Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết “ sống khó hơn là chết” của trung trung đỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.77 KB, 58 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................
1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................
3
3.1. Mục đích ..........................................................................................................
3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................
4
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................
4
4.1. Nguyên tắc tiếp cận..........................................................................................
4
4.2. Phương pháp cụ thể .........................................................................................
4
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................
5
6. Cấu trúc tiểu luận ................................................................................................
5

B. PHẦN NỘI DUNG ..........................................................................
6
Chương 1: Xung quanh khái niệm nhân vật văn học ............................
6
1



1.1. Giới thuyết về khái niệm nhân vật văn học .....................................................
6
1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975 ............................................
10
1.3. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 ...............................................
12
1.4. Một số nét chính về nhà văn Trung Trung Đỉnh ..............................................
14

Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết “Sống khó hơn là chết” của
Trung Trung Đỉnh .................................................................................
18
2.1. Con người với niềm đam mê sáng tạo .............................................................
18
2.2. Con người với niềm khát khao sống ................................................................
28
2.3. Con người với những ám ảnh của hồi ức ........................................................
39
2.4. Con ngêi víi bi kÞch cđa chÝnh mình ...................................
44
Kết luận ........................................................................................
50
Tài liệu tham khảo .......................................................................
52

Nhõn vt trong tiểu thuyết “ Sống khó hơn là chết” của
Trung Trung Đỉnh

2



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Thực tiễn cuộc sống với bao bộn bề lo toan, với bao bon chen, phức
tạp. Con người như một thực thể bị xóay theo guồng quay của xã hội. Đã có
những lúc hối hả vội vã với những công việc thường ngày, lo miếng cơm manh
áo và cũng có lúc con người tự nhìn nhận, suy ngẫm lại cuộc đời nhưng đó chỉ là
những giây phút hiếm hoi mà họ có được trong cuộc sống này. Tất cả những
cảnh đời, số phận con người với những lo toan, tính tốn, những cảnh éo le
ngang trái đã được Trung Trung Đỉnh khắc họa, phơi bày trung thực qua những
tác phẩm của mình, đặc biệt qua “ Sống khó hơn là chết ”, qua tiểu thuyết này
độc giả có thể có một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện, bao quát hơn về cuộc sống
và con người thời đại.
1.2. Trung Trung Đỉnh- nhà văn gắn bó máu thịt với mảnh đất Tây
Nguyên, với bà con dân tộc Bana. Tình cảm ấy như là một tiềm thức ăn sâu vào
tâm hồn và suy nghĩ của nhà văn. Sau sự thành công của “ Lạc rừng “( 1990 )
với đề tài chiến tranh và người lính cách mạng, Trung Trung Đỉnh khơng chỉ
dừng lại ở đó mà ơng muốn vươn ra ngồi cái lối viết quen thuộc đó, tìm đến
một lối viết khác đó là cuộc sống đương đại. “Sống khó hơn là chết “ thể hiện
một cái nhìn, một quan niệm khá mới mẻ về cuộc sống của con người hơm nay,
điều đó được thể hiện rõ nét qua thế giới nhân vật.
1.3. Tiểu thuyết “Sống khó hơn là chết” đã có mặt trong danh sách đề cử
vào vòng chung khảo giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2009.Điều đó
chứng tỏ giá trị của tác phẩm đã được độc giả nhìn nhận đánh giá cũng như giới
nghiên cứu phê bình. Tác phẩm được xuất bản năm 2008, từ đó dến nay nó đã
được khẳng định trên văn đàn. Quan niệm sống khó hơn là chết liệu có đúng
trong cuộc sống hiên đại hay khơng qua việc tìm hiểu, khám phá thế giới nhân
vật ta sẽ luận giải rõ vấn đề này.


3


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nhà lí luận C. Pauxtoxki đã nói rằng: “Cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa nếu
tuổi trẻ không biết việc của những thế hệ đi trước mình”
Việc khảo sát lịch sử vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa lại một
cách nhìn toàn diện bao quát về hiện tượng vấn đề đang nghiên cứu, mặt khác sễ
thấy được những vấn đề đã bàn đến và những vấn đề đang còn bỏ ngỏ, sẽ là
mảnh đất cho chúng ta khám phá.
Đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội rộng lớn của nó,văn học Việt Nam sau
năm 1975, đã có nhiều bài viết nghiên cứu, nhiếu ý kiến nhận xét, đánh giá của
các nhà nghiên cứu như:
“40 năm văn học Việt Nam” ( 1986 )
“Văn học 1975-1995, tác phẩm và dư luận”
“Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 khảo sát
những nét lớn”….
Tuy nhiên những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát, đề cập một
cách khái quát chứ chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể mà ta đang nghiên cứu và
trong một số bài viết cái trên Trung Trung Đỉnh mới chỉ được nhắc đến với đứa
con tinh thần của mình la “Lạc rừng” và cái tên “Sống khó hơn là chết” vẫn cịn
khá mới mẻ.
Đặt trong bối cảnh hẹp tức là góc nhìn khác nhau của những nhà nghiên
cứu, có thể điểm qua một số ý kiến, bài viêt, bình luận, nhận định về cuốn tiểu
thuyết này như:
Nguyễn Thanh Tâm. book event,
Bích Ngân Vietbao.vn,
Tâm An, “ Phải, sống khó hơn là chết ”,
Nguyễn Chí Hoan, “ Khi đồng tiền kể chuyện ”, nguồn văn nghệ, số 28,
2008

Dương Bình Nguyên,http:// “ Sống lúc nào cùng khó hơn là chết”

4


Nhưng do tác phẩm ra đời trong một khoảng thời gian chưa dài nên các
bài viết về nó chưa nhiều hơn nữa các bài viết trên mới chỉ dừng lại ở một số
khía cạnh nào đó nổi bật trong tác phẩm, hoặc mới chỉ xuất phát từ sở thích, “cái
gu “ của người nghiên cứu mà chưa có một cơng trình nghiên cứu một cách sâu
sắc, tồn diện về tác phẩm này, nhất là vấn đề thế giới nhân vật trong tác phẩm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Chiến tranh đã đi qua, con người được sống trong khơng khí hịa bình,
được tự do vui chơi, tự do học hành, tự do làm việc. Đất nước đổi thay, tư duy
của con người dần theo đó cũng đổi thay. Nếp cảm, nếp nghĩ trước kia, đến nay
dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của nhiều yếu tố khách quan khác đã
có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến tâm lí, tâm thức của người Việt. Việc lựa chọn
đề tài này, chúng tôi mong muốn thông qua thế giới nhân vật của một cuốn tiểu
thuyết mà ngay cái nhan đề của nó cũng đã chất chứa bao quan niệm, triết lí
nhân sinh, thấy được quan niệm nghệ thuật, giá trị tư tưởng của tác phẩm bởi lẽ
“ nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người theo
một quan điểm nhất định và qua các quan điểm mà anh ta lựa chọn. Nhân vật
văn học chính là mơ hình về con người của tác giả”.
Cuộc sống của con người ngày hôm nay có gì khác so với cuộc sống của
con người ngày hơm qua, về tâm lí nhận thức, cũng như những mảnh đời của họ.
Liệu họ có bị xã hội làm mất đi những giá trị nhân bản, bị cuốn theo dịng xốy
của xã hội hiện đại hay khơng. Và liệu rằng đứng trước cuộc sống phức tạp đó,
con người có đủ sức vượt qua và hướng tới một tương lai tốt đẹp hay không.
Cuộc sống của họ sẽ như thế nào khi phải đặt trước sự lựa chọn giữa sự sống và
cái chết, phía nào sẽ tốt đẹp hơn đây. Khám phá thế giới nhân vật trong tiểu

thuyết chúng ta sễ có một sự suy ngẫm, nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn,
thiết thực hơn trong cuộc sống ngày hơm nay.
Với mong muốn khám phá cách nhìn nhận, lí giải cuộc sống và con người
của nhà văn qua tác phẩm này như thế nào và ngòi bút của nhà văn liệu có đi sâu
5


vào từng vấn đề mà cuộc sống phức tạp vốn có của nó đặt ra hay khơng, chúng
tơi đi sâu tìm hiểu về phương diện thế giới nhân vật trong tác phẩm nhằm đưa
đến một giải đáp cho vấn đề này.
Thành công với hai cuốn tiểu thuyết về cuộc sống đương đại “Ngõ lỗ
thủng” (1990) va “Tiễn biệt những ngày buồn” (1990), liệu với “Sống khó hơn
là chết” (2008), nhà văn có phản ánh được những vấn đề gai góc đặt ra trong
cuộc sống hôm nay hay không. Nghiên cứu vấn đề này sẽ là câu trả lời cho
những câu hỏi đó.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài này sễ tiến hành nghiên cứu qua các hướng cơ bản sau đây
3.2.1. Giới thuyết về khái niệm nhân vật văn học
3.2.2. Tìm hiểu về những nét đặc sắc của thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết “Sống khó hơn là chết”.
Với nhiệm vụ đó chúng tôi mong muốn sẽ làm rõ được những vấn đề mà
đề tài đặt ra và nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu theo những nguyên tắc và phương
pháp cụ thể sau đây.
4.1. Nguyên tắc tiếp cận
Đặt đề tài trong khơng khí chung và cái nhìn chung về con người trong

văn học từ sau 1975 đến nay đặc biệt là trong khoảng mười năm trở lại đây. Mặt
khác xuất phát từ quan điểm thi pháp, lấy văn bản ngôn từ làm cơ sở để khảo
sát.
4.2. Phương pháp cụ thể
Sử dụng những phương pháp chủ yếu sau đây.
Phương pháp khảo sát, thống kê nhằm xác định những luận chứng chính
xác cho sự triển khai vấn đề.
Phương pháp đối chiếu – so sánh nhằm thấy được bản chất giá trị của vấn
đề trong mối tương quan với những vấn đề khác.
6


Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu
qua q trình phân tích, diễn giải và khái quát.
5. Đóng góp của đề tài
Tiểu luận nghiên cứu tương đối toàn diện, chi tiết về thế giới nhân vật
cũng như nghệ thuật thể hiện thế giới nhân vật trong “Sống khó hơn là chết”, từ
đó nhằm đề xuất ra một hướng tiếp cận cho việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết của nhà văn nói riêng và trong các tác phẩm của nhà văn nói chung.
Mặt khác đề tài cũng hướng đến việc làm rõ những nét độc đáo trong cách thức
xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật của nhà văn. Tuy nhiên đây có thể
coi là một đề án hay một cuộc thử nghiệm ban đầu cho việc khám phá cây bút
này.
6. Cấu trúc tiểu luận
Chương 1: Xung quanh khái niệm nhân vật văn học.
Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết “Sống khó hơn là chết” của Trung
Trung Đỉnh.

7



B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Xung quanh khái niệm nhân vật văn học
1.1. Giới thuyết về khái niệm nhân vật văn học
Văn học nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo của nhà văn. Qua quá trình
nghiền ngẫm, trăn trở, suy tư, một quá trình thai nghén lâu dài, đứa con tinh thần
cuối cùng cũng được ra mắt bạn đọc, đó chính là tác phẩm- sản phẩm của một
hoạt động tinh thần không mệt mỏi. Tác phẩm đem đến cho bạn đọc sự tiếp nhận
mới về tri thức con người và cuộc sống xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của bất kì
độc giả nào khi tiếp xúc với tác phẩm là quan điểm tư tưởng của nhà văn gửi
gắm trong tác phẩm. Nói như Nguyễn Đăng Mạnh: “Văn học nghệ thuật là một
hình thái hoạt động tư tưởng….nghiên cứu một nhà văn xét đến cùng là nghiên
cứu tư tưởng của ơng ta”. Có thể nói tư tưởng nghệ thuật bao trùm tác phẩm,
“bao trùm cả sự nghiệp sáng tác của nhà văn, chi phối về căn bản toàn bộ thế
giới nghệ thuật của ơng ta. Nó tạo ra cho sự nghiệp ấy, cho thế giới ấy tính thống
nhất, tính hệ thống, hay nói đúng hơn là tính chỉnh thể”. Đấy là tất cả những
điều mà người đọc quan tâm, tìm hiểu. Như câu nói của Hồ Chí Minh khi bàn về
văn học, Bác đặt ra những câu hỏi đầu tiên trước khi cầm bút, đó là “Viết cho
ai ? Viết cái gì ? Viết như thế nào? ”. Điều mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm là
vấn đề gì. Tuy nhiên có thể đi sâu vào tầng vỉa, khám phá ra những giá trị tư
tưởng nghệ thuật đó thì phải xuất phát từ chính văn bản ngơn từ, đặc biệt là hình
tượng nghệ thuật trong tác phẩm hay chính là thế giới nhân vật mà tác giả xây
dựng nên. Theo ý kiến của một nhà nghiên cứu đã nói rằng : “trong văn học, các
tác giả khơng trực tiếp nói mà địi hỏi phải tạo ra một nhân vật để nói thay cho
họ”. Như thế có nghĩa rằng nhà văn với tư tưởng nghệ thuật của ông ta không
Được phát lộ một cách trực tiếp trên bề mặt văn bản, mà được mã hóa qua hình
tượng nghệ thuật, cụ thể là hệ thống nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật có một
vai trị hết sức quan trọng, nó là chiếc thuyền chở những tư tưởng nghệ thuật,
thông qua nhân vật mà người đọc có thể cảm thụ được thế giới nghệ thuật của
8



tác phẩm. “Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng được sáng tạo trong khuôn khổ
một tác phẩm được viết theo một thể loại nào đó…chỉ có thể đánh giá đúng tư
tưởng thẩm mỹ và ý nghĩa tư tưởng của nó nếu cảm thụ và phân tích nó trong
quan hệ với toàn bộ tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật”. Và “ hình tượng
nghệ thuật là căn cứ duy nhất để nhà nghiên cứu có thể tóm bắt được tư tưởng
nghệ thuật của ông ta”. Không chỉ đối với nhà nghiên cứu mà cịn đối với bạn
đọc nói chung thì việc tìm hiểu tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm thông
qua hệ thông nhân vật là việc làm cần thiết và quan trọng. Thế nhưng cần hiểu
rằng thế giới nhân vật không phải là cái loa phát ngôn cho tác giả, không phải là
cỗ máy di động khi nhà văn trao cho nhiệm vụ thể hiện tư tưởng nghệ thuật mà
chính bản thân nó là một giá trị nghệ thuật, một sản phẩm của hoạt động sang
tạo của nhà văn.” Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong
tác phẩm bằng phương tiện văn học”. “Người ta hiểu nhân vật văn học là một
cấu tạo nghệ thuật bởi các yếu tố sau: cách xưng hô đối với nhân vật, tên gọi của
nhân vật, công thức giới thiệu nhân vật ngay từ đầu và những biến đổi trong tác
phẩm làm ta phải sửa lại công thức đó”.
Cần phải hiểu nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ,
khơng thể đồng nhất nó với con người có thật trong cuộc sống. Dù nhà văn có
miêu tả cụ thể chi tiết đến đâu nó vẫn cứ là sản phẩm của hoạt động hư cấu, của
trí tưởng tượng, con người ấy đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà
văn, nó là một thực thể tồn tại trong tác phẩm. Văn học khơng thể thiếu nhân vật
bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới hiện thực một
cách đầy hình tượng.Bản chất của văn học là quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái
hiện được đời sống được những chủ thể nhất định,đóng vai trị như những tấm
gương của cuộc đời.
Nhân vật trong tác phẩm có thể hình dung theo những cách cảm nhận
khác tùy vào từng đối tượng độc giả. Nó có thể là những con người tốt, hiền
lành, chăm chỉ, hiếu thảo trong trí tưởng tượng của trẻ thơ khi đọc những truyện

cổ tích về những nàng cơng chúa và những chàng hoàng tử, về những mụ phù
9


thủy gian ác hay những ông bụt hiền từ. Nhưng đối với cách nhìn nhận theo cách
nhìn khác, quan điểm khác thì thế giới nhân vật hiện lên mang dáng vẻ, hình hài
khác, cho dù bất kì nhân vật được xây dựng trong tác phẩm cũng nhằm một mục
đích nhất định. Có thể nói “nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực”, chức
năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện
những hiểu biết,những ước ao và kì vọng vào con người. Nhà văn sáng tạo ra
nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá
nhân đó. Hiện thực cuộc sống như được hiện lên qua thế giới nhân vật. Nhà văn
đã khoác lên nhân vật một chiếc áo được dệt bằng những cảm xúc những trạng
thái tâm lý khác nhau, đã thổi vào linh hồn nhân vật một cái nhìn một sức sống
mới. Phản ánh hiện thực, khái quát hiện thực là chức năng cơ bản của nhân vật
văn học. Qua nhân vật độc giả không chỉ cảm nhận được hiện thực cuộc sống
con người mà nhân vật còn dẫn dắt độc giả vào những mơi trường khác nhau của
cuộc sống, nó có thể là cái khơng khí ngột ngạt, bó buộc trong thời kì phong
kiến với những luật lệ khắt khe, có thể là sự dũng cảm, lịng quyết tâm trong
cuộc kháng chiến và cũng có thể là cái cá nhân với đầy đủ mối quan hệ phức tạp
của nó trong cuộc sống hôm nay. Độc giả không chỉ thấy được những tính cách,
những số phận khác nhau qua hệ thống nhân vật mà quan trọng hơn hết còn thấy
được quan niệm tư tưởng nghệ thuật của nhà văn thể hiện trong đó. “Nhà văn
sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện một tư tưởng về cuộc đời…Nhân vật là cơng
cụ cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa để mở rộng các
mảng đề tài mới. Người ta nói đến vai trị mở rộng của đề tài của các nhân vật
hề,nhân vật du đãng, những kẻ đầy tớ, những người ăn mày trong văn học Châu
Âu. Cũng có thẻ như vậy về vai trị của các nhân vật a hồn trong “Tây sương
kí” của Vương Thực Phụ…Chúng mở ra đời sống nội thất của các nhà đâị gia và
nhu cầu tình yêu tuổi trẻ dưới chế độ phong kiến”.

Bất kì một tác phẩm nào được viết theo thể loại nào thì cũng khơng thể
thiếu vắng nhân vật, bóng dáng của nhân vật. Dù số lượng nhân vật ít hay nhiều
thì đều mang đậm dấu ấn sang tạo của nhà văn. Tiểu thuyết cũng như các thể
10


loại khác, nhân vật đóng vai trị là yếu tố hàng đầu. Tiểu thuyết ngoài việc phản
ánh, tái hiện bức tranh ngồi xã hội cịn có khả năng đi sâu khai thác,khám phá
thế giới nội tâm nhân vật. Đó là chị Út Tịch trong “ Người mẹ cầm súng ” của
Nguyễn Thi, một chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, một người vợ đảm đang, một người
mẹ giàu lòng thương con. Những trận đánh ác liệt xảy ra, nhưng chị vẫn quyết
tâm chiến đấu với câu nói như thét vào mặt quân thù “còn cái lai quần cũng
đánh”. Ai cũng hiểu hồn cảnh của chị, nhà đơng con nhưng chị vẫn biết cách
chăm lo cho chúng, vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có thể nói chị Út Tịch là
hình ảnh người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất trong chiến đấu hi sinh.
Cả cuộc đời chiến đấu vì hạnh phúc của con người, nhưng cũng vì cả dân tộc, cả
đất nước. Hay đố là Tnú, là Mai, là Dít, và cả dân làng Xô Man trong “Rừng xà
nu” của Nguyễn Trung Thành, họ đã đứng lên đấu tranh cho tự do của dân làng
mình, cho tự do của đất nước mình. Ai cũng một lịng hi sinh, cùng chung lí
tưởng chiến đấu. Có thể nói thời kì này đã phản ánh cái khí thế tinh thần của
thời đại. Văn học ba mươi năm chiến tranh đã lấy đề tài xã hội lịch sử làm nội
dung khai thác chủ yếu, lấy số phận cộng đồng làm đối tượng thể hiện và phân
tích lấy cảm hứng anh hùng ca làm cảm hứng nền tảng. Sự ưu tiên của nhà văn
cho lịch sử, cho phương diện cộng đồng hoàn toàn phù hợp và xác thực với yêu
cầu thời đại và tâm lí công chúng độc giả. Khi vận mệnh dân tộc thành vấn đề
trung tâm, nhiệm vụ cấp bách của toàn dân tộc, mọi quyền lợi và ứng xử cá nhân
đều được đặt dưới lợi ích chung của cách mạng. Điều này lí giả tại sao con
người cá nhân ít dược đề cập đến hoạc khơng được nói tới bởi lẽ mọi thể hiện
của con người cá nhân với những mặt hạn chế sẽ khơng thể nào phù hợp trong
khơng khí chiến đấu của tồn dân tộc.

Trần Đình Sử cho rằng thành tựu nổi bật của văn học kháng chiến là thể
hiện niềm tin, lý tưởng, ý chí, con người này xuất hiện trong không gian cộng
đồng được ý thức chủ yếu qua lí tưởng tập thể. Tính chất sử thi và tầm vóc dân
tộc là đặc điểm căn bản của hình tượng con người trong văn học chống Mỹ cứu
nước. Giọng văn hào hùng, ngợi ca thể hiện niềm tin hân hoan vào ngày mai
11


phía trước. Những con người “ ra đi đầu khơng ngoảnh lại” chiến đấu với tinh
thần “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai ”
(Phạm Tiến Duật), tất cả mọi vấn đề trong tác phẩm từ mối quan hệ xã hội
chung nhất đến cái riêng nhất là bản ngã cá nhân đều nằm trong chuẩn mực
chung của xã hội.
Văn học 1945-1975 không phải là của cá nhân mà là tiếng nói của cả một
cộng đồng, cả một dân tộc trước thưt thách quyết liệt của vận mệnh Tổ quốc.
Đây là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa
anh hùng. Nhân vật trung tâm của nó là những con người gắn bó số phận mình
vào số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao quý của dân tộc. Tình cảm
chủ yếu của văn học giai đoạn này là tình cảm đồng chí, đồng bào, tình quân dân
đối với Đảng, đối với Bác Hồ. Mọi thứ tình cảm khác đều được nâng lên thành
tình cảm chính trị kể cả tình u lứa đơi.
Nhưng một điều cần phải thấy rằng văn học giai đoạn nay không phải là
cái loa phát ngơn cho chính trị mà bản thân nó đã tạo ra những giá trị nghệ thuật,
đã thực hiện nghĩa vụ của mình cổ vũ cho tinh thần chiến đấu của dân tộc.
1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam 1945-1975
Văn học Việt Nam 1945-1975 phát triển trong hồn cảnh đặc biệt và khác
thường đó là hai cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ của dân tộc ta. Hoàn
cảnh chiến tranh đã chi phối rất lớn đến quá trình sáng tác văn học. Văn học chịu
sự tác động không nhỏ bởi những quy luật bất thường của hiện thực thời chiến.
Theo sát nhiệm vụ chính trị với những biến cố lịch sử lớn lao, văn học ý thức

dược mình như là một thứ vũ khí đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. Tiểu
thuyết nói riêng và văn xi nói chung của văn học giai đoạn 1945-1975, đã tập
trung bám sát việc khắc họa con người ở nhiệm vụ chính trị của nó.Chính hiện
thực thời chiến đã khơi dậy và phát huy cao độ ý thức cộng đồng mà cốt lõi là
lòng yêu nước tinh thần và ý thức giai cấp. “Cảm hứng chủ đạo của cả nền văn
học cách mạng 1945-1975 là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng đọc lập tự do cho
dân tộc và chủ nghĩa xã hội”(Nguyên Ngọc).Văn học thực hiện nhiệm vụ cao cả
12


và thiêng liêng của mình là phục vụ chính trị, cổ vũ cho cuộc chiến đấu của toàn
dân tộc. Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, “khơng có
gì q hơn độc lập tự do” tất cả những cả những người con Việt Nam đều một
lòng hướng về Tổ quốc, đều quyết tâm chiến đấu hi sinh vì nền độc lập của nước
nhà. Hàng vạn những thanh niên lên đường nhập ngũ khi tuổi đời vẫn còn xanh,
hang vạn em bé tham gia làm hoạt động giao liên, liên lạc…Một khơng khí
chiến đấu sục sơi và mạnh mẽ, quật khởi và quyết liệt. Theo sát hiện thực, văn
học cũng vận động theo dòng chảy của lịch sử sục sơi, hịa hung và oanh liệt
ấy.Nhà văn đứng trên lập trường giai cấp mà tuyên truyền cổ vũ chiến đấu.
Nghĩa vụ công dân là nghĩa vụ cao cả nhất, thiêng liêng nhất. Đội ngũ các nhà
văn chính là những người đi tiên phong trong trên mặt trận chống quân thù, họ
cầm súng chiến đấu trên những tuyến lửa ác liệt nhất, họ cũng dùng ngịi bút của
mình làm thứ vũ khí tinh thần chiến đấu. Có lăn lộn với thực tế cuộc chiến đấu
mới có thể hiểu được những mất mát hi sinh.Nếu “không tiếp xúc, không lăn lộn
với thực tế, khơng có kinh nghiệm sống, người cầm bút khơng thể có được tư
tưởng nghệ thuật theo đúng nghĩa của nó, khơng sáng tạo được hình tượng nghệ
thuật thực sự ”. Sự trải nghiệm cũng như những kinh nghiệm trong chiến đấu đã
khiến các nhà văn, nhà thơ tạc lên những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời. Văn
học thực sự đã trở thành bức tranh xã hội rộng lớn, phản ánh những vấn đề lớn
lao của lịch sử dân tộc. Hình tượng nghệ thuật được tập trung xây dựng trong tác

phẩm là con người cộng đồng và con người thời đại, con người theo kiểu sử thi
gắn với giai cấp và đạo lí, con người “phe ta” gắn liền và phát triển theo những
biến cố cách mạng của dân tộc. Các nhà văn tập trung thể hiện dịng vận hành
của kịch sử, đó là những hình ảnh con người đẹp nhất, con người gắn bó số phận
cá nhân với số phận cộng đồng trong cuộc chiến đấu cho lí tưởng chung. Hình
tượng những con người anh hùng hiện lên trong hầu hết các tác phẩm của
Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Anh Đức…Giọng điệu chủ yếu trong các tác phẩm
đều là giọng hào hùng, ngợi ca tinh thần chiến đấu. Hình tượng con người sử thi

13


gắn liền với cảm hứng lãng mạn mang âm điệu lạc quan, đầy khí thế chiến đấu
của ngày ra trận.
1.3. Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Với chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cuộc kháng chiến
trường kì và gian khổ của dân tộc ta đã kết thúc thắng lợi, mở ra một kỉ nguyên
mới cho dân tộc Việt Nam., đất nước được sang trang. Sau những hi sinh mất
mát ngoài chiến trường, giờ đây con người được trở về với cuộc sồng hịa bình
với những cơng việc thường ngày, trong khơng khí hịa bình yên ấm, bát tay vào
xây dựng cuộc sống mới. Nếu như trước kia “nhà văn chỉ thích nói điều hay
khơng dám nói điều dở…hay là nói điều dở lại phải kèm theo rất nhiều cái
hay…hoặc tìm những nguyên nhân vì sao mà dở mà họ thương đỏ là do tại trời,
tại đất, tại thiếu tại nghèo, tại người này người kia mà khơng dám xét đến chủ
trương chính sách là đúng hay sai, là phù hợp hay lỗi thời, thành thử viết nhiều
mà như khơng viết gì cả”, thì đến nay trên tinh thần đổi mới, “đánh giá tình hình
là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”… “Tiếng nói của
hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là tiếng nói đầy trách nhiệm, trung
thực, tự do, tiếng nói của lương tri, của sự thật, của tinh thần nhân đạo cộng sản
chủ nghĩa, phản ánh được sâu xa nguyện vọng của quần chúng…”.

Văn học Việt Nam sau 1975 thực sự có một cuộc chuyển mình, một sự đổi
mới rõ rệt. Người ta đọc một lời ai điếu cho một giai đoạn minh họa và yêu cầu
nghệ thuật phải được đổi mới, phải đổi khác. Theo các nhà nghiên cứu, văn học
Việt Nam ba mươi năm qua đã đi qua ba chặng đường có sự tiếp nối khơng đứt
đoạn, từ 1975-1985 là thời kì chuyển tiếp từ văn học sử thi sang văn học thời
hậu chiến, từ 1987 đến đầu thập kỉ 90 là thời kì văn học đổi mới sơi nổi, mạnh
mẽ, từ 1993 đến nay văn học trở lại với những quy luật thơng thường của nó và
hướng sự quan tâm nhiều hơn đến con người cá nhân trong ý thức nhân bản của
con người.Xu hướng dân chủ hóa nhất là những năm 80 trở đi trở thành xu
hướng vận động bao trùm của cả nền văn học. Văn học giai đoạn trước được
nhìn nhận như là thứ vũ khí tư tưởng của cách mạng phục vụ mục tiêu và đáp
14


ứng những yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Văn học thời kì này khơng từ bỏ
vũ khí tinh thần của nó, nó được nhấn mạnh trước hết ở tinh thần, ở sức mạnh
khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm, nó
phát biểu cho những quan niệm, chính kiến của mỗi người nghệ sĩ về xã hội và
con người.
Văn học khơng chỉ là tiếng nói chung của cộng đồng, thời đại mà cịn là
phát ngơn của mỗi cá nhân, văn học dần trở lại với những quy luậy thông
thường của nó, con người trở về với mn mặt đời thường, phải đối mặt với bao
nhiêu vấn đề của cuộc sống. Ý thức cá nhân của con người được thứ tỉnh, đòi
hỏi sự quan tâm đến mỗi người, đến từng số phận. Ta bắt gặp con người với
những dằn vặt, hồi ức sau chiến tranh, họ bước ra khỏi cuộc chiến với một sự
ám ảnh rất nặng nề trong hầu hết các tác phẩm “Ăn mày dĩ vãng” của Chu Lai,
“Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Miền cháy” của Nguyễn Minh Châu,
“Lạc rừng” của Trung Trung Đỉnh…
Như Trung Trung Đỉnh có lần đã nói: “Trước sau tơi vẫn khơng thốt
được cuộc chiến tranh.Viết cái gì rồi cũng quay về cái đó.Đó là nỗi ám ảnh lớn

nhất trong đời tơi.Đó là tồn bộ tuổi trẻ của tơi.Nhưng có lẽ đó là số phận, không
thể anh muốn thế nào cũng được”. Những con người đi qua cuộc chiến tranh
nhưng vết thương của chiến tranh vẫn hằn sâu trong tâm hồn của họ. Nguyễn
Minh Châu trong “ Mùa trái cóc ở miền Nam” đã bộc bạch: “Tôi biết trong và
sau trận đánh lịch sử cuối cùng ấy biết bao chuyện thật và chuyện giả dối đến
đau lòng. Cái sự thật nghiệt ngã sẽ lắng đọng mãi mãi trong trí nhớ những thằng
lính đang ngồi đây với tôi nhưng nay mai sẽ mỗi người đi mỗi ngả. Còn lịch sử
viết thành văn bao giờ cũng sang trọng và sạch sẽ”. Nhiều tác phẩm đã thành
công trong việc thể hiên những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận
con người trong sự vận động phát triển như: “Mùa lá rụng trong vườn”, “ Ngược
dòng nước lũ” của Ma Văn Kháng, “Thời xa vắng” của Lê Lựu…Đặc biệt khi
bước vào thời kỳ đổi mới, văn học phát triển mạnh theo khuynh hướng nhận
thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản.
15


Nhiều mảng tối của bức tranh hiện thực trước đây thường bị che khuất thì nay
hiện ra với bao điều xót xa, nhức nhối. Nhà văn đi sâu vào khai thác đè tài thế sự
đời tư, không chỉ bộc lộ những nếm trải, suy tư, nghiền ngẫm mà còn phơi bày,
phanh phui các sự việc hiện tượng để đi đến tận cùng bản chất của nó. Vấn đề
hạnh phúc con người và vấn đề cái riêng của mỗi cá nhân trở thành mối quan
tâm hàng đầu trong văn học. “Phạm vi đối tượng sang tạo được mở rộng, khai
thác đến các tầng vỉa của hiện thực đời song con người. Thế nhưng nhà văn
khơng cịn coi việc miêu tả hiện thực đời sống là mục đích của nghệ thuật mà
coi trọng hơn đến hiện thực của con người với thân phận và cuộc đời của nó”.
Hiện thực cuộc sống đã đổi khác đó là hiện thực của đời sống hàng ngày
với những mạch nổi, mạch ngầm, với những mối quan hệ thế sự vốn đa đoan ,
đa sự, phức tạp chằng chịt. Đó cịn là hiện thực của đời sống cá nhân với những
vấn đề riêng tư số phận, nhân cách, với khát vọng hạnh phúc. Hiện thực đời
sống trong tính tồn vẹn của nó đã mở ra những khơng gian vô tận cho văn học

thỏa sức chiếm lĩnh khám phá. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng
của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử. Con người trong văn học
hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: con
người với xã hội, con người với lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con
người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình.
Con người cũng được văn học khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện, nhiều tầng
bậc: ý thức và vô thức , dời song tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên bản
năng , khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt trong
tính nhân loại phổ quát.
Thực sự đến với những trang viết của Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phạm
Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ …đã mang lại một cách nhìn mới về cuộc sống
hơm nay, nó địi hỏi mỗi người cần phải có cái nhìn, thái độ sống đúng đắn, một
sự suy ngẫm nghiêm túc, một cách đặt lại vấn đề về ý nghĩa của cuộc sống.
1.4. Một số nét chính về nhà văn Trung Trung Đỉnh

16


Trực tiếp sinh ra và lớn lên trong khói lửa bom đạn của chiến tranh, Trung
Trung Đỉnh đã hiểu được như thế nào là sự khốc liệt của nó. Cũng như đối với
hầu hết các nhà văn quân đội khác như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Chu
Lai, Khuất Quang Thụy, Lê Lựu … khi bước ra khỏi chiến tranh , những dư âm
của nó vẫn cịn ám ảnh, day dứt mãi không thôi. Dường như chiến tranh đã lấy
đi ở họ toàn bộ sức lực, cả sức lực về thể xác cũng như về tinh thần, sức lực
sống và sức lực của người cầm bút. Bước ra khỏi cuộc chiến, họ làm sao quên
được những năm tháng đầy ác liệt và gian khổ đó, với những mất mát hi sinh và
có cả những niềm sướng khổ, vui buồn mà người lính phải trải qua. Hơn ai hết,
chính họ là những người hiểu được sâu sắc nhất giá trị của sự sống , ranh giới
mong manh giữa sự sống và cái chết . Trong khơng khí hào hùng của lịch sử tất
cả cùng chung lý tưởng, cùng chung chiến hào, cùng chung một mục đích, con

người anh hùng hiện lên sáng chói, sự hy sinh của cá nhân là sự hi sinh cho cộng
đồng, dân tộc, những con người mang vẻ đẹp của lý tưởng , sang ngời chân lý,
nhà văn Trung Trung Đỉnh cũng khơng nằm ngồi sự chi phối của khơng khí
thời đại đó. Với tư cách là nhà văn – chiến sĩ , Trung Trung Đỉnh vừa là một
chiến sĩ tham gia chiến đấu trên mặt trận vừa sang tác, ghi lại cái khơng khí hào
hùng đó.
Trung Trung Đỉnh là nhà văn gốc Hải Phòng nhưng những trang viết của
ông lại in đậm những khung cảnh của núi rừng Tây Nguyên. Chính những năm
tháng sống cùng bà con các dân tộc Tây Nguyên đã trở thành nguồn tư liệu sống
giúp ơng viết nên tác phẩm của mình. Với tác phẩm đầu tay là “ Những khấc
coong chung” viết về một trận đánh mà bộ đội ta phục kích trên cây cao, bất ngờ
tấn công cả một đơn vị của địch đang hành quân, diệt được cả xe tăng và khá
nhiều binh lính. Truyện ngắn ấy đã được gửi theo đường giao liên ra tịa soạn
Qn giải phóng và được in trên tạp chí văn nghệ qn giải phóng miền Trung
Trung bộ. Nhưng trước khi xuất hiện nhà văn Trung Trung Đỉnh đã có một “tác
giả thơ” Trung Trung Đỉnh.Năm 1977, trường ca của ơng đã được trích in dài tới
10 trang trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội cũng có các tên mang đậm chất Tây
17


Nguyên “ Pui Kơ Lớ”. Tác phẩm được viết theo kiểu kể “ khan” của bà con các
dân tộc. Nhiều năm hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên thời kì chống Mĩ cứu
nước nên bản thân ơng có một vốn sống về vùng đất này rất phong phú. Hiện
thực đó đã đem đến cho ông những trải nghiệm quý giá.
Từ một anh lính thuộc tỉnh đội Gia Lai với các cơng việc cấp trên giao
phó: cử đi học nghề y, dạy văn hóa, rồi được quân khu gọi ra để học một khóa
chiếu bóng ; từ đó anh gắn bó với nghề, đi chiếu bóng khắp nơi, chủ yếu là cho
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nhưng rồi cái duyên, cái nợ đã đưa Trung
Trung Đỉnh đến với nghề văn chương “ Hồi ở trong rừng, tôi đã làm đến mấy
trăm bài thơ”, Trung Trung Đỉnh đã có lần tự bộc bạch. Sau hịa bình năm 1977,

Trung Trung Đỉnh được cơ quan chọn đi học thư viện ở trường Đại học Văn hóa
Đà Nẵng, nhưng được một năm lại bỏ ngang “ lạc” trở về trại viết và từ đó số
phận “ lạc” hẳn sang nghiệp viết văn. Có thể nói tồn bộ tác phẩm của Trung
Trung Đỉnh đều viết bằng ký ức. Đó là ký ức về chiến tranh , về những ngày
sống gắn bó với núi rừng Tây Nguyên, với đồng bào dân tộc BaNa, lần lượt tác
phẩm được ra đời. Với “ Lạc rừng” ( tác phẩm đã đoạt liền hai giải, một của bộ
Quốc phòng, một trong cuộc thi tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam) Trung
Trung Đỉnh đã trở nên quen thuộc trên văn đàn từ 10 năm trở lại đây với 5 tập
truyện ngắn, 5 tiểu thuyết đã được xuất bản. Với những cái tên quen thuộc đối
với bạn đọc như “ Ngõ lỗ thủng”(1990), “Tiễn biệt những ngày buồn” (1990) ,
“Ngược chiều cái chết”(1989), “Gốc đá” (Tập truyện ngắn 1980)…và gần đây
nhất,ơng đã cho ra đời tiểu thuyết “Sống khó hơn là chết” (2008). Tác phẩm
mang đậm tính chất triết lí,quan niện của nhà văn về cách nhìn con người và
cuộc đời, tác phẩm đã góp mặt trong vịng chung khảo của giải thưởng Hội nhà
văn Việt Nam năm 2009.
Trung Trung Đỉnh đã thử nghiệm ngịi bút của ình trên 2 mảng đề tài :
chiến tranh và cuộc sống đương đại, trên hai mảng đề tài đó Trung Trung Đỉnh
dều đã đạt được những thành công nhất định. Là những người lính bước ra khỏi
cuộc chiến tranh nhưng những dư âm của nó vẫn cịn vang vọng mãi, “Viết về
18


chiến tranh chủ yếu bằng kí ức…viết về những điều mình từng chứng kiến, từng
trải qua. Những người sống trong thời kì chiến tranh thì lại càng viết nhiều về
nó”. Với Trung Trung Đỉnh có lẽ đó là số phận là cuộc sống gắn bó của ơng. Và
ngay cả khi viết về cuộc sống đương đại thì cái nhìn về q khứ, những kí ức,
hồi ức về nó ln ln đeo bám, và ông nhận thấy rằng: “Tôi luôn cảm thấy cõi
thực của hơm nay chính là cái kho q khứ mà con người ta phải è cổ ra mà
mang vác nó”. Càng đi nhiều ơng càng có sự trải nghiệm nhiều hơn và cách viết
cũng thay đổi nhiều hơn, nhiều suy nghĩ trăn trở về cuộc sống và con người

trong thời đại hôm nay. Thế nhưng ấn tượng của nhiều người khi đọc tác phẩm
của ông là những trăn trở, ám ảnh kí ức về chiến tranh và “Trong ấn tượng của
tơi Trung Trung Đỉnh lúc nào cũng có cái vẻ ngơ ngác. Dường như sau bao năm
tham gia chiến tranh ở vùng rừng núi Tây Nguyên về, nhà văn gốc Hải Phòng
này vẫn còn bị ám ảnh bởi những lần chui rúc trong rừng…khi quay về với cuộc
sống phố phường rồi anh vẫn cịn bỡ ngỡ, thấy mình lạc lõng nên anh lại quay
về với rừng núi, trở về với địa hạt chiến tranh quen thuộc của mình”. Vì thế
người ta đặt biệt hiệu cho ơng là “Trung Trung Đỉnh- người lạc phố”.
Với cuốn tiểu thuyết “Sống khó hơn là chết” (2008) nhà văn đã đưa ra
một quan niệm, một cách nhìn nhận về cuộc sống và con người trong thời kì hậu
chiến và trong cả cuộc sống hôm nay, liệu sau bao nhiêu năm im tiếng sung,
tiếng bom, những con người ấy có thể thốt ra khỏi cuộc chiến tranh liệu họ có
thể hịa nhập vào cuộc sống hiện đại hôm nay được hay không và cuộc đời của
họ trong cuộc sống hôm nay ra sao, tất cả sẽ được cụ thể hóa qua việc tìm hiểu
thế giới nhân vật trong tác phẩm.

19


Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết “Sống khó hơn là
chết” của Trung Trung Đỉnh
Quan nệm giữa sự sống và cái chết không phải đến bây giờ mới đặt ra mà
nó đã trở thành một câu hỏi nhức nhối, dằn vặt trong các thế hệ tiểu tư sản tri
thức đặt ra dưới thời kì thực dân phong kiến. Khi nói đến khuynh hướng hiện
thực phê phán thì người đọc khơng thể qn được hình ảnh anh giáo Thứ trong
“Sống mịn” của Nam Cao. Tác phẩm ban đầu với cái tên là “Chết mòn” nhưng
sau được đổi lại thành “Sống mòn”. Trải qua lớp phủ của thời gian, giá trị của
tác phẩm vẫn còn nguyên đến ngày nay. Khi đọc tiểu thuyết “Sống khó hơn là
chết” bỗng dưng trong hình dung cua bạn đọc liên tưởng đến những câu triết
luận, những dằn vặt, những xung đột trong nội tâm nhân vật Thứ trước cái

khơng khí ngột ngạt của cuộc sống. Quan niệm sống-chết được đặt ra một cách
gay gắt như là một vấn đề cấp bách của sự sống con người. Thứ quan niệm
“sống là để làm cái gì đẹp hơn, cao quý hơn...Sống là để phát triển đến tận độ
những khả năng của lồi người.Sống khơng phải là cái lối sống vô tri vô giác
của cỏ cây…Làm thế nào cho được sống! Cơm! Áo! Sự an toàn! Tương lai”.
Đối lập với nó là quan niệm về mối quan hệ giữa sự sống và cái chết: “…rồi y sẽ
chết mà chưa làm gì cả chết mà chưa sống…Chết là thường…Chết ngay trong
lúc sống thì mới thật nhục nhã”. Người đọc có thẻ cam nhận được một sự ngột
ngạt, bức bách của cuộc sống, một thực trạng mà sự sống đang đi dần về cái
chết, đó là “ cái chết ngay trong lúc sống-cái chết của những người sống sờ sờ ra
đấy mà khơng biết dùng sự sống của mình vào việc gì”.
Quả thật với nhãn quan của con người hiện đại nhìn về một giai đoạn lịch
sử thì vấn đề tồn tại trên cuộc đời này thật khó và thật khổ. Sống mà cũng như la
chết, chết ngay trong lúc sống. Cuộc sống dường như khơng có lối thốt chi có
một cách duy nhất là chết, nhưng chết như thế thì thật là nhục nhã vi “y đã làm
gì chưa”.

20


Khi đến với tác phẩm của Trung Trung Đỉnh, một lần nữa người đọc có
thể hiểu và cảm nhận thấy tính triết lí sống như thế nào liệu sống có đúng phải
khó hơn là chết hay khơng trong bối cảnh thời đại ngày nay. Và liệu cái chết có
phải là một giải thốt. Khơng phải cứ nói đến cái chết là có thể chết một cách dễ
dàng cái chết chỉ là sự đánh dấu trong bước ngoặt cuộc đời của con người, đó là
khi người ta đi đến tận cùng nỗi đau, đi đến tận cuối con dốc của cuộc đời. Chết
thì thơi rồi nhưng đã sống và sống như thế nào cho đúng nghĩa của từ sống mới
thật là khó biết bao.
Tác phẩm có một lai lịch khá đặc biệt, chỉ gói gọn trong 160 trang in mà
nhà văn viết từ năm 1980 cho đến tận 2007 và đến năm 2008 mới ra mắt bạn

đọc. Đọc tác phẩm người đọc dễ dàng nhận ra cái khơng khí của những năm 80
của thế kỉ trước ở phần đầu tác phẩm, “phản ánh một giai đoạn mà hơm nay
chúng ta nhìn lại như đọc chuyện cổ tích”. Phần cuối chính là cõi thực dược viết
vào những ngày gần đây, những ngày tháng của xã hội hiện đại. Câu chuyện
được kể bởi một nhân vật cũng rất đặc biệt đó là một đồng tiền lẻ một nghìn
nhàu nát và mất góc. Qua lời kể lại thì nó đã trải qua thân phận trơi dạt của mình
qua rất nhiều người,nhiều số phận khác nhau, từ một đức ơng lịng lành qua tay
chị Nhài đến một nhà nghiên cứu xã hội học tên Hải, sau cùng số phận của nó
lạc về một tịa soạn báo rồi nằm trong tay một nhà văn tên Bình. Đồng tiền đã
gắn bó với nhà văn, đã kể cho nhà văn nghe những câu chuyện, những mảnh đời
mà nó đã gặp trong chuyến hành trình “lạc” đời của nó. Và rồi chính bản thân nó
cũng cùng nhà văn tham gia vào câu chuyện. Kết cục sau cả chuyến hành trình
lưu lạc ấy đồng tiền mãi chỉ là một đồng tiền lẻ và nó khơng ngờ số phận của nó
lại được hóa theo cùng với những đồng tiền âm kia để về với hư vô. Tác phẩm
hấp dẫn người đọc ngay từ những trang đầu tiên đồng tiền đóng vai trò dẫn dắt
người đọc vào câu chuyện,đưa người đọc đến với những mảnh đời khác nhau,
những số phận khác nhau. Và qua đó người đọc thấy được những triết lí quan
niệm, mang đầy tính nhân văn. Qua việc tìm hiểu thế giới nhân vật người đọc sẽ
nhận ra được những điều ẩn sâu trong đó.
21


2.1. Con người với niềm đam mê sáng tạo
Bất kì một cơng việc gì, bất kì một ngành nghề gì đều rất cần đến niềm
đam mê sang tạo. Hơn nữa đối với văn chương thì điều đó lại càng quan trọng
bởi đó là điều kiện sống cịn của văn chương, đồng thời cũng là nguyên tắc, là
hoạt động sang tạo nghệ thuật. Nếu như đối với nhà khoa học, với lịng đam mê
sáng tạo, họ đã hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa học, tạo ra những sản
phẩm sang tạo của trí tuệ phục vụ cho cuộc sống của con người thì đối với nhà
văn sản phẩm mà họ làm ra chính là tác phẩm văn học. Nhờ tinh thần lao động

sang tạo không mệt mỏi cuối cùng tác phẩm cũng đến với bạn đọc. Rõ ràng vai
trò của niềm đam mê nghệ thuật đóng vai trị rất lớn trong hoạt động văn
chương. Ấy thế mà nhà văn Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao chẳng đã từng
mong muốn đó sao. “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm
theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào
sâu, biết tìm tịi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sang tạo những cái gì chưa
có”.
Với tư cách là một nhà văn nếu khơng sáng tạo được một cái gì cho văn
chương thì có thể coi là sự khủng hoảng, bế tắc. Và nhân vật nhà văn trong tác
phẩm này cũng đang rơi vào hồn cảnh tương tự như thế. Bình vừa là một nhà
văn đồng thời là một nhà báo, anh ta từng làm lính chủ lực, từ trong binh lửa
sống sót trở về. Anh ta lao vào viết truyện ngắn gửi đăng các báo nhưng vẫn
không thành công. Tên tuổi của anh chỉ có một số người biết đến.Chính áp lực
từ cuộc sống, từ nhu cầu đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày đã thơi thúc anh
viết. Đã có lúc anh viết chỉ để giải quyết cái nhu cầu trước mắt đó. “Ta cần viết
một thiên chuyện ngắn để có được ít đồng trả nợ”. Thẳm sâu trong con người
anh, niềm đam mê sang tạo vẫn là hơn hết .
Có lần anh đã nói: “Ta là bạn bè của những người cùng khổ. Ta sống giữa
họ. Vì sao ta lại khơng hiểu hết họ…” và anh tiếp tục rọi sâu vào tâm tưởng
22


thầm kín bấy nay của mình. Nhà văn dường như rơi vào sự bế tắc, ngay lúc đó
đồng tiền với trị giá một nghìn đồng đã đến với anh, đã kể cho anh nghe những
số phận những mảnh đời mà nó đã đi qua. Và anh đã có cái để mà viết, để mà
suy ngẫm. Những mảnh đời những số phận hiện lên trên trang sách vô thường,
nhức nhối. Sau khi được nghe kể về cuộc đời của chị Nhài, anh đã thành cơng
với truyện ngắn viết về chị. Nó được in trang trọng trên trang nhất của một tờ
báo nhưng tiếng tăm của anh vẫn chìm nghỉm. Anh ta cảm thấy khơng thể ngồi
im chờ đón tiền nong cũng như vinh quang và rồi anh lại lôi đồng tiền ra để mà

chất vấn, mà đối thoại và nói cho nó hay cái ước muốn, cái niềm đam mê viết
của mình. “Chúng ta lại tiếp tục làm việc, anh ta nói và trình trọng ngồi vào bàn.
Tơi muốn viết một cái chuyện ngợi ca con người. Hãy tin vào cuộc sống tốt đẹp
dẫu rằng cịn mn vàn khó khăn. Khó khăn tạm thời, trước mắt, cịn tương lai
thì khơng thể cứ mù mờ”. Là một nhà văn thì khơng ngồi gì hơn là niềm sang
tạo, bản thân nhà văn phải nhận thấy một vấn đè bức bách, nhức nhối của cuộc
sống, điều đó khiến cho anh ta khơng thể khơng viết thơi thúc anh ta cần phải
làm một điều gì đó để thay đổi. Và ở đây, nhà văn của chúng ta đã tin vào con
người, và những giá trị tốt đẹp, tiềm ẩn bên trong con người, tin vào cuộc sống
tốt đẹp này và lạc quan hướng đến một tương lai tươi sáng. Được nghe, được
chứng kiến cảnh sống của mẹ con chị Nhài, chính điều đó đã thơi thúc anh cầm
bút, cần phải viết, cần phải tin vào bản chất con người. Dường như đối với nhà
văn khi mà niềm say mê sáng tạo đã sống dậy. Đã thơi thúc thì khơng gì hơn là
một sự tự cảm thấy sung sướng với niềm đam mê đó. Tâm trạng đó cũng khơng
khác gì Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao. “Hắn vừa gặp được một đoạn hay
lắm nên ngừng đọc ngẫm nghĩ và để cho cái khoái cảm ngân ra trong lịng…”.
Hắn bảo “nghĩ cho kĩ đời tơi khơng đáng khổ mà hóa khổ, chính tơi làm cái thân
tơi khổ, tôi mê văn quá nên mới khổ. Ấy thế mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử
có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi chưa chắc tôi đã đổi.
Tôi cho rằng: những khi đọc được một đoạn văn như đoạn này, mà lại hiểu được
tất cả cái hay thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng khơng thích bằng.
23


Sướng lắm! Sao thiên hạ lại có người tài dến thế…Và một khi đã có cảm hứng
viết thì cái đích duy nhất là viết sao cho thàng công, thể hiện hết hết tình, hết ý
của mình qua trang viết. Hãy tự tin và đừng để ý đến sự đánh giá…ở đây cần sự
sang tạo…”. “Nhưng sự sang tạo cang không phải là tô son điểm phấn. Tất cả là
bôi nhọ lên bộ mặt con người. Sáng tạo là sự xuất tinh.. Ơi cảm hứng. Ta đang
rạo rực muốn giải thốt quá thể” có thể nói cảm hứng sang tạo có vai tró rất lớn

đối với nhà văn,. Nó như là sức sống tiềm tàng trong con người nghệ sĩ, chỉ cần
một ngọn lửa là co thể bùng lên những cảm hứng sáng tạo.Nhà văn tin nhất định
anh ta sẽ thành cơng một khi lao động hết mình cho nghệ thuật.
Khơng chỉ dừng lại ở cuộc đời chị Nhài, qua những gì mà đồng tiền kể lại,
nhà văn cịn có tham vọng viết về những con người với những giá trị ngợi ca họ.
Câu chuyện tưởng chừng như bị đứt đoạn khi đồng tiền kể cho nhà văn nghe về
nhân vật Hải, một nhà nghiên cứu xã hội học. Với điểm dừng của câu chuyện
chỉ là chút trí nhớ của đồng tiền về nhân vật Hải. “Không thể dừng lại ở chỗ vớ
vẩn như thế này” nhà văn thốt lên khi nói chuyện với đồng tiền lẻ và anh quyết
định việc tìm hiểu nhân vật Hải như một điều lí thú “nhà văn lao vào cơng việc
như đi tìm nhân vật cho tác phẩm của mình”. Phải mất cả tuần lễ theo trí nhớ mù
mờ của đồng tiền và sự nhạy cảm thơng minh của nhà văn thì mới tìm ra được
cơ quan của Hải. “ Không tiếp xúc, không lăn lộn với thực tế, khơng có kinh
nghiệm sống, người cầm bút khơng thể có tư tưởng nghệ thuật theo đúng nghĩa
của n, khơng sang tạo được hình tượng nghệ thuật thực sự”. Nhà văn đã khơng
chấp nhận chịu bó tay trước việc sáng tác trong khi hoàn cảnh tưởng chừng như
bế tắc, nhà văn đã tiếp xúc, lăn lộn với đời sống , tìm đến cơ quan của Hải, đến
bệnh viện mà Hải đang nằm điều trị, nói chuyện than mật với Hải như là những
người lính chiến đấu năm xưa. Qua những lần trò chuyện, tiếp xúc với Hải nhà
văn đã hiểu về Hải nhiều hơn những gì mà người ta nói về anh. Hải kể cho nhà
văn nghe về chính câu chuyện của cuộc đời mình, và nhà văn đã nay ra cả ý định
không ngần ngại mượn hải cuốn băng và cả sổ ghi chép. Cuốn băng là nơi ghi
lại những cuộc trò chuyện giữa Hải và những người bạn với những công việc
24


của anh, còn cuốn sổ ghi chép những sự việc diễn ra hang ngày, cả những gì mà
Hải suy nghĩ. Tất cả đối với Hải như là thứ tài liệu quý giá cho nhà văn thuwch
hiện những dự định của mình. Khi có những cái cần có trong tay nhà văn như
chỉ cịn biết đến nghệ thuật vì “khao khát của con người này ln ln tìm đến

tận cùng của sự thực kia. Sự thực ở trong ta, sự thực đâu có giống cái máy ghi
âm sau khi đã phát ra cuộc tiếp xúc “cà khổ ấy”. Nhà văn dõi theo những bước
chân của Hải qua những sự việc, câu chuyện lên quan đên nhân vật Hải, tham dự
cùng anh trong “cuộc hội thảo khoa học về đề tài con người mới trong chế độ xã
hội chủ nghĩa”. Tại đó Hải khơng được đọc tham luận của mình và bị đồng
nghiệp kết luận anh mắc chứng bệnh tâm thần, cần đưa vào bệnh viện điều trị.
Rồi nhà văn theo chân Hải “chìm sâu trong cơn mơ hồi ức về một ngày vừa
hạnh phúc, vừa không hạnh phúc của Hải và cô bạn gái tên Hiên, về cả những
ngày tháng xa xôi khi Hải cùng đồng đội chến đấu ở chiến trường Tây Nguyên,
và những cuộc hội ngộ của an em đồng ngũ. Qua những câu chuyện đó nhà văn
đã kết thân với Hải như là như là người lính thật sự. Ấp ủ viết câu chuyện về Hải
đã lâu mà tác phẩm vẫn chưa thể hoàn thành, cứ sau mỗi lần cuốn băng cà khổ
đó “Phựt! Phựt! Phựt!” hết băng thì nhà văn lại chồm dậy ơm đầu nhăn nhó.
“Hay quá. Câuh Hải này hay quá! Có thế chứ”… “Ta không chịu dừng lại ở đây
đâu”. Câu chuyện về Hải vẫn phải dở dang giữa chừng. Nhưng niềm đam mê
vẫn thôi thúc anh viết, và cần phải viết “Ta cần sống, cần viết, cần bày tỏ nỗi
lòng”. Khi đã trở thành thành viên của hội đồng hương Tây Nguyên và được Hải
đặt cho biệt danh là “Giáo sư tiến sĩ”. Khoảng thời gian là mười năm chomotj
tình bạn, tình đồng chí cao đẹp. Ấy thế mà câu chuyện về Hải vẫn chưa thể ra
mắt bạn đọc, câu chuyện về Hải chưa xong thì anh lại ấp ủ trong mình nhưng
ước vọng lớn, trong lần trò chuyện với Hải nhà văn đã nói “Mình nhay đi nhay
lại khơng xong quyển sách viết về thế hệ chống Mĩ không hiể sao cứ viết xong
lại thấy mình giả dối, bỏ di viết lại, lại thấy khơng có lối thốt” và rút cục nhà
văn vẫn không thể đi đến tận cùng của niềm đam mê sáng tạo.Nhân vật nhà văn
cung như nhân vật Hộ, hắn cũng đã từng ao ước “Cả đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một
25


×