Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam hiện đại (qua kí ức người thân)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.85 KB, 50 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Thể tài chân dung văn học là thể tài mới trong văn học Việt Nam
nhất là sau 1986 với chủ trương đổi mới của Đảng thể tài này phát triển
mạnh mẽ. Có thể nói, đây là điểm ghi nhận sự đổi mới tư duy trên các lĩnh
vực trong đó có văn học nghệ thuật. Thời kỳ này khơng khí cởi mở, dân
chủ của đời sống văn học nghệ thuật tác động đến chủ thể sáng tạo với
quan niệm mới về nhà văn, đến sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về
hiện thực và con người, đến sự thay đổi thi pháp thể loại của các thế hệ nhà
văn. Đây chính là tiền đề cho sáng tác văn học, trong đó có thể tài chân
dung văn học phát triển lên bước mới. Sự nở rộ của nhiều tác phẩm thể tài
chân dung văn học này trở thành hiện tượng thẩm mỹ đáng chú ý. Chính vì
vậy thể tài chân dung văn học đang trở thành đối tượng nghiên cứu mới.
1.2. Văn học phản ánh cuộc sống, các văn nghệ sỹ cunggx là nhân
vật của cuộc sống nên họ là đối tượng khách quan cần được văn học phản
ánh, bởi đằng sau nhưng trang viết của họ là tính cách, số phận tài năng,
vui, buồn của con người. Đó chính là mảng hiện thực mà các nhà văn khai
thác để dựng lên chân dung các nhà văn. Khi nghiên cứu văn học, nghiên
cứu các tác giả, tác phẩm dựa vào chân dung này người đọc được cung cấp
rất nhiều tư liệu cuộc đời với các chi tiết thuộc về tiểu sử của tác giả trong
ứng xử, nói năng cụ thể. Ở đó tác giả cũng như nhân vật trong văn học, tất
nhiên nhân vật ấy chủ yếu làm văn nghệ, vẽ tranh, làm thơ, soạn kịch.
1.3. Đối tượng chính của chân dung văn học là các nghệ sỹ. Phần lớn
là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng trong chương trình phổ thong. Khi học về
những tác giả văn học, sách giáo khoa Ngữ văn thường trình bày phần tiểu
dẫn ngắn gọn, thậm chí là khơ khan. Cách thức trình bày như vậy khơng
những cung cấp ít tư liệu mà còn làm giảm đi hứng thú học tập ở học sinh.
Dẫu biết rằng thời lượng bài học đã được sắp xếp theo phân phối chương

1



trình dựa trên những cơ sở nhất định, song thiết nghĩ người biên soạn cần
linh hoạt, làm sinh động hơn phần Tiểu dẫn bằng việc vận dụng kiến thức
chân dung văn học. sự vận dụng kiến thức thể tài này vào bài học rất có ý
nghĩa trong việc tạo ra sự say mê , tính tích cực, chủ động sáng tạo đối với
học sinh. Chính vì vậy trong giờ dạy, người giáo viên cần lưu ý xử lý kiến
thức phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
1.4. Đã có những cơng trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học
xây dựng dưới góc nhìn của các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình,
chưa có cơng trình nào chun biệt nào nghiên cứu về thể tài chân dung
văn học dưới góc nhìn của người than nghĩa là chân dung của các nhà văn
hiện qua cái nhìn, qua những suy nghĩ, cảm nhận, tưởng nhớ của những
người than trong gia đình nghệ sỹ.
Những điều này là lý do tơi tìm đến đề tài Thể tài chân dung văn học
trong văn học Việt Nam hiện đại (qua kí ức người thân).
2. Lịch sử vấn đề
Chân dung văn học là thể tài khá mới mẻ trong văn học dân tộc. Ở
nhiều nước trên thế giới cũng như nước ta đã có nhiều tác giả viết chân
dung văn học như M. Gorki, K.Pautopxki, I.Erenbua… hay Vũ Ngọc Phan,
Hồi Thanh, Tơ Hồi… Ngồi ra, chúng ta còn thấy những bài viết thuộc
thể tài này trên các trang bó Văn nghệ, Tiền phong, … trong các tập sách:
Chân trời có người bay của Đỗ Lai Thúy, Cây bút, đời người Vương Trí
Nhàn, Phía sau con chữ của Vũ Từ Trang, Viết về bè bạn của Bùi Ngọc
Tấn, Nhà văn qua hồi ức người thân Lưu Khánh Thơ sưu tầm và biên
soạn… Phần lớn những tập sách này dựng chân dung của nghiều nhà thơ,
nhà văn nổi tiếng trong nước và thế giới ở cuộc sống đời thường và đời
sống văn nghệ. Những tập chân dung này đóng góp lớn trong việc giúp
người đọc tiếp cận con người thật ngoài đời của văn nghệ sỹ, để từ đó dễ
dàng khám phá vào thế giới nghệ thuật của họ.


2


Đã có nhiều cơng tình nghiên cứu về thể tài này: Luận án tiến sỹ
Chân dung văn học – lịch sử thể loại – đặc trưng ( Nguyễn quốc Luân –
1993), Luận văn Thạc sỹ Mảng chân dung văn học trong sáng tác Tơ Hồi (
Nguyễn Văn Quang – 1996, Đại học Vinh); Đặc điểm nổi bật của thể tài
chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại của Phan An Na –
2008, Đại học Vinh); các khóa luận tốt nghiệp đại học như: Chân dung đối
thoại: Chân dung văn học, bình luận văn học( Phạm Thị Thùy Dương –
2002, Đại học Vinh; Đóng góp của Nguyễn Tuân đối với lý luận về tiểu
thuyết và thể tài chân dung văn học ( Bùi Hà Phương – 2007, Đạ học
Vinh).
Nhìn chung các cơng trình này đều xoay quanh một số vawns đè cơ
bản sau: Khái niệm thể tài chân dung văn học; vì sao thể tài này nở rộ tỏng
những năm gần đây; đặc điểm khía cạnh nổi bật nhất của thể tài chân dung
văn học cũng như phong cách của người dựng chân dung. Một số bài viết
đi và phân tích, đánh giá một số tác phẩm chân dung văn học cụ thể: Cây
bút, đời người, Cánh bướm và đóa hướng dương, Những kiếp hoa dại…của
Vương Trí Nhàn hay Chân dung đối thoại của Trần Đăng Khoa. Đáng chú ý
là luận án tiến sỹ của Nguyễn Quốc Luân đã chỉ ra khá sâu sắc lịch sử và
đặc trưng của thể tài; luận văn thạc sỹ của Phan An Na đã nghiên cứu thể
tài này với tư cách là một đối tượng chun biệt. Điều đó khơng có nghĩa là
những luận văn ấy khơng có những đóng góp đáng ghi nhận.
Nhìn chung, chúng ta thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu về đề
tài chân dung văn học thì đều dừng lại ở việc xây dựng chân dung các nhà
văn qua góc nhìn của các nhà nghiên cứu hay đúng hơn là góc độ của người
trong cuộc, trong giới, hoặc cũng cơng trình nghiên cứu về đề tài này trên
phương diện chân dung văn học qua ký ức người thân, tức là các nhà văn,
nhà thơ thể hiện dưới cái nhìn của những người thân trong gia đình họ.

Trên cơ sở cơng trình đi trước người viết học hỏi, tìm hiểu đặc điểm của

3


thể tài chân dung văn học thông qua một tác phẩm cụ thể. Do kinh nghiệm
cịn ít ỏi và năng lực còn hạn chế nên tất nhiên bài viết chưa thể hồn thiện,
chúng tơi mong sự đóng góp của q thày cô và các bạn đồng nghệp.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chúng tơi là: Nghệ thuật xây
dựng chân dung văn học trong tác phẩm “ Người” của Nguyễn Quang
Thiều.
Phạm vi tài liệu là tác phẩm “ Người” của Nguyễn Quang Thiều
(xuất bản 9/ 2008, Nhà xuất bản Phụ nữ).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nói trên tron q trình nghiên cứu chúng tơi
sử dụng nhiều phương pháp: hệ thống - cấu trúc, so sánh, đối chiếu, phân
tích, tổng hợp…
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phát hiện, nhận diện và chỉ ra đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung
văn học trong văn học Việt Nam đương đại qua tác phẩm Người – Nguyễn
Quang Thiều. Chỉ ra được thể tài chân dung văn học trên các phương diện
nội dung: Cung cấp tư liệu về các nhà văn; cắt nghĩa một thời văn học; ca
ngợi sự nghiệp nhân cách qua góc nhìn người thân. Và trên phương diện
hình thức: lựa chọn những chi tiết “đắt”; tiếp cận góc nhìn đời tư các đối
tượng trong mối quan hệ thân thiết; giọng điệu; tạo dựng bối cảnh, khơng
khí. Trên cơ sở đó khẳng định ý nghĩa nhiều mặt của thể tài chân dung văn
học trong bức tranh chung của văn học Việt Nam đương đại.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngồi các phần Mở đâu, Kết Luận và Tài liệu tham khảo, nội dung

chính của khóa luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Nhìn chung về sự phát triển của thể tài chân dung văn học
trog văn học Việt Nam hiện đại.

4


Chương 2: Nội dung chân dung văn học trong tác phẩm Người –
Nguyễn Quang Thiều.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện chân dung văn học trong tác phẩm
Người – Nguyễn Quang Thiều.

5


Chương 1
NHÌN CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG
VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.
1.1. Giới thuyết khái niệm về thể tài chân dung văn học.
Tìm hiểu văn học nghệ thuật là sự tìm hiểu khám phá những thuộc
tính, bản chất văn học, phat shieenj ra quy luật vận động của nó. Thực tiễn
nghiên cứu văn học choc hung ta thấy rằng chân dung văn học là một thể
tài hoàn toàn mới trong làng văn báo Việt Nam. Vì vậy đẻ xác định khái
niêm chân dung văn học chúng tơi tìm đọc các tài liệu, các cơng trình,
những lời giới thiệu một số tập sách chân dung văn học….
Chân dung văn học là thể tài chỉ ra đời trên cơ sở ý thức xã hội nhất
định khi lịch sử chuyển sang thời kỳ cận đại, phát triển ở thời kỳ hiện đại,
đặc biệt từ sau đổi mới từ năm 1986 trở đi. Đây là thời ký đổ mới toàn diện
trên tất cả mọi mặt nhất là văn học có sự “ thay da đổi thịt” rõ rệt. thời kỳ
ày việc viết văn sáng tạo nghệ thuật trở thành loại hình lao độn nghệ thuật

được chuyên mơn hóa. Từ đây, văn nghệ sỹ trở thành một tầng lớp có vị trí
nhất định trong xã hội và trở thành đối tượng miêu tả của văn học nghệ
thuật. Họ là nhân vật chính của cảm hứng thế sự đời tư đang trần ngập
trong văn chương thời kỳ đổi mới. Làm chân dung văn học ở đây chính là
lấy ngôn từ đẻ vẽ một con người, thường là nhà văn. Càng về sau đối tượng
chân dung càng mở rộng, không chỉ là nhà văn, nhà báo mà hướng tới
những con người tiêu biểu trong lĩnh vực khác của xã hội và cả những sự
kiện thời kỳ văn học.
Chân dung văn học được xây đựng dựa trên cuộc đời thực của cá đố
tượng nhưng khơng hồn tồn trùng khít với con người tiểu sử bởi nó có xu
hươowngs tiểu thuyết hóa, có phần pha trộn với truyện kể, suy tưởng, bình
luận. Sách giáo viên Ngữ văn 12 khẳng định: “ Chân dung văn học là một

6


hình thức đứng giữa ba thể loại: tiểu sử - tiểu thuyết – phê bình văn học”
[13,55].
Chân dung văn học phải chen chân với các tác phẩm thiên về phê
bình nghiên cứu vì nó cũng nhằm vào tác giả. Nó miêu tả không phải
thông qua tác phẩm mà phần nhiều trực tiếp thông qua những chi tiết tiểu
sử của con người, thông qua con người thực của tác giả về những ứng xử
nói năng ngày thường. Nó khơng trùng khít với con người tiểu sử bởi chân
dung văn học có chỗ khá rộng cho sự phân tích, nhận định, đánh giá của
người viết về tác giả ấy, cho sự cảm thụ các tác phẩm của các tác giả ấy.
Chính vì thế nó có phàn pha trộn truyện kể, suy tưởng, bình luận.
Trong thực tế, có tác phẩm thiên về phê bình sáng tạo, có tác phẩm
như một hồ sơ lí lịch, tiểu sử nhân vật, có bức chân dung như nhật ký cá
nhân. Có những chân dung là tổng hịa những cái trên. Vì thế, khi nghiên
cứu tác phẩm chân dung văn cần có sự phân biệt với tiểu luận nghiên cứu,

bài báo, bài viết tưởng niệm có tính thời sự. Từ đó đặt ra vấn đề mỗi người
viết phải có cách đi riêng cho mình để những bài chân dung văn học không
đơn thuần chỉ là những bài giới thiệu tiểu sử hoặc những tiểu luận khoa học
viết về sự nghiệp một tác giả nào đó mà phải nắm được cái thần của văn
nghiệp người nghệ sĩ ngôn từ, để loại bỏ cách tiếp cận xơ cứng. Có thể nói,
“ Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó
khơng thiên về cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trường quan sát, lựa chọn
chi tiết, cử chỉ ngôn luận kể cả tác phẩm, tư thế hồi tưởng để dựng lại bộ
mặt tinh thần của một con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ, các nhà hoạt
đọng xã hội nổi tiếng” [ 10, 54]; “Nó miêu tả một con người cụ thể, có thật
sao cho truyền được thần thái sống động của con người đó, phát hiện được
những điểm riêng, độc đáo không lặp lại một nhân cách với thế giới tinh
thần của nó”[ 10, 54].

7


Như vậy, chân dung văn học là một thể tài khá co giãn khơng có ranh
giới rõ rệt, dễ lẫn vào các thể khác hay nói cách khác nó khơng có đường
biên rạch rịi. Chân dung văn học là những sáng tác dựng lại chân dung của
một con người, gắn liền với một sự kiện văn học, một thời kỳ văn học, và
những đối tượng ấy thực sự là một nhân vật văn học. Sự giao thoa của
những thể loại khác nhau, làm nên nét hấp dẫn riêng biệt của chân dung
văn học.
Giá trị của tác phẩm chân dung văn học được xác định trên các mặt
như: sự đóng góp của tác giả trong việc cung cấ những tư liệu đặc sắc về
chân dung đó, sự xây dựng nên hình tượng nghệ thuật sinh động, hấp dẫn,
những giá trị thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục sâu sắc. Những giá trị này có
thể tìm thấy ở những tác phẩm dựng chân dung của các tác giả nổi tiếng
của nước ngoài như M.Gorky, K. Pautopxki, I. Erenbua… hay ở văn học

Việt Nam đương đại như Tơ hồi, Nguyễn Tn, Tạ Tỵ, Nguyễn Đăng
Mạnh, Vương Trí Nhàn, Bùi Ngọc Tấn…
Như vậy, thể tài này sự khái quát về lý thuyết khá ít ỏi, dựng chân
dung thành công về nhà văn, nhà thơ, họa sĩ… là điều khơng dễ dàng. Đó
là “ kết quả của việc “ đọc” sáng tạo của người ấy, vừa là kết quả của việc “
đọc” trực tiếp về cuộc đời sự nghiệp, quan niệm và hoạt động của bản thân
người ấy” [15], để xác định nên một chân dung văn học vừa đặc sắc, hấp
dẫn nhưng tôn trọng sự thật.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung
văn học
1.2.1. Cơ sở ra đời của thể tài chân dung văn học.
Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, một phương thức
địng hóa hện thực về mặt thẩn mĩ, một nghệ thuật dùng ngôn từ làm chất
liệu thể hiện, cho nên sự phát triển của văn học dựa trên một số cơ sở, tiền
đề nhất định. Chân dung văn học là một thể tài cũng ra đời trên cơ sở, tiền

8


đề nhát định. Đây là thể tài ra đời muộn, vả lại còn khá mới mẻ so với thể
loại văn học khác.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện hang loạt
nhà văn, nhà báo…. Bên cạnh đó là những tác phẩm với nhiều thể loại
phong phú, đa dạng ra đời tạo nên một phong cách mới mẻ cho nền văn học
Việt Nam hiện đại. Thời kì này giới tri thức Việt Nam và cơng chúng đơ thị
Việt Nam bắt đầu có thói quen đọc sách, đọc báo. Trong tình hình đó văn
học đã vươn mình phát triển, hang loạt truyện ngắn, tiểu thuyết ra đời. Từ
đây,bên cạnh những cây bút cổ thụ còn xuất hiện them nhiều cây bút trẻ,
sức viết dồi dào, những cây bút được coi là kiện tướng của nền avwn học
đua nhau xuất hiện. Chính sự xuất hiện này đã cung cấp cho chân dung văn

học những đối tượng để dựng chân dung trong đó nổi bật lên những cây bút
chủ lực và sáng giá nhất của văn học như: Nam Cao, Nguyễn Tuân,
Nguyễn Bính, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh….
Đó là nguồn cung cấp đối tượng đẻ chân dung văn học quan sát miêu tả,
đưa lại phong cách mới cho đề tài.
Đặc biệt sau 1986,ở nước ta tinh thần đổi mới dân chủ được nân cao.
Tinh thần đó được thể hiện trên nhiều mặt trong đó có tơn trọng con người
cá nhân, tôn trọng hoạt đọng sáng tạo nghệ thuật. Bầu khơng khí xã hội
khơng cịn oi bức , ngột ngạt nữa mà thay vào đó là khơng khí của đổi mới,
điều này tạo điều cho chân dung văn học phát triển. Hơn nữa , thời kì này
khơng khí cởi mở hơn của quan niệm văn chương, sự tự do dân chủ hơn
trong khơng khí sáng tác và tiếp nhận; đời sống văn học phát triển trên cả
bề rộng và bề sâu. Lúc này nhà văn có thể nói lên tất cả những gì thuộc về
con nguời, đi đến tận cùng giới hạn của tâm hồn và số phận với rất nhiều
phong cách và bút phát nghệ thuật khác nhau. Đây là tiền đề để sáng tác
chân dung văn học ra đời.

9


Trên thế giới thể tài này xuất hiện từ lâu. Nhiều tác phẩm nổi tiếng
trên thế giới được đánh giá là mẫu mực như sáng tác của M. Gorky, S.
Xvaigo…. Ở Việt Nam thể tài này xuất hiện muộn hơn, trước khi hang loạt
tác phẩm chân dung văn học nở rộ đã có những hình thức gần như của nó
như cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân, Nhà văn tư
tưởng và phong cách Nguyễn Đăng Mạnh. Ít nhiều cuốn sách này đã nêu
bật cuộc đời của các văn nghệ sỹ. Các chân dung văn học ngày càng đa
dạng dưới nhiều ngòi bút khác nhau của nhà văn. Có người dựng chân
dung cùng một đối tượng nhưng mỗi tác phẩm là một nét độc đáo riêng và
mỗi người đọc khám phá ra nó.

1.2.2. Những thành tựu của thể tài chân dung văn học.
Thể tài chân dung văn học ra đời, ngày càng phát triển và đạt được
nhiều thành tựu xuất sắc. Trên thế giới thể tài này xuất hện sớm với những
tác phẩm tiểu biểu của những tác giả ưu tú cho thể tài này: Bông hồng
vàng, Bình minh mưa hay Một mình với mùa thu của K. Pautopxki, Những
người cùng thời của I. Êrenbua, Những cuộc đời tỏa sáng của A. Môroa…
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã thể hiện được biệt tài dựng chân văn
học, nhiều tác phẩm thựcn sự có ý nghĩa sâu sắc.
Cát bụi chân ai của Tơ Hồi dài hơn 400 trang dựng lại một cách
chân thật chân dung những nhà văn cùng thế hệ với ơng và chính con người
tác giả. Vương Trí Nhàn khẳng định tên tuổi của mình với Những kiếp hoa
dại, Cánh bướm và đóa hướng dương, Cây bút, đời người…Ở Cây bút, đời
người, Vương Trí Nhàn đã dựng lên nhiều bức chân dung, nhiều gương mặt
xuất sắc: Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, Thanh
Tịnh, Tế Hanh, Tơ Hồi, Xn Diệu.Trong mỗi bài viết đều chứa đựng tình
cảm chân thành của ơng với các bạn văn.

10


Viết về bạn bè, Bùi Ngọc Tấn với hơn 500 trang viết rất xúc động về
chân dung về bạn và mình. Ơng viết “ Các bạn của tơi hầu hết là những
người chịu vất vả kể cả đắng cay…Tôi viết về sự nhếch nhác của họ.”
Tác giả Đỗ Lai Thúy với Chân trời có người bay đem lại một giọng
điệu mới khi dựng lại muời bảy chân dung tinh thần. Phùng Quán với Ba
phút sự thật giọng văn pha hài rất chuyên nghiệp, kết cấu khúc chiết dẫn
người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Tập sách Họ trở thành nhân vật của tôi của Hồ Anh Thái không chỉ
dựng lại chân dung của nhà văn, nhà thơ trong nước mà còn trên thế giới.
Đặc biệt tác giả đã giúp người đọc tiếp cận với chân dung những người

nghệ sỹ nổi tiếng như: Lê Dung – người đàn bà hát dạo gót một mình, Mạc
Can – lời tư vấn của bộ mặt cười…
Những tập chân dung Mười khuôn mặt văn nghệ - Tạ Tỵ, Phía sau
con chữ - Vũ Từ Trang, Những chân dung song hành – Nguyễn Huy
Thắng, Gương mặt những nhà thơ – Võ Văn Trực, Phác thảo mươi lăm
chân dung văn học – Đoàn Văn Nhã… là những cuốn sách có giá trị.
Ngồi ra ta thấy tập chân dung văn học do các nhà văn sưu tầm, biên
soạn bởi các bài viết của người thân trong gia đình nghệ sỹ viết về họ. Đó
là những bài ghi lại suy nghĩ, cảm nhận, tưởng nhớ của những người thân
về các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch…Tất cả được viết bởi cái nhìn ấm
áp tìn thân. Nhà văn qua kí ức người thân do Lưu Khánh Thơ sưu tầm và
biên soạn thể hiện rõ nhất điều này.
Ngồi những cuốn sách kể trên ta cịn thấy chân dung văn học xuất
hiện trên những trang báo. Hầu như mỗi trang báo đều dành một chỗ đứng
cho mảng chân dung văn học: An ninh thế giới, Tạp chí văn học…
Như vậy, sự ra đời của thể tài chân dung văn học như những nhu cầu
của con người. Mỗi nhà văn đều có những hướng đi riêng về thể tài chân
dung văn học, Chính điều đó làm nên nét độc đáo, đa dạng cho thể tài này.

11


Sự ra đời của những tác phẩm tiêu biểu ấy khẳng định sự nở rộ của thể tài
chân dung văn học trong văn học Viêt Nam.
1.3. Thể tài chân dung văn học trong “ Người” của Nguyễn
Quang Thiều
1.3.1. Một vài nét về Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều (sinh năm 1957) là một nhà thơ hiện đại của
Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ơng cịn là một nhà
văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh

vực báo chí. Ông hiện nay là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Ông vào
làm việc tại báo Văn nghệ từ năm 1992 và rời khỏi đây năm 2007.
Nguyễn Quang Thiều là tác giả của 8 tập thơ, 13 tác phẩm văn xuôi
( tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thiếu nhi), 3 tác phẩm dịch thuật. Tác
phẩm chính của ơng gồm:
Về thơ:


Ngơi nhà tuổi 17, sáng tác năm 1990



Sự mất ngủ của lửa, 1992



Những người lính của làng, 1994



Những người đàn bà gánh nước sơng, 1995



Cỏ hoang, 1990



Vịng nguyệt quế cơ đơn, 1991




Tiếng gọi tình yêu, 1992



Cây ánh sáng, 2009

Về tiểu thuyết, truyện ngắn:


Mùa hoa cải bên sông, 1989



Kẻ ám sát cánh đồng, 1995



Cái chết của bầy mối, 1991



Người đàn bà tóc trắng, 1993



Đứa con của hai dòng họ, 1996

12





Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991



Chó Dingơ, 1992

Đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 7 tập thơ, 15 tập văn xuôi
và 3 tập sách dịch. Tập thơ mới nhất của anh, Cây ánh sáng - NXB Hội
Nhà văn 2009 đang thu hút sự chú của dư luận và giới phê bình.
Khơng chỉ tài hoa và nổi tiếng với văn thơ, Nguyễn Quang Thiều còn
là một nhà báo cự phách, một kịch tác gia sân khấu và điện ảnh... Do đó
một số tác phẩm của ơng được dàn dựng thành phim như tiểu thuyết Kẻ ám
sát cánh đồng được hãng phim truyền hình Việt Nam dựng thành bộ
phim Chuyện làng Nhơ phát sóng phổ biến trên VTV trong những năm
1998.
Bên cạnh đó ơng cịn là một nhà báo. Ơng được coi là người cùng
với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo tương
đối phổ biến ở Việt Nam hiện nay là tờ An ninh thế giới cuối tháng và cảnh
sát toàn cầu.
Với một số lượng tác phẩm khá đồ sộ cũng như những nội dung, vấn
đề được đề cập phản ánh đến, Nguyễn Quang Thiều đã đưa tên tuổi của
mình đến với độc giả đồng thời ông cũng đạt được những giải thưởng nhất
định:
-

Giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1993, giải A cho tập


thơ Sự mất ngủ của lửa,
-

20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước[

Đặc biệt từ những năm 1990, thơ Việt Nam đương đại bắt đầu có sự
chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, Nguyễn Quang Thiều là nhà
thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc của mình, đã
xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt.
Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu
hiện đại mà cịn là cây viết văn xi giàu cảm xúc. Trong anh khơng chỉ có

13


con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà cịn có một
nhà báo linh hoạt và nhạy bén.Do vậy đã có nhiều nhận xét, đánh giá về
ông:
Nhà thơ Nguyễn Duy viết: Nguyễn Quang Thiều là một tác giả đa
tài, sáng tác thơ, văn xuôi, làm báo và anh từng cùng làm với tôi ở báo
Văn Nghệ, thuở đó tơi cịn thấy anh vẽ tranh. Nhưng ấn tượng nhất với tôi
vẫn là Nguyễn Quang Thiều thi sĩ – một thi sĩ nổi bật trong làng thơ đương
đại Việt Nam.
Hay nhà thơ Inrasara có một nhận xét rất tinh tế: Nhà thơ vừa xuất
hiện đã tìm thấy giọng thơ riêng, là điều hiếm. Hiếm hơn nữa, khi giọng
thơ đó có sức lan toả khá rộng. Với thế hệ đi sau ở miền Bắc, thơ Nguyễn
Quang Thiều làm nên sự thể ấy.
Như vậy với một vài nét về cuộc đời cũng như sự nghiệp của
Nguyễn Quang Thiều ít nhiều giúp bạn đọc biết đến “cha đẻ” của “ Người”.

Điều này ít nhiều giúp độc giả có một tâm thế thuận lợi khi đi vào tìm hiểu
tác phẩm bởi những sáng tác của các tác giả ít nhiều đều mang một dấu ấn,
một nết phong cách nào đó.
1.3.2 Đơi nét về tác phẩm “ Người” của Nguyễn Quang Thiều
Người là một tác phẩm mới trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Quang Thiều( Xuất bản 9/ 2008, Nhà xuất bản Phụ Nữ). Đây là tác phẩm
thuộc thể tài chân dung văn học.
Người gồm 24 bài, viết về người than, nhà văn, nhà thơ, họa sỹ hay
những người ông từng gặp qua:

Tên bài

Viết về

14


Người ở với hoa tầm xuân
Tố Hữu và ngọn đèn cô đơn đã tắt
Một chiều của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Tào Mạt và cái chết của một anh hề
Tôi không viết về thiếu tướng Hữu Ước
Kevin Bower và một tình u nhẫn nại
Thi Hồng – Một phía của nhiều phía
Cái bón của một con người

Cơ Nguyễn Quang Thiều
Tố Hữu
Nguyễn Khoa Điềm
Tào Mạt

Hữu Ước
Kevin Bower
Thi Hoàng
Jeam Marie, William Joiner,

Chiristopher Agee, Adisa Bassic
Đứng trước những con sóng
Ma Văn Phấn
39 Lý Quốc Sư – Chủ nhà và khách
Lê Thiết Cương
Khúc bi thương của John Baca
John Baca
Kim Lân – Sự im lặng của nỗi buồn
Kim Lân
Lạc trong hịa binh
Phạm Tiến Duật
Họa sĩ vơ danh Phạm Long Quận và phép tự mê dụ
Phạm Long Quận
Đoạn phim câm về Bảo Ninh
Bảo Ninh
Như một cái cây sau bão
Lê Vân
Kí ức lộn xộn về “nhà triết học số một Châu Á”
Nguyễn Hồng Đức
Ơng bếp
Ơng bếp
Những đoạn rời rạc về một người dàn ông một Tày Y Phương – Hứa Vĩnh Sước
Lưu Kiến Sinh và ngọn gió lạnh thổi vào lưng
- Lưu Kiến Sinh
Giữa những con rối

Chu Lượng
Có phải tôi viết về giấc mơ của một người nghệ - Lương Tử Đức
sỹ( ?)
Đã về tới nhà
- Diễm Châu
Cha tôi
- Nguyễn Gia Thâu
Trong tác phẩm Người có sự kết hợp với những hình vẽ khn mặt
người do họa sỹ Lê Thiết Cương thể hiện. Điều này tạo nên ấn tượng cho
bạn đọc, kích thích sự hiếu kì, tị mị khám phá về tác phẩm. Đặc biệt hơn,
cuốn sách ra mắt bạn đọc vào đúng ngày triển lãm tranh của Lê Thiết
Cương. Đó là vào lúc 16h ngày 27/12/2008, tại Gallery 39A Lý Quốc Sư đã
diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh Người của họa sỹ Lê Thiết Cương và
giới thiệu cuốn sách cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Cuộc triển
lãm độc đáo này đã thu hút rất đông các họa sỹ, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ

15


như Thành Chương, Hữu Ước, Ngọc Đại, Trần Nhương, Nguyễn Huy
Thiệp... đến tham dự.
Trong cuộc triển lãm trái với nét mặt khá căng thẳng khi phải đứng
nói trước rất đơng bạn bè, đồng nghiệp và báo chí, Nguyễn Quang Thiều
giản dị: "Triển lãm của Lê Thiết Cương và tập sách của tôi là chân dung về
những con người mà chúng tơi đã gặp trên cuộc đời này. Có những người
chúng tơi gặp hàng tuần và có những người chúng tơi chỉ gặp một lần. Họ
đi qua chúng tôi như một ngọn gió thổi qua những vịm cây và để lại những
xao động, kể cả những xao động mơ hồ nhất.
Về những bức tranh của Lê Thiết Cương và cuốn sách khá độc đáo
của mình, Nguyễn Quang Thiều tâm sự: "Tơi nhận ra rằng, có những chi

tiết trong cuốn sách của tơi và có những nét vẽ trong các chân dung của Lê
Thiết Cương mà các nhân vật được chúng tôi dựng lên lại chưa nhận ra đó
chính là họ. Bởi chúng ta thường quên lãng một chúng ta trong quá khứ và
khơng nhìn thấy được một chúng ta của tương lai. Và trong hiện tại nhiều
lúc chúng ta cũng không nhận ra một chúng ta khác của hiện tại bởi nó bị
hiện tại chồng khít lên nhau hoặc giống như là sự đồng hiện ở trong một
không gian duy nhất".
Sau hết những lời chia sẻ của mình, Nguyễn Quang Thiều hóm hỉnh
hình tượng: "Sách của tơi chỉ nên đọc nhẩn nha khi đang... ninh xương
hoặc nấu thịt bị, cịn khơng nên đọc vội vàng những khi xào, rán...".
Người là kết quả của 6 năm miệt mài "vẽ" chân dung các nhân vật
của Nguyễn Quang Thiều. Những người yêu thích văn chương khơng lạ gì
với cách xây dựng nhân vật "thật mà không thật" của nhà văn này.Qua tập
sách, những khuôn mặt Tố Hữu, Tào Mạt, Thi Hoàng, Kim Lân, Bảo Ninh,
Nguyễn Khoa Điềm...lần lượt hiện lên.
Cũng trong lời tựa cuốn sách, Nguyễn Quang Thiều tâm sự, chia sẻ
khi viết Người:

16


“Chúng tôi, Lê Thiết Cương và Nguyễn Quang Thiều, chọn một cái
tên chung cho tập sách và triển lãm: NGƯỜI.
Lý do thật đơn giản: tất cả những gì chúng tơi viết và vẽ về một nhân
vật cụ thể dù là với những chi tiết thực hay tưởng tượng thì nhân vật đó
cũng là một con người. Một con người với tất cả ánh sáng và bóng tối ở
bên trong.
Triển lãm của Lê Thiết Cương và tập sách của tôi là những chân
dung về những con người tôi gặp trong cuộc đời này. Có những người
chúng tơi gặp hằng tuần và có những người chúng tơi chỉ gặp một lần. Họ

đi qua chúng tơi như một ngọn gió thổi qua những vòm cây và đẻ lại những
xao động kể cả những xao động mơ hồ nhất.
Mỗi chúng ta không bao giờ có khả năng hiểu hết bản thân mình. Bơi
thê, chúng ta đừng kinh ngạc khi nhận thấy ln ln có một người khác,
một người khác nữa và lại một người khác nữa hiển hiện trong một con
người khởi đầu là chúng ta khi được sinh ra lần thứ nhất. Nhưng tất cả
những người khác nữa ấy cũng chỉ là một chúng ta mà thơi.
Có những buổi sáng tơi nhìn tơi trong gương ở phịng cạo râu và
những buổi tối tơi nhìn bóng tơi in trên tường trong phong ngủ và tơi lờ mờ
thấy có một tơi khác đang sống khơng phải bên trong hay bên ngồi tơi mà
lại là chính tơi. Tơi nhận ra rằng: có những chi tiết trong cuốn sách của tôi
và những nét vẽ trong các chân dung của Lê Thiết Cương mà các nhân vật
được chúng tơi dựng nên lại chưa nhận ra đó là chính họ. Bởi chúng ta
thường quên lãng một chúng ta trong q khứ và khơng nhìn thấy một
chúng ta trong tương lai. Và trong hiện tại nhiều lúc chúng ta cũng không
nhận ra một chúng ta khác của chúng ta ở hện tại bởi nó bị hiện tại chồng
khít lên nhau hoặc giống như là sự đồng hiện ở trong một không gian duy
nhất.

17


Điều đó đã quyến rũ chúng ta và làm mới chúng ta. Mỗi hơi thở phả
ra là thực sự chúng ta đã chết một cái chết. Và sau một cái chết ấy thì một
chúng ta lại được sinh ra. Một chúng ta được sinh ra ln ln là chính ta
nhưng lại không bao giờ là chúng ta trước ta trước đó. Đấy chính là bí ẩn
của đời sống này và của mỗi con người. Chính thế mà viết hay vẽ chân
dung dù chỉ viết hay vẽ về một con người cụ thể đã trở thành sự sáng tạo vô
tận và khơng bao giờ có kết thúc. Kết thúc đồng nghĩa với sự bất lực và thất
bại cuả người nghệ sĩ.

Họa sỹ Lê Thiết Cương và tơi có cùng cách nhìn đó về nghệ thuật vẽ
chân dung. Và đó là lí do ra đời của cuốn sách và triển lãm cùng viết về
một cái tên: NGƯỜI”.
Như vậy, trong cuốn sách Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ những
tâm sự của mình khi nhìn nhận một con người. Dưới con mắt của Nguyễn
Quang Thiều các nhà văn, nhà thơ, họa sỹ, nghệ sỹ hiện lên với những chi
tiết rất thực trong đời sống hẵng ngày. Cuốn sách đã cung cấp tư liệu về các
nhà văn,một mảng trong cuộc đời của họ hay là một góc khuất, phía sau
tấm rèm của sự thành cơng. Và quả thật cuốn sách là một tài liệu quý giá
trong thể tài chân dung văn học.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG TÁC PHẨM “
NGƯỜI” CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU.
2.1. Cung cấp các tư liệu về nhà văn, nhà thơ, họa sỹ
Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đời sống trong tác phẩm văn
học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Những tác phẩm thuộc
thể tài chân dung văn học đã lựa chọn mảng hiện thực làm cảm hứng sáng
tạo, đó chính là cuộc đời, số phận các nhà văn, nhà thơ, họa sỹ, nghệ sỹ…

18


Mỗi ngòi bút khi xác định dựng chân dung đối tượng nào đó phải thể
hiện qua từng trang viết những hiểu biết, những sự vật liên quan đến đối
tượng, qua đó thể hiện tình cảm, cảm xúc với đối tượng. Nếu không chân
dung văn học chỉ là những bức tượng vô thần. Người viết lúc này giống
như một “ pháp sư” thổi hồn vào những pho tượng bất động làm cho chúng
trở nên sống động.
Chân dung văn học phải bắt nguồn từ sự thật về một con người, con
người đó có thể cịn sống hay đi vào giấc ngủ thiên thu. Trong q trình

dựng chân dung, người viết phải tơn trọng sự thật, nhưng sự thật ấy cần
được tái hiện dưới góc độ thẩm mĩ. Có như vậy sáng tác mới là một tác
phẩm văn học.
Một trong những phương diện nội dung của thể tài chân dung văn
học là cung cấp tư liệu cho độc giả. Đọc Người, bạn đọc sẽ được cung cấp
những tư liệu quý giá về đối tượng và cảm nhận những tình cảm, cảm xúc
của Nguyễn Quang Thiều.
Chân dung văn học là một bức tranh tả thực về con người nhà văn,
nhà thơ rất thực. Do vậy, khi đọc chân dung văn học, người đọc có thể tiếp
cận với nhà văn, nhà thơ… một cách cận cảnh. Người đọc nhìn thấy họ vẫn
là những con người bình thường, giản dị, cũng sinh hoạt, đi lại, cũng có
điểm tốt, thói hư, tật xấu… Dường như ở mỗi người nghệ sỹ, chúng ta đều
nhận thấy rõ đó chính là những “ người trần mắt thịt” chứ không phải là lực
lượng huyền bí, cao siêu được giáng xuống trần. Ở họ vừa là một tài năng
nghệ thuật, vừa là một người bình thường của cuộc sống đời thường, của “
nhếch nhác”, của “ vơ vàn những tuế tối”, “ những chi li”, “ phiền phức”,
những yêu ghét, buồn vui, thăng trầm, được mất…Như Vương Trí Nhàn
từng nói: “ Tơi nghĩ ngồi đời có bao nhiêu kiểu người thì trong vaen
chương có bấy nhiêu kiểu người cầm bút. Ở đây có thần thánh và có ma
quỷ và trừ một số tài năng sáng chói thì phần lớn người cầm bút có cả

19


những chỗ tầm thường và cao quý”. Hay nói như Hà Minh Đức: “ Viết về
họ tơi có ý thức hải làm sao tạo dựng được bức chân dung tổng hợp cả về
phần “ đời” lẫn phần “ đạo”(…) tôi kính trọng nhất là tài năng và nhân
cách. Tơi chấp nhận nhiều màu mè của cá tính và sở thích riêng” [18,37].
Dưới con mắt của Nguyễn Quang Thiều , các văn nghệ sĩ được dựng lên
hết sức gần gũi, hết sức giản dị.

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Tuy
nhiên ở Người, Tố Hữu lại hiện lên với hình ảnh là một con người cơ đơn.
Dưới ngịi bút của Nguyễn Quang Thiều: Tố Hữu và ngọn đèn cô đơn đã
tắt, hiện lên rất thực với cuộc sống của con người đã về vườn sau bao năm
tỏa bóng trùm xuống thơ ca cách mạng cũng như cuộc sống của nhân dân ta
trong những ngày đánh giặc. Ít có ai biết được rằng Tố Hữu là nhà thơ
nhiều bạn đọc nhưng ít bạn bè. Một sự việc rất thật trông cuộc sống của Tố
Hữu khi ông vẫn còn đảm nhiệm nhiều trọng trách, gánh vác công việc của
một cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước đó chính là sự mặc cảm của
con người với con người. Phùng Quán, người họ hàng của ông vậy mà
cũng chỉ đến thăm ông khi ông trở về vị trí khởi đầu đó là vị trí của một
nhà thơ. Khi đó khơng cịn danh phân, địa vị của một người có vị trí, trọng
trách cao trong hàng ngũ của Đảng nữa mà chỉ cịn lại tình máu mủ mà
thôi. Thế nhưng cuộc gặp gỡ của hai con người máu mủ lại buồn, rất buồn.
Cũng có lẽ vì thế mà cuối đời, Tố Hữu sống cô đơn trong căn nhà chỉ có
bóng đêm và những nỗi ưu phiền vây quanh cho đến khi ông mất.
Nguyễn Khoa Điềm trong cách cảm nhận của Nguyễn Quang Lập là
một người giàu tình cảm với anh em văn nghệ sĩ. Mặc dù là ủy viên bộ
chính trị hay Bộ trưởng bộ văn hóa thông tin, ở Nguyễn Khoa Điềm vẫn
chan chứa những hành động, tình cảm của một con người bình thường: “
Khi hội nghị APEC đang diễn ra rầm rộ, ông cùng vợ lặng lẽ vào Hà Đông
thăm mấy an em văn nghệ sĩ trú ngụ tại thị xã này”. Đó là một chuyến đi

20


lặng lẽ, khơng ồn ào nghi lễ, khơng đồn tháp tùng, chuyến đi của “ một
nhà thơ đã rời những ngôi nhà đầy quyền uy ở thủ đô để đến thăm một nhà
thơ trú ngụ trong ngôi nhà nhỏ nhất trong cái thị xã phía Bắc trong một
chiều nắng đẹp”. Rồi đến những buổi chiều, nhà thơ của “ Khúc hát ru

những em bé lớn trên lưng mẹ”, của trường ca “ Đất nước” lại có một cái
thú “ lang thang”, cái thú “ đạp xe sang tận bên kia sông Hồng. Vừa đạp xe
thanh thản vừa suy nghĩ những gì ơng nhìn thấy và nghe thấy”.
Hải Phịng ln là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng bao thế hệ nhà thơ,
nhà văn, trong các thế hệ các nhà văn, nhà thơ ấy có Thi Hồng. Thi Hồng
– cây thuốc q của khu vườn thi ca đất Cảng cũng được Nguyễn Quang
Thiều chọn làm đối tượng dựng chân dung: Thi Hoàng – một phía của
nhiều phía. Thi Hồng sống trong ngơi nhà nhỏ bé đơn sơ, ông hiện lên “
như một tiều phu tóc bạc”. Căn nhà của ơng tràn đầy cổ vật, chính ơng
cũng trở thành một cổ vật sống động trong ngơi nhà đó. Hình ảnh “ một
người già búi tóc” lối sống của một “ ẩn sĩ” đã để lại ấn tượng sâu đậm
trong tâm trí Nguyễn Quang Thiều. Thi Hồng như trốn chạy tất cả, ơng ẩn
mình trong “ khu vườn nguyên sinh và lâu đài cổ”. Thơ ca là bạn, là nơi
giãi bay tâm sự của bao thi nhân. Thơ ca cũng là nơi thu nhận, bao bọc,
trốn tránh cuộc đời, giấu đi những tâm sự thầm kín. Thi Hồng sống ẩn dật
chưa đủ, ơng tiếp tục giấu mình trong thơ ca. Nhưng những câu thơ đó lại
khơng giúp giấu ơng giấu được tâm trạng đi mà cứ như phơi bày tất cả con
người ông ra. Cho nên:
“ Trời cứ xanh như rút ruột mà xanh
Cây cứ biếc như vặn mình mà biếc”
Những chi tiết ngắn gọn về cuộc sống của Thi Hoàng đã phần nào
giúp chúng ta hiểu được con người cũng như những sáng tác của ông. Đặc
biệt bạn đọc thấy rõ cuộc sống bên ngoài tác động đén phong cách sáng tác
cùa thi nhân như thế nào.

21


Bài viết Lạc trong hịa bình của Nguyễn Quang Thiều đã dựng lại
chân dung Phạm Tiến Duật với bao tình cảm thương mến của một nhà văn

đới với dồng nghiệp của . Phạm Tiến Duật có một niềm vui lớn mà hầu hết
các nhà văn, nhà thơ đều khát khao đó là những sáng tác của ơng trở thành
món ăn tinh thần của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân
tộc. Nhiều câu chuyện cảm động diễn ra xung quanh những vần thơ của
Phạm Tiên Duật. Người lính trong mỗi trận đánh đều nói “ Chúng tơi dựa
vào những câu thơ của Phạm Tiến Duật để đi vào mặt trận”. Ngay cả trong
nguy hiểm, trước cái chết rình rập, người lính vẫn tin tưởng ở sức mạnh thơ
ơng: “ Chúng tôi cần thơ Phạm Tiến Duật”. Nhưng bạn đọc ít quan tâm đến
cuộc sống của một nhà thơ nổi tiếng này như thế nào trong thời bình. Phạm
Tiến Duật “sống trong căn hộ 26 mét vuông trên tầng năm của một khu
chung cư tồi tệ nhất Hà Nội”. Ở Phạm Tiến Duật cịn mang khí chất của
một con người thích tự do cho nên “ ơng đã bỏ đi chơi theo bạn bè quên cả
sinh hoạt Đảng để ông không trở thành Đảng viên chính thức trong lần kết
nạp lần thứ nhất”. Niềm yêu văn thơ, muốn đem văn thơ đến với mọi người
thôi thúc nhà thơ về nói chuyện thơ cho dân làng nghe khi có lời mời “
Ngày đó phương tiện giao thơng vơ cùng khó. Chúng tôi phải đi bộ 6
kilomet từ bến xe về làng. Dân làng tôi đã mổ một con lợn rất to đón ơng.
Tối đó, ơng đứng trước cửa đình nói về thơ trước hàng trăm người nồg dân
làng tôi. Ngày ấy làng tơi chưa có điện nên mỗi nơng dân đến nghe thơ lại
mang theo một ngọn đèn dầu… Sáng hôm sau, Phạm Tiến Duật lại đi bộ 6
kilomet ra bến xe để trở về Hà Nội. Những người nônng dân tiến ơng ra
đến đầu làng. Và từ đó người làng tôi coi ông như một công dân danh dự
của làng”. Cuộc sống thời bình dù có vất vả, gian khổ nhưng ở ơng ln là
sự hóm hỉnh, u đời của người lính Trường Sơn.
Nguyễn Quang Thiều khơng chỉ dựng chân dung các nhà văn, nhà
thơ mà chân dung của các họa sĩ cũng được ông dựng lên khá thành công.

22



Qua mỗi trang viết của ơng, người đọc ít nhiều hiểu được niềm say mê đối
với thứ nghệ thuật màu sắc này , những suy nghĩ, trăn trở, những day dứt
của người họa sỹ trong quá trình dùng bút vẽ lên những bức tranh. Cả quá
trình vẽ là cả quá trình, người họa sĩ dồn hết tâm, lực, những xúc cảm, băn
khoăn day dứt về cuộc sống mà không thể nói bằng lời, ngơn từ, chỉ có thể
qua những bức tranh, đường nét, sắc màu mà thôi.
Trong Người không chỉ có những bài viết của Nguyễn Quang Thiều
mà cịn xuất hiện những bức chân dung hội họa của Lê Thiết Cương người bạn thân thiết của Nguyễn Quang Thiều . Lê Thiết Cương dưới con
mắt ngưỡng mộ của Nguyễn Quang Thiều là con người tài hoa. Anh không
chỉ vẽ tranh mà cịn làm gốm: “ Những chiếc bình gốm như làm từ ngọc
quý. Như chúng chỉ sinh ra một lần và không bao giờ đầu thai”. Anh sống
trong ngôi nhà ở 39 Lý Quốc Sư. Ngôi nhà của anh tràn ngập tranh và đồ
cổ. Ngơi nhà đó cịn là nơi giao lưu, gặp gỡ của các văn nghệ sĩ. Ở Lê Thiết
Cương còn là con người mến khách và chiều khách: “ Trước kia, Lê Thiết
Cương có một bộ bàn ghế cổ để tiếp khách trên tầng hai. Nhưng rồi anh
thay vào đó bộ sa-lơng hiện đại và mềm như gió…Anh giải thích khách
của anh có lúc ngồi chơi và đàm đạo nghệ thuật rất lâu. Để họ ngồi lâu trên
ghế cứng như thế thì rất mỏi mệt. Nhưng sa-lơng mềm thì họ có thể ngả
người ra như nằm để thư giãn gân cốt”. Ngôi nhà của anh đã từng là nơi
triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ và “ anh ném mình vào chuẩn bị cho triển
làm của một ai đó như làm triển lãm của chính mình. Anh lo từng cái
khung, tưng cái đèn chiếu, từng mảng màu của bức tường,từng trang của
cuốn sách, từng chữ trong giấy mời”. Nguyễn Quang Thiều đưa đến cho
bạn đọc những chi tiết, nhũng việc làm, thói quen hằng ngày của họa sỹ Lê
Thiết Cương từ đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về con người được coi là “
Chủ soái của hội họa mới”.

23



Có một họa sĩ vơ danh với phép tự mê dụ đã để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng Nguyễn Quang Thiều đó là Phạm Long Quận. Phạm Long Quận
vốn là sinh viên khoa Văn, du học tại đại học Tổng hợp Hanava ( Cuba).
Anh trở về nước “ chỉ vẻn vẹn 8 USD và một số tác phẩm hội họa khổ
nhỏ”. Con đường hồi hương của Phạm Long Quận gặp rất nhiều khó khăn.
Do khơng đủ tiền mua vé anh phải xin đi nhờ, cuối cung cũng được chấ
nhận nhưng phải ngồi trong khoang hành lí. Cuộc sống của anh là một câu
chuyện li ki, hấp dẫn giống như một bộ phim trong đó anh là nhân vật
chính. Thời sinh viên sống và học tập ở Cuba, ngay năm thứ nhất “ anh đã
có con với một nữ sinh viên Cuba gốc Tây Ban Nha. Một cô gái đẹp…Đứa
con gái đầu lòng của anh tên Mai…”. Phạm Long Quận mê văn chương và
nói chuyện thơ ca suốt đêm nhưng anh cũng là con người mê hội họa “ mê
hội họa như một kẻ mắc bệnh tâm thần”. Con đường anh đến với hội họa
cũng rất lạ, khi anh xem một bức tranh anh như bị “ ai đó cầm tay kéo vào
trong thế giới của bức tranh”. Say mê thứ nghệ thuật hội họa, anh lao vào
lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ. Anh vẽ với những suy tư có khi
mang trong đó cả một nỗi đau đớn, vật vã “ Anh vẽ suốt đêm. Anh vẽ như
để chết. Vẽ rồ dại. Vẽ điên khùng và mê sảng nói về những vẻ đẹp của đời
sống và hội họa suốt đêm. Anh lảm nhảm như một kẻ tâm thần và như một
triết nhân”. Ngay cả Lê Thiết Cương cũng công nhận tài năng của anh, giục
anh tổ chức triển lãm nhưng Phạm Long Quận lại khơng làm, cũng có lẽ vì
thế giữa biển đời mênh mơng này anh mãi là một hạt cát, một họa sĩ vơ
danh ít người biết đến.Đọc những trang viết này, chúng ta không chỉ hiểu
thêm về con người Phạm Long Quận, về quá trình đến với hội hoạ của anh,
mà cịn có một tình cảm nào đó đối với anh.
Nói đến nghệ thuật sân khấu chèo, người ta nhớ ngay đến Tào Mạt.
Tào Mạt được biết đến là người đã có những cách điệu cho chèo Việt Nam
trên nền tảng những làn điệu truyền thống. Với bộ ba vở chèo lịch sử Bài

24



ca giữ nước ( Lý Thánh Tông tuyển hiền, Ỷ Lan nhiếp chính, Lý Nhân
Tơng học làm vua) đã đưa tên tuổi ông sống mãi trong bộ môn nghệ thuật
này. Trong Người, Nguyễn Quang Thiều đã gắn Tào Mạt với Hề Hoạn –
nhân vật hề trong bộ ba vở chèo lịch sử của Tào Mạt: Tào Mạt và cái chết
của một anh hề, ở đó người đọc thấy được một tình yêu nồng cháy đối với
con đường đã lựa chọn và bước đi của người nghệ sĩ quá cố này. Tào Mạt
sinh ra đã là một “ ma chèo”. Dưới ánh đèn sân khấu, Tào Mạt hóa thân
vào vai Hề Hoạn làm cho người xem khó phân biệt được đâu là Tào Mạt,
đâu là Hề Hoạn. Hề Hoạn là Tào Mạt hay Tào Mạt là Hề Hoạn? Đó là câu
hỏi đầy băn khoăn của các nhà phê bình khi nói về ơng. Có lẽ sự diễn xuất
của ơng q thành công đã làm cho nhân vật trong vở diễn thức dậy, bước
ra như một con người trong cuộc sống đời thường. Điều gì đã làm nên sự
thành cơng ấy? Tình u, lịng say mê đã làm nên thành cơng rực rỡ cho
những vở diễn của Tào Mạt. Tình yêu nghề hòa vào cuộc sống và cuộc
sống của người nghệ sĩ này gắn liền với những làn điệu chèo, bất kì ở đâu
ông cũng diễn, cũng hát chèo đươc. Chi tiết thực được Nguyễn Quang
Thiều đưa ra như một minh chứng sống động “Có lần về quê, đi qua cánh
đồng gặp những người nông dân đang gặt lúa, ông dừng lại hỏi thăm
chuyện làm ăn, và sau đó lại ngập chìm vào chèo. Ơng nói, ơng múa, rồi
ơng hát. Ơng qn đi tất cả xung quanh. Lúc đó ơng tưởng cả ruộng lúa là
chính là sân khấu. Ơng đi đi lại lại múa hát và quần nát cả vạt lúa chín. Cịn
những người nơng dân thì ngồi im lặng nước mắt đầm đìa”. Như vậy cuộc
đời của Tào Mạt là cuộc đời điển hình cho sự cống hiến của những người
nghệ sĩ vì nghệ thuật.
Diễm Châu một nhà thơ, một dịch giả sống lưu vong nhưng chưa bao
giờ ơng rời vịng tay khỏi đất nước. Người đọc biết tới ông với vai trò là
người dịch những tác phẩm văn chương nổi tiếng trên thế giới. Ông là
chiếc cầu nối của nền văn học thế giới với văn học Việt Nam. Bất kì giới


25


×