Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Hinh tuong nguoi phu nu trong tieu thuyet nhung nguoi khon kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.5 KB, 24 trang )

A. Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
V.Huygô(1802-1885) là thiên tài sáng tạo trong văn học, ông đã để lại cho
nhân loại một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Nhiều nhà nghiên cứu ví V.Huygơ
như " cây đại thụ của chủ nghĩa lãng mạn ".
Tác phẩm của ông phản ánh một cách sâu sắc nhất những biến cố lịch sử,
những cuộc cách mạng của nhân dân Pháp suốt thế kỉ XIX. Những đứa con tinh
thần mà V.Huygô sáng tạo, đã thể hiện được ý chí tự do, lịng thiết tha u hịa
bình, sự tin u vào con người, nhất là đối với những người nghèo khổ, những
con người bị xã hội đè nén, những người dân lao động bình thường.Ơng được
xem là nhà văn tiến bộ của nhân loại.
V.Huygơ qua đời, đối với nhân loại là một sự mất mát to lớn. Ông để lại
cho chúng ta 15 tập thơ, 20 vở kịch, 10 cuốn tiểu thuyết...
Ở Việt Nam những năm 1913 chúng ta đã biết đến V.Huygô với tác phẩm
" Những người khốn khổ ", đây cũng là tác phẩm có giá trị lớn trong sự nghiệp
sáng tác văn học của ông.
Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và
có nhiều cơng trình nghiên cứu cơng phu theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau
và đạt được nhiều giá trị.
Đối với chúng tôi được học, tiếp cận với những sáng tác của V.Huygô, đã
để lại nhiều ảnh hưởng,nhiều trăn trở nhất là những hình tượng người phụ nữ
trong tác phẩm " Những người khốn khổ ". Đây là một trong những hình ảnh nổi
bật trong bộ tiểu thuyết này, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu
hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương cùa V.Huygô. Giúp chúng tôi
hiểu biết hơn, đúc rút những kinh nghiệm cho việc giảng dạy sau này.

1


2. Đối Tượng Nghiên Cứu
V.Huygô là một trong những tác gia lớn của văn học Pháp nói riêng, văn


học phương tây nói chung. Cho đến hiện nay có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về cuộc đời và sự nghiệp của ông,nhất là tiểu thuyết " Những người khốn khổ ".
Đây cũng là tác phẩm giúp ông bước lên đài vinh quang của văn học lãng mạn.
Tuy nhiên do những hạn chế nhất định, nằm trong khuôn khổ của đề tài,
chúng tơi chủ yếu nghiên cứu xoay quanh hình tượng người phụ nữ, để thấy
được vẽ đẹp nhân phẩm người phụ nữ, tố cáo xã hội và những giá trị lớn lao
khác của tác phẩm.

3. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu
Trong khuôn khổ của tiểu luận, đối với tác phẩm " Những người khốn khổ
" chúng tơi sẽ tìm hiểu sâu hơn về hình tượng người phụ nữ trên những phương
diện sau:
Người phụ nữ là nạn nhân của xã hội, những con người có số phận đau
khổ, bị chà đạp. Tuy nhiên họ là những người có phẩm chất tốt đẹp nhất là đối
với tình yêu, tình máu mủ. Vấn đề cuối cùng là chúng ta tìm hiểu về nghệ thuật
xây dựng nhân vật nữ trong tác phẩm của V.Huygô.

4. Phương Pháp Nghiên Cứu
Đề tài nghiên cứu này chúng tôi dựa trên phương pháp khảo sát, phân
tích, tổng hợp so sánh để khái quát được hình tượng người phụ nữ trong tác
phẩm " Những người khốn khổ " của V.Huygô.

5. Cấu Trúc Của Tiểu Luận
Chương 1.Những Nét Chung
1.1 V.Huygô trong văn học
1.2 Tiểu thuyết " Những người khốn khổ "
1.3 Vài nét về người phụ nữ trong văn học

2



Chương 2.Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết "
những người khốn khổ "
2.1 Người phụ nữ là nạn nhân của xã hội
2.2 Người phụ nữ với tình yêu
2.3 Người phụ nữ với tình mẹ con

Chương 3.Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ
3.1 Miêu tả ngoại hình
3.2 Miêu tả hành động
3.3 Ngôn ngữ nhân vật

3


B. Phần Nội Dung
Chương 1: Những Nét chung
1.1 V.Huygô Trong Văn Học
V.Huygô là nhà văn lãng mạn lớn nhất của nước Pháp thế kỉ XIX. Trong
sự nghiệp sáng tác văn chương, ông đã cống hiến cho nhân loại những tác phẩm
có giá trị lớn, văn học của ơng đã phản ánh những biến cố lịch sử lớn lao, những
cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp suất thế kỉ XIX.
Ông được xem là nhà văn có tư tưởng tiến bộ, văn chương của ơng thể
hiện được ý chí, niềm khát khao tự do, lòng thương yêu, tin tưởng vào con
người đặc biệt là người nghèo khổ. Ông lên tiếng bảo vệ hạnh phúc cho nhân
loại.
Những tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, ngay từ lúc xuất
hiện những năm 20, năm 30 của thế kỉ XIX, được nhân loại đón nhận, tác phẩm
của V.Huygơ để lại tiếng vang trên thế giới, ơng trở thành nhà văn có ảnh hưởng
lớn đến thế giới, nhất là đối với những nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Xơ, Việt

Nam.
Chính những khả năng sáng tạo thiên tài, V.Huygô đã cống hiến cho nhân
loại những tác phẩm đồ sộ, có giá trị lớn lao. Ông đã trở thành " Cây đại thụ của
chủ nghĩa lãng mạn ".
Trong giáo trình văn học nước ngồi các nhà nghiên cứu xem V.Huygơ là
vị chủ sối tầm cỡ của văn học lãng mạn, giống như Banzăc là " bậc thầy của
chủ nghĩa hiện thực ". Các tác phẩm của V.Huygô được đánh giá cao, các nhà
nghiên cứu văn học trên thế giới ví ơng gắn với những danh hiệu đẹp nhất:
V.Huygô khổng lồ, V.huygô trái núi, V.Huygô cây sồi...
Ông trở thành biểu tượng của nhà văn nhân đạo, nhà văn tương lai.Cả
cuộc đời của ông là sự đấu tranh cho hạnh phúc con người, cải tạo xã hội, chính
vì thế V.Huygơ trở thành biểu tượng sáng ngời trong văn học thế giới.

4


1.2 Tiểu thuyết " những người khốn khổ "
V.Huygô không chỉ là nhà thơ,nhà viết kịch...mà ơng cịn là một nhà tiểu
thuyết tầm cỡ lớn, tình u của ơng đối với những con người nhỏ bé, những con
người bị xã hội chà đạp, ức hiếp, những con người khốn khổ, được ông thể hiện
trong văn học một cách xuất sắc nhất. Nhưng rung động kết hợp trong thơ đi vào
tiểu thuyết. Thơ đi vào tiểu thuyết, kịch đi vào tiểu thuyết. V.huygô thể hiện
được sự phối hợp tài tinh giữa nội dung và yếu tố nghệ thuật bậc thầy, tạo nên
tiếng vang lớn trong văn học lãng mạn, đưa tác giả lên đài vinh quang văn học
thế giới.
Trong 10 bộ tiểu thuyết mà ơng đã để lại thì tiểu thuyết " những người
khốn khổ " là bộ tiểu thuyết có giá trị lớn nhất đối với sự nghiệp sáng tác văn
học của V.Huygô. " Những người khốn khổ " đã kết tinh giữa chất nhân
văn,thấm đậm chất lãng mạn và hiện thực, với số lượng nhân vật phong phú và
đa dạng, phản ánh một thời đại lịch sử của dân tộc Pháp.

Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " được V.Huygô giày công lao động
trong hơn ba mươi năm, bắt đầu từ năm 1829 ông đã viết về một người tù khổ
sai, nhưng sau năm 1830 V.Huygô đặc biệt chú ý đên những vấn đề xã hội và
cho đến năm 1861 ơng hồn thành bộ tiểu thuyết này lấy tên " Những người
khốn khổ ".
Năm 1862 tiểu thuyết xuất bản ở nước Bỉ, nước Pháp, được cơng chúng
đón nhận đặc biệt.
Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " thấm đậm tư tưởng nhân đạo cao
cả, ca ngợi đạo đức nhân dân lao động, là tiếng vang đòi tự do, dân chủ, chống
lại cường quyền, chống lại áp bức bóc lột. Một điều đặc biệt ít tiểu thuyết nào đề
cập tới một cach sâu sắc như vậy, V.Huygô đã nhấn mạnh được ý nghĩa sâu xa
của tác phẩm " Khi ba vấn đề lớn của xã hội: sự xa đọa của người đàn ơng vì
phải bán sức lao động, sự trụy lạc của người đàn bà vi đói rét, sự cặn cội của trẻ
con vì tối tăm..."
Tác phẩm nay là một triết lý xã hội, đã kết hợp được yếu tố hiện thực và
lãng mạn một cách nhuần nhuyễn nhất. Từ các nhân vật cụ thể tác giả đã lên án
xã hội đã chà đạp con người và đặt ra vấn đề cần giải quyết cho xã hội.
5


Trong tiểu thuyết " Những người khốn khổ " ngoài khắc họa số phận nhân
vật chính Giăng Vangiăng bên cạnh đó V.Huygơ đã cho độc giả cảm nhận được
những người phụ nữ có số phận khắc khổ bị xã hội chà đạp nhưng tâm hồn trong
sáng, và nhưng hình ảnh trẻ thơ, làm đau đớn trái tim con người như chú bé
Cavrôt, Codet, Êpônin...các nhân vật Giăng vangiăng, Phăngtin, Cavrôt là những
nhân vật được miêu tả dưới góc độ lý tưởng hóa, trên cơ sở hiện thực. Tác phẩm
đã đề ra những vấn đề mới cần được xã hội giải quyết cấp bách.

1.3 Vài nét về người phụ nữ trong văn học
Xã hội trước đây người phụ nữ luôn bị chà đạp, vùi dập, bị đẩy vào cuộc

sống khổ cực. Đó là những con người có vẻ ngồi monh mang, yếu ớt nhưng
tiền ẩn bên trong là một sức sống mãnh liệt ,một nhân phẩm cao quý, những con
người có khát khao, khát khao được sống, được yêu.Họ là một phần không thể
thiếu của thế giới, thân phận của người phụ nữ cũng được thay đổi theo chế độ
của xã hội. Chính điều đó đề tài về người phụ nữ xuất hiện rất nhiều trong văn
học từ xưa đến nay, cảm hứng sáng tác về họ phong phú, nhiều góc độ của các
nhà văn nhỏ đến các nhà văn tầm cỡ. Người phụ nữ di vào văn học với những
hình ảnh cụ thể nhất, sáng ngời nhất trong văn học.
Trên thế giới có rất nhiều nhà văn viết về người phụ nữ như: SêcXpia,
Lep.Tôixtôi, BanZăc...ở Việt Nam những năm của xã hội cũ, đại thi hào Nguyễn
Du đã viết một kiệt tác "Truyện Kiều" thể hiện sâu sắc người phụ nữ tài hoa,
nhưng có số phận nghiệt ngã. Nguyên Hồng là một nhà văn hiện dại ông cũng
thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ, ở phương diện giai cấp và giới tính.
Phương tây thế kỉ xIx, đặc biệt là văn học Pháp. Đỉnh cao của sáng tác đó
là sự đối lập giữa vẻ ngoài yếu ớt, mỏng manh và một tâm hồn trong sáng đầy
nghị lực. Văn học Pháp in đậm hình tượng người phụ nữ, họ đi vào văn học với
thân phận, hồn cảnh khác nhau đó là người tình, người vợ, người mẹ...trên ai
hết họ là những người kiên cường có lịng thủy chung, u thương con
cái...nhưng bị xã hội chà đạp đến bất hạnh. Vẫn đề nay được V.Huygô thể hiện
chân thật, suất sắc nhất trong tác phẩm " Những người khốn khổ ".
Để hiểu hơn về hình tượng này chung tơi sẽ tìm hiểu cụ thể, qua tiểu
thuyết "Những người khốn khổ ".
6


Chương 2: Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết "
Những người khốn khổ " của V.Huygô
2.1 Người phụ nữ là nạn nhân của xã hội
Khơng riêng gì V.Huygơ mà nhiều nhà văn khác lấy cảm hứng về người
phụ nữ để sáng tác, nhưng chưa tác phẩm nào như " Những người khốn khổ "

của V.Huygô đề cập đến nhiều vẫn đề cần được xã hội giải quyết một cách cấp
bách. Những con người nhỏ bé, yếu ớt bị xã hội đẩy đến cuộc sống khơng cịn
lối thốt, đạo đức xã hội bị đảo lộn, phân chia giai cấp, giàu nghèo rõ rệt. Khi
ngọn lửa đấu tranh trong họ bùng phát, cách mạng diễn ra nhưng khi cách mạng
hoàn thành thì chính họ bị cách mạng người chịu sự chèn ép nhất, đói rét dẫn
đến con người tha hóa.
Mỗi nhà văn có một đối tượng quan tâm đặc biệt để đưa vào văn học,
nhưng chưa nhà văn nào quan tâm tới từng lớp người bé nhỏ dưới đáy xã hội,
đặc biệt là người phụ nữ như V.Huygô, nhà văn tiến bộ của thế kỷ xIx. Qua tác
phẩm, ông đã dành một trái tim nhân ái nhất, một sự đồng cảm đối với phụ nữ
và trẻ thơ mà chưa một nhà văn nào thể hiện một cách xuất sắc như vậy.
Trong tiểu thuyết " Nhà thờ Đức Bà Pari " V.Huygô miêu tả nàng
Exmêranđa, nhân vật chính với vẻ đẹp hấp dẫn đã đẩy nàng đến cuộc sống đau
đớn, đến với nhân vật Phăngtin trong tiểu thuyết " Những người khốn khổ ", một
cô gái nghèo đến từ vùng quê ra thành thị kiếm sống, cô là nạn nhân do xã hội
cường quyền đẩy vào bi kịch cuộc đời,thế nhưng đọc tác phẩm chúng ta cảm
nhận được một sự bênh vực, tin yêu, đồng cảm đỗi với nhân vật này. V.Huygô
miêu tả " nàng đẹp, nàng cỗ giữ mình trong sáng mãi, tóc nàng óng ả, răng nàng
đều đẹp..." hơn ai hết nàng có một trái tim yêu thương thế nhưng khi mà xã hội
cịn tồn tại bọn Tơloomiét, Tênácđiê, mụ Vituyếcnieeng, Jave...chính những
nhân vật này sẽ là cơng cụ của xã hội đẩy cuộc đời nàng đi vào ngõ cụt.
Phăngtin đẹp như bông hoa sen giữa đầm lầy, nàng trong trắng, thơ dại,
nàng khơng biết xuất xứ của mình, nàng không tên, không tuổi. Phăngtin là tên
7


xã hội gọi nàng. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ đỏ hỏn nàng đã bất hạnh người
ta vứt bỏ nàng, hai mươi tuổi nàng đến Pari để kiếm sống và từ đây cuộc sống
của nàng bước vào bi kịch khơng lỗi thốt.
Phăngtin chăm chỉ, có một trái tim u nồng nàn,nàng u say đăm

Tơlơmiét, một tay chơi có tiếng chính hắn đã đẩy cuộc đời nàng vào ngõ cụt.
Phăngtin yêu hắn với tình yêu thủy chung, nồng nàn, nàng đã hiến dâng tấm
thân trong trắng mà nàng cố giữ bao nhiêu năm cho hắn, kiết quả tình yêu lầm
lỗi này là một đứa trẻ ra đời. Tôlômiét bỏ rơi nàng, liệu nàng sẽ ra sao đây giữa
cuộc đời với những quan niệm hà khắc, có thể bóp nghẹt nàng bất cứ lúc nào?.
Vì kế sinh nhai cho nàng và đứa trẻ, Phăngtin đau đớn gửi đứa con yêu
thương cho chủ quán Tênácđiê, những kẻ chỉ biết đến đồng tiền khơng có nhân
tính, chúng lợi dụng tình máu mủ để kiếm lợi. Khiến Phăngtin lâm vào cảnh
không biết bấu víu vào ai, nàng đã phải bán tóc, bán răng, bán tấm thân của
mình để ni con nhưng thực chất là ni những kẻ mất nhân tính.
Trước đó nàng cũng có một cơng việc chân chính, nàng vui mừng,nàng
xem đó là một ân huệ trời ban. Nhưng rồi cuộc sống yên ổn cũng không được
bao lâu, miệng lưỡi thiên hạ không để cho nàng yên ổn. Phăngtin là " thanh củi "
cho thiên hạ bỏ vào lò đốt thành tro. Quá khứ lầm lỡ của chị bị moi móc, chị "
xấu hổ nhiều hơn cả thất vọng ".
Dường như chúng ta cảm nhận sự chua xót của V.Huygơ đối vớ xã hội.
Phăngtin thấy mình trần truồng trước những lời chễ giễu nhưng rồi chị cũng
thành quen, chị ngao ngán với thói đời. Chị phải sống, phải kiên cường vì Cơdet,
cuộc sống mưu sinh khổ cực, thiếu ăn, thiếu mặc khiến chị lâm vào bệnh tật,
trong khi đó bọn chủ quan ln gửi những bức thư dồn dập, tìm mọi cách để moi
tiền chị. Cuối cùng chị đã chết trong sự cơ quạnh khơng được nhìn mặt con.
V.Huygơ là nhà văn lãng mạn, ông đã để một ông già nhân từ nuôi đứa con cho
Phăngtin.
Đối với Côdet, tuổi thơ cũng chịu bao ấm ức, đau khổ dưới mái nhà
Tênácđiê, chúng sống trên đồng tiền xương máu của mẹ cô bé nhưng lại coi cô
8


bé như đứa ở hầu hạ cho chúng. Em là một đứa trẻ nhỏ, không thể kêu cứu với
ai, chúng đày đọa em đến thân xác yếu mòn, em gầy xanh, mắt to sâu lõm, em

khóc nhiều, em khơng đủ sức kháng cự. Em cũng là nạn nhân của xã hội.
Trên lý thuyết khuynh hướng lãng mạn là tô vẽ thế nhưng tiểu thuyết "
Những người khốn khổ " đã có một sự tiến bộ vượt bậc,những trang viết tố cáo
xã hội vì đồng tiền làm lu mờ đi nhân tính cũng là những trang viết địi quyền
sống cho người phụ nữ.
Trong văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề này như
" Tắt Đèn " của Ngô Tất Tố. Chị Dậu cũng bị xã hội đày đọa nhưng ít nhất chị
Dậu cũng có một lối thốt tuy là mong manh khơng như Phăngtin rơi vào ngõ
cụt tối tăm.
Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " V.Huygô đã xây dựng nhiều nhân
vật nữ với nhiều số phận khác nhau, họ đều là những con người bị xã hội đày
đọa. Không ai ngờ hai đứa trẻ Êpônin và Ađenma tuổi thơ sống trong nhung lụa
với cha mẹ, nhưng lớn lên chính những kẻ yêu thương chúng đã khơng nghĩ đến
tình máu mủ, nhẫn tâm biến chúng thành công cụ kiếm tiền. Êpônin và Ađenma
trở thành những kể móc túi dưới sự sai khiến của cha mình. Hai cơ bé phải chịu
sự đói khát đến hao mịn " trong sương chiều...thấy hai cô gái ăn mặc rách rưới,
một cơ dong dỏng cao,một cơ có vẻ nhỏ hơn,thở hổn hển đi rất nhanh như chạy
trốn..." đó là những trang viết đối lập với hai chị em lúc trẻ thơ.
V.Huygơ cũng dành tình thương cảm lớn, ơng thật sự đau đớn, muốn chia
sẻ với số phận của Êpônin bị xã hội chà đạp. Ngay khi Êpônin phải bán thân thì
V.Huygơ ln tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của cô.
Phăngtin, Côdet, Êpônin và những nhân vật nữ trong tác phẩm đều là nạn
nhân của cường quyền, xã hội đã đẩy họ vào cuộc sống khốn cùng nhất.
Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " là tiếng nói lên án của tác giả đối
với xã hội một cách gay gắt nhất. Cuốn tiểu thuyết này cũng là kiệt tác đưa tên
tuổi nhà văn lên đài vinh quang của văn học theo khuynh hướng lãng mạn thế kỉ
XIX
9



2.2 Người phụ nữ với tình yêu
Từ trước đến nay có rất nhiều nhà văn, nhà thơ viết về tình yêu,dựa trên
đề tài này họ đã gặt hái được rất nhiều thành cơng. Tình u ln là cảm hứng
chủ đạo trong văn học.
V.Huygô cũng không phải là nhà văn ngoại lệ, ông đã rất thành công từ
cảm hứng viết về tình u,ơng qua đời để lại cho nhân loại những tác phẩm có
giá trị, đó là tình u thanh cao, trong sáng của đôi nam nữ: Cazimôđô và
Exmêranđa trong tác phẩm " Nhà thờ Đức Bà pari " Và tình yêu trong tiểu
thuyết " Những người khốn khổ " đó là tình u nam nữ, tình máu mủ.
Khơng riêng gì V.Huygơ mà ở giai đoạn này đã có khơng ít tác giả để lại
dấu ấn khó quên cho người đọc như BanZăc nhà văn hiện thực với tác phẩm nổi
tiếng " Ơgiêni giăngđê " đó là sự đan xen giữa câu chuyện tình và chuyện
tiền,chuyện tình yêu, tuy rằng câu chuyện tiền nổi trội hơn nhưng BanZăc đã
cho người đọc một triết lý, cuộc sống dù có dư vật chất thì cũng khơng thể thiếu
tình u đáng chú ý hơn nữa người phụ nữ trong xã hội cũ luôn chịu nhiều dằn
vặt, đau đớn nhất.
Phăngtin một nhân vật nữ trong tiểu thuyết " Những người khốn khổ " cô
là nạn nhân của xã hội, nhưng xét từ nguyên nhân trực tiếp nhất làm cho cuộc
đời cơ khơng lối thốt, cũng xuất phát từ tình yêu mà ra cả. Phăngtin yêu say
đắm, một tình u mà cơ tơn thờ, thủy chung, son sắc thế nhưng Y lại coi
Phăngtin như món đồ chơi, vật giải sầu cho hắn.
Phăngtin là người con gái xinh đẹp nhưng đáng q hơn cơ có một trái
tim nhân ái đầy yêu thương. Những phẩm chất đó tồn tại ở xã hội đen tối thì
càng làm hại cơ mà thơi, cuối cùng Phăngtin cũng có bi kịch gần giống như
Ơgiêni nhưng có lẽ bi kịch của cơ đau đớn hơn.
Ở văn học Việt Nam trong kiệt tác " Truyện kiều " của Nguyễn Du, nàng
kiều cũng bị chính xã hội coi trọng đồng tiền trên hết vùi dập, chết đi sống lại
thế nhưng sau mười lăm năm lưu lạc, cuối cùng nàng cũng đồn tụ với gia đình,
cịn Phăngtin, kết thúc cuộc đời là một cái chết cô quạnh, đau đớn trong bệnh
10



tật, ngay cả đứa con cô hàng ngày mong nhớ cũng không được gặp mặt, cả cuộc
đời cô là một chuỗi dài tăm tối.
Nàng u TơLơmiet với tình u thủy chung, nàng coi Tơlơmiet như
chồng của mình, lúc cùng hắn đi chơi, nàng sung sướng, nàng cười, nàng để lộ
hàm răng hồn hảo mà ơng trời đã ban cho. Đầu tiên nàng cũng cố tránh
Tôlômiet, nhưng cuối cùng nàng cũng khơng thốt khỏi vịng lưới ái tình, nàng
u hắn say đắm, đối cới nàng tình yêu cao thượng trong trắng, nàng ngây thơ là
vậy, bi kịch cuộc đời nàng cũng từ ngây thơ trong trắng ấy mà ra, nàng yêu như
vậy đó, nhưng kết cục vì nó mà nàng đau đớn. Tôlômiet đã ruồng bỏ nàng trong
khi nàng ang giọt máu của hắn. Cuộc đời của nàng sẽ rơi vào đâu? Liệu xã hội
có để n cho nàng khơng? Rồi bi kịch của nàng bao giờ mới chấm dứt?.
Đọc những trang sách này, chúng ta cảm nhận một sự đồng cảm của
V.Huygô đối với người phụ nữ, ông đã dành những trang miêu tả phẩm chất tốt
đẹp nhất của người phụ nữ, họ không hư hỏng, họ không trụi lạc, mà chính xã
hội đã cướp đi quyền sống của họ, bóp nghẹt hơi thở của họ.
Cũng trong tác phẩm này, nhân vật Êpơnin, nàng cũng có một tình u
nhưng tối tăm khơng hơn gì Phăngtin, nàng u đơn phương Mariuytx, nàng
dành hết tình cảm cho anh ta, thế như Mariuytx lại dành tình cảm cho người con
gái khác. Êpơnin khơng ghen tị, không hằn thù, ngược lại nàng luôn che chở,
bênh vực cho người mình u. Cơ cũng là một người bằng da bằng thịt, cơ cũng
có trái tim, cơ cũng như bao người phụ nữ khác, biết yêu biết giận, thế nhưng
tình cảm, hành động của cơ giống như một thiên sứ, tình cảm cao q khơng
một chút mưu tính. Mặc dù Êpơnin là một tên móc túi, chính cha nàng vì đồng
tiền tai ác đã biến nàng từ một cô gái trong sáng thành một tên ăn cắp có hạng.
Tên ăn cắp Êpơnin cũng có lịng tự trọng, có sự tự tơn của mình. Nàng u,
chăm sóc, che chở cho Mariuytx, nàng nói "Khơng nên để người người thấy một
thanh niên như ông lại đi cùng với một người đàn bà như em", nàng sợ Mariuytx
bị tổn thương vì thiên hạ dị nghị, hàm ý "Đàn bà" trong câu nói của nàng khiến

người trong cuộc và người ngồi cuộc như chúng ta đây cũng phải đắn đo suy
11


nghĩ nhưng khơng sao lí giải hết hàm ý của nàng. Nàng ý thức được thân phận
hèn mọn của mình, nàng yêu người ta và sợ làm tổn thương đến họ.
Nàng đã ngăn cản quyết liệt để bảo vệ Mariuytx khi biết bí mật về sáu tên
trộm sẽ đột nhập vào khu rừng mà chàng đang ở đó, trong sáu tên trộm đó có
cha nàng. Điều làm xúc động độc giả nhất, ngay cả V.Huygơ cũng nghẹn ngào,
đó là hình ảnh Êpơnin lấy thân mình hứng đạn cho chàng, nàng hi sinh vì chàng
và cho đến hơi thở cuối cùng nàng vẫn yêu chàng, nguyện vọng nhỏ nhoi của
nàng "Nàng kê đầu gối lên Mariuytx mắt khơng dám nhìn chàng, cứ nói: Chao
ơi! dễ chịu q đi mất! sung sướng quá! đấy, em hết đau rồi", nàng ở gần với
lưỡi hái tử thần như có Mariuytx nàng khơng thấy đau nữa, và khi cảm nhận
được mình sẽ khơng qua khỏi, nàng mong muốn " Ơng hứa sẽ hơn em một cái ở
trán sau khi em nhắm mắt, em sẽ nhận thấy ". Tình u đã khiến cho tác giả rung
động.
Chính tình u của Phăngtin, Êpơnin đã đẩy họ xuống ngõ cụt và cuối
cùng là hứng chịu cái chết đau đớn. Tuy nhiên trong tác phẩm Tình u của
Cơdet lại có một kết thúc có hậu, đó là sự nhân đạo của V.Huygô, ông không thể
để tất cả người phụ nữ trong tác phẩm của ơng ln có cuộc sống đen tối, mập
mờ khi trái tim của họ dành trọn cho tình u.
Cơdet, tuổi thơ đã chịu sự hành hạ, cực khổ trong nhà Tênácđiê, Côđét lớn
lên phải được sống hạnh phúc bên người mình u, tuổi thơ của cơ đã q bất
hạnh rồi.
Tình u của Cơđét và Mariuytx là một vệt sáng trong tác phẩm, hai
người hướng về nhau, dành trọn trái tim cho nhau. V.Huygô đã miêu tả tinh tế,
xuất sắc về mối tình đẹp đẽ này, và ơng cũng thể hiện xuất sắc bi kịch cuộc đời
đau khổ của người lao động, nhất là phụ nữ.
Mối tình của Côdet và Mariuytx, V.Huygô thể hiện thật xúc động " Bạn

đọc còn nhớ những nỗi ngập ngừng, hồi hộp, lo sợ của Mariuytx, chàng cứ ngồi
ở cái ghế dài không dám đến gần, điều ấy làm Cơdet bực mình... Một hôm Côdet

12


nói với Giăngvangiăng - Bố ơi! chúng ta đến đằng kia chơi đi ". Côdet táo bạo
hơn chàng, chàng càng rụt rè thì nàng càng táo bạo.
Nàng gặp Mariuytx trong tu viện, nơi cha con nàng lánh nạn, ngay lần gặp
đầu tiên, hai người đã xao xuyến. Nàng đang yêu, nàng thể hiện đúng với bản
chất yêu của người con gái, nàng chăm chút hình thức, nàng buồn vì khơng gặp
người mình thương. Thượng đế khơng bất cơng với nàng, dường như mẹ nàng
đã gánh chịu hết tội lỗi cho nàng. Nàng đã đến được với Mariuytx, nàng sống
hạnh phúc bên chàng. Côdet là người phụ nữ hạnh phúc duy nhất trong tác
phẩm, cô đã chịu bất hạnh từ nhỏ và được đền đáp, sự nhân ái của
Giăngvangiăng là tia sáng duy nhất trong tác phẩm thể hiện được dấu ần của
V.Huygơ.

2.3 Người phụ nữ với tình mẹ con
Đọc tác phẩm "Những người khốn khổ" chúng ta không chỉ xúc động xao
xuyến vì đức hi sinh của người phụ nữ trong tình u mà cịn trong tình mẫu tử.
Người đọc đau đớn vì sự bất hạnh của nhân vật.
Trong tác phẩm, nổi trội nhất là tình mẫu tử giữa Phăntin và Côdet. tuy
rằng hai mẹ con họ không được gần nhau, nhưng tình cảm của họ sâu đậm
khơng một ngơn ngữ nào miêu tả được hết.
Phăngtin có một trái tim yêu thương nhưng thơ dại, nàng đã chịu bao đau
đớn vì tình yêu lầm lỡ, là một nguyên căn cho xã hội bóp nghẹn, nàng khơng
những thủy chung với người yêu mà nàng còn yêu đứa con duy nhất của mình
hết mực, nàng tranh đấu với cuộc đời cũng vì đứa bé tội nghiệp ấy.
Cuộc chia ly giữa nàng và Cơdet là một tổn thơng làm nàng đau đớn,

nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì tương lai của đứa con, nàng khơng cịn sự lựa
chọn. Khi nàng nhìn thấy sự chăm sóc của vợ chồng Tênácđiê cho hai cơ con
gái, nàng đã tưởng nhầm họ là người tốt và đã gửi gắm đứa con yêu dấu của
mình, hàng tháng nàng sẽ gửi tiền chu cấp cho họ, nhưng nàng đâu biết nàng đã
phạm một sai lầm lớn vì quyết định này. Giờ đây nàng phải chịu bao đau khổ,

13


dằn vặt, Côdet bé nhỏ của nàng cũng vậy, trở nên nhem nhuốc, gầy mịn vì sự
hành hạ của vợ chồng Tênácđiê.
Phăngtin tìm việc làm để ni đứa con u dấu, nàng đến Mơngphécmây,
nàng có cơng ăn việc làm tử tế, nàn quên đi những ký ức đau buồn mà Tôlômiet
đã gây ra cho nàng. Trong thâm tâm của Phăngtin giờ chỉ có đứa con, nàng có
một điều ước "Nếu có con bé bên cạnh thì hạnh phúc biết bao". Giờ đâu Côdet
là niềm tin, là lẽ sống, là nguồn an ủi duy nhất, nàng mong ước một ngày nào đó
sẽ được đồn tụ với đứa trẻ nhỏ. Nhưng xã hội đã cướp đi cái quyền đó.
Vợ chồng Tênácđiê ln tìm cách moi tiền nàng, chúng là những con sói
khát máu tiền, chúng gửi thư cho chị, nói với chị đứa con chị bị rét vì khơng có
áo rét mặc. Chúng đâu ngờ rằng lá thư đó như lưỡi dao cắt từng khúc ruột chị,
chị đã cầm đến nhàu nát, chị thương con, nhưng chị kiếm đâu ra mười Frăng
trong khi cả ngày chị làm việc cật lực cũng chỉ được có mấy xu. Chị thương con
đến vỡ lịng. Chị phải đánh liều đến hiệu cắt tóc. Vậy là "Vàng" Phăngtin để làm
của hồi môn phải bán đi mua áo ấm cho Côdet. Nhưng Tênácđiê cần tiền chứ
không phải cần chiếc áo đó, chúng lấy váy áo cho con chúng mặc, bỏ rét Côdet.
Phăngtin phải trọc đầu nhưng vẫn vui vẻ, vẫn xinh đẹp, chị an ủi rằng Côdet đã
được sưởi ấm, Cơdet khơng rét nữa. Thật chua xót!.
Tưởng rằng chỉ có thế nhưng những kẻ như Tênácđiê đâu có dễ dàng
buông tha cho chị, chúng là những kẻ bất lương, vắt cạn sức lao động của chị
mới hả hê. Phăngtin bị dồn vào bước đường tối tăm, mọi bi kịch của chị dồn

dập, chị dằng xé. Những trang viết này đã thể hiện được tình mẫu tử sâu sắc, qua
đó, V.Huygơ đã lên án xã hội đen tối, phơi bày bộ mặt thật của xã hội bóp nghẹn
lối thốt con người " Một hôm chị nhận được thư vợ chồng Tênácđiê: Côdet mắc
một chứng bệnh đang phát triển... Người ta gọi là chứng bệnh sốt phát ban, cần
nhiều thứ thuốc đắt tiền để chữa, chúng tôi đã chạy chữa đến sạt nghiệp... Trong
vịng tám ngày, chị khơng gửi bốn mươi Frăng thì coi như con bé đã đi đứt ".
Trái tim người mẹ xấu số đau day dứt, chị lấy đâu ra số tiền lớn như vậy, chị
thương con chị đến nao lòng. Tác giả miêu tả: " Nàng cứ chạy ngoài phố cười
14


nói một mình, nàng đánh đổi "Ngọc" để lấy hai đồng tiền vàng và gửi cho
Tênácđiê, nàng dằn vặt mãi bệnh tình của con nguy hiểm, thơi thì bán răng đi để
cứu đứa con ".
Trái lại, trong tác phẩm của Môpátxăng, nhà văn hiện thực viết truyện
ngắn với tác phẩm " Bà Écnê ", tác giả miêu tả một người mẹ vì kỷ, chỉ biết
chăm lo cho sắc đẹp của mình mà quên đi trách nhiệm với những đứa con bé
bỏng. Khi biết con mình mắc bệnh đậu mùa, người đàn bà này đã cố lảng tránh
vì sợ gây bệnh cho mình, đến khi đứa trẻ ra đi, chỉ mong muốn được gặp mẹ qua
cửa kính cũng khơng được toại nguyện.
Thế nhưng Phăngtin trong " Những người khốn khổ " thì sao? Chị đã đau
đớn day dứt khi đứa con đói rét, con mắc bệnh, chị bán cả răng và tóc, bán cả
thân của mình, giờ đây chị khơng phải là Phăngtin ngày xưa nữa, bán thân là
một việc sỉ nhục lớn nhất, nhưng nàng khơng hổ thẹn vì nàng nghĩ tới Côdet.
Côdet rất quan trọng trong cuộc đời nàng, dù xung quanh coi nàng là cô
gái hư hỏng, nhưng có ai biết rằng chính xã hội đã đẩy nàng rơi vào vũng bùn
như vậy. Nàng chỉ vì đứa con đứt ruột của mình, chị có thể làm tất cả, chị cần
cứu sống côdet.
Khi Mađơlen đưa chị về nhà thương, chị đã chiếm được cảm tình của tất
cả mọi người, làm cho các bà xơ cảm động, họ thay đổi cách nhìn về nàng. Cho

đến khi sắp rời xa thế giới này, chi vẫn nhớ đứa con của mình, mong muốn được
nhìn thấy con dù chỉ một lần, tuy chị chết trong cô quạnh không được gặp Côdet
nhưng chị đã mang đến cho Cơdet một " Ơng tiên " tốt bụng, từ đay cuộc sống
củ Côdet sẻ đổi thay, không bị người ta hành hạ như trước nữa.
Đọc " Những người khốn khổ " những nhân vật nữ luôn là những người
chịu bao đau khổ ấm ức, nnhưng trái lại họ để bao ấn tượng sâu sắc cho ngừoi
đọc. Họ hi sinh cho tình u, tình mẫu tử, đó là ánh sáng chói lọi trong tác
phẩm.
V.Huygơ đã rất tinh tế, rất xuât sắc thể hiện đức hi sinh của ngừoi phụ nữ,
góp phần làm nên thành cơng cho tác phẩm.
15


Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ
Nhân vật là nịng cốt làm nên một tác phẩm hồn chỉnh, nếu như tác phẩm
văn học có cốt truyện đơn giản hoặc có thể khơng có cốt truyện nhưng khơng thể
thiếu nhân vật được. Trong các nghành nghệ thuật khác nhau thì nhân vật cũn có
những chức năng khác nhau. Nhân vật trong tác phẩm văn học, đóng một vai trị
vơ cùng quan trọng, là chìa khóa mở mọi biến cố của tác phẩm, là đại diện cho
những hành động, thiên chức của tác phẩm. Nhân vật là phương tiện để bộc lộ
tính chủ quan của nhà văn. Trong một tác phẩm văn học, để xây dựng nhân vật,
sao cho phù hợp với nội dung, hoàn cảnh, bộc lộ được cá tính những ý kiến chủ
quan của nhà văn tạo dấu ấn riêng cho từng nhà văn là việc không hề đơn giản.
Để được độc giả đón nhận, họ có thể không nhớ tên truyện, cốt truyện nhưng họ
mhớ tên nhân vật thì nhà văn phải có một cách xây dựng nhân vật đặc sắc mới lạ
mà chỉ riêng nhà văn đó mới có.
Trong tiểu thuyết "Những người khốn khổ" V.Huygơ đã xây dựng nhân
vật trên ba phương diện : tính cách nhân vật thể hiện qua ngoại hình, miêu tả
hành động nhân vật và ngôn ngữ của nhân vật.


3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình
Miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách nhân vật, bộc lộ ý kiến chủ quan
của nhà văn, biện pháp này được sử dụng rất phổ biến và đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu.
Khái niệm ngoại hình được dùng để chỉ hình dáng bên ngoài, các cử chỉ
của nhân vật. Đa số các nhân vật có ngoại hình khác nhau, ngoại hình cũng là
thước đo để phân biệt nhân vật ngay khi bước vào tác phẩm.
Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " các nhân vật nữ được V.Huygơ chú
trọng đến ngoại hình, ơng miêu tả các nhân vật nữ tỉ mỉ tinh tế. Tiểu thuyết này
ơng đã xây dựng ngoại hình nhân vật theo hai cách : miêu tả trực tiếp và gián

16


tiếp, các nhân vật nữ ông đã thể hiện một cách tinh tế qua đó chúng ta cảm nhận
được sự nhân ái của tác giả.
Phăngtin là một phụ nữ đẹp " tóc nàng óng ả, răng nàng đều như ngọc,
dường như hàm răng của nàng được trời ban chỉ có chức năng cười, đơi mơi
hồng đỏ thỏ thẻ như dịng oanh, hàng mi đen nháy..." tất cả những hình ảnh đó
đã in dấu mơt Phăngtin trong lịng người đọc. Qua cách miêu tả của tác giả,
người đọc cảm nhận một Phăngtin có trái tim nhân ái đầy yêu thương, e ấp, kín
đáo của người con gái " nhìn Phăngtin đằng trước thì lộng lẫy, nhìn một bên thì
thanh tao. Cặp mắt xanh thăm thẳm, mi trên đầy đặn, đôi chân thon và chắc, cổ
tay và cổ chân uyển chuyển, nước da trắng mịm thấp thoáng lộ ra những mạch
máu màu da trời, gị ná thơ ngay tươi mát...nhìn chung một vẻ đều như tạc vơ
cũng ý nhị..." chính vẻ đẹp ngay thơ là dấu hiệu mà sau này nàng phải chịu,
nàng càng ngay thơ trong trắng bao nhiêu thì bi kịch cuộc đời nàng càng đau
đớn bấy nhiêu.
Hình ảnh Phăngtin hiện ra cụ thể, tinh tế, vẹn toàn nhất dưới ngịi bút của
V.Huygơ thế nhưng hình ảnh của nàng cũng thay đổi nhanh chóng theo thời gian

và hồn cảnh " người mẹ nghèo nàn, buồn bã, chị ăn mặc như người thợ sắp
quay về làm nơng dân, chị cịn trẻ lắm, đẹp hay xấu? có lẽ đẹp, nhưng ăn mặc
như thế thì ai biết được, tóc chị chắc tốt lắm...có răng đẹp thì người ta hay cười
để phơ trương, nhưng chị không cười, đôi mắt vừa ráo lệ, người chị xanh xao,
chị có dáng mệt nhọc thường đau yếu, bàn tay rát nắng của chị lấm tấm vết
đỏ...đó là Phăngtin". Thật khơng ngờ hình ảnh Phăngtin là hiện ra như vậy, giờ
đây sắc đẹp của nàng làm người ta hoài nghi nàng khơng cịn là Phăngtin ngày
xưa nữa. Hồn cảnh khổ cực đã đẩy nàng đến như vậy, con người ta bị hành hạ,
đè nén thì cũng tàn lụy theo vết sẹo đó. Một phụ nữ xinh đẹp là vậy, trong trắng
là vậy. Mà giờ đây cũng bị một gã vô công rồi nghề trêu chọc " sao mày xấu như
ma lem thế! hãy che mặt đi con ma, mày là con nhóm..." xã hội đã biến cơ gái
25 tuổi trẻ trung thành một bà già cằn cỗi.

17


Êpơnin cũng được V.Huygơ dõi theo từ khi cơ cịn nhỏ, sống trong sự êm
ấm cho đến khi cô lớn lên trở thành một tên móc túi dưới sự chỉ đạo của cha
mình " Trơng các con hứng hở như hai đóa hoa hồng, mắt các con sáng rực tươi
tắn như cười, gương mặt thơ ngây trong sáng...". Còn khi lớn lên thì sao, nàng
xuất hiện qua cái nhìn của Mariuytx " Hai cô gái ăn mặc rách rưới, một cô dong
dỏng cao, một cô bé hơn, khuôn mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối tung, cái mũi kinh
khủng, cái rách tả tơi, chân thì dẫm đất..." nàng cịn trẻ mà cặn cỗi vậy sao? cái
dáng vẻ này đã chịu bao nhiêu khổ cực? bao nhiêu tủi hờn? cuộc sống cằn cỗi
cũng biến con người ta trở nên cằn cỗi.
Trong tác phẩm Côdet là nhân vật được hưởng nhiều hạnh phúc nhất, mặc
dù tuổi thơ của cô chịu nhiều bất hạnh, mẹ cô đã mang một " ông tiên " đến cho
cơ, cơ gặp hồng tử. Cơdet cũng được cảm nhận qua con mắt của Mariuytx, sau
một thời gian không gặp Côdet, nàng đã thay đổi hẳn " Cô gái bây giờ lớn và
đẹp, có hình dáng xinh xắn của người đàn bà và vẫn còn cái vẻ thơ ngây cuả tuổi

nhỏ...tóc nàng hung nâu đẹp vơ cùng...trán nàng như cẩm thạch, má mơn mởn
như trái hồng, thắm nhạt và trắng mượt mà, miệng xinh nở một nụ cười, giọng
nói nghe như tiếng đàn, cái mũi của người thiếu nữ thông minh, thanh cao trong
trẻo, mắt hay nhìn xuống trơng thấy hàng lơng mi hung nâu kín đáo e lệ...".
Chàng khơng ngờ Côdet thay đổi nhanh đến vậy, nếu như sáu tháng trước
chỉ là cơ bé xanh xao, gầy mịn thì giờ đây nàng đã trở thành một thiếu nữ xinh
đẹp.
V.Huygô đã để cho nhân vật tự biến đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh
sống, tâm lý của nhân vật chi phối đến ngoại hình của nhân vật nhân vật rất
nhiều. Hầu hết các nhân vật chính diện, đặc biệt là các nhân vật nữ xuất hiện
trong tác phẩm đều rất đẹp, V.Huygô dành sự ưu ái cho họ rất nhiều.
Tài năng khắc họa nhân vật của ông được khẳng định một lần nữa đối với
Cơdet thậm chí ngay cả những nhân vật phản diện như vợ chồng Tênácđiê ông
cũng thể hện rất xuất sắc " Người mù khơng có gì đáng ưa...đến khi cái mái tóc
như lệ liễu trong tiểu thuyết kia đã ngã màu hoa râm, khi người thiếu phụ kia đú
18


đởn đã trở thành người đàn bà béo phì, nanh ác..." chỉ đơi nét thơi mà tồn bộ
tính cách của mụ đã lộ tẩy dưới trang viết của V.Huygô.
Qua tác phẩm người đọc cảm nhận được tài năng thiên bẩm, khơng chỉ
tinh tế trong miêu tả nội tâm mà cịn sắc sảo trong khắc họa ngoại hình, ơng đã
tạo dấu ấn mạnh đối với độc giả, không một nhân vật nào lẫn trộn với nhân vật
nào.

3.2 Nghệ thuật miêu tả hành động
Như đã nói ở trên, nhân vật trong văn học có những hành động khác với
nhân vật trong các nghành nghệ thuật khác. Ngay trong văn học mỗi thể loại
nhân vật cũng có những hành động khác nhau. Nếu như nhân vật sử thi, kịch là
nhân vật luôn hành động, vấn đề của tác phẩm đặt ra là nhân vật làm gì, nói gì,

nghe gì...cịn nhân vật tiểu thuyết là con người "Nếm trải" nhân vật tiểu thuyết
không chỉ hành động mà còn chiêm nghiệm với cuộc đời.
Khái niệm hành động là nhằm chỉ những việc làm cụ thể trong cuộc sống,
trong các mối quan hệ ứng sử, trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong tiểu thuyết
khi nhân vật hành động ln tốt lên tính cách ra bên ngồi, và thể hiện sự thúc
đẩy cho cốt truyện phát triển.
Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " của V.Huygô, ông đã niêu tả các
nhân vật ở các khía cạnh khác nhau rất tỉ mỉ và tinh tế hành động của các nhân
vật nữ ln gắn với mục đích, ln có sự dằng xé nội tâm gay gắt.
Nhân vật Phăngtin, khi tác giả miêu tả chị lúc nhận được thư của Tênácđiê
bảo Cơdet chịu rét vì khơng có áo ấm, chúng cần mười Frăng để mua áo ấm cho
bé. nàng đã đau đớn, nàng giằng xé nội tâm cuối cùng nàng cũng đến hiệu cắt
tóc "...ơng trả tơi bao nhiêu? mười Frăng. Ông cắt đi". Rồi ngay cả " Ngọc".
Nàng cũng bán đi để lấy hai đồng tiền vàng vì Cơdet. Phăngtin đau đớn khi bỏ
"Vàng và ngọc" của mình nhưng nàng vẫn hành động dứt khốt, điều đó thể hiện
một tình u thương vơ bờ bến. Giờ đây chị đã trở thành một bà già khơng tóc
khơng răng nhưng chị vẫn cố sống ngay cả việc bán thân vì Cơdet chị cũng
không ngại.
19


Một hành động khiến cho người ta khẳng định được phẩm chất của
Phăngtin, đó là xơng ra đánh kẻ vơ công rồi nghề Bamataboa " ...chị rũ lên một
tiếng, quay lại nhảy chồm lên như một con báo, vòng lại cào cấu nét mặt thằng
nghịch ác, miệng chưởi rủa những lời ghê gớm nhất, tiếng chưởi khàn khàn vì
rượu văng ra từ một cái mồm đen ngòm thiếu mất hai cái răng trông đến gớm..."
hành động của chị không tự nhiên mà có, chị là một người phụ nữ hiền lành, xã
hội đã khiến chị trở nên cay nghiệt đến như vậy, xã hội đã đày đọa thể xác và
tâm hồn chị.
Khơng chỉ có vậy hành động một cơ gái điếm nhổ nước bọt vào mặt ông

thị trưởng người được cơng chúng kính nể nhất lúc bấy giờ, điều đó làm cho mọi
người kinh ngạc. phăngtin căm thù người đã đuổi việc nàng, khiến nàng xa đọa
như ngày hôm nay.
Không riêng gì Phăngtin mà Êpơnin nhà văn cũng miêu tả hành động của
cơ tốt lên được phẩm chất cao q của người phụ nữ. Nàng yêu Matruytx một
tình yêu đơn phương nhưng nàng không hề căm giận chàng, nàng luôn đứng sau
bảo vệ chàng, nàng đã can ngăn sáu tên cướp trong đó có cha nàng muốn làm
hại chàng. Êpơnin đã xã thân hứng đạn cho Matruytx, một cô gái yếu ớt mười
lăm tuổi mà có thể gan dạ như vậy, điều này chỉ có những người phụ nữ phẩm
chất cao quý dám hy sinh vì hạnh phúc, vì người mình u thương.
Ngồi những nhân vật chính diện mà cả nhân vật phản diện V.Huygô cũng
miêu tả rất chân thật. Thể hiện tài năng của một nhà văn lớn

3.3 Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ là sự tất yếu trong các quan hệ xã hội. ngơn ngữ đã góp phần
thể hiện tư tưởng tình cảm, ý chí, tư duy của con người. Cũng giống như hành
động qua ngơn ngữ tốt lên được tính cách của con người, qua ngơn ngữ chúng
ta phân biệt được các nhân vật với nhau.
Trong văn học nhà văn miêu tả ngơn ngữ theo hai cách đó là ngôn ngữ đối
thoại và độc thoại. Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " cũng vậy, ông thể hiện
ngôn ngữ một cách phong phú, linh hoạt.
20


3.3.1 Ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ độc thoại vô cùng quan trọng trong văn học, tính cách của nhân
vật được tốt ra ngồi. Tác phẩm cũng nhờ đó mà sinh động lên. Phăngtin và vợ
chồng Tênácđiê.
Tênácđiê " Kém bảy Frăng khơng được, và phải đưa trước bảy tháng, cịn
phải đưa thêm mười Frăng nữa để chi tiêu trước cho những món lặt vặt..."

Phăngtin " Tơi sẽ đưa đủ...tơi có những tám mươi Frăng, để tôi về đến quê
nhà nếu chịu khó đi bộ. Tơi sẽ đi làm, khi dành dụm được ít tiền thế nào tơi cũng
đến đón cục vàng của tơi...". Cũng là hai người mẹ mà sao có sự xa cách đến
thế, một người mẹ nhân từ với một người mẹ độc ác. Phăngtin đã không nhận ra
bản chất xấu xa của vợ chồng Tênácđiê. Nàng cũng vì bất đắc dĩ mới phải gửi
con.
Chúng ta bắt gặp Phăngtin tức giận vì việc có người nhổ răng dạo, nàng
biết nhổ răng cũng chính là hủy hoại vẻ đẹp của mình " Bà thử nghĩ xem có
được khơng? sao lại có thằng cha đáng gét đến thế! sao người ta lại để những
đứa như vậy đi nhổ răng dạo khắp nơi! bẻ hai cái răng cửa của tôi à? thế rồi mặt
mũi của tơi sẽ ghê gớm thế nào? tóc cịn mọc lại chứ răng thì bao giờ? gớm cái
đồ yêu quái! thà tôi đâm đầu từ tầng thứ năm xuống vỉa hè còn hơn..." nhưng rồi
sao nàng lại là chính là người nhổ răng? nàng vì Cơdet, nàng khơng còn sự lựa
chon nào khác, nàng đau đớn lắm chứ, nhưng Côdet là quan trọng hơn tất cả.

3.3.2 Ngôn ngữ độc thoại
Ngôn ngữ độc thoại thể hiện nội tâm, bản chất sâu xa nhất của con người,
ngôn ngữ độc thoại cũng chính là nhân vật tự trở về với con người thật của
mình. Ngơn ngữ độc thoại thể hiện sự bi quan của con người đối với xã hội,
nhưng có lúc cũng thể hiện được khat khao cháy bỏng của nhân vật.
Khai thác ngôn ngữ độc thoại là một yếu tố cơ bản nhất của nhân vật tiểu
thuyết, nhờ có ngôn ngữ độc thoại mà nhà văn xâm nhập vào thế giới nội tâm
của nhân vật, muốn vậy nhà văn cũng phải đặt mình vào vị trí của nhân vật.

21


Văn học khác với một số nghành nghệ thuật như hội họa và điêu khắc,
ngôn ngữ độc thoại giúp người đọc hiểu biết con người bên trong của nhân vật.
Phăngtin lúc mê man đã thổ lộ hết những suy nghĩ của mình " Tơi là một người

tội lỗi, song lúc nào con tôi được đến với tôi tức là chúa đã tha thứ cho tơi, khi
trước tơi cịn là con người hư hỏng, tôi không dám đem Côdet về nhà, tơi khơng
nỡ để con tơi nhìn tơi ngơ ngác và buồn rầu. Thế nhưng vì giọt máu rơi ấy mà
thân tơi nên nơng nỗi này. Chính vì thế mà chúa tha thứ cho tơi..."
Cơdet cịn lớn hơn sứ mạng của Phăngtin, nàng lúc nào cũng nghĩ đến
con, đứa con là niềm an ủi duy nhất của nàng. Cho đến khi cịn hơi thở cuối
cùng thì nàng chỉ có một mong muốn " Giờ thì mẹ con ta sắp được sung sướng
rồi! ta sẽ có một cái vườn nhỏ trước hết! ông Mađơlen đã hứa như vậy ma. Con
ta chơi đùa ngồi vườn, nó chắc đã thuộc mặt chữ rồi, ta sẽ bắt nó đánh vần, nó
tha hồ mà đuổi bắt bướm trong cỏ. Ta ngồi nhìn nó chạy chơi..." tình u của chị
đói với con khơng gì sánh nổi, chị đã mang đến cho con một ông tiên, người sẽ
giúp Cơdet thốt khỏi nỗi khổ tuổi thơ khi đang ở trong nhà Tênácđiê.
V.Huygô là một thiên tài bộc lộ nội tâm của nhân vật, nhà văn sử dụng
ngôn ngữ phù hợp với tính cách và hồn cảnh của nhân vật góp phần thành cơng
cho tác phẩm.

22


C. Kết luận
V.Huygô qua đời là một sự mất mát đối với nhân loại, các sáng tác của
ông để lại trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật là những tác phẩm vô giá mà đến nay
vẫn sống mãi trong nhân loại.
Tiểu thuyết " Những người khốn khổ " là bộ tiểu thuyết thành công của
V.Huygô trong sự nghiệp sáng tác văn chương, qua tác phẩm V.Huygô đã đề cập
đến những vấn đề cấp bách cần xã hội giải quyết đó là : " Sự xa đọa của người
đàn ơng vì phải bán sức lao động, sự trụy lạc của người đàn bà vì đói khát, sự
cặn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm chưa được giải quyết...".
Người phụ nữ trong tác phẩm " Những người khốn khổ " cũng là những
vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn gửi tới người đọc. Tìm hiểu về hình tượng

này giúp chúng ta hiểu sâu hơn những phẩm chất cao quý, và một xã hội đen tối.
Chúng ta nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trên ba phương diện : Người
phụ nữ là nạn nhân của xã hội. Người phụ nữ với tình yêu. Người phụ nữ với
tình mẹ con. Tất cả được thể hiện qua các nhân vật Phăngtin, Côdet, Êpônin...là
những nạn nhân của đồng tiền, họ trở nên xa đọa vì nghèo đói, và họ cũng là
những con người có phẩm chất, tâm hồn cao quý, tình yêu thủy chung, hy sinh
cho người mình yêu thương.
Người phụ nữ với một tâm hồn cao quý, trong sáng dù bị xã hội vùi dập
nhưng cũng không mất đi những phẩm chất tốt đẹp. Một người mẹ thương con
hết mực hy sinh trọn đời cho con, một người con gái lấy thân mình hứng đạn
thay cho người mình yêu...
Người phụ nữ trong tác phẩm " Những người khốn khổ " là những nhân
vật chịu nhiều đau khổ nhất trong xã hội nhưng họ sống vì tình u hy sinh cho
người mình u, và ln đấu tranh để tồn tại. Thế kỉ XIX có rất nhiều tác gia lớn
viết về hình tượng người phụ nữ,như Banzăc thuộc văn học hiện thực, như
MơpatXăng...ở Việt Nam có Nguyễn Du với kiệt tác " Truyện kiều ", Ngô Tất

23


Tố với " Tắt Đèn "...ở văn học lãng mạn Pháp thế kỉ XIX V.Huygô là một trong
những tác gia viết thành cơng về hình tượng này.
Người đọc có thể không nhớ tên của tiểu thuyết nhưng một khi đã tiếp xúc
với tác phẩm sẽ không quên được một Phăngtin bán răng, bán tóc lo tiền cho
con, một Êpơnin thân hình mảnh mai hứng đạn cho Mariuytx, một Cơdet ngây
thơ nhưng bạo dạn trong tình u...những hình tượng đó đã in đậm trong lịng
độc giả.
Để xây dựng thành cơng những hình tượng này V.Huygơ khơng những là
một bậc thầy nghệ thuật mà ơng cịn một trái tim nhân ái bao la, ơng dành tình
cảm cho nhân vật rất nhiều, ơng đồng cảm với họ nhiều lúc hóa thân mình vào

nhân vật...chính những điều này V.Huygơ đã sáng tác nên bộ tiểu thuyết thành
công. " Những người khốn khổ " cho đến nay vẫn là một kiệt tác văn chương
thuộc văn học lãng mạn. Hiện nay có rất nhiều cơng trình tiếp cận, nghiên cứu
bộ tiểu thuyết này trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhắc đến V.Huygô người đọc
nghĩ ngay đến " Những người khốn khổ " cuốn tiểu thuyết này không những là "
Tiếng vang " đối với văn học Pháp thế kỉ XIX mà " Những người khốn khổ " có
vị trí khơng nhỏ đối với văn học thế giới.

24



×