Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Phương pháp phê bình văn học của nguyễn đăng mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.43 KB, 33 trang )

Lời cảm ơn
Tiểu luận của chúng tơi được hồn thành với sự gợi ý và sự hướng dẫn tận
tình của Ths Lê Sử - Giảng viên chuyên ngành lý luận văn học, Đại Học Vinh.
Tiểu luận cũng đã nhận được sự khích lệ và những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, của bạn bè gần xa.
Xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo và các bạn lời biết ơn chân thành
và sâu sắc của chúng tôi.


Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học từ sau 1975 đến nay có một ý nghĩa vơ cùng quan
trọng. Sau 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước thống
nhất, văn nghệ có một sự rẽ ngoặt, một thời đại mới… Nền văn học Việt Nam
khi đón ngọn gió hiện đại thổi từ phương tây đã nhất thời bừng lên hoà chung
nhịp thở của thời đại, của nhân loại. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, đánh giá
về giai đoạn văn học này và trước đó. Nhìn chung, với giai đoạn này, người ta đã
có thể dựng lên một diện mạo văn học hiện đại khá tồn vẹn. Một trong những
yếu tố góp phần làm nên sự tồn vẹn đó chính là sự phát triển của phê bình văn
học.
Trong dịng chảy hiện đại của phê bình văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng
Mạnh là đại biểu tiêu biểu và là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ để có được những thành tựu đáng ngợi ca của phê bình văn học.
Nguyễn Đăng Mạnh xuất phát điểm là một nhà giáo yêu nghề và ln tìm tịi,
nghiên cứu kĩ lưỡng các tác giả, tác phẩm để đem lại các kiến thức bổ ích cho
học sinh, sinh viên. Trên hành trình nghiên cứu, ơng đã có nhiều cơng trình
thành cơng được ghi nhận trong giới phê bình. Nhiều cơng trình của ơng đã góp
phần làm sáng tỏ lại và làm sáng tỏ thêm các giá trị văn học Việt Nam, mở ra
khuynh hướng mới trong đời sống học thuật: Nghiên cứu tư tưởng, phong cách
nhà văn. Những bài giảng hấp dẫn, minh triết của ông thực sự đã thúc giuc, gợi
mở, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò trên khắp mọi miền đất nước nối


tiếp ông bước vào nghiên cứu, giảng dạy văn học.
Có thể nói, từ quan niệm về văn học, phê bình văn học đến phương pháp
phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đều có những đóng góp độc đáo. Ơng là nhà phê
bình có tư tưởng, có chủ kiến và phương pháp phê bình riêng. Tuy nhiên, đến
nay, những đóng góp về phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh chưa được quan tâm


và nghiên cứu đầy đủ. Tiến hành đề tài này chúng tơi mong có những khám phá
về phong cách phê bình của ơng.
Những cơng trình của Nguyễn Đăng Mạnh có ảnh hưởng sâu sắc trong
dạy học ở đại học và THPT. Cho nên, nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, chúng
tơi có điều kiện học tập thêm lý luận phê bình, hiểu sâu sắc hơn lịch sử văn học
đặc biệt là văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Đăng Mạnh trên con đường nghiên cứu phê bình đã tạo nên sự
nghiệp với những đóng góp đáng kể vào nền phê bình văn học.
Có thể nói việc nghiên cứu về phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh được
quan tâm khi ơng xuất bản cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn. Đầu tiên là hai bài viết mang tính khẳng định quan trọng cho cơng trình này
của Nguyễn Đăng Mạnh: Với bài Người không giấu nghề của Đỗ Ngọc Thống
đã đạnh giá cao đóng góp của Nguyễn Đăng Mạnh cho phê bình. “ Nguyễn
Đăng Mạnh cơng bố nó như là một lý thuyết nghiên cứu tác giả văn học của
riêng mình”. Mặt khác, Đỗ Ngọc Thống cho rằng: Nguyễn Đăng Mạnh là nhà
phê bình chẳng những cho ta thưởng thức món rượu làng Vân mà cịn bày cho ta
cách chế rượu làng Vân, làm tăng hứng thú, niềm say mê văn học. “ Thưởng
thức một bài phê bình văn học hay cũng như được uống rượu làng Vân vậy.
Nguyễn Đăng Mạnh không những cho bạn đọc xa gần uống thứ rượu ngon này
mà ơng cịn chỉ cho họ cả cách nấu rượu nữa. Cuốn Con đường đi vào thế giới
nghệ thuật của nhà văn, vì thế gần như một cuốn nhập môn cho những ai muốn
học nghề nấu rượu làng Vân”.

Tiếp đến nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn cũng đánh giá cao quan niệm phê
bình, phương pháp phê bình, những bài phê bình cụ thể của Nguyễn Đăng
Mạnh. Ông đã nhấn mạnh một số điểm về hành trình đổi mới phương pháp phê
bình của Nguyễn Đăng Mạnh. Chu Văn Sơn cho rằng:” Nguyễn Đăng Mạnh
bước vào sân phê bình, hiển nhiên là phải nhờ vào một nội lực sẵn có nào đó
(…) có thể chỉ viết về một tác phẩm nhưng nhất thiết phải nghiên cứu toàn bộ sự


nghiệp tác giả. Có như thế mới nói trúng, nói đúng, mới bắt mạch và mới lý giải
được thành công hay thất bại của từng sáng tác”.
Tuy nhiên sau hai bài viết nói trên, đã xuất hiện những bài trao đổi lại và
nội dung cốt lõi không phải là khẳng định mà là góp ý, chỉ ra những thiếu sót
hạn chế, đặc biệt là hạn chế trong phương pháp phê bình văn học và cách lập
thuyết của ơng. Đầu tiên là bài viết Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
phê bình của Trần Mạnh Hảo, ơng nghi ngờ những sự lập thuyết của Nguyễn
Đăng Mạnh là phát minh của tác giả hay là sao chép của người khác? Trần Mạnh
Hảo đã cho rằng Nguyễn Đăng Mạnh “triết học hố văn học”, ”sa vào lăng kính
của triết học, sa vào cái loa tư tưởng mà chính Bielinxki đã tránh” [ 2,206]. Mặt
khác, Trần Mạnh Hảo còn phê phán Nguyễn Đăng Mạnh sử đụng đại lượng
thiếu chính xác về phương pháp luận “ Nguyễn Đăng Mạnh đã khá lúng túng và
mơ hồ, thậm chí phiêu lãng là những trạng huống rất xa lạ với một cơng trình
khoa học nghiêm tục”. Trần Mạnh Hảo cho rằng Nguyễn Đăng Mạnh đã nhầm
lẫn giữa tư tưởng nghệ thuật và yếu tố tình cảm con người, cụ thể như khi
Nguyễn Đăng Mạnh kết luận “ tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân gắn liền
với chữ “ngơng” là khơng đúng vì: “Ngơng” là thuộc phạm trù tính cách chứ
khơng năm trong phạm vi tư tưởng tác giả. Hay khi Nguyễn Đăng Mạnh viết về
Vũ Trọng Phụng cũng như vậy, Trần Mạnh Hảo cho rằng Nguyễn Đăng Mạnh
nhầm lẫn giữa “ tâm trạng phẫn uất không nguôi” với tư tưởng nghệ thuật cơ
bản của Vũ Trọng Phụng “ niềm căm uất khơng ngi”. Ngồi ra, Trần Mạnh
Hảo còn chỉ ra hạn chế của sự sáng tạo cụm từ mới của Nguyễn Đăng Mạnh là “

tiền đề cho cơng cuộc phi tiêu chuẩn hố khái niệm học thuật, tạo nên sự tuỳ
tiện, cảm tính…”” [ 2,215].
Sau bài của Trần Mạnh Hảo là bài của Đỗ Minh Tuấn, ngay đặt vấn đề Đỗ
Minh Tuấn đã viết: Nguyễn Đăng Mạnh là bậc mũ cao áo dài trong phê bình
trước đây đi phê bình người ta thì giờ người ta phê bình ơng. Đỗ Minh Tuấn chỉ
ra những hạn chế về phương pháp của Nguyễn Đăng Mạnh thực chất không có
gì mới mà thực chất là sự tổng hợp, lắp ghép của những phương pháp khác nhau


đểu nghiên cứu văn học. Cũng như Trần Mạnh Hảo, Đỗ Minh Tuấn cho rằng
Nguyễn Đăng Mạnh muốn tránh lối phê bình xã hội học nhưng chính ơng cũng
khơng thốt khỏi.
Như vậy, có thể nói các bài tranh luận trên cho thấy việc nghiên cứu phê
bình Nguyễn Đăng Mạnh ngày càng đa chiều, khơng thống nhất. Điều đó cho
thấy sự dân chủ, sòng phẳng nhưng cũng đầy nghiệp ngã trong con đường
nghiên cứu văn chương. Một mặt những ý kiến phê bình có nhiều khách quan
như nhân xét đúng, thẳng thắn. Tuy nhiên, cũng có những đánh giá thiên lệch,
phiến diện, chưa đánh giá thoả đáng những đóng góp tích cực về phê bình của
Nguyễn Đăng Mạnh.
Sau những bài viết nói trên, thì đáng lưu ý nhất phải kể đến Đỗ Lai Thuý
với bài Nguyễn Đăng Mạnh và những bức tường phê bình văn học chủ yếu
khám phá phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh qua các chặng: Nhà văn –
tư tưởng – phong cách. “như vậy theo dõi hành trình đi vào thế giới nghệ thuật
của Nguyễn Đăng Mạnh, tôi thấy ông xuất phát từ điểm đầu là nhà văn đến điểm
giữa là tư tưởng nghệ thuật và điểm cuối là phong cách” [ 10,62]. Đặc biệt là
ông khẳng định phương pháp luận của Nguyễn Đăng Mạnh có sự nghiên cứu,
tìm tịi và dẫn chứng xác thực.
Như vậy, nhìn chung các bài viết chủ yếu tập trung nghiên cứu phương
pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh. Ở đây, Nguyễn Đăng Mạnh thể hiện rõ
là nhà phê bình có tưởng, có chủ kiến riêng khá mới mẻ. Ơng cũng là nhà phê

bình có phong cách riêng. Vì thế ở đề tài này chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên
cứu phương pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh, cụ thể là cách dựng chân
dung các nhà văn Việt Nam hiện đại.
3.Nhiệm vụ và mục đích
- Phân tích đánh giá phương pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh.
- Trình bày những đóng góp tiêu biểu của Nguyễn Đăng Mạnh qua các
cơng trình phê bình sáng tác của những nhà văn Việt Nam hiện đại.


4.Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp đối chiếu so sánh

-

Phương pháp phân tích tổng hợp

-

Phương pháp lịch sử.

5.Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của tiểu luận gồm 3
chương:
Chương 1: Phương pháp phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh.
Chương 2: Nguyễn Đăng Mạnh với các tác giả văn xuôi Việt Nam hiện
đại.
Chương 3: Nguyễn Đăng Mạnh dựng chân dung văn học dựa trên những

hiểu biết về tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn trong sáng tác.


Chương 1: Phương pháp phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh.
11.Những hạn chế của phê bình văn học xã hội học macxit và nỗ lực
đổi mới phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh.
Phê bình macxit là khuynh hướng phê bình lấy chủ nghĩa Mac làm cơ sở
phương pháp luận. Mac và Ăngghen trong quá trình hoạt động quan tâm đến văn
học nghệ thuật và có nhiều phát biểu thể hiện tư tưởng của hai ông về văn nghệ.
Về sau những phát biểu của Mac và Ăngghen bàn về văn học nghệ thuật được
tập hợp thành một cuốn sách và được cụ thể hoá, phát triển thành một hệ thống
hồn chỉnh, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hố văn nghệ nhất là với các nước Xã
Hội Chủ Nghĩa.
Phê bình macxit vào Việt Nam khi Hải Triều tranh luận với Hoài Thanh
trong cuộc tranh luận văn học “ quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ
thuật vị nhân sinh” vào năm 1931. Hải Triều là người đầu tiên đưa khái niệm
macxit vào Việt Nam. Sau đó, khuynh hướng phê bình macxit phát triển rỗng rãi
gắn với sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
hàng loạt cơng trình phê bình ra đời. Sau 1945 có thể kể tới Quyền sống con
người trong Truyện Kiều của Hoài Thanh. Đến những năm 60, 70 hàng loạt
chuyên luận có giá trị của các nhà phê bình như: Như Phong, Nam Mộc, Nguyễn
Văn Hạnh, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ… Khiến cho dịng phê bình này trở
thành chủ lưu.
Phê bình macxit giũ vai trị độc tơn hơn 40 năm. Từ những năm 80 trở đi
người ta càng nhận thấy khiếm khuyết của nó. Nhất là trong những năm chiến
tranh những quan điểm của nó được tuyệt đối hố một cách cực đoan. Vì vậy
hàng loạt các nhà phê bình đã tìm cách khắc phục, đổi mới phê bình văn học
Việt Nam.
Nguyễn Đăng Mạnh là người từ rất sớm đã ý thức được những hạn chế
của phê bình văn học macxit và trong chặng đường nghiên cứu, phê bình văn

học của mình ơng đã khơng ngừng tìm tịi, nghiên cứu nhằm đổi mới phê bình
văn học. Có thể nói rằng, nguyên nhân đầu tiên của sự nỗ lực tìm tịi đổi mới của


Nguyễn Đăng Mạnh là vì ơng là một nhà phê bình nhạy cảm, ơng muốn có một
thứ phương pháp có thể giúp khám phá, giải mã hiệu quả những đặc sắc nghệ
thuật của tác phẩm văn học chứ không phải xem văn học như một thứ tài liệu để
nghiên cứu thực trạng xã hội cụ thể nào đó như các nhà phê bình theo khuynh
hướng xã hội học macxit vẫn làm. Mặt khác, Nguyễn Đăng Mạnh không là một
nhà lý thuyết văn học, ông chủ yếu làm công việc phê bình văn học. Do đó ơng
có ưu thế là có sự hỗ trợ kinh nghiệm phong phú của bản thân mà không rơi vào
lý thuyết suông hay tự biện. Nguyễn Đăng Mạnh là người từ rất sớm đã có ý
thức đổi mới phê bình, trong cơng trình Lý luận và phê bình văn học thế kỷ XX,
giáo sư Trần Đình Sử viết: “ từ cuối giai đoạn văn học trước ông đã cố găng
vượt qua cách tiếp cận xã hội học dung tục để nghiên cứu tác gia văn học quan
trường hợp Vũ Trọng Phụng”. Có thể nói, Nguyễn Đăng Mạnh là một trong
những người tiên phong thậm chí là người mở đường đầu tiên trong hành trình
đổi mới phê bình văn học.
1.2.Phương pháp phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh.
Lịch sử nghiên cứu phê bình văn học dường như ln có sự chuyển qua
chuyển lại từ cực này sang cực khác: Từ chỗ ý thức được tầm quan trọng của
việc nghiên cứu tác giả văn học, có người đã đi tới xem nhẹ việc nghiên cứu tác
phẩm. Họ coi tác phẩm là sự minh hoạ cho tiểu sử của nhà văn. Có người cịn
căn cứ vào địa vị chính trị, xã hội của nhà văn để định ra ngơi thứ trong vương
quốc văn chương. Việc phân tích thẩm mỹ tác phẩm dường như bị thay thế bởi
việc nghiên cứu lịch sử và tâm lý xã hội. Đứng trước sự xé lẻ của nhiều phương
pháp phê bình. Nhưng những học thuyết, phương pháp mới đó vốn khơng phải
nhằm vào đối tượng văn chương nên khi áp dụng vào phê bình đã làm cho giá trị
tác phẩm văn học trở nên phiến diện hoặc mất đi đặc thù thẩm mỹ của văn
chương.

Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo rất yêu nghề, hơn nủa thế kỷ nay ông
không ngừng truyền tinh hoa văn học cho nhiều thế hệ sinh viên. Ông tâm sự: “
khơng muốn phải nói những điều nhàm chán “ tai liền miệng đấy” khi bươc vào


lớp học. Ơng đã cố tìm tịi, suy nghĩ, để sao có được những điều ít nhiều có
nghĩa lý để nói với sinh viên” [ 8,7].
Bước lên văn đàn phê bình khơng phải là con đường bằng phẳng ngay từ
đầu cho Nguyễn Đăng Mạnh mà những bài tiểu luận vỡ vạc mở đầu còn bị kẻ
khen người chê. Nhưng Nguyễn Đăng Mạnh vân khơng ngừng nỗ lực, tìm tịi
một phương pháp phê bình vừa có tính khoa học vừa kết hợp chất nghệ sĩ.
Cái làm nên gương mặt phê bình khơng chỉ là sự kiện mà cịn là bút lực,
phong cách, mà nhất là phương pháp bởi đó la những điều xác nhận vị trí của
nhà phê bình trong lịch sử phê bình với tư cách là sự vận động của những cách
tiếp cận. Về phương diện này, phương pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh
có một ý nghĩa sâu sắc.
Nói đến phương pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh hầu như mọi
người đều không hẹn mà nên, đều nhất trí cho rằng đó là phương pháp phê bình
kết hợp giữa lý thuyết và tình cảm, giũa luận chứng khoa học và đặc thù nghệ
thuật. Phương pháp phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh đi qua các chặng: Nhà
văn tư tưởng và phong cách. Hồng Ngọc Hiến bảo ơng “ có trực giác khoa
học”. Hồ Dzếnh bảo: “ Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà phê bình có khả năng
nhận ra được cái thần của mỗi nhà văn”. Nguyễn Khải cho rằng “ giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh cũng là người tôi nể trọng. Khi phê bình bao giờ ơng cũng
chú ý đến tính nghệ thuật của tác phẩm. Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn
Tn cũng tài hoa lắm”. Cịn ơng chỉ nhận mình làm được điều gì cũng nhờ rất
nhiều vào cái chất Julien đó ( Julien trong tiểu thuyết Đỏ và Đen). Nhưng Hồng
Ngọc Hiến cho rằng: “ ơng đã vượt ra ngồi khung trí thức bình dân” và đây
cũng là con đường của nhiêu người trong tinh hoa trí thức nước ta thế kỷ qua.
Phương pháp của Nguyễn Đăng Mạnh được trình bày một cách cụ thể, chi

tiết trong cơng trình Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn Đỗ Lai
Thuý bảo: “ có lẽ sớm húc vào những hiện tượng phức tạp, những tảng đá cấm
kị và lệ thường, đối tượng lại đẻ ra phương pháp”.


Phê bình văn học thực chất là nghiên cứu tác phẩm và có nhiều con đường
tiếp cận tác phẩm. Có đường đến tác phẩm từ người đọc. Nguyễn Đăng Mạnh
tìm cho mình ngã đi đầu tiên, tự nhiên và quen thuộc nhất: Từ tác giả.
Đấy có thể là một cách phản ứng với lối phê bình văn học gạt tác giả ra
ngoài lề, họ biến tác phẩm nghệ thuật thành tác phẩm thủ công, hoặc chỉ coi tác
giả là người đi chép hiện thực, một thứ thư lại của thời đại. Nguyễn Đăng Mạnh
ngược lại coi tác giả là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tác phẩm. Trong
khái niệm nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng có sự thông nhất con người xã
hội và chủ thể sáng tác và đó khơng chỉ là sự thống nhất bên ngồi, mà chủ yếu
là sự thống nhất bên trong. Đỗ Lai Thuý trong Nguyễn Đăng Mạnh và những
bức tường phê bình đã dẫn: ” con người là một hiện tượng rất phong phú và
phức tạp. Vì thế đối với nhà văn con người trong tác phẩm và con người ngồi
đời khơng đồng nhất. Văn tức là người, ý kiến ấy không nên quan niệm một
cách đơn giản máy móc. Tuy nhiên khơng đơng nhất khơng có nghĩa là khơng
thống nhất. Vì thế sự đối chiếu tư tưởng nhà văn trong nghệ thuật với con người
trong đời sông của ông ta vẫn rất có ý nghĩa” [10,61]. Có thể nói, từ đó nhà phê
bình có thể tìm hiểu chủ thể sáng tạo qua con người xã hội nhưng con người xã
hội bao giờ cũng là nhân vật của vũ hội hoá trang nên muốn thấy được bộ mặt
thật của họ phải biết nhịm qua chỗ hở của mặt nạ. Đó là cá tính. Nguyễn Đăng
Mạnh chú ý nhiều đến cá tính “tính tình và tác phong sinh hoạt” của nhà văn là
như vậy. Như Xuân Diệu rất sợ sự cô đơn, rất quý thời gian, rất chu đáo với bạn
bè. Nguyễn Tuân lại rất khó tính, ham đọc mà khơng ham viết nhiều…
Cá tính tạo nên diện mạo nhà văn, đặc biệt phong cách văn chương của
ông ta. Phong cách tức là người. Có thể nói, Nguyễn Đăng Mạnh là một trong
những người đầu tiên vận dụng phong cách vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam.

Mà nghiên cứu một nhà văn, theo Nguyễn Đăng Mạnh thực chất lại là nghiên
cứu tư tưởng của nhà văn đó “ tầm cỡ của nhà văn rút cục phụ thuộc vào tầm cỡ
tư tưởng của ông ta” [5,7].


Chương 2: Nguyễn Đăng Mạnh dựng chân dung văn học qua “Nhà
văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách”
2.1 Nguyễn Đăng Mạnh phê bình các tác giả văn xuôi Việt Nam hiên đại.
Nguyễn Đăng Mạnh là một trong những nhà phê bình tiêu biểu của văn
học Việt Nam hiên đại. Những đóng góp chủ yếu của ơng trong lĩnh vực phê
bình tập trung vào những tác giả văn xi. Ơng được đánh giá là chun gia
hàng đầu về các nhà văn hiện đại như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Ngun
Hồng, Nam Cao, Tơ Hồi…Những phát hiện, đánh giá của ơng có ảnh hưởng
sâu sắc trong nhà trường trung học cũng như đại học.
2.1.1 Nguyễn Đăng Mạnh với tác giả Nguyễn Tuân.
Bước vào con đường nghiên cứu văn học, Nguyễn Đăng Mạnh đã chọn
Nguyễn Tuân và ông đã nghiên cứu tác giả này đến nơi đến chốn. Có thể nói
Nguyễn Đăng Mạnh là chuyên gia hàng đầu về Nguyễn Tuân. Theo Nguyễn
Đăng Mạnh kể lại thì khi làm tuyển tập về Nguyễn Tuân, chính Nguyễn Đăng
Mạnh đã được Nguyễn Tuân lựa chọn để viết giới thiệu mà không lựa chọn Vũ
Ngọc Phan, mặc dù lúc đó Vũ Ngọc Phan từng có bài phê bình rất hay về
Nguyễn Tn trong cơng trình Nhà văn Việt Nam hiện đại. Bài giới thiệu theo
Nguyễn Đăng Mạnh là kết quả của sự suy nghĩ 15 năm trời và ơng viết nó trong
6 tháng. Bài viết khi xuất hiện được đánh giá cao không chỉ bởi những phát
hiện, những đột phá mới trong phương pháp phê bình. Nó có khẩu vị khác hẵn
với những bài phê bình hiện thời. Chính nhờ bài giới thiệu này mà Nguyễn Đăng
Mạnh nổi danh trên làng văn. Bài này được chính Nguyễn Tuân tâm đắc, được
nhiều nhà văn tên tuổi đánh giá cao, ví dụ Nguyễn Khải có lời khen “ giáo sư
Nguyễn Đăng Mạnh cũng là người tơi nể trọng. Khi phê bình bao giờ ơng cũng
chú ý đến tính nghệ thuật của tác phẩm. Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyễn

Tuân cũng tài hoa lắm”. Sau bài này thì Nguyễn Đăng Mạnh cịn có nhiều bài
viết khác về Nguyễn Tn và có thể nói khơng ngoa rằng chính nhờ bài phê bình
của Nguyễn Đăng Mạnh mà chúng ta có thể đánh giá đúng văn tài Nguyễn Tuân.


Tất cả những bài viết về Nguyễn đều tập trung khám phá tư tưởng nghệ thuật và
phong cách của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Đăng Mạnh đã thâu tóm tư tưởng và phong cách của Nguyễn
Tuân trong một chữ “ ngông” và chỉ ra những điểm độc đáo trong phong cách
của Nguyễn thể hiện trong sự tài hoa khinh bạc, ở đề tài, ở nghệ thuật dựng
cảnh, ở thể loại… Mà như Nguyễn Đăng Mạnh viết “ cái ngơng vừa có là màu
sắc cổ điển tiếp nối cái ngông của các nhà nho bất đắc chí như Tú Xương, Tản
Đà vừa lại có màu sắc hiện đại tiếp thu được chủ nghĩa siêu nhân của Nitso”. Ở
Nguyễn Tuân thì tư tưởng nghệ thuật cũng như quy luật nội tại của thế giới hình
tượng đều gắn với một chữ “ngông ”. Tuy nhiên điều đặc biệt quan trọng là
Nguyễn Đăng Mạnh phát hiện ra đằng sau cái ngơng kia chính là thiên lương
của một trí thức yêu nước biết trọng nhân cách và muốn tách mình ra đặt mình
lên trên những kẻ thoả mãn với thân phận nô lệ. Chỗ dựa để nhân vật này có thể
đặt mình lên thiên hạ là tài hoa hơn đời và cái gọi là thiên lương trong sạch,
không chịu gị mình vào mơi trường tầm thường, phàm tục chỉ biết thờ phụng
cường quyền phi nghĩa và đồng tiền. Con người này suốt đời đi tìm cái đẹp,
khơng phải ở hiện tại tương lai mà ở cả quá khứ “ vang bóng một thời”, với
những phong tục xưa, những thú chơi tao nhã, những giá trị nghệ thuật cổ điển:
Nhắm rượu, uông trà, chơi lan, chơi cúc, đánh thơ, hát ả đào…
Từ đó, Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng tư tưởng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân không phải là sự biểu hiện đơn thuần lý thuyết, nghịch thuyết của
cái tôi cơ đơn phá phách mà là biểu hiện tình cảm yêu nước thiết tha, sự trân
trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Cái làm nên linh hồn của
những áng văn xê dịch của Nguyễn Tuân chính là tấm lịng gắn bó thiết tha hơn
ai hết của nhà văn với quê hương đất nước mình.

Nguyễn Đăng Mạnh đã chỉ ra thấu đáo chất tài hoa nghệ sĩ ở văn Nguyễn
Tuân: Nguyễn Tuân nhìn sự vật ở phương diện mỹ thuật phải nhìn con người ở
mặt tài hoa nghệ sĩ của nó. Đồng thời mỗi điểm quan sát của Nguyễn Tuân trở
thành đối tượng để quan sát đến kỳ cùng.


“ nhân vật Nguyễn Tuân thuần một loại tài hoa tài tử dù là nam hay nữ,
già hay trẻ dù là nghề nghiệp gì, từ những ơng nghè, ơng cử, ông Huấn Cao
trong “Vang bóng một thời”, ông Thông phu,… Nói cho cùng, tất cả cũng chỉ là
những hố thân khác nhau của anh chàng họ Nguyễn mà thôi” [5,154].
Nguyễn Đăng Mạnh phê bình hầu hết chặng đường sáng tác của Nguyễn
Tuân, dõi theo hành trình tư tưởng của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám,
một thời đại xã hội mới của dân tộc dẫn đến chuyển hướng tư tưởng cho các nhà
văn tiền chiến và Nguyễn Tuân cũng nằm trong mạch ngầm của văn học kháng
chiến. Nhưng phong cách của một nhà văn tài hoa độc đáo vẫn in đậm trên
những trang văn của ơng.
Và Nguyễn Đăng Mạnh cịn khám phá sự hấp dẫn trong văn Nguyễn Tuân
còn tạo nên giọng điệu đa dạng, luôn chuyển đổi linh hoạt khi thì trang nghiêm
cổ kính bổng chuyển sang bơng đùa vui nhộn, đang noi giọng Bắc lúc chuyển
giọng Nam.
Những khám phá của Nguyễn Đăng Mạnh về đặc sắc của văn chương
Nguyễn Tuân không phải là mở đầu mà ở điểm này hầu hết các nhà phê bình
khác đều đánh giá Nguyễn Tuân là bậc thầy ngôn từ. Tuy nhiên, Nguyễn Đăng
Mạnh không thiên về khám phá đầy đủ mà chỉ nắm bắt những điểm tiêu biểu
nhất ở phong cách Nguyễn Tuân. Và có thống nhất với tư tưởng cũng như phong
cách của Nguyễn Tuân được ông phát hiện. Chẳng hạn Nguyễn Tuân có kho từ
vựng hết sức phong phú và vì thế đứng trước đối tượng tuyệt mỹ đập mạnh vào
giác quan ông nổi hứng lên tung ra kho từ vựng của mình.
Nguyễn Đăng Mạnh cịn có hàng loạt bài viết riêng về Nguyễn Tuân như
Nguyễn Tuân viết yêu ngôn, Nguyễn Tuân viết phê bình và dựng chân dung văn

học. Và trong tất cả bài phê bình khác hầu như Nguyễn Đăng Mạnh đều vận
dụng tìm hiểu tư tưởng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Như vậy bằng tấm lòng ngưỡng mộ tài năng Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng
Mạnh đã phát hiện tư tưởng nghệ thuật Nguyễn Tuân gói gọn trong chữ “


ngông” và trên nhiều phương diện, như Lê Hữu Tỉnh nói: ” Nguyễn Đăng Mạnh
lam sáng giá tài hoa của Nguyễn Tuân”.
2.1.2 Các bài viết về Vũ Trong Phụng.
Trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam từ những năm 1930 – 1945, Vũ
Trọng Phụng là một trong những hiện tượng phức tạp. Tác phẩm của ông, con
người của ông chứa nhiều mâu thuẩn, từ quan điểm chính trị, xã hội, nghệ thuật
tới phương pháp sáng tác… Không phải chỉ sau khi mất mà ngay sinh thời ông
từng là đầu đề cho nhiều cuộc tranh luận sơi nổi. Tính đến nay có tới hàng trăm
bài tiểu luận hoăc các tập sách nghiên cứu về ông. Vũ Trọng Phụng đã buộc
những ai thực sự thiết tha với những di sản văn chương của đất nước phải suy
nghĩ và bàn bạc, vì ơng đã để lại trong tâm trí họ những hình tượng độc đáo và
bất hủ kết tinh tài hoa và tâm huyết.
Nguyễn Đăng Mạnh nhận thấy “ tư tưởng nghệ thuật cơ bản của Vũ Trọng
Phụng bao gồm hai thành tố kết hợp với nhau theo một quan hệ vừa mâu thuẩn
vừa thống nhất: Tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa và tâm trạng phẩn uất
mãnh liệt đối với xã hội”.
Nguyễn Đăng Mạnh khảo sát các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và chỉ ra
ngay trong mỗi cặp nhân vật đều thể hiện sự mâu thuẫn “ mâu thuẫn này khi thì
phân hố thành những cặp nhân vật đối thoại nhau, như Tú Anh và Long trong
Giông Tố, Minh và Tham Quang trong Vỡ Đê khi thì tạo ra những hình tượng có
nội tâm dằng xé gay gắt như Long hoặc có tính cách khơng nhất qn như Hải
Vân trong Giông Tố”. Nguyễn Đăng Mạnh khám phá tư tưởng nghệ thuật của
Vũ Trọng Phụng qua các chặng sáng tác, ông chia sáng tác của Vũ Trọng Phụng
thành 3 thời kỳ để đánh giá. Thời kỳ thứ nhất từ 1931 – 1935 là giai đoạn mở

đầu những tác phẩm kịch như: Khơng một tiếng vang và thể tài phóng sự Kĩ
nghệ lấy Tây, Cạm bẫy. Theo Nguyễn Đăng Mạnh thì giá trị của các tác phẩm
này chưa sâu sắc, nội dung hiện thực ý nghĩa xã hội còn bị hạn chế chiều rơng
và chiều sâu. Nhìn chung tâm trạng phẫn uất của Vũ Trọng Phụng chưa có
phương hướng.


Nguyễn Đăng Mạnh thấy được sự chuyển biến tư tưởng của Vũ Trọng
Phụng ở thời kỳ thứ 2 thể hiện trên các sáng tác từ 1935 – 1937. Đây là giai
đoạn bộc lộ sâu sắc nhất tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng
Phụng. Những thành tựu nghệ thuật xuất sắc nhất, vang dội nhất của ông lại ra
đời và chỉ có thể ra đời trong thời gian khơng đầy 2 năm trước đó mà thơi:
Giơng tố, Số đỏ, Vỡ đê.
Đặc biệt ông phát hiện tài nghệ “ phẩm chất nghệ thuật” hơn người của
nhà tiểu thuyết này ở chỗ đã dàn dựng được những tình hng trào phúng và xây
dựng thành công nhân vật trào phúng đến đỉnh điểm. Mỗi tình huống trào phúng
được dàn dựng như một màn kịch, chẳng hạn: Cảnh một đồn cảnh sát buồn bã
đến ngao ngán vì khơng ai chịu chửi nhau và đái bậy để được biên phạt.
Từ những phân tích khảo cứu luận chứng bằng quan niệm của một nhà
nghiên cứu, Nguyễn Đăng Mạnh đã nắm bắt được “ cái thần” của nhà văn Vũ
Trọng Phụng: Đó là một con người “ đầy niềm căm uất với xã hội “chó đểu”
một chủ nghĩa hiện thực mãnh liệt, đã ném ra hàng loạt tác phẩm có sức cơng
phá lớn đối với xã hội mà ông là nạn nhân”.
Và giai đoạn sáng tác cuối cùng của Vũ Trọng Phụng từ cuối năm 1937
đến lúc ông mất. Nguyễn Đăng Mạnh nhận thấy thời kỳ này tư tưởng của nhà
văn chuyển biến theo hướng tiêu cực bởi do niềm hoài nghi bắt nguồn từ nhân
thức mơ hồ của ơng.
Nguyễn Đăng Mạnh cịn nhìn thấy ở phong cách Vũ Trọng Phụng một sức
mạnh tư tưởng tổng hợp và tiêng cười châm biếm. Từ việc đi sâu vào các tác
phẩm của nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh phát hiện ít có nhà tiểu thuyết đương

thời có cái nhìn tổng quát như Vũ Trọng Phụng: “ ở Vũ Trọng Phụng tất cả đều
có thể thâu tóm vào trong một ống kính quan sát chung. Người đọc theo chân
Giơng tố chẳng hạn, có thể được di chuyển trong một không gian rộng lớn…
Trong một tác phẩm như Giông tố có thể quản lý được vài ba chục tầng lớp
trong xã hội từ nông thôn đến thành thị”.


Nguyễn Đăng Mạnh phân tích kĩ nghệ thuật châm biếm, trào phúng của
Vũ Trọng Phụng, từ đó thấy được tài hoa một trong những cây bút tiểu thuyết
gia đặc sắc bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại, mà không phải nhà văn trào
phúng nào cũng đạt được. Trước hết, Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá về nghệ
thuật dựng chân dung kí hoạ độc đáo của Vũ Trọng Phụng đó là: “ Vũ Trọng
Phụng chủ yếu dùng lối “đánh” trong khi Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Đồ Phồn
lại chủ yếu dùng lối “chửi””.
Tóm lại, bài phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh đã bao quát toàn diện sáng
tác của Vũ Trọng Phụng, có những khám phá mới mẻ, sâu sắc về tư tưởng cũng
như phong cách của nhà văn này. Nguyễn Đăng Mạnh đã cắm một cột mốc
trong tiến trình nghiên cứu nhà văn phức tạp này. Theo Nguyễn Đăng Mạnh kể
lại Chế Lan Viên đánh giá rất cao bài phê bình này.
2.2 Dựng chân dung văn học dựa trên những hiểu biết về tư tưởng và
phong cách nghệ thuật của nhà văn trong sáng tác.
Nhiệm vụ của đề tài là tìm hiểu cách dựng chân dung văn học các nhà văn
Việt Nam hiện đại của Nguyễn Đăng Mạnh. Việc tìm hiểu mảng chân dung văn
học trong sự nghiệp văn học của ông, ở đây, là nhằm mục tiêu làm rõ hơn nữa
mảng phê bình cũng như kết quả phê bình mà ơng đạt được. Việc tìm hiểu
những chân dung văn học của Nguyễn Đăng Mạnh rõ ràng là có giới hạn, hay
nói cụ thể hơn là chỉ trong chừng mực mảng sáng tác này liên hệ đến công việc
nghiên cứu phê bình của ơng.
“ chân dung văn học dặc thù cõ nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung
trong hội hoạ và điêu khắc, miêu tả diện mạo của một con người cụ thể có thật

sao cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện đặc điểm riêng
cá nhân, độc đáo không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó.
Khác với hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể. Với tư cách là một thể
loại văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm
xác định về nhân cách. Nhà văn phát huy sở trường quan sát lựa chọn chi tiết cử
chỉ, ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế, hồi tưởng để dựng lại bộ mặt tình thần


của một con người thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động chính trị
xã hội nổi tiếng” ( theo “ Từ điển thuật ngữ văn học”).
Khi viết chân dung văn học mỗi nhà nghiên cứu viết theo nhiều kiểu khác
nhau, có người vẽ chân dung chỉ dựa vào những chi tiết của nhà văn trong cuộc
sống, có người chỉ dựa vào văn của ơng ta, có người chỉ viết theo thể hồi kí. Cịn
Nguyễn Đăng Mạnh viết chân dung văn học dựa hẳn vào vốn phê bình văn học.
Có nghĩa là ơng vẽ chân dung dựa trên phương pháp phê bình và chịu ảnh hưởng
của phê bình.
Nguyễn Đăng Mạnh đưa ra những tiêu chí lý thuyết của việc dựng chân
dung văn học. Một cơng việc rất khó làm được thế nhà nghiên cứu phải có cả hai
yếu tố: Vừa là nhà khoa học vừa là nhà nghiên cứu đầy chất nghệ sĩ. Nguyễn
Đăng Mạnh tâm sự “ dựng chân dung văn học phải làm sao “ chớp” những nét
tiêu biểu, những chi tiết “xuất thần” của nhà văn. Văn chân dung rất gần với văn
sáng tác là thứ bút ký về người thật việc thật, phải có điều kiện tiếp xúc nhiều
với người thật. Phải có óc tưởng tượng và khả năng hư cấu để dựng cảnh, dựng
người tạo khơng khí… Riêng tơi muốn phối hợp cả hai. Làm sao văn và người
soi sáng lẫn nhau. Tôi quan niệm cái tơi ngồi đời và cái tơi trong văn của người
nghệ sĩ bao giờ cũng có sự thơng nhất, khơng phải thống nhất ở bề ngồi, ở bề
nổi mà ở bề sâu, ở bản chất tâm hồn của ông ta. Tìm ra chỗ thống nhất này cũng
là điều thú vị nhưng rất khó” [ 6,9]. Cái đích cuối cùng dựng chân dung của
Nguyễn Đăng Mạnh là “ làm sao nói được hồn cốt của văn ơng ta, phải tóm lấy
được con người ở ngồi đời mà thể hiện ra mới thành chân dung đươc” [7,156].

Có thể nói đặc điểm nổi bật chân dung văn học Nguyễn Đăng Mạnh là
ơng chủ yếu dựa vào bài phê bình từ đó để soi rõ những nét đời sống của anh ta
để viết chân dung. Vì vậy trong bài viết chân dung thường có phần hồi ức, đặc
điểm trong sáng tác có những bài thậm chí người ta khơng phân biệt được đâu là
bài dựng chân dung hay phê bình. Chẳng hạn, bài Tơ Hồi với quan niệm con
người là con người, Nguyễn Đăng Mạnh rất tinh tế trong việc miêu tả, tóm được
hình hài đơi mắt tinh đời của Tơ Hồi để từ đó làm nổi bật khả năng quan sát


tinh tường của Tơ Hồi khi phản ánh hiện thực “ người ti hí mắt lươn chỉ liếc
xéo một cái là thấy tất cả”. Cũng trong bài viết này, Nguyễn Đăng Mạnh lý giải
ngịi but tài tình của Tơ Hồi luôn gắn với những sự vật hiện tượng của đời
thường, của phong tục miền núi Tây Bắc nhưng vẫn thấm đẫm giá trị thẩm mỹ
văn chương.
Ngay tên sách Nhà văn việt Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách
đã thể hiện sự kết hợp giữa chân dung bên ngoài và phong cách sáng tạo nghệ
thuật. Dựa trên cách viết chân dung như vậy nên bài chân dung của Nguyên
Đăng Mạnh có cách nhin riêng, có sự độc đáo và hấp dẫn.
Là một chuyên gia phê bình văn học nên Nguyễn Đăng Mạnh dựng chân
dung văn học theo kiểu của một nhà phê bình. Những bài viết về Nguyễn Tuân
là một minh chứng điển hình hơn cả. ở những bài viết này làm nỗi rõ cá tính của
Nguyễn Tuân. Nguyễn Đăng Mạnh tiếp xúc nhiều với nhà văn, ông chịu khó tìm
đến với nhà văn, nói chuyện để tìm tư liệu và học hỏi trực tiếp các nhà văn đó.
Ơng tâm sự: “ tiếp xúc với các nhà văn, tôi ao ước sẽ lần lượt dựng lại được
chân dung của họ”. Khi dựng chân dung Nguyễn Tuân, Nguyễn Đăng Mạnh
luôn tìm cách tiếp cận Nguyễn Tuân, Đỗ Lai Thuý kể: “ luc ây, anh Mạnh đang
viết về Nguyễn Tuân. Thỉnh thoảng anh lại trốn học đạp xe từ Thanh Miện – Hải
Dương gặp Nguyễn Tuân hoặc chui vào thư viện đọc sách”.
Từ những cuộc găp gỡ trực tiếp với các nhà văn và cũng là điều kiện để
Nguyễn Đăng Mạnh có khả năng ghi nhớ những dấu ấn chân thật, sinh động về

nhà văn ở ngồi đời. Điều đó làm cho bài phê bình trở nên sống động và hấp
dẫn. Trang dựng chân dung Nguyễn Đăng Mạnh chứng tỏ sự tinh tế của đơi mắt
xanh của các nhà phê bình, ông đã nắm bắt được những chi tiết đặc sắc để vẽ lên
cái thần của nhà văn đó.
Qua những trang viết của mình, Nguyễn Đăng Mạnh khám phá ra niềm
khát khao giao cảm với đời của thơ Xuân Diệu:” Xuân Diệu rất sợ cơ đơn. Ơng
dù rất bận và rất q thời gian nhưng khơng bao giờ từ chối đón tiếp người ta
đến thăm hỏi mình. Ai biết đến ơng dù là người chữa xe đạp, anh hàng nước


mía, hay một bà đi bn nào đó ngẫu nhiên cùng đi một chuyến tàu, ông cũng
hết sức cảm động. Ông rất chu đáo với bạn bè, nhiều khi săn sóc tỉ mỉ như đàn
bà đối với chồng. Ơng sẵn sàng đi nói chuyện khơng mệt mỏi về thơ mình với
đủ loại công chúng khác nhau, và cố sức làm cho người ta hiểu mình, thơng cảm
với mình. Ơng gắng chăm lo sức khoẻ và sống lâu đời ”[5,36].
Bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh có nhiều chi tiết cảm động và chân thực
về Xn Diệu:” Ơng kể mẩu chuyện tơi đã được nghe nhiều lần. Chắc hẳn đó là
những kỉ niệm vô cùng cảm động với ông: chuyện một người nào đó đã nhường
chỗ cho ơng trên một chuyến tàu hoả Quy Nhơn- Tuy Hồ, vì biết ơng là một
nhà thơ”.
Nguyễn Đăng Mạnh đã tóm được những chi tiết chân thực giản dị về
Xuân Diệu, từ đó vẽ lên bức chân dung nhà thơ Xuân Diệu luôn khát khao giao
cảm với đời. Đặc biệt qua trang viết của mình, Nguyễn Đăng Mạnh chỉ ra một
Xuân Diệu yêu đời, yêu sống- sự sống trong tất cả tính chất trần tục, trần thế của
nó.
Nguyên Hồng là nhà văn của “ chủ nghĩa nhân đạo thống thiết mãnh liệt’’
chính nhà phê bình cũng cỉ ra những nét tính cách ngồi đời của Ngun Hồng,
thống nhất với con người văn chương của ông. Qua bài “Mấy lần được gặp
Nguyên Hồng, Nguyễn Đăng Mạnh dẫn câu chuyện của các nà văn trẻ kể lại
Nguyên Hồng ln săn sóc, lo lắng cho mọi người như ngồi quạt cho đồng

nghiệp đang lăn lộn với bản thảo, tham gia đủ mọi công việc như chữa lại cái
bàn, cái chạn bát… hay câu chuyện kể về việc ơng thích uống rượu, nhưng
không phải là nhắm với sơn hào hải vị gì mà nhắm với cơm nguội, với rau lang
luộc, những đồ nhắm của người nông dân lao khổ… Điều đó lí giải sâu sắc hơn
nữa tấm lịng nhân đạo, thương yêu của nhà văn với người dân nghèo. Nguyễn
Đăng Mạnh thật tài tình khi chọn chi tiết kể Nguyên Hồng vào thăm Nguyễn
Đăng Mạnh ở khu tập thể Đại học Vinh để thay lời kết cho bài viết chân dung: “
Hôm ấy Nguyên Hồng mặc một cái áo n màu xanh chàm, đã hơi bạc,may theo
lối nửa sơ mi, nửa áo cánh- thứ áo tôi thấy những người lao động có tuổi thường


mặc, vừa gọn, vừa thoải mái, lại có lắm túi để đựng các thứ cần dùng lặt vặt.
Ông mặc quần nâu xắn lên đến mắt cá chân. Đôi dép lốp thì xỏ cả hai quai hậu.
Ơng dắt một cái xe đạp đã mất cả chắn xích lẫn chắn bùn. Một bên tay lái ngoắc
cái mũ lá. Chỗ đèo hàng phía sau, ngồi một túi vải bạt to, thấy có buộc mấy
thanh giang chẻ lạt”.
Như vậy, trong chương này, chúng tôi tập trug nghiên cứu cách dựng chân
dung của ông về các nhà văn Việt Nam hiện đại như: Vũ Trọng Phụng, Nguyên
Hồng,…Mỗi bài có những khám phá độc đáo về tư tưởng và phong cách của các
nhà văn đó. Những khám phá đó có giá trị khoa học và giúp ta nhận diện được
cái “ thần” của mỗi nhà văn.


Chương 3: Phong cách phê bình văn học của Nguyễn Đăng Mạnh
3.1.Thích “húc” vào các hiện tượng văn học phức tạp
Tiêu đề này được trích trong bìa sau cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại,
chân dung và phong cách của chính Nguyễn Đăng Mạnh. Nó diễn tả một nét
độc đáo thuộc phong cách phê bình của ơng. Như hiểu từ “ phức tạp” như thế
nào – Từ điển tiếng Việt giải thích: “ 1. Có nhiều thành phần, hoặc nhiều mặt,
khơng đơn giản, máy móc, tinh vi, phức tạp. 2. Có nhiều sự rắc rối khó nắm, khó

hiểu, khó giải quyết, vấn đề phức tạp, khó giải quyết, tư tưởng phức tạp”. Từ
“phức tạp” Nguyễn Đăng Mạnh dùng có thể hiểu theo cả hai cách nói trên, hoặc
là cả sự kết hợp của hai cách đó.
Hiện tượng phức tạp ở đây là chỉ các nhà văn. Nhưng thế nào là nhà văn
phức tạp ? Nếu đặt trong văn cảnh của đời sống văn học một thời, cụ thể là thời
kỳ dân tộc ta tiến hành những cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp, Mỹ 1945 –
1975 thì nếu những nhà văn viết không theo quan niệm văn nghệ phục vụ chính
trị một thời như chủ trương đường lối văn nghệ của Đảng thì có thể xem là nhà
văn phức tạp. Và nếu hiểu như thế thì sự phức tạp ở đây trước hết là phức tạp về
tư tưởng và sau đó là cả những đặc điểm về nghệ thuật. Cho nên ngay cả trong
cách viết của Nguyễn Đăng Mạnh có thể ơng vẫn có ngầm ý đối thoại lại cách
nhìn nhận về văn học một thời chăng ? Nhưng nếu như nhìn nhận như thế thì
mới chỉ ở một khía cạnh vấn đề mà thôi, nhà văn phức tạp ở đây phải được hiểu
là những sáng tác của anh ta có giá trị nghệ thuật thực sự, và nhà văn đó có
phong cách sáng tạo nghệ thuật riêng bằng khơng thì sự phức tạp đó chẳng có ý
nghĩa gì cả.
Tại sao lại thích “ húc” vào những hiện tượng văn học phức tạp. Ở đây
nói về sở trường, phong cách nhưng mặt nào đó cũng nói lên bản lĩnh, tài năng
của nhà phê bình. Có thể nói những nhà văn khơng phức tạp thì khó có khám
phá mới, mọi người đã sớm phát hiện giá trị của nó. “Húc” vào những hiện
tượng phức tạp thì mới có khám phá, phát hiện, khai thác những giá trị mới và
thậm chí là đóng góp lớn vào việc định giá trị cho một nhà văn. Mặt khác, “húc”


vào những hiện tượng phức tạp là để thử thách hiệu quả phương pháp phê bình
rằng nó có thể định hướng để khám phá giá trị của những hiện tượng văn học
phong phú, mới mẻ khơng ?
Như đã nói Nguyễn Đăng Mạnh là người sớm ý thức được những hạn chế
của phê bình xã hội học macxit, nhất là nó không thể giúp khám phá được
những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn chủ yếu khám phá nội dung phản ánh.

Nguyễn Đăng Mạnh đã tìm phương pháp mới và xét ở góc độ nào đó những tìm
tịi của ơng là có đóng góp. Như từ điển đã giải thích phức tạp ở đây là “ vấn đề
phức tạp, tư tưởng phức tạp, khó giải quyết”. Tìm cách để đánh giá thoả đáng
toàn diện những hiện tượng như thế trên cơ sở phát hiện ra cái thần của họ, tinh
hoa của họ chính là con đường của Nguyễn Đăng Mạnh. Có thể lấy trường hợp
Nguyễn Đăng Mạnh phê bình Vũ Trọng Phụng làm dẫn chứng tiêu biểu:
Vũ Trọng Phụng đúng là một hiện tượng văn học phức tạp. Liên quan đến
Vũ cịn có cả một vụ án về chính trị. Và gần như trong thời chiến cách đánh giá
Vũ Trọng Phụng là hết sức lệch lạc. Trong lịch sử văn học Việt Nam từ những
năm 1930 – 1945, Vũ Trọng Phụng là một trong những hiện tượng phức tạp
nhất. Tác phẩm của ông, con người của ông chứa nhiều mâu thuẩn, từ quan điểm
xã hội, chính trị tới phương pháp sáng tác. Vì thế mà khơng phải chỉ sau khi mất
mà ngay khi sinh thời ông từng là đầu đề cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Hồi
vụ Nhân Văn Giai Phẩm (1958), có nhà lý luận kiêm viết phê bình nọ đã xếp Vũ
Trọng Phụng vào dòng văn học tư sản: “ dòng văn học bắt nguồn từ đời sống
mục nát của những lớp người trưởng giả bóc lột ăn bám, bóp đầu bóp cổ nhân
dân lao động” [5,110]. Cịn Nguyễn Đăng Mạnh đã không đi theo vết xe đổ đó,
ơng đã dày cơng nhìn lại, phát hiện sáng tác của Vũ Trọng Phụng là di sản văn
chương của đất nước phải bàn bạc. Những bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh là
một nghiên cứu công phu và cũng thuộc vào những nghiên cứu có giá trị đầu
tiên giúp chúng ta đánh giá đúng Vũ Trọng Phụng. Ông đã phát hiện ra hai mặt
cơ bản trong tư tưởng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng vừa thống nhất vừa mâu
thuẩn: “ tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa và tâm trạng phẫn uất mãnh liệt


đối với xã hội” [5,26]. Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá đúng những cống hiến của
Vũ Trọng Phụng và theo như ông kể lại thì trong số những nghiên cứu của ông
về Vữ Trọng Phụng rất khó khăn mới có được.
Như vậy, Nguyễn Đăng Mạnh là ngịi bút phê bình có bản lĩnh đã mạnh
dạn “ húc” vào các hiện tượng phức tạp để khám phá ra tư tưởng nghệ thuật,

phong cách của các nhà văn một cách thấu đáo nhất.
3.2.Kết hợp hài hoà giữa năng lực cảm thụ tinh tế và tư duy lý luận
sắc bén.
3.2.1.Năng lực cảm thụ tinh tế.
Trước hết có thể nói Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà phê bình có năng lực
thẩm văn hết sức tinh tế. Rất nhiều nhà phê bình đánh giá cao Nguyễn Đăng
Mạnh về mặt này. Chính Xuân Diệu cũng cho Nguyễn Đăng Mạnh có “ con mắt
xanh” trong phê bình văn học, và cịn nói cụ thể hơn là chỉ trong phê bình văn
xi. Và nhất là nhân xét của Hồng Ngọc Hiến: “ sự xuất sắc của tập Con
đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là ở chỗ đọc xong người ta yêu
văn học, người ta cảm thấy văn học hiện đại Việt Nam là một nền văn học phong
phú, không thiếu những tài năng độc đáo và cá tính sáng tạo”.
Bằng năng lực cảm thụ tinh tế, Nguyễn Đăng Mạnh cảm thụ được chất
văn của tác phẩm, cái bản chất thẩm mỹ của nó. Nếu như phê bình mà chỉ thuyết
phục người đọc bằng tư duy ly luận sắc bén thì khơng thể đi vào lịng người đọc,
khơng thể làm nên một phong cách phê bình tiêu biểu được. Khơng những thế
mà bài phê bình sẽ trở nên khô khan như sự truyền bá tư tưởng chính trị. Chính
Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: “ đối tượng của nghị luận văn học lại là các hiện
tượng văn học, các tác phẩm văn chương. Đối tượng này không thể lĩnh hội
được chỉ bằng lý trí đơn thuần, bằng trí tuệ tỉnh táo. Trong lĩnh vực này, mọi
nhận thức chỉ có nghĩa khi kết hợp với tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Bielinxki
nói “ thẩm mỹ khơng phải là đại số… ngồi trí thơng minh và học vấn cịn đòi
hỏi về cảm xúc cái đẹp”” [7,5].


Năng lực thẩm văn của Nguyễn Đăng Mạnh tỏ ra tinh tế hơn cả là ở chỗ
ơng có khả năng phát hiện ra được cái thần của nhà văn, rằng đâu là cái đặc sắc
chủ yếu tạo nên chất lượng nghệ thuật trong sáng tác nhà văn cũng như tạo
thành phong cách nghệ thuật của anh ta. Điều này không phải chỉ vì Nguyễn
Đăng Mạnh chuyên nghiên cứu về phong cách là một chun gia về mặt này mà

nó cịn có vẻ như là năng lực riêng, tạo nên cái đặc sắc của phát hiện. Và ở đây
phải nói thên rằng, sở trường của Nguyễn Đăng Mạnh thiên về văn xi hơn là
thơ. Những phát hiện đó có thể là về đề tài, Nguyễn Đăng Mạnh gọi mỗi nhà
văn chỉ viết hay về một mảng đề tài riêng mà ông gọi là “ vùng ám ảnh riêng”.
Chẳng hạn ông cho rằng Nguyên Hồng chỉ viết hay về Hải Phòng, Vũ Trọng
Phụng thì chỉ gắn với cuộc sống “ chó đểu” ở phố Hàng Bạc, Hoàng Cầm chỉ
viết hay khi viết về quê hương văn hoá Kinh Bắc nhưng chỉ là Kinh Bắc cổ kính
nên thơ của ngày xưa… và tinh tế nhất có lẽ là những nhận xét về Nguyễn Đình
Thi, ơng cho rằng Nguyễn Đình Thi chỉ viết hay khi viết về đất nước “ trong đau
thương và dũng cảm” và dẫn ra những câu thơ hay nhất, đẹp nhất của nhà thơ
này khi viết về đất nước.
Nguyễn Đăng Mạnh đồng cảm với nhà văn, thâm nhập rất sâu vào thế
giới nghệ thuật, phát hiện đúng những hình tượng ám ảnh của nhà văn, chẳng
hạn Ngô Tất Tố suy tư nhiều về cái đói, đói khiến người ta phải bán vợ, đợ con,
phải ăn cả đất, nhưng Nam Cao lại day dứt ám ảnh về nhân phẩm, về nhân cách
con người bị khinh rẻ chà đạp.
Như vậy, có thể khẳng định chính năng lực cảm thụ nghệ thuật tinh tế đã
tạo nên sức hấp dẫn, đặc sắc cho những trang phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh.
Chính điều đó mà ơng vẫn được xếp với dịng phê bình Hồi Thanh, Xuân
Diệu…
3.2.2.Tư duy lý luận sắc bén.
Ở bài Kinh nghiệm viết một bài văn, Nguyễn Đăng Mạnh đã nói: “ nghị
luận văn học là bàn luận, là nói lý lẽ, là thuyết phục người đọc bằng lập luận
logic chặt chẽ”. Nhưng đối tượng của nghị luận văn học lại là các hiện tượng


văn học, các tác phẩm văn chương. Đối tượng này khơng thể lĩnh hội được bằng
lý trí đơn thuần, bằng trí tuệ tỉnh táo. Trong lĩnh vực này, mọi nhận thức chỉ có
nghĩa lý khi kết hợp lý trí và tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ.
Theo Nguyễn Đăng Mạnh, thứ nhất khi đã phát hiện ra những hình tượng

ám ảnh rồi thì phải thơng kê, khảo sát và sau đó đối chiếu so sánh để khái quát
lên tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Điều này đòi hỏi tư duy lý luận. Nguyễn
Đăng Mạnh rất công phu về mặt này để từ đó có những khái quát có giá trị. Qua
những phần viết về Vũ Trọng Phụng ở mục 1 đã chứng tỏ điều này.
Thứ 2, ông đã so sánh những hiện tượng cùng loại và trên cùng bình diện
để làm nổi bật vấn đề cần bình luận. Chẳng hạn so sánh những phát hiện khác
nhau của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao về nổi khổ của người nông
dân trong xã hội cũ, qua ba tác phẩm Tắt đèn, Bức đường cùng và Chí phèo,
Nguyễn Đăng Mạnh đã tài tình lập luận “ khi Tăt đèn của Ngơ Tất Tố và Bước
đường cùng của Nguyễn Công Hoan ra đời, tơi chắc ít ai nghĩ rằng thân phận
người nơng dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nổi khổ nào hơn
những nổi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra
từ những trang sách của Nam Cao, thì người ta liền nhận ra rằng, đây mới là
hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tuổi nhục nhất của người dân cùng ở
một nước thuộc địa bị giày đạp, bị cào xé, bị huỷ hoại tự nhân tính đến nhân
hình” [5,172].
Tóm lại, dù vận dụng năng lực cảm thụ hay tư duy lý luận thì cũng nhằm
mục đích khám phá giá trị thẩm mỹ đích thực trong sáng tác của nhà văn. Điều
này tạo nên giá trị những trang viết của Nguyễn Đăng Mạnh. Hai yếu tố tư duy
lý luận sắc bén và năng lực cảm thụ văn chương cứ dìu dựa, hài hồ nhau tạo
nên lối phê bình riêng của Nguyễn Đăng Mạnh.


×