Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết tố tâm của hoàng ngọc phách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.29 KB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐÂU
1. Lí do chọn đề tài
- Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XX, đất nước ta có những bước
chuyển mình đáng kể. Đây là thời đại có sự giao thoa văn hố Đơng-Tây, kimcổ. Là thời điểm diễn ra cuộc tranh giành kịch liệt giữa cái cũ - vốn đã tồn tại lâu
trong quá khứ với cái mới – đang được du nhầp ồ ạt từ bên ngoài vào. Và đây
cũng là lúc nền văn học Việt Nam đang bước những bước dài để chuyển mình từ
phạm trù Trung đại sang phạm trù hiện đại mà dấu hiệu rõ nhất là tiểu thuyết Tố
Tâm của Hoàng Ngọc Phách - một điểm mốc đặc biệt trên hành trình phát triển
của văn học và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
- Song An Hoàng Ngọc Phách(1896 – 1973) là một trong những nhà văn
có vai trị, vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Ông là người đã tiếp
thu những thành tựu của tiểu thuyết cổ điển, nâng thể loại tiểu thuyết lên một
bước mới - tiểu thuyết tâm lý. Chính vì vậy ơng đựoc xem là người “khai mạc”
cho nền tiểu thuyết mới và văn xi lãng mạn Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu
nghiên cứu Hồng Ngọc Phách giúp chúng ta thấy được những đóng góp quan
trọng mở đường của ơng cho sự phát triển của văn xuôi lãng mạn Việt Nam hiện
đại.
Tài năng nghệ thuật của Hoàng Ngọc Phách được kết tinh ở cuốn tiểu
thuyết Tố Tâm. Tảc phẩm ra đời đã đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến
trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. Tác phẩm mở đầu cho nền tiểu thuyết
mới và văn chương lãng mạn Việt Nam.
Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết ở nước ta giải quyết khá trọn vẹn và đúng
hướng yêu cầu cấp bách và nhức nhối mà lịch sử dân tộc đặt ra trên bình diện
văn học. Với Tố Tâm, Hồng Ngọc Phách đã định hình đựợc một quan niệm.
Với Tố Tâm, tác giả đã thực sự làm “một cuộc cách mạng vào cõi thầm kín của
tình yêu” mở ra một quan điểm thẩm mỹ mới cho cả một thế hệ.

1


Tiểu thuyết Tố Tâm đựơc xem như là một đỉnh mốc đặc biệt trên hành


trình phát triển của văn học và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại xuất hiện vào
những năm 20 của thế kỷ XX.
Quả thực tiểu thuyết Tố Tâm đã trở thành một hiện tượng văn học lý thú,
đựơc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo thống kê hiện nay tác phẩm được
nghiên cứu nhiều nhất trong giai đoạn văn học 1900 – 1945 chính là tiểu thuyết
Tố Tâm. Tuy nhiên cho đên nay vẫn cịn có một sồ vấn đề chưa được nghiên cứu
kĩ càng và có hệ thống trong đó vấn đề: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hồng Ngọc Phách. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng. Một mặt nó góp phần làm nên thành cơng cho tác phẩm, giúp cho ta hiểu
sâu hơn về tác phẩm. Mặt khác nó thể hiện cách nhìn và dấu ấn phong cách
riêng của nhà văn. Đồng thời nó cịn có tác dụng quan trọng đối với lí luận và
thực tiễn. Dưới góc độ lí luận, nghiên cứu phân tích tâm lí nhân vật có thể làm
sáng rõ thêm nhưng vấn đề về tiểu thuyết và đặc trưng về thể loại của tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại.
Nghệ miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tố Tâm có vai trị quan
trọng như vậy, cho nên khóa luận này sẽ góp phần đi vào giải quyết vấn đề này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Hoàng Ngọc Phách - Người của một cuốn sách - cuốn tiểu thuyết Tố
Tâm đã dành được rất nhiều sự ưu ái của độc giả cũng như giới phê bình, nghiên
cứu văn học. Lịch trình tìm hiểu, nghiên cứu Tố Tâm và Hồng Ngọc Phách đã
có hơn nửa thế kỉ và có khoảng trên 300 cơng trình, bài viết.
Ra đời trong bối cảnh giao thời của văn học, Tố Tâm đã gây tiếng vang
lớn trong dư luận, người khen nhiều nhưng người chê cũng khơng ít.Trong khi
thế hệ trẻ hết sức ca ngợi thì thế hệ già lại chê bai mạt sát. Năm 1922, trong một
bài phát biểu, Lê Hữu Phúc nêu lên một vấn đề cũng chính là băn khoăn của tác
giả: “ Quyển Tố Tâm ra đời khí sớm quá, lại viết theo lối mới ta chưa từng xem
quen”. Ông cũng xác nhận đây là cuốn “ Tâm lí tiểu thuyết ” đầu tiên ở Việt

2



Nam: “Độc giả xem quyển Tố Tâm xin nhớ là một quyển tâm lí tiểu thuyết”.
Đây có thể xem là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về Tố Tâm.
Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Tố Tâm được nhiều tác giả quan tâm,
nghiên cứu bởi nó là tác phẩm có giá trị đột phá trong nghệ thuật như các bài
viết, tiểu luận của Thiếu Sơn, Trúc Hà, Trương Tửu,… đăng trên các báo tạp chí.
Tuy nhiên các tác giả này chú trọng vào tiếng nói xã hội, những cách tân nghệ
thuật. Năm 1933, trên báo Loa, Trương Tửu tập trung nghiên cứu hai vấn đề mà
Hoàng Ngọc Phách đặt ra trong tác phẩm: Đơi trai gái u nhau có thốt được ái
tình khơng? Ái tình ấy ở hiện trạng xã hội bây giờ gặp những trở lực gì và gây
những tai họa gì?. Song Vân trên báo Thanh Nghệ Tĩnh ( số 19/10/1934 ) lại
khẳng định: “ Phương pháp viết truyện của Hoàng Ngọc Phách là một phương
pháp khoa học, có trật tự hẳn hoi, có kết quả xác đáng”.
Trong một bài điều tra về thanh niên An Nam, năm 1938 cũng đã khẳng
định công lao cuả ông: “ Trước Tố Tâm, tiểu thuyết là một chuỗi dài sự kiện
chồng chéo lên nhau, có nhiều lúc lần khơng ra, nhưng rồi cuối cùng không thể
nào khác vẫn dẫn đến một sự giáo dục về đạo lí. Ơng Hồng Ngọc Phách dù đã
thanh minh nhiều lần nhưng vẫn có can đảm viết cuốn tiểu thuyết thật sự là tiểu
thuyết. Ông đặc biệt có can đảm làm cho tiểu thuyết khơng phải chỉ kể lể sự kiện
mà là chân dung của những tâm hồn”.
Nhìn chung trong nhưng năm 30 của thế kỉ XX, chúng ta chưa thấy xuất
hiện những công trinh đáng kể nào nghiên cứu về Tố Tâm và Hoàng Ngọc
Phách. Chỗ đứng vẻ vang mà Tố Tâm dành được chỉ kéo dài trong khoảng 10
năm vì sau nó một loạt những tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn ra đời đã chiếm
được vị trí trong lịng độc giả thì Tố Tâm chỉ được đón nhận một cách vừa phải
nếu khơng là hờ hững, lãng qn. Trước nghịch cảnh đó, Thạch Lam đã rút ra
một vài nhận xét không phải là khơng có phần vội vã: “ Tố Tâm bây giờ khơng
cịn ai nhắc đến, cuộc kén chọn của thời gian loại cuốn tiểu thuyết đó như nhiều
tiểu thuyết của các văn sĩ khác”.
Ngay lập tức người ta đã bác lại ý kiền của ông. Trong Nhà văn hiện đại

(quyển 2), ở mục Hoàng Ngọc Phách, Vũ Ngọc Phan lên tiêng trách cứ các nhà
3


phê bình đã “ phạm vào một điều lầm lớn là không biết đặt Tố Tâm vào “ thời
đại của nó” để thấy hết những “ giá trị thời đại” mà “quyển tiểu thuyết nổi
tiếng một thờ ấy chứa đựng”
Trong khoảng thời gian từ 1945 – 1954, việc nghiên cứu Tố Tâm có phần
trùng xuống. Nguyên nhân một phần do tình hình lịch sử, một phần do sự chi
phối của một quan niệm nghệ thuật có phần chật hẹp đưa tới sự cảnh giác quá
lớn đối với các hiện tượng văn chương lãng mạn trong đó có Tố Tâm – tác phẩm
được xem là mở đầu cho khuynh hướng lãng mạn.
Phải từ 1954 trở đi, Tố Tâm và Hoàng ngọc phách mới được nghiên cứu
trở lại và xuất hiện nhiều cơng trình lớn như của nhiều tác giả. Đáng kể là cuốn
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ. Ở đây ông đã đi vào
nghiên cứu một số vấn đề khá mới mẻ như vấn dề nghệ thuât, hoàn cảnh và chủ
ý của Hoàng Ngọc Phách khi viết tác phẩm này. Tiếp đó là sự ra đời của một
loạt cơng trình nghiên cứu: Song An hoàng Ngọc Phách - người của một cuốn
sách của Vũ Bằng ( Tạp chí văn học số 113/ 1970), Từ truyện thơ đến tiểu
thuyết Tố Tâm : sự phát triển của tiểu thuyết văn xuôi ở Việt Nam” của Cao Thị
Như Quỳnh, John Straxer ( Tập san nghiên cứu Châu Á, 1988).
Vào những năm đổi mới, mọi vấn đề của văn học được người ta xét lại và
nghiên cứu nhiều hơn vì thế Tố Tâm cũng được nghiên cứu trên nhiều bình diện
sâu rộng hơn. Đặc biệt năm 1989, Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách gồm Tố Tâm và
một số hồi kí, truyện ngắn, biêm khảo của ơng được xuất bản đánh dấu mốc
quan trọng trong quá trình nghiên cứu về Hồng Ngọc Phách và tác phẩm của
ơng. Nhất là năm 1996, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Hoàng Ngọc
Phách, để tưởng nhớ đến cơng lao và những đóng góp to lớn của ơng cho sự
nghiệp văn chương cũng như sự nghiệp giáo dục nước nhà, Nguyễn Huệ Chi đã
cho cơng bố cơng trình Hồng Ngọc Phách - Đường đời và đường văn. Đây là

cơng trình tổng hợp khá đầy đủ và chọn lọc các bài phê bình, nghiên cứư của tác
giả trong và ngồi nước. Dựa vào cơng trình này cộng thêm một số bài viết, tiểu
luận đăng trên các báo, tạp chí của một số tác giả như Phong Lê, Tràn Thị Trâm,
4


Lê Ngọc Châu, Nguyễn Văn Học, chúng tôi thấy tiểu thuyết Tố Tâm chủ yếu
được nghiên cứu trên các bình diện sau đây:
Thứ nhất Tố Tâm được đánh giá cao về mặt cách tân nghệ thuật. Các nhà
nghiên cứu như Nguyễn Huệ Chi, Cao Thị Như Quỳnh, John Schafer,… đã xác
nhận với Tố Tâm, Hồng Ngọc Phách đã định hình được một quan niệm nghệ
thuật mới, mở ra một mô hình mới cho tiểu thuyết Việt Nam – Tâm lí tiểu
thuyết. Phạm Thế Ngũ trong bài viết Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc
Phách đã dành riêng một mục để nói về “ nghệ thuật mới”. Hay ở một số bài
viết khác, các tác giả đều chỉ ra được cái mới của Tố Tâm về mặt nghệ thuật là ở
sự thay đổi kết cấu tác phẩm, cách xây dựng nhân vật.
Vấn đè thứ hai cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là vấn đề ái tình
và tiếng nói xã hội của tác phẩm. Nguyễn Hụê Chi nghiên cứu về “ Tiếng nói
trực diện của tình u và ý nghĩa xã hội của sống chết vì tình” trong Tố Tâm.
Tác giả lí giải: “ Nguyên nhân thế hệ trẻ đứng ra bênh vực cho Tố Tâm bởi họ
tìm thấy ở cái chết của Tố Tâm không phải là mốt hiệu tuyệt vọng chán chường,
quay lưng lại cuộc sống mà là một lời hiệu triệu thức tỉnh, một lời hiệu triệu
nồng nàn của chính con tim đăm đuối khiến họ phải bàng hồng vùng dậy, tự
tìm thấy mình trong hình ảnh của Tố Tâm và họ lao theo tiếng gọi của tình yêu,
bất chấp mọi răn đe, cảnh tỉnh của nhà văn” [4, 100].
Đào Đăng Vĩnh so sánh Tố Tâm với Đoạn tuyệt để thấy được sự thay đổi
nhanh chóng vấn đề “thân phận con người trong xã hội”
Ngoài hai vấn đề nói trên, các nhà nghiên cứu cịn đi vào tìm hiểu một số
vấn đề như: Hồng Ngọc Phách tạo nên tác phẩm trong trường hợp nào? tại sao
thiên hạ mê truyện Tố Tâm? Tại sao sau Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách lại không

tiếp tục sự nghiệp văn chương nữa.
Như vậy, qua nhiều thăng trầm, Hoàng ngọc phách và tác phẩm của ơng
vẫn có chỗ đứng trong lịng độc giả và là đối tượng quan tâm nghiên cứu của
nhiều tác giả trong và ngoài nước. Trên thực tế tác phẩm Tố Tâm vẫn được bạn
đọc trân trọng cân nhắc tìm hiểu với một thái độ trân trọng, công bằng.
5


Từ những cơng trình tiêu biểu nói trên cũng như một số chuyên luận khảo
cứu, có thể thấy việc nghiên cứu về Hoàng Ngọc Phách và tiểu thuyết Tố Tâm
đã ngày càng mở rộng, đào sâu có qui mơ hơn. tuy nhiên, vấn đề “ Nghệ thuật
miêu tả tâm lí của nhân vật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách”
thì chưa đựoc nghiên cứu một cách kĩ càng, có hệ thống. Khóa luận này có thể
xem là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách cơng phu và có hệ thống về vai
trị của nó, đánh dấu một bước phát triển mới của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân
vật trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Giống như tên gọi, đề tài này nghiên cứu vấn đề: Nhân vật trong tiểu
thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
3.2. Giới hạn đề tài.
Tài liệu mà chúng tơi tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát dựa vào cuốn Hoàng
Ngọc Phách - Đường đời và đường văn, do Nguyễn Huệ Chi sưu tầm, nghiên
cứu, biên soạn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:
4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về Hoàng ngọc Phách và tiểu thuyết Tố
Tâm, xác định vị trí của tiểu thuyết Tố Tâm trong lịch sử tiểu thuyết Việt
Nam.
4.2. Thống kê, phân tích, xác định đặc điểm của nhân vật trong tiểu

thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.
4.3. Khảo sát, phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về nhân vật trong tiểu thuyết Tố Tâm
của Hoàng Ngọc Phách.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6


Khóa luận vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chính: phương pháp thống kê - phân loại; phương pháp
phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh - đối chiếu…
6. Đóng góp và cấu trúc khóa luận.
6.1. Đóng góp của khóa luận:
Khố luận là tiểu luận đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu nhân vật trong tiểu
thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách với cái nhìn tập trung và hêl thống.
6.2. Cấu trúc của khóa luận:
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khố luận gồm 3 chương:
Chương 1: Sự hình thành và vị trí của tiểu thuyết Tố Tâm trong lịch sử
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Chương 2: Đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng
Ngọc Phách.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hoàng Ngọc Phách trong
tiểu thuyết Tố Tâm.

CHƯƠNG I
KHÁI QT VỀ HỒNG NGỌC PHÁCH VÀ
TIỂU THUYẾT TỐ TÂM
1.1. Hồng Ngọc Phách

- Hoàng Ngọc Phách(1896-1973), tên huý là Tước, tên khai sinh là Hoàng
Ngọc Phách, khi bắt đầu cầm bút lấy biệt hiệu là Song An. Quê ở làng Đông
Thái, xã Yên Đông (nay là xã Tùng Ảnh), tổng Việt Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh.
- Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ nhỏ ông
đã được học chữ nho do đó tư tưởng lễ - tôn ti trong ông rất mạnh.

7


- Ơng cịn là một trí thức Tây học có tư tưởng tự do tiến bộ. Nhà văn
được tiếp thu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hố trong đó có ảnh hưởng của
văn chương Pháp.
- Mặc dù sớm tiếp thu ánh sáng của văn minh phương Tây song ông vẫn
giữ được bản sắc truyền thống của con người Việt Nam.
- Khi nhắc tới Hoàng Ngọc Phách, trước hết người ta biết tới ông với tư
cách là một nhà văn, chiếm giữ vai trò quan trọng trong lịch sử văn học Việt
Nam.
+ Hồng Ngọc phách là người có năng khiếu về văn chương lại ham mê
đọc sách, ông đã đọc nhiều loại sách như luận thuyết văn chương truyền bá quan
điểm tự do bình đẳng của cách mạng tư sản Pháp, sách triết học, sách tâm lý
học… và đặc biệt là thể văn lãng mạn thế kỷ XIX mạnh nhất là trường phái
Víchto Huygơ nên ơng đã sáng tác thơ từ rất sớm và có lần đạt giải thứ 8 trong
cuộc thi thơ. Đây là giải thưởng mở đầu cho cuộc đời cầm bút của ông.
+ Nhưng phải đến năm 1918 thì thơ văn Hồng Ngọc Phách lần đầu tiên
mới đuợc đăng trên tờ Nam phong tạp chí. Tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng và
được nhiều người biết đến và trở thành một trong những nhà văn có vai trị, vị trí
quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc với cuốn tiểu thuyết Tố Tâm.
+ Số lương tác phẩm mà Hồng Ngọc Phách để lại khơng nhiều, ngồi
cuốn Tố Tâm là tiêu biểu nhất thì ơng cịn có: Thời thế với văn chương (1941),

Đâu là chân lý(1941), Chuyện trường Bưởi(1964), Chuyện trường cao đẳng sư
phạm (1968)…
- Bên cạnh là một nhà văn thì Hồng Ngọc Phách cịn là một nhà giáo có
cốt cách, đạo đức, phong độ mẫu mực.
1.2. Tiểu thuyết “Tố Tâm”
1.2.1. Sự ra đời của tiểu thuyết “Tố Tâm”
- Những năm 20 của thế kỉ XX có một vị trí vơ cùng quan trọng. Đây là
khoảng thời gian giao thoa văn hóa Đơng – Tây, kim - cổ, nhiều luồng văn hóa ồ
8


ạt tràn vào Việt Nam tạo nên cảnh tượng “cũ - mới tranh nhau”, “Á – Âu xáo
trộn”.
- Sự thay đổi về tư tưỏng tình cảm, quan điểm thẩm mĩ đã đặt ra cho thế
hệ nhà văn những năm 20 nhiệm vụ phải xây dựng một nền văn hóa mới hiện
đại. Từ đó trên văn đàn văn học người ta thấy xuất hiện những cuốn tiểu thuyết
đầu tay như Truyện thầy Lazaro Phiền cuả Nguyễn Trọng Quản.
-Tiếp sau đó là sự ra đời của một số cuốn như: Phan Yên ngoại sử của
Trương Duy Toản, Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Thiện Trung, Cành hoa
điểm tuyết của Đặng Trần Phật, Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Tránh, Kim Anh
lệ sử của Trọng Khiêm…tuy nhiên những cuốn này không tránh dược nhưng hạn
chế của lối tiểu thuyết chương hồi, không sửa chữa được những nhuợc điểm về
mô tả hành động và sự kiện.
- Trong bối cảnh trên thì tiểu thuyết Tố Tâm ra đời.
+ Viết năm 1922, in 1925
+ Mới ra đời dành được sự hoan nghênh…
+ Gây được tiếng vang lớn trong những năm 20 của thế kỉ XX là do nó
mở đường cho một nền tiểu thuyết mới, nhà văn đem đến cho độc giả những
cách nhìn mới về cuộc đời, về con người đặc biệt là ở khả năng phân tích tâm lí
nhân vật, khám phá những bí mật trong chiều sâu tâm hồn của họ.

1.2.2 Đề tài - Chủ đề - Nội dung tư tưởng của tiểu thuyết Tố Tâm.
1.2.2.1 Đề tài
- Đề tài tình yêu xuyên xuốt từ đầu cho tới cuối tác phẩm. Nhưng đây
khơng phải là một câu chuyện tình u gay cấn, li kì thường thấy trong các
truyện thơ “ tài tử giai nhân” mà theo trình tự mn thưở cặp tình nhân trong
truyện sẽ bị đẩy vào mọi tình huống phức tạp: hội ngộ, trắc trở, lưu lạc, đoàn
viên để thỏa mãn trí tị mị của người đọc. Tố Tâm trái lại là câu chuyện tình hết
sức đơn giản của hai người trẻ trung, tài sắc gặp gỡ, quen biết và u nhau
- Hồng Ngọc Phách khơng chỉ kể một câu chuyện tình u mà ơng cịn
giúp bạn đọc mở một cánh cửa đi vào thế giới bí ẩn của tình u “nay đã có
9


người chịu khó đem ngịi bút tinh tế vẽ vời mọi nỗi u ám, li kì, bí ẩn của ái tình
ra một cách rõ rang sủa” (Trúc Hà).
1.2.2.2. Chủ đề
- Tiểu thuyết Tố Tâm đã đoạn tuyệt với loại truyện đạo lí, bắt nhân vật
phải biểu trưng cho lịng trinh bạch đức hạnh để bước sang loại truyện chống lại
lề thói, lấy những việc làm bất hợp pháp và những mối tình bị cấm đốn làm nội
dung phơi bày.Do đó vấn đề trung tâm ở đây hiển nhiên là vấn đề ái tình.
+ Đó là một tình u thơ mộng được nuôi dưỡng trong hương vị văn
chương, tô điểm bởi trí tưởng tượng, được đặt vào những mĩ cảnh tạo vật, được
nghệ thuật hóa tới mức tối cao. Đạm Thủy, Tơ Tâm đều là những tâm hồn thi
nhân mà tình yêu đến chính là một cơ hội tốt để rung đọng và tạo ra bao nhiêu
mĩ cảm.
+ Đó là một tình yêu ý thức. Những vai tuồng yêu đương đây không phải
là những con cờ để mặc bản năng sai khiến.tuy tình u cũng làm cho họ say
sưa, nhưng khơng phải như người dốc cả bầu rượu một hơi để rơi vào chỗ vô
giác, vô tri. Khác thế họ nhấp từng miếng nhỏ, nghe ngóng cảm giác, kiểm sốt
được sự lan tràn nhiệt lượng. Đạm Thủy bước vào biết được mình đi tới đâu, ghi

nhận từng giai đoạn biến đổi, Tố Tâm cũng vậy, trong thư từ và nhật kí cúi
xuống tâm hồn mình hỏi han, phân tich.
- Vấn đề thứ hai mà tác giả đặt ra là vấn đề giáo dục luân lí. Xưa kia các
cụ hay dạy luân lí cho con em song thường theo lối cổ, đưa ra những lí thuyết
khơ khan, nhưng giáo điều võ đốn. Hoặc có mượn phương tiện nghệ thuạt
chăng nữa thì tạo ra một lối tiểu thuyết lí tưởng thơ ngây, kết cấu vào cái hi vọng
báo ứng, ở điều thưởng phạt huyền vi, để dạy người đời bằng cái họa phúc về
việc lành hay việc ác. Còn bây giờ trong buổi giao thời, nền nếp cũ đổ vỡ, nền
nếp mới chưa hoàn thành, xã hội phơi bày ra biết bao cái dở, cái ác thì những bài
dạy đó khơng cịn hiệu lực nữa. Vì thế tác giả muốn đưa ra một nghệ thuật mới
và dạy luân lí bằng cách bày tỏ sự thật, bằng cách phân tích tâm lí tâm lí con

10


người, phanh phui những đọng cơ, những tiến triển của tội ác để người đọc nhận
ra ma né tránh.
- Vấn đề thứ ba mà tác giả cũng đặt ra ở đây xung đột tình yêu và bổn
phận, cá nhân và gia đình.
1.2.2.3. Nội dung tư tưởng
- Về nhiều mặt, Tố Tâm là một chuyện có ý nghĩa đạo đức thuộc loại “ tài
tử giai nhân” truyền thống.
- Qua tiểu thuyết Tố Tâm, tác giả đưa ra một quan niệm mới về tình yêu
và hạnh phúc. Tình yêu là sự rung đọng của con tim, là tiếng nói của tâm hồn. Ở
trong tác phẩm chúng ta thấy Đạm Thủy lẫn Tố Tâm đều sống thêo sự thôi thúc
của nội tâm, của tình yêu, sống hết mình cho tình yêu. Tình yêu của họ là thứ
tình u chỉ lăng nghe tiếng lịng bên trong chứ khơng để tâm gì đến “tam tong
tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”. Tố Tâm chỉ yêu để mà yêu, ở đây nhân vật đã
để cho tình yêu được thăng hoa, được kết thành hoa trái là chính nó. Qua việc
miêu tả diễn biến tâm lí và dựng chân dung tâm hồn hai con người yêu nhau, tác

giả dã cho thấy sự ngầm chứa chính hạnh húc của ái tình trong viết bao là say
mê, là đắm say, là nhớ nhung, khắc khỏai. Ở đây, con người muốn vươn lên sống
theo tiếng gọi của lịng mình.
- Tố Tâm dã làm hiện hình trong văn học viết một phương diện của chủ
nghĩa nhân đạo vốn khá rõ trong văn học dân gian, mập mờ trong văn học viết :
chủ nghĩa luyến ái tự do, kết hôn theo luyến ái. Tố Tâm là một chiên thắng của
chủ nghĩa cá nhân tư sản đối với lễ giáo phong kiến.
- Khỏi phải nói tiểu thuyết Tố Tâm đã mang một giá trị tố cáo nằm ngồi
ý chí chủ quan của tác giả. Sự ra đời của nó đã dáp ứng những nhu cầu khát
khao hạnh phúc cá nhân, đòi hỏi tự do tinh cảm đang âm ỉ trong lòng của cả một
xã hội. Mối tơ duyên ngang trái của đôi lứa nhân vật trong truyện cùng với bao
nhiêu éo le đau khổ với những ước vọng, những khát khao đến một chân trời
khác nào đó, dẫu là kiếp sau nhưng nhất định không phải là nơi bể khổ này.Tố

11


Tâm phơi bày mạnh mẽ, lên an sự ngang trái kia và khi người đọc động tâm
thương người trong truyện, tức là đứng về phía người trong truyện, phía lễ phải

12


CHƯƠNG II
THẾ GIỚI TÂM LÝ TINH THẦN CỦA NHÂN VẬT
QUA CUỐN TIỂU THUYẾT TỐ TÂM
Tiểu thuyết tâm lí xuất hiện ở phương Tây vào khoảng giữa thế kỉ XVIII
với những tên tuổi nổi tiếng như: Rousseau, Richarson, Xterne, Goethe với
những tác phẩm như: Nỗi đau của chàng Werthe, Julie hay là nàg Helorse mới,
Atala lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại sự vân động của tâm hồn con người

được coi là đối tượng miêu tả chủ yếu của tiểu thuyết.
Từ khi cịn đi học, Hồng Ngọc Phách đọc khá nhiều sách của các văn
nhân và thi nhân Pháp trong đó có Bourget, Ronsseau, Lamar tine.Vì vậy ơng dã
vận dụng lối viết tiểu thuyết mới khi viết tiểu thuyết tố Tâm.
Khơng phải ngẫu nhiên ngay từ đầu tác phẩm, Hồng Ngọc Phách đã nói
rõ: Tố Tâm là một cuốn “tâm lí tiểu thuyết”[5,174]. Tức là tác phẩm sẽ đi sâu
phân tích, khá phá tâm lí nhân vật, để tìm hiểu những điều sâu thẳm thầm kin
trong tâm hồn con người, nhưng cung bậc của tình yêu.
Trong tác phẩm này ta thấy những biến cố, những hành động phiêu lưu bị
rút xuống mức tối thiểu. Tác giả dành vị trí ưu tiên cho sự miêu tả những diễn
biến tâm lí phức tạp của con người. Tác giả có ý thức vận dụng khoa tâm lí học
để quan sát những hiện tượng tâm lí của đơi thanh niên Tố Tâm - Đạm Thủy từ
khi mối tình chớm nở cho đến khi hạnh phúc bị tan vỡ, đau xót. Như lời của
Hồng Ngọc Hiến nhận xét Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách đã làm được “ một
cuộc cách mạng vào cõi thầm kín”. Lẫn đầu tiên tác giả đã đưa người ta vào tâm
giới, đi khám phá sự thật của lịng mình.
Trong văn học trung đại, nếu khơng tính đến nàng Kiều của Nguyễn Du
thì nhân vật dược các nha văn xây dựng chủ yếu là nhân vật chức năng, loại hình
với tính cách đơn giản một chiều, gần như tâm lí nhân vật không được nhà văn
13


miêu tả. Phải đến Tố Tâm, kiểu nhân vật tâm lí mới được thể hiện một cách cụ
thể rõ nét. Mỗi nhân vật dược nhà văn miêu tả với một vẻ riêng, bộc loj đời sống
nội tâm khác nhau. Đi vào tâm lí nhân vật, nhiều nơi, nhiều lúc Hồng Ngọc
Phách phân tích rất tinh tế những rung động của tâm hồn, những cung bậc của
tình yêu.Nhà văn phát hiện được những khoảnh khắc rung động tràn ngập yêu
thương nhân vật, phơi bày tâm trạng rất riêng của nhân vật.
Số lượng nhân vật ở tác phẩm này là không nhiều. Tác phẩm chủ yếu
xoay quanh câu chuyện tinh yêu thơ mộng, nhẹ nhàng nhưng đầy éo le trắc trở

của đôi trai gái Đạm Thủy và Tố Tâm yêu nhau tha thiết nhưng cuối cùng không
đến đựoc với nhau. Tố Tâm vì q buồn đau mà chết cịn Đạm Thủy thì mãi ơm
trong mình một nỗi đau khơng bao giờ qn được. Ngịi bút của Hồng Ngọc
Phách đã luồn lách vào trong mọi ngõ ngách của đời sống nội tâm nhân vật để
phân tích những diễn biến tâm lí. Từ niềm vui nỗi buồn, từ chỗ thay đổi trong
nội tâm nhân vật, nhà văn đều khám phá một cách tinh tế, đời tư của nhân vật
được thể hiện tối đa, nhiều góc độ khác nhau.
Để thấy được cái tài của Hồng Ngọc Phách khi đi sâu vào kham phá thế
giới nội tâm của con ngươi ta sẽ đi vào tìm hiểu những diễn biến tâm lí phức tạp
khi yêu của hai nhân vật trung tâm trong tác phẩm là Đạm Thủy và Tố Tâm.
2.1. Nhân vật Đạm Thủy.
Trong văn học trung đại các nhân vật dược miểu tả bằng bút pháp ước lệ,
tượng trưng nên nhân vật hiện lên một cách chuung chung. Chang hạn như trong
Truỵen Kiều của Nguyễn Du. Khi miêu tả về Từ Hải:
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm thước rộng thân mười thước cao.
Hay khi miêu tả về vẻ đẹp của Thúy Kiều:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kén xanh
Nhưng tơi tiểu thuyết Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách khi đi vao miêu tả
nhân vật đã miêu tả một cách cặn kẽ, tường tận.
14


- Đạm Thủy tên thật là Lê Thanh Vân, là sinh viên trường một trường cao
đẳng nên sách vở của anh ta là những cuốn về khoa học triết học như tâm lí học,
luân lí học, xã hội học…rồi đén màu sắc, quần áo của anh ta cũng đươc miêu tả
tỉ mỉ “ Áo quần khơng dung sắc gì rực rỡ, chỉ toàn là màu trắng với mãu đen,
những vật gì cần dung đến màu thặm thì chỉ mấy màu càng nhợt và màu da trời,
thật có vẻ thanh đạm”. Đạm Thủy là người có biệt tài về văn chương “trong học

đường, ngoài xã hội đã nhiều phen đắc thắng”. Là người có hồi bão “đem
những khia học ấy mà so sánh với lí tưởng Á Đơng và lấy quốc vănmà diễn ra
một thứ luân lí sư phạm…thích hợp với tính tình người Việt Nam”.
Trong một lần khơng may bị mất ví mà Đạm Thủy đã làm quen
được Tố Tâm. Tố Tâm đã dể lại đượ nhiều ấn tượng trong lòng chàng và sau
một thời gian tiếp xúc chàng đã nảy sinh tình cảm nhưng khơng dám thổ lộ và
chàng khơng hề biết Tố Tâm thầm u trộm nhớ mình. Cho đến một hơmchàng
tình cờ phát hiện ra hai chữ viết tắt tên mình và tên người yêu “VL” dưới đáy
trap thì lúc đó hai người mới thật sự hiểu lịng nhau “Ơi, ái tình có ma lực gì
mạnh vậy! Thôi từ nay bức tường ngăn giữ ngày trước của hai bên đã đạp đổ đi
rồi ”. Đam Thủy thổ lộ cùng với kí giả : “ Trong lịng tơi dần dần cứ thấy ái tình
lấn mãi tơi đốn trứoc rằng một ngày kia nó chiếm hết lịng tơi vì tôi cứ nghĩ
đến nàng luôn” [ 5, 203 ]. Thế nhưng tình u tha thiết đó lại gặp phải trở ngại
từ phía gia đình. Gia đình Đạm Thủy đã định cho chàng một nơi rồi “đi lại dã
mấy năm nay, chỉ đợi khi xong cơng việc nhà trường thì lo bề gia thất”. Chính vì
vậy Đạm Thủy u Tố Tâm nhưng vẫn luôn dằn vặt bởi trách nhiệm đối với gia
đình, có những lúc chàng định đưa Tố Tâm đến một nơi thật xa thâm sơn cùng
cốc hay góc bể chân trời không ai biết để cùng nhau hưởng một cuộc ái ân trăm
năm. Thế nhưng nghĩ đến nhà, nghĩ đến tình âu yếm của song thân thì chàng lại
khơng thể thục hiện được ý định đó.
- Về mặt tình cảm Đạm Thủy yêu Tố Tâm một cách tha thiết nhưng về
mặt lí trí lại là người ý thức rất cao về trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình:
“Tình gia quyến tơi rất mạnh, gia đình đối với tơi có một nghĩa thiêng liêng làm
cho tơi u kính cho nên phàm những việc thuộc về gia quyến đễu có vẻ thiêng
15


liêng cả” [5, 208]. Đứng trước sự lựa chọn giữa một bên là gia đình và một bên
là tình yêu với Tố Tam, Đạm Thủy phải tự đấu tranh với chính mình một cách
quyết liệt, trong anh ln xảy ra sự xung đột đấu tranhgay gắt, hãy lăng nghe lời

tự hỏi trong lịng anh: “ Lịng tơi đương rất u nàng mà lẽ lại khiến tôi quên
nàng, bắt tôi phải làm cho nàng đừng yêu tôi nữa để tránh cho nàng một điều
phiền lụy về sau” [5, 210]. Qua lời giãi bày của Đạm Thủy chúng ta thấy chàng
vô cùng dằn vặt và khơng có gì đau khổ bằng khi phải từ bỏ tình yêu trong sang
đẹp đẽ của mình, nhưng cũng khơng có gì đau khổ bằng khi phải từ bỏ trách
nhiệm đối với gia đình mà Đạm Thủy lại là người có ý thức rất rõ
- Đạm Thủy ln có sự đấu tranh dằn vặt quyết liệt. Khơng có gì đau khổ
bằng khi phải bỏ tinh u trong sang đẹp đẽ của mình nhưng cùng khơng có gì
đau khổ bằng khi phải từ bỏ trách nhiệm đối với gia đình mà Đạm Thủy lại là
người có ý thức sâu sắc về điều đó. Do vậy mà sự đấu tranh naỳ càng trở nên
giăng xé và quyết liệt.
Khi biết Tố Tâm lấy chồng chàng đã rất đau khổ, vừa muốn gĩư Tố Tâm
về cho mình để cùng nhau hưởng những tháng ngày hạnh phúc nhưng rồi tình
gia quyến, cái đạo làm con lại không cho phép chàng làm thế.
- Đạm Thủy đã chấp nhận số phận với một sự chịu dựng hồn nhiên khôn
hề nghĩ tới việc phản kháng lại quyệt định của cha mẹ và cũng không dám than
phiền. Khi biết mẹ Tố Tâm muôn gả con gái cho người khác nhưng chưa dám ép
buộc nàng, Đạm Thủy đã viiết cho nàng một bức thư khuyên không nên làm trái
ý mẹ, làm mẹ phiền lòng và làm hỏng cuộc đời mình. “ Ta u nhau, ta q nhau
coi như hạn tri kỉ trên đời khơng thể có hai, thế nhưng cái bắt buộc của tinh gia
quyến tối thiêng liêng nó bảo ta phải bưng mắt ơm lịng mà chịu, biết mói sao
đây”. Đạm Thủy đã bốn lần nói tới tình gia quyến. Đối với chàng tình gia quyến
có một vẻ gì đó rất thiêng liêng và chàng ln tự nhủ khơng dược làm phiền tới
gia đình.Khơng phải là Đạm Thủy khơng có ý tưởng muốn cùng đến một nơi xa
xôi để hưởng trọn cuộc ái ân trăm năm thế nhưng ý tưởng đó chàng khơng dám
thực hiện bởi mỗi khi “ Nghĩ tới nhà, nghi đến tình âu yếm của song thân tơi
tuổi tác, nghĩ đến tình huynh đệ rất đậm đà thì tự nhiên có một thứ tình gì rât
16



mạnh nó cản tơi lại”. Đối với vị hơn thê chua tưng quen biết, chàng q trọng
như ‘ một món q của gia đình”. Nói chung chàng chấp nhận số phận không hề
phản kháng.
Sau ngày Tố Tâm mất, chàng về nhà anh cả và được người anh gợi suy
nghĩ về thứ tình cảm tự do và sự cần thiết phải biết đem thứ tình cảm đó khuất
phục trước bổn phận đối với gia đình và xã hội. Khi thây chàng hết sức đau khổ
trước nỗi mất mát tình yêu, người anh cả đã làm hết mọi khả năngđể kéo chàng
thoat khỏi những ý nghĩ về người yêu đưa chàng quay lại với gia đình, họ hang.
Người anh cả thu dọn hết các sách ái tinh và bày ra những sách nói về các anh
hùng khác nhau và về các nhà thơng th cổ xưa, về các chuyện phiêu lưu. Ơng
đã cố nói nhiều về chuyện gia đình với chàng, khen chang đã biết vâng lời…vv.
khi Đam Thủy kể hết chuyện mình cho anh nghe thì ơng bảo rằng lỗi trong tất cả
chuyện này là do chàng quá “lạm dụng văn chương tư tưởng”, từ đó mà mơ
màng một cuộc ái tình đằm thắm, dồn hết cả tâm lực cho nó, khơng cịn lam chủ
nổi tình cảm để đến nỗi khổ mình mà thiệt người.
Kết quả là Đạm Thủy quy thuận, để tâm vào công việc, vào việc học và
chấp nhận lấy người chàng không yêu nhưng đã được cha mẹ chọn. Như vậy
chữ hiếu đã lấn át được chữ tình. Thế nhưng không phải khi lây vợ mà chàng
quên được tình cũ, trong chàng vân ln có sự dằn vặt, đau đớn.Vết thương lịng
đó mãi cịn trong tâm hồn chàng, đã “làm giảm mất nhiều cuộc vui trong đời”.
2.2. Nhân vật Tố Tâm.
- Cũng như nhan vật Đạm Thủy, Tố Tâm cũng được giới thiệu cặn kẽ, rõ
ràng. Tố Tâm tên thật là Nguyễn Thị Xuân Lan, 20 tuổi, ở phố X - số nhà 58 nổi
tiếng là cô gái đẹp, giỏi thêu thùa nhưng phải cái tính kiêu một chút, lúc bế học
chữ Nho, sau học chữ Tây, lấy được bằng sơ học, không chỉ dừng lại ơ tiểu sử
tác giả cịn đi sâu miêu tả tiư miư hình dángcủa cơ. “Lúc nàng cất cái mình
manh mảnh đi vào nhà, tay hất cái đuôi gà ra sau vai và dém mái tóc lại, phơ ra
hai cái vẻ tương phản ở chỗ đám tóc đen tỏa trên cái gáy trắng” [5, 190], “ cái
đường mũi hơi cao cao mà nhỏ thăng xuống cái miệng xinh xinh, viền hai
17



dường môi mỏng mà thăm thắm, tạc ra cái vẻ mặt rất thanh tao mà tin xảo…đôi
con mắt trong mà lại lơ đờ’[5, 194].
- Bước sang thế kỉ XX năn minh phương Tây đã làm thay đổi quan niệm,
cách nhìn của người phương Đông. Đến giai đoạn này các thanh niên nam nữ
đều được tự do học tập, khơng cịn cảnh “ Nam nữ thụ thụ bất thân” mà họ được
tự do giao tiếp, trao đổi tâm tình với nhau. Cái tình lãng mạn của Đạm Thủy, Tố
Tâm duy chỉ ơ xã hội văn minh mới có. Tố Tâm yêu Đạm Thủy bằng thứ tình
yêu trong mộnh tưởng. Nàng yêu Đạm Thủy từ ngày chưa biết người, chỉ nhân
đọc ăn mà cảm, mà thích, ma sinh lịng luyến ái. Tấm lịng ấy chỉ là cái bụng
liên tài mà thơi. Khối óc Tố Tâm cũng như khối óc mới, có học thuật, có tư
tưởng, biết u thơ văn, biết thích phong cảnh đẹp. Việc Tố Tâm yêu Đạm Thủy
ở chỗ văn chương tư tưởng càng chứng tỏ nàng là một người có tài, có tinh thần
mĩ thuât, có tư tương thanh cao. Ở Tố Tâm, ngoài cái sinh hoạt thường tục cịn
có cái sinh hoạt tinh thần. Cái sinh hoạt tinh thần đó biểu hiện ở thú đọc sách và
chép lấy những chỗ văn hay, xem thơ mà bay theo luồng thi cảm. Đọc thơ của
nàng ta phải phục cái tâm phục cao hơn người mà nhận thấy cái tư cách siêu
phàm, xuất tục của nàng vậy.
- Tố Tâm đã dấu kín tiếng lịng của mình khơng cho Đạm Thủy biết vì thế
mà hai người đối xử vơi nhau rât kín đáo, e lệ, cử chỉ theo đạo lí, đối sử với
nhau bằng tình an hem, tình huynh đệ. Nhưng rồi trong mơt lần vơ tình Đạm
Thủy đã biết tình cảm mà Tố Tâm dành cho mình, lúc đó thái đọ của nàng thay
đỏi hăn “ Mặt biến sắc, con mắt hoe hoe rồi ngồi phịch xuống ghế, gục đầu vào
bàn mà khóc”. Ta thấy bao nhiêu nhớ mong, yêu thương của minh bi dôn nén
bấy nhiêu mới dược bộc lộ. Nhưng nang biêt giờ Đạm Thủy có biết thì cung
khơng biết có thay đỏi được gì khơng bởi nàng biết chàng đã được hứa hơn ỏ
q nhà rồi vì thế ma nàng cang cảm thấy đau đơn hơn, nàng khóc cung chính là
thương cho mình, cho mối tình mà nàng đã dành chọn cả con tim để dâng hiến.
Mối tình của hai người càng về sau càng sâu đậm. Từ khi gặp Đạm Thủy,

thổ lộ tâm tình với Đạm Thủy, nàng không một phút nào để lọt Đạm Thủy ra
khỏi trái tim mình. Nàng thổ lộ cùng Đạm Thủy : “ Nhưng anh ơi! Anh có ma
18


lực gì mà lịng em ngày một vướng vít khiến em hết sức giữ lấy mực xưa mà
không giữ nổi, hễ xa anh thì nhớ, văng anh thì buồn, cuộc đời em không thẻ rời
anh được nữa”.Những lời thổ lộ đó ta thây được tình u tha thiết, manh liệt của
Tố Tâm dành cho Đạm Thủy. Tinh yêu này chiếm giữ hết tâm hồn lam thay đổi
tâm tính nàng. Từ khi gặp Đạm Thủy con người nàng dường như sống trong một
thế giới cảm giác khác, buồn vui bất chợt. Khi thì “kêu sơt, váng đầu, hỏi khơng
buồn nói”, khi thì “chuyện như pháo ran”, “chạy ra chạy vào có vẻ hớn ha hớn
hở như một đứa trẻ thấy đám rước sắp đến, hay nhà mua một vật gì đẹp mang
về”. Nó được bộ lộ ra cả bên ngồi khơng che dấu được “Đại khái những lúc tôi
đến, gặp nàngđang cúi đầu ngồi thêu, chẻ dưa hay xưm sách, bất thình lình
ngửng lên thấy tơi thì mặt nàng có vẻ khác, có một tia mừng tự trong tâm chạy
lên mặt thống qua hai con mắt và đơi gị má” [5, 204]. Cái tình đó chỉ cần một
lời thú là cơng nhiên yêu nhau: “ lắm khi trong hai con măt nàng nhìn tơi có vẻ
thiết tha hình như kêu van tôi ngỏ lời trước đi cho nàng đựoc thỏa, mà chắc lắm
lúc trong con mắt tôi cũng kêu van nàng đừng làm cho tôi một ngày kia phải thú
tội với nàng”
- Hồng Ngọc Phách đã rất khóe léo lách vào tâm lí nhân vật ở những
khoảnh khắc rung động tràn ngập yêu đương, phơi bày cho người đọc một tâm
trạng, cảm giác rất riêngcủa con người đang yêu, đó là cảm giác như đang sống
nơi cõi vô thức, không thuộc quyền kiểm sốt của lí trí.Nhiều khi cái tình đã lam
xong việc thì lí trí mới tỉnh ngộ. phản ứng nhưng không kịp.
- Tố Tâm yêu Đạm Thủy với một tình u mãnh liệt khơng gì ngăn cản
nổi. Dù rằng trước khi bước vào cuộc tình này biết rõ đây chỉ là thư tình “ viển
vơng”, “tuyệt vọng”. Nàng biết Đạm Thủy đã có đính ước của gia đình, khơng
thẻ từ bỏ. Nang cũng khơng mong Đạm Thủy vì u nàng mà từ bỏ hôn ước.

Thế nhưng nàng vẫn yêu, nang u chỉ mà u, u vì khơng thể u lần thứ hai
được nữa: “ Em đã yêu anh thì không thể yêu ai được nữa, mà cũng không muốn
yêu ai. Đã khơng u thì khơng lấy vì sợ làm phiền cho một người nam nhi
nữa”. Và nữa từ khi quen anh được ít lâu, em vẫn tự hiểu rằng “ cuộc đời em là
vẩn vơ, ái tình của em là ái tình vơ vọng, nhưng em đã đem lịng yêu anh thì em
19


cứ biết yêu anh, em lấy tình luyến ái của anh em ta làm khy khỏa, cịn sau nữa
thì em phó mặc khng thiêng” [5, 218]. Ở đây tình u của Tố Tâm khơng thể
nói là thứ tình u mê muội, mù qng. Cái mà tình u muốn nói ở đây là sự kì
diệu của tinh u. Nó làm cho con người không hề lo sợ trước thực tạ, cái cảm
giác hạnh phúc của tình yêu sẽ lấn át mọi cảm giác lo sợ, toan tính của lí trí.
Tình u là thứ tình cảm thiêng liêng. Chính vì thế khi gặp trở ngại sẽ
khiến con người đau khổ biết chừng nào. Tố Tâm đã phải trải qua những phút
đau lòng như thế. Trong tác phẩm chúng ta thấy Tố Tâm phải tự đấu tranh với
bản thân để quyết định nghiêng về tình yêu hay tình mẹ con. Tố Tâm là con
người giàu tình cảm và cũng là con người có ý thức rất sâu sắc về bổn phận,
trách nhiêm đối với gia đình. Ở Tố Tâm, chúng ta thấy có sự xung đọt giữa tình
yêu và tình mẹ con. Tố Tâm ý thức được bổn phận đối vợi mẹ. Tinh mẹ con chi
phối rất lớn đến tình cảm của nàng. Trong lúc hiếu – tình xung đột thì Tố Tâm
vẫn giữ đựoc lí trí sáng suốt để cân nhắc lễ khinh trọng một cách thăng bằng và
nàng ý thức được bổn phận của ngưòi làm con:
Để lời thề hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành
Thế nhưng cái tình của nàng dành cho người u cũng cịn lớn lắm, tình
yêu của Tố Tâm là thứ tình thuần thuộc về chốn tinh thần, yêu chỉ để mà yêu,
yêu vì văn chương tư tưởng. Tố Tâm mặc dù biết không thể tính đến việc kết
tóc, xe tơ cùng Đạm Thủy nhưng trong lúc yêu lại ân hận vì mình mà sẽ làm
giảm bớt hạnh phúc của người khác: “Em chỉ bồn vì một nỗi em quấy rối lịng

anh và để phiền đến ngưới sẽ cùng anh yên bề gia thất”.
Lòng cao thượng này của Tố Tâm về sau cũng được Đạm Thủy thổ lộ
cùng kí giả: “Nàng cứ ân hận về một điều là nàng sẽ làm phiền cho người sẽ
cùng tôi nên bề gia thất và lụy đến tôi sau này”. Trong lúc Đạm Thủy mơ man
trong cõi mơ màng, muốn từ bỏ hết sự nghiệp để được cung rút vào một nơi
thâm sơn cùng cốc để hưởng lạc thú của ái tình thì nàng cũng biết đem lễ cao
nghĩa cả ra mà chống lại: “ Anh là người có văn chương, có tư tưởng, anh nên
20


nhớ răng cái thân anh khơnh phải cho một mình anh, anh phải làm việc cho
nhà, cho nước, cho xã hội. Anhkhơng thể lấy đời anh mà phí đi cho em. Làm
nam nhi có hai chư chung tình cũng khơng gọi là đủ được” [5, 237]. Như vậy Tố
Tâm là một phụ nữ đành cam chịu đau khổ hơn là làm hại đên người mình u.
Theo tác giả với tính cách đó của nàng thì “đem dung với nhà thì thành con hiếu,
đem dung với nước thì thành tơi ngay, đem dung v cảnh vợ chồng đẹp đơi thì
thành vợ thuận chồng thuận tức là mẹ hiền”.
Rõ ràng Tố Tâm ln có một sự giằng xé, xung đột gay gắt, yêu Đạm
Thủy tha thiết nhưng lí trí của nàng sang suốt chỉ dần cho nàng thấy được trách
nhiêm đối với gia đình, đối với người thân thậm chí đối vói người sẽ là kình
địch của mình.
Rốt cuộc khơng muốn làm phiền lòng người mẹ dang ốm và đã thuận theo
ý mẹ là lấy cậu Tú B để làm mẹ vui lịng. Bề ngồi nàng tỏ vẻ thản nhiên như
chưa có chuyện gì nhưng ai đâu biêt rằng tim nàng đang rỉ máu “ nàng như
người vơ hồn vậy, làm gì hỏng nấy, nói xong lại quên, tiền cầm trong tay mà kêu
mất, áo để bên cạnh mà đi tìm”. Và trước khi cưới nàng đã viết cho Đạm Thủy
một lá thư: “… Anh có nghĩ tớ em thì nhớ lời em khun anh về cơng danh sự
nghiệp để khỏi phí một đơi tài hoa và khỏi thiệt đến nhà…”. Như thế nàng cướ
chỉ là cưới thế thôi, cưới cho yên lịng người mẹ mà thơi chứ thật ra nàng khơng
hề yêu chồng, đến lúc làm vợ người khác rồi nhưng nang khơng qn được tình

cũ, khơng khỏi lo lắng cho người tình. Khi về nhà chồng rồi nhưng vì qua
thương nhớ người cũ lại cũng xót xa cho thân phận mình nên nàng bị bệnh và
chỉ sau ba mươi sáu ngày làm vợ nàng từ giã cõi đời này. Nàng vẫn dành chọn
trái tim mình cho Đạm Thủy, sống trong âu sầu để rồi kết thúc bằng một bi kịch.
Tố Tâm dã tình nguyện lấy cái chết để bảo tồn con tim, khối óc. Cái chết của
nàng đầy bi thương nhưng cũng chứng tỏ rằng Tố Tâm sống vì ái tình, chết cũng
vì ái tình.
- Khi vĩnh biệt mọi người nàng đã để lại một cuốn nhật kí như muốn bày
tỏ khuyên răn với mọi người con gái: “ Em xin nhắn với những cơ thiếu nữ cùng
một tính tình như em đừng theo em mà đi vào một lối. Muốn hưởng cuộc ái ân
21


đằ thắm trong cảnh vợ chồng thì tìm lấy mà biết sự thật ở đời, những chuyện
viển vông mơ màng tồn là thứ rượu ngọt, ngon, thơm mà rất cơng phạt, nhấp
vào thì ngà ngà say, trong người thấy nhẹ nhàng, phấn chấn, nhưng dần dần đốt
cháy hết ruột gan người”. Cuối cuốn nhật ký Tố Tâm nhờ người yêu sau khi
nàng chết hãy đề trên mộ nàng mấy chữ rằng: “Đây là mồ một người bạc mệnh
chết vì hai chữ ái tình”. Như vậy cơ gái chết vì thấy mình khơng thể sống mà
thiếu Đạm Thủy, nhưng co cũng ngăn ngùa những cơ gái khác tránh xa những
chuyện tình cảm tương tự, có thể nói là những chuyện tình cảm khôngốinăng
dẫn đên kết cục bi thảm. Những lời dăn dạy này thực chất là của tác giả nhưng
tác giả đã quá tài khi miêu tả tâm lí con người đang yêu đến mức nhiều người
muốn biết trạng thái của mình khi yêu như thế nào đã giở sách Tố Tâm ra ma
xem. Cái chết của Tố Tâm đã là một hiệu ứng xã hội, bao nhiêu cô gái đã tự tử
để chứng minh cho tình yêu của mình.

CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP MIÊU TẢ TÂM LÍ NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT TỐ TÂM

3.1. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.
3.1.1 Ngôn ngữ đối thoại.
- Ngôn ngữ đối thoại là thuật ngữ chỉ ngôn ngữ được vận dụng trong giao
tiếp giữa các chủ thể trong tác phẩm văn học. Ngôn ngữ đối thoại góp phần bộc
lộ cá tính, tâm trạng nhân vật.
- Tác phẩm có tính chất tự thuật nên các cuộc đối thoại xuất hiện không
nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều đoạn văn nhà văn để cho nhân vật phát biểu
quan điểm, tư tưởng của họ bằng lời, qua đó góp phần diễn tả được tâm lí nhân
vật và khắc họa tính cách nhân vật.
Chẳng hạn cuộc đối thoại giữa bà Án và Tố Tâm với nhau:
22


“ Xin mẹ cứ yên lòng mà thuốc thang cho khỏe, con xin vâng lưòi hết cả,
mẹ bảo sao con xin theo vậy.
Nhưng bây giờ con nói thế, lúc đến việc, con làm ngăn trở thì lại ohiền thêm.
Bẩm khơng, mẹ bảo thế nào con xin vâng lời thế, con khơng dám làm điều
gì ngăn trở trong chuyện cưới xin cả.”
Qua cuộc đối thoại ta thấy được trong giờ phút khó xử này, Tố Tâm đã
phải đầu hàng lễ giáo phong kiến, nhưng qua ngôn ngữ cuộc đối thoại cho ta
thấy được nỗi đau đớn mà nàng phải chịu đựng.
3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
- Hiểu một cách khái quát nhất, độc thoại nội tâm là “ Lời phát ngơn của
nhân vật nói với mình, mơ phỏng họat động cảm xúc suy nghĩ của con người
trong dòng chảy trực tiếp của nó”.( Từ điển thuật ngữ văn học) [6,106]. Đây có
lẽ là cách bộc lộ tâm lí trực tiếp nhất và nhanh nhất khiến cho nó trở thành một
thủ pháp cực kì hiệu quả. Nó tạo được yếu tố khách quan cho đời sống mỗi nhân
vật, làm cho hình tượng nhân vật trở nên chân thật hơn. Độc thoại nội tâm giúp
nhân vật phơ bày cái “tơi” của mình, những mặt tốt lẫn mặt xấu, những ý nghĩ
hay và những ý nghĩ tồi,…Nghĩa là nhân vật tự thể hiện “ tiểu sử tâm hồn ”,

những cảm nhận về mọi điều thơng qua lăng kính chủ quan và lời tự thú trước
lương tâm cũng như trách nhiệm cuộc sống.
Đạm Thủy và Tố Tâm là hai nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết này.
Trong nội tam của hai nhân vật luôn diẽn ra sự giằng xé, đấu tranh găy gắt giữa
một bên là tinh yêu với một bên là bổn phận, trách nhiệm với gia đình. Có
khơng biết bao nhiêu lần họ phải trăn trở, dằn vặt, suy tư. Qua những bức thư
phần nào ta thấy được sự thổ lộ tâm trạng của các nhân vật. “ Thôi từ ngày mười
hai trở đi là ngày từ biệt của ngòi bút chung tình này. Bút ơi, người đã vì ta mà
tả những chân tình từ bấy đến nay, thì người cũng vì ta mà giữ lấy những lời
chung thủy. Ta đã nói câu gì thì ta khơng qn, ta khơng qn vì ta là người
chung tình, ta là người chung tình nên ta buồn, ta buồn ai có biết chăng, ta vui ta
chỉ mong rằng ai vui”.
23


Chỉ một đoạn ngắn trong một bức thư Đạm Thủy gởi Tố Tâm nhưng cũng
đủ cho ta thấy được những diễn biến trong nội tâm nhân vật. Nhân vật tự nhận
mình là người chung thủy, đã hứa điều gì thì khơng qn. Chính vì khơng qn
nên Đạm Thủy đã phải trải qua những giây phút đau đớn như vậy. Chàng yeu Tố
Tâm bằng thứ tình cảm mãnh liệt nhưng chính chàng lại khuyên Tố Tâm nên “
vâng lời giáo huấn”. Xung đột giữa lí trí và tình cảm đó đã đẩy Đạm Thủy vào
sự dằn vặt. Những mẩu đối thoại nội tâm đã góp phần thể hiện đắc lực những
đau đớn, dằn vặt
- Hoàng Ngọc Phách đã rất sáng tạo khi đặc tả ngôn ngữ độc thoại nhân
vật Tố Tâm được tập hợp lại thành “những mảnh di tình”. Đó là những lời nói
cuối cùng của Tố Tâm, đó là những giây phút Tố Tâm song thực với con người
mình. Nàng tự đối thoại với bản thân để rồi đau khổ, day dứt, dằn vặt: “ Chắc
lúc này anh chả nghĩ gì rằng có một người ngồi một mình trên gác, đau yếu buồn
rầu đương trơng anh nhỉ. Anh có thuốc gì làm cho em quên anh để em ngủ một
lúc khơng anh? ”. Có lúc nàng tự đặt giả thiết “ Giá ông chữa cho mẹ em trước

hôm mồng tám thì có phải ơng cải tử được hai người khơng anh nhỉ”.
Những dịng suy nghĩ này chứng tỏ một tình yêu sâu nặng ở nhân vật.
Ngay lúc cận kề cái chết, nhân vật vẫn dồn hết tâm trí về phía người u, vẫn
suy nghĩ khơng biết người u có biết được tình cảm của mình hay khơng rỗi
nghí đến người chữa bệnh cho mẹ. Thời gian nhân vật ốm liệt giường là thời
gian nhân vật ngẫm nghĩ, suy tư, một mình đối thoại với chính mình.
3.2. Hình thức viết thư và nhật kí.
- Cách viết truyện bằng những bức thư gửi cho người thân là cách diễn đạt
mang tính nội tâm sâu sắc và rất lôi cuốn người đọc, đồng thời nó mang tính
khách quan khiến người ta tin vào những gì mà tác giả đã trình bày, coi đó là
hiện thực của cuộc đời, của đời thường chứ khơng có hư cấu, “ bịa đặt” của tác
giả. Điều đó nó tạo nên sự đồng cảm sâu sắc của độc giả với nhân vật của tác
phẩm.

24


- Viết thư cũng là một hình thức để thổ lộ tâm tình. Có những điều khơng
thể nói ra trước mặt thì người ta mượn thư từ để trao đổi với nhau. Gớt viết tác
phẩm “ Nỗi đau của chàng Véctơ” bằng những bức thư gởi cho bạn, miêu tả mối
tình của Véctơ với Lotte. Những bức thư đó chứa đựng bao tình cảm thiết tha
của Vectơ với Lotte, bao đau khổ khi thấy cuộc đời bị ràng buộc bởi những định
kiến vơ hình, bao oan ức và căm giận khi thấy sự bế tắc của mình với xã hội.
Cũng giống như Gớt, Hoàng Ngọc Phách viết Tố Tâm theo cách kể
chuyện cho người khác nghe, tâm sự với người bên cạnh nhưng thật sự gần một
nửa tác phẩm cũng được kết cấu bằng nhưng lá thư của hai nhân vật gửi cho
nhau, bằng những trang nhật kí đầy xúc động. Khảo sát tồn bộ tác phẩm thấy
có 14 trang nhật kí và 10 trang thư trong số 100 trangcủa tồn tác phẩm.
- Những trang thư và nhật kí trong Tố Tâm là những lời bộc bạch tâm sự
làm xúc động lòng người, làm rơi nước mắt những người đồng cảm.

Đạm Thủy yêu Tố Tâm tha thiết nhưng chàng lại coi trọng tình gia
quyến. Vì vậy chàng đã mươn thư để thổ lộ: “ Lương tâm anh bảo không được
để cái phiền nhà, “thiệt mình” ấy vì anh nên nỗi. Tuy xét kĩ ra thì anh khơng
làm gì nên chuyện, anh chỉ tội lỗi vì qua u em mà thơi. Nhưng than ơi! Cái
lịng u đó nó khéo bắt buộc người để khiến cho em phải buồn rầu mà anh phải
lo nghĩ”.
- Trong tác phẩm có 14 trang nhật kí của Tố Tâm. Nhật kí ở đây khơng
phải là thứ ghi việc hàng ngày mà là thứ thư hang ngày dồn lại thành tập. Bao
nhiêu sự kiện diễn ra, bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn của mình đều được ghi lại
thành một tập và Đạm Thủy đã nhận được tập nhật kí này sau khi Tố Tâm mất.
Đọc những dịng nhật kí cịn lại của Tố Tâm khơng chỉ riêng Đạm Thủy mà tất
cả chúng ta cũng đều rơi lệ.
- Cách viết truyện bằng thư và nhật kí khơng chỉ diễn đạt thành cơng nội
tâm củ nhân vật mà cịn tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn độc giả cào câu chuyện
tình của họ.
3.3. Hình thức tự thuật.
25


×