Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Văn hóa vật chất của phù nam ở nam bộ việt nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.52 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, lãnh thổ
và biên giới của nước Việt Nam ngày nay càng được củng cố và từ lâu đã trở
thành thực thể thống nhất từ Bắc chí Nam, trong đó có vùng đất Nam Bộ. Chúng
ta đều biết địa bàn Nam Bộ là vùng lịch sử văn hóa xuất hiện sau cùng trên bản
đồ văn hóa Việt Nam. Đây là cửa ngõ thuận lợi cho việc giao lưu, tiếp xúc, là địa
bàn thuận lợi nhất cho việc giao thông, liên lạc với các nước trong khu vực và
thế giới. Điều đó đã góp phần xác minh rằng: từ xa xưa cho tới nay, vùng đất
Nam Bộ cũng từng là vùng đất có sự hiện diện của những cộng đồng người là
thần dân thuộc các nhà nước cổ trung đại Đông Nam Á xưa kia như: Phù Nam,
Thủy Chân Lạp…và là chủ nhân của nền văn hóa Ĩc Eo phát triển rực rỡ một
thời.
Từ lâu vùng đất Nam Bộ đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu, nhưng do hạn chế về tư liệu nên nhiều vấn đề cịn
đang thảo luận, ở trong nước cịn q ít sách viết về lịch sử vùng đất này. Tình
trạng đó đã tạo nên một khoảng trống trong nhận thức của mọi người về lịch sử
và văn hóa của vùng đất Nam Bộ Việt Nam. Nhiều câu hỏi đã đặt ra: lịch sử
vùng đất Nam Bộ bắt đầu từ lúc nào? Diễn ra như thế nào? Quan hệ với miền
Trung, miền Bắc như thế nào? Và vùng đất này đã lưu lại một khối di sản văn
hóa to lớn như thế nào vì có sự hiện diện của các nền văn hóa của người Chăm,
Khơme, bản địa, người Hoa từ đầu công nguyên cho đến mấy trăm năm khai phá
vùng đất Nam Bộ sau này.
Trong thời cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, sự xuất hiện 3
trung tâm văn minh và nhà nước vào loại sớm nhất ở Đông Nam Á là: trung tâm
văn hóa Đơng Sơn và nước Văn Lang – Âu Lạc ở miền Bắc, trung tâm văn hóa
Sa Huỳnh và nước Lâm Ấp (Chămpa) ở miền Trung, trung tâm văn hóa Ĩc Eo
và nước Phù Nam ở phía Nam.

1



Như vậy, vùng đất Nam Bộ là nơi có những dấu tích của một nền văn
hóa Ĩc Eo rực rỡ, hay nói cách khác là đã tồn tại một nền văn hóa Phù Nam
trong suốt q trình hình thành, phát triển, rồi suy vong từ thế kỷ I đến thế kỷ
VII đầu Cơng ngun. Chính vì thế mà ở đây đã lưu giữ những đặc điểm lịch sử
và văn hóa khá độc đáo, là nơi diễn ra hầu như đầy đủ các sự kiện tiêu biểu cho
một giai đoạn lịch sử của vùng đất này.
Nghiên cứu đặc điểm văn hóa của từng vùng miền, từng nền văn hóa
riêng rẽ, cũng có nghĩa là giới thiệu với mọi người thấy được bản sắc văn hóa,
những nét sinh hoạt, lời ăn tiếng nói, phong tục, tập quán của các cộng đồng dân
cư trong khu vực địa lý nhất định. Qua bản sắc các nền văn hóa ấy, ta có thể giới
thiệu, so sánh, đối chiếu và học tập để tự hào với quá khứ, sống tốt trong hiện
tại, hành động đúng trong tương lai.
Ở nước ta, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, việc giữ gìn
và phát huy bản sắc dân tộc là rất cần thiết và phải được chú trọng trong tất cả
các lĩnh vực. Chúng ta đang trên đường CNH-HĐH đất nước, cùng với quá trình
hội nhập thì việc ý thức về bản sắc riêng của văn hóa truyền thống trong bối
cảnh chung của văn hóa khu vực sẽ vô cùng cần thiết cho sự thành công của q
trình hội nhập. Qua đó, sẽ góp phần thiết thực trong sự nghiệp xây dựng một nền
văn hóa vừa truyền thống vừa hiện đại, phát triển bền vững trên tinh thần xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn như vậy, chúng ta cần
phải khơi phục và tạo dựng lại những nền văn hóa tiêu biểu đã từng tồn tại trên
mảnh đất này, đã từng để lại dấu ấn, bám chặt với mảnh đất quê hương Nam Bộ
đã xuất hiện nền văn hóa Phù Nam rực rỡ một thời.
Việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa Phù Nam trong mối quan hệ với khu vực
cịn có ý nghĩa rất lớn, giúp cho tơi có cái nhìn sâu sắc về lịch sử - văn hóa của
vùng đất này trong bối cảnh phát triển chung về văn hóa của khu vực. Với q
trình phát triển về lịch sử-kinh tế-chính trị-lãnh thổ, vương quốc Phù Nam cịn
để lại cho chúng ta một nền văn hóa rực rỡ, một nền văn hóa khơng thua kém
bất cứ nền văn hóa đương thời nào. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo tồn và phát

2


huy nền văn hóa q báu ấy bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm và giữ gìn
nó.
Ngồi ra, đề tài thực hiện nhằm góp phần giúp cho sinh viên chuyên ngành
lịch sử những hiểu biết cơ bản về nội dung văn hóa của vương quốc Phù Nam,
những giá trị văn hóa của Phù Nam là rất cần thiết. Hơn nữa, khi đề tài hoàn
thành sẽ bổ trợ thêm kiến thức về văn hóa Phù Nam mà sách lịch sử chuyên
ngành nhắc tới rất sơ lược và còn hạn chế.
Về mặt khoa học, khi nghiên cứu về Phù Nam, thì văn hóa Phù Nam với tư
cách là một nền văn hóa chỉnh thể của vương quốc Phù Nam đã được các nhà sử
học nghiên cứu rất nhiều. Nhưng các nền văn hóa khảo cổ ở Nam Bộ Việt Nam
có phải thuộc văn hóa Phù Nam hay khơng thì đang cịn tranh luận. Đồng thời,
diện mạo của văn hóa Phù Nam trên phạm vi rộng đã được nghiên cứu, nhưng ở
Nam Bộ Việt Nam nghiên cứu tách riêng ra thì chưa. Trước những yêu cầu đó,
việc nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản văn hóa vật chất Phù Nam ở
Nam Bộ Việt Nam, để thấy được những giá trị của văn hóa Phù Nam trong khu
vực ở quá khứ có phải là văn hóa Việt ln là yếu tố chủ đạo hay khơng? có tính
chất quyết định hay khơng? để khi nền văn hóa Việt Nam trong q trình hội
nhập có giữ vững được bản sắc truyền thống hay khơng?
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: văn hóa Phù Nam, cả truyền thống và hiện tại
là văn hóa của các dân tộc đã sinh sống trên đất Việt Nam, nền văn hóa ấy là kết
quả của q trình giao lưu, ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa trong khu
vực. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần là sáng tỏ những vấn đề đó, xây
dựng nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc
và hiện đại. Bản thân tác giả là người ở Nam Bộ vừa có thuận lợi, vừa có trách
nhiệm nghiên cứu lĩnh vực này.
Với những lý do như trên, tơi chọn đề tài “Văn hóa vật chất của Phù Nam
ở Nam Bộ Việt Nam”.


3


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam, đã có
những cơng trình nghiên cứu sau:
Đầu tiên năm 1944 ở VN, nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret
khai quật cánh đồng óc Eo (xã Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang) nhưng phải đến
1963 người ta mới được biết đầy đủ về nó. Sau 1975, giới khảo cổ Việt Nam kế
tục công cuộc nghiên cứu của L.Malleret, khai quật hàng loạt di chỉ từ Đồng Nai
tới Kiên Giang, mang về cho các bảo tàng Nam Bộ hàng vạn hiện vật giá trị.
Hơn 300 cổ vật đặc sắc văn hố óc Eo hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam cho thấy quyết tâm muốn chứng minh tính bản địa và sự phát
triển của văn hố óc Eo (TK 2 - TK 8) và vương quốc Phù Nam tại Việt Nam
của các nhà sử học trong nước.
Nhu cầu được hiểu biết một cách rõ ràng hơn về lịch sử vùng đất Nam Bộ
sau gần 300 năm khai phá đã thôi thúc các nhà nghiên cứu bắt tay vào thực hiện
những cơng trình nghiên cứu khá nghiêm túc về vùng đất này. Vì vậy, hàng loạt
các ấn phẩm ra đời: “300 năm Sài Gòn”, “Lược sử vùng đất Nam Bộ” …Trong
đó đáng chú ý là “Địa chí Đồng Tháp Mười”của Hội đồng KHXH TP.HCM là
một cơng trình khá quy mô để kỉ niệm 300 năm Nam Bộ, để thừa nhận nơi đây
là một vùng đất văn hóa lâu đời, có sự tiếp thu, ảnh hưởng của các nền văn hóa
bên ngồi.
Việc nghiên cứu văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam rất
được sự thu hút đối với các nhà sử học và khảo cổ học. Về văn hóa Nam Bộ
cũng như là văn hóa của vương quốc Phù Nam ở miền Nam Việt Nam, đã có
một số tác phẩm, bài viết đăng trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu lịch sử,
Tạp chỉ Khảo cổ học, cụ thể: “Văn hóa và cư dân đồng bằng sơng Cửu Long”
của Nguyễn Cơng Bình, Lê Xn Diệm, Mạc Đường; “Tơn giáo – Tín ngưỡng

của các dân cư đồng bằng sông Cửu Long” của Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn
4


Minh Ngọc. Nội dung chủ yếu nói về văn hóa, đời sống tâm linh, khắc họa
những nét đặc trưng văn hóa của con người đồng bằng sơng Cửu Long.
“Những phát hiện mới về Khảo cổ học” của Lê Xuân Diệm, Võ Sĩ Khải;
“Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ”, rồi đến “Một số vấn đề khảo cổ học
ở miền Nam Việt Nam” hay “Văn hóa Ĩc eo những khám phá mới”. Trong đó,
kết quả của các cuộc khai quật ở di tích Gị Tháp giúp chúng ta có được những
hiểu biết cơ bản về cội nguồn văn hóa của vùng đất vốn có từ lâu đời.
“Khảo cổ học và văn minh Phù Nam”, “Khảo cổ học với việc nghiên cứu
Phù Nam”của Võ Sĩ Khải (1978), hay “Sử liệu Phù Nam” của tác giả Lê
Hương, bước đầu cho chúng ta thấy đã có những dấu tích của văn hóa Phù Nam
ở vùng đất Nam Bộ, những hiểu biết cơ bản của nền văn hóa Phù Nam.
Ở các khu di tích, cuộc tìm kiếm của các nhà khảo cổ học, nhà sử học như
Đào Lin Cơn, Võ Sĩ Khải thì chúng ta đã có được những hiểu biết ban đầu về cội
nguồn văn hóa của vùng đất Nam Bộ. Qua đó có thể đốn định được niên đại,
nguồn gốc, những đặc trưng cũng như sự tác động và ảnh hưởng của văn hóa
bên ngồi. Nổi trội nhất là ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Phù Nam
qua nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc.
Cơng trình nghiên cứu về “Nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng
bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X” năm 2006 của TS. Lê Thị Liên cho thấy sự
tồn tại của hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Phật giáo và Hinđu giáo ở vùng đất
này. Đây được xem là một cơng trình nghiên cứu khá đồ sộ về nghệ thuật Phật
giáo và Hinđu giáo ở khu vực Nam Bộ Việt Nam.
Đáng chú ý nhất là các tác phẩm, những bài nghiên cứu của giáo sư Lương
Ninh về vấn đề Phù Nam đã giúp cho chúng ta có được những nhận thức ngày
càng đầy đủ, rõ ràng và chính xác hơn về lịch sử ra đời, phát triển và suy vong
của vương quốc Phù Nam. Cùng với những đặc điểm văn hóa cũng như vai trị,

vị trí và mối quan hệ của nó đối với lịch sử Nam Bộ Việt Nam và cả khu vực
Đông Nam Á. Như các bài viết: “Chí Tơn, một quốc gia cổ miền Tây sơng
Hậu” đăng trên tạp chí Khảo cổ học số 1-1981 rồi đến“Văn hóa cổ Phù Nam –
5


văn hóa đồng bằng sơng Cửu Long”(1999), hay “Vương quốc Phù Nam: những
hiểu biết mới – nhận thức mới” (2007), lưu ý nhất vẫn là tác phẩm “Vương quốc
Phù Nam lịch sử và văn hóa” (2005) do viện văn hóa thơng tin ấn hành. Đây
thật sự là một cơng trình nghiên cứu sâu sắc nhất và toàn diện nhất về lịch sử
văn hóa của vương quốc Phù Nam. Trong đó cung cấp cho chúng ta rất nhiều tư
liệu cũng như những giả thuyết khoa học quý báu liên quan đến việc nghiên cứu
lịch sử, văn hóa Nam Bộ Việt Nam trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên.
Với những công trình nghiên cứu, các chuyên khảo, các bài báo, tạp chí
viết về lịch sử, văn hóa Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam nêu trên đã phần nào giúp
chúng ta thấy được những nét đặc trưng của văn hóa vật chất của Phù Nam. Tuy
nhiên, tất cả những cơng trình kể trên vẫn chưa có tài liệu nào trình bày nền văn
hóa vật chất của vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam một cách cụ thể,
chưa nhắc gì đến việc bảo tồn, và phát huy những giá trị của nền văn hóa Phù
Nam. Thực tế đó đã đặt ra nhiệm vụ cho những người nghiên cứu tiếp sau giải
quyết. Vì vậy, tác giả hy vọng rằng đề tài “Văn hóa vật chất của Phù Nam ở
Nam Bộ Việt Nam ” của mình sẽ góp phần giải quyết một phần nào đó những
nhu cầu nghiên cứu mà thực tiễn đã đặt ra. Định hình một cách có hệ thống về
lịch sử-văn hóa của vương quốc Phù Nam đặt trong mối quan hệ ảnh hưởng với
văn hóa của các tộc người đang sinh sống trên địa bàn và cả văn hóa trong khu
vực.
3. Mục đích của đề tài:
Việc nghiên cứu văn hóa Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam nhằm mục đích:
- Làm rõ q trình hình thành và phát triển của vương quốc Phù Nam, nội
dung cơ bản của văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.

- Hệ thống hóa các văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam,
thấy được giá trị của văn hóa Phù Nam trong tiến trình phát triển của nền văn
hóa các dân tộc Việt Nam

6


- Nghiên cứu lịch sử văn hóa Phù Nam là cái nền để xem xét và giải quyết
vấn đề ảnh hưởng của nền văn hóa lớn: Ấn Độ đối với văn hóa Việt Nam trong khu
vực Đơng Nam Á, thế giới.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài chính là các di tích khảo cổ, các di tích kiến
trúc, các tài liệu khảo cổ, sách và tạp chí nghiên cứu về văn hóa vật chất thuộc
vương quốc Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề tài nghiên cứu: “Văn hóa vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt
Nam” đạt được kết quả thì:
Thứ nhất, đề tài sẽ thống kê một cách có hệ thống văn hóa vật chất ở Nam
Bộ Việt Nam thuộc văn hóa Phù Nam. Qua đó, thấy được sự phát triển và ảnh
hưởng của văn hóa Phù Nam đến các nền văn hóa của các dân tộc trên vùng đất
này.
Thứ hai, đề tài sẽ góp phần làm rõ mối quan hệ cộng hưởng với các nền văn
hóa khác trong khu vực và trên thế giới, chủ yếu là văn hóa Ấn Độ.
Thứ ba, xác định được các giá trị của văn hóa Phù Nam đã có những đóng
góp nhất định vào tiến trình lịch sử văn hóa chung của dân tộc và nhân loại.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phác họa bức tranh về Phù Nam: tên gọi, điều kiện tự nhiên và dân cư, sự
hình thành, quá trình phát triển của lịch sử - văn hóa, những thành tựu của văn
hóa Phù Nam trong bối cảnh lịch sử văn hóa chung của khu vực.
Hệ thống hóa các tài liệu khảo cổ về văn hóa vật chất của Phù Nam để rút

ra những nhận định về văn hóa Phù Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập
của nền văn hóa Việt Nam.
Làm sáng tỏ lịch sử - văn hóa của Phù Nam trong mối quan hệ với văn
hóa ở Nam Bộ Việt Nam và trong khu vực để thấy được sự giao lưu với các nền
văn hóa khác, đặc biệt là nền văn hóa Ấn Độ

7


7. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về văn hóa vật chất của Phù Nam ở các tỉnh Nam Bộ Việt
Nam.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Phù Nam, sự giao lưu
với các nền văn hóa các dân tộc của Phù Nam trong tiến trình phát triển của văn
hóa Việt Nam.
- Nghiên cứu văn hóa Phù Nam trên phạm vi các tỉnh thuộc miền Nam
Việt Nam, bắt đầu từ tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Thành
phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp…..
8. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
● Nguồn tư liệu
- Để thực hiện đề tài, tác giả luận văn dựa vào các nguồn tư liệu sau:
+ Những phát hiện khảo cổ có liên quan đến lịch sử - văn hóa Phù Nam
ở miền Nam Việt Nam.
+ Các cơng trình nghiên cứu, các bài viết, các biên khảo về lịch sử - văn
hóa Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam.
+ Tài liệu thực địa: ghi chép tại các Bảo tàng, tại trung tâm thư viện,
những ghi chép từ ý kiến từ một số nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa, một số câu
chuyện sưu tầm được từ trong dân gian…
● Phương pháp nghiên cứu
- Trong luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp lịch sử và phương pháp loogic là hai phương pháp
nghiên cứu truyền thống của khoa học lịch sử.
+ Phương pháp so sánh (đối chiếu tư liệu).
+ Phương pháp liên ngành (sử dụng cơng trình nghiên cứu của các
ngành khoa học khác chủ yếu là khảo cổ học, cổ tự học, dân tộc học).
+ Phương pháp điền dã, thực địa: tác giả sẽ trực tiếp thực địa tại các di
tích, các cở sở tín ngưỡng, các cơng trình kiến trúc, đến các Bảo tàng Đồng
Tháp, Long An, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh….
8


9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Phù Nam
1.1.1. Phù Nam thời sơ kỳ ( TK I-III).
1.1.2. Phù Nam thời hưng thịnh ( TK III-V)
1.1.3. Phù Nam thời suy vong ( TK V-VII)
1.1.4. Nam Bộ Việt Nam trong vương quốc Phù Nam
1.2. Văn hoá Phù Nam
1.2.1. Bi kí và văn tự
1.2.2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
1.2.3. Tơn giáo và tín ngưỡng.
Tiểu kết chương 1
CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ VẬT CHẤT CỦA PHÙ NAM Ở NAM BỘ
VIỆT NAM
2.1. Di tích cư trú
2.2. Di tích mộ táng
2.3. Di tích kiến trúc

2.4. Gốm và các sản phẩm thủ công nghiệp
2.4.1. Gốm
2.4.2. Các sản phẩm thủ công nghiệp
2.5. Tiền cổ Phù Nam
2.6. Văn bia Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam
2.7. Nghệ thuật điêu khắc Phù Nam ở Nam Bộ việt Nam
Tiểu kết chương 2

9


CHƯƠNG 3: VĂN HOÁ VẬT CHẤT CỦA PHÙ NAM Ở NAM BỘ
VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ KHU VỰC
3.1 Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với văn hoá Phù nam ở Nam Bộ

Việt

Nam
3.2 Văn hoá Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam trong tiến trình lịch sử văn hoá các
dân tộc Việt Nam
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cơng Bình, Lê Xn Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hóa cư dân đồng
bằng sơng Cửu Long. Nxb Khoa học Xã hội
2. Đào Lin Côn (1998), Văn hóa vật chất, văn hóa Ĩc Eo ở đồng bằng Nam bộ, Tư

liệu Viện Khoa học Xã hội TP. HCM
3. Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc, (2005), Tôn giáo - Tín ngưỡng của
các cư dân đồng bằng sơng Cửu Long, Nxb Phương Đông.
4. Thái Văn Chải: Chữ cổ trên hiện vật vàng ở di tích Đá Nổi, huyện Thoại Sơn (An
Giang). Tạp chí Khảo cổ học, số 4, 1986.
5. Hồng Xn Chinh: Về loại hình mộ táng trong văn hóa Ĩc Eo. Những phát
hiện mới về khảo cổ học, 1996.
6. Lê Xuân Diệm, Võ Sĩ Khải (1977), Khảo cổ học với việc nghiên cứu Phù Nam",
những phát hiện mới về khảo cổ học, Nxb TP. HCM.
7. Lê Xuân Diệm (1978), "Khái quát những phát hiện mới của khảo cổ học ở miền
Nam", những phát hiện mới của khảo cổ học
8. Lê Xuân Diệm (1984), "Vài nét về con đường phát triển kinh tế - văn hóa trong
buổi đầu lịch sử của đồng bằng sông Cửu Long", Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng
sơng Cửu Long, Viện văn hóa xuất bản, tr 40-52.
9. Lê Xuân Diệm, Đào Lin Côn, Võ Sĩ Khải (1995), Văn hóa Ĩc Eo - Những khám
phá mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Bùi Phát Diệm, Đào Lin Côn, Vương Thu Hồng 2001: Khảo cổ học Long An
những thế kỷ đầu Công nguyên. Sở văn hóa thơng tin Long An.
11. Cao Huy Đỉnh (1993), Văn hóa Ấn Độ, Nxb Văn hóa
12. Đồng Tháp 300 năm (2004), Nhiều tác giả, Nxb Trẻ.
13. D. Hall (1981), A History of South East Asia, N.Y.
14. G.Coedes.: Deux inscriptions sanskrites du Fou-nan. BEFEO, XXXI, 1931.
15. Vũ Minh Giang: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam bộ. Tạp
chí Khoa học, số 1, 2006.
16. Lê Hương: Sử liệu Phù Nam. Sài Gòn, 1974.
17. Trương Sỹ Hùng, Cao Xuân Phổ (2003), "Phật giáo Đơng Nam Á", "Mấy tín
ngưỡng - Tôn giáo Đông Nam Á, Nxb Thanh Niên, tr 131-266.
18. Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, Nxb Giáo dục.
19. Hội đồng KHXH TP. Hồ Chí Minh, Viện KHXH tại TP. Hồ Chí Minh, 2005.
Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Trẻ.

20. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2006), Lược sử vùng đất Nam bộ Việt Nam,
Nxb Thế giới.

11


21. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam.
Nxb. Thế giới, 2008, tr.391.
22. Hội thảo khoa học: "Văn hóa Ĩc Eo - Nhận thức và giải pháp bảo tồn, phát huy
giá trị di tích", Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, TP. Long Xuyên (2009).
23. Võ Sĩ Khải (1978), "Khảo cổ học và văn minh Phù Nam", Tạp chí Khảo cổ học
(Số 1).
24. Võ Sĩ Khải (1981), "Sự phân bố các di chỉ dạng Ĩc Eo ở vùng Châu Thổ sơng
Cửu Long", Những phát hiện mới về Khảo cổ học.
25. Ngô Văn Lệ (2003), Một số vấn đề về văn hóa tộc người ở Nam bộ và Đông
Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
26. Lê Thị Liên (2006), Nghệ thuật Phật giáo và Hinđu giáo ở đồng bằng sông
Cửu Long trước thế kỷ X, Nxb Thế giới, Hà Nội.
27. Trần Thị Lý (1998), "Ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ qua những pho tượng
cổ ở Đông Nam Á", Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á (Số 3), tr 80-87.
28. Malleret, Louis: L'Archéologie du Dellta du Mékong, EFEO, vol. XL-IXI (4
tomes), Paris, 1959-1963.
29. Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam (1997), Trung tâm nghiên cứu
khảo cổ học, thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Viện Khoa
học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.
30. Lương Ninh (1981), "Nước Chí Tơn, một quốc gia cổ miền Tây sơng Hậu", Tạp
chí Khảo cổ học (số 1).
31. Lương Ninh (1999), "Văn hóa cổ Phù Nam - Văn hóa đồng bằng sơng Cửu
Long", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (Số 4).
32. Lương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Đinh Ngọc Bảo, Dương Duy Bằng

(2003), Lịch sử văn hóa thế giới Cổ-Trung đại, Nxb Giáo dục.
33. Lương Ninh (2005), Vương quốc Phù Nam lịch sử và văn hóa, Viện văn hóa và
Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
34. Lương Ninh (2005), "Nước Phù Nam", Tạp chí nghiên cứu Lịch sử (Số 7).
35. Lương Ninh (Chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh (2005), "Lịch sử Đông
Nam Á", Nxb Giáo dục.
36. Lương Ninh ( 2007), "Vương quốc Phù Nam: Những hiểu biết mới - Nhận thức
mới", Đông Nam Á truyền thống và hội nhập, Nxb Thế giới.
37. Lương Ninh (2007), "Một bước ngoặt lịch sử: Nước Phù Nam", Tạp chí Khảo
cổ học (Số 3), tr 74-89.
38. Sơn Nam (1993), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Sài Gòn.
39. Nam bộ Xưa và Nay (1999), Nxb TP. Hồ Chí Minh.

12


40. Hãn Ngun: "Hà Tiên, chìa khóa nam tiến của dân tộc Việt Nam xuống đồng
bằng sông Cửu Long". Tạp chí Sử Địa, 1970, số 19-20.
41. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (1992), "Văn hóa dân
gian người Việt ở Nam Bộ", Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
42. Pelliot, P. Sđd, tr.269.; "Văn hóa Ĩc Eo và vương quốc Phù Nam", Sđd, tr.275.
43. Nguyễn Quang Quyền: "Thông báo về các sọ cổ thuộc văn hóa Ĩc Eo mới tìm
được ở 2 di chỉ thuộc tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang". Tạp chí Khoa học xã
hội thành phố Hồ Chí Minh, số 5, 1990.
44. Hà Văn Tấn: Óc Eo - những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, Văn hóa Ĩc Eo và
các văn hóa cổ ở đồng bằng sơng Cửu Long, Sở văn hóa thơng tin tỉnh An giang,
Long Xuyên, 1984.
45. Bùi Đức Tịnh: Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ. Nxb Văn nghệ TP. Hồ
Chí Minh, 1999.
46. Lương Thư. Tư liệu khoa Sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 1953.

47. Tùy thư. Tư liệu khoa Sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, H.1949.
48. Nguyễn Lệ Thi (2007), "Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Đơng
Nam Á", Nxb Thế giới, tr 53-77.
49. Nguyễn Duy Tùy: Kết quả khảo sát Ba Thê - Óc Eo 1997. Những phát hiện mới
về khảo cổ học, 1997.
50. Dương Văn Tuyên, Võ Sĩ Khải: Những di chỉ khảo cổ học ở tình Kiên Giang.
Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ, Long Xuyên, 1984.
51. Lê Anh Trà (1984), "Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sơng Cửu Long", Viện
Văn hóa xuất bản.
52. "Văn hóa Ĩc Eo và các văn hóa cổ đồng bằng sơng Cửu Long" (1984), Sở Văn
hóa và thơng tin An Giang xuất bản.
53. "Văn hóa và cư dân đồng bằng sơng Cửu Long", Nxb Khoa học xã hội, 1990.
54. "Văn hóa Nam bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á" (2000), Nxb Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
55. http:// vietsciences. Free.fr
56. http: vietsciences.org
57. wikipedia http://. Wikipedia.com

13



×