1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Khải gắn liền với những thời
kì đặc biệt của đất nước, khởi bút từ những năm đầu thời kì kháng chiến
chống Pháp, trải qua cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thời kì
chống Mĩ và đặc biệt có nhiều thành tựu trong những năm sau hồ bình. Với
một chặng đường sáng tác dài, gắn liền với lịch sử của đất nước như vậy,
Nguyễn Khải đã có một khối lượng tác phẩm lớn trên nhiều thể loại như tiểu
thuyết, kí, kịch, truyện ngắn, tạp văn, tự truyện, tùy bút. Và qua những sáng
tác ấy, ông đã khẳng định được một phong cách nghệ thuật độc đáo, mới mẻ,
được giới nghiên cứu đánh giá cao. Nguyễn Khải đã từng nhận được các giải
thưởng như: Giải Tác phẩm xuất sắc của Hội văn nghệ Việt Nam (1953), hai
giải thưởng văn xuôi của Hội văn nghệ Việt Nam (1982, 1989), Giải thưởng
Hồ Chí Minh (2000), Giải thưởng ASEAN (2000)...
Trong các thể loại đã kể trên, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn của
Nguyễn Khải là một mảng hết sức đặc sắc, đặc biệt là những tác phẩm viết
sau 1975 đã thể hiện được độ chín của một tài năng văn học. Có thể nói, bên
cạnh thể loại tiểu thuyết, phong cách của nhà văn này đã thực sự kết lắng và
định dạng ở thể loại truyện ngắn. Tuy vậy, riêng ở thể loại này của Nguyễn
Khải vẫn chưa thực sự có một cơng trình nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu cơng
phu, hầu hết chỉ mới dừng lại ở những nhận định ban đầu, những bài nghiên
cứu với dung lượng nhỏ. Chính vì vậy, trong một khối lượng sáng tác khá lớn
của ông, chúng tôi chọn thể loại truyện ngắn, nhìn từ những góc độ nhất định,
để từ đó có thể đi đến những kết luận về phong cách của Nguyễn Khải.
1.2. Nguyễn Khải là cây bút có vị trí đặc biệt trong q trình vận động,
phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số những nhà
văn có ý thức sâu sắc trong việc đổi mới, hiện đại hoá nền văn học dân tộc.
2
Bất cứ một cơng trình nghiên cứu văn xi nào bàn về sự đổi mới của văn học
ở nước ta sau 1975, tên tuổi của Nguyễn Khải cũng được dẫn lên hàng đầu.
Dĩ nhiên, nền văn học hiện đại của nước ta vẫn đang ở “thì hiện tại” và đang
vận động với tất cả những phức tạp vốn có của nó. Tuy vậy, các nhà nghiên
cứu đang rất mực quan tâm đến việc nhìn nhận, đánh giá nó ở những bước
ban đầu và cơ bản nhất. Và trong hoàn cảnh đó, tác giả Nguyễn Khải cần
được đánh giá một cách toàn diện, đặc biệt là thấy được phong cách của một
tài năng văn học trong một thời kì đầy biến động của văn học nước nhà. Việc
làm đó lại càng có ý nghĩa hơn khi nhà văn của chúng ta vừa kết thúc một đời
văn, một đời người với bao sự tiếc nuối của bạn đọc.
1.3. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông trung học, rất nhiều thế hệ
học sinh đã biết đến và thực sự yêu thích nhà văn Nguyễn Khải qua những
truyện ngắn như Tầm nhìn xa, Mùa lạc. Thực hiện chương trình đổi mới sách
giáo khoa hiện nay, tác phẩm Một người Hà Nội, một tác phẩm rất tiêu biểu
của ông viết ở giai đoạn sau 1975 đã được chọn để đưa vào sách Ngữ văn 12.
Điều đó cho thấy rằng cùng với thời gian và sự sàng lọc, Nguyễn Khải vẫn là
cây bút trụ vững và có ý nghĩa đặc biệt trong những biến động, phát triển của
nền văn học dân tộc.
Với những lí do trên, chúng tơi nghĩ rằng tìm hiểu phong cách truyện
ngắn của Nguyễn Khải trong tình hình hiện nay là một việc làm rất thiết thực.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, cùng với sự nỗ
lực của bản thân, hi vọng rằng ít nhiều kết quả của luận văn này sẽ đóng góp
một phần nhỏ trong việc tìm hiểu thể loại truyện ngắn của Nguyễn Khải nói
chung và giảng dạy truyện ngắn của ơng ở chương trình Ngữ văn 12 nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chúng tôi nhận thấy rằng tác phẩm của Nguyễn Khải khi ra đời, dù ở giai
đoạn nào, cũng đặc biệt thu hút sự chú ý của độc giả cũng như giới phê bình
3
văn học, kể cả những tác phẩm ông viết khi đã ngoài 70 tuổi và cả những năm
cuối đời. Sở dĩ văn ơng có một sức hút đặc biệt đối với bạn đọc nói chung và
giới phê bình nói riêng là bởi vì ở đó người ta ln bắt gặp những vấn đề
nóng bỏng của cuộc sống được nhìn nhận và phản ánh một cách khá thẳng
thắn, có những tác phẩm không kém phần quyết liệt, nhưng lại hàm chứa
nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Những bài viết về con người và sự nghiệp văn
chương của Nguyễn Khải từ trước đến năm 2001 chủ yếu được tập hợp và
chọn lọc trong cuốn Nguyễn Khải tác gia và tác phẩm [60]. Sáng tác của ơng
cịn được tìm hiểu, nghiên cứu nhiều trong các cơng trình văn xi hiện đại,
chun luận, các luận văn, luận án từ bậc đại học cho đến nghiên cứu sinh.
Thời gian sau ngày Nguyễn Khải qua đời (1-2008), tác phẩm của ông lại càng
được bạn đọc và giới phê bình tìm đọc và nghiên cứu. Gần đây, khi tuỳ bút
chính trị Đi tìm cái tơi đã mất của ông xuất hiện trên báo mạng, những ý kiến
đánh giá về ông dường như trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, theo nhận định
của chúng tơi, đó cũng là cái phức tạp tất yếu sẽ có ở những nhà văn tài năng,
có nhiều trắc ẩn, suy tư trong cuộc đời như Nguyễn Khải. Đọc những bài viết
về con người và tác phẩm của ông gần đây nhất, chúng tôi nhận thấy các nhà
nghiên cứu đều gặp nhau ở chỗ cho rằng: Nguyễn Khải là người có tài và
trong ông luôn thường trực nỗi suy tư, trăn trở về con người và thời cuộc.
Chúng tôi tạm chia lịch sử vấn đề nghiên cứu nhà văn Nguyễn Khải làm hai
giai đoạn, lấy mốc là năm 1980.
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về phong cách Nguyễn Khải trước
năm 1980
Do nhiều yếu tố, đặc biệt là do hoàn cảnh lịch sử chi phối, văn học nói
chung và tình hình nghiên cứu phê bình của nước ta nói riêng trong giai đoạn
này đều có những đặc điểm riêng và cả những hạn chế riêng. Những bài
nghiên cứu về Nguyễn Khải thời kì này chủ yếu tìm hiểu cảm hứng của nhà
4
văn trước hiện thực của đời sống đất nước. Các tác giả đặc biệt chú trọng vào
nội dung phản ánh hiện thực và ý nghĩa xã hội được thể hiện trong tác phẩm
của ơng. Chính vì thế mà ở một chừng mực nào đó, những bài nghiên cứu về
tác phẩm Nguyễn Khải thời kì này cịn ít nhiều mang màu sắc xã hội học,
những nhận xét, đánh giá về mặt nghệ thuật của tác phẩm còn hạn chế, chưa
được bàn bạc một cách thấu đáo.
Khi tập truyện Mùa lạc vừa mới ra đời, Thành Duy đã có bài viết Mùa
lạc, một thành cơng mới của Nguyễn Khải, trong đó có những nhận xét, đánh
giá như: “Với Mùa lạc, không những Nguyễn Khải chọn cho mình được một
phương hướng tốt trong sáng tác, mà còn vượt các tác phẩm trước của anh về
tính tư tưởng và tính nghệ thuật” hay: “Trong Mùa lạc anh tập trung sự chú ý
của mình vào việc diễn tả cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, nêu lên
những vấn đề thiết thực nóng hổi của đời sống, của con người” [60, tr.199
-203]. Có thể nói rằng đây là một trong những bài viết sớm nhất đánh giá tập
truyện Mùa lạc, nhưng nhìn chung tác giả thiên về đánh giá nội dung tư tuởng
của tác phẩm, có nói đến sự vượt trội về mặt nghệ thuật nhưng vẫn chưa chỉ
ra được những giá trị nghệ thuật của tập truyện, ý kiến cịn mang tính chung
chung, khái quát.
Cũng đánh giá về tập truyện Mùa lạc, Như Phong trong bài viết Phương
hướng tìm tịi của Nguyễn Khải qua tập Mùa lạc cũng thiên về tìm hiểu nội
dung và đặc biệt là tư tưởng của tác phẩm, những ý kiến đánh giá về nghệ
thuật hầu như không được đề cập đến. Bài viết có đoạn: “Những truyện ngắn
của Nguyễn Khải, từ Mùa lạc cho đến gần đây rõ ràng là tỏ rõ một quan niệm
góp phần truyền bá, cổ vũ cho một chủ nghĩa nhân đạo tích cực và chân
chính, chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, trong quan hệ giữa người và
người trong xã hội ta. Ý định này anh đã đạt được khá rõ trong tác phẩm của
anh. Những truyện của anh tuy đầm ấm, nhẹ nhàng, nhưng đọc kĩ ra đều thấy
5
rung động bên trong một lời thiết tha kêu gọi mọi người chúng ta phải thật sự
thương yêu nhau và tơn trọng con người, phải có thái độ quan tâm thành thật
đến người chung quanh” [60, tr.197].
Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Vài ý kiến về tác phẩm của Nguyễn Khải
có nhận xét: “Trong những tác phẩm của Nguyễn Khải nhất là trong những
truyện về nông trường Điện Biên, nhiều lúc hình ảnh của tác giả đã trở thành
một nhân vật văn học; đó là con người ln suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời,
về bề sâu của tâm hồn con người, về những quan hệ đạo đức mới, về vị trí của
mỗi người trong cuộc đấu tranh chung; “nhân vật” đó kêu gọi người đọc hãy
nhìn chu đáo xung quanh và vào chính bản thân mình, cố gắng nâng tầm mình
lên theo cái tầm lớn lao của thời đại. Những suy nghĩ ấy về một phương diện
nhất định đã tạo nên cái đặc sắc và chiều sâu cho một số tác phẩm của
Nguyễn Khải khi anh đề cập đến những vấn đề rất quen thuộc” [60, tr.56]
Vũ Cao cũng có nhận xét khi đọc tập truyện Hãy đi xa hơn nữa, tác giả đã
nhấn mạnh tới giá trị chiến đấu của tác phẩm: “Với Hãy đi xa hơn nữa,
Nguyễn Khải tỏ ra là một ngòi bút chiến đấu đang sung sức. Trong lúc Đảng
viên vẫn kêu gọi anh em viết văn đi vào đời sống, anh đã mạnh dạn đi khai
phá và viết được tốt. Tác phẩm của anh nhất định có bổ ích cho cơng tác tư
tưởng trong nhân dân, giúp ích cho việc xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa,
đề cao đạo đức mới của con người. Khơng có nhiệt tình thì khơng thể viết
được như vậy” [60, tr.227]. Bên cạnh việc đánh giá nội dung tư tưởng của tập
truyện, điều đáng quý ở bài viết này là tác giả đã nhận ra một lối viết không
minh họa gản đơn ở Nguyễn Khải. Vũ Cao đã phân tích, đánh giá nhân vật
Tuy Kiền trong tính đa dạng và phức tạp của nó. Vì thế ơng cho rằng: “Tuy
Kiền là một nhân vật vừa đáng bực mình vừa đáng mến. Đọc xong người đọc
vẫn giữ được niềm tin ở ơng ta, một người có nhiệt tình và tuy rằng ơng ta có
khuyết điểm, nhưng khơng ai không tin rằng ông ta sẽ sửa chữa được khuyết
6
điểm đó, sẽ đóng góp được nhiều cơng lao hơn cho hợp tác xã của mình” [60,
tr.228].
Nhìn chung, trước năm 1980, các bài viết cịn nặng về bình phẩm, nhận
xét về giá trị nội dung, tư tưởng cuả truyện ngắn Nguyễn Khải. Nói như vậy
cũng khơng có nghĩa là vào thời gian này khơng có những bài nghiên cứu có
giá trị và xác đáng về tác phẩm Nguyễn Khải. Thời kì này, những bài viết của
những nhà nghiên cứu như : Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Huệ
Chi, Hà Minh Đức, Phan Hồng Giang, Nguyễn Đăng Mạnh, Chu Nga...đã ban
đầu đưa ra đuợc những ý kiến rất xác đáng và có ý nghĩa trong việc đánh giá
tác phẩm nói chung cũng như phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải nói riêng.
Nguyễn Văn Hạnh qua khảo sát một số tác phẩm của Nguyễn Khải, đặc biệt
là các truyện ngắn như Mùa lạc, Một cặp vợ chồng, Tầm nhìn xa… đã gọi
phong cách của Nguyễn Khải là “phong cách hiện thực tỉnh táo”, ông cũng
chỉ ra những nét chủ yếu trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải như:
“Sự hài hòa giữa việc miêu tả sự kiện của đời sống bên ngoài và tâm lí nhân
vật, giữa tính chính xác của các chi tiết và hơi chất trữ tình, sự trình bày
những sự việc cụ thể trong mối liên hệ trực tiếp với lí tưởng” [60, tr.59]. Chu
Nga trong một bài viết cũng cho rằng : “Với con mắt sắc sảo của mình, nhìn
vào ngõ ngách nào của cuộc sống, Nguyễn Khải cũng có thể nhanh nhạy phát
hiện ra những vấn đề phức tạp” [60, tr. 65]. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Mạnh lại cho rằng: những điều thôi thúc Nguyễn Khải cầm bút là nhu
cầu được bàn bạc, được triết lí với độc giả. Nguyễn Đăng Mạnh còn thấy một
điều đặc biệt ở nhà văn này nữa, đó là vấn đề tự biểu hiện con người tư tưởng,
con người trí tuệ của nhà văn trong tác phẩm v v…
Tóm lại, những bài nghiên cứu giai đoạn này tuy còn mang màu sắc xã
hội học, các nhà nghiên cứu cũng chưa có điều kiện để khảo sát kĩ các tác
phẩm của Nguyễn Khải, đặc biệt là mảng truyện ngắn. Nhưng những đánh
7
giá, nhận xét trong giai đoạn này vẫn là những tư liệu đáng quý, thể hiện được
mối quan tâm của bạn đọc cũng như giới phê bình trước một nhà văn sớm
định hình được phong cách như Nguyễn Khải. Bên cạnh những bài viết mà
chúng tôi vừa điểm trên đây, cịn có một số bài viết đáng chú ý về truyện ngắn
hoặc có liên quan đến truyện ngắn của Nguyễn Khải vào giai đoạn này như:
Một chặng đường của Nguyễn Khải của Triều Dương [60, tr.213]; Nguyễn
Khải và Người trở về của Hà Minh Đức [60, tr.245]; Hãy đi xa hơn nữa của
Nguyễn Khải của Mai Liên [60, tr.229]; Tính hiện thực, tính chiến đấu trong
Nguời trở về và Tầm nhìn xa của Nguyễn Phan Ngọc [60, tr.236]; Triết luận
về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự của Lại Nguyên Ân [60,
tr.320] v v…
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về phong cách Nguyễn Khải viết từ
sau 1980 đến nay
Từ sau 1980 đến nay, các nhà nghiên cứu đã đặc biệt chú trọng đến việc
đánh giá tư tưởng, tìm hiểu những đặc điểm trong quan niệm nghệ thuật, bút
pháp của Nguyễn Khải. Và trong một số bài viết của các tác giả như Phan Cự
Đệ, Vương Trí Nhàn, Bích Thu, Nguyễn Đăng Mạnh, Tuyết Nga....những đặc
điểm trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Khải đã ban đầu được
chỉ ra. Hầu hết các nhà nghiên cứu trong thời gian này, qua khảo sát văn xi
nói chung đều khẳng định Nguyễn khải là một cây bút có phong cách và có
những đóng góp to lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại . Phan Cự Đệ tiếp
tục nhấn mạnh đến đặc điểm trong “ngòi bút hiện thực tỉnh táo” của Nguyễn
Khải và thấy được những phương diện làm nên phong cách của nhà văn như:
“Phong cách hiện thực tỉnh táo cũng tạo cho tác phẩm của Nguyễn Khải có
một thứ ngơn ngữ đặc biệt. Đó là một thứ ngơn ngữ trí tuệ, sắc sảo, đánh
thẳng vào đối phương không kiêng nể…một thứ ngôn ngữ mang tính chiến
đấu, chân thật, khách quan, khơng cần một sự tô màu mĩ học lộ liễu nào” [60,
8
tr.43 - 44]. Đoàn Trọng Huy lại nhấn mạnh tới tính chính luận: “Sáng tác của
Nguyễn Khải là loại sáng tác mang luận đề và tính chính luận rõ nét. Cái tạo
nên sức hấp dẫn của người đọc chính là tính thuyết phục của lí lẽ” [60, tr.89],
tác giả cũng chỉ ra rằng: “Nguyễn Khải là cây bút thời sự luôn xông xáo,
năng nổ, nhạy bén, giàu sức chiến đấu” [57, tr.60]. Trần Đình Sử thì nhận xét:
“Thành cơng trong việc sáng tác của Nguyễn Khải có lẽ là do hai đặc điểm
chính của anh với tư cách là một nghệ sĩ: cảm hứng nghiên cứu và sự phân
tích tâm lí” [2, tr.7] v v…
Xét riêng về mảng truyện ngắn, đã có một số bài viết được đề cập trong
thời gian này như Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn nguyễn Khải
những năm tám mươi đến nay của Bích Thu [60, tr.122]. Tác giả bài viết này
đã chỉ ra một số đặc điểm rất tiêu biểu về giọng điệu trong truyện ngắn
Nguyễn Khải như giọng triết lí, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm
cá nhân, tâm tình, chia sẻ và giọng hài hước, hóm hỉnh. Tuy nhiên, với dung
lượng nhỏ của bài viết nên các ý kiến đưa ra cịn mang tính khái qt. Khi tập
truyện Hà Nội trong mắt tôi ra mắt bạn đọc, Đinh Quang Tốn cũng đã có bài
viết Nguyễn Khải với Hà Nội đăng trên Báo Văn Nghệ, số 19, ngày 10.5.1997.
Bài viết này thiên về đánh giá về nội dung của tập truyện, có những ý kiến
tiêu biểu như: “Hà Nội trong mắt tôi là một tập truyện hay. Mỗi truyện một
vấn đề, mỗi người một nhân cách. Cả tập truyện là tập hợp những nhân cách
Hà Nội. Mỗi người một vẻ, nhưng khơng có ai hèn. Có lẽ khơng phải ngẫu
nhiên mà giữa những biến động lớn của cuộc sống, con người bị khủng hoảng
nhân cách trầm trọng, Nguyễn Khải lại xây dựng những nhân cách sống.
Nhân cách của mỗi con người cũng như bản lĩnh mỗi dân tộc có lẽ là điều cốt
yếu để khẳng định mình” [60, tr.375].
Cũng đánh giá về tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, Trần Thanh Phương có
bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi đăng trên Phụ san Văn nghệ
9
quân đội, số 11, tháng 6 năm 1998. Ở bài viết này, chúng tôi nhận thấy rằng
tác giả đã đưa ra những nhận xét khá xác đáng về phương diện nghệ thuật của
tập truyện, ví dụ như: “Hà Nội trong mắt tôi không tuân theo những khuôn
mẫu thông thường của truyện ngắn truyền thống địi hỏi phải có cốt truyện và
những pha hấp dẫn ly kì của sự thắt nút, cởi nút v v…Ở đây vai trò hư cấu
dường như cũng bị tước bỏ: toàn chuyện người thực, việc thực” hoặc: “Sự kết
hợp nhiều thể loại vào trong một thể loại đã làm cho truyện ngắn Nguyễn
Khải giống như một bức tranh giàu màu sắc với nhiều mảng sáng tối xen kẽ,
tạo ra một thế gới đa dạng, phong phú. Đó là đặc điểm tạo nên truyện ngắn
Nguyễn Khải” hay “Tác giả thường xuyên sử dụng thủ pháp tự giễu mình,
giễu cái nghề của mình và giễu cả bạn bè đồng nghiệp. Nhiều khi ông mượn
lời nhân vật để giễu rồi tự xác nhận. Cách giễu cợt ấy có tác dụng xóa nhịa
khoảng cách nhà văn với nhân vật, kéo độc giả gần lại với mình, tạo ra sự
bình đẳng thân mật, thậm chí có thể vỗ vai, cợt nhả nữa” [60, tr.381-382].
Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết Đọc truyện ngắn và Tạp văn của Nguyễn
Khải cũng đã đưa ra những đánh giá, nhận xét khái quát về truyện ngắn
Nguyễn Khải như: “Có thể nói Nguyễn Khải khơng chỉ sống với nhân vật,
ơng cịn chiêm nghiệm nhân vật nữa. Khơng phải ngẫu nhiên mà rất nhiều khi
Nguyễn Khải đặt mình ở nhân vật “tơi” trong vai trị người thuật chuyện,
người đứng trong cuộc”; “ Thơng qua hệ thống các hình tượng nhân vật, một
nỗi ám ảnh thường xuyên suốt các truyện ngắn này của Nguyễn Khải là sự hụt
hẫng, cách ngăn thậm chí đối lập giữa các thế hệ” [60, tr.383].
Trong bài viết Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong
truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 của Đặng Thị Mây đăng trên Tạp chí
Giáo dục số 185 kì 1-3/2008, tác giả đã đi sâu bàn về con người cá nhân trong
truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, trong đó có những đánh giá như: “Con
người trong sáng tác của ông (Nguyễn Khải), nhất là những truyện ngắn gần
10
đây được đặt trong nhiều chiều, được định vị với những giá trị có tính căn
bản, bền vững, phổ qt chứ không chỉ là tiên tiến hay lạc hậu, đề cao hay phê
phán một chiều. Ý thức mở rộng khả năng chiếm lĩnh hiện thực, khám phá
phát hiện về con người đã trở thành yếu tố thường trực chi phối cách viết của
nhà văn. Bên cạnh tư cách con người lịch sử, con người trong quan hệ với
thời gian, trong sáng tác của Nguyễn Khải đầu năm 1980 đã xuất hiện tư cách
con người cá nhân” [47, tr.38].
Có thể nói rằng từ những năm 1980 trở đi, Nguyễn Khải là một trong
những cây bút được giới nghiên cứu rất mực quan tâm. Theo khảo sát của
chúng tơi, có đến hàng trăm bài viết, cơng trình về Nguyễn Khải. Tuy nhiên,
phần lớn đều là những bài viết, những cơng trình tập trung vào văn xi
Nguyễn Khải nói chung hoặc đi vào đánh giá những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng
của ơng. Có những bài viết tiêu biểu như: Vài đặc điểm phong cách nghệ
thuật Nguyễn Khải, của Đoàn Trọng Huy in trong Văn học Việt Nam 1945
-1975 (tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội năm 1990; Nguyễn Khải trong sự vận
động của văn học cách mạng từ sau 1945 của Vương Trí Nhàn in trong Tuyển
tập Nguyễn Khải ( tập 1), Nxb Văn học, Hà Nội năm 1996; Vài nét về sáng
tác của Nguyễn Khải trong những năm gần đây của Vương Trí Nhàn đăng
trên Tạp chí Văn học (số 2) năm 1999; Đầu năm gặp gỡ tác giả Gặp gỡ cuối
năm của tác giả Nhật Khanh đăng trên Báo Văn nghệ (số 6) năm 2000; Phong
cách văn xuôi Nguyễn Khải (chuyên luận) của Tuyết Nga, Nxb Hội nhà văn,
Hà Nội năm 2004; Cảm khái cùng nhà văn Nguyễn Khải, của Phong Lê trên
hltp://www.diendan.org; Tầm nhìn xa trong cõi nhân gian của Phạm Xuân
Nguyên đăng trên ; Nguyễn Khải, nhà văn tài năng
nhất
của
thế
hệ
chúng
vv..
tôi
của
Nguyên
Ngọc
trên
11
Điểm lại những bài nghiên cứu về Nguyễn khải, chúng tôi nhận thấy rằng
hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất Nguyễn Khải là nhà văn lớn, có ý
nghĩa đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại với một phong cách nghệ
thuật độc đáo. Tuy nhiên, các bài viết mới chỉ dừng lại ở những nhận định
khái quát, chưa thực sự đi vào những tác phẩm cụ thể, để có thể làm sáng rõ
vấn đề. Mặt khác, các bài viết đều có xu hướng thiên về nghiên cứu, phân
tích, đánh giá những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn mà chưa thực sự
chú ý vào thể loại truyện ngắn, một thể loại vốn cũng rất thành cơng của
Nguyễn Khải.
Trong q trình làm đề tài này, chúng tơi cũng thực sự quan tâm đến cơng
trình Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, một chuyên luận của Tuyết Nga do
Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2004. Tuy nhiên, chúng tơi cũng
nhận thấy rằng cơng trình này của chị đã tìm hiểu phong cách của Nguyễn
Khải trên một diện rộng, đó là tất cả các thể loại thuộc văn xuôi của Nguyễn
Khải. Và chị cũng thiên về thể loại tiểu thuyết, các nhận định về truyện ngắn
nói riêng vẫn chưa được đề cập đến. Chúng tôi nghĩ rằng thể loại truyện ngắn
với những đặc trưng riêng của nó về mặt dung lượng, nhân vật, cốt truyện, kết
cấu, tình huống ...chắc chắn cũng tạo nên sự khu biệt so với các thể loại khác
như tiểu thuyết, tản văn, kịch... Thiết nghĩ, đó chính là những “khoảng trống”
để chúng tơi có thể thực hiện được đề tài này.
Trong luận văn này, chúng tơi đi vào tìm hiểu phong cách của Nguyễn
Khải qua thể loại truyện ngắn và vấn đề này sẽ được làm rõ từ những góc
nhìn nhất định. Chúng tôi hi vọng đây cũng là một cách tiếp cận mới về tác
phẩm của nhà văn Nguyễn khải, góp một tiếng nói nhỏ vào việc tìm hiểu,
nghiên cứu một nhà văn lớn như ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
12
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phong cách truyện ngắn của
Nguyễn Khải. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả các
truyện ngắn của Nguyễn Khải, chủ yếu tập trung trong Tuyển tập truyện ngắn
Nguyễn Khải do Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2002 và các truyện
khác nằm rải rác trong hai cuốn Nguyễn Khải - truyện ngắn 1 và Nguyễn Khải
- truyện ngắn 2 do Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2003.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản :
- Giới thuyết khái niệm phong cách nhà văn và một số khái niệm có liên
quan, xem đó như là một công cụ then chốt để soi vào đối tượng nghiên cứu.
- Khảo sát và phân tích truyện ngắn của Nguyễn Khải trên ba phương
diện: sự vận động của phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải, phong cách
truyện ngắn nguyễn Khải nhìn trên phương diện tiếp cận hiện thực và cảm
hứng sáng tạo và phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải nhìn trên phương diện
hình thức nghệ thuật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chính
sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
6. Đóng góp và cấu trúc luận văn
6.1. Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ cố gắng tìm ra được sự vận động của phong cách truyện ngắn
của Nguyễn Khải qua các thời kì sáng tác. Mặt khác, qua phân tích, lí giải,
chúng tơi hi vọng sẽ rút ra được những đặc điểm về phong cách truyện ngắn
Nguyễn Khải nhìn trên các phương diện tiếp cận hiện thực, cảm hứng sáng
tạo và trên phương diện hình thức nghệ thuật. Từ đó, có thể khẳng định truyện
13
ngắn của Nguyễn Khải mang một phong cách riêng trong thế giới truyện ngắn
Việt Nam hiện đại.
6.2. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Khái nịêm phong cách nhà văn, quá trình hình thành và vận
động của phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải
Chương 2: Phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải nhìn trên phương diện
tiếp cận hiện thực và cảm hứng sáng tạo
Chương 3: Phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải nhìn trên phương diện hình
thức nghệ thuật
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM PHONG CÁCH NHÀ VĂN, QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI
1.1. Khái niệm phong cách nhà văn
Phong cách là một thuật ngữ mang tính đa nghĩa bởi nó đuợc sử dụng ở
rất nhiều lĩnh vực. Trong đời sống của con người, ta thường hay nghe nói
phong cách làm việc, phong cách công tác. Trong lĩnh vực ngôn ngữ có phong
cách hành chính, phong cách chính luận, phong cách báo chí... Và ngay cả
trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, quan niệm về phong cách cũng chưa hoàn
toàn thống nhất và cũng được thể hiện ở nhiều cấp độ. Tùy theo đối tượng của
từng ngành khoa học mà khái niệm phong cách có những ý nghĩa khác nhau.
Tuy nhiên, nhìn chung nghĩa phổ quát nhất về phong cách là để chỉ kiểu,
dáng, vẻ và một cấu trúc mang tính chỉnh thể, chỉ những đặc trưng tương đối
bền vững, mang tính độc đáo và có ý nghĩa của đối tượng được bàn đến.
14
Trong lĩnh vực văn học, thuật ngữ phong cách được dùng từ rất sớm, ngay
từ thời kì cổ đại, trước hết là ở phương Tây với Palaton (428- 348 TCN),
Arixtôt (348- 322 TCN), sau đó là ở phương Đơng với các đại biểu xuất sắc
như Lưu Hiệp (456- 520)…và càng ngày càng trở thành một khái niệm phổ
biến ở thời cận đại và hiện đại. Tìm hiểu những cơng trình nghiên cứu về
phong cách nghệ thuật, chúng tơi thấy có những cơng trình tiêu biểu như: Cá
tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học của M.B.
Khrapchenco (Theo thống kê của M.B. Khrapchenco trước năm 1960 ở Liên
Xơ có trên 20 cách hiểu khác nhau về phong cách). Ở Việt Nam, trong khoảng
20 năm trở lại đây, các cơng trình nghiên cứu về văn học cũng đã đặc biệt chú
trọng tới việc đưa ra một cách nhìn nhận cơ bản, thống nhất về khái niệm
phong cách nghệ thuật. Và chính những cơng trình này đã trở thành những tư
liệu hữu ích cho những người làm cơng việc nghiên cứu văn học nói chung và
tìm hiểu phong cách trong văn học nói riêng. Có những cơng trình tiêu biểu
như: Từ điển thuật ngữ văn học [66], giáo trình Lí luận văn học [61]. Bên
cạnh đó cịn có những cơng trình nghiên cứu cụ thể như Tìm hiểu phong cách
Nguyễn Du trong truyện Kiều của Phan Ngọc [21], Nhà văn - Tư tưởng Phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh [43], Một số vấn đề thi pháp học hiện
đại của Trần Đình Sử [67], Từ kí hiệu học đến ngơn ngữ học của Hồng
Trinh [77], Con mắt thơ của Đỗ Lai Thuý [76], Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu của Tơn Phương Lan [35], Phong cách thời đại nhìn từ
một thể loại văn học [65] v v…Mặc dù ở mỗi cơng trình vừa kể trên, phong
cách nghệ thuật đều được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau và được thể
hiện trong rất nhiều dạng vẻ tuỳ thuộc vào cách lí giải, lập luận của từng tác
giả. Nhưng nhìn chung, các tác giả đều gặp nhau ở một điểm khi bàn đến
phong cách trong văn học, đó là sự thống nhất ở nội dung và hình thức của tác
phẩm và đặc biệt coi trọng cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn trong sáng tác
15
của họ. Trong các cơng trình nghiên cứu về phong cách của mỗi nhà văn cụ
thể, những định nghĩa, khái niệm nói chung về phong cách văn học chỉ đóng
vai trị như những khái niệm cơng cụ và thực tiễn sáng tác của nhà văn đó mới
là những yếu tố cơ bản nhất để đi đến những kết luận. Chính vì vậy, khi đi vào
nghiên cứu từng tác giả cụ thể, khái niệm phong cách nhà văn không phải là
một khái niệm có tính bất biến, mà cịn tùy thuộc rất nhiều vào thực tế sáng
tác của từng nhà văn.
Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những cơng trình nói trên và tình hình
nghiên cứu cụ thể về tác giả Nguyễn Khải của bản thân, chúng tôi hiểu phong
cách của nhà văn trên cơ sở những nét chính sau đây:
- Phong cách nhà văn là dấu hiệu độc đáo, không lặp lại, đánh dấu những
phẩm chất riêng biệt của một tác giả nào đó, mang lại cho người đọc một sự
hưởng thụ thẩm mĩ phong phú. D.X. Likhachôp cho rằng: “Phong cách là một
hình thức liên kết của ngơn ngữ, là nguyên tắc cấu trúc toàn bộ nội dung và
tồn bộ hình thức nghệ thuật”. M. Bakhtin xem phong cách là công cụ để lĩnh
hội thế giới. M.B. Khrápchenco lại phát biểu “Phong cách là phương thức,
cách chiếm lĩnh đời sống bằng hình tượng, là phương thức lơi cuốn độc
giả”…Như vậy, dù được phát biểu dưới những hình thức khác nhau, nhưng
phong cách nhà văn vẫn luôn được các nhà nghiên cứu coi như là một sáng
tạo độc đáo, có tính thẩm mĩ đối với người đọc.
- Phong cách là phẩm chất của hệ thống được thể hiện qua các yếu tố trong
sáng tác của nhà văn nào đó. Yếu tố ở đây có thể hiểu đó là hình thức để
chuyển tải nội dung đó, ví dụ như đặc điểm riêng của ngơn ngữ, giọng điệu,
tình huống, cốt truyện… Nói cách khác, phong cách chính là phẩm chất của
một chỉnh thể trọn vẹn. Nó khơng phải là cái độc đáo của một hoặc vài tác
phẩm của nhà văn. Nó là cái được lặp đi lặp lại, vừa thống nhất vừa đa dạng
16
trong nhiều tác phẩm của nhà văn đó, để lại những ấn tượng, những ám ảnh
khó quên khi tiếp xúc với toàn bộ văn nghiệp của họ.
- Phong cách của nhà văn hồn tồn khơng phải là một đại lượng tĩnh tại,
bất biến nằm ngoài phép biện chứng của lịch sử. Nó cũng như bao hiện tượng,
sự vật khác trong thế giới này, luôn luôn vận động, phát triển phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Nguyễn Lương Ngọc cho rằng: “Phong cách khơng phải là một
cái gì bất biến; nó đã từng thay đổi với các thời đại, nó cịn thay đổi ngay
trong một nhà văn đối với quá trình phát triển của sự nghiệp văn chương” [65,
tr.67]. Tuy nhiên, trong sự vận động và biến đổi đó, chúng ta vẫn có thể nhìn
thấy những nét ổn định, bền vững xun suốt. Và như vậy, phong cách nhà
văn không hề tạo ra cho chúng ta cảm giác nhàm tẻ, đơn điệu và tĩnh tại. Nó
vẫn đem đến cho chúng ta những những rung động thẩm mĩ phong phú và đa
dạng. `
- Nói đến phong cách nhà văn khơng thể khơng nói đến một yếu tố nữa,
yếu tố quyết định đến toàn bộ sự ghiệp của nhà văn, làm nên phong cách của
nhà văn đó. Đó là tư tưởng nghệ thuật của mỗi nhà văn. Nguyễn Đăng Mạnh
cho rằng: “Tầm cỡ một nhà văn rút cục phụ thuộc vào tầm cỡ tư tưởng của
ơng ta” [46, tr.7]. Đó là một thứ tư tưởng bao trùm lên toàn bộ sự nghiệp của
nhà văn, chi phối căn bản toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác giả đó. Và điều
đó tạo nên tính chỉnh thể trọn vẹn ở mỗi nhà văn, như đã trình bày ở trên. M.
Bakhtin từng khẳng định “cái nhìn” mới là yếu tố căn bản của phong cách
nghệ thuật. Cái nhìn ở đây chính là cái thế giới quan cảm tính nghệ thuật của
nhà văn, là cách cảm thụ chủ quan mang nội dung quan niệm của anh ta. Cái
nhìn của chủ thể, hay tư tưởng của chủ thể sẽ trở thành nguyên tắc tạo nên
hình thức cho tác phẩm văn học.
Trên cơ sở nhận thức về phong cách của nhà văn như vậy, chúng tôi cố
gắng vận dụng để có thể tìm hiểu đặc điểm phong cách của một nhà văn được
17
thể hiện qua một thể loại văn học vốn là sở trường của nhà văn đó, phong
cách truyện ngắn Nguyễn Khải.
1.2. Những chặng đường sáng tác và quá trình hình thành phong
cách Nguyễn Khải
Nguyễn Khải thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành từ cuộc kháng chiến
chống Pháp. Kể từ bấy cho đến khi ông từ giã cõi đời này, nhà văn đã đều đặn
hàng năm cho ra đời những đứa con tinh thần của mình. Ơng sáng tác trên
nhiều thể loại như kí sự, tạp văn, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tự truyện, tùy
bút. Và hầu như những tác phẩm của Nguyễn Khải khi ra đời, dù ở thời chiến
hay thời bình, dù khi ơng cịn trẻ hay khi đã về già, kể cả những năm tháng
cuối đời, đều được đơng đảo bạn đọc và giới phê bình đón đợi và đánh giá
cao. Nguyễn Khải đã từng tự chia hành trình sáng tạo của mình như sau: “Từ
năm 1955 đến năm 1977 tôi sáng tác theo một cách khác (…) từ năm 1978
đến nay sáng tác theo một cách khác” [33]. Qua tìm hiểu các bài viết, cơng
trình nghiên cứu và thực tế khảo sát của bản thân, chúng tôi chia hành trình
sáng tạo của Nguyễn Khải thành các giai đoạn như sau:
1.2.1. Giai đoạn 1955 - 1978
Năm 1945, khi cách mạng Tháng Tám thành cơng, đó cũng là thời gian mà
Nguyễn Khải đã bắt đầu đến độ tuổi thanh niên, bắt đầu có những hiểu biết,
những suy nghĩ và trăn trở trước cuộc sống. Những năm sau 1945, Nguyễn
Khải bắt đầu tham gia cách mạng và làm quen với nghề viết, lúc đầu là viết
báo, làm một cán bộ tuyên huấn. Đó cũng là những năm tháng kháng chiến
chống Pháp diễn ra sơi nổi và hào hùng. Và chính những năm tháng này,
Nguyễn Khải bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình. Hành trình sáng tạo
và khẳng định phong cách của nhà văn Nguyễn Khải bắt đầu từ những năm
tháng như vậy.
18
Năm 1950, Nguyễn Khải trình làng văn truyện ngắn mang nhan đề Ra
ngồi đăng trên Tạp chí Lúa Mới của Chi hội Văn nghệ Liên khu Ba. Năm
1955, lại cho ra đời một truyện vừa có tên Xây dựng, tiếp sau đó là tác phẩm
Nguời con gái quang Vinh, truyện ca ngợi nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi. Nhưng
như nhà văn đã tự đánh giá, những tác phẩm ấy đều thất bại và khơng le lói
chút tài năng nào của người cầm bút. Phải đến năm 1956, ông viết truyện
Nằm vạ và ơng xem Nằm vạ là truyện chính thức, truyện trình làng vào nghề
của mình. Liên tục trong hai năm 1957- 1958, ồng lần lượt xuất bản những
phần đầu của tiểu thuyết Xung đột. Với tác phẩm này, như một nhà phê bình
đã nhận xét: Nguyễn Khải đã bắt đầu ý thức về chức năng người cầm bút và
thật sự bước vào con đường viết truyện. Xung đột là kết quả của chuyến đi
thâm nhập thực tế của nhà văn ở vùng đạo gốc thuộc huyện Hòa Hậu, tỉnh
Nam Định khi Đảng ta tiến hành sửa sai trong cải cách ruộng đất và bắt đầu
cuộc vận động phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp. Tác phẩm phản ánh rõ
những mâu thuẫn giữa ta và địch dưới một hình thức mới, bọn phản động đội
lốt tôn giáo để phá hoại thành quả cách mạng. Xung đột ra đời là một sự kiện
đáng chú ý trên văn đàn lúc bấy giờ, được dư luận sơi nổi đón nhận và đánh
giá. Tài năng cũng như phong cách của nhà văn Nguyễn Khải đã bắt đầu được
định hình và khẳng định. Tiểu thuyết Xung đột đã thực sự thể hiện được ngòi
bút phân tích tâm lí sắc sảo, khả năng nắm bắt và đánh giá nhanh nhạy, kịp
thời các vấn đề thời sự, hiện thực của đất nước.
Trong phong trào xây dựng vùng kinh tế mới, hàn gắn vết thương chiến
tranh, Nguyễn Khải đã lên với nông trường Điện Biên, nơi xưa là chiến
trường oanh liệt, nay là nông trường với bạt ngàn màu xanh của cây cỏ, ông
đã viết tập truyện Mùa lạc (1960) trong niềm tin tưởng, lạc quan trước cuộc
sống mới. So với những tác phẩm trước đây, Mùa lạc được giới phê bình cho
rằng là một tác phẩm có những vượt trội về tính tư tưởng và nghệ thuật: “Từ
19
truyện Mùa lạc trở đi phong cách của Nguyễn Khải mới thật sự trưởng thành”
[60, tr.210]. Mặc dù viết để cổ vũ cho một phong trào xây dựng kinh tế mới,
nhưng tập truyện Mùa lạc đã thể hiện được ngòi bút nhân đạo sâu sắc, một lối
viết bám sát vào vấn đề thời sự của đất nước nhưng không minh họa giản đơn
một chiều. Từ những đổi thay của mỗi cuộc đời nhân vật, tác giả đến với
người đọc bằng một lời thức ngộ nhẹ nhàng mà cũng rất đỗi chân thành, tha
thiết: chúng ta đang sống trong một xã hội tốt đẹp và giàu tình cảm nhân đạo.
Tiếp tục cổ vũ cho phong trào hợp tác hóa, nhằm đưa nông thôn miền Bắc
tiến lên sản xuất xã hội chủ nghĩa, Nguyễn Khải viết Tầm nhìn xa (1963) và
Nguời trở về (1964). Cho đến nay, truyện Tầm nhìn xa vẫn là một trong
những tác phẩm hàng đầu thể hiện sự nhạy cảm của nhà văn đối với vấn đề
nông thôn nói riêng và mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể
trong cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói chung. Đây cũng là
hai tác phẩm tiếp tục được phong cách chính luận sắc sảo trước đây, đồng thời
đánh dấu một bước phát triển mới trong tài năng của Nguyễn Khải. Đó là
thành công trong việc xây dựng nhân vật phản diện với những cá tính rõ nét.
Những vấn đề mang tính chất thời sự, chính luận như trên chúng ta cịn bắt
gặp trong các tác phẩm khác như Gia đình lớn (1964), Chủ tịch huyện (1972)
…
Khi đế quốc Mĩ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, Nguyễn Khải
đã đến với những nơi nóng bỏng của cuộc chiến và tiếp tục cho ra đời những
sáng tác còn mang hơi thở hào hùng, sôi động của những năm tháng chống Mĩ
cứu nước. Ở thể loại kí sự có: Họ sống và chiến đấu (1966), Tháng ba ở Tây
nguyên (1976). Tiểu thuyết có: Đường trong mây (1970), Ra đảo (1970),
Chiến sĩ (1973). Qua những tác phẩm ấy, Nguyễn Khải đã đóng góp một tiếng
nói riêng, một cách nhìn nhận và tiếp cận riêng trước hiện thực cách mạng.
Sau này, khi có dịp nhìn nhận lại thời kì sáng tác này, Nguyễn Khải nói: “Tôi
20
khơng thích nhân vật chỉ đơn thuần một chiều. Tơi muốn nhân vật của mình
lớn lên trong dằn vặt, mâu thuẫn để đến với chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Nhưng trong thời chiến, cả nước đang lao vào cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc, mình khơng thể viết như thế được. Vì vậy để khai thác những nhân
vật nội tâm, nay tôi phải chuyển hướng sang đề tài khác” [60, Tr.22]. Đó cũng
chính là những yếu tố làm nên một Nguyễn Khải không thể trộn lẫn với bất cứ
nhà văn nào cùng thời và cả sau này nữa.
Nhìn chung, đây là giai đoạn mà phong cách của Nguyễn Khải bắt đầu
định hình và phát triển. Nếu như nói rằng Nguyễn Khải là nhà văn của vấn đề,
nhà văn của thời sự với một giọng điệu chính luận khơng thể trộn lẫn thì đó là
giai đoạn này. Qua khảo sát, chúng tôi cũng thấy rằng, thành tựu xét trên
phương diện thể loại của Nguyễn Khải ở giai đoạn này chính là thể loại
truyện ngắn. Một thể loại mà ơng sẽ cịn phát huy được nhiều thế mạnh hơn
nữa trong giai đoạn 1986 trở về sau.
1.2.2. Giai đoạn 1978 - 1986
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Nguyễn Khải vào miền Nam, tiếp
xúc với một hiện thực cực kì đa dạng và mới mẻ. Cùng với những trải nghiệm
của bản thân, sự trưởng thành trong nhận thức, ơng bắt đầu có những tác
phẩm mà ở đó đã bộc lộ độ chín lắng của một cây bút. Nhiều tác phẩm mang
ý nghĩa thâm trầm và giàu tính triết lí của nhà văn đã ra đời trong hồn cảnh
đó như kịch: Cách mạng (1978), Hành trình đến tự do (1980), Khoảnh khắc
đang sống (1982); tiểu thuyết: Cha và con và…(1979), Gặp gỡ cuối năm
(1982), Thời gian của người (1985)...Có lẽ khơng phải ngẫu nhiên, vơ tình mà
Nguyễn Khải đến với thể loại kịch. Hẳn ở đó nhà văn đã tìm được một cách
tối đa nhất để cho nhân vật được đối thoại, được triết lí, khơng chỉ đối thoại,
triết lí với nhau mà cịn đối thoại, triết lí với tác giả, với bạn đọc để tranh luận
đi đến làm sáng tỏ một vài vấn đề nào đó. Tiểu thuyết Cha và con và…tiếp tục
21
đề tài tơn giáo, nhưng trong một hồn cảnh mới: chủ nghĩa xã hội đã có
những cơ sở vững chắc ở nông thôn. Và vấn đề mà Nguyễn Khải đưa ra là tôn
giáo sẽ đối thoại như thế nào với xã hội khi quan hệ xã hội chủ nghĩa đã chiến
thắng? Tác phẩm Gặp gỡ cuối năm thể hiện khả năng lựa chọn tình huống, sở
trường trong việc miêu tả và phản ánh những cái ngổn ngang, bề bộn của
“ngày hơm nay”. Xung quanh cái bàn trịn nhân dịp gặp gỡ cuối năm ấy, nhà
văn đã nói lên đựơc bao điều vẫn đang tồn tại trong hiện tại. Chỉ năm tiếng
đồng hồ ngồi chờ đón phút giao thừa mà bao số phận, tình ý được đưa ra.
Thời gian của người cũng là cuốn tiểu thuyết triết lí về cuộc đời. Tất nhiên,
đó khơng phải là thứ triết lí sng thuần túy mà qua từng việc, từng số phận
của nhân vật, tác giả đã luận bàn, đối thoại với bạn đọc về những khía cạnh để
làm nên mỗi cuộc đời của con người. Mỗi người chúng ta sống trong cuộc đời
chỉ có một khoảng thời gian khơng dài lắm trong cái vơ hạn của thời gian vũ
trụ, vậy kéo dài nó bằng cách nào? Đó là câu hỏi mà tác phẩm muốn đặt ra và
mời gọi mọi người cùng trả lời và giải quyết. Vấn đề đặt ra mang tầm triết học
nhưng cách giải quyết vấn đề của Nguyễn Khải vẫn thật nhẹ nhàng, không
quá giáo điều. Dường như Nguyễn Khải đã khắc phục được những nhược
điểm vẫn thường thấy của văn học trước 1975, tạo cho tác phẩm một giá trị
mới về mặt nghệ thuật, đó là tính đa thanh trong hầu hết những tác phẩm của
ơng ở thời kì này.
Nói tóm lại, giai đoạn này đã có một sự vận động trong phong cách của
Nguyễn Khải. Nếu như trước đây ngịi bút của nhà văn thiên về chính luận thì
nay đã chuyển sang giọng triết luận, giọng điệu suy tư, chiêm nghiệm. Đây là
thời kì ơng có dun nhất với thể loại tiểu thuyết và ít viết truyện ngắn.
Những đặc điểm trong văn phong của ơng thời kì này vẫn tiếp tục được phát
huy và thể hiện dưới nhiều dạng vẻ với một sự chín lắng hơn ở giai đoạn sau,
22
cho dù giai đoạn sau ơng lại dường như có duyên với thể loại truyện ngắn
hơn.
1.2.3. Giai đoạn 1986 – 2008
Năm 1986, đất nước tiến hành đổi mới, đặc biệt là sự xuất hiện của nền
kinh tế thị truờng đã làm thay đổi xã hội trên nhiều lĩnh vực, làm thay đổi cả
về quan niệm về con người của nhà văn. Nguyễn Khải là một trong số ít nhà
văn được đánh giá là đi đầu trong công cuộc đổi mới văn học. Theo dõi các
cơng trình nghiên cứu văn học sau 1975, chúng tôi dễ dàng nhận ra rằng khi
bàn về sự đổi mới trong văn học nước ta, tên tuổi Nguyễn Khải vẫn luôn được
dẫn lên hàng đầu. Nếu như trước đây, vấn đề mà Nguyễn Khải quan tâm là
cách mạng, là muôn mặt trong cái chung của dân tộc, đất nước thì giờ đây
ngịi bút của ơng lại tìm về cái phía hiu quạnh hơn, lặng lẽ hơn của những
cuộc đời, những số phận con người. Nhà văn thiết tha đi tìm cái đẹp đang ẩn
giấu trong những bề bộn của cuộc sống để chiêm nghiệm nó, ca ngợi nó với
một cái nhìn gần gũi hơn, với một cách tiếp cận đa dạng hơn. Ngoài ba cuốn
tiểu thuyết: Điều tra về một cái chết (1986), Vịng sóng đến vô cùng (1987),
Một cõi nhân gian bé tý (1989) vẫn tiếp tục cái mạch văn đã có từ giai đoạn
trước, thì thời gian này Nguyễn Khải chủ yếu viết truyện ngắn. Những truyện
ngắn của ông ra đời từ bấy đến nay vẫn luôn là một sự hấp dẫn lớn đối với
độc giả và những người làm công tác nghiên cứu, phê bình. Một giọt nắng
nhạt (1988) có thể xem như tự truyện của Nguyễn Khải. Tập truyện Một
người Hà Nội (1990) bao gồm những truyện ngắn nổi tiếng như: Nếp nhà,
Chúng tơi và bọn hắn, Đất kinh kì, Người vợ, Nắng chiều, Một người Hà
Nội…chủ yếu viết về những con người mà nhân cách, nếp sống của họ là
những tinh hoa của một Tràng An xưa, nay cịn sót lại. Và giữa bao bề bộn
của cuộc sống, những tinh hoa đó vẫn ln lấp lánh trong mỗi con người nhỏ
bé, sống lặng lẽ ở mỗi ngõ phố, giữa chốn phồn hoa náo nhiệt Hà thành.
23
Trong lúc cơ chế thị trường đang tấn công quyết liệt vào con người, vào làng
văn, nhiều cây bút đã chạy theo thị hiếu với những mức độ khác nhau, thì
Nguyễn Khải vẫn giữ được phong cách của mình, vẫn ln trân trọng, tìm về
phía tốt đẹp, những gì gọi là bất biến của con người, lúc đầu có vẻ như lạc
dịng nhưng càng ngày ơng càng đứng vững. Nói như nhà văn Nguyên Ngọc,
dường như vẫn có một “hằng số” ở chính nhà văn này. Đây cũng là thời kì mà
Nguyễn Khải cho xuất bản những tập truyện có chất lượng, được đánh giá
cao, thể hiện được phong cách như: Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu
(1993), Một thời gió bụi (1993). Năm 1996, Nhà xuất bản Hội nhà văn xuất
bản hai cuốn Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Khải và Nguyễn Khải truyện
ngắn. Cùng năm đó, Nhà xuất bản Văn học tiếp tục xuất bản Tuyển tập
Nguyễn Khải gồm 3 tập. Năm 1997, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh xuất
bản cuốn Truyện ngắn và tạp văn. Năm 1999, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Hà
Nội xuất bản cuốn Truyện nghề bao gồm các bài viết nói về nghề viết của nhà
văn. Cùng năm này, Nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản Tuyển tập tiểu
thuyết. Năm 2002, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh xuất bản tập Sống ở
đời gồm những truyện mới viết của nhà văn vào thời gian này. Dễ thấy rằng,
thời kì này Nguyễn Khải rất ưu ái và đặc biệt có duyên với thể loại truyện
ngắn. Đây cũng là thể loại phát huy được sở trường ngòi bút của Nguyễn
Khải. Truyện ngắn Nguyễn Khải giàu tính chất chiêm nghiệm, sự lịch lãm,
trải đời, khiến người đọc bị cuốn hút trước bao nhiêu những suy tư, trăn trở và
số phận nhân vật. Việc xuất bản những sáng tác của nhà văn, có những tác
phẩm được tái bản rất nhiều lần đã chứng tỏ rằng Nguyễn Khải không bao giờ
cũ và lạc thời, ông vẫn luôn luôn được bạn đọc và những người làm cơng tác
nghiên cứu văn học chờ đón.
Tưởng như bấy nhiêu năm cầm bút đã đủ để cho nhà văn có quyền được
hãnh diện và nghỉ ngơi thì bất ngờ năm 2003, một cuốn tiểu thuyết mang tính
24
chất tự truyện của nhà văn mang tên Thượng đế thì cuời ra mắt bạn đọc. Với
tác phẩm này, dù viết khi tuổi đã về già, người đọc vẫn rất dễ nhận ra cái
giọng ưa triết lí, thích giễu nhại, đùa cợt, tự trào của ông ngày trước. Đọc
Thượng đế thì cười, chúng ta thấy Nguyễn Khải đã làm một cuộc “tổng rà
sốt” khá cơng phu về các tác phẩm đã in của mình trong một đời cầm bút. Và
trong mỗi trường hợp, mỗi tác phẩm, Nguyễn Khải đều có những đánh giá,
bình phẩm cụ thể từ cái nhìn chủ quan của chính bản thân mình. Nếu như
những cuốn viết từ thời kháng chiến, rất hiếm khi ông dùng tới lời khen ngợi,
sự vừa ý thì những cuốn xuất bản vào đầu những năm 80, nhà văn lại tỏ ra
vừa ý hơn, hãnh diện hơn khi bình xét. Và theo như ơng nói, những tác phẩm
viết trong thời gian ấy đều “có giọng kể riêng cả”.
Nguyễn Khải từ giã một đời văn, một đời người vào một ngày cuối năm
âm lịch 2007 trong sự tiếc thương vô cùng của bạn đọc và đồng nghiệp. Ông
đã sống trọn một kiếp người với bao vui buồn, cay đắng, hạnh phúc, thất bại,
thành công...Nhưng xét về một đời văn, thế là cũng nhiều thành cơng để con
cháu có thể tự hào về cha, ông mình. Sau vài tháng, kể từ khi Nguyễn Khải
qua đời, chúng ta lại thấy Nguyễn Khải “sống lại” trong một tùy bút chính trị
với nhan đề Đi tìm cái tôi đã mất trên báo mạng. Sự xuất hiện của tác phẩm
này ban đầu cũng gây ra những hoang mang, thậm chí Nguyễn Khải có lúc
phải đánh giá khác đi trong con mắt của một số nhà phê bình. Thế nhưng,
bình tĩnh nhìn lại ta vẫn thấy một Nguyễn Khải với nhiều trăn trở suy tư, day
dứt. Nếu như trước đây, Nguyễn Khải bằng tác phẩm của mình đã thể hiện sự
trung thực và thẳng thắn như nhiều người đã từng nhận xét thì dường như ở
tác phẩm cuối đời này ơng có phần quyết liệt hơn, thẳng thắn hơn, bộc lộ chính
kiến một cách rõ ràng hơn.
Chia hành trình sáng tạo của một nhà văn chỉ là một công việc có tính
chất tương đối, điều đó lại càng đúng hơn đối với một nhà văn có phong cách
25
đã được định hình rất sớm như nhà văn Nguyễn Khải. Vậy nên, theo chúng
tôi, đây chỉ là một cách để có thể thấy được sự thống nhất cũng như sự vận
động ở một cây bút tài năng. Điều này sẽ được chúng tơi trình bày trong phần
tiếp theo của luận văn.
1.3. Sự vận động của phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải
Tác phẩm của Nguyễn Khải kể từ những năm 1955 cho đến những năm
khi ông từ giã cõi đời này có thể xem như là một chỉnh thể nghệ thuật thống
nhất, thể hiện một phong cách nghệ thuật độc đáo của một người nghệ sĩ tài
năng. Tuy nhiên, nói đến phong cách nghệ thuật khơng có nghĩa là nói đến sự
bất biến. Xã hội ln có sự vận động, phát triển. Bản thân người nghệ sĩ lại là
người hơn ai hết đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi đó. Mặt khác, sự chuyển
biến trong thế giới quan, sự quy định trong việc lựa chọn phương pháp sáng
tác, lựa chọn đề tài, chủ đề, những trưởng thành trong nhận thức...tất cả đều
có thể tác động sâu sắc tới phong cách của nhà văn. Nguyễn Khải bằng thực
tiễn sáng tác của mình đã sớm tạo nên một phong cách. Tuy nhiên, phong
cách đó ngày càng vận động và phát triển một cách đa dạng, phong phú và
hoàn thiện hơn do sự chi phối của nhiều yếu tố như đã kể trên. Nhìn một cách
tổng thể, chúng tơi thấy phong cách truyện ngắn Nguyễn Khải vận động trên
một số phương diện sau:
1.3.1. Sự vận động trên phương diện nội dung
1.3.1.1.Vận động từ khuynh hướng chính luận sang triết luận
Thực chất, tính chính luận và triết luận khơng phải là hai khái niệm hồn
tồn độc lập, mà giữa chúng có một mối liên hệ sâu sắc. Theo chúng tôi, mối
quan hệ giữa hai phạm trù này đó chính là sự thuyết phục của vấn đề được
đưa ra và giá trị nhận thức đựơc đặt ra trong đó. Trong nhiều sáng tác của
Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy rằng hai đặc điểm này không phải bao giờ
cũng tồn tại một cách độc lập mà nhiều khi kết hợp một cách nhuần nhị khiến