Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của chu lai sau 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.55 KB, 84 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta luôn phải đấu tranh để bảo vệ
Tổ quốc. Cũng từ đây, chúng ta thấy được sức mạnh của một dân tộc nhỏ bé
với những con người kiên cường anh dũng, đã dám đứng dậy chống lại những
kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất để giữ vững nền độc lập cho dân tộc. Ở đây
người lính ln là hình tượng trung tâm xun suốt, là biểu tượng cao nhất về
vẻ đẹp người anh hùng thời hiện đại. Họ vượt lên tất cả để quyết một lịng
phụng sự dân tộc bảo vệ đất nước khơng chỉ trong thời chiến mà ngay cả khi
hịa bình đã lập lại. Cuộc sống thời hậu chiến với bao điều phức tạp xơ bồ, một
lần nữa người lính lại là đề tài được các văn nghệ sỹ đặc biệt quan tâm phản
ánh. Những người lính, họ trở về, có người lành lặn, có người để lại một phần
tâm hồn và máu thịt trong những dải rừng xanh ngút ngàn, có những người một
đi không bao giờ trở lại. Những người ra đi vĩnh viễn cho sự nghiệp của Tổ
quốc mãi mãi được tôn vinh, những người trở về họ lại tiếp tục bước vào cuộc
chiến đấu mới. Liệu phẩm chất người lính Cụ Hồ có cịn giữ mãi được trong họ
khi bước vào cuộc sống mới với bao cạm bẫy đang chờ đón. Đây là một câu hỏi
lớn chưa thể có lời đáp rõ ràng. Trong luận văn này, chúng tơi sẽ đi sâu vào một
số khía cạnh để làm rõ vấn đề này.
1.2. Chiến tranh kết thúc đất nước ta bước vào một vận hội mới. Trước
những chuyển biến của đất nước, văn học Việt Nam được đặt vào một tình thế
mới đầy thử thách. Điểm mấu chốt là hiện thực hôm nay mới mẻ hơn, nhiều
chiều hơn so với hiện thực ba mươi năm qua mà nhà văn quen phản ánh. Tuy
nhiên, lịch sử mới cũng tạo điều kiện cho nhà văn thể hiện khả năng của mình
một cách mạnh mẽ nhất. Lúc này, các nhà văn có điều kiện khai thác, khám phá
đến tận vĩ tầng sâu nhất của đời sống hiện thực mà không bị hạn chế bởi bất kỳ
một quy định nào. Tuy hiên bên cạnh việc nhà văn vừa có cơ hội thể hiện mình
thì họ cũng chịu thử thách lớn của nghệ thuật đặt ra. Nhà văn phải tìm tịi, đổi

1



mới cảm hứng sáng tác của mình. Có người chững lại, khơng hồ nhập được xu
thế, có người tự tìm cho mình những nguồn mạch mới, phản ánh những vấn đề
tưởng quá đỗi bình thường nhưng lại tạo một hiệu quả cao trong một cái nhìn
mới mẻ, đầy tính thuyết phục đã có những tác phẩm khẳng định được chỗ đứng
của mình trong lịng độc giả như: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thời xa
vắng (Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai…Trong đó, Chu Lai khơng phải là
người mở đầu nhưng ơng là một trong số ít người viết tập trung và đạt được
nhiều thành công trong đề tài này.
Chu Lai là một tác giả đứng ở địa vị từng là một người lính, ơng có một
bề dày thực tế phong phú và sự chiêm nghiệm sâu sắc từ hiện thực chiến tranh,
ơng khơng bằng lịng với những gì đã có. Với ơng, chiến tranh khơng chỉ là
chuyện sống chết mà cao hơn là giá trị nhân văn, giá trị hiện thực. Chu Lai,
bằng sự nhạy cảm của một tài năng văn học, bằng sự trải nghiệm của người
lính trở về sau chiến tranh hồ chung vào tinh thần đổi mới văn học, ông đã
phát hiện ra vấn đề. Ơng đã tự làm mới mình và tạo nên một phong cách riêng
độc đáo khi viết về hình tượng người lính trở về sau chiến tranh.
1.3. Trong cuộc sống hôm nay, do sự tác động nhiều mặt của đời sống,
nhiều thế hệ trẻ chưa hiểu hết được ý nghĩa cuộc chiến vĩ đại của dân tộc và
chưa biết trân trọng biết ơn những gì mình được thừa hưởng tù những con
người đã hy sinh vì màu cờ của Tổ quốc chịu mất mát một phần máu thịt cho
họ có cuộc sống như ngày hôm nay.
Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi mong muốn góp một cái nhìn mới về
hình tượng người lính trong thời bình trong tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai.
Qua đó đem lại những giá trị tinh thần to lớn để cuộc sống hôm nay ngày càng
tốt đẹp hơn. Đó là lý do khiến chúng tơi chọn đề tài: Hình tượng người lính
trong tiểu thuyết của Chu Lai sau 1980.

2



2. Lịch sử nghiên cứu
Trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, đã có nhiều bài viết và một
số cơng trình trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến hình ảnh người lính ở hai
phương diện: người anh hùng trận mạc và người lính trong cuộc sống đời
thường.
Nhà văn Chu Lai sau chiến tranh được xem là một cây bút có đóng góp
nổi bật ở lĩnh vực tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính cách mạng, ơng
tạo được sự thu hút tranh luận trong giới nghiên cứu nói riêng và bạn đọc nói
chung. Viết về Chu Lai và tác phẩm của ơng có những ý kiến bàn luận trong
các bài viết sau:
1. Hồng Diệu (1991), “Vấn đề của tiểu thuyết Vịng trịn bội bạc ”, Tạp
chí Văn nghệ Quân đội số 05.
2. Hồng Diệu (1994), “Chiến tranh và người lính qua một số truyện
ngắn”, Tạp chí tác phẩm mới số 16.
3. Phan Cự Đệ, “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới”,
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 03.
4. Trần Quốc Huấn (2005), “Người chiến sĩ viết văn hôm nay, đội ngũ kế
tục những nhà văn chiến sỹ”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 12.
5. Chu Lai (1992) “Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng”, báo Văn
nghệ số 29.
6. Bùi Việt Thắng, “Những biến đổi trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết
sau 1975, năm mươi năm Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám”, Nxb
Đại học quốc gia, Hà Nội, 1996.
7. Lý Hồi Thu (2001), “Tiểu thuyết tầm vóc hiện thực và con người”,
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 02.
8. Xuân Thiều (1994) “Điểm qua các tác phẩm được giải thưởng văn học
về đề tài chiến tranh và lực lượng vũ trang của Hội nhà văn”, Tạp chí Văn nghệ
Quân đội số 5.


3


9. Nguyễn Thanh Tú (2002), “Cuộc đời dài lắm - một tiểu thuyết có sức
hấp dẫn”, Văn nghệ Quân đội tháng 01.
Nhìn chung, trong các bài viết trên, các ý kiến đi theo hai hướng nội
dung và nghệ thuật.
Về nội dung: Tiêu biểu như tác giả: Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh:
“Nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai là kiểu nhân vật vừa có chiều sâu lại vừa
có cá tính và dường như thân phận của các nhân vật đó ngồi đời vốn cũng đã
đầy những bi kịch” [31, 6]
Ý kiến của Hồng Diệu: “Tiểu thuyết Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề
nhưng bao trùm lên tất cả là những người lính sau chiến tranh, rồi chiến trường
trở về, người thì tha hố, người thì bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến
đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu thay: Có
những người trước kia là đồng đội của nhau giờ đứng trên hai mặt trận đối lập
nhau” [5, 9]
Nguyễn Hương Giang nhận xét: “Phố của Chu Lai là cuốn tiểu thuyết
trong tiểu thuyết: Một cuốn về gia đình Thảo – Nam với sự phá vỡ và làm tan
nát những giá trị truyền thống, một cuốn khác về cuộc đời Lãm, một người lính
từ hai bàn tay trắng đi lên, bảo vệ và tha thiết giữ gìn những giá trị ấy. Cái chết
thương tâm của Thảo , Lãm ở cuối tác phẩm đẩy suy nghĩ của người đọc về hai
hướng khác nhau nhưng đều thấm đượm nỗi buồn cao cả”. [9, 10 ]
Lý Hoài Thu cũng nhận định: “Dù trực tiếp viết về dĩ vãng mịt mù bom
đạn hay chuyển dịch sang tiếp nhận những “kênh” thông tin mới xô bồ của
cuộc sống hiện đại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền ngẫm suy tư về hiện thực với
nhiẹt tâm và lòng trung thực của người lính” trong tập truyện ngắn Phố nhà
binh Lý Hồi Thu viết: “Nếu như trước kia, nhân vật được anh mô tả chủ yếu
trong cốt cách anh hùng trận mạc thì hiện nay… Chu Lai tập trung khai thác
quãng đời thứ hai: quãng đời phía sau chiến trận của người lính” [31, 15]

Về phương diện nghệ thuật: Có ý kiến của Phan Cự Đệ: “Tiểu thuyết
Chu Lai không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà có trong các
4


biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm “dịng ý thức”, nghệ thuật đồng
hiện và có những thành công nhất định” [8, 18]. Hay đánh giá của Hồng Diệu:
“Ông đánh giá cao nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách tạo tình huống, những
xung đột đặc biệt là cái nhìn khá mạnh dạn của Chu Lai. Ơng nói rằng: “Vịng
trịn bội bạc của Chu Lai có những trang hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách
là phải đuổi theo câu chuyện đến cùng” [5, 9]
Bích Thu trong bài viết Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam
từ sau đổi mới cũng khẳng định: “Với Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai muốn
gửi đến bạn đọc thông điệp đừng lãng quên quá khứ. Nhân vật Hai Hùng với tư
cách người kể chuyện xưng tôi trong tác phẩm để từ một sự việc cụ thể của
hiện tại gợi lại trong ký ức của anh những kỷ niệm đã qua. Nhân vật chìm trong
hồi tưởng. Trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng bất chợt như những dòng
chảy, thay thế nhau, đan xen nhau một cách lạ lùng, phi lơgic. Đó là dịng chảy
tự nhiên của ý thức con người, trong dịng chảy đó bộc lộ những bí mật của nội
tâm nhân vật” [23, 590- 591]. Ở một chỗ khác, Bích Thu lại đề cập đến một
khía cạnh của thi pháp tiểu thuyết sau 1975 và trong tiểu thuyết Chu Lai:
“Nhiều tiểu thuyết sau những năm đổi mới đeén nay đã sử dụng mơ típ giấc
mơ, giấc mơ chiêm bao như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giả mã thể giới
vô thức của con người. Thủ pháp này thể hiện rõ trong Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai ” [23, 590]
Những cơng trình ý kiến bàn luận về nhà văn Chu Lai và những sáng tác
của ông cho ta một cái nhìn khá đầy đủ về hình tượng người lính trong sáng tác
của Chu Lai và nghệ thuật thể hiện trong đó. Tuy nhiên, có thể nói nghiên cứu
về hình tượng người lính trong tiểu thuyết Chu Lai sau 1980 còn nhiều vấn đề
bỏ ngỏ. Ý kiến của những người đi trước là những gợi ý, những tư liệu quý

giúp chúng tơi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề người lính trong tiểu thuyết
Chu Lai sau 1980 trong một cái nhìn tập trung và hệ thống nhất.

5


3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khố luận là “Hình tượng người lính trong tiểu
thuyết của Chu Lai sau 1980”.
Do khn khổ của một khoá luận tốt nghiệp Đại học nên chúng tôi chỉ
tập trung đề cập đến một số tiểu thuyết tiêu biểu của Chu Lai sáng tác sau
1980: Ăn mày dĩ vãng (1992), Ba lần và một lần (1999), Phố, (1993), Vòng
tròn bội bạc (1990), Cuộc đời dài lắm (2001).
3.2. Nhiệm vụ
Để có cái nhìn hiện thực về chiến tranh và người lính cách mạng, chúng
tơi tiến hành đi sâu tìm hiểu hình tượng người lính trong tiểu thuyết của Chu
Lai sau 1980 với những số phận khác nhau thông qua cách thể hiện đặc sắc của
nhà văn Chu Lai. Qua đó, ta thấy được hình tượng người lính cách mạng hiện
lên một cách đầy đủ với nhiều góc cạnh nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ lịch sử đề tài và nhiệm vụ của khóa luận, chúng tơi vận
dụng các phương pháp chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp phân tích
Khóa luận sẽ đi sâu vào phân tích nội dung và nghệ thuật của các tác
phẩm trong việc thể hiện hình tượng người lính thời hậu chiến.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh về các ngữ liệu và kết
quả phân tích các vấn đề đã nghiên cứu về đối tượng. Ngoài ra, so sánh đối
chiếu với các nhà văn khác cùng viết về đề tài chiến tranh và người lính để thấy

được nét khác biệt độc đáo mang phong cách riêng của nhà văn Chu Lai.
4.3. Phương pháp tổng hợp
Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu chúng tơi tiến hành khái quát
tổng hợp lại vấn đề trong một cái nhìn tồn vẹn nhất về hình tượng người lính
trong các sáng tác của nhà văn Chu Lai sau 1980.
6


5. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận này gồm 3 chương:
Chương 1: Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám viết về người lính.
Chương 2: Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của Chu Lai sau 1980
xét trên phương diện nội dung.
Chương 3: Hình tượng người lính trong tiểu thuyết của Chu Lai sáng tác
sau 1980 xét trên phương diện nghệ thuật

7


Chương 1
VĂN HỌC VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VIẾT
VỀ NGƯỜI LÍNH
1.1. Hình tượng người lính trong văn học từ 1945 - 1975
Trước 1975, đất nước ta trải qua ba mươi năm trường kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì vậy, văn học lúc này vừa có vai trị
nghệ thuật vừa có vai trị chính trị. Nó góp một phần quan trọng vào thành cơng
của lịch sử dân tộc. Văn học giai đoạn 1945 - 1975 là văn học của những sự
kiện lịch sử, của số phận toàn dân. của chủ nghĩa anh hùng và kéo theo đó nhân
vật trung tâm lúc này là những con người đại diện cho giai cấp, dân tộc và thời

đại. Họ là kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng, là hình tượng của
thời đại. Cuộc kháng chiến trường kỳ đó đã đem lại cho nhà văn những phát
hiện lớn lao về con người Việt Nam. Những con người nhỏ bé hiện lên với một
thứ sức mạnh vĩ đại được trỗi dậy sau bao năm bị khuất lấp.
Người lính là hình tượng trung tâm xun suốt hầu hết các sáng tác của
các nhà văn. Những người lính này, được đặt trong quan niệm “con người quần
chúng”. Họ hiện lên trong đám đông tập thể, đám đông quần chúng. Trong cảm
hứng sáng tạo của các nhà văn, người lính hiện lên rất đỗi thân thiết và đáng tự
hào. Ở đâu đâu cũng xuất hiện những người lính đẹp một cách hoàn mỹ, lung
linh huyền ảo với bao phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. Đi xuyên suốt
trong văn học Việt Nam giai đoạn này nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng,
ta bắt gặp hàng loạt những con người như thế. Người lính hiện lên với vẻ đẹp
của tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc tột độ. Qua từng giai đoạn lịch sử
hình tượng người lính hiện lên rõ nét và cụ thể hơn. Nếu giai đoạn kháng chiến
chống Pháp, người lính chỉ là nhân vật đám đơng tập thể chưa có điển hình cá
nhân thì đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ tầm vóc người lính được nâng
lên ở những bình diện mới. Họ hiện lên là những người anh hùng chiến đấu vì
lý tưởng. Họ là tấm gương sáng cho mọi người noi theo: Như người anh hùng
8


Đinh Núp trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, anh Nguyễn Văn Trỗi
trong Sống như anh của Trần Đình Vân, chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức,
chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi hay Nguyệt trong Mảnh
trăng cuối rừng của Nguyễ Minh Châu. Hình tượng người lính trong thời kỳ
này, ngồi khía cạnh dũng cảm kiên cường còn được khắc hoạ thêm ở mặt tài
năng tạo nên một dấu ấn khó quên. Trong giai đoạn này, hình tượng người lính
xuất hiện trong tác phẩm trên nền phông là khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn. Chất sử thi và cảm hứng lãng mạn kết tinh đậm đặc trong hình tượng
người lính. Họ là những con người đại diện cho tầm vóc, sức mạnh, ý chí, khát

vọng của cộng đồng, dân tộc, đất nước.
Tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc - cuốn tiểu viết về
người anh hùng Đinh Núp trong cuộc chiến đấu chống Pháp của người dân Tây
nguyên. Tác phẩm đã thể hiện cuộc chiến đấu khó khăn, phức tạp nhưng kiên
cường của người dân Kôn Hoa và nổi bật lên trong tập thể anh hùng đó là hình
ảnh Núp. Anh là điểm tựa tinh thần, sự kết tinh vẻ đẹp, sức mạnh của cả cộng
đồng người dân Tây Nguyên. Anh như là một ngọn đuốc bùng cháy soi đường
cho nhân dân Tây Nguyên bước đi vững chắc trong chặng đường dài đánh đuổi
kẻ thù và anh còn là người biết kết hợp toàn thể nhân dân để tạo nguồn sức
mạnh lớn đi đến thắng lợi cuối cùng.
Hay cuốn tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu được
xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho nền văn xi chống Mỹ.
Hình tượng người lính ở đây trở thành trung tâm xuyên suốt tác phẩm. Họ đi
vào chiến dịch Khe Sanh (1968) đó là những con người mang lý tưởng cách
mạng lớn lao và một ý chí mãnh liệt. Họ là hiện thân cho sức mạnh, cho phẩm
chất của dân tộc. Có thể nói rằng: Tiểu thuyết Dấu chân người lính của Nguyễn
Minh Châu đã góp phần quan trọng vào việc đẩy hình tượng người lính trong
văn học lên gần với những điển hình mà cơng chúng ngày đêm mong đợi. Và ở
đây, vẻ đẹp người lính được nhà văn miêu tả khá hồn chỉnh. Chính uỷ Kinh
đại diện cho thế hệ cha anh, anh đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, là
9


một trong những người đặt dấu chân đầu tiên lên đường mịn Hồ Chí Minh. Đó
là một người chỉ huy có tài, suốt một đời hy sinh quyền lợi cá nhân cho cách
mạng, đồng thời ở anh còn là sự chân thành, khiêm tốn đối với lớp trẻ. Nhà văn
đã xây dựng nên cả một thế hệ những người lính anh hùng. Nếu như chính uỷ
Kinh đại diện cho lớp cha ơng đi trước thì Lữ đại diện cho lớp con em tiếp
bước. Lữ kế thừa tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Suy nghĩ
của Lữ tiêu biểu cho lớp trẻ, anh đã nói rằng: Chúng tơi đã chịu ơn lớp người

sinh ra mình và chúng tôi cần xứng đáng với những đứa con. Khi giặc tràn đến
Lữ đã có hành động hết sức dũng cảm: anh đã gọi pháo của ta rớt xuống bọn
địch và cũng chính mình nữa. Anh chiến đấu dũng cảm trên cương vị cơng tác
của mình - người chiến sĩ thơng tin, và anh đón nhận cái chết một cách nhẹ
nhàng. Đó là một mẫu người lính đẹp, đẹp trong tâm hồn, đẹp trong tính cách.
Bên cạnh Lữ ta cịn thấy những gương mặt như: Khuê, Lượng, Đàm... cách
sống, sự suy nghĩ của họ đều giống nhau. Tất cả họ đề là những người chiến sĩ
đầy anh dũng hy sinh: “Họ từ giã gia đình, trường học, từ giã tương lai cuộc
sống đẹp đẽ hết sức đảm bảo đã bắt đầu xây dựng cho họ từ bỏ trái chín đang
ửng hồng trong vườn nhà để đi vào cuộc chiến đấu đầy vất vả hy sinh khá là vô
tư, lạc quan, tươi trẻ” [1, 202 – 203]
Như vậy, có thể nói rằng hình tượng trung tâm trong tiểu thuyết từ 1945
– 1975 là những người lính cách mạng. Họ hiện lên với vẻ đẹp tồn diện, tồn
mỹ. Đó là vẻ đẹp mang tính chất sử thi, vẻ đẹp của cộng đồng dân tộc. Và do
sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, nhân vật người lính hiện lên chỉ là con người
của giai cấp, của tập thể chứ chưa có cái tơi cá nhân. Lúc này, cái riêng bị lu
mờ trước cái chung cao cả. Đứng trước vấn đề này, có một số ý kiến của các
nhà nghiên cứu phê bình coi hình tượng người lính như vậy là khiếm khuyết,
cơng thức, giản đơn. Vậy chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Trở lại với văn học Việt Nam trong ba mươi năm chiến tranh. Nền văn
học lúc này, đặt dưới sự chỉ đạo của đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng. Đây
là nền văn học phục vụ cho chính trị. Văn học nghệ thuật được xem là một mặt
10


trận và những người cầm bút phải là những chiến sĩ trên mặt trận ấy. Vì thế,
cảm hứng chung của văn học lúc này là ca ngợi cuộc kháng chiến trường kỳ
của dân tộc, thể hiện niềm tin, khuyến khích, cổ vũ cho toàn dân tộc trong sự
nghiệp chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đặc điểm văn học giai đoạn này là
một đặc điểm của một thời kỳ văn học dân tộc, khơng phải nhà văn khơng nhìn

thấy con người cá nhân, con người thực trong mỗi con người mà vì hồn cảnh
lịch sử nhà văn mặc nhiên phải viết như vậy. Mặt khác, do quan niệm nghệ
thuật về con người trong mỗi nhà văn cũng là một yếu tố chi phối cách viết,
cách xây dựng hình tượng trong tác phẩm văn học.
1.2. Hình tượng người lính cách mạng trong văn học sau 1975
Nếu như văn học trước 1975 chịu ảnh hưởng, tác động từ lịch sử xã hội
nên chưa thể hiện được cái nhìn tồn diện về chiến tranh và người lính thì văn
học sau 1975 có sự tiếp nối và đổi mới trên nhiều phương diện đem lại một cái
nhìn hồn chỉnh về mọi vấn đề, nhất là cái nhìn mới về hình tượng người lính.
Năm 1975 - với đại thắng mùa xuân đã cắm mốc vinh quang trong lịch
sử dân tộc Việt Nam. Nó mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ hồ bình thống nhất
đất nước. Cả nước bước vào thời kỳ đổi mới trên mọi lĩnh vực. Đối với văn
học, bối cảnh mới đã tạo nên những chấn động sâu sắc trong ý thức nghệ thuật.
Từ một nền văn học của chiến tranh với những yêu cầu nghiêm ngặt về chính
trị và tư tưởng thì giờ đây đang có nhu cầu mới là trở lại với sự sáng tạo dân
chủ, tái hiện mọi vấn đề của đời sống con người để tìm kiếm và thiết lập những
giá trị tinh thần mới. Muốn vậy, nhà văn cần có sự đổi mới cách nhìn nhận đánh
giá hiện thực đời sống, đổi mới tư duy nghệ thuật và thay đổi quan niệm nghệ
thuật về con người. Tuy nhiên, mười lăm năm sau chiến tranh đất nước độc lập
tự do, điều kiện hồ bình, cả nước đi vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,
khắc phục hậu quả chiến tranh. Trước cuộc sống bộn bề của thời hậu chiến, nhà
văn đã có điều kiện nhìn vào thực tại đời sống và số phận con người nhưng
chưa thể có điều kiện thể hiện hết cái nhìn đó. Vì vậy, nền văn học mười lăm

11


năm sau chiến tranh vẫn đi theo nền cũ là mạch cảm hứng lãng mạn và sử thi
trước đó.
Phải đến những năm sau 1980, lúc này đất nước đổi mới, cả nước bắt

tay vào công cuộc xây dựng đất nước và đã đạt được một số thành tựu nhất
định trên tất cả các mặt. Tuy nhiên, thực tế bấy giờ cũng vấp phải một bất lợi
lớn đó là hậu quả của chiến tranh vẫn cịn đó với bao mất mát, đau thương, tang
tóc. Sau những giây phút ngất ngây trong niềm vui chiến thắng thì người ta
nhìn lại đất nước sau chiến tranh cịn lại gì? Thực tế trước mắt cho thấy đó là
những đống hoang tàn, đổ nát, với biết bao mất mát đau thương. Có những nỗi
đau cụ thể có thể sờ nắn được nhưng cũng có những nỗi đâu âm thầm giằng xé
tâm can con người. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, với độ lùi thời gian cho
phép, viết về chiến tranh và người lính cách mạng, nhà văn có sự nhìn nhận
một cách khách quan, đa chiều hơn. Và họ cũng thức tỉnh sâu sắc hơn ý thức cá
nhân và trách nhiệm của mình đối với lịch sử xã hội. Họ viết về người lính với
sự trải nghiệm của những người đã từng đi qua chiến tranh. Dù có nhiều ý kiến
khác nhau nhưng ai cũng phải thừa nhận những đóng góp mà các tác giả đem
đến cho văn học sau 1980 là không thể phủ nhận được. Đây là giai đoạn văn
học đã tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh cho những vấn đề mà giai đoạn văn học ba
mươi năm chiến tranh còn thiếu sót hay đề cập đến một cách dè dặt.
Ở đây, dịng văn học sau 1980 đã đi sâu vào tìm hiểu thế giới tinh thần,
đào sâu vào từng ngõ ngách sâu kín nhất của cuộc sống con người. Nếu như
trước đây, người lính chỉ được nhìn nhận một chiều có tính cơng thức thì bây
giờ người lính được đặt trong nhiều mối quan hệ đó là những con người có đầy
đủ phẩm chất của một con người đích thực bao hàm cả cao thượng lẫn thấp
hèn. Và nếu như trước đây nền văn học chỉ mới nhìn nhận con người theo sự
phân tuyến rạch ròi giữa cái tốt, cái xấu, cái cao cả, cái thấp hèn thì giờ đây,
người lính hiện lên đa tính cách, có cái đẹp đáng ngưỡng mộ đồng thời cũng có
cái hèn hạ, xấu xa đáng khinh bỉ. Lúc này, người lính vẫn được hiện lên là
những vị anh hùng mang những giá trị truyền thống của dân tộc nhưng đồng
12


thời họ cịn được nhìn nhận dưới góc độ thân phận, những số phận không hề

đơn giản. Đọc những tác phẩm viết về người lính sau 1975 ta vẫn bắt gặp
những người chiến sĩ anh hùng và những tấm gương sáng mẫu mực cho lý
tưởng. Đó là Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu, Kiên trong Thân
phận tình u của Bảo Ninh, Lực trong Cỏ lau, Hồ, Quỳ trong Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu.
Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, độc giả chưa thể quên được
Hoà - người trung đoàn trưởng trẻ tuổi, vốn là sinh viên đang học năm thứ hai
khoa chế tạo máy trường Đại học Bách Khoa. Một người say mê học hành và
học giỏi thế nhưng trước hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, anh khơng
tiếp tục con đường học hành của mình như nhiều thanh niên khác mà anh xếp
sách vở một cách nhẹ nhõm để gia nhập vào quân đội. Và một lần nữa, anh thể
hiện là một con người tài năng trong lĩnh vực quân sự. Người chỉ huy ấy đã làm
nên biết bao trận đánh đã trở thành kinh điển, làm kẻ thù khiếp sợ. Cũng trong
tác phẩm này, Quỳ - nhân vật chính của truyện là một nữ qn nhân xinh đẹp,
là cơ gái có lý tưởng trong mắt của nhiều người. Tốt nghiệp lớp mười, đã được
gọi đi học ở nước ngồi nhưng cơ đã từ chối và vác ba lơ tình nguyện vào chiến
trường vào những cánh rừng đầy bom đạn luôn nằm giữa ranh giới mong manh
của sự sống và cái chết. Quỳ đã thể hiện mình là một cơ gái đa tài, dũng cảm,
giàu nghị lực và đầy sức sống. Cô đã làm được tất cả mọi việc nặng nề, nguy
hiểm mà một cô gái bình thường tưởng như khó có thể đảm đương được tại
chiến trường lửa đạn. Trong cuộc sống chiến tranh cơ là vậy cịn trong cuộc
sống đời thường cơ rất tự nhiên thoải mái, tận tâm với mọi công việc, hết lịng
vì mọi người.
Hay Lực trong Cỏ lau, một con người anh hùng vì sự nghiệp chung đã
quên đi hạnh phúc cá nhân của mình. Ở anh, ta bắt gặp một tấm lịng cao
thượng ngay thẳng trong tình u, trong ứng xử, chấp nhận hy sinh hạnh phúc
của mình cho người khác, anh đã chọn con đường ra đi để không làm ai đau
khổ, tổn thương, ai, anh nhận về mình tất cả những thiệt thịi, đắng cay. Ta tìm
13



thấy ở nhân vật này một bản lĩnh của người lính, mọi việc làm đều được suy
nghĩ đắn đo kỹ lưỡng, dường như người lính khơng chỉ anh hùng trong các
cuộc chiến mà còn rất can đảm trong đời thường.
Văn học sau 1980 với cái nhìn mới mẻ và nhiều chiều về người lính, bên
cạnh cái tốt đẹp vốn có nhà văn cịn cho ta thấy những cái bình thường nhất
trong họ khiến họ gần gũi, cụ thể chứ không phải là những bậc thánh nhân chỉ
để nhìn ngắm ở trên cao. Nhân vật Hòa trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, người được đơn vị suy tôn là anh hùng, trở thành mẫu người lý tưởng
đáng ngưỡng mộ của anh em nhưng anh cũng chỉ là một con người bình thường
như bao con người khác thậm chí ở anh cịn có những cái tầm thường: “Cũng
mừng rỡ hí hửng khi được thăng cấp, mới có dịp trơng thấy anh ấy cũng ăn,
cũng ngủ, cũng đi lại, cũng chăn một đàn gà riêng, cũng đánh một cái quần xà
lỏn đi phát rẫy, cũng yêu người này nói xấu người khác sau lưng” [3, 128].
Hay như Quỳ - một người vượt qua nỗi đau và mất mát để sống đẹp.
Nhiều người coi chị là một thánh nhân nhưng trong chị vẫn có những khuyết
điểm của một con người: “Tơi đã nhầm lẫn. Đời tôi là những điều nhầm lẫn dại
dột khiến xúc phạm đến xung quanh” [3 ,104]
Lực trong Cỏ lau cũng là một nhân vật như vậy, anh được phong tặng
danh hiệu anh hùng, là người chỉ huy tài ba trong chiến đấu. Những tưởng, anh
là người tiêu biểu cho vẻ đẹp toàn diện. Vậy mà, con người ấy vẫn có những
khuyết điểm vẫn có những lúc nhỏ mọn, tự ái thù vặt dẫn đến sai lầm đã làm
người lính của mình phải chết một cách oan uổng chỉ vì một cơn giận với người
khác, lại một chút tư thù đầy nhỏ nhen với người lính mà anh đã đưa người lính
vào chỗ chết “nhân vơ thập tồn” vì thế, trong con người dù mạnh mẽ đến mấy
vẫn không tránh khỏi nhưng giây phút yếu hèn, nhụt chí. Đó khhông phải là
điều quan trọng mà điều quan trọng là người ta biết đứng dậy sau những phút
yếu hèn đó để giữ vững ý chí chiến đấu đến cùng. Khi khai thác đời sống tâm
hồn, đi sâu vào đời sống tâm hồn người lính, các nhà văn khơng hề ngần ngại
khi nói đến vấn đề này mà thậm chí họ cịn rất chú trọng quan tâm đến nó.

14


Trong mỗi con người ranh giới tốt, xấu luôn giao tranh khó phân biệt rõ
ràng. Bởi vậy, con người ln có khát vọng hướng tới sự hồn thiện chính
mình. Khát vọng hướng tới cái chân - thiện - mỹ. Những người lính ở chiến
trường, khi trở về cuộc sống đời thường họ lại mang trong mình nỗi đau, cảm
giác có tội. Chính vì thế mà xuất hiện những cuộc tự vấn lương tâm. Nhân vật
tự phân tiết mổ xẻ cả tâm hồn mình rồi đi đến quyết định tự thú nhận - một sự
tự thú về đạo đức.
Nhân vật tiêu biểu có anh hoạ sĩ trong Bức tranh (Nguyễn Minh Châu),
không ai đổ tội cho anh mà anh đã tự chuốc, tự nhận về mình cái tội đã đẩy mẹ
anh lính dẫn đến bị mù lồ, khi anh thực hiện lời hứa với đồng đội, với ân nhân
mình. Sau khi tình cờ gặp lại người lính đó, anh đã sống trong dằn vặt, đau đớn
tự vấn lương tâm, rằng nhận hay khơng nhận lỗi? Và anh cơng nhận rằng: “Có
lẽ thế trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn
rắn rết, thiên thần và ác qủy“ (3, 106)
Hay như Lực trong Cỏ lau: Trong q trình dày vị đau đớn của nội tâm
anh đã tỉnh ngộ ra rằng con người ta như báu vật của đời, vậy mà báu vật đó có
thể mất đi bởi những lý do của lịng ích kỷ.
Như vậy, văn học sau 1980, đem đến cho người đọc một cách nhìn nhận
về người lính trên nhiều góc độ chứ khơng cịn là cái nhìn một chiều đơn giản
như giai đoạn trước đây. Qua đó, có thể hiểu được những đau thương, mất mát,
sự hy sinh của những người lính đã tham gia chiến trận, biết cảm thông, chia sẻ
với những gì họ đã phải trải qua, biết ơn những gì họ đã làm cho cuộc sống
hôm nay và thấy quý trọng giá trị của cuộc sống thời bình hiện nay.
1.3. Vị trí văn học sử của nhà văn Chu Lai
Nhà văn Chu Lai tên đầy đủ là Chu Văn Lai, ông sinh ngày 05 - 02 1946. Quê gốc là ở thôn Tam Nông, xã Hưng Hạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng
Yên. Cha ông là nhà viết kịch Học Phi. Gia đình Chu Lai chuyển lên Hà Nội
sống từ lâu bởi vậy, trong tâm hồn nhà văn Chu Lai chẳng những có hương vị

ngọt ngào của quê hương làng mạc mà cịn có cốt cách lịch lãm của một người
15


con trai đất kinh kỳ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Chu Lai theo học Đại học
nhưng hết năm thứ nhất đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, ơng tình nguyện nhập ngũ và được điều về đồn kịch nói của tổng cục
chính trị. Sau đó ơng được chuyển về đơn vị đặc công chiến đấu tại Sài Gịn
cho đến ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng. Cuối 1975, ông làm trợ lý tuyên
huấn tại quân khu VII. Cuối 1976, ông về dự trại sáng tác văn học của tổng cục
chính trị rồi theo học tại trường viết văn Nguyễn Du khoá I. Sau khi tốt nghiệp
làm việc tại tạp chí Văn nghệ Qn đội. Ngồi viết văn xi ơng cịn viết kịch
bản sân khấu, kịch bản phim. Ông đạt được nhiều giải thưởng văn học danh dự
cả trong nước và có nhiều tác phẩm được dịch xuất bản ở nước ngoài như: giải
hội đồng văn học chiến tranh và lực lượng vũ trang của hội nhà văn với tiểu
thuyết Ăn mày dĩ vãng, giải thưởng văn học bộ quốc phịng 1994 và nhiều giải
thưởng có giá trị khác.
Chu Lai sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau: Truyện ngắn, tiểu thuyết,
bút ký, kịch ... Có thể kể các tác phẩm tiêu biểu của ông ở từng thể loại như sau:
Truyện ngắn:
Người im lặng (1976)
Đôi ngã thời gian (1979)
Phố nhà binh (1992)
Truyện ngắn Chu Lai (2003)
Truyện thiếu nhi:
Út Ten (1983)
Tiểu thuyết:
Nắng đồng bằng (1977)
Sơng xa (1982)
Gió khơng thổi từ biển (1985)

Vòng tròn bội bạc (1990)
Bãi bờ hoang lạnh (1990)
Ăn mày dĩ vãng (1992)
16


Phố (1993)
Ba lần và một lần (2000)
Cuộc đời dài lắm (2002)
Ký sự:
Nhà lao cây dừa (1992)
1.4. Tiểu thuyết của Chu Lai viết về người lính
Chu Lai sáng tác trên nhiều thể loại khác nhau: Truyện ngắn, tiểu thuyết,
bút ký, kịch ...Riêng về thể loại tiểu thuyết ông được đánh giá cao và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể, chúng ta có thể nói rằng: Chu Lai đã có những đóng
góp rất lớn cho tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài chiến tranh và người lính nói
chung và hình tượng người lính thời hậu chiến nói riêng.
Ba mươi năm chiến tranh trong điều kiện sinh tử một mất một còn của
dân tộc, trên mọi lĩnh vực nói chung và văn học nói riêng khơng có điều kiện đi
sâu vào số phận của mỗi cá nhân. Hơn mười năm hồ bình mà nỗi đau vật chất
vẫn còn giằng xé, cả nước lo miếng ăn hơn là lo bảo vệ cội nguồn. Bởi vậy,
những năm đầu hồ bình, văn học q mờ nhạt. Theo đó, hình tượng người lính
trong văn học tiền hậu chiến rập khn theo một mơ hình có sẵn. Và cũng bởi
thế, nó thiếu đi cái chiều sâu bên trong của nội tâm con người. Bánh xe lịch sử
không thể vận hành mãi theo một con đường mòn. Đại hội lần VI của Đảng là
một mốc quan trọng. Tại Đại hội vấn đề đổi mới được đưa ra trên mọi lĩnh vực.
Vì thế, các nhà tiểu thuyết tâm huyết với đề tài chiến tranh đã đi vào những vấn
đề đính thực mà trước đây chưa có điều kiện được đề cập đến như việc nhìn
nhận về hình tượng người lính. Tuy nhiên, khơng phải khơng có trở ngại. Vấn
đề cá thể đã trở nên quá tải đối với văn học, thay vì hào khí tập thể, nay cá thể

quằn quại, đau thương nên văn học chưa thật sự đi vào dịng mạch chính của
nó. Phải đến năm 1980 trở về sau văn học mới thực sự đi vào đổi mới trên mọi
phương diện, có cái nhìn thấu đáo về mọi vấn đề.
Sau 1980 chiến tranh được nhìn nhận thiết thực hơn, chiến tranh bao
gồm cả cái bi thương mất mát nhưng lại có cả cái trong sáng, lãng mạn, hào
17


hùng. Và cái đích thực của vấn đề phải là sự kết hợp giữa một bên là hào sảng
tập thể một bên là chiều sâu tâm linh cá thể. Văn học thời chiến do điều kiện
hoàn cảnh mà chưa đi hết con đường của nó. Văn học thời kỳ này đã bổ sung
được thiếu sót đó và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Ở phương diện này,
các tiểu thuyết của Chu Lai viết về người lính sau 1980 cũng nằm trong quy
luật đó. Khảo sát hầu hết tiểu thuyết của ơng, ta bắt gặp khơng ít những người
lính mang vẻ đẹp anh hùng, lãng mạn, cũng khơng thiếu những kẻ lầm đường,
lạc lối, quay mặt lại dẫm đạp lên lời thề thiêng liêng với Đảng, với Tổ quốc và
với đồng đội. Có lẽ, trong tác phẩm của Chu Lai sự góp mặt của người lính
tương đối đa dạng và đầy đủ. Có nam giới, có phụ nữ, có già, có trẻ, có người
thuỷ chung, có kẻ bội bạc, có người sống bằng hồi niệm, có kẻ thờ ơ, lãnh
đạm với quá khứ, có người thành danh trên mặt trận mới, cũng có những kẻ
thất bại, sa cơ.
Viết về chiến tranh, Chu Lai đã nói rằng: “Chiến tranh khơng chỉ có
hoảng loạn, đau đớn, khổ ải. Nó bao giờ cũng có hai gam: dữ dội và lãng mạn
đến tận cùng. Tất cả những cuốn sách của tôi đều chứa đựng cả hai gam này.
Và tất cả phải dựa trên một cái nền: Tình u. Nói thật, nếu chiến tranh chỉ là
những trận đánh kinh hồng và chết chóc, sẽ khơng có ai đọc về chiến tranh
đâu.” [12, 9]
Từ quan điểm đó, Chu Lai đã đóng góp cho tiểu thuyết viết về chiến
tranh và người lính thời hậu chiến những trang khá đặc sắc, mang đặc điểm thi
pháp riêng của ơng. Đó là lối văn gai góc, gồ ghề tưởng như lạnh lùng mà chứa

chan cảm xúc. Có hai tác giả Thu Hồng - Hương Lan đã có nhận định Chu Lai
cầm bút viết về chiến tranh bởi vượt lên tất cả đó là nỗi ám ảnh của máu và
nước mắt.
Ta có thể nhận thấy đóng góp lớn nhất mà tiểu thuyết của Chu Lai mang
lại trong những sáng tác sau 1980 đó là sự thể hiện hình tượng người lính thời
hậu chiến. Số phận của họ ln được đẩy đến tận cùng của sự buồn vui, đau
khổ, bất hạnh hay sung sướng, hạnh phúc. Nó khiến cho cuộc chiến tranh trong
18


tiểu thuyết của ông không thể đi đến kết thúc tròn trịa mà day dứt người đọc
mãi đến trang cuối cùng khép lại.
Với mười một cuốn tiểu thuyết xoáy sâu vào một đề tài chủ lực là người
lính thời bình, mối quan hệ đa chiều của họ trong các lĩnh vực phức tạp của
cuộc sống hôm nay, Chu Lai là một trong những người ở vị trí hàng đầu của
dịng văn học Việt Nam đương đại về đề tài người lính hậu chiến. Chưa có một
nhà văn Việt Nam nào viết nhiều tiểu thuyết chuyên về một đề tài với số lượng
lớn như Chu Lai. Ta vẫn biết rằng, đề tài chiến tranh và người lính là “một đề
tài khơng cạn kiệt”, và số lượng tác phẩm không phải là yếu tố quyết định vị trí
người cầm bút. Nhưng ở Chu Lai, những tác phẩm của ơng khơng chỉ có số
lượng lớn mà chúng là sự hội tụ những giá trị xuất sắc về nội dung và nghệ
thuật. Các tác phẩm của ông tuy chỉ tập trung ở một đề tài, song thơng qua đó,
rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống được khai thác và phản ánh khá sâu sắc. Tài
năng của ông thể hiện ở nhiều phương diện nhưng tiểu thuyết mới là thể loại
làm nên tên tuổi của ơng và chính vì lẽ đó mà vị trí của Chu Lai trong việc thể
hiện hình tượng người lính thời hậu chiến đóng một vai trị rất quan trọng trong
văn học Việt Nam nói chung và văn học viết về đề tài người lính nói riêng.

19



Chương 2
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI
SAU 1980 XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong việc thể hiện hình tượng người lính ở
tiểu thuyết của Chu Lai sau 1980
Sau 1980, với độ lùi thời gian cho phép cộng với chủ trương chính sách
của Đảng tạo điều kiện cho nền văn học - nghệ thuật có điều kiện thể hiện phản
ánh đầy đủ bộ mặt của cuộc sống, bổ sung những hạn chế, thiếu sót mà nền văn
học giai đoạn trước chưa đáp ứng được đầy đủ. Vì vậy, văn học giai đoạn này
có hai dịng cảm hứng chính là cảm hứng phê phán và bi kịch. Hai mạch cảm
hứng này xuất phát từ sự nhìn nhận lại một cách chân thực về cuộc chiến đã
qua của dân tộc. Đó khơng hẳn đơn chiều là cuộc chiến oai hùng, anh dũng,
thiêng liêng, oanh liệt, cũng không hẳn một chiều là cuộc chiến chết chóc, bi
lụy thương tâm mà đó là sự kết hợp ở cái nhìn đầy đủ nhất. Như vậy, văn học
sau mười lăm năm chiến tranh, nhìn nhận lại cuộc chiến ở tâm thế mới, có điều
kiện nhìn nhận và bao quát tất cả, cái nhìn nhân bản và biện chứng triết học
mới chính là khuynh hướng đúng đắn để văn học nghệ thuật đi được đến hết
con đường phản ánh về đề tài chiến tranh và người lính.
Chu Lai - một nhà văn, một người chiến sỹ, đã từng đi qua cuộc chiến,
từng là một anh lính, từng phải đứng ở ranh giới mong manh giữa sự sống và
cái chết, ông ý thức sâu sắc được phẩm chất số phận của những người lính
trong cuộc chiến đấu đó. Vì vậy, hơn ai hết nhà văn Chu Lai trong suốt toàn bộ
các sáng tác của mình về người lính ln thể hiện cảm hứng mang ý nghĩa nhân
văn sâu sắc. Và ông là một người trong cuộc, người có điều kiện nhìn nhận lại
cuộc chiến với một tâm thế khác - người sau cuộc chiến (thời bình) nên ơng có
một cái nhìn khái quát và biện chứng. Vì thế, trong sáng tác của ông vừa thể
hiện sự ngợi ca, vừa thể hiện sự phê phán các vấn đề được phản ánh trong các
tác phẩm. Những biến cố lịch sử, những cơn lốc xoáy của cuộc sống đeo bám
dai dẳng, tác động đến phần “con” lẫn phần “người” ở người lính. Đó là mối


20


quan tâm hàng đầu của Chu Lai khi ông viết về họ. Tuy nhiên, bi kịch trong tác
phẩm Chu Lai không đưa ta đến với cái bi quan, tiêu cực mà ngược lại, dẫu bị
đẩy đến tận cùng của nỗi thống khổ, đau đớn thì bản chất người lính khơng cho
phép họ khuất phục trước số phận, sa ngã trước đồng tiền và cái ác. Nhà văn
luôn đặt niềm tin vào giá trị con người, giá trị đích thực của cuộc đời. Vì thế,
ơng từng phát biểu rằng “Chiến tranh mang đến đau thương, mất mát, trần trụi,
khốc liệt, nhưng cũng rất hào sảng, lãng mạn. Con người được đẩy đến tận
cùng của mọi số phận, mọi buồn vui và từ đó tính cách được bật lên. Nhân vật
của tơi không quá bi thảm, không quá yếu đuối, đớn hèn nhưng về cuối bao giờ
cũng chết” [19, 12].
Đánh giá về chiến tranh bằng cảm hứng bi kịch không chỉ Chu Lai mới
nói đến mà những nhà văn trước ơng, cùng thời với ông cũng đã thể hiện. Tuy
nhiên, đến nhà văn Chu Lai cảm hứng này được thể hiện một cách tận cùng,
ông luôn đẩy bi kịch của nhân vật lên cao đến tột độ. Cảm hứng này, thể hiện rõ
nét trong các sáng tác của ông viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa qua.
Trong các tác phẩm của mình, ơng thường đề cập đến những nhân vật chính đó
là những người anh hùng quả cảm, đánh giặc thần sầu khiến cho quân dân ta tự
hào, làm bọn giặc phải khiếp sợ, nhưng họ luôn vấp phải những bất hạnh trong
thời chiến và cả trong thời bình. Dường như số phận họ là một chuỗi dài của
những cuộc chiến đấu không bao giờ nghỉ trước cái xấu và cái ác. Họ luôn gặp
phải những hiểu lầm, bị kẻ thù tẩy chay, qn dân mình khơng hiểu và cuối
cùng đẩy ra một đường ray riêng của cuộc sống, không bên nào chấp nhận.
Tiêu biểu là nhân vật Sáu Nguyện trong Ba lần và một lần. Anh là điển
hình cho tấn bi kịch của một đời người: đầu tiên, anh mất đi tình yêu - mất đi
người đàn bà anh yêu hơn bản thân vào tay người bạn thân nhất, tiếp đến anh
phải rời khỏi hàng ngũ với lý do mất sức bởi một hành động khốn nạn của một

kẻ khốn nạn. Trở về cuộc sống đời thường bằng vết thương dài trên cổ, hai bàn
tay trắng, muốn sống cuộc sống n ổn, bình thường nhưng khơng thể, anh lại
bị lơi vào guồng quay của nền kinh tế thời đổi mới, bị tẩy chay khỏi xã hội và

21


còn suýt bị tước danh hiệu Đảng viên. Cuối cùng anh chết khi cái ác chưa bị lật
đổ và không biết được rằng trên đời mình vẫn cịn người thân, giọt máu mà bao
năm anh khơng hề nghĩ đến...Có thể nói, mỗi trang sách là một sự nhức nhối về
bi kịch của người lính thời hậu chiến.
Bên cạnh cảm hứng bi kịch, Chu Lai còn thể hiện rõ cảm hứng ngợi ca,
mỗi trang văn miêu tả người lính trong thời chiến cũng như thời bình, họ ln
vấp phải những bất hạnh gây nhức nhối trong lòng người đọc. Nhưng khi miêu
tả họ, Chu Lai luôn thể hiện cảm hứng ngợi ca, giành cho họ những trang viết
đẹp nhất. Dù trước hồn cảnh như thế nào lịng họ vẫn ln một lòng son sắt,
kiên trung với Tổ quốc, với đồng đội và với chính lịng mình. Vì vậy, khi st
bị tước danh hiệu Đảng viên, Sáu Nguyện đã đứng dậy và mắt long lên, quyết
bảo vệ đến cùng, anh thà mất tất cả chứ khơng bao giờ để mất nó vì suốt cuộc
đời mình anh chưa bao giờ hổ thẹn trước Đảng, trước dân và với chính bản thân
mình...Hay như Tám Linh trong Vịng trịn bội bạc, một người lính can tràng,
dũng cảm, ra đi bỏ lại bao nhiêu ước mơ, khát vọng tuổi trẻ, tương lai tươi đẹp
để vào chiến trường, lập bao chiến tích. Thắng lợi trở về, anh vấp phải bao
phức tạp của cuộc sống đời thường, bao cạm bẫy của quyền lực, đồng tiền,
thậm chí phải đối lập với chính người đồng đội ngày xưa từng chung vai sát
cánh của mình (Trần Văn Huấn) nhưng anh khơng một phút lùi bước, sa ngã
trước đồng tiền, quyền lực. Anh ln giữ vững phẩm chất của một người lính
kiên trung. Anh đã dám đứng lên lấy danh dự của một người lính, một nhà báo
vạch trần những trị bỉ ổi, xấu xa, những bất công ở đời và cuối cùng anh đã
ngã xuống vì lý tưởng của mình.

Tiêu biểu cho cảm hứng sáng tác này trong những tiểu thuyết sáng tác
sau 1980 của Chu Lai là tác phẩm Ăn mày dĩ vãng. Tác phẩm thể hiện rõ nhất
hai mặt của cuộc chiến. Nó khơng làm mất đi màu sắc sử thi, gam màu lãng
mạn của những tác phẩm giai đoạn trước 1975 mà nó bổ sung và nhìn nhận một
cách đầy đủ hơn. Ở đây, cuộc chiến được soi ngắm qua nhiều góc độ khác
nhau. Một điều dễ nhận thấy ở tác phẩm Ăn mày dĩ vãng là tác giả thực sự quan
22


tâm đến góc độ đời tư của nhiều nhân vật, đồng thời chú ý đến những nhu cầu
mang tính bản năng, rất đời thường của con người. Chiến tranh có lẽ đã đến độ
chín. Những sự kiện lịch sử và cả những sự kiện đời thường được phản chiếu
qua tâm hồn của người lính. Nhà văn Chu Lai đi sâu vào khai thác những vấn
đề rất “con người”. Những vấn đề ấy mang đậm sắc màu xương máu. Đọc suốt
tác phẩm, ở đâu ta cũng bắt gặp bi kịch. Bi kịch xảy ra ngay trong đời sống nội
tâm của mỗi con người và nó xảy ra ở bất kỳ nơi nào của cuộc sống. Và nổi bật
lên trong tác phẩm này là bi kich tình dục. Qua nhân vật Tám Tính, ơng đưa ra
quan niệm “bệnh lý tình dục”. Tám Tính chỉ có một ngón địn duy nhất trước
đàn bà con gái đó là “vồ”, “Khơng biết nói, khơng biết đẩy đưa, chỉ biết thèm,
biết ào ào bươn tới. Cứ thấy hơi hướng đàn bà, bất kể già trẻ lớn bé miễn là có
da thịt là tâm hồn bấn loạn, mắt nhìn như lồi ra, tồn thân cứng ngắc như bị
thơi miên, như bị hố thạch” [14, 73 - 74]
Ở một nhân vật khác, nhân vật Bảy Thu - một người nữ pháo thủ xinh
đẹp, trong tác phẩm Ba lần và một lần cũng góp phần thể hiện tấn bi kịch tình
dục trong chiến tranh.: “Chính mắt cơ đã trơng thấy một chị đang lau súng, đột
nhiên lăn đùng, ngã ngửa ra, bọt mép sôi xèo xèo trên miệng, tay chân chịi đạp
bấn loạn, chiếc cạp quần ny lơng trễ xuống dưới hông để hở một mảng bụng
lẫn mảng ngực trắng lốp. Nếu cứ đà này thì chỉ một lát nữa thơi, trên thân thể
chị ấy kể cả chỗ kín, sẽ khơng cịn một mảnh vải nào che đậy!” [15, 16]. Những
người lính như Tám Tính, Bảy Thu đều là những người anh hùng dũng cảm sẵn

sàng xông pha lửa đạn, họ khơng sợ bất cứ điều gì, kể cả cái chết, nhưng trước
tiên họ vẫn là con người mà đã là con người thì ở họ ln tồn tại cả phần con
lẫn phần người. Đó là những nhu cầu cá thể đương nhiên. Đã từ lâu, nó bị vùi
lấp dưới những cái ta chung, nay với thời kỳ đổi mới sau những năm tám mươi
thì nó mới được thể hiện, đáp ứng nhu cầu của người đọc. Tuy nhiên, thị hiếu
nghệ thuật được thoả mãn thì những day dứt về đời thường lại dâng lên. Chiến
tranh đã qua lâu rồi mà sao vẫn còn quá nhiều đau đớn. Đến bao giờ, những
khoảng trống như vậy mới được lấp đầy? Trong tiểu thuyết của mình, Chu Lai
23


nhìn dưới góc độ khác lại cho ta thấy tình dục gắn với tình yêu thiêng liêng và
ngọt ngào. Cuộc ái ân bất ngờ giữa Thu - cô giao liên và Tuấn - một chiến sỹ
trẻ chưa từng được trải qua tình yêu, tình dục một lần, cho ta thấy thêm thấm
thía cuộc sống vật chất và tinh thần khắc nghiệt trong chiến tranh. Những người
lính, họ thiếu thốn tất cả mọi thứ nhưng trong hồn cảnh khắc nghiệt đó họ lại
giành trao nhau tất cả những gì là trong trắng q giá nhất mà khơng hề so đo
tính tốn. Cuộc ái ân của họ cho ta thêm mến yêu và thông cảm hơn cho những
con người đã hi sinh tất cả trong chiến tranh để cho ta có cuộc sống ngày hôm
nay. Tuấn đã kể một cách say sưa và hồn nhiên cái thầm kín mà chẳng thấy
ngượng ngùng. Đó chính là cái hồn nhiên, lãng mạn của chiến tranh “ Lần đầu
tiên…ấy, đúng là lần đầu tiên, thề thần phật, em khơng cịn biết xoay xở ra sao
cả… Rồi mọi việc cũng kết thúc. Thu ngồi dậy mặc quần áo, gục đầu xuống
đầu gối khóc: Anh Tuấn đừng khinh tôi. Tôi không phải là đứa con gái… thấy
Tuấn khổ quá , ngày mai lại đi vào chổ chết nên… nên tôi không nỡ. Mà cũng
tại Tuấn cơ. Người gì mà tàn bạo, tơi… tơi khơng thể cưỡng… em cũng mếu
máo lại: khinh gì? Sao lại khinh? Chính tơi là kẻ đáng khinh thì có. Nếu Thu
cịn khóc nữa, tôi nhảy xuống sông tôi chết để tin nhau”. [14, 137- 138]
Sống trong hoàn cảnh chiến tranh: “Ngày nào cũng chơn nhau mà chưa
đến lượt chơn mình ” thì hành động của Thu và Tuấn đem đến sự bùi ngùi và

xót xa. Nhà văn Chu Lai khi miêu tả người lính dù trong hồn cảnh nào ơng
cũng thể hiện một ngịi bút mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Cuộc sống của
những người lính ln căng thẳng, họ phải đương đầu với tử thần bất cứ lúc
nào. Cuộc sống khắc nghiệt bắt buộc người lính ln phải nghiêm khắc với bản
thân mình. Trong hàng ngàn áp lực, áp lực của bản thân là áp lực nặng nề nhất
đối với người lính. Mỗi ngày một trận đánh, có thắng được chính mình mới
thắng được đối phương. Khi Chu Lai miêu tả người lính trong cuộc chiến đó,
chính là lúc ơng đề cao, ca ngợi phẩm chất của họ, đưa họ trở về với chính bản
chất của họ và khẳng định rằng họ là những “con người”.

24


Hai Hùng - một người chỉ huy tài ba can tràng, dũng cảm, làm bao kẻ
địch khiếp sợ, cùng đồng đội chiến thắng bao trận đánh khốc liệt, là chỗ dựa
tinh thần cho anh em đồng chí, là niềm tin tưởng đối với bà con trong các ấp.
Một con người như thế, tưởng chừng khơng có gì có thể ngăn được trên con
đường tiến công kẻ thù vậy mà, anh cũng có lúc giành phần sữa của thương
binh, từng có những phút giơ chân lên trong trận đánh để pháo tiện đứt chân để
được cáng ra Bắc trở về nhà… và anh cũng sợ chết, co giò chạy để lại Ba
Sương một mình chống chọi với kẻ thù, đấu tranh giành sự sống… hay Tuấn
cũng vậy, anh có lúc muốn bị thương để được trở về nhà. Dù là ăn mày, bơm
xe, bới rác, trơng kho… làm gì cũng được miễn là được sống, được trở về nhà.
Viết về chiến tranh, về người lính trung thực pha chút trần trụi nhưng đây
là những trang viết đáng trân trọng dù nó gợi buồn, gợi đau đớn chứ khơng
hồnh tráng và oai hùng như văn học thời chiến. Ở đây, chúng ta có thể thấy sự
đổi mới văn học sau những năm 1980 khơng cịn là lý thuyết nữa mà đã đi ngay
vào những trang viết của các nhà văn đầy máu và nước mắt. Chu Lai đã thể
hiện bằng những trang viết chân thực, chính xác nhưng cũng mang đậm tình
người. Con người dù vĩ đại đến đâu cũng chỉ là con người chứ khơng phải là

những bậc thánh nhân. Có lúc nản lịng, có lúc vị kỷ là một điều thường tình.
Ngày hơm nay, chúng ta với tâm thế của những người tự do, thế hệ đi sau nhìn
lại cuộc chiến vĩ đại của dân tộc hẳn chúng ta có được sự bình tâm để nhìn
nhận thấu suốt tất cả. Những khoảnh khắc đáng thương, đáng nhỏ lệ như trường
hợp của Hai Hùng hay của Tuấn hồn tồn khơng phải là sự hạ thấp danh dự
của người lính mà qua đó để thấy những người lính ấy biết vượt lên khỏi những
thử thách, để toàn vẹn với đạo lý làm người, làm một chiến sỹ trung kiên của
Đảng, của nhân dân. Chu Lai đã để cho nhân vật của mình là Hai Hùng nói ra
một cách khách quan, chính xác và đó khơng phải là sự biện minh cho một phút
yếu lịng như một thời chúng ta đã nói q lên. Hai Hùng đã nói rằng: “Chẳng
thằng nào sinh ra đã là anh hùng. Mà anh hùng không biết sợ chết, không biết

25


×