Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận Quản lý môi trường nhóm 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

----------------------

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN CHO VIỆT NAM

Nhóm thực hiện
: 05
Giảng viên hướng dẫn : THS. LƯƠNG ĐỨC ANH

HÀ NỘI - 2021


Mục lục
1. Đặt vấn đề............................................................................................1
2. Vài nét về đô thị..................................................................................1
2.1. Khái niệm đô thị............................................................................1
2.2. Sự phát triển của đô thị...............................................................2
2.2.1. Trên thế giới.............................................................................2
2.2.2. Tại Việt Nam............................................................................3
3. Nước thải sinh hoạt đô thị.................................................................4
3.1. Khái niệm.......................................................................................4
3.2. Quy chuẩn đánh giá nước thải sinh hoạt đô thị......................5
4. Tổng quan về quản lý nước thải sinh hoạt đô thị trên thế giới. 5
4.1. Hiện trạng quản lý nước thải sinh hoạt đô thị trên thế giới 6


4.1.1. Nhóm nước phát triển...........................................................6
4.1.2. Nhóm nước đang phát triển...............................................10
4.1.3. Nước kém phát triển.............................................................14
4.2. So sánh cách quản lý..................................................................15
5. Bài học thực tiễn cho Việt Nam.......................................................15
5.1. Việt Nam học được gì từ kinh nghiệm trên Thế giới về quản lý
nước thải sinh hoạt đô thị.....................................................................15
5.2. Những điểm hạn chế mà Việt Nam cần tránh.........................16
6. Kết luận...............................................................................................16
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................17


Danh mục hình
Hình 1: Xu hướng dân số đơ thị tính theo phần trăm tổng dân số tại các
khu vực chính..............................................................................................2
Hình 2: Xu hướng tỷ lệ đơ thị hóa trung bình trên các khu vực...................3
Hình 3: Tỷ lệ đơ thị hóa tại Việt Nam giai đoạn 1994 – 2019......................4
Hình 4: Phân bố theo không gian lưu lượng nước thải đô thị ở Trung Quốc
cho (a) 2011, (b) 2013 và (c) 2015............................................................7
Hình 5: Hiệu suất nhà máy xử lý nước thải đơ thị ở Trung Quốc từ năm
2011 đến năm 2015...................................................................................8
Hình 6: Hiện trạng quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam...........................12
Hình 7: Bản đồ thành phố.........................................................................13

Danh mục bảng
Bảng 1: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính tốn giá trị tối đa cho
phép trong nước thải sinh hoạt..................................................................5
Bảng 2: Các thơng số chính của nước thải sau Xử lý:...............................12



1. Đặt vấn đề
Thế kỷ 21 – một thế kỷ gắn liền với sự phát triển kinh tế bên cạnh việc đáp
ứng được nhu cầu sống ngày càng hiện đại của con người thì đây cũng là
thách thức lớn về mặt môi trường. Vấn đề về ô nhiễm môi trường trong bối
cảnh hiện nay đang là điểm nóng rất được quan tâm trên thế giới, đặc biệt
với sự gia tăng đơ thị (đơ thị hóa) diễn ra mạnh mẽ: Đơ thị hóa trở thành
một đặc điểm kinh tế và xã hội xác định trong những thập kỷ gần đây
(Seto & cs, 2010), và định hình lại sự phân bố địa lý của các quần thể
người gắn liền với nhau với các vấn đề môi trường (Ehrlich & Holdren,
1971). Đô thị hóa thúc đẩy việc tiêu thụ năng lượng và tài ngun ngày
càng tăng, trong đó có nguồn nước tại đơ thị và sau đó tạo ra nhiều vấn
đề mơi trường hơn. Theo triển vọng Đơ thị hóa Thế giới năm 2018 của Liên
hợp quốc, 55% dân số thế giới sống ở các khu vực thành thị vào năm 2017
và tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 68% vào năm 2050. Cùng với đó là mức
tiêu thụ nước trung bình hàng ngày trên tồn cầu khoảng 150 lít/người
được ước tính đã tăng lên 250 lít kể từ khi bùng phát COVID-19 (Bakhtiar
Feizizadeh & cs, 2021). Điều đó cho thấy với mức độ dân cư đô thị tăng
nhanh tỷ lệ thuận với nhu cầu sử dụng nước, sẽ không tránh khỏi vấn đề
phát sinh nước thải sinh hoạt đô thị (chủ yếu là hộ gia đình) một cách ồ ạt,
quá tải. Nếu khơng có cách quản lý hiệu quả thì sẽ gây ra tác hại khơn
lường đối với mơi trường nói chung và mơi trường đơ thị nói riêng.
Do đó, nhóm thực hiện đề tài “Tổng quan về quản lý nước thải sinh hoạt
đô thị trên thế giới và bài học thực tiễn cho Việt Nam” với mục tiêu nắm
bắt, hiểu được thế nào là đô thị và hiện trạng đô thị, cách quản lý nước
thải sinh hoạt đô thị của các nhóm nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, chỉ ra
được sự giống và khác nhau giữa cách quản lý nước thải sinh hoạt đơ thị
của các nước, nhìn nhận về thực trạng đô thị, cách quản lý nước thải sinh
hoạt đô thị tại Việt Nam, rút ra được bài học cho nước nhà (cần học gì và
tránh những gì) từ những tìm hiểu trên.


1


2. Vài nét về đô thị
2.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hố hoặc chun ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương,
bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã;
thị trấn (Luật quy hoạch đơ thị, 2009).
Như vậy đơ thị hóa là q trình mở rộng đơ thị.
2.2. Sự phát triển của đơ thị
2.2.1. Trên thế giới

H
ình 1: Xu hướng dân số đơ thị tính theo phần trăm tổng dân số tại các khu
vực chính
(Dữ liệu trích từ Báo cáo Đơ thị hóa Thế giới của Liên hợp quốc – Bản
sửa đổi năm 2014).
Hình 1 trình bày xu hướng dân số thành thị theo tỷ lệ phần trăm tổng dân
số và hình 2 nêu bật xu hướng đơ thị hóa trung bình ở các khu vực chính.
2


Tỷ lệ đơ thị hóa trong hình 2 dựa trên khoảng thời gian 5 năm. Trên tồn
cầu, tốc độ đơ thị hóa đã giảm đều đặn. Tuy nhiên, về mặt tuyệt đối dân
số thành thị tiếp tục tăng (Hình 1). Dự kiến, 2.5 tỷ người sẽ được thêm vào
dân số thành thị trên thế giới vào năm 2050 thông qua tác động tổng hợp
của gia tăng tự nhiên và di cư từ nông thôn ra thành thị. Về mặt tuyệt đối,

mức tăng từ 3,9 tỷ năm 2014 lên 6,3 tỷ người vào năm 2050 (UN / DESA,
2015).

Hình 2: Xu hướng tỷ lệ đơ thị hóa trung bình trên các khu vực.
(Dữ liệu được trích từ Báo cáo Đơ thị hóa Thế giới của Liên hợp quốc – Bản sửa
đổi năm 2014).
2.2.2. Tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến ngày 10/4/2019, Việt Nam có 819
đơ thị bao gồm: 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,
19 đơ thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô
thị loại V.

3


Tại hình 3 có thể thấy chỉ trong 25 năm tỷ lệ đơ thị hóa của Việt Nam
tăng 15%. Phát triển và tăng trưởng đơ thị ở nước ta nhìn chung là chậm
hơn so với một số nước trong khu vực. Đơ thị có sự phát triển khơng đồng
đều giữa các vùng và chênh lệch nhiều giữa các khu vực khác nhau về
đặc điểm địa lý. Các khu vực đồng bằng, duyên hải phát triển nhanh hơn
vùng núi, vùng cao (Báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia 2016).

Hình 3: Tỷ lệ đơ thị hóa tại Việt Nam giai đoạn 1994 – 2019
(Nguồn: Tổng cục Thống kê dân số và lao động)
Từ những dữ liệu nêu trên có thể khẳng định rằng sự gia tăng dân số đô
thị, cùng với phát triển đô thị trong khoảng 50 năm trở lại đây là khá
nhanh. Đó cũng là thách thức lớn đặt ra về vấn đề quản lý nước thải sinh
hoạt đô thị của các cấp chính quyền tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung.


3. Nước thải sinh hoạt đơ thị
3.1. Khái niệm
Nước thải là nước đã qua sử dụng từ các hoạt động sống của con người
có thành phần và tính chất thay đổi. Bao gồm: nước thải cơng nghiệp,
nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị và nước thải nông nghiệp.
4


Nước thải sinh hoạt sản sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người.
Con người sử dụng nước với nhiều mục đích khác nhau do đó tạo nên các
loại nước thải khác nhau hoặc hỗn hợp nước thải với các nồng độ khác
nhau.
Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống
thoát nước của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp, nước thấm qua, nước thải tự nhiên.
Nhu cầu nước cấp và nước thải đô thị ở các nước công nghiệp cao hơn rất
nhiều so với các nước đang phát triển. Lưu lượng nước thải đơ thị phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của
thành phố. Khoảng 65-85% lượng nước cấp cho một người trở thành nước
thải. Tính gần đúng, nước thải đơ thị thường gồm khoảng 50% nước thải
sinh hoạt.
Như vậy nước thải sinh hoạt đô thị là một phần trong nước thải đô thị,
phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người trong đơ thị. Nó chứa
khoảng 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ và rất nhiều vi sinh vật theo
Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thùy Dương (2003) (Trích trong Nguyễn
Trúc Linh, 2014).
3.2. Quy chuẩn đánh giá nước thải sinh hoạt đô thị
QCVN 14 : 2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Mơi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt
và được ban hành theo Quyết định số /2008/QĐ-BTNMT ngày tháng năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tuân thủ các quy định của TCVN 7222:2002.
Bảng 1: Giá trị các thơng số ơ nhiễm làm cơ sở tính tốn giá trị tối đa cho
phép trong nước thải sinh hoạt

5


4. Tổng quan về quản lý nước thải sinh hoạt đô thị trên
thế giới
Quản lý nước đô thị đại diện cho một lĩnh vực kinh tế cốt lõi chịu nhiều
thách thức liên quan đến nước toàn cầu (S. Eggimann & cs, 2018).

4.1. Hiện trạng quản lý nước thải sinh hoạt đơ thị trên thế giới
4.1.1. Nhóm nước phát triển
 Tại Trung Quốc (Theo Min An & cs, 2018)
Xả nước thải đơ thị là một trong những nguồn chính gây ơ nhiễm nước
mặt và nước ngầm ở Trung Quốc. Nó đã vượt quá mức ô nhiễm công
nghiệp và kể từ năm 1998, nó trở thành nguồn ơ nhiễm mơi trường lớn
nhất ở Trung Quốc. Với sự phát triển kinh tế và tốc độ đơ thị hóa ngày
càng mạnh, lượng nước thải đô thị thải ra ngày càng tăng qua từng năm.
Năm 2015, lượng nước thải sinh hoạt đô thị thải ra là 535,2 tỷ tấn, cao
hơn 4,9% so với năm 2014 và chiếm 72,8% tổng lượng nước thải thải ra ở
Trung Quốc. Việc gia tăng lượng nước thải đô thị cũng làm tăng nguy cơ
đối với sức khỏe, đe dọa tính bền vững của tài nguyên nước.

6


7



Hình 4: Phân bố theo khơng gian lưu lượng nước thải đô thị ở Trung Quốc
cho (a) 2011, (b) 2013 và (c) 2015.
Các nhà máy xử lý nước thải đô thị (WWTPs) làm sạch nước thải đô thị để
nước thải sau xử lý đạt yêu cầu chất lượng đối với nước tái chế và kiểm
sốt ơ nhiễm nước đơ thị. Chính phủ đang quan tâm nhiều hơn đến các
nhà máy xử lý nước thải đô thị và kết quả là số lượng và quy mô của các
nhà máy đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2015,
chi phí vận hành của các nhà máy xử lý nước thải ở nước này lên tới
47.74 tỷ nhân dân tệ và đang tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, điều kiện
hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải đô thị ở Trung Quốc ngày
càng xấu đi vì các vấn đề như thiết bị lạc hậu.
Việc đánh giá hiệu quả của các nhà máy xử lý nước thải đô thị vẫn chưa
được giải quyết. Mặc dù quản lý ô nhiễm nước thải đơ thị là một dự án do
chính phủ trung ương tài trợ, nhưng mỗi tỉnh đều tự chủ và có quyền
quyết định độc lập để thực hiện các chính sách. Do đó, hiệu quả của nhà
máy xử lý nước thải đô thị sẽ được xác định ở cấp tỉnh. Việc nghiên cứu
định lượng có hệ thống về hiệu quả xử lý và xả nước thải đơ thị có ý
nghĩa to lớn đối với việc thiết kế các công trình xử lý nước thải đơ thị hiệu
quả cao.
Từ hình 5, hiệu quả của các nhà máy xử lý nước thải đô thị của chỉ Sơn
Đông trong năm 2011 và Bắc Kinh và Thượng Hải vào năm 2015 là lớn
hơn 1, có nghĩa là đây là những tỉnh hiệu quả nhất về xử lý nước thải. Đối
với Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Chiết Giang, Sơn Đông, Quảng
Đông, An Huy, Trùng Khánh và Quý Châu, hiệu quả trung bình trong 5
năm cao hơn mức trung bình chung. Điều này là do các vùng này kinh tế
phát triển và có cơng nghệ xử lý nước thải đô thị tiên tiến.

8



Hình 5: Hiệu suất nhà máy xử lý nước thải đô thị ở Trung Quốc từ năm
2011 đến năm 2015
Như đã đề cập ở trên, chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc tái sử
dụng nước thải đô thị. Theo nghiên cứu của (W.L.Zhang, 2012) Bắc Kinh
đã dẫn đầu cả nước trong việc thực hiện và gần 60% lượng nước thải đô
thị đã qua xử lý đang được tái sử dụng. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho
thấy rằng phần lớn cư dân Bắc Kinh không nhận thức được việc tái sử
dụng nước được thực hiện trong toàn thành phố. Hơn 80% cư dân sẽ
chấp nhận nước thải tái chế để tái sử dụng ngay cả cho mục đích sử
dụng trong gia đình miễn là khơng liên quan đến đồ uống và chế biến
thực phẩm. Tuy nhiên, 63% trong số họ sẽ từ chối việc tái sử dụng nó để
bổ sung vào nguồn cung cấp nước công cộng. Để nâng cao nhận thức
của người dân thành phố, cần chuyển tiếp công tác tuyên truyền và quản
lý, tăng cường sự hỗ trợ về cơ sở và định hướng chính sách từ cơng
chúng, cộng đồng và chính phủ.
 Tại Nhật Bản
Sử dụng hệ thống thoát nước thải khổng lồ:
Nhật Bản được biết đến là một đất nước thường chịu nhiều ảnh
hưởng bởi thiên tai, trong đó có động đất và mưa bão. Vì lý do này
cộng với diện tích đất giới hạn nên Nhật Bản đã xây dựng một hệ
thống thoát nước ngầm khổng lồ tại ngoại ô thủ đô Tokyo. Ở cuối hệ
9


thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ. Bể
này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm sốt
dịng nước trong trường hợp chẳng may có một máy bơm bị vỡ. Bể
chứa rộng hơn một sân bóng đá với chiều dài 177m, rộng 78m và

cao khoảng 22m dưới lòng đất.
Thành phố Yokohama, từ những năm 1970 đã tập trung tài chính, nhân
lực rất lớn để đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, với tốc độ nhanh
nhất thế giới, nhằm cải thiện môi trường sống của người dân (Hải Vân,
2018). “Đối thoại trực tiếp, giữa lãnh đạo thành phố với người dân, được
thực hiện suốt quá trình xây dựng hệ thống thốt nước. Đến nay, chúng
tơi tiếp tục duy trì việc chia sẻ định hướng phát triển của thành phố đến
từng cộng đồng dân cư”, “sự liên kết cộng đồng, hệ thống trường học,
các tổ chức phi lợi nhuận là một điểm vô cùng quan trọng” – một chia sẻ
của ông Nomura Norihiko – cục trưởng cục sáng tạo môi trường
Yokohama. Nhật Bản là một nước đi đầu về kinh nghiệm và cách quản lý
con người: Muốn quản lý hiệu quả thì phải giáo dục con người, phải
cần có tương tác xã hội.
 Tại Nam Phi
Theo R. Malisa & cs (2019) nhu cầu nước tiếp tục tăng trong bối cảnh
các nguồn nước tự nhiên ở tỉnh Western Cape của Nam Phi đang bị
thu hẹp. Điều này đúng với Thành phố Stellenbosch, nằm ở Western
Cape. Dự thảo phổ biến, cùng với dự báo lượng mưa dự đoán rằng
khu vực này sẽ nằm trong danh mục dự thảo có nguy cơ cao vào
năm 2040, đã thúc đẩy chính quyền thành phố đưa ra các nguồn
nước thay thế, chẳng hạn như tái chế nước thải đô thị (UWWR), để
tăng nguồn cung cấp nước cho khu vực này. Cách tiếp cận quản lý
nước này là một thành phần của quản lý nước đô thị tổng hợp
(IUWM), bắt nguồn từ mơ hình 'quản trị' nước.
Nghiên cứu khẳng định rằng các khuôn khổ chuyển đổi được xem xét
trong nghiên cứu này có thể hướng dẫn q trình chuyển đổi từ
chính quyền quản lý nước thải đơ thị thông thường sang các nguyên

10



tắc quản lý IUWM ở thị trấn Stellenbosch và các địa điểm phía nam
tồn cầu khác.
Mơ hình quản lý nước của chính phủ được đặc trưng bởi từ trên xuống,
chỉ huy và kiểm soát, kỹ trị, hệ thống cấp nước đô thị phân tán cách tiếp
cận quản lý. Phương pháp quản lý nước này đã được thực hành trong
nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, khi các thách thức về nước trên toàn cầu ngày
càng phức tạp, các nhà hành nghề về nước đã đạt được sự đồng thuận
rằng mơ hình quản lý nước của chính phủ khơng phù hợp để giải quyết
các vấn đề phức tạp. Nhu cầu chuyển dần từ mơ hình chính quyền cấp
nước sang một cách tiếp cận quản lý nước hiệu quả và hiệu quả hơn đã
được ủng hộ một cách thuyết phục, và điều này dẫn đến sự ra đời của
mơ hình quản lý nước. Cần có một phương pháp quản lý nước có các quy
trình và công cụ cần thiết để giải quyết hiệu quả các vấn đề chính trị,
sắp xếp thể chế nước, các khuynh hướng xã hội, kinh tế, văn hóa, phát
triển cơ sở hạ tầng, sự tham gia của cộng đồng và sự tham gia của các
bên liên quan..Mơ hình 'quản trị' nước đã khai sinh ra các nguyên tắc
quản lý nước như Quản lý nước đô thị tổng hợp (IUWM). Nguyên tắc
IUWM tìm cách phối hợp và tích hợp tất cả các dịch vụ nước, các nguồn
và các bên liên quan của Hệ thống Nước Đô thị (UWS).
 Tại Mỹ
Sử dụng hệ thống thoát nước hết sức tiên tiến:
Năm đầu tiên của thế kỷ XX, nhiều thành phố đã lựa chọn xây dựng hệ
thống thoát nước và xử lý nước thải riêng biệt. Hệ thống thoát nước hết
sức tiên tiến kết hợp tràn và hệ thống vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nước ở nhiều nơi ở Mỹ.
 Phần Lan
Hợp tác địa phương và xuyên biên giới về quản lý nước thải
4.1.2. Nhóm nước đang phát triển


 Tại Việt Nam
Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), 2013
11


Từ năm 1998, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và áp dụng nhiều chính
sách cũng như đầu tư cải thiện vệ sinh đơ thị, do đó lĩnh vực thu gom và
xử lý nước thải đã phát triển mạnh mẽ. Các kết quả chính đạt được là:
Hoạt động cung cấp dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cho cư dân đô
thị, kể cả người nghèo, đượccải thiện đáng kể, khơng cịn tình trạng đi vệ
sinh bừa bãi.
94% người dân sử dụng nhà vệ sinh, trong đó 90% số hộ gia đình sử
dụng bể tự hoại làm cơng trình xử lý tại chỗ.
60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thốt nước cơng cộng, thường
là hệ thống cống chung.
Đến năm 2012 có 17 hệ thống thốt nước và xử lý nước thải đô thị đã
được xây dựng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, có 5 hệ
thống khác được xây dựng ở các đơ thị cấp tỉnh với tổng công suất là
530.000 m3/ngày.
Hiện nay khoảng 30 hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đơ thị cấp
tỉnh đang trong q trình thiết kế, thi cơng, vẫn chủ yếu là hệ thống
thốt nước chung.
Trong thập niên vừa qua, đầu tư hàng năm vào lĩnh vực vệ sinh đô thị đạt
150 triệu Đô la Mỹ, chiếm 0,45% GDP hàng năm, với tổng mức đầu tư cho
thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 1995 – 2009 là 2,1 tỷ Đô la Mỹ.
- Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ như vậy, lĩnh vực quản lý
nước thải đô thị tiếp tục phải đối mặt với những vấn đề quan trọng cần
nhanh chóng giải quyết như:
Mặc dù 60% hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thốt nước cơng cộng, hầu
hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt, chỉ có 10%

lượng nước thải được xử lý.
Trong khi 90% hộ gia đình xả nước thải vào bể tự hoại, chỉ 4% lượng phân
bùn được xử lý. Công tác quản lý phân bùn ở hầu hết các thành phố còn yếu
kém. Vốn đầu tư vào lĩnh vực thu gom và xử lý nước thải tới nay hầu hết

12


đều dành để xây dựng cơng trình xử lý, tuy nhiên khơng phải lúc nào cũng
có mạng lưới thu gom phù hợp.
Với việc thu phí thốt nước ở mức 10% giá nước sạch, khả năng thu hồi chi
phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành và bảo dưỡng nói chung cịn thấp.
Sắp xếp tổ chức thể chế chưa khuyến khích tăng tính hiệu quả vận hành hệ
thống, các đơn vị chịu trách nhiệm thoát nước và xử lý nước thải có quyền
tự chủ rất hạn chế trong hoạt động quản lý vận hành và phát triển hệ
thống.
Nhu cầu vốn rất cao. Dự kiến cần tới 8,3tỷ Đô la Mỹ để cung cấp đủ dịch vụ
thoát nước cho khoảng 36 triệu người (tính theo dân số đơ thị năm 2025).
Việt Nam phải phấn đấu đáp ứng được nhu cầu vốn này, khi mức thiệt hại
kinh tế do vệ sinh kém đang dự tính là khoảng 780 triệu Đơ la Mỹ mỗi năm,
tương đương 1,3% GDP (WSP, 2007).

Hình 6: Hiện trạng quản lý nước thải đô thị ở Việt Nam
- Tình hình quản lý, vận hành các nhà máy/trạm xử lý nước thải
sinh hoạt đô thị tại Việt Nam (Theo Văn Hữu Tập, 2015)
Đối với các nhà máy xử lý nước thải đô thị quy mô lớn:
Cơ cấu tổ chức quản lý thuộc các Công ty TNHH MTV của các tỉnh như tại Bắc
Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bình Dương, Đà Lạt, Bn Ma Thuột, TP Đà Nẵng,
Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh,…Ngồi ra, theo cơ chế đấu thầu quản lý, tai các
13



nhà máy xử lý nước thải TP Hà Nội có các công ty cổ phần và tư nhân như công
ty Phú Điền. Đội ngũ cán bộ nhân viên vận hành trong các nhà máy xử lý nước
thải đô thị ban đầu đều được đào tạo bài bản và vận hành tương đối có hiệu quả.
Tuy nhiên, có tình trạng là xây dựng nhà máy xử lý nước thải rồi, như nhà máy xử
lý nước thải khu đô thị Bắc Thăng Long, nhưng chưa xây dựng mạng lưới thốt
nước nên khơng có nước thải để nhà máy xử lý nước thải hoạt động hết công
suất thiết kế, xây dựng.
Đối với các trạm xử lý nước thải các tòa nhà cao tầng, khách sạn, dịch vụ
và chung cư: Đối với các trạm xử lý nước thải của các tòa nhà cao tầng,
thương mại, dịch vụ hay khu đô thị, việc quản lý, vận hành do chủ dự án
tổ chức thực hiện. Đối với các khu dân cư tại Ninh Bình, TX sơng Công,
phường Tây Mỗ, Hà Nội do UBND xã, Phường tổ chức vận hành quản lý.
Bảng 1: Các thơng số chính của nước thải sau Xử lý:

 Tại Cộng hòa Uzbekistan ( Theo Tashkent, 2009)
Chính phủ Uzbekistan (GoU) tích cực thực hiện chiến lược dài hạn về cải
thiện việc cung cấp nước uống cho dân cư ở các vùng nông thôn và thị
trấn của nước cộng hòa, cải thiện điều kiện vệ sinh của các nhà máy xử lý
14


nước thải và các cơng trình thốt nước trong khn khổ các dự án trên cơ
sở đặc quyền vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế và các nước tài trợ
khác cũng như nỗ lực của chính mình.
Liên tục cung cấp nước sạch cho các khu định cư, vấn đề đặt ra sâu sắc
liên quan đến tình trạng cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải ở các
thị trấn của nước cộng hòa, và theo đó, tác động tiêu cực của các cơng
trình thốt nước đến môi trường xung quanh và các khu vực lân cận. Do

đó, điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước uống được, do ơ nhiễm
sơng ngịi và nước ngầm. Hiện tại, theo dữ liệu của "Uzkommunkhizmat",
chỉ có 69 trong số 217 thị trấn và khu định cư kiểu đô thị có hệ thống
thốt nước được lắp đặt. Vì vậy, 51.5% dân số của các thị trấn đó sử dụng
dịch vụ thốt nước. Ở quy mơ quốc gia, 14.1% dân số sử dụng dịch vụ
thốt nước. Với mục đích loại bỏ các vấn đề tồn tại và cải thiện tình hình
vệ sinh dịch tễ, GoU đã lên kế hoạch thực hiện các dự án ưu tiên trong giai
đoạn 2009-2012 theo Nghị định của Tổng thống Cộng hòa Uzbekistan kể
từ ngày 12 tháng 6 năm 2008 Số PP-890 “Về Các biện pháp cải thiện hơn
nữa việc cung cấp dân số ở các khu vực nơng thơn và thị trấn có nước
uống định tính và sử dụng hợp lý khí tự nhiên”. Trong phần này nhóm sẽ
tìm hiểu về thực trạng quản lý, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của
thành phố Bukhara.
Ở thành phố Bukhara hiện có hệ thống thu gom nước thải tập trung (phạm
vi dân số bao phủ 50%) với các cống làm sạch trên các cơng trình làm
sạch hoàn toàn sinh học trong điều kiện nhân tạo trong bể sục khí. Việc xả
nước thải sau khi làm sạch được thực hiện thông qua một bộ thu gom có
tổng chiều dài 2 km đến bộ thu Sakovich và xa hơn đến Hồ Dengizkul.

15


Hình 7: Bản đồ thành phố
Bukhara
Chính phủ Cộng hịa Uzbkistan và các cơ quan chức năng địa phương ở
Bukhara coi trọng các vấn đề cải thiện tình hình mơi trường song vẫn còn
những tồn tại, hạn chế: Dân số của Bukhara bao gồm 300 000 người.
Hiện tại, tỷ lệ dân số của thành phố Bukhara bao phủ bởi hệ thống cấp
nước tập trung là 98%, hệ thống thoát nước thải tập trung - 50%. Hệ
thống cấp nước tập trung được vận hành từ năm 1966. Có những nơi

đường ống thốt nước tràn ra ngồi dẫn đến mất vệ sinh, kích thích phát
sinh dịch bệnh. Hầu hết cư dân của các quận mới đều có hệ thống thốt
nước, các hộ gia đình khơng có hệ thống thốt nước thải đều sử dụng hố
ga hoặc xả chất thải lỏng trực tiếp ra đường, sân.
Hầu hết các hộ dân đều bày tỏ sự khơng hài lịng về hoạt động của các
nhà máy xử lý nước. Sự khơng hài lịng của họ bởi các lý do sau: hiệu quả
cung cấp cơng trình sửa chữa thấp của các nhà máy xử lý nước, phản
ứng thụ động khi u cầu thực hiện cơng trình sửa chữa, và cả “áp lực”
từ một bộ phận nhà cung cấp dịch vụ nhằm mục đích nhận các khoản
thanh tốn khơng chính thức khi thực hiện cơng trình sửa chữa mà sẽ
được thực hiện miễn phí.
 Jordan
Tăng cường chính sách tái sử dụng nước thải:
 Tăng cường đầu tư và mở rộng các cơ sở thu gom và xử lý nước thải tại
các thành phố lớn và các thị trấn nhỏ
Tất cả các nhà máy xử lý nước thải đều được vận hành theo tiêu chuẩn
quốc tế.
Sử dụng nước tái sinh cho các hoạt động phát triển của nền kinh tế.
16


Chất lượng nước thải đã qua xử lý từ các nhà máy xử lý nước thải đô thị
và các khu công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn quốc gia và cần được theo
dõi thường xun.
Có chính sách thuế hợp lý đối với việc thu gom nước thải.
Bảo vệ nguồn nước dưới đất trước nguy cơ nhiễm bẩn nước thải tại
các khu vực xung quanh nhà máy.
4.1.3. Nước kém phát triển
Các đô thị của các nước nghèo hiện nay, hệ thống thoát nước là hệ thống chung chủ yếu được
xây dựng từ xa xưa nên khó tránh khỏi việc đã lạc hậu. Do điều kiện kinh tế các nước nghèo

cịn khó khăn nên không thể một sớm một chiều mà phá hủy hệ thống cũ để làm lại, cần tận
dụng để tránh lãng phí. Dù hệ thống xử lý nước thải đã, đang được quan tâm đầu tư nhưng
công tác thu gom nước thải cịn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy xử lý nước
thải không hoạt động hết công suất trong khi phần lớn lượng nước thải lại xả thẳng ra các
kênh, rạch, sông, hồ.
4.2. So sánh cách quản lý
 Giống nhau
Mọi quốc gia đều đi đến mục tiêu: nâng cao công tác quản lý nước thải đô
thị bằng phương pháp đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải tiên tiến. Có
những văn bản, chính sách, mơ hình ngày càng hồn thiện để bảo vệ mơi
trường nước đô thị. Luôn cân nhắc giữa kinh tế-xã hội-môi trường trong
cách quản lý.
 Khác nhau
Chủ yếu là khác nhau về cách tiếp cận về mơ hình quản lý nguồn nước tại
đô thị giữa các nước do các lý do sau: kinh tế, hành lang pháp lý, tổ chức
quy hoạch, trình độ nhân lực, cơ sở hạ tầng, nhu cầu sử dụng…
Công nghệ, kỹ thuật: Đối với các nước đang phát triển cơng nghệ này có
thể là hiện đại nhưng đối với các nước phát triển nó lại là lạc hậu, khó áp
dụng các cơng nghệ xử lý của các nước phát triển đối với các nước nghèo.
Việc áp dụng các công cụ để quản lý môi trường.

17


5. Bài học thực tiễn cho Việt Nam
5.1. Việt Nam học được gì từ kinh nghiệm trên Thế giới về quản lý nước
thải sinh hoạt đô thị
Từ câu chuyện xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của các quốc gia trên Thế
giới, chúng ta đã học được rất nhiều bài học để áp dụng vào thực tế tại
Việt Nam (một đất nước đang phát triển) như:

Tập trung xây dựng chính sách, đưa việc xử lý, tái sử dụng nước thải sinh
hoạt làm mục tiêu quan trọng cần phải đạt được.
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt
quy mô lớn, đặc là tại các đại đô thị như Hà Nội, TP HCM nơi có mật độ
dân cư đơng đúc.
Xây dựng cơ chế giảm các loại thuế đối với việc thu gom, xử lý nước thải
sinh hoạt.
Kiểm tra nghiêm ngặt và thường xuyên chất lượng nước đã qua xử lý và
phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế.
Hạn chế ảnh hưởng nguồn nước ngầm xung quan các nhà máy xử lý nước thải
sinh hoạt.
Liên kết với các tổ chức quốc tế trên thế giới và trong khu vực để học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt, và cùng nhau tuân thủ
các hiệp ước chung nằm tái sử dụng nước thải sinh hoạt.
Tăng cường công tác giáo dục nâng cao trình độ nhân lực, tích cực tun
truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường – môi
trường nước đô thị.
5.2. Những điểm hạn chế mà Việt Nam cần tránh
Cùng với việc học hỏi các bài học quý báu của các quốc gia trên Thế giới
về việc xử lý nước thải sinh hoạt đơ thị, thì chúng ta cũng cần sàng lọc để
tránh những điểm hạn chế, chưa phù hợp với tình hình kinh tế, điều kiện
cơ sở vật chất và con người ở Việt Nam.
Việc tái sử dụng hoàn toàn nước thải sinh hoạt thành nước uống là khá tốn
kém, và chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nước ta.
18


Ở nước ta, tình hình kinh tế chưa phát triển như một số nước trên thế giới,
chính vì vậy việc xây dựng hệ thống thoát nước, nhà máy xử lý nước quy mô
lớn gặp rất nhiều hạn chế về vốn và vận hành.

Ở các nước phát triển hệ thống thoát nước được quy hoạch rất bài bản, tuy nhiên
khi áp dụng về VN do việc đơ thị hóa tự phát rất cao nên chúng ta rất khó khăn
trong việc đồng bộ hóa các hệ thống cống thốt nước, từ đó khó trong việc xử lý
nước thải sinh hoạt.
6. Kết luận
Với sự gia tăng dân số thành thị một cách nhanh chóng trong những thập
kỷ gần đây do nhiều yếu tố tác động đã tạo ra áp lực trong công tác quản
lý mơi trường đơ thị, trong đó có vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt đơ thị.
Tìm hiểu về thực trạng quản lý nước thải sinh hoạt đô thị giữa các nước
điển hình thơng qua cách chia các quốc gia thành 3 nhóm: nhóm phát
triển, đang phát triển và kém phát triển. Qua đó đã nhìn nhận, nắm bắt,
so sánh được cách quản lý của từng nhóm nước, bên cạch những điểm tích
cực hiệu quả thì vẫn cịn tồn tại những bất cập, hạn chế trong công tác
quản lý nước thải đơ thị. Trên cơ sở đó, đã nhìn nhận ra được bài học thực
tiễn cho Việt Nam trong công tác quản lý với cương vị là một nước đang
phát triển; cần học hỏi, tiếp thu những điểm tích cực, có hiệu quả, có khả
năng thực hiện; đồng thời cũng phải nhìn nhận lại thực trạng của Việt Nam
để sửa, tránh những tồn tại hạn chế trong quản lý nước thải đô thị trên
Thế giới.

Danh mục tài liệu tham khảo
 Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Trúc Linh (2014). Luận văn tốt nghiệp. Khảo sát quá trình sinh trưởng
và phát triển của một số cây thủy sinh (Lục bình Cyperus involucratus, Bèo tai
tượng Pistia stratoides, Thủy trúc Cyperus involucratus) dưới tác động của ô
nhiễm nước thải sinh hoạt đô thị. Đại học Cần Thơ.

19



2. Văn Hữu Tập (2015). Môi trường Việt Nam. Quản lý, xử lý nước thải sinh
hoạt và nước thải đô thị tại Việt Nam-đề xuất và khuyến nghị. Bài báo
nghiên cứu về môi trường, công nghệ môi trường, nước thải và nước cấp.
3. Hải Vân (2018). Tạp chí của hội liên lạc với người Việt Nam ở nước
ngoài. Học người Nhật quản lý môi trường đô thị.
4. Ngân hàng Thế giới (World Bank). Báo cáo Đánh giá hoạt động quản lý
nước thải đô thị tại Việt Nam, tháng 12 năm 2013.
5. Tổng cục môi trường. Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
2016. Môi trường đô thị.
6. Điều 3 Chương 1 Luật quy hoạch đô thị. Luật số 30/2009/QH12 của
Quốc hội. Truy cập ngày 26/06/2021.
7. Tổng cục Thống kê Dân số và Lao động (2019). Dữ liệu về dân số thành
thị và nông thôn.
8. QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt.
9. Cục quản lý tài nguyên nước (2017). Kinh nghiệm trong quản lý nước và
xử lý nước thải trên Thế giới. Truy cập tại: />language=vi&nv=news&op=Khoa-hoc-Cong-nghe/Kinh-nghiem-trongquan-ly-va-xu-ly-nuoc-thai-tren-the-gioi-6201
10. Kinh tế môi trường (2020). Các nước trên thế giới xử lý nước thải như thế
nào? Truy cập tại:
/>
 Tài liệu tiếng anh
20


1. Sheng, P.Zhai, M.Zhang, Y & Kamal, M.A. (2020). The Effects of Urbanization
on Household Wastewater Emissions in China: Efficient – and Ineffcient –
Emissions.

Enviromnental


Pollution,

115350.

Doi:

10.

1016/j.

envpol.2020.115350.
2. S.Dos Santos, E.A.Adams, G. Neville, Y.Wada, A.de Sherbinin, E.Mullin
Bernhardt, S.B. Adamo (2017). Urban growth and water access in sub-Saharan
Africa: Progress, challenges, and emerging research directions. Science of The
Total Environment, 607-608, 497–508. doi: 10.1016/j.scitotenv.2017.06.157.
3. Bakhtiar Feizizadeh, Davoud Omarzadeh, Tobia Lakes, Thomas Blaschke
(2021). Scinece of The Total Enviroment. A scenario-based approach for urban
water management in the context of the COVID-19 pandemic and a case study
for the Tabriz metropolitan area, Iran. Volume 790, 10 October 2021, 148272.
4. S.Eggimann, B.Truffer, U.Feldmann & M.Maurer (2018). Screening
European market potentials for small modular wastewater treatment
systems



an

management?

inroad


to

Land

sustainability
Use

transitions
Policy,

in

urban
78,

water
711

725. doi:10.1016/j.landusepol.2018.07.031
5. Min An, Weijun He, Dagmawi Mulugeta Degefu, Zaiyi Liao, Zhaofang
Zhang and Liang Yuan (2018). Article: Spatial Patterns of Urban Wastewater
Discharge and Treatment Plants Efficiency in China. Int. J. Environ. Res.
Public

Health

2018,

15,


1892;

doi:10.3390/ijerph15091892www.mdpi.com/journal/ijerph.
6. W.L.Zhang, W.P.Chen, W.T.Jiao (2012). Public awareness assessment of
water reuse in Beijing. 2012 Dec;33(12):4133-40.

21


7. R. Malisa, E. Schwella, M. Kidd (2019). From ‘government’ to
‘governance’: A quantitative transition analysis of urban wastewater
management principles in Stellenbosch Municipality. Science of the Total
Environment 674 (2019) 494–511.
8. Tashkent (2009) Draft report on environmental impact assessment of
reconstruction of wastewater treatment plants and sewerage network of
the city of Bukhara.
9. United Nations: Department of Economic and Social Affairs (2014).
2014 revision of the World Urbanization Prospects:
.

22


×