Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

NGHỆ THUẬT tổ CHỨC TIỂU THUYẾT NGÕ lỗ THỦNG của TRUNG TRUNG ĐỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.89 KB, 100 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trung Trung Đỉnh là gương mặt khá quen thuộc trên văn đàn từ
khoảng 10 năm trở lại đây. Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ sau năm
1975. Có thể nói ơng là một trong những cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam
thời kì đổi mới, có những đóng góp đáng kể cho văn học Việt Nam, đặc biệt là ở
lĩnh vực tiểu thuyết. Với 5 tiểu thuyết đã được xuất bản, trong đó tác phẩm Lạc
rừng đoạt liền hai giải, một của Bộ Quốc Phòng, một trong cuộc thi viết tiểu
thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam, đoạt giải A (1998-2000), với nhiều cuốn tiểu
thuyết đã để lại sâu đậm trong lòng bạn đọc như Tiễn biệt những ngày buồn
(1990), Ngược chiều cái chết (1989), Sống khó hơn là chết (2007), cuốn Lính
trận đang ở dạng bản thảo sắp ra mắt bạn đọc,đáng lưu ý nhất là tiểu thuyết Ngõ
lỗ thủng (1990).Với những đóng góp đáng kể cho văn học Việt Nam, đặc biệt là
về thể loại tiểu thuyết, Trung Trung Đỉnh trở thành một cây bút văn xuôi được
người đọc và giới phê bình chú ý.
1.2. Ngõ lỗ thủng là một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Trung
Trung Đỉnh viết về cuộc sống đương đại. Cho đến nay gần như chỉ có nhà văn
này mới giúp độc giả mà nhất là độc giả không được chứng kiến giai đoạn
chuyển tiếp từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường qua tác phẩm hiểu được
một cách rõ ràng cuộc sống thời ấy có quá nhiều lỗ thủng : “Lỗ thủng ấy đâu chỉ
có ở con ngõ đó, nó ở ngay trong mỗi con người, nó là lỗ thủng xã hội, lỗ thủng
nhân cách và lỗ thủng văn hóa…”. Mặt khác Ngõ lỗ thủng cùng với tiểu thuyết
Tiễn biệt những ngày buồn đã được hãng phim truyện Việt Nam chuyển thể
thành phim với tên gọi Ngõ Lỗ Thủng kéo dài 29 tập, thu hút sự chú ý của nhiều
khán giả xem truyền hình. Đấy là những nhân tố thơi thúc chúng tơi thực hiện
cơng trình này.
1.3. Nghiên cứu Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng của Trung
Trung Đỉnh có ý nghĩa trên nhiều phương diện, mỗi thế giới nghệ thuật ứng với
một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới, giúp ta hình dung tính
1



độc đáo về tư duy nghệ thuật của nhà văn, giúp cho độc giả có thể thấy được
quan niệm của nhà văn về thế giới và con người, đó là dòng chuyển biến nhận
thức xã hội, những vấn đề đạo đức, mối quan hệ con người trong giai đoạn
chuyển tiếp từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Mặt khác thấy được nghệ thuật tổ
chức tiểu thuyết qua đó nhận ra phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chính
những điều đó là động cơ khiến chúng tơi tìm đến đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trung Trung Đỉnh – một nhà văn quân đội, người được mệnh danh là đi
nhiều, sống nhiều và…uống nhiều. Chính ơng đã có lần khẳng định điều đó.
“Tơi dám tự hào khẳng định tơi là loại nhà văn đi nhiều ở nước mình. Chỗ nào
trên đất nước này đều có dấu chân của tơi cả, ở đâu tơi cũng có bạn bè. Cả bạn
văn chương lẫn không văn chương…Cuộc sống của tôi là du canh du cư…Toàn
bộ những cuộc đi ấy là một phần cuộc sống của tôi, là số phận của tôi ”[20,14].
Và cứ sau mỗi chuyến đi ấy người đọc lại có cơ hội thưởng thức những tác
phẩm của ơng. Ơng viết trên nhiều thể loại thơ, truyện ngắn, kịch nhưng thành
công nhất vẫn là tiểu thuyết. Cái tên Trung Trung Đỉnh đã trở nên quen thuộc
trong mấy năm trở lại đây. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nghiên
cứu nào đáng kể về hiện tượng này. Trong những tài liệu mà chúng tôi bao quát
được cho đến nay nghiên cứu về Trung Trung Đỉnh cũng như về tiểu thuyết của
ơng nói chung, về tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng nói riêng mới chỉ dừng lại ở quy mơ
nhỏ lẻ, các bài báo, phỏng vấn, điểm sách…ở cấp độ lớn đó là những khóa luận,
luận văn khoa học.
2.1. Nghiên cứu về Trung Trung Đỉnh, về tiểu thuyết của ông có thể kể
đến luận văn Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh (Luận văn Thạc sĩ, Đại học sư phạm
Hà Nội - 2009) của Nguyễn Thị Anh. Đây là một cơng trình mang tính khái quát
về tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh, trong đó tác giả đi sâu vào tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật về con người, thế giới nhân vật và nghệ thuật tổ chức trần thuật, đồng
thời đưa ra một cái nhìn sâu sắc về thế giới nhân vật tiểu thuyết, đặt nền móng
cho những nghiên cứu kế tiếp.

2


Cơng trình nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Dun với đề tài Tiểu thuyết
Trung Trung Đỉnh thời kì đổi mới (Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh - 2009). Tác
giả tập trung nghiên cứu ở phương diện cảm hứng nổi bật trong sáng tác Trung
Trung Đỉnh, khảo sát và tìm hiểu nét nổi bật, đóng góp của tiểu thuyết Trung
Trung Đỉnh thời kì đổi mới trên phương diện xây dựng nhân vật, kết cấu ngôn
ngữ, giọng điệu trần thuật. Trên cơ sở đó đặt tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh trong
bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại thấy được những nét riêng
trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. “Trung Trung Đỉnh nổi bật lên là một
nhà văn có phong cách độc đáo. Tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh là một đốm sáng
trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Những trang
viết theo sự lần hồi về quá khứ của nhà văn đã để lại dư ba trong lịng người
đọc, góp phần làm sinh động hơn bức tranh của tiểu thuyết thời kì đổi mới ”.
Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc bao quát những sáng
tác triểu thuyết chưa đi sâu vào một tác phẩm cụ thể do đó chưa làm nổi bật
được phong cách nghệ thuật của nhà văn, thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Ngõ lỗ
thủng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể và chi tiết.
Ngoài những cơng trình nghiên cứu cụ thể cịn phải kể đến một số ý kiến
nhận định, các bài viết về Trung Trung Đỉnh cũng như về tiểu thuyết của ông
như:
Nguyễn Quỳnh Trang với bài viết: “Nhà văn Trung Trung Đỉnh : kẻ “lạc
rừng” hồn nhiên” ().
Nguyễn Xuân Hải với bài viết: “Trung Trung Đỉnh – những tác phẩm viết
từ kí ức” ()
Các bài viết đều núi về quá trình đến với văn nghiệp và những sáng tác
của nhà văn. “Gã đúng là một kẻ “lạc rừng” rất mực hồn nhiên quáng quàng
thế nào lại “lạc” vào nghiệp văn chương... Với tôi nhà văn Trung Trung Đỉnh
vẫn là một gã “lạc rừng”. Lạc giữa cõi đời đa mang vô định” [69].

Với anh Tây Nguyên là tất cả, là cuộc đời, là nỗi ám ảnh, là sự mê hoặc,
là sự rơi chìm, nhấn chìm, khơng cách gì thốt ra, dứt ra được nó trùm lên tồn
3


bộ cuộc đời anh khiến anh mê mẩn suốt đời. Tây Nguyên và chiến tranh, Tây
Nguyên trong chiến tranh, Tây Nguyên được phát hiện ra, biểu lộ ra trong chiến
tranh, cuộc chiến anh đã lâm vào và ở đó anh đã gặp Tây Nguyên như một số
kiếp. Đấy là những lời nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc về Trung Trung
Đỉnh.
Lưu Khánh Thơ tỏ ra là người khá am hiểu khi đưa ra những nhận định
sắc sảo về nhà văn trong bài viết với nhan đề: “Lạc rừng cuốn tiểu thuyết thành
công của Trung Trung Đỉnh” (Báo Văn nghệ Quân đội, số 40). “Trung Trung
Đỉnh đã đạt được những thành cơng đáng khích lệ. Anh tỏ ra là một cây bút tâm
lí tinh tế và kín đáo, giản dị mà sâu, không lên gân, không cường điệu…ngôn
ngữ nhân vật và tác giả đậm màu sắc Tây Nguyên, tự nhiên, phóng khống và
hiện đại. Sự gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây Nguyên là nhân tố đầu tiên tạo
nên sức cuốn hút cho những trang viết của Trung Trung Đỉnh”.
“Đọc văn anh sẽ thấy anh có lối đi riêng của mình: khơng “thời thượng”
khơng ồn ào, lặng lẽ cày xới trên những điều mình cảm, mình nghĩ”. Đó là
những lời nhận định của Phạm Xuân Nguyên về Trung Trung Đỉnh trong lời bạt
cuốn “Trung Trung Đỉnh, ba tiểu thuyết”.
2.2. Nghiên cứu về tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh có thể
kể ra một số bài viết đáng chú ý như:
Trần Hoàng Thiên Kim, “Trung Trung Đỉnh viết Ngõ lỗ thủng để lưu giữ
những ngày buồn”. Trong bài viết của mình tác giả đã cho bạn đọc thấy “Nói là
Tiễn biệt những ngày buồn nhưng thực chất lại là lưu giữ nó, gặm nhấm nó như
một vết sẹo trong tâm hồn, trong ký ức (...). Câu chuyện xảy ra trong tiểu thuyết
cũng là câu chuyện của chính cuộc đời ông. Đó là cuộc sống của những người
dân trong giai đoạn chuyển tiếp từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với

ngổn ngang bao sự đổi thay. Chỉ là một cái ngõ thông thường như bao cái ngõ
quanh co của thành phố Hà Nội, nhưng ở cái ngõ đó, cuộc sống của những
người cơng nhân, trí thức, thợ thủ công, lao động tự do được bộc lộ một cách

4


đặc trưng nhất”. Và “cái ngõ lỗ thủng đã đi vào đời sống, đời viết của ông” như
thế.
Ngõ lỗ thủng cùng với tiểu thuyết Tiễn biệt những ngày buồn đã được chuyển
thể thành phim với tên gọi Ngõ lỗ thủng được phát sóng vào “giờ vàng” trên VTV1,
đã thu hút khán giả xem truyền hình. Xuân Thành với bài viết “Phim “Ngõ lỗ thủng:
Chuyện về những ngày đã qua” ().
Dưới góc độ của các nhà làm phim, khán giả xem truyền hình có cơ hội
được quan sát “một bức tranh sinh động về cuộc sống của những con người
trong một khu tập thể, một xóm liều trong ngõ nhỏ … ở đó cái tốt, cái xấu đan
xen nhau, những con người mang những mặt nạ trí thức nhưng lại có lỗ thủng
về nhân cách, niềm tin, lại có những con người mang hình hài xấu xí nhưng
thẳm sâu trong trái tim lại khao khát tình người”. Bộ phim đã gợi lại khơng khí
một thời bằng một khu tập thể cũ kỹ với màu nâu vàng u buồn, với hình ảnh cửa
hàng chất đốt … những nhân vật sắc nét, những tình huống bi hài, chua xót xảy
ra trong cuộc sống thường ngày. Điều quan trọng mà các nhà làm phim muốn
truyền tải đến với khán giả xem truyền hình đó là một bức thông điệp: “Gợi lại
những tháng ngày buồn của những năm cuối 1980, Ngõ lỗ thủng có khơng ít tình
huống làm người xem bật cười, nhưng đằng sau ấy là cảm giác xót xa… Phim
khơng chỉ đề cập đến cái lỗ thủng của cư dân xóm liều mà còn là “lỗ thủng nằm
ngay trong nhân cách của mỗi con người sống ở đó”.
Phạm Xuân Nguyên trong lời bạt cuốn “Trung Trung Đỉnh ba tiểu
thuyết” lại cho người đọc thấy được một chân dung mới về nhà văn: “Trung
Trung Đỉnh – người báo động Lỗ Thủng”. Tác giả đi sâu phân tích những “lỗ

thủng” nhân cách, “lỗ thủng” niềm tin của thế giới nhân vật, đồng thời khẳng
định thành cơng của nhà văn trong vai trị là người rung chng báo động “Lỗ
Thủng”.
Tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng cịn là hiện tượng được đề cập đến khá nhiều
trong các bài viết của Thu Trang, “Lỗ thủng có ở trong mỗi con người”,
( ); Yến Anh, “Ngõ lỗ thủng chuyện buồn quá
khứ”, (); Trần Linh, “Ngõ lỗ thủng từ tiểu thuyết đến
5


phim” (); Hà Giang, “Ngõ lỗ thủng, một thời đã
xa”, (). Các bài viết đã tập trung tìm hiểu quan
niệm nghệ thuật về con người của nhà văn cũng như hình tượng nhân vật trong
tác phẩm. Yến Anh đã chỉ ra rằng: “Lần đầu tiên, nhà văn này đã giúp độc giả
hiểu được một cách rõ ràng cuộc sống của chúng ta đang có quá nhiều lỗ
thủng. Lỗ thủng đâu phải là cái lỗ đục tường làm nơi qua lại công viên, lỗ thủng
nằm ngay trong từng con người”. Tuy nhiên, do dung lượng hạn hẹp của bài báo
chưa cho phép cỏc tác giả kiến giải, đi sâu phân tích tác phẩm theo đánh giá của
riêng mình. Do vậy, những vấn đề nêu ra trong bài viết chúng tôi thiết nghĩ nên
tiếp tục luận bàn.
2.3. Với đề tài Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng của Trung
Trung Đỉnh chúng tơi tập trung nghiên cứu hình tượng con người và không gian,
thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết cũng như nghệ thuật tổ chức tác phẩm
bằng một cái nhìn hệ thống, từ đó thấy được phong cách tiểu thuyết của nhà văn.
Các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Ngõ lỗ
thủng mới chỉ được đề cập đến qua một vài khía cạnh nhỏ lẻ, vấn đề cịn bỏ ngỏ
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên những bài viết ấy
dù ở dạng khái quát vẫn là những gợi ý q báu cho chúng tơi thực hiện cơng
trình này.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung đi sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết
Ngõ lỗ thủng của nhà văn Trung Trung Đỉnh, góp phần đưa lại một cách đọc,
một cách nhìn về cuộc sống.
3.2. Giới hạn của đề tài
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã lựa chọn một trong những
tác phẩm được coi là tiêu biểu và thành công nhất cho những sáng tác của nhà
văn khi viết về cuộc sống đương đại – tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng.
Ngoài ra đề tài còn mở rộng đối tượng khảo sát tới một số tiểu thuyết
khác của nhà văn như Tiễn biệt những ngày buồn, Sống khó hơn là chết, Ngược
6


chiều cái chết, Lạc rừng và một số tỏc phẩm của các nhà văn cùng thời như Lê
Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng...

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa ra một cái nhìn chung về tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh trong bức
tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại và xác định vị trí tiểu thuyết
Ngõ lỗ thủng trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
4.2. Tìm hiểu hình tượng con người và không gian, thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh.
4.3. Tìm hiểu nghệ thuật tổ chức tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng của Trung
Trung Đỉnh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu: Phương
pháp khảo sát thống kê, phương pháp hệ thống, phương pháp miêu tả – phân
tích, đặc biệt chú trọng phương pháp so sánh đối chiếu và tổng hợp nhằm làm
nổi bật thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng.
6. Đóng góp và cấu trúc của khố luận

6.1. Đóng góp của khố luận
Lần đầu tiên khoá luận đặt vấn đề nghiên cứu thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh một cách tương đối hệ thống và tồn
diện, từ đó đề xuất một hướng tiếp cận có hiệu quả đối với người đọc. Vì thế có
thể xem như đây là một đề án, một thử nghiệm bước đầu khám phá cây bút tiểu
thuyết Trung Trung Đỉnh.
6.2. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khố luận được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Ngõ lỗ thủng trên hành trình tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh
trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

7


Chương 2: Hình tượng con người, khơng gian và thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng của Trung Trung Đỉnh.
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức tiểu thuyết Ngõ lỗ thủng của Trung Trung
Đỉnh.

CHƯƠNG 1: NGÕ LỖ THỦNG TRÊN HÀNH TRÌNH TIỂU
THUYẾT TRUNG TRUNG ĐỈNH TRONG BỨC TRANH
CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Một cái nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.1.1. Tiểu thuyết và đặc trưng cơ bản thể loại
1.1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại quan trọng trong hệ thống loại hình văn xi nghệ
thuật. Cuốn tiểu thuyết là một hình ảnh về đời sống và là sự biểu hiện về tâm
hồn. Tiểu thuyết là sự hư cấu nhưng phải dựa vào sự hiểu biết cuộc đời của nhà
văn, vận dụng sự hiểu biết đó hư cấu nên một cuốn tiểu thuyết hiểu như một

chuyện có thật, để khi đọc người ta có thể thấy được cuộc sống xung quanh
mình đang hiển hiện trong đó.Có thể thấy đây là một thể loại chủ lực, giàu khả
năng phản ánh hiện thực, đó là “mảnh đất lưu giữ hình bóng và cuộc đời con
người”. Tất cả những bức tranh sinh động, phức tạp, giàu màu sắc của cuộc sống
đều được hiện lên cụ thể trong tiểu thuyết. Đến với tiểu thuyết, nhà văn có điều
kiện thể hiện thế giới nghệ thuật của mình một cách sinh động và sắc nét nhất.
Theo Từ điển văn học (bộ mới), tiểu thuyết được hiểu là “loại tác phẩm tự
sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình
thành và phát triển của nó, sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian
và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của “nhân cách”
[7,1716].
Cũng cho rằng tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, Từ điển thuật ngữ văn học có
cách định nghĩa như sau về tiểu thuyết: Tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có
khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.
Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
8


tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính
cách đa dạng” [29,328].
Mỗi một nhà văn đều có cách lựa chọn khác nhau khi tìm đến tiểu thuyết,
thể hiện trong đó một quan niệm, một cái nhìn về hiện thực cuộc sống và con
người. Và qua đó “cuộc sống hiện ra dường như ơ hợp với tất cả sự trần truồng,
xấu xí, ghê tởm của nó, đồng thời với tất cả vẻ đẹp trang nghiêm, trong đó người
ta mổ xẻ cuộc sống bằng con dao giải phẫu”(Biêlinxki). Tiểu thuyết hấp thụ vào
chính bản thân nó mọi yếu tố bề bộn của cuộc sống đủ khả năng phơi bày đến
tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.
Một số tiểu thuyết gia phương Tây lại quan niệm tiểu thuyết phải giống
cuộc đời, tiểu thuyết phải giống sự thật. Nó phải tạo ra cái gì đó khơng có thực
nhưng lại giống thực. Stendal cho rằng “tiểu thuyết là tấm gương lớn, truyện

ngắn là những mảnh vỡ từ tấm gương đó, mảnh này phản chiếu trời xanh, mảnh
kia phản chiếu vũng nước đục. Điều cốt yếu của tiểu thuyết là tạo ra một cuộc
đời tưởng tượng, nhưng cuộc đời đó cần phải thực, để cho giống thực tại và nhắc
nhở cái thực tại đó nếu bất cần ta có thể quên đi ”.
Không phải ngẫu nhiên mà tiểu thuyết trở thành một thể loại giữ vị trí
trung tâm trong loại hình văn xi nghệ thuật. Nó khơng phải là một thể loại đã
hồn bị, có nịng cốt, hay nền móng đã đơng cứng mà ln biến đổi và ln tìm
cách thốt ra khỏi các dạng thức, các khn mẫu do chính nó tạo ra bằng một
tính “tự phê tuyệt vời”. Nhà lí luận và phê bình nổi tiếng M.Bakhtin quan niệm:
“Tiểu thuyết là loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và cịn chưa định
hình. Những lực cấu thành thể loại đang còn hoạt động trước mắt chúng ta, thể
loại tiểu thuyết ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng thanh thiên bạch nhật của
lịch sử” [9-324].
Khi nghiên cứu về cái mới của tiểu thuyết thế kỷ XX, Hoàng Ngọc Tuấn
đã đề cập đến những quan niệm truyền thống về tiểu thuyết một cách khái quát,
bao gồm những điểm chính sau đây:

9


“Thứ nhất: Tiểu thuyết theo quan niệm truyền thống thường được viết
bằng văn xi và mang tính cách hiện thực, chủ yếu nhằm vào việc miêu tả một
cách đầy đủ và trung thực những kinh nghiệm trong đời sống con người.
Thứ hai: Loại văn xuôi hiện thực này chủ yếu giải trí người đọc bằng cách
kể chuyện, qua đó người đọc thích thú theo dõi những phát triển và diễn biến đời
sống của một hay nhiều nhân vật.
Thứ ba: Những phát triển và những diễn biến trong tiểu thuyết thường xảy
ra theo trình tự thời gian dựa trên một chủ đề mang tính đạo đức hay luân lí.
Thứ tư: Tính cách mĩ học của tiểu thuyết nằm trong vẻ đẹp về hình thức,
phản ánh ngơn ngữ gọn gàng, súc tích, nhất quán giữa tổng thể và các phân

đoạn, sự phát triển hợp lí và tinh tế từ phần này đến phần kia.
Thứ năm: Vẻ đẹp về hình thức làm cho cuộc kể chuyện được mạch lạc,
trơi chảy, hợp lí và làm phát triển khả năng lôi cuốn người đọc vào cõi “hiện
thực”, hư cấu của câu chuyện” [61,74].
Trong tiểu thuyết truyền thống, cốt truyện là yếu tố rất quan trọng. Ngơn
ngữ giàu tính tả thực. Quan niệm “văn dĩ tải đạo” và “tính quy phạm” đã chi
phối mạnh mẽ đến việc tái hiện cốt truyện, kết cấu tác phẩm và xây dựng nhân
vật. Tiểu thuyết truyền thống thiếu đi sự sinh động của cá tính sáng tạo. Lối kết
cấu chương hồi được xem là cơ bản, kết thúc mỗi chương hồi bao giờ cũng là
đỉnh điểm của sự mâu thuẫn, thắt nút của cao trào. Nhân vật thường đi liền với
lý tưởng, với luân lí, đạo đức xã hội, thường mang lí tưởng, ước mơ, hồi bão tốt
đẹp.
Bước sang thời kì hiện đại, tiểu thuyết chứa đựng trong đó nhiều bộn bề
phức tạp của cuộc sống, nhân vật xuất hiện với tư cách là những cá nhân trong
nhiều mối quan hệ đan xen. Và lúc này “tiểu thuyết không chỉ là thể loại văn
học, hơn thế rất nhiều, đó là bước phát triển quan trọng và cơ bản trong tư duy
con người về thế giới, là thời đại mới. Có thể kể những đặc điểm tư duy ấy là
tính khơng nhất định của cuộc sống, phi tuyến tính thốt khỏi tư duy cơ giới vốn
coi những điều hợp lí như một cỗ máy” [52,9]. Cái chính của tiểu thuyết đó là
10


“một trong những sáng tạo kì diệu của con người để tìm hiểu, chinh phục dần
thế giới và để tìm hiểu nhau và để sống với nhau” [64,25]. Việc xác lập khái
niệm tiểu thuyết giúp chúng ta nhận ra những đặc điểm thi pháp thể loại, trên cơ
sở đó khám phá về quan niệm của nghệ sĩ cũng như cách tổ chức nghệ thuật của
tiểu thuyết, hiểu được quy luật vận động, phát triển của thể loại văn học đặc biệt
này.

1.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết

Tiểu thuyết được xem là một thể loại “chủ lực và giàu khả năng phản ánh
hiện thực”. Nếu như tiểu thuyết cổ điển giúp người đọc nhận ra những đặc điểm
nổi bật như quy mô dung lượng lớn, số lượng nhân vật đông, kết cấu nhiều
chương, nhiều hồi, cốt truyện thường tập trung vào những vấn đề mang tính lịch
sử, vấn đề dân tộc lớn lao, có khả năng bao quát hiện thực trong một khoảng
khơng gian rộng lớn. Thì đến với tiểu thuyết hiện đại người đọc có thể nhận ra
những đặc trưng cơ bản của nó, giúp phân biệt với các thể loại văn học trước đó.
Xét về mặt lịch sử, tiểu thuyết là loại hình của thời hiện đại.
Thứ nhất, đặc trưng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từ
góc độ đời tư (trong tương quan so với các thể khác của thể loại tự sự như ngụ
ngôn, anh hùng ca). Nhân vật tiểu thuyết thống nhất trong bản thân nó các nét
vừa chính diện, vừa phản diện, vừa tầm thường cao cả, vừa buồn cười, vừa
nghiêm túc. Pospelov cho rằng: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự mà nhân vật
chính của nó, một con người cá nhân riêng biệt trong một giai đoạn nào đó đã
bộc lộ sự phát triển tính cách do mâu thuẫn giữa lợi ích với địa vị hay lợi ích với
chuẩn mực của đời sống xã hội”. Người ta tìm đến tiểu thuyết như tìm về chính
mình hay tìm đến với lòng người và trường đời. Bởi trong tiểu thuyết lòng người
và trường đời đã được tổng kết một cách sâu sắc không phải bằng những khái
niệm khô khan mà nó hiện ra với tất cả mọi hình vẽ tươi mát và sống động y như
cuộc đời thật, thậm chí còn thực và hay hơn cuộc đời thực.
11


Thứ hai, tiểu thuyết mang đậm chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc
sống khơng thi vị hố, lãng mạn hoá, hay lý tưởng hoá (trong tương quan so với
truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên và anh hùng ca). Miêu tả cuộc sống như
một thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi
yếu tố ngổn ngang của cuộc sống, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường,
nghiêm túc và buồn cười, bi và hài. Trong khi đó các thể loại trên nói chung
khơng thể dung nạp chất văn xi như một đặc trưng của nội dung thể loại mặc

dù trên quỹ đạo của văn học hiện đại, các thể loại ấy có thể bị “tiểu thuyết hố”
và dung nạp ít nhiều chất văn xuôi. Chất văn xuôi thể hiện rõ trong những trang
tiểu thuyết của Balzac, Stendal, Dostoievski, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Cơng
Hoan, Nguyễn Khải… Chính chất văn xi đã mở ra một “vùng tiếp xúc tối đa”,
với thời hiện tại đang sinh thành, làm cho tiểu thuyết không bị giới hạn nào
trong nội dung phản ánh.
Thứ ba, nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải” (trong khi nhân vật
sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại là nhân vật hành động). Nhân vật
tiểu thuyết cũng hành động, trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhân vật
cịn tích cực tham gia vào cải tạo môi trường nhưng với tư cách là đặc trưng thể
loại, nhân vật ấy xuất hiện như là những con người nếm trải, tư duy chịu nhiều
đau khổ, dằn vặt của đời. “Tiểu thuyết miêu tả con người trong hồn cảnh,
khơng tách nó khỏi hồn cảnh một cách nhân tạo, khơng cơ lập … khơng cường
điệu sức mạnh của nó. Nó miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng
thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Trong khi hành động, nhân vật tiểu thuyết
“lãnh đủ” mọi tác động của đời” [45,392]. Những nhân vật trong các tiểu thuyết
của, Nguyễn Khải, Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh… là những kiểu người như thế.
Thứ tư, cốt truyện và nhân vật đóng vai trị chủ yếu trong tiểu thuyết
(trong khi đó ở các thể loại khác hệ thống sự kiện lại đóng vai trò quan trọng).
Điều mà tiểu thuyết quan tâm và hướng đến nhiều nhất là miêu tả suy tư của
nhân vật về thế giới, về con người, sự phân tích cặn kẽ những diễn biến tình
cảm, sự trình bày tường tận các tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về mối quan hệ
12


giữa người với người... Xét từ phương diện này, Sống mòn của Nam Cao là một
tác phẩm rất tiểu thuyết. Thứ suy nghĩ về mọi thứ: về nghề, về đồng nghiệp, về
ước mơ, về sự đói, về thói thành kiến nghi kị… hay Xoay trong Tiễn biệt những
ngày buồn của Trung Trung Đỉnh, đứng trước thời kì chuyển giao từ bao cấp
sang làm ăn kinh tế thị trường, anh lo đủ thứ, chạy ngược chạy xi để có thể

xin việc cho vợ, trước những khó khăn của cuộc sống hiện tại, anh như chạy trốn
tìm về với quá khứ, tìm đến những người đồng chí, đồng đội năm xưa. Anh là
một nhà văn nhưng đồng thời cũng là một người lính, những kí ức, những lời
nhắc nhở của đồng đội cứ bám riết lấy anh, thôi thúc anh phải viết một điều gì
đó, thế nhưng rốt cuộc quyển sách về mười tám thằng bạn vẫn khơng sao hồn
thành.
Thứ năm, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội
dung trần thuật. Tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương
thời của người trần thuật (trong khi đó anh hùng ca thường lý tưởng hóa nhân
vật, tạo ra một sự giãn cách khoảng cách trần thuật). Là một hiện tại cùng thời
tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách
gần gũi như những người bình thường, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của
mình. Chính điều này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho
phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân
vật, từ đó có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều kích khác nhau.
Thứ sáu, tiểu thuyết có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ
thuật của các loại văn học khác. “Những hình thức đưa vào và tổ chức những
tiếng nói khác nhau cơ bản nhất và quan trọng nhất trong tiểu thuyết là các thể
loại được đưa vào tiểu thuyết (…) Tiểu thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào
trong nó nhiều thể loại khác nhau, cả những thể loại nghệ thuật (những truyện
ngắn, những bài thơ trữ tình, những trường ca, những màn kịch nói…) lẫn
những thể loại phi nghệ thuật (các thể văn đời sống hàng ngày, văn hùng biện,
khoa học, tôn giáo …)” [9,131]. Về nguyên tắc, bất cứ thể loại nào cũng có thể
được đưa vào cấu trúc tiểu thuyết và trên thực tế rất khó tìm được một thể loại
13


nào chưa bao giờ và chưa được ai đưa vào tiểu thuyết. Những thể loại được “du
nhập” vào tiểu thuyết ấy thường giữ tính co giãn về kết cấu và tính độc lập cũng
như ngơn ngữ và văn phong đặc thù của chúng. Theo M.Bakhtin thì tất cả các

thể loại được đưa vào trong tiểu thuyết đều đem vào trong đó những ngơn ngữ
của mình và vì thế tạo nên sự phân hóa ngơn ngữ tiểu thuyết, khơi sâu theo một
cách mới tính phức âm của nó. Chính hiện tượng tổng hợp này đã làm cho tiểu
thuyết vận động không đứng yên, “đó là một thể loại duy nhất đang hình thành
và chưa xong xi”. Đổi mới là quy luật tất yếu của thể loại này.
1.1.2. Bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
1.1.2.1. Bối cảnh xã hội – văn hóa
Sau khi ca khúc khải hồn khép lại 30 năm chống Mỹ đau thương và quật
cường, chúng ta bắt đầu đối mặt với tình hình xã hội mới đầy biến động, xáo
trộn và phức tạp. Hậu quả chiến tranh cịn đó với chồng chất những khó khăn.
Nhìn về chiến tranh, chúng ta hiểu để có vịng nguyệt quế vinh quang cả đất
nước phải trả một cái giá rất đắt. Đây cũng là lúc mỗi cá nhân phải tự nghiền
ngẫm, nhận thức lại về những vấn đề của cuộc sống. Mặt khác trong tâm lí con
người bắt đầu xuất hiện những nghi ngờ, hoang mang, lo lắng trước sự đổi thay
của nền kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Nghị quyết 05 của Bộ chính
trị BCHTW ĐCSVN đã thực sự thổi một luồng gió mới cho văn học “Đổi mới
và nâng cao trình độ quản lí văn học nghệ thuật và văn hóa, phỏt huy khả năng
sáng tạo, đưa nghệ thuật và văn hóa phát triển thêm một bước mới ”. Tinh thần
“cởi trói” đến với hầu khắp văn nghệ sĩ. Chỉ một số ít năm sau chiến tranh người
ta nhận ra ngay một nghịch lí : hóa ra trong đời sống hịa bình phức tạp hơn
nhiều trong chiến tranh. Chiến tranh ác liệt nhưng đơn giản, mọi quan hệ xã hội
và con người dồn lại và thu hẹp vào một quan hệ duy nhất: sống - chết. Người ta
phải sống phi thường, nhưng phi thường đồng thời là triệt tiêu đi bao nhiêu quan
hệ bình thường mà vơ cùng phong phú, phức tạp. Hịa bình thì khác hẳn, phải
đối mặt với những khó khăn, tất cả những nhiêu khê của cuộc sống bị che lấp
trong chiến tranh bây giờ thức dậy vây quanh con người từng giờ ở khắp mọi
14


nơi. Chính điều đó đã khiến cho cái nhìn của người nghệ sĩ phải thay đổi để có

thể phản ánh đúng thực trạng của xã hội đương thời. Các nhà văn có thể viết tự
do hơn, khơng cịn phải “ơm” hai thứ “tâm” và “tài” như hai thứ “tội nợ” nữa.
Mặt khác, với cơ chế mở của nền kinh tế thị trường, báo chí tăng lên về số
lượng mở thêm “sân” cho sáng tác cũng như các cuộc tranh luận phê bình văn
học.Việc quảng cáo và giới thiệu các tác phẩm mới đến với cơng chúng độc giả
trở nên có hiệu quả hơn. Thêm vào đó việc xuất hiện các trang web văn hóa, văn
học trên Internet đã mang lại nhiều nguồn thơng tin phong phú cho độc giả.
Q trình hội nhập kinh tế - văn hóa, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
quốc tế đã tạo điều kiện cho văn học phát triển. Công tác dịch thuật phát triển đã
giúp cho nền văn học nước ta tiếp xúc với những thành tựu phong phú của văn
học thế giới. Bên cạnh đó đội ngũ những người làm phê bình văn học ngày càng
trưởng thành về trình độ, thái độ và phương pháp làm việc tạo nên chất lượng
mới trong cơng tác thẩm định, đánh giá, phê bình tác phẩm góp phần vào việc
định hướng tiếp nhận cho độc giả. Sự quản lý văn học có chun mơn và trình
độ tơn trọng tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn đã khiến cho đội ngũ nhà
văn tăng lên cả về số lượng và chất lượng. “Những thông tin mới lạ chưa từng
thấy về chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật, về văn học nghệ thuật trên khắp thế
giới, những biến động dữ dội trong nước và cả nước ngồi khiến cho giới trí
thức văn nghệ sĩ dù có quay lưng nhắm mắt cũng khơng thể chủ quan đối với
suy nghĩ lâu nay” [48,136].
Theo ý kiến nhà phê bình Nguyễn Văn Long thì “trên đại thể, từ 1975 đến
nay, nền văn học Việt Nam đi qua hai chặng đường, có sự tiếp nối khơng đứt
đoạn: Từ 1975 đến 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến
tranh sang văn học thời hậu chiến. Từ 1986 trở đi là văn học trong thời kì đổi
mới, bao gồm hai chặng đường nhỏ: từ 1986 đến đầu thập kỷ 90 là chặng đường
văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới
đất nước, từ giữa những năm 90 đến nay, văn học trở lại những quy luật bình

15



thường và hướng sự quan tâm nhiều hơn vào những cách tân nghệ thuật”
[44,10].
Văn học thực sự đã có một sự vận động chuyển mình mạnh mẽ theo
những địi hỏi của cuộc sống, mặt khác trên quỹ đạo mới đó, nó cũng tự vận
động, phát triển theo những nhu cầu của chính bản thân. Nhà văn Nguyên Ngọc
nhận định rằng: “Có một điều thú vị là hành trình văn học của chúng ta mấy
năm qua từ chỗ cố gắng rút ra khỏi đề tài số phận chung của cả khối cộng đồng
thống nhất để đi đến hiện thực xã hội ngổn ngang. Các vấn đề đời tư, đời
thường, số phận cá nhân với nhiều tính chất tả thực, rồi tiếp đi sâu vào thế giới
bên trong từng con người. Cuộc tìm kiếm khó nhọc bên trong thế giới riêng từng
con người – hành trình ấy khơng phải là hành trình thu hẹp dần phạm vi quan
tâm của văn học, ngược lại đó là hành trình mở ra ngày càng rộng hơn, phong
phú đa dạng hơn của văn học” [44]. Nếu như trước kia, hiện thực chỉ là hiện
thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng thì nay cịn là hiện
thực của cuộc sống hàng ngày, với các quan hệ thế sự đời tư vốn đa đoan, đa sự,
phức tạp, chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống.
Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng
tư, số phận, nhân cách với những hạnh phúc và bi kịch. Hiện thực đời sống trong
tính tồn vẹn của nó đã mở ra những khơng gian vô tận cho văn học thỏa sức
chiếm lĩnh, khám phá, khai vỡ. Và người ta nhận thấy “chưa bao giờ văn xuôi
phát triển mạnh mẽ như bây giờ, chưa bao giờ nhà văn được thành thật như bây
giờ. Chưa bao giờ dân tộc ta có một nền văn học phát triển toàn diện và sâu sắc
như ngày nay” [44,127]. Các thể loại văn học đều phát huy được sức mạnh của
mình và “trên bất cứ thể loại nào cũng đều có những đỉnh cao, ngay trong mỗi
thể loại cũng có sự phát triển đa dạng của phong cách, cá tính” [44,13]. Thể loại
tiểu thuyết đã phát huy được ưu thế của mình trong thời điểm lịch sử có nhiều
biến động và đến nay nó vẫn giữ được vai trị quan trọng trong việc phản ánh
những vấn đề hiện thực đang diễn ra ở cả bề rộng lẫn bề sâu. Theo tư liệu của
Ma Văn kháng (trong sách “Đổi mới tư duy tiểu thuyết”, Nxb Hội nhà văn, Hà

16


Nội, 2002) thì năm 2001, có 50 cuốn tiểu thuyết được in ở các nhà xuất bản lớn;
cuộc thi tiểu thuyết do Hội Nhà văn tổ chức trong hai năm (1998-2000), có hơn
200 bản thảo dự thi; cuộc thi tiểu thuyết và lí do Bộ Cơng an và Hội Nhà văn tổ
chức trong ba năm (1999-2002) có hơn 100 bản thảo gửi tham dự… Đã xuất
hiện những nhà văn chuyên tâm viết tiểu thuyết và có nhiều thành cơng đáng kể
như: Chu Lai viết 11 tiểu thuyết (tính đến 2004) với Ăn mày dĩ vãng (1992), như
một tác phẩm tâm huyết nhất, Chu Lai đã khẳng định mình trong làng tiểu
thuyết đương đại; Lê Lựu viết 7 tiểu thuyết (tính đến năm 2000) trong đó Thời
xa vắng (1986) đã dưa nhà văn đến đỉnh cao nhất của nghiệp văn; Nguyễn Khải
cũng đã viết đến 7 tiểu thuyết (tính đến năm 2003) trong đó Thượng đế thì cười
khá độc đáo theo lối tiểu thuyết – tự thuật. Ma Văn Kháng được coi là “nhà tiểu
thuyết lực lưỡng”, hiện nay với 8 tiểu thuyết, trong đó đáng chú ý là Mùa lá
rụng trong vườn (1985), Đám cưới khơng có giấy giá thú ( 1989), Ngược dòng
nước lũ (1999), Trung Trung Đỉnh với 5 cuốn tiểu thuyết đã được xuất bản, nổi
lên là Ngõ lỗ thủng, Tiễn biệt những ngày buồn, Lạc rừng…
Sức hấp dẫn có được của văn xi hiện nay chính là ở chỗ nó liên tục phát
hiện về những cái khuất lấp, ẩn chìm những sức mạnh kì lạ đã chi phối và dẫn
dắt số phận riêng của mỗi cá nhân, không ai giống ai cả. Và hơn bao giờ hết văn
chương cần “phát giác sự vật ở bề chưa thấy ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề
xa” (Chế Lan Viên). Và “nhiệm vụ của nhà văn khơng phải nói ra chân lý mà là
thức tỉnh ý hướng về chân lí hoặc chí ít cũng là thức tỉnh về tình cảm, về phẩm
giá con người trong họ. Văn học thể hiện tinh thần nhân đạo không chỉ bằng sự
xót thương, cảm phục, biểu dương con người mà có thể bằng cả sự quở trách
phê phán” (Đặng Anh Đào).
Nhận định về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Hịa nhận thấy
“dường như đã và đang có một “cái gì đó khác thường” khi đặt cạnh nhau những
nhan đề tiểu thuyết như: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường),

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng), Lạc rừng
(Trung Trung Đỉnh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà) ...” [44,203].
17


Văn xuôi hôm nay đặc biệt là tiểu thuyết đã tiếp cận con người ở nhiều tư
cách, vị thế và trên nhiều bình diện. Nó đặc biệt quan tâm đến con người như
một cá thể, một thực thể sống trong đó chứa đựng cả phần nhân loại phổ qt.
Khi nhìn nhận về tiểu thuyết Việt Nam đương đại có thể thấy một số nét mới
trên những phương diện chính.
1.1.2.2. Cảm hứng sáng tạo mới
“Khi những biến động xã hội luôn luôn tác động đến cuộc sống, số phận
con người đổi thay, những vấn đề thế sự và nhân sinh luôn đặt ra những câu hỏi
dày vò lương tâm của mỗi người thì người viết cũng phải suy nghĩ và có thái độ
thích hợp” (Hà Minh Đức).
Trước những địi hỏi của công chúng mới, các nhà văn đã không thể đi
theo những lối mịn xưa cũ mà đã tự đi tìm cho mình một con đường đi riêng với
những cảm hứng suy tư, chiêm nghiệm, dự cảm về sự biến đổi của thời cuộc,
của thân phận con người.
Cảm hứng phê phán là một trong những nguồn cảm hứng chính của các
nhà văn đương thời. Nếu như trước kia những mặt xấu, cái ác đều bị che lấp đi
dưới một lớp vỏ bọc là cái tốt, cái phi thường, người ta chỉ nói đến những chiến
cơng, những tấm gương anh dũng thì nay mọi góc khuất trong tâm hồn đều được
nhà văn “lột trần” trên trang giấy. Tiểu thuyết đi vào khai thác các đề tài thế sự
đời tư không chỉ bộc lộ những nếm trải suy tư, nghiền ngẫm mà còn phơi bày,
phanh phui các sự vật, hiện tượng để đi đến tận cùng cốt lõi của nó. Nhà văn
khai thác đến các tầng vỉa của hiện thực đời sống; dám nhìn thẳng vào những
“mảnh vỡ”, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung
thực táo bạo. Trong Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải đã nói rằng: “Tơi thích cái
hơm nay, cái hơm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu

đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là một mảnh đất phì
nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ”. Hàng loạt tiểu thuyết đều mang nguồn
cảm hứng này như Hạt mùa sau của Nguyễn Thị Ngọc Tú, Mùa lá rụng trong
vườn, Đám cưới khơng có giấy giá thú của Ma Văn Kháng… Các nhà văn đã
18


“tấn công” vào những chuyện tiêu cực, những vi phạm trắng trợn chà đạp lên
đạo lí, dân chủ và cơng bằng xã hội, phản ánh cuộc sống của một bộ phận xã hội
bị tha hóa. Với tiểu thuyết Đám cưới khơng có giấy giá thú, Ma Văn Kháng đã
phản ánh được cái bi kịch của một nhà giáo, một trí thức: anh ta lúc thì đóng vai
một nhà hiền triết, một nhân cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào
một môi trường mà các giá trị tinh thần bị đảo lộn, một môi trường bị ô nhiễm,
bị băng hoại về đạo đức, nhân phẩm; lúc thì hiện ra như một con người mơ
mộng, lãng mạn hay đỏ mặt vì mặc cảm và sĩ diện nhưng lại bị nhấn chìm trong
cái biển đời thường dung tục; lúc lại là một người say mê nghề nghiệp, nhiều
hoài bão và khát vọng nhưng lại bị vây bủa bởi một xã hội dung tục và cơ hội.
Thời xa vắng của Lê Lựu lại là một sự phê phán mạnh mẽ những thói quen bảo
thủ, ích kỉ một thời. Sài “đứa con khổ sở” của thói quen gia trưởng và tâm lí nơ
lệ làm th, của lịng cuồng nhiệt giáo điều, máy móc. Cuộc đời của anh thực sự
là một tấn bi hài kịch: “nửa đời yêu cái người khác yêu. Nửa đời cịn lại đi u
cái mình khơng có”. Căn ngun trực tiếp của bi kịch đó là do thiếu bản lĩnh cá
nhân. “Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có thế nào
cứ sống thế ấy, không sợ ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định người khác,
cốt để cho đẹp mặt mọi người chứ khơng phải cho hạnh phúc của mình”.
Cảm hứng chiêm nghiệm, suy tư cũng là một nguồn cảm hứng chính
trong các tiểu thuyết của Nguyễn Khải, Chu Lai, Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh…
Các nhà văn tìm về quá khứ, tái hiện lại nó khơng chỉ để chiêm ngưỡng đài kỉ
niệm và chiến cơng vinh quang, mà cịn để soi tìm trong đó những tấm gương
tinh thần và đạo đức, đi tìm những lời giải đáp cho các vấn đề của cuộc sống

hiện tại. Nguyễn Khải nhận thấy: “Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên
tĩnh, giản dị của nó. Hịa bình, n tĩnh, thanh bình mà lại chứa chấp những sóng
ngầm, những gió xốy bên trong. Nhiều người không chết trong tù, trên trận
địa, trong chiến tranh mà lại chết trong “ao tù trưởng giả” khi cả nước đã giành
được tự do và độc lập” [43,72-73]. Viết về đề tài chiến tranh qua hai cuộc kháng
chiến tuy nó đã lùi vào quá khứ nhưng âm hưởng lớn lao của hai cuộc kháng
19


chiến thần thánh của dân tộc vẫn tiếp tục vang dội và thấm sâu vào đời sống
hiện tại. Nhiều lúc quá khứ anh hùng đau thương của đất nước vẫn là điểm tựa,
là xuất phát điểm cho nhiều vấn đề của hiện tại. Trung Trung Đỉnh xem Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh “là một kiệt tác của văn học Việt Nam đương
đại”. Nguyên Ngọc cũng đánh giá rất cao tác phẩm này: “Đây là cuốn tiểu
thuyết viết về cuộc chiõn đấu của một con người tìm lẽ sống hơm nay. Bằng
cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình. Cuốn sách này khơng mơ tả
chiến tranh “mơ tả” một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hơm nay. Hiện thực ở
đây là hiện thực bên trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm –
trách nhiệm của lương tâm. Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẽ chữ là âm
hưởng của khát vọng tiềm tàng. Anh đi tìm nghĩa là anh cịn hi vọng”.
“Một u cầu quan trọng để tạo dựng được một bức tranh của một thời
chính là việc miêu tả thành cơng những số phận của con người. Có hàng vạn
những số phận trong đời. Chính họ là cái đơn vị bé nhỏ nhưng giàu năng lượng
để nói lên tiếng nói một thời đại. Có biết bao mẫu người mới lạ, hay có, dở có để
khai thác, miêu tả” (Hà Minh Đức). Qua đó nhận thấy nguồn cảm hứng chính
chi phối đến tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đó là cảm hứng về thân phận con
người cá nhân. Thời buổi kinh tế thị trường khiến cho con người như bị hoa mắt
trước những lối sống thực dụng. Những số phận bất hạnh, những mảnh đời đáng
giận và cũng rất đáng thương. Con người sống giữa ranh giới mong manh giữa
cao cả và thấp hèn, hạnh phúc và khổ đau, gánh nặng mưu sinh và lương tri…

tất cả những lo toan, vất vả có đơi khi biến họ trở thành con người khác. Con
người đang bị chính bi kịch của cuộc đời gặm nhấm. Nó như hồi chng cảnh
tỉnh gióng lên trong thời kì hậu chiến, thời buổi kinh tế thị trường với lối sống
thực dụng đang gõ cửa từng nhà. Hơn bao giờ hết những giá trị đạo đức, tinh
thần cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Viết về con người với những khát
vọng về hành phúc, về tình yêu là cái đích mà văn học hướng tới. Nguyễn Hịa
khi nói về Thời xa vắng của Lê Lựu đã nhận xét: “Viên đại bác Thời xa vắng
khoan thủng tấm màn vơ hình che giấu nhiều điều lâu nay chúng ta khơng nói
20


tới. Quá khứ đâu chỉ là chiếc bánh ngọt mà nó có cả đắng cay” [44, 43]. Số phận
con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Nhiều cuốn tiểu thuyết
đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch
của cuộc đời họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên
và cái kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản. Con người trong văn học hơm
nay được nhìn ở nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con
người với xã hội, con người với lịch sử, con người của gia đình, gia tộc… với
những người khác và với chính mình.
Từ cái nhìn đối với hiện thực mà xuất hiện những kiểu nhân vật như con
người đa sự, nhiều ưu tư, nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, lắng
nghe những dòng chảy của những lo âu trăn trở, ưu tư dằn vặt, qua đó ta nhận ra
sự tự ý thức của bản thân nhân vật về nhân cách sống. Tiểu thuyết không ngần
ngại miêu tả chất sắc dục, tình yêu nhục thể là một lĩnh vực rất riêng của mỗi cá
nhân. Miêu tả con người tự nhiên, khai thác yếu tố tích cực của con người tự
nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học (Ngược dòng nước lũ của Ma
Văn Kháng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ngõ lỗ thủng của Trung Trung
Đỉnh…). Khơng chỉ có vậy, tiểu thuyết đương đại cịn khám phá con người ở
bình diện tâm linh. “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời
thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng, tơn giáo. Cái thiêng

liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình
ảnh, khái niệm” (Văn hóa tâm linh - Nguyễn Đăng Duy). Việc khám phá thế
giới tâm linh đã mở ra những miền phong phú, bí ẩn khơng cùng của con người,
xuất phát từ một quan niệm không đơn giản, xuôi chiều về con người, từ ý muốn
khám phá con người ở nhiều thang bậc giá trị, ở những tọa độ ứng xử khác nhau,
ở nhiều chiều kích. Có thể nói nghệ thuật là kính hiển vi mà nghệ sĩ đem soi vào
những bí ẩn của tâm hồn mình rồi trình bày những bí ẩn chung cho tất cả mọi
người. Ta bắt gặp kiểu nhân vật này qua những sáng tác của Bảo Ninh, Nguyễn
Khắc Trường, Chu Lai…
1.1.2.3. Nghệ thuật tổ chức tiểu thuyết
21


Khi mơ hình tiểu thuyết cũ khơng cịn hữu hiệu trong việc minh giải các
mâu thuẫn trong cuộc sống đương đại, yêu cầu đổi mới hình thức nghệ thuật tiểu
thuyết được đặt lên hàng đầu. “Mỗi cuốn tiểu thuyết phải chọn hình thức đặc thù
cho mình, mỗi câu chuyện có thể tìm kiếm và tìm thấy cơ thể thích hợp của nó”
[11,41]. Các nhà văn đã và đang đối thoại lại quan niệm trun thống về tiểu
thuyết, cho trình làng nhiều tác phẩm tiểu thuyết ngắn. Cùng với dung lượng
ngắn, tiểu thuyết mới có số nhân vật và sự kiện cũng ít đi. Có thể kể đến như:
Thiên sứ (1988) 174 trang, Marie Sến (1996) 158 trang của Phạm Thị Hồi,
Thoạt kỳ thủy (2004) 163 trang của Nguyễn Bình Phương, Đi tìm nhân vật 330
trang, Lão khổ 230 trang, Thiên thần sám hối (2004) 186 trang của Tạ Duy Anh,
Cõi người rung chuông tận thế (2002) 257 trang của Hồ Anh Thái…” [67,38].
Rõ ràng tiểu thuyết trong những năm gần đây đã có sự phá cách so với tiểu
thuyết truyền thống, đưa ra một quan niệm về lối viết mới của tiểu thuyết. Ngắn
không phải là non yếu biểu hiện một dấu hiệu quan trọng của sự nỗ lực tìm tòi,
đổi mới kĩ thuật – nghệ thuật tự sự của các nhà văn đương đại và “minh chứng
cho một quan niệm về tính tồn thể của thế giới chỉ có thể được biểu hiện và
nhận ra tương phân mảnh của thực tại và tham vọng miêu tả toàn bộ hoặc phần

lớn thế giới trong một tác phẩm tiểu thuyết là siêu hình và trên thực tế là khơng
thể đạt được” [67]. Sự xuất hiện của loại tiểu thuyết ngắn đã đánh dấu sự đổi
mới về kết cấu tiểu thuyết. “Người họa sĩ khi vẽ một cái cây thì khơng thể vẽ tất
cả và cũng chẳng thể nào vẽ từng chiếc lá một cách riêng lẻ. ở nhà văn cũng vậy,
khi chọn lọc những nét cần thiết ở các sự kiện đời sống chính là lúc nhà văn
đang cải biến và xây dựng lại một cách mạnh mẽ các chất liệu – nội dung” [67].
Khước từ kiểu kết cấu truyền thống với những đặc điểm như tính tuyến
tính, tính nhân quả, văn xuôi đương đại đặc biệt là tiểu thuyết đề xuất tính phân
mảnh như là một đặc điểm nổi trội. Trong các tác phẩm, các chương, đoạn được
phân chia rất ngắn và không đều nhau, kết nối với nhau rất lỏng lẻo, thể hiện
tính phân li của các phần với chủ đề trung tâm. Có thể kể đến Maria Sến - Phạm
Thị Hoài, Cơ hội của Chúa – Nguyễn Việt Hà, …Đi vào Thiên sứ của Phạm Thị
22


Hồi có thể thấy sự tách rời, phi tuyến tính rất rõ với 17 chương độc lập và mỗi
chương lại có một tiêu đề riêng rất hàm súc: Chương 1: Cửa sổ; Chương 2:
Mưa; Chương 3: Bé hon; Chương 4: Chủ nhật… Có chương chỉ dài hai trang
sách, có chương lên tới 7 trang… Với những mảnh vỡ văn bản này nhà văn thể
hiện một trạng thái nhân sinh rã rời của quan hệ con người với con người. Lối
kết cấu này nhằm lạ hóa ngơn từ, lạ hóa cách trần thuật, triển khai văn bản gây
chú ý cho người đọc, thay đổi sự tập trung hoặc phi tập trung của việc đọc văn
bản một cách thật biến hóa. Tất cả nhằm tạo ý nghĩa năng động và biến hóa cho
tác phẩm, sự liên tưởng tự do các chi tiết. Đó là dụng ý nghệ thuật của các tiểu
thuyết gia đương đại. Và chính mỗi chương, mỗi đoạn đó là những mảnh văn
bản chứa đựng những mảnh đời sống vô cùng phức tạp, đa dạng với tất cả các
cấp độ, biến hóa của chúng mà nhà văn lựa chọn biểu hiện.
Cùng với kiểu kết cấu phân mảnh là một kiểu kết cấu theo xu hướng mở
thay vì khép kín trong tự sự. Nếu như trước kia, các nhà văn thường kết cấu tác
phẩm theo logic nhân quả kết thúc có hậu thì nhà văn đương đại lại làm ngược

lại. Câu chuyện kết thúc dở dang, bỏ lửng khiến người đọc tự suy ngẫm, tự nhận
thức vấn đề. Ví dụ như Marie Sến – Phạm Thị Hồi, Lão khổ, Đi tìm nhân vật –
Tạ Duy Anh, Cơ hội của Chúa – Nguyễn Việt Hà…
Hầu hết các tiểu thuyết đương đại đều chứa đựng một luận đò nhất định.
Do vậy kết cấu của nó cũng chứa đựng tầng tầng lớp lớp những mảng miếng có
vẻ đơn lẻ của hiện thực, liên kết với nhau theo logic lập luận. Mỗi tác phẩm là
một mơ hình động của một chuỗi bất đối xứng gồm nhiều tuyến, nhiều chiều
kích với nhiều lối vào, nhưng lại khơng có một trục giữa hay một trung tâm, nó
là một sự liên hệ thường hằng với chính mình, nhưng đồng thời cùng với những
gì ở bên ngồi nó. Có thể kể đến Cõi người rung chuông tận thế – Hồ Anh Thái,
Cơ hội của Chúa – Nguyễn Việt Hà...
Trong tiểu thuyết nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố quan
trọng của phương thức biểu hiện, là yếu tố cơ bản tạo nên cá tính sáng tạo của
nhà văn. Ngơn ngữ mang nhãn quan đời thường với tính cá thể hóa cao của nhân
23


vật, biểu hiện là những câu chửi thề, chửi tục, rất gần với ngôn ngữ đời thường
(Thời xa vắng, Dấn thân, Ăn mày dĩ vãng, Ngược dòng nước lũ…) bên cạnh
ngôn ngữ đối thoại là ngôn ngữ độc thoại, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn.
Mặt khác tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã vận dụng thủ pháp dòng ý thức, như
một phương tiện khám phá thế giới tâm linh. Có thể thấy rõ trong các tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Thiên sứ – Phạm
Thị Hoài…
Sự thâm nhập của các thể loại khác vào tiểu thuyết là một nhân tố làm co
giãn cốt truyện. Tiểu thuyết có thể chứa đựng trong nó hình thức của ký, thơ, thư
từ, huyền thoại, tạo nên những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết, nới rộng
cấu trúc thể loại, mở rộng trường nhìn. Sự đan xen giữa điểm nhìn bên trong và
điểm nhìn bên ngồi, điểm nhìn của người trần thuật và điểm nhìn của nhân
vật… đã phá vỡ cái nhìn biết trước nội dung, tạo khả năng đồng sáng tạo ở độc

giả, tinh thần đối thoại đã trở thành nhu cầu đối thoại, biểu hiện căn bản của mối
quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc. So với giai đoạn trước, đây là một sự đổi mới,
nó gắn liền với tư tưởng về một hiện thực đa chiều, không thể biết trước, không
thể biết hết.
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
khơng dừng lại ở nội dung giá trị tư tưởng, “viết cái gì” mà quan tâm nhiều hơn
đến cách viết, phù hợp với hiện thực đương đại sôi động và luôn diễn tiến, với
tinh thần dân chủ hóa cao của thời đại. Độc giả tìm thấy mình trong văn học và
nhà văn chủ động trong ngịi bút, được là chính mình, sống với cái tận cùng tài
năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ đích thực. Những giá trị có giá trị
thẩm mĩ nghệ thuật cao đã bắt đầu xuất hiện, đó chính là sợi dây nối liền văn
học Việt Nam với văn học thế giới, là dấu hiệu nói lên sự đổi thay, sự trưởng
thành và bước đầu hòa nhập của văn học Việt Nam vào văn học thế giới.
1.2. Hành trình tiểu thuyết Trung Trung Đỉnh.
1.2.1. Vài nét về Trung Trung Đỉnh

24


Trung Trung Đỉnh sinh ngày 21 tháng 9 năm 1949, là người con của vùng
đất Vĩnh Long – Vĩnh Bảo – Hải Phịng. Khi đối diện với ơng chắc hẳn ai cung
sẽ nhận thấy ngay chất “văn sĩ” của ông qua cặp kính gọng đồi mồi màu hổ
phách. “Gã đúng là một kẻ “lạc rừng” rất mực hồn nhiên, quáng quàng thế nào
mà lại “lạc vào nghiệp viết” [68].
Trung Trung Đỉnh nhập ngũ từ năm 17 tuổi là bộ đội địa phương nên sống
trong cộng đồng đồng bào dân tộc Tây Ngun, ơng có rất nhiều kỉ niệm với anh
em đồng bào đã từng ăn thề cùng với họ có thể nói tồn bộ tuổi trẻ của ơng gắn
liền với Tây Nguyên. Xuất thân trong một gia đình đồ Nho, cụ thân sinh là ông
đồ dạy học và vẽ tranh. Sinh trưởng trong mơi trường đó nên từ bé ơng đã có
khao khát là được học đến hết bậc thì mới thôi nhưng chiến tranh xảy ra, ông đi

bộ đội nên giấc mơ đèn sách bị gác lại. Trong giới nhà văn – chiến sĩ có lưu
truyền một câu chuyện khá hy hữu rằng Trung Trung Đỉnh là nhà văn duy nhất
khơng biết đất nước đã giải phóng trong khi đang ở chiến trường, và chính ơng
đã thừa nhận điều đó, đó là thời gian ơng cùng một số anh em đồng bào Tây
Nguyên vào rừng đi săn, lấy thịt cho trạm giao liên suốt hơn ba tháng ròng rã.
Đến khi đất nước được giải phóng, rất nhiều bạn bè lo trở về quê hương lấy vợ
nhưng cái khao khát từ bé lại trỗi dậy mãnh liệt nên ông quyết tâm “thi vào đại
học xong rồi làm gì mới làm”. Mơn học mà nhà văn này u thích nhất là sinh
vật nhưng thi không đỗ, về sau ông hạ tiêu chuẩn xuống là đỗ vào trường nào
học trường ấy. Thời gian ơn thi ơng làm Đội trưởng đội chiếu bóng lưu động
chiếu phim phục vụ bộ đội và bà con đồng bào ở Gia Lai – Kon Tum. Năm
1977, ông đã thi đỗ Trường Đại học văn hóa ở Đà Nẵng, được cơ quan chọn đi
học về thư viện. “Hễ cứ rỗi tí nào là đọc sách. Tồn sách dịch thôi? Đọc nhiều,
đọc liên tục. Đọc mờ cả mắt.Đọc sướng lắm! Đó là thời gian tơi đọc được nhiều
sách nhất, đủ loại, từ văn học cho đến Kinh Thánh. Nhất là những nhà văn được
giải Nobel”[20,7]. Nhập học được ít lâu, vơ tình trong lần đến thăm mấy người
bạn là nhà văn, ơng đã gặp nhà văn Nguyễn Chí Trung – Trại trưởng Trại viết
văn Quân khu 5, người đã đọc một vài tác phẩm của ông trước đấy, Nguyễn Chí
25


×