹ vẫn chảy, bước chân của người vợ thấp thỏm đi tìm hài cốt
chồng và đơi nạng gỗ cơ đơn vẫn gõ trên những nẻo đường khuất”. Cùng lúc
đó trên thế giới Liên Xô thực hiện công cuộc cải tổ thất bại dẫn tới sụp đổ.
Dân tộc ta kiên định theo con đường CNXH và theo gương của người anh cả
nhưng trước sự trì trệ của Liên Xơ thì Đảng ta đã luôn tỉnh táo không đi theo
vết xe đổ. Đại hội VII năm 1986 đã thực hiện công cuộc đổi mới một cách
toàn diện trên mọi lĩnh vực và tạo điều kiện mở ra cánh cửa mới cho văn học
nghệ thuật. Tinh thần “ cởi trói” thấm tới mọi văn nghệ sĩ. Phương châm “đổi


11
mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhìn vào sự thật, nói đúng sự thật”.
“Tự do sáng tạo đi đơi với tự do phê bình’’. Nếu trước đây các nhà văn phải
“nghĩ trong những điều Đảng nghĩ, bay theo đường dân tộc đang bay’’ và luôn
phải “tự bạt chiều cao cho thấp đi khỏi chạm trần, tự ép khn khổ chiều
ngang cho khỏi kềnh càng’’ thì bây giờ đã được phá bỏ. Khơng cịn cái kiểu
“viết một câu trung phải viết một câu nịnh’’nữa. Bây giờ các nhà văn mạnh
dạn xóa bỏ mọi rào cản “đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
họa” và trở lại cơng việc với ý nghĩa đích thực của nó “sống trong mọi vấn đề
của đời sống để kiếm tìm và thiết lập những giá trị phong phú của đời sống
tinh thần con người”.
Giữa môi trường mở cửa khi không còn đối mặt với sống chết trong
gang tức nhưng lại phải đối mặt với hiện thực đời sống thường nhật với
những va đập về quyền lợi và các giá trị truyền thống được xem xét lại với
những chuẩn mực bị thay đổi. Nhu cầu nhận thức của con người cũng khơng
ở những khn mẫu có sẵn nữa và độc giả khơng bằng lịng với hiện thực
dưới cái nhìn đơn giản một chiều.
1.2.2. Những đổi mới của truyện ngắn Việt Nam

Phát triển trong khơng khí dân chủ, đời sống văn học Việt Nam sau
1975 thực sự có những chuyển biến lớn. Sự trưởng thành thực sự của một một
lớp nhà văn trưởng thành từ trong kháng chiến và một đội ngũ những nhà văn
trẻ có hồi bảo và cá tính sẵn sàng cho sự cách tân đổi mới cộng thêm đó là sự
giao lưu mở rộng văn hóa và sự mở cửa của cơ chế thị trường đã tạo ra những
đổi mới cho văn học. Với tư cách là thể loại dẫn đường truyện ngắn thực sự
mở ra một cuộc chơi trong sáng tạo và có sự đổi mới tồn diện.
Đổi mới trong quan niệm về hiện thực: nếu như hiện thực trước đây chỉ
đơn giản xuôi chiều xoay quanh hiện thực cách mạng với những biến cố lịch
sử của nó thì bây giờ phong phú hơn nhiều. Khơng chỉ là những biến cố lịch


12
sử mà còn là biến đổi trong đời sống cộng đồng với hiện thực đời sống cùng
các mối quan hệ đa đoan phức tạp đan xen chằng chịt. Cả những vấn đề riêng
tư của số phận cá nhân. Hiện thực không chỉ là những cái đơn thuần ta nắm
bắt được mà còn là miền sâu thẳm của tâm linh, miền vô thức của con người.
Khi viết về chiến tranh không đi vào miêu tả sự kiện mà tập trung mô tả
con người với góc nhìn đa dạng hơn. Đó khơng chỉ là hào quang của chiến
thắng mà còn là đau thương ám ảnh, dai dẳng trong lòng người đọc. Hiện thưc
không chỉ là những điều người ta thấy mà cả những điều bí ẩn ngơn ngữ bình
thường khơng thể diễn tả hết. “Các nhà văn không chỉ nắm bắt cái hiện thực
mà còn là cái hư ảo của đời sống. Khơng chỉ là hiện thực mà cịn là cái bóng
của hiện thực và đó mới là cái hiện thực đích thực”. Như Nguyễn Khải quan
niệm: “Tơi thích cái hơm nay, cái ngổn ngang, bề bộn. Bóng tối và ánh sáng,
màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ” và đó chính là
mãnh đất phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ.
Đổi mới trong quan niệm về văn chương: văn chương giai đoạn trước
người cầm bút coi đó như một vũ khí cịn bây giờ văn chương “là một tôn
giáo không mang một màu sắc chính trị nào cả. Đó là nỗi đau và khát vọng

của con người”. Hay như Phạm Thị Hoài trong viết như một phép ứng xử
quan niệm “văn chương là một trị chơi vơ tăm tích và viết văn là một phép
ứng xử, trước hết là ứng xử với bản thân mình, sau là ứng xử với mơi trường
mà mơi trường ở đây chính là tồn bộ những gì tự nhiên và con người tạo ra
kể cả những di sản quá khứ và những tín hiệu mơ hồ về tương lai”.
Cách thể hiện nhân vật cũng khác trước: nhà văn đề cập tới nhiều con
người, con người tự nhiên bản thể và tâm linh được nhìn nhận soi chiếu ở góc
độ đa chiều. Con người với lịch sử xã hội, con người với tự nhiên, với chính
mình. Con người đời thường, bình thường và những bi kịch đời sống của họ.
Con người sống và được soi chiếu ở nhiều bình diện khơng chỉ ý thức mà cịn


13
vơ thức và tâm linh. Con người khơng cịn nhất phiến, đơn trị mà luôn đa
diện, lưỡng phân, đan cài xen lẫn bóng tối, ánh sáng, rồng phượng và rắn rết.
Trong mối quan hệ với độc giả: nhà văn thiết lập nên một mối quan hệ
bình đẳng với bạn đọc “người viết chỉ nên làm một người bạn tâm tình với
người đọc chứ đừng dạy người đọc vì chưa chắc cứ là nhà văn đã giỏi, đã có
văn hóa”. Người đọc hôm nay không chỉ đơn giản tiếp thu một chiều theo
những quan niệm những giá trị bất biến mà mà văn đưa ra mà họ có quyền tự
do sáng tạo và là một nhân tố quan trọng tạo nên sự hồn chỉnh của tác phẩm.
Trong hình thức nghệ thuật cũng có sự đổi mới:
Cốt truyện trở nên đa dang, linh hoạt pha trộn nhiều thể loại, sử dụng
nhiều yếu tố ngẫu nhiên, bất ngờ, nghịch dị kì ảo tạo nên quan niệm mới về
“chuyện’’trong truyện.Nếu trước đây cốt truyện được xem là yếu tố chủ đạo
thì bây giờ nhiều người viết truyện không cần đến yếu tố cốt truyện mà đưa
các sự kiện, các chi tiết lên ngơi. Có những truyện khơng hề có cốt truyện.
Phổ biến hiện nay còn là lối viết phân mảnh theo dòng suy tưởng lộn xộn một
cách có chủ ý.
Giọng điệu nếu như trước đây là đơn âm thì bây giờ nhường chỗ cho

đa âm xuất hiện, đơn thanh nhường chỗ cho đa thanh phức điệu. Độc thoại
nhường chỗ cho đối thoại.
Ngôn ngữ mang quan niệm dân chủ về ngôn từ, không chỉ là thứ ngôn
ngữ dản dị mà bây giờ linh hoạt, biến ảo hết sức phong phú. Mọi ngôn từ đều
là vật liệu bình đẳng trước văn chương.
Truyện ngắn với những đổi mới trên đã bắt nhịp kịp thời nhu cầu độc
giả và nó tỏ ra có ưu thế trong chiếm lĩnh và phản ánh đời sống. Thời kì sau
1975 quả thực truyện ngắn đã có mùa gặt bội thu.


14
1.3 Nhìn chung về những đóng góp của truyện ngắn Cao Tiến Lê
sau 1975
1.3.1.Vài nét về tiểu sử
Cao Tiến Lê cịn có các bút danh khác như Tế Liên, Nam Lương.
Ông sinh ngày 31 tháng 12 năm 1937 tại một làng quê của xứ Nghệ đó
là xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ ông đã được đánh
giá là thơng minh và có thiên hướng văn chương. Rời nghế nhà trường phổ
thông ông mang ba lô nhập ngũ và tham gia vào hai cuôc kháng chiến thần
thánh của dân tộc. Trực tiếp chiến đấu ở đơn vị bộ binh, làm chiến sĩ bảo vệ
giới tuyến quân sự tạm thời. Ơng khơng hề ngần ngại xơng pha trên các tuyến
lửa và dũng cảm chiến đấu. Năm 1967 là phóng viên báo quân khu 4, báo mặt
trận đường 9, báo Qn Đội Nhân Dân. Ơng thử sức mình đâu tiên trên lĩnh
vực báo chí và trở thành một nhà báo có tiếng thời bấy giờ và cũng trong thời
gian này ơng bắt đầu thử sức với văn chương. Ơng viết khá nhiều và tài năng
ngày càng được khẳng định. Năm 1976 chuyển ngành về làm ở nxb Thanh
Niên. Năm 2000 về công tác tại hội Nhà văn Việt Nam. Từng là tổng biên tập
nxb Thanh Niên, Ủy viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam khóa 6. Ơng
cịn là người sáng lập ra viện Bảo tàng văn học Việt Nam, giám khảo của
nhiều cuộc thi thơ, truyện ngắn trẻ. Cao Tiến Lê đã từng giữ rất nhiều chức vụ

quan trọng và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghệ thuật. Ơng là một người
từng trải và cơng tác ở nhiều cương vị đưa đến cho ông không chỉ là vốn sống
mà còn là sự am hiểu nghệ thuật và niềm say mê hoạt động cũng như cống
hiến. Ở cương vị cơng tác nào thì ơng cũng khơng qn niềm say mê của
mình dành cho nghệ thuật và khơng quên niềm say mê sáng tác của mình.
Hiện nay tuổi đời đã khơng cịn trẻ nữa nhưng ơng vẫn say mê viết và cống
hiến cho nền văn nghệ nước nhà.


15
Cao Tiến Lê sinh ra ở mảnh đất xứ Nghệ khắc nghiệt và mảnh đất này
đã hun đúc ở ông sự bền gan, kiên trì và thẳng thắn giúp ơng vượt qua mọi
khó khăn trong cuộc sống và trong chiến đấu. Tham gia hai cuộc chiến tranh
đã cung cấp cho ông một vốn sống vô cùng phong phú và hun đúc nên niềm
khát vọng muốn làm một nhân chứng lịch sử. Với tài năng văn chương, kinh
nghiệm và vốn sống đã thôi thúc ông viết văn và miệt mài trên con đường văn
nghiệp. Ông say mê, miệt mài ghi chép trên mỗi chặng đường hành quân. Đối
với Cao Tiến Lê con đường văn nghiệp cũng là con đường chẳng kém gì
chặng đường bom đạn mà ơng phải trải qua vì thế tác phẩm của Cao Tiến Lê
thể hiện một cách nhìn đời rất nhân bản. Mỗi câu chuyện là một tấm lịng tốt,
một việc làm đẹp mà ơng gặp, ơng chứng kiến trên mỗi chặng đường hành
quân. Khi viết về người lính ơng đi sâu vào các tình huống, các sự vật cụ thể
dù rất nhỏ để phản ánh linh hoạt cuộc sống những người lính, những con
người ơng đã gặp, đã chở che, mỗi vùng đất ông qua “Tôi cảm ơn vùng khói
lửa đã cho tơi dũng khí để trưởng thành, cho tơi lịng tin u để viết nên
những trang văn giàu lòng trắc ẩn dù nhiều lần bước hụt chân vào cái chết, bị
thương tích đầy mình”.
Dù miệt mài với quá trình sáng tạo nhưng cũng hết sức nghiêm khắc
với bản thân trong lao động nghệ thuật. Nhà văn chia sẽ rằng “nhà văn phải
đặt mình ngang với tổng thống đồng thời cũng phải đặt mình ngang với ăn

mày. Cái chính là phải hiểu hết mọi tâm tư nguyện vọng hoàn cảnh số phận
tạo nên tác phẩm’’. Thực tế những truyện ngắn Cao Tiến Lê là bằng chứng
thuyết phục nhất cho quan niệm nghệ thuật của ông.
1.3.2 Quá trình sáng tác của Cao Tiến Lê
Cao Tiến Lê cầm bút khi tuổi đời còn rất trẻ, truyện ngắn đầu tay của
ơng viết năm 1957, đó là truyện Bức thư bị nát. Tác phẩm này kể về một anh
lính có khát vọng học tập rèn luyện kiến thức để mong thành nhà văn. Trong


16
hồn cảnh chiến tranh ước mơ của anh khơng phải là nhằm trốn tránh trách
nhiệm của mình mà nhằm bổ trợ kiến thức để nhằm mục đích hết sức cao đẹp
đó là ghi lại những hình ảnh đau thương mà anh dũng của người lính yêu
nước một cách xuất sắc. Anh lính đã viết một bức thư định gửi lên cấp trên
nhưng anh đắn đo hết ngày này tháng khác vẫn khơng giám gửi đi. Khát vọng
của anh gần chìm vào quên lãng bởi thực tế chiến tranh khốc liệt. Đến một
ngày anh giặt quần áo và phát hiện ra bức thư ấy đã bị nát trong túi quần”.
Tác phẩm đầu tay này của anh nhanh chóng được đăng. Nỗi vui mừng cùng
với hạnh phúc đan xen lẫn nhau và tạo nên nguồn động viên anh say mê vào
viết. Trong thời gian đó nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân đã tập hợp lại và
cho in truyện ngắn đầu tay của anh mang tên Phía trong(xuất bản 1972). Thời
ấy có một cuốn sách được xuất bản là trường hợp hi hữu đối với những nhà
văn mới xuất hiện như anh. Những tháng ngày đó ơng lao vào viết, ơng viết từ
sự thôi thúc bên trong, từ sự nhức nhối bởi những vết thương chưa lành của
bản thân ông và đồng đội và từ sự sống chết mong manh trong gang tức. Đầu
năm 1972 Cao Tiến Lê đạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn do báo Văn Nghệ tổ
chức với nhan đề Mùi thơm dây cháy chậm .Chính giai đoạn này đã xác định
sự gắn bó máu thịt của ơng với văn nghiệp. Giai đoạn sau đó ơng viết liên tục
hàng chục truyện ngắn, tiểu thuyết và kí. Đặc biệt là giai đoạn văn học bước
vào cơng cuộc đổi mới thì ơng cũng tung hồnh ngịi bút và cho ra đời một

khối lượng tác phẩm lớn. Sức viết dai giẳng và bền bỉ đã giúp ông để lại một
khối lượng tác phẩm đáng lưu ý. Truyện ngắn của ông tập trung khai thác hai
đề tài chính đó là chiến tranh và cuộc sống thời hậu chiến cùng những nguyên
tắc ứng xử của con người. Trong vịng một thời gian ngắn ơng đã cho xuất
hiện hàng chục đầu sách. Trong thời gian gần đây dù đã khá nhiều tuổi nhưng
ông vẫn không ngừng cống hiến cho nghệ thuật. Ông mới cho xuất bản tập
truyện ngắn Xin đừng quên tôi vào đầu năm 2012 và sắp cho ra mắt cuốn tiểu


17
thuyết mang tên: Mặt trời và cũng đã hoàn thành bản thảo hai cuốn tiểu thuyết
đó là Phía sau tấm màn nhung đỏ và Bí thư thứ nhất. Ơng tâm sự rằng cịn
khỏe mạnh và cịn minh mẫn thì ơng cịn nghĩ tới những trang viết và đó cũng
là một cách trả lãi đối với cuộc đời.
1.3.3 Nhìn chung về những đóng góp của truyện ngắn Cao Tiến Lê
Cao Tiến Lê thử sức mình trên nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu
thuyết, kí văn học. Con người ơng ln sống trong bộn bề công việc như xuất
bản, viết báo, làm giám khảo các cuộc thi thơ và hiện tại đang tham gia công
việc ở bảo tàng văn học nhưng ông vẫn khơng ngừng viết và khơng ngừng
sáng tạo. Ơng đã cho xuất bản 5 tập tiểu thuyết chính, 4 tập bút kí và đặc biệt
là có tới 12 tập truyện ngắn và khá nhiều cuốn bản thảo đang được ông miệt
mài sáng tạo hằng ngày. Khối lượng tác phẩm không hề nhỏ.Cụ thể là :
+Các tập truyện ngắn như
-Phía trong (1972)
-Bến quê (1976)
-Cây sau sau lá đỏ (1981)
-Đại đội chân đất (1982)
-Ở trần (1990)
-Vỏ trứng thạch sùng (1995)
-Đến với bình minh (1995)

-Thốt hiểm (2000)
-Một đời vơ dun (2000)
-Truyện ngắn Cao Tiến Lê (2003)
-Ớt ngọt (2010)
-Xin đừng quên tôi (2012)
+Các tập tiểu thuyết chính:
-Một nửa cuộc đời (1978)


18
-Bây giờ nên xử sự như thế nào (1987)
-Nếm trải Điện Biên (1992)
-Con nuôi thầy phù thủy (1994)
-Trung tướng giữa đời thường (1995)
+Các tập kí:
-Ngược rừng Ba Chế (1976)
-Mùa ca cao (1982)
-Nửa đời ngoảnh lại (2004)
-Thương lắm người ơi (truyện và kí 2006)
Bước vào làng văn và thử sức mình trên nhiều thể loại nhưng được
người đọc biết đến nhiều nhất với vai trò một người chuyên viết truyện ngắn.
Sự có mặt của ơng góp phần khơng nhỏ vào sự xác lập bức tranh truyện ngắn
sau 1975. Ông xuất hiện vào giai đoạn truyện ngắn mang nhiều khởi sắc với
tên tuổi của các cây bút truyện ngắn thành danh như Chu Lai, Nguyễn Huy
Thiệp, Nguyễn Minh Châu. Không cuốn hút độc giả bởi cái lạ, cái mới mà
chính cách viết nhẹ nhàng nhưng đầy lòng trắc ẩn đã giúp Cao Tiến Lê ghi
dấu mình vào lịng người đọc.
Có thể thấy rằng truyện ngắn sau 1975 viết về dư chấn của chiến tranh
và cuộc sống đời thường thời kì đổi mới và mọi vấn đề của đời sống được ghi
dấu ở nhiều chiều kích và góc độ khác nhau. Truyện ngắn Cao Tiến Lê cũng

khơng nằm ngồi những đối tượng phản ánh ấy. Đề tài chính và chủ yếu trong
truyện của ông là đề tài người lính, họ được soi chiếu ở cả trong môi trường
chiến trận và cuộc sống đời thường. Ít có nhà văn nào viết nhiều và quan tâm
nhiều tới người lính như ơng. Ở cả những thể loại khác như kí và tiểu thuyết
thì người lính vẫn được xem là đối tượng trung tâm. Đọc truyện của ông
không gây cho ta một cảm giác hoang tàn cũng khơng gây ra một sự ám ảnh
day dứt đến khó chịu như khi đọc truyện của Thiệp, của Ma Văn Kháng hay


19
một số nhà văn khác.Truyện của ông nhẹ nhàng hơn, dí dỏm hơn. Ơng khéo
léo gieo vào lịng người đọc cảm giác nhẹ nhàng nhưng để lại sự trầm lắng. Ta
có thể hình dung truyện ngắn của ơng y như một dịng sơng phẳng lặng và n
ả nhưng khi nó tràn qua lại để lại một vùng phù sa màu mỡ.
Ơng khơng ngần ngại chỉ ra hiện thực nhưng ơng nói theo cách của
riêng ơng, khơng hề trần trụi và thơ thiển. Chân dung người lính được soi
chiếu ở nhiều chiều kích và góc độ khác nhau với những gam màu sáng tối.
Đó có thể là những kẻ hèn nhát phản bội hay những con người mang bi kịch
trở về sau chiến tranh, như sự lạc lõng, cảm giác bơ vơ giữa một xã hội bị ngự
trị bởi kim tiền. Tác giả cũng không ngần ngại chỉ ra những mặt trái của xã
hội thời kinh tế thị trường như sự bạc bẽo của tình người, sự xuống cấp những
giá trị vốn bền chặt, sự hẹp hòi của bộ máy lãnh đạo. Tuy nhiên sau tất cả vẫn
là sự sáng ngời của tình người, sự tỏa sáng của những nhân cách cao đẹp.
Nhìn chung nhân vật của Cao Tiến Lê thường có hai kiểu:
-Anh hùng trận mạc
-Những người lính trở về mang bi kịch đời thường
Những đề tài dường như không có gì mới mẻ nhưng bằng thế giới nghệ
thuật của mình ơng vẫn truyền tải được dụng ý của mình và gây thú vị cho
người đọc. Dù không dụng công nghệ thuật cầu kì, khơng thuyết giáo bằng
những tư tưởng cao siêu nhưng với lối kể chuyện dí dỏm, cách xây dựng các

tình huống gây hứng thú cho độc giả thì truyện của ơng đã để lại khơng ít dư
ba trong lịng độc giả.
Ở một thể loại có thể xem là được mùa và nở rộ nhất sau 1975 thì
truyện ngắn của ơng đã có những đóng góp tích cực ở cả nội dung và nghệ
thuật. Niềm sau mê viết và sức viết đều tay khiến độc giả chúng ta phải
ngưởng mộ.


20
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO TIẾN LÊ TRÊN PHƯƠNG DIỆN
LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ CẢM HỨNG
2.1. Lựa chọn đề tài
2.1.1. Chiến tranh và người lính trong chiến tranh
Phải khẳng định rằng đề tài chiến tranh luôn là một mảnh đất hứa để
các nghệ sĩ thâm canh. Đó là những vấn đề lớn có tính thời đại do lịch sử đặt
ra. Những tác phẩm viết về chiến tranh trong chiến tranh được xem như một
tất yếu. Tuy nhiên khi xa cách nó rồi, khi đã khơng cịn phải đối mặt trực tiếp
với hiện thực này nữa thì nhà văn lại có một khoảng thời gian, một độ lùi nhất
định để nhận thức về nó. Chiến tranh thực sự là một nỗi đau buồn mênh mông
và ám ảnh tinh thần con người. Nó để lại một vết thương khơng dễ gì lành sẹo
trong những người đã đi qua chiến tranh. Hòa bình lập lại con người khơng
cịn phải đối mặt với sống chết trong gang tấc nữa nhưng không phải cái gì đã
đi qua cũng dễ quên. Các nhà văn của chúng ta chúng ta không dễ dàng bỏ
qua đề tài này. Đã qua rồi thời kì khói lửa nhưng đâu dễ quên đi những ám
ảnh, những dư chấn ám ảnh tinh thần con người. Có một thời trong văn học
độc giả hết sức xao nhãng văn học nước nhà. Có người đặt ra câu hỏi: phải
chăng độc giả đã quá mỏi mệt vì đề tài chiến tranh? Thực ra khơngphải như
vậy. Thời đại đã khác đi nhưng các nhà văn vẫn mãi đi trên một lối mịn cũ kĩ
khơng chịu nhìn thấy sự đổi thay của xã hội. Cuộc sống thời bình phức tạp

hơn nhiều. Chiến tranh ác liệt, mọi mối quan hệ xã hội và con người dồn ngay
vào một quan hệ duy nhất: sống và chết. Người ta dường như sống phi thường
và cao cả hơn, mọi vấn đề của đời sống bình thường bị đẩy lùi ra phía sau.
Trong chiến tranh xã hội trong sạch hơn về mặt đạo đức. Ngọn lửa chiến tranh
thiêu rụi mọi nhiêu khê của cuộc sống thường ngày. Hịa bình thì khác hẳn,
hịa bình tức là phải đối mặt với cuộc sống thường ngày, những cái nhiêu khê


21
trong cuộc sống vốn bị chiến tranh che khuất giờ thức dậy và ám ảnh. Con
người tìm đến văn học để tìm đến một niềm an ủi sẻ chia nhưng chỉ thấy văn
học mải mê với những bản anh hùng ca chiến thắng, những khẩu hiệu hô hào
cổ vũ mà bỏ quên hiện thực. Khi nhận được ra sự lệch pha này một số nhà
văn đã tự nhìn lại và thay đổi lối viết. Vẫn là đề tài chiến tranh nhưng cách
khai thác của các nhà văn dường như khác hẳn. Chiến tranh vẫn là bản tổng
kết của những con người đứng xa nó mà nhìn lại. Chân thực hơn, hiện thực
như nó vốn có. Mỗi nhà văn có một cách viết khác nhau. Như Chu Lai, Lê
Lựu, Nguyễn Minh Châu đi qua cơn lốc chiến tranh và nhìn lại nó khơng chỉ
ở hào quang chiến thắng mà cịn là những nỗi đau, những chấn thương về mặt
tinh thần day dứt và ám ảnh.
Là đứa con đẻ của thời kì khói lửa, trải qua hai cuộc chiến tranh thần
thánh của dân tộc Cao Tiến Lê đã nếm trải được không biết bao nhiêu là mùi
vị của khói lửa. Chính chiến tranh cũng là một nhân tố thúc đẩy và nuôi sống
hồn văn của ơng. Ơng đã từng tâm sự rằng: “Tơi là lính bảo vệ ở giới tuyến 17
rồi lăn lộn ở tuyến lửa khu 4, đi từ tiểu đội lên trung đội rồi đại đội trưởng.
Một năm có tới tám tháng tôi lăn lộn ở chiến trường. Tôi cảm ơn vùng khói
lửa đã cho tơi dũng khí để trưởng thành, cho tơi lịng tin u vào con người dể
viết nên những trang văn giàu lòng trắc ẩn. Dù nhiều lần bước hụt chân vào
cái chết, thương tích đầy mình”. Thời gian ở chiến trường đã cho ông vốn
sống để tung hồnh ở đề tài ít có biên độ này. Ông trở thành nhà văn khá đặc

biệt khi toàn bộ các tác phẩm của ơng dù truyện ngắn, bút kí, tiểu thuyết ông
đều khai thác đề tài chiến tranh. Bước ra khỏi cuộc chiến trở thành con người
của thời đại mới ơng nhanh chóng nắm bắt được xu thế của con người mới,
không bị ru ngủ bởi cái ngọt ngào động viên một thời đã qua. Ông viết về
chiến tranh ở biên độ của người đã đi qua nhìn lại về nó và kể về nó. Góc nhìn
chiến tranh dưới con mắt của ông hết sức nhân bản. Chiến tranh được tái hiện


22
như nó đã có và như nó vốn có. Đó là chết chóc, là mất mát là thương tích đầy
mình, là bị ám ảnh bởi bệnh tật, thương tích và những di chứng về tinh thần.
Ơng khơng ngần ngại đưa vào trong tác phẩm của mình sự thật, chiến tranh
khơng chỉ có cái hùng mà cịn cả cái bi, khơng chỉ có niềm vui mà cịn nỗi
buồn, khơng chỉ có cái cao cả mà còn là sự đớn hèn. Bị cuốn vào cơn lốc
chiến tranh mỗi người có một cách ứng xử riêng. Chiến tranh có thể khiến con
người cao đẹp hơn, bật sáng lên nhân cách nhưng cũng có thể khiến con
người trở nên đớn hèn đi. Đọc tác phẩm Thượng sĩ Đông Dương ta sẽ thấy
những cách ứng xử riêng của hai nhân cách hoàn toàn khác nhau. Đó là sự tỏa
sáng, ứng xử của một con người anh hùng chân chính như ơng Ngân. Suốt
một đời ơng cống hiến, say mê với cách mạng và coi Đảng như chân lí của
cuộc đời mình. Nhưng đặt bên cạnh nhân cách cao đẹp ấy là gương mặt một
kẻ phản bội đó là Thưởng, vì đớn hèn, ham sống sợ chết hắn đã phản bội cách
mạng chạy theo hàng ngũ giặc, hắn cịn bán đứng người đã dìu dắt nâng đỡ
hắn. Hai con người đã từng ở cùng một giới tuyến lại có những cách cư xử
hồn tồn khác nhau. Thế mới nói chiến tranh là tấm gương thật nhất để thử
thách và soi chiếu nhân cách con người. Để con người trải nghiệm và thử
thách.
Đọc truyện ngắn của Cao Tiến Lê giai đoạn này ta thấy được hiện
thực khốc liệt của một thời đã qua và ta thấy cả mặt sáng và mặt tối. Hiện
thực khốc liệt ấy chính là thương tật, là chết chóc, bị hành hạ bởi bệnh tật và

bị tra tấn dã man. Hãy nghe nhân vật trong Ớt ngọt kể về những khó khăn mà
anh đối mặt hằng ngày: “quần áo tôi rách bươm, mảnh nâu mảnh trắng bởi có
những chỗ phải dùng cả mảnh vải lau súng để vá vào. Nhưng tai ác hơn là bị
những cơn sốt rét rừng hành hạ. Ngày nào cũng lên cơn sốt. Mỗi cơn sốt trải
qua ba giai đoạn. Trước hết là rét, rét như chưa bao giờ trên đời có một lần rét
như thế, rét tới mức dí cả hịn than đỏ vào tay cũng chỉ nghe tiếng cháy xèo


23
xèo. Hết rét lại chuyển sang nóng, nóng như có ai nung lửa ở trong ruột, nóng
mà khơng tốt được mồ hơi, hơi nóng tụ trên da thịt có thể làm cháy lũ ruồi
muỗi nếu chúng nhởn nhơ đậu vào…tiếp theo là nơn mửa, ruột gan như bị
xáo tung, tồn thân quằn quại, dạ dày ngỡ trào lên cổ, nước xanh nước vàng
bật ra khỏi miệng”. Khơng chỉ chết chóc, thương tật mà còn là những ám ảnh
tinh thần, những nỗi đau về tinh thần mà chưa thể giải tỏa trong chiến tranh.
Người mẹ trong truyện Điều chưa thể nói trong chiến tranh trước tin đồn là
con mình theo giặc bà sống trong lặng thầm, trong mặc cảm, sợ bị dị nghị, nỗi
khổ của bà đâu thể giải tỏa cùng ai: “bà buồn, bà sợ, bà tự co mình trong
phịng và rụt rè cả khi lên xuống cầu thang. Ngày ngày bà mở chiếc va li đã
hên rỉ phần sắt lặng nhìn những bộ quần áo thợ nguội đã sờn rách của con trai.
Thương nhớ con nhưng bà chỉ thầm khóc trong đêm khuya, ban ngày bà cố
giữ khơng sụt sùi, sợ người ta nói nuối tiếc thằng phản bội. Tuổi già, phần nỗi
nhớ thương con cũng làm cho bà mắt mờ dần”. Người mẹ già trong truyện
ngắn trên âm thầm đau nỗi đau của mình, khóc cũng chẳng giám khóc. Nỗi
đau ấy của người mẹ kéo dài một thời gian dài mới giải tỏa hết bởi đó là
những bí mật của chiến tranh. Di chứng chiến tranh đâu chỉ dành cho kẻ ngồi
mặt trận mà cịn cho những người ở nhà. Khơng đi vào những chết chóc
khủng khiếp, khơng tái hiện nhiều những cảnh bắn giết nhưng cũng không
ngần ngại đi vào những nỗi đau riêng của con người, viết ít về nỗi đau chiến
tranh nhưng lại có sức ám ảnh với độc giả đó là một biệt tài của nhà văn xứ

Nghệ. Viết về chiến tranh không chỉ tái hiện những đau thương mất mát mà
dụng ý tác giả cịn là dùng chiến tranh làm phơng nền để diễn tả và thể hiện
phẩm chất, tình người thăng hoa. Trong mất mát đau thương, bên cạnh đớn
hèn phản bội thì tâm hồn ta vẫn được thanh lọc bởi ta gặp những điều tốt đẹp
ở phẩm chất những người cầm súng. Đọc Tiếng đêm ta bắt gặp cốt cách cao
đẹp và đầy dũng cảm của Việt của Lực. Việt một con chim đầu đàn của đơn vị


24
lái xe bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ. Dù đã ba
lần bị thương và cuộc sống hằng ngày đối mặt với cái chết nhưng chưa bao
giờ anh chùn bước. Hãy nghe anh kể về một lần bị thương của anh để thấy
bản lĩnh của người lính dũng cảm: “viên đạn cuối đà chỉ xuyên thẳng lưng rồi
móc lại. Việt đưa tay sờ rút đầu đạn ra, rút xong Việt thấy chóng mặt và khó
thở q. Thì ra hơi trong phổi đang phì phì thốt ra từ chổ bị thương. Khơng
có bơng băng Việt lấy đầu đạn vừa rút ra nhét vào chỗ cũ rồi đứng dậy đi về
trạm xá”. Phải là một người có bản lĩnh, xem nhẹ sống chết thì anh mới có thể
bình tĩnh và dũng cảm tới vậy. Trong một đêm tối thui như mực, đoạn đường
hết sức nguy hiểm nhưng Việt không ngần ngại xung phong đầu tiên và hứa
đưa xe đến đích. Hay Lực một người con gái, một nữ dân quân nhìn mỏng
manh yếu đuối nhưng lại hàm chứa một sức sống kì lạ. Cơ sẵn sàng qn đi
những nỗi đau đớn cá nhân để làm việc, để hi sinh và để cống hiến. Dù bom
đạn đã cướp đi bàn tay của cô nhưng cô tàn mà không phế, cô thầm lặng làm
việc, giữa đạn bom dữ dội đầy hiểm nguy rình rập cơ khơng ngần ngại dẫn xe
qua đoạn đường nguy hiểm nhất. Hãy nghe lời tâm sự của người con gái dản
dị và dũng cảm ấy: “ở đây em thấy vui, vui vì tìm được việc làm. Chính ở đây
em mới tìm thấy em một cách rỏ ràng. Nếu mình quá coi trọng sự hi sinh của
bản thân thì chỉ có hại thơi anh nhỉ”.
Hay Thía trong tác phẩm Điều chưa thể nói trong chiến tranh đã
tham gia hoạt động nội thành từ năm 15 tuổi, được đơn vị cài vào hàng ngũ

địch làm tình báo. Anh sẵn sàng chịu tiếng kẻ phản bội và hi sinh cả tuổi trẻ
của mình để cung cấp những thơng tin vô cùng quan trọng cho quân đội ta. Vẻ
đẹp tâm hồn, sự dũng cảm, những hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ
ấy giúp ta hiểu hơn về con người Việt và dân tộc Việt. Cao Tiến Lê không chỉ
phát hiện ra vẻ đẹp của một cá nhân mà còn là cả một tập thể anh hùng. Trong
truyện Cây sau sau lá đỏ hình ảnh những người chiến sĩ ấy hiện lên thật đẹp.


25
Các anh ấy suốt ngày suốt đêm đào hầm làm trận địa. Hết trận địa chính rồi
trận địa phụ, rồi trận địa nghi binh. Quần áo các anh ấy nhuộm bụi đỏ. Đầu
tóc, lơng mày, da mặt cũng nhuộm bụi đỏ. Khơng có nước tắm giặt. Ngày vui
của đất nước các anh ấy không thể về. “Các anh ấy sẵn sàng chiến đấu để
nhân dân đón tết vui xuân. Các anh ấy đang bảo vệ mùa xuân, các anh ấy
cũng là mùa xuân”. Không viết về những sự việc đao to búa lớn, những câu
chuyện của ông dản dị thôi mà sao qua cái bình thường dản dị ấy người lính
vẫn hiện lên với một cốt cách đẹp, trong trẻo khơng ngờ. Trong khó khăn thử
thách tâm hồn và cốt cách người chiến sĩ càng tỏa sáng và họ chính là động
lực đưa cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc tới thắng lợi.
Một cung bậc khác ta bắt gặp trong những trang văn viết về chiến
tranh của ơng đó là ơng viết về tình u thương. Tình u thương ấy ánh xạ
qua tình bạn, tình đồng chí, tình cảm gia đình và đặc biệt là tình yêu. Tình yêu
hiện lên đa cung bậc và sắc màu. Có tình u đơn phương, có tình u e ấp
bẻn lẽn cũng có tình yêu nồng cháy. Tình yêu trong truyện ngắn của ông có
một đặc điểm chung đó là được nảy nở trên cơ sở tình thương nên hết sức bền
chặt. Chiến tranh đã cướp đi của con người nhiều thứ, khiến con người mất
mát đi nhiều thứ nhưng dường như vượt qua tất cả thì tình yêu vẫn bền chặt.
Đọc truyện Hoa cỏ ta bắt gặp hai cung bậc tình yêu khác nhau nhưng
tất cả đều đẹp đến lạ kì. Đó là tình yêu đơn phương của Tam dành cho Miên.
Tình yêu đơn phương đầu đời của người con gái dành cho Miên thầm lặng

không hề giám thổ lộ nhưng hết sức mãnh liệt. Tam nói rằng sau này khi kết
thúc chiến tranh cơ sẽ đi khắp đất nước để tìm Miên. Khi biết Miên hi sinh và
Trường là con của anh thì Tam đã dồn tất cả tình cảm, kinh tế, thời gian để lo
cho gia đình Lài và cháu Trường. Một tình yêu nữa hiện lên cao đẹp và trong
sáng khơng kém đó là tình u của Lài dành cho Miên, yêu Miên dù biết
trước được số phận ngắn ngủi của anh nhưng Lài không ngần ngại hi sinh cho


×