Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tóm tắt biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.34 KB, 10 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghệ Tĩnh là một phần máu thịt của đất nước Việt Nam, là chiếc cầu
nối trung gian giữa hai miền Nam- Bắc, đồng thời cũng là nơi có nền văn hố
dân gian phát triển phong phú vào bậc nhất so với nhiều địa phương khác trong
tồn quốc. Trong vườn hoa mn sắc ấy, những câu ca dao giao duyên đầy chất
Nghệ luôn có sức hút kì lạ đối với người đọc, người nghe.
1.2. Cái hay, cái đẹp của ca dao được thể hiện ở nhiều yếu tố, nhiều
phương diện khác nhau, nhưng biểu tượng sóng đơi- một thành tố trong thi pháp
ca dao chi phối sự hình thành cấu trúc chung của nhiều đơn vị tác phẩm là đại
diện tiêu biểu. Vì vậy, người viết đã mạnh dạn lựa chọn đề tài" Biểu tượng sóng
đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ" với mong muốn bước đầu phác hoạ được
một cái nhìn tổng quan, những hiểu biết chung về biểu tượng sóng đơi và giá trị
biểu hiện nội dung tư tưởng tình cảm của nó.
1.3. Việc nghiên cứu ca dao từ biểu tượng là một xu hướng mới, góp phần
giúp người nghiên cứu hiểu thêm về quan niệm thẩm mĩ, bản sắc văn hóa và sự
sáng tạo nghệ thuật của người Nghệ trong ca dao nói chung và ca dao giao
duyên nói riêng. Vì tình yêu chứa đựng đầy đủ nhất những cung bậc tình cảm
của con người với mn màu, mn vẻ. Đây cũng là một vấn đề mới góp phần
giải quyết những vấn đề còn đang bỏ ngỏ trong việc nghiên cứu ca dao xứ Nghệ.
1.4. Ngoài những lý do khoa học trên, đề tài cịn có ý nghĩa góp phần tạo
điều kiện thuận lợi trong học tập và giảng dạy ca dao trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Việc nghiên cứu biểu tượng trong ca dao đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm. Các cơng trình của Vũ Ngọc Phan, Bùi Cơng Hùng, Hà Cơng Tài,
Nguyễn Xn Kính, Nguyễn Phương Châm, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn
Thị Ngân Hoa, Triều Nguyên, Đặng Diệu Trang, Phạm Thu Yến... đều khẳng
định sự tồn tại phổ biến của các biểu tượng, giá trị thẩm mĩ, chức năng quan



2
trọng của chúng trong ca dao. Một số biểu tượng đã được đề cập khá chi tiết
trong các bài viết.
2.2. Một số cơng trình, bài viết đề cập tới biểu tượng sóng đơi trong ca
dao Việt Nam:
Trong bài Biểu tượng hoa sen trong văn hóa Việt Nam, Nguyễn Phương
Châm, 2000; Biểu tượng hoa đào, Nguyễn Phương Châm, 200.
Hai cơng trình trực tiếp đề cập tới biểu tượng sóng đơi trong ca dao Việt
Nam là:, Thế giới biểu tượng sóng đơi trong ca dao người Việt, Nguyễn Thị
Ngọc Điệp, 2001; Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt,
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, 2002. Trong hai cơng trình này, Nguyễn Thị Ngọc Điệp
đã đi sâu phân loại, tìm hiểu nguồn gốc, chức năng của từng cặp biểu tượng.
Hoặc trong bài viết Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu
tượng trong ca dao dân ca [ 29 ], Đặng Diệu Trang cũng đề cập tới một số hình
tượng sóng đơi: bướm - hoa, rồng - mây, trầu - cau, cá - nước, loan - phượng…
Tất cả những công trình trên tuy đã mặt này hay mặt khác hướng sự chú ý
tới biểu tượng sóng đơi, nhưng chúng mới dùng lại ở kho tàng ca dao người Việt
chứ chưa đi sâu nghiên cứu ca dao của từng vùng miền, cụ thể ở đây là ca dao
giao duyên xứ Nghệ.
2.3. Về ca dao xứ Nghệ đã có khơng ít nhà nghiên cứu đề cập đến ở nhiều
phương diện khác nhau, nhưng về biểu tượng và biểu tượng sóng đơi thì chỉ có
vài cơng trình chú ý tới:
Ninh Viết Giao trong phần nghiên cứu giới thiệu Kho tàng ca dao xứ
Nghệ đã dành một số trang nhất định giới thiệu về ca dao tình u nam nữ, qua
đó làm nổi bật tính cách, tình cảm, tâm hồn con người Nghệ. Ngồi ra, ông cũng
đưa ra một số nhận xét hết sức tinh tế về nội dung và về hình thức ca dao xứ
Nghệ, trong đó có việc sử dụng các biểu tượng.
Hoặc trong cuốn Về văn học dân gian Nghệ Tĩnh, Ninh Viết Giao đã chỉ
ra một số hình ảnh quen thuộc thường xuyên được người Nghệ sử dụng trong
sáng tác của mình: sơng - núi, thuyền - bến, mận - đào, trúc - mai, bướm - hoa,



3
miếng trầu - bát nước... Nhưng nó cũng chỉ đơn thuần là nêu ra các biểu tượng
mà thôi.
Hay một số khóa luận tốt nghiệp đại học liên quan tới đề tài: Thi pháp ca
dao tình yêu người Việt xứ Nghệ, Tăng Thu Hiền, 1999. Tuy nhiên, người nghiên
cứu mới dừng lại ở ý nghĩa và thủ pháp hình thành nên biểu tượng trúc - mai,
trầu - cau mà thôi.
Như vậy, nhìn chung đã có nhiều cơng trình nghiên cứu biểu tượng và
một vài bài viết đề cập đến biểu tượng sóng đơi trong ca dao Việt Nam, nhưng
chưa có cơng trình, bài viết nào nghiên cứu hệ thống, tồn diện biểu tượng sóng
đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ. Dù vậy, những thành tựu của các cơng
trình nêu trên có giá trị gợi mở cho người viết trong quá trình tìm tịi, nghiên cứu
một cách hệ thống các biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong ca dao giao duyên xứ Nghệ, biểu tượng được sử dụng khá phổ biến
và đa dạng, bao gồm biểu tượng đơn và biểu tượng đôi. Đề tài chỉ chon khảo sát
và nghiên cứu biểu tượng sóng đơi. Đó là những biểu tượng gồm hai hình ảnh
gắn liền, song song với nhau trong từng bài ca dao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu các biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao duyên xứ
Nghệ, bộ phận ca dao người Việt (không khảo sát ca dao các dân tộc ít người).
Cụ thể là phần Tình yêu nam nữ với 1984 bài ca dao trong Kho tàng ca dao xứ
Nghệ (tập 1), do Ninh Viết Giao chủ biên, Nxb Nghệ An, 1996.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này, người viết đã vận dụng tổng hợp một số phương
pháp sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương
pháp so sánh.



4
5. Đóng góp mới của khóa luận
Cùng với việc tiếp thu những thành quả nghiên cứu của những người đi
trước, chúng tơi đã cố gắng để có được những đóng góp mới khi thực hiện đề tài
này. Đó là:
- Góp phần hoàn chỉnh thêm khái niệm biểu tượng trong ca dao
- Thống kê một cách hệ thống biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao
duyên xứ Nghệ.
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ đặc điểm của biểu tượng sóng đơi trong ca
dao giao duyên xứ Nghệ về nhiều mặt: nguồn gốc, cấu tạo, phương thức xây
dựng và chức năng nghệ thuật của chúng. Từ đó góp phần làm nổi bật đặc sắc ca
dao xứ Nghệ trong sự đối sánh với ca dao người Việt.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Phần nội dung sẽ được triển khai thành
3 chương: Chương 1: Thống kê, phân loại. Nguồn gốc của của biểu tượng sóng
đơi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ; Chương 2: Kết cấu. Phương thức xây
dựng biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ; Chương 3: Chức
năng nghệ thuật của biểu tượng sóng đôi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ
Sau cùng là phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI. NGUỒN GỐC CỦA
BIỂU TƯỢNG SÓNG ĐÔI TRONG CA DAO GIAO DUYÊN XỨ NGHỆ
1.1. Khái niệm biểu tượng và biểu tượng sóng đơi trong ca dao
1.1.1. Khái niệm biểu tượng
Đặc trưng nổi bật của ca dao là tính cơng thức truyền thống, trong đó biểu
tượng là phương diện có ý nghĩa lớn trong việc tạo nên hình thức nghệ thuật độc
đáo của ca dao.
Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng

đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài. Biểu tượng
có tính ước lệ và bền vững. Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn
kín bên trong nhiều khi khó nắm bắt


5
1.1.2. Biểu tượng sóng đơi
Các biểu tượng cũng được hình thành theo những cách cấu tạo khác nhau,
phổ biến trong ca dao là 2 loại: biểu tượng đơn và biểu tượng đôi.
Biểu tượng đơn là biểu tượng chỉ bao gồm một sự vật, một hình ảnh duy
nhất.
Biểu tượng sóng đơi (biểu tượng đôi, biểu tượng cặp đôi) là biểu tượng
được tạo thành bởi hai sự vật, hai hình ảnh đi song song với nhau, liên kết bền
vững trong nhiều bài ca dao. Cá - nước, loan - phượng, dâu - tằm, bèo - sen,
trầu - cau, trăng - sao, rồng - mưa, ong - bướm, thuyền - bến... là những biểu
tượng sóng đơi.
Biểu tượng sóng đơi phát huy giá trị biểu đạt trong việc thể hiện tình yêu
nam nữ. Vì thế nó được sử dụng phổ biến trong ca dao giao duyên Việt Nam nói
chung và ca dao giao duyên xứ Nghệ nói riêng
1.2 . Thống kê, phân loại biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ
1.2.1. Thống kê
Hệ thống biểu tượng sóng đơi trong ca dao người Việt nói chung và ca
dao giao duyên xứ Nghệ nói riêng rất đa dạng, phong phú. Theo Nguyễn Thị
Ngọc Điệp, ca dao người Việt có 286 biểu tượng thì số biểu tượng sóng đơi là
114/ 286 biểu tượng. Ở ca dao giao duyên xứ Nghệ, theo thống kê của chúng tơi,
trong 1894 bài có tới 373 bài xuất hiện biểu tượng sóng đơi (chiếm 19,69 %),
với 206 biểu tượng, tần số lặp lại là 475 lần.
Như vậy, mặc dù ca dao giao duyên xứ Nghệ chỉ là một mảng nhỏ của ca
dao người Việt, nhưng tần số biểu tượng sóng đơi xuất hiện nhiều hơn hẳn:
206 / 114 biểu tượng (gấp 1,8 lần). Điều này một lần nữa khẳng định sự phong

phú, đa dạng của ca dao giao duyên xứ Nghệ và khả năng tư duy, sự vận dụng
tài tình hiện thực cuộc sống vào trong sáng tác của người dân Nghệ.
1.2.2. Phân loại
Dựa vào dạng hình ảnh kết hợp có các tiểu loại:
1.2.2.1. Biểu tượng sóng đơi là các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên


6
Tiểu loại này có 109/ 206 biểu tượng sóng đơi( chiếm 52,91%). Gồm các
nhóm: Biểu tượng sóng đơi là hiện tượng tự nhiên: trăng - sao, gió - mây, mây mưa… Biểu tượng sóng đơi là thực vật: liễu - đào, trúc - mai, hòe - quế, sen –
bèo… Biểu tượng sóng đơi là động vật: nghé - trâu, phượng - loan, quạ - cị…
1.2.2.2 Biểu tượng sóng đơi là các vật thể nhân tạo
Tiểu loại này có 76/ 206 biểu tượng sóng đơi (chiếm 36,89%). Trong đó
gồm: Biểu tượng sóng đơi là các đồ dùng cá nhân và dụng cụ sinh hoạt: quạt lài, khóa - rương, màn - chiếu… Biểu tượng sóng đơi là các cơng cụ, phương
tiện sản xuất: cuốc - thuổng,thuyền chài - lưới đăng, ván - đị…Biểu tượng sóng
đơi là các cơng trình kiến trúc: chợ - đình, nhà ngói - nhà tranh…Biểu tượng
sóng đơi liên quan tới ẩm thực: cơm - canh, rượu - nem, mật ong - khoai mài...
1.2.2.3. Biểu tượng sóng đơi là con người
Tiểu loại này chỉ có 21/ 206 biểu tượng sóng đơi (chiếm 10,20%), gồm
có: Biểu tượng sóng đơi là các nhân vật lịch sử, văn học, nghệ thuật: Kim Trọng
- Thúy Kiều, Vân Tiên- Nguyệt Nga, Tấn - Tần, Châu - Trần... Biểu tượng sóng
đơi chỉ các bộ phận cơ thể con người: môi - răng, ruột -gan…
1.3. Nguồn gốc của biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ
Biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ được hình thành từ
3 nguồn chính:
1.3.1. Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ tín ngưỡng, phong tục
Các biểu tượng thuộc nhóm này đều có nền tảng văn hóa tinh thần bền
vững của lịch sử - văn hóa - xã hội lâu đời, kết tinh trong nó nhiều giá trị văn
hóa dân tộc: Trầu- cau, rồng- mây, cây đa- bến nước, xơi- gà...
1.3.2. Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ văn học cổ Việt Nam và

văn học cổ Trung Quốc
Biể tượng sóng đơi bắt nguồn từ văn học cổ Việt Nam: Thúy Kiều- Kim
Trọng, Phạm Tải- Ngọc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ...
Biểu tượng bắt nguồn từ văn học cổ Trung Quốc: Sơn Bá- Anh Đài, Ngưu
Lang- Chức Nữ, Tần- Sở, ông Tơ- bà Nguyệt …


7
1.3.3. Biểu tượng sóng đơi có nguồn gốc từ các sự vật, con vật, hiện tượng
trong tự nhiên và trong xã hội
Đó cịn là những biểu tượng như: gió - mây, trăng - sao, sao hôm - sao
mai, trăng - mây, cải - gừng, muối- gừng, cam - quýt -bòng, sen - bèo, vịt đồng, công - rú, bướm - hoa, dâu - tằm, nút - khuy, kim - chỉ, gương - lược...
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU. PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG CỦA
BIỂU TƯỢNG SĨNG ĐƠI TRONG CA DAO GIAO DUN XỨ NGHỆ
2.1. Kết cấu của biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ
2.1.1. Biểu tượng sóng đơi có kết cấu tương đồng: là những biểu tượng
có hai thành tố tương xứng với nhau về phẩm chất, thuộc tính hoặc có quan hệ
gần gũi, đi liền nhau, cùng kết hợp với nhau tạo nên một tín hiệu thẩm mĩ mang
nội dung cảm xúc nhất định: tiên - rồng, ong - bướm, đũa ngọc - mâm vàng…
2.1.2. Biểu tượng sóng đơi có kết cấu đối lập: là biểu tượng trong đó các
sự vật, hình ảnh đi cùng với nhau nhưng lại tương phản, mâu thuẫn về phẩm
chất, thuộc tính, khơng tương xứng với nhau về hình thức: bèo- sen, bát sứ- bát
đàn, nồi đồng- nồi đất, nhà ngói- nhà tranh, hoa gạo- cỏ may…
2.2. Phương thức xây dựng biểu tượng sóng đơi trong ca dao xứ Nghệ
2.2.1. So sánh: là đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng
nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc
tính của hiện tượng kia. Trong ca dao giao duyên xứ Nghệ, các nhân vật trữ tình
tự so sánh mình với một hình ảnh nào đó. Các hình ảnh này có liên hệ lơgic với
nhau, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ lơgic hợp lý với con người.
2.2.2 Ẩn dụ: thực chất là lối so sánh ngầm nhằm bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ,

thái độ bình giá của chủ thể trữ tình. Với phương pháp ngầm ẩn, thế giới tình
cảm trừu tượng của con người trong ca dao giao duyên xứ Nghệ đã được khái
quát hóa qua các hiện tượng tự nhiên cụ thể, tạo nên màu sắc trữ tình cho những
lời ca.


8
CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG NGHỆ THUẬT CỦA
BIỂU TƯỢNG SĨNG ĐƠI TRONG CA DAO GIAO DUYÊN XỨ NGHỆ
3.1. Giá trị biểu đạt của biểu tượng sóng đơi với chủ đề tình u
Qua những biểu tượng sóng đơi, người dân Nghệ bày tỏ được nhiều cung
bậc cảm xúc của tình yêu. Thể hiện sự xứng đôi vừa lứa, niềm hạnh phúc của
con người trong tình yêu, người Nghệ sử dụng biểu tượng sóng đơi tương đồng.
Thể hiện nỗi đau khổ, bất hạnh, tâm trạng xót xa, khơng cân xứng giữa đơi lứa,
tác giả dân gian xứ Nghệ đã sử dụng nhiều biểu tượng sóng đơi đối lập.
3.2. Biểu tượng sóng đơi với kết cấu của ca dao giao duyên xứ Nghệ
Biểu tượng sóng đơi là hạt nhân quan trọng trong kết cấu song hành tâm
lý của ca dao giao duyên xứ Nghệ. Trong kết cấu này thường xuất hiện những
hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như: rồng- mây, trầu- cau, thuyền -bến, cánước… làm cho bài ca dao thêm hài hòa bởi sự kết hợp giữa các lớp nội dung và
hình tượng.
Biểu tượng sóng đơi cịn hỗ trợ đắc lực cho kết cấu đối thoại của bài ca
dao. Nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình ẩn mình trong các biểu tượng, mang
những đặc điểm, giá trị phẩm chất của biểu tượng.
3.3. Biểu tượng sóng đơi với ngơn ngữ ca dao giao duyên xứ Nghệ
Sự xuất hiện với mật độ dày đặc của các biểu tượng sóng đơi làm cho
ngơn ngữ trở nên giàu khả năng biểu hiện, sức biểu cảm, sự dồn nén các tầng
nghĩa, khiến ca dao trở nên cơ đọng, hàm súc. Biểu tượng sóng đơi có nguồn
gốc từ điển cố làm cho ngôn ngữ ca dao xứ Nghệ giàu tính bác học, tính "chữ
nghĩa".
Người Nghệ đã dùng khơng ít từ địa phương, các từ ngữ chỉ hình ảnh, sự

việc hàng ngày để cấu tạo biểu tượng sóng đôi, làm cho ca dao giao duyên xứ
Nghệ vừa tinh tế, giàu giá trị nghệ thuật, vừa chân chất, mộc mạc khó trộn lẫn
với ca dao xứ Bắc hay ca dao những vùng miền khác trong cả nước: Kim- chỉn
( chỉ ), ách - cày, trâu - chạc mũi, cuông - rú...


9
3.4. Người Nghệ với biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ
Thế giới biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ thể hiện cá
tính người Nghệ và bản sắc văn hóa xứ Nghệ. Thiên nhiên khắc nghiệt và cuộc
sống vất vả khiến người Nghệ bộc trực, thẳng thắn, táo bạo, chân chất. Cho nên
biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ cũng thơ mộc, bình dị,
phản ánh đầy đủ những sắc thái, cung bậc tình yêu của trai gái nơi đây.
Tuy nhiên, họ rất ham học, hiếu học, nhiều lúc cũng bay bổng, lãng mạn.
Bởi thế trong kho tàng ca dao của mình, người Nghệ cịn vận dụng nhiều biểu
tượng mượt mà, tình tứ; biểu tượng có tính trí tuệ, bác học để thể hiện tâm tư
tình cảm của lứa đơi.
KẾT LUẬN
1. Biểu tượng sóng đơi là những biểu tượng nghệ thuật được xây dựng
bằng chất liệu ngơn từ. Đó là những từ ngữ chỉ hình ảnh mang ý nghĩa tượng
trưng, được một cộng đồng người nhất định chấp nhận và sử dụng trong một
thời gian lâu dài. Những hình ảnh này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca dao
với những nét nghĩa biểu trưng tương đối ổn định. Đi sâu tìm hiểu biểu tượng
sóng đơi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ, chúng ta không chỉ cảm nhận được
vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của con người trên mảnh đất Hồng Lam giàu truyền
thống, mà còn hiểu rõ những giá trị của hình thức biểu hiện nên vẻ đẹp tâm hồn
ấy.
2. Biểu tượng sóng đơi trong ca dao giao duyên xứ Nghệ rất phong phú,
đa dạng, gồm 206 biểu tượng khác nhau, được sáng tạo từ các hình ảnh trong
thiên nhiên, đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt của con người. Có thể chia

những biểu tượng này thành ba hệ thống nhỏ: Biểu tượng là các sự vật, hiện
tượng tự nhiên (chiếm 52,91 %), Biểu tượng là các vật thể nhân tạo (chiếm
36,89 %), Biểu tượng là con người (chiếm 10,20 %).
Những biểu tượng sóng đơi này được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau, nhưng cũng có thể chia thành ba nhóm nhỏ: từ tín ngưỡng, phong tục; từ
văn học cổ Việt Nam và văn học cổ Trung Quốc; từ các sự vật, con vật, hiện
tượng trong tự nhiên và trong xã hội.


10
3. Tùy vào mối liên hệ giữa tạo thành mà biểu tượng sóng đơi có các dạng
kết cấu khác nhau: kết cấu tương đồng hay kết cấu đối lập. Mỗi kiểu kết cấu là
sự liên kết bền vững giữa các yếu tố cấu thành biểu tượng sóng đơi trong một
mối liên hệ cụ thể, tượng trưng cho một kiểu quan hệ, biểu đạt một hoàn cảnh,
một trạng thái cảm xúc trong tình u đơi lứa. Để biểu đạt nghĩa tượng trưng,
biểu tượng phải xây dựng một phương thức liên tưởng nhất định giữa hình ảnh
biểu đạt và giá trị được biểu đạt. Trong ca dao giao duyên xứ Nghệ những biểu
tượng này được xây dựng từ hai phương thức so sánh và ẩn dụ, nhờ đó mà bài
ca dao ln đa nghĩa, hàm súc.
4. Việc sử dụng biểu tượng sóng đôi như một đặc trựng nghệ thuật khiến
ca dao, đặc biệt là ca dao giao duyên xứ Nghệ đạt đến giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Biểu tượng sóng đơi là hình thức nghệ thuật có khả năng biểu đạt tinh thế, nhuần
nhị, phong phú, sâu sắc những cung bậc tình cảm trong tình yêu. Cùng với
những yếu tố hình thức khác, nó tạo ra lối kết cấu đặc trưng của ca dao.
Ngồi ra, tính biểu trưng, hàm súc của biểu tượng sóng đơi cịn góp phần
khơng nhỏ trong việc nâng ngơn ngữ của thể loại trữ tình dân gian này lên trình
độ ngơn ngữ nghệ thuật đặc sắc. Vì thế, nghiên cứu biểu tượng sóng đơi trong ca
dao giao dun xứ Nghệ vừa thấy được vẻ đẹp tâm hồn người Nghệ, vừa thấy
được hệ thống biểu hiện giàu tính nghệ thuật của ca dao, soi sáng một khía cạnh
thi pháp đặc trưng của thể loại này.

5. Trong thời đại ngày nay, toàn cầu đang rất quan tâm đến vấn đề hội
nhập giữa các nền văn hóa. Song song với hội nhập là cơ hội phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa dân gian. Tìm về thế giới biểu tượng
trong ca dao là tìm về với những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian
của địa phương, của dân tộc. Ca dao xứ Nghệ là một bơng hoa có hương sắc
riêng hịa trong vườn hoa muôn sắc của ca dao Việt Nam. Nghiên cứu biểu
tượng sóng đơi trong ca dao giao dun xứ Nghệ vừa thấy được bản sắc riêng
của xứ Nghệ, vừa góp phần làm nên sự phong phú của nền văn hóa dân tộc.



×