Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Luận văn Môi trường ĐỘC QUYỀN: Đánh giá chất lượng nước mặt ở hệ thống kênh Tân Hóa Lò gốm và đề xuất các giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.84 KB, 45 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM TRINH

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Ở
HỆ THỐNG KÊNH TÂN HĨA – LỊ GỐM
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MƠI TRƯỜNG
Mã số: 60.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Đánh giá chất lượng nước mặt ở hệ thống kênh Tân Hóa – Lị
Gốm và đề xuất các giải pháp quản lý“ được hồn thành khơng chỉ riêng cơng
sức của bản thân mà cịn được sự giúp đỡ của nhiều người.
Em xin chân thành cám ơn GS.TSKH Lê Huy Bá trong suốt thời gian làm
luận văn, Thầy đã tận tình chỉ bảo cũng như cung cấp cho học viên nhiều tài liệu
quý giá giúp học viên hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn các thầy, cô ở Viện Khoa học Công nghệ và
Quản lý Môi Trường - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã
trang bị cho học viên những kiến thức làm nền tảng giúp học viên thực hiện những
nội dung ý nghĩa được trình bày trong luận văn.
Cám ơn đến các anh chị đang công tác tại Trung tâm Quan trắc Tài ngun
và Mơi trường Tp. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho học
viên q trình thu thập số liệu, thơng tin phục vụ đề tài và hoàn thành luận văn đúng


tiến độ.
Em xin gửi lời biết ơn đến gia đình, các anh chị trong lớp Cao học mơi
trường khóa 2 đã động viên chia sẻ những khó khăn vất vả trong q trình thực
hiện luận văn.
Trân trọng!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2016
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Trinh

ii


TĨM TẮT

Kênh Tân Hóa – Lị Gốm ( TH – LG) có ý nghĩa quan trọng trong q trình
phát triển kinh tế - xã hội của Quận Tân Bình, Tân Phú, Quận 11 và Quận 6 nói
riêng và TP.HCM nói chung. Hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, dòng kênh này cần được quản lý và bảo vệ tốt nhất nhằm phục vụ an toàn
cho các nhu cầu sử dụng khác nhau và giữ gìn cảnh quan ở TP.HCM.
Nghiên cứu của luận văn cũng đạt được các kết quả đặt ra. Tổng quan đầy đủ
về các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về quản lý lưu vực kênh, sơng và các
vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước kênh Tân Hóa - Lị Gốm. Xác định
ngun nhân nguồn thải và tính tốn tải lượng ơ nhiễm từ các nguồn thải khác
nhau tác động lên chất lượng nước kênh Tân Hóa - Lị Gốm.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn nhằm xây dựng giải pháp cơ chế
chính sách phù hợp, giải pháp xử lý cấp bách các nguồn thải trên lưu vực sông
và các giải pháp có tính đột phá liên quan đến lựa chọn ngành nghề cho phép
đầu tư, di dời các cơ sở công nghiệp nhằm bảo đảm được khả năng chịu tải của

kênh.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nước và đưa ra những biện pháp bảo vệ mơi trường.
Từ Khóa: Hiện trạng chất lượng nước, nguyên nhân nguồn thải, tính tốn tải
lượng ơ nhiễm, khả năng chịu tải của kênh, giải pháp giảm thiểu.


ABSTRACT

Tan Hoa -Lo Gom canal (TH-LG) has been playing an important role in
developing economy and society of Ho Chi Minh City in general, Tan Binh, Tan
Phu District, District 11 and 6 in particular. To attain the sustainalble pathway of
socio-economic development goals, the canal should be managed and provided
environmental protection at best to safely meet different needs and preserve the Ho
Chi Minh landscape.
Thesis also achieve the results set out. A complete overview of the study on
domestic and overseas about river basin, canal basin management and other
problems relating to the thesis.
An assessment of current water quality status of Tan Hoa – Lo Gom Canal. To
identify the sources that cause pollution and calculate the amount of pollution load
from different discharging sources on Tan Hoa- Lo Gom Canal water quality.
Results of the thesis try to develop appropriate solutions to policy mechanisms
and policies, emergency treatment for waste sources on river basin and the
breakthrough solution related to choices in the fields of investment, relocation the
industrial establishments to ensure loading capacity of the Canal.
To propose solution in order to reduce pollution sources to canal as well as
minimize water pollution and recommend environment protection measures.
Keywords: Current water quality status, pollution resource

causes,


calculation of water pollution load, canal loading capacity, solution to reduce.


LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn “Đánh giá chất
lượng nước mặt ở hệ thống kênh Tân Hóa – Lị Gốm và đề xuất các giải pháp
quản lý“ là nghiên cứu, tìm hiểu của riêng cá nhân học viên. Trong toàn bộ nội
dung của luận văn, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân học viên
hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Các tài liệu, số liệu trích dẫn
được chú thích nguồn rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả trình bày trong luận văn là
trung thực.

Tp. HCM, tháng 06 năm 2016
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Kim Trinh


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... I
TÓM TẮT................................................................................................................... II
ABSTRACT............................................................................................................... III
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... IV
MỤC LỤC................................................................................................................... V
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................... X

CHƯƠNG MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT.................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................ 2
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................2
4.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................. 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................... 4
1.1.

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KÊNH RẠCH....................................... 4
1.1.1. Tình hình ơ nhiễm nước kênh trên thế giới.............................................. 4

1.2. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC KÊNH.............................................................................................. 6
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới....................................................................... 6
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước......................................................................... 7
1.3. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH TÂN HÓA - LÕ GỐM......................... 8
1.3.1. Hệ thống kênh Tân Hố - Lị Gốm............................................................. 8
1.3.2. Điều kiện tự nhiên trên lưu vực kênh...................................................... 12
1.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội:.......................................................................... 18


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................22
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................. 22
2.1.1. Nghiên cứu hiện trạng môi trường kênh TH - LG.................................. 22
2.1.2. Đánh giá nguồn gây ô nhiễm kênh TH - LG........................................... 22
2.1.3. Đánh giá chất lượng nước kênh TH - LG................................................ 22
2.1.4. Đề xuất các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nước kênh....................................................... 23

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp luận:.................................................................................... 23
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể............................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 34
3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC, NƯỚC THẢI VÀ CHẤT THẢI RẮN TẠI KÊNH....................34
3.1.1. Hiện trạng về hệ thống thoát nước........................................................... 34
3.1.2. Đặc điểm hiện trạng tuyến kênh..............................................................35
3.1.3. Hiện trạng các nguồn thải.........................................................................37
3.1.4. Ô nhiễm CTR trong khu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm.........................42
3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước tại lưu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm 44
3.2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước........................................................44


Kết quả phân tích chất lượng nước năm 2014........................................44

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LƯU
VỰC KÊNH TH -LG ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ
CON
NGƯỜI....................................................................................................................... 47
3.3.1. Tác hại của một số thành phần trong nước thải.....................................48
3.3.2. Tác động đến đời sống thủy sinh vật........................................................49
3.3.3. Tác động đến sức khỏe cộng đồng............................................................49


3.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA KÊNH TH - LG...........................................51
Diễn biến q trình pha lỗng và phân hủy chất ơ nhiễm trong kênh rạch... 51
3.4.1. Yếu tố dòng chảy.......................................................................................52
3.4.2. Yếu tố thủy triều........................................................................................52

3.4.3. Vai trò thủy sinh........................................................................................53
3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH
TÂN HÓA – LÒ GỐM......................................................................................53
3.5. Giải pháp quy hoạch.........................................................................................54
3.5.1. Quy hoạch dân cư......................................................................................54
3.5.2. Tái bố trí các cơ sở sản xuất cơng nghiệp................................................55
3.5.3. Quy hoạch mạng lưới thốt nước.............................................................56
3.5.4. Quy hoạch mơi trường..............................................................................57
3.6. Quy hoạch môi trường.......................................................................................58
3.6.1. Công cụ pháp lý.........................................................................................59
3.6.2. Công cụ kinh tế..........................................................................................60
3.6.3. Áp dụng mơ hình hóa quản lý chất lượng nước trong từng chi lưu
thuộc lưu vực.......................................................................................................61
3.6.4. Giáo dục cộng đồng:..................................................................................62
3.7Giải pháp kỹ thuật..............................................................................................64
3.7.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn...........................................64
3.7.2 Thu gom và xử lý nước thải.......................................................................66
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN........................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................71
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CN-TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghệp

GTCC


Giao thông công chánh

K/CCN

Khu/ Cụm công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

LV

Lưu vực

LVS, LVK

Lưu vực sông, lưu vực kênh

SXS

Sản xuất sạch

SXSH

Sản xuất sạch hơn


TNN

Tài nguyên nước

TH – LG

Tân Hóa - Lò Gốm


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1. Các đặc trưng chế độ mưa............................................................................. 14
Bảng 1. 2. Thống kê về nhiệt độ tại TP.HCM................................................................ 15
Bảng 1. 3. Độ ẩm tương đối trong các tháng tại Tp. Hồ Chí Minh................................. 15
Bảng 1. 4.Thơng tin về vùng ngập lụt ở khu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm...................17
Bảng 1. 5. Diện tích, dân số, mật độ dân số của các quận thuộc lưu vực kênh Tân Hóa
- Lị Gốm........................................................................................................................ 18
Bảng 1. 6. Số Lượng Doanh Nghiệp Theo Ngành Nghề Trong Quận 6, 11, Tân Bình
và Tân Phú..................................................................................................................... 20
Bảng 2. 1. Vị trí các trạm khảo sát chất lượng nước TH - LG........................................ 29
Bảng 2. 2. Bảo quản mẫu theo quy định......................................................................... 30
Bảng 2. 3. Phương Pháp Phân Tích................................................................................ 30
Bảng 3. 1.Cơng tác tiếp nhận và xử lý bùn thải tại Kênh Tân Hóa - Lò Gốm năm
2014 - 2016 ..................................................................................................................... 35
Bảng 3. 2. Kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2014 lúc triều xuống.............44
Bảng 3. 3. Kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2014 lúc triều lên..................44
Bảng 3. 4.Kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2015 lúc triều xuống..............45
Bảng 3. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước trong năm 2015 lúc triều lên..................46



DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Ranh giới hành chính lưu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm................................ 11
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp luận và các bước tiến hành............................................. 24
Hình 2.2. Hiện trạng kênh Tân Hóa – Lị Gốm chưa cải tạo..........................................36
Hình 2.3. Kênh Tân Hóa – Lị Gốm đã được cải tạo......................................................37


CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng đối với đời sống con
người, là mơi trường trong đó diễn ra các q trình sống, có vai trị quyết định trong
việc đảm bảo cuộc sống con người. Mặc dù nước có vai trị rất quan trọng đối với
đời sống nhưng do nhận thức còn hạn chế, con người chỉ chú ý đến việc khai thác
và sử dụng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước. Sự tác động vô ý
thức của con người đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước.
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu về kinh tế của cả nước. Song
thành phố cũng đang phải đối mặt với vấn đề nước thải công nghiệp và sinh hoạt
chưa qua xử lý đã xả thẳng ra hệ thống kênh rạch, sơng ngịi gây ô nhiễm nguồn
nước mặt một cách nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người
dân.
Các kênh rạch của Thành phố Hồ Chí Minh đang bị ơ nhiễm nặng nề như kênh
Tân Hố - Lị Gốm, kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật, kênh Đôi - Tẻ; Tàu
Hủ - Bến Nghé, hệ thống kênh Thầy Cai - An Hạ. Hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè đã được cải cải tạo nhưng có nguy cơ tái ô nhiễm.
Ô nhiễm nguồn nước do nhiều nguyên nhân. Trong đó có sự gia tăng tốc độ
khu đơ thị hố và cơng nghiệp hố nhanh chóng, việc lắp đặt và sử dụng dây chuyền
sản xuất có cơng nghệ, thiết bị lạc hậu, đi đôi với việc xả nước thải vào nguồn nước
khơng qua xử lý. Cộng thêm vào đó là tình trạng quy hoạch các khu đơ thị chưa gắn

với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường trở nên ngày càng
nghiêm trọng. Tuy nhiên, chất thải sinh hoạt cũng rất đáng lưu ý. Việc xây hầm vệ
sinh không đúng quy cách, hoặc xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước cũng là một
nguồn chất thải gây ơ nhiễm đáng kể.
Vì vậy, để bảo vệ môi trường nước tại các kênh rạch Thành Phố Hồ Chí Minh,
bảo vệ sức khoẻ con người, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của Thành Phố Hồ
Chí Minh gắn liền với bảo vệ mơi trường. Do đó đề tài luận văn “Đánh giá chất
lượng nước mặt ở hệ thống kênh Tân Hóa – Lị Gốm và đề xuất các giải pháp
quản lý“ rất cần thiết để giải quyết những vấn đề bức xúc nêu trên.
12


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp quản lý và tổng hợp các biện pháp bảo vệ chất lượng
nước kênh Tân Hóa - Lị Gốm, trên cơ sở đánh giá hiện trạng, xác định nguyên
nhân gây ô nhiễm, đánh giá chất lượng, khả năng chịu tải của kênh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước kênh Tân Hóa - Lị Gốm; Xác định các
nguồn thải chính; Đánh giá khả năng chịu tải của kênh Tân Hóa - Lị Gốm; Xác
định tồn tại, yếu kém và rút kinh nghiệm từ quản lý chất lượng nước kênh. Xây
dựng các giải pháp khống chế các nguồn thải vào kênh nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước kênh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước tại kênh Tân Hoá - Lò Gốm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này thực hiện chủ yếu điều tra nghiên cứu hiện trạng môi trường dân
cư, sản xuất kinh tế- xã hội tại lưu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm chảy qua một số
Quận của TP.HCM như Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận 11, Quận 6, đánh giá

chất lượng nước kênh và sau đó sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
nước kênh TH - LG.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học
Việc tính tốn tải lượng ơ nhiễm một số nguồn thải chính, dự báo diễn biến
chất lượng nước, khả năng tiếp nhận các nguồn thải của sơng, tính toán tải lượng tối
đa được phép xả thải, là cơ sở khoa học – quản lý quan trọng để các cấp lãnh đạo
hoạch định chủ trương, chính sách phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường,
đặc biệt để kiểm sốt tải lượng ơ nhiễm cho phép của các nguồn thải từ các nhà
máy, K/CCN,… thải ra kênh Tân Hóa - Lò Gốm.
Luận văn đã nghiên cứu thực nghiệm về hiện trạng, tính tốn tải lượng ơ
nhiễm khả năng chịu tải của kênh Tân Hóa - Lị Gốm để đánh giá hiệu quả quản lý
chất lượng nước kênh trong thời gian qua và trong tương lai.


4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần giải quyết một vấn đề bức xúc
trong thực tế: tìm ra cách thức, giải pháp, tổ chức hợp lý để triển khai hiệu quả việc
bảo vệ môi trường nước kênh TH - LG nói riêng, và đáp ứng chủ trương của Trung
ương và địa phương trong quản lý và bảo vệ môi trường lưu vực kênh, sông nói
chung.
Luận văn cung cấp thơng tin về hiện trạng, mức độ ô nhiễm của từng ngành,
thông tin liên quan đến khả năng chịu tải của kênh TH - LG, giúp cho cơ quan quản
lý có cơ sở để thực thi nhiệm vụ kiểm tra giám sát của mình và các cơ sở thực hiện
các biện pháp xử lý cần thiết.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.


TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KÊNH RẠCH
1.1.1. Tình hình ơ nhiễm nước kênh trên thế giới
Hệ thống kênh rạch ở Thái Lan:
Giáo sư Danai Thaitakoo, một nhà nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn tại
Thái Lan, tin rằng hàng năm Bangkok đều đối mặt với nguy cơ bị ngập nặng. Ông
cho rằng khả năng quy hoạch đô thị kém và hiện tượng lấp kênh mương để lấy đất
xây dựng là nguyên nhân.
“Bangkok từng được mệnh danh là Venice của phương Đơng nhờ hệ thống
kênh của nó. Nhưng ngày nay điều đó đã thay đổi”.
Hai con kênh Klong Lad Lampu và Klong Rang Kaew khơng cịn giúp bảo vệ
khu vực này tránh lũ nữa. Bởi lẽ một kênh đã bị cắt bởi một tòa nhà lớn, kênh cịn
lại bị chặn bởi một cơng trình đường sá. Nước tràn đầy ở hai con kênh bị cắt cụt
thậm chí còn đe dọa đường Rama 2 kết nối Bangkok với miền Nam Thái Lan.
Các con kênh chết là một thực tế không chỉ ở khu vực đồng bằng trũng như
Thon Buri mà còn xuất hiện ở tất cả vùng đồng bằng trũng khác cịn lại của
Bangkok. Đó là một trong những lý do tại sao Bangkok phải ngập lụt sâu và lâu hơn
nhiều so với trước đây.
Ngày xưa, các con kênh với dòng chảy tự do là nơi cung cấp nguồn nước sinh
hoạt cho người dân địa phương, là môi trường sống của nhiều lồi cá tơm và là nơi
bơi tắm thỏa thích của cư dân. Bây giờ, ở khu vực nội thành Bangkok, các con kênh
chỉ tồn tại chủ yếu như một chiếc cống thốt nước thải mang dịng nước đen ngịm,
hơi thối ra một chiếc cống nước thải lớn hơn được gọi là sông.
Sự lạm dụng các con kênh đã khiến Bangkok phải trả giá bằng trận lụt lịch sử
năm 2011 vừa rồi. Nước lũ đổ về từ phía bắc đáng lẽ chảy ra biển qua các con kênh
ở thủ đô nhưng bây giờ, điều này không thể vì tình trạng tắc nghẽn xuất hiện hầu
như ở mọi con kênh.
Ô nhiễm kênh, rạch ở Trung Quốc:



Đầu năm nay, vụ việc hàng nghìn xác lợn chết trôi sông đã khiến truyền thông
thế giới quan tâm hơn tới đất nước rộng lớn này. Bên cạnh sự phát triển kinh tế vượt
bậc, một mặt trái đáng lo ngại đó chính là tình trạng ơ nhiễm mơi trường.
Vơ vàn những dịng sơng, dịng kênh ơ nhiễm tại Trung Quốc xuất hiện bên
cạnh những nhà máy công nghiệp khiến nhiều người khơng khỏi rùng mình. Vậy
mà, đâu đó, vẫn có những hình ảnh người dân lặn sơng mưu sinh kiếm sống hay
thậm chí là bơi lội tại đây.
Những dịng sơng, dịng kênh ơ nhiễm kéo theo sự gia tăng của những ngôi
làng ung thư.
Đứng trước sự bức xúc của người dân, lãnh đạo Trung Quốc cũng đã có những
biện pháp giảm thiểu, xử lý những dịng sơng ơ nhiễm này.
1.1.2. Tình hình ơ nhiễm nước kênh ở Việt Nam
Thủ đơ Hà Nội:
Thủ đơ Hà Nội được ghi nhận có nhiều ao hồ, sông và kênh rạch nhất trên thế
giới, riêng khu vực nội đơ đã có hơn 111 hồ ao lớn nhỏ và một số con sông lớn chảy
qua (sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Đáy, sơng Nhuệ và
sơng Tích,…). Hệ thống sơng, hồ, tất cả đã tạo nên nét đặc trưng rất độc đáo về
cảnh quan của Hà Nội cũng như chức năng điều hịa khơng khí và mơi trường. Tuy
nhiên trong q trình phát triển, đặc biệt là q trình đơ thị hóa, nhiều diện tích sơng
hồ đã bị giảm rất nhiều, thậm chí có hồ, ao đã biến mất hồn tồn do hoạt động san
lấp, lấn chiếm mặt hồ của con người và hiện tượng sạt lở tự nhiên hàng năm do
sông hồ không được kè bờ.
Hệ thống sông, kênh, mương trên địa bàn Hà Nội đã "nổi tiếng" về ô nhiễm.
Người dân Thủ đô và công luận đã khá bức xúc với hai nguyên nhân đã như thành
hai căn bệnh mãn tính dẫn đến tình trạng ơ nhiễm đó: Sự thu hẹp, đến tắc nghẽn
lịng sơng, kênh, mương và việc xả thải vô tội vạ, nguồn nước thải chưa qua xử lý ra
sông, kênh, mương gây ô nhiễm trầm trọng các kênh, mương, sông Hà Nội, ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nước.
Nhiều cuộc khảo sát thực tế, nhiều Hội thảo khoa học, nhiều cuộc họp liên
ngành, liên tỉnh đã được tiến hành nhằm "giải tỏa" tình trạng này. Hà Nội cũng đã

bàn, đã đề xuất phương án và thực tế cũng đã đầu tư khá nhiều kinh phí, những


mong giải quyết được triệt để vấn đề ô nhiễm. Tuy nhiên, đến nay tình trạng hẹp
lịng, ơ nhiễm trên các sông, kênh, mương của Hà Nội vẫn đang là vấn đề nan giải.
TP. Hồ Chí Minh:
TP.HCM có 2.000km kênh rạch, đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc
thốt nước trên địa bàn TP. Nội thành TP.HCM có 5 hệ thống kênh rạch chính, với
tổng chiều dài 76km, bao gồm Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Bến Nghé - Tàu Hũ, Kênh
Đơi - Kênh Tẻ, Tân Hóa - Lị Gốm; Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật. Hệ thống
kênh rạch này cùng với sơng Sài Gịn (khoảng 38km) có vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc thốt nước. Trừ hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé - Tàu
Hũ, Kênh Đôi - Kênh Tẻ đang hồi sinh, cịn nhiều dịng kênh khác đang “chết” vì
rác. Rác nhiều đến nỗi nước không chảy được, kênh biến thành ao tù, bốc mùi hôi
thối và là nơi sinh sôi của muỗi, ruồi…
Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch địa bàn thành phố vốn đã được
bàn luận từ lâu nhưng vấn đề giải quyết vẫn chưa đi tới đâu. Nhìn từ nhiều góc độ,
ta dễ dàng nhận thấy chính ý thức người dân là tác nhân quan trọng nhất với môi
trường kênh rạch hiện nay. Nhưng họ luôn đổ lỗi cho các nhà máy xí nghiệp thải
nước, cho nhà nước khơng có những dự án hỗ trợ mơi trường… hay đó là sự ỷ lại “
có cán bộ chun trách mơi trường lo, đâu phải việc của mình”. Nói sâu hơn, người
dân ln mặc định ngun nhân khơng phải do mình. Trong khi đó cũng có một bộ
phận khác dù biết tác hại nhưng vẫn thản nhiên, thờ ơ vì thấy cái lợi trước mắt.
1.2. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC KÊNH
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
-

Từ lâu trên thế giới, đã áp dụng hệ thống quản lý tổng hợp lưu vực sông, kênh
(LVS, LVK) cho phát triển bền vững trên lưu vực, với bốn thành phần: quy hoạch

lưu vực; quản lý hoạt động phát triển trên lưu vực; xây dựng khung thể chế, chính
sách và cơng cụ phân tích, trợ giúp xây dựng quy hoạch và ra quyết định quản lý.

-

Ở Canada, các nghiên cứu về vùng lưu vực sông được thực hiện bởi Trung tâm Học
viện nghiên cứu lưu vực sông gồm: Điều tra tổng hợp các đặc điểm trầm tích vùng
của sơng thung lũng Minas, Điều tra thói quen cư trú và sinh sản các loài


các khơng di trú và các lồi cá ở vùng nước ngọt và nước mặn. Nghiên cứu cá chết
do thủy triều, mối quan hệ trầm tích động vật và độ đục của các cửa sơng có thủy
triều lớn. Nghiên cứu tác động môi trường lên sự gia tăng và phục hồi các vùng đất
nước ngập phèn hóa.
-

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước (TNN) lưu vực kênh, sông nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nước, đáp ứng nhu cầu hiện tại và điều phối cho các mục đích sử dụng
khác nhau, với việc áp dụng ngày càng nhiều các giải pháp phi cơng trình (thể chế,
cơ chế, chính sách, giải pháp,...) về quy hoạch lưu vực (LV), cân đối hài hịa quan
điểm và lợi ích của các ngành, địa phương trong việc quyết định đến quan hệ
thượng lưu - hạ lưu.

-

Quản lý và bảo vệ chất lượng nguồn nước LVS nhằm duy trì chất lượng nước đạt
quy chuẩn cho các mục đích sử dụng khác nhau. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ
(EPA) đã phát triển cách tiếp cận “Bảo vệ LV để quản lý chất lượng nước” (WPA –
Watershed Protection Approach), với các đặc trưng của mơ hình quản lý chất lượng
nước sông gồm:


+

Xác định các vấn đề ưu tiên

+

Sự đồng thuận của các bên có liên quan

+

Những giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề

+

Đo lường sự thành công qua quan trắc và thu thập dữ liệu.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước

-

Giáo sư Nguyễn Tất Đắc cùng cộng sự đã nghiên cứu, tính tốn diễn biến chất
lượng nước trên tồn lưu vực Sài Gịn - Đồng Nai cũng như q trình lan truyền các
chất ơ nhiễm do các kịch bản phát triển trên lưu vực.

-

Giáo sư Lê Huy Bá cùng cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp
tổng hợp bảo vệ môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông phục vụ cho phát triển bền
vững kinh tế - xã hội tỉnh Long An”. Trong đó, đã đánh giá một cách tồn diện hiện
trạng và diễn biến môi trường, tài nguyên và các hệ sinh thái trên lưu vực (thuộc lưu

vực sông Vàm Cỏ), từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ mơi trường, sử dụng hợp lý
tài nguyên (nhấn mạnh tài nguyên nước).
-

Đề tài “ Nghiên cứu khả năng tiếp nhận tải lượng ô nghiễm do nước thải, khả năng
tự làm sạch của các sơng Sài Gịn, Đồng Nai, Nhà Bè. Xây dựng cơ sở khoa
học đề xuất các phương án quản lý các sông lớn tại TP.HCM” (Viện Tài nguyên


Mơi Trường, 1995), nghiên cứu này bước đầu tính tốn khả năng tiếp nhận nước
thải (sức chịu tải của môi trường nước chỉ qua 2 chỉ tiêu DO và BOD) của một số
sơng chính trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu đã sử dụng một số mơ hình tính tốn
lan truyền ô nhiễm trên cơ sở phân tích các kịch bản phát triển trong vùng.
-

Đề tài KHCN07-17 của GS.TS Lâm Minh Triết “Xây dựng một số cơ sở khoa học
phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp chất lượng nước lưu vực sông
Đồng Nai” đã sử dụng các mơ hình tính tốn Qual 2K, MIKE để tính tốn lan
truyền các chất ô nhiễm trên các thủy vực, trong đó tính tốn đến các kịch bản xả
thải và dung nước trên lưu vực đến năm 2010 và năm 2015.

-

Đề tài “ Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai” của Viện Quy Hoạch
Thủy lợi Miền Nam đã nghiên cứu về diễn biến chất lượng nước và môi trường trên
tồn lưu vực trên cơ sở sử sụng mơ hình MIKE.

-

Tiến sĩ Nguyễn Minh Lâm: Nghiên cứu đánh giá khả năng chịu tải nước sông Vàm

Cỏ Đông đoạn chảy qua huyện Bến Lức và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng
nước sông Vàm Cỏ Đông.

-

Năm 2003, Chương trình hợp tác mơi trường Mỹ - Á, Quỹ châu Á và Đại học
Porland (Mỹ) đã đầu tư 25.000 USD triển khai dự án Cải thiện chất lượng môi
trường kênh Tân Hóa - Lị Gốm với sự tham gia của cộng đồng, đoạn 2 km thuộc
phường 3, quận 11. "So với các dự án cải tạo môi trường kênh, mương trong thành
phố, số kinh phí này khơng lớn, tuy nhiên hiệu quả lớn nhất rút ra từ quá trình triển
khai dự án là bài học về công tác giáo dục, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ
môi trường", Giám đốc Chương trình hợp tác mơi trường Mỹ - Á Nathan Sage cho
biết.
1.3. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH TÂN HĨA - LỊ GỐM
1.3.1. Hệ thống kênh Tân Hố - Lị Gốm
Kênh Tân Hóa - Lị Gốm có chiều dài chính 7,84km, các nhánh phụ dài 9,27
km, là một phần mạng lưới đường thủy và kênh thoát nước trong hệ thống kênh
rạch của TP. Hồ Chí Minh. Tuyến kênh này chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây
Nam Thành phố qua địa bàn 4 quận, từ khu vực Bàu Cát (Tân Bình) chảy dọc qua
các quận Tân Phú, quận 11, quận 6 nối vào kênh Tàu Hủ - Bến Nghé đến sơng Sài
Gịn, do đó chịu sự chi phối và ảnh hưởng rất lớn của kênh Tàu Hủ ở hạ lưu. Từ


thượng lưu, kênh Tân Hóa - Lị Gốm có kích thước khá ổn định và có bề rộng tăng
dần về phía hạ lưu với bề rộng thay đổi từ 6m ở thượng lưu và rộng dần về hạ lưu
khoảng gần 60m, chiều sâu dọc kênh thay đổi từ 2 - 5m. Độ dốc lịng kênh trung
bình khoảng 0.1%.
Kênh chính Tân Hóa – Lị Gốm gồm 3 đoạn kênh hợp thành là:



Kênh Tân Hóa: tiêu nước cho phần thượng lưu của lưu vực (Tân Bình, Tân Phú).



Ơng Bng: tiêu nước cho khu vực trung lưu lưu vực (một phần Quận 11, Tân
Phú, Quận 6).


Lị Gốm: tiêu thốt nước cho khu vực hạ lưu (Quận 6).

Một số kênh nhỏ phụ liên quan khác cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng
tiêu thốt nước của lưu vực như sau:


Rạch Bàu Trâu - Kênh Hiệp Tân: dài khoảng 2.4km, rộng 4-8m, tiêu nước từ hướng
Tây - Bắc của lưu vực (thuộc Quận Tân Phú), đảm nhận chức năng tiêu thốt nước
cho Xí nghiệp Thực phẩm Cầu Tre (1200m 3 /ngày) và khu vực dân cư, tiểu thủ công
nghiệp lân cận. Rạch này đang bị bồi lấp, lấn chiếm và ô nhiễm rất nặng .



Rạch Đầm Sen: dài khoảng 600m, rộng 6-8m, nằm trên địa bàn quận 11: tiêu nước
mưa chảy tràn từ Công viên Đầm Sen và các vùng lân cận khác. Rạch này nối với
khu cơng viên Đầm Sen và có một nhánh là rạch Cầu Mé đảm nhận chức năng thoát
nước cho khu vực Hàn Hải Nguyên - Minh Phụng - Lạc Long Quân. Rạch Cầu
Mé đã lập dự án đầu tư cải tạo thành cống hộp, còn rạch Đầm Sen được giữ lại sau
khi thực hiện các biện pháp làm sạch, chỉnh trang kết hợp với công viên Đầm Sen
phục vụ nghỉ ngơi, giải trí.




Rạch Bà Lài: rộng khoảng 10m, dài 1200m: tiêu thốt nước về phía Tây Lị Gốm,
tuy nhiên trước đây dòng rạch bị ngập rác, nhiều đoạn bị san lấp, gây tình trạng
ngập cục bộ do bị cắt mất nguồn thóat dẫn đến khả năng tiêu thốt nước cịn rất
thấp. Thành phố đã có dự án xây dựng cải tạo rạch này, thay thế rạch bằng cống hộp
(do Ban Quản lý Dự Án Quận 6 làm chủ đầu tư) tất cả được hoàn thành trong năm
2005.




Kênh Thúi: rộng 2m, dài 720m, thoát nước cho khu vực phường 19 quận Tân Bình,
hiện khơng cịn khả năng thốt nước, gây ngập và ơ nhiễm nặng nề cho khu vực, đã
lập dự án đầu tư cải tạo kênh thành cống kín.



Một phần kênh Hàng Bàng: từ đường Bình Tiên đến rạch Lò Gốm, rộng 1.5- 2m,
dài 300m. Gây ngập cho một phần khu vực quận 6.
Ranh giới khu vực được giới hạn bởi các tuyến đường:


Phía Bắc: khu vực Bàu Cát quận Tân Bình.



Phía Đơng: đường Lị Siêu - Lạc Long Qn.




Phía Tây: đường Âu Cơ.



Phía Nam: kênh Tàu Hủ.

Phường nằm dọc theo tuyến kênh chính:
Q.Tân Bình: P.10, P.11, P.14
Q.Tân Phú: P.Hòa Thạnh, P.Tân Thới Hòa,, P.Phú Trung
Q.11: P1, P.2, P.3, P.5, P.8, P.9.
Q.6: P.4, P.5, P.7, P.8, P.9, P.10, P.11, P.12, P.14.
Ranh giới hành chính lưu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm được thể hiện trong hình
1.1.


Hình 1.1. Ranh giới hành chính lưu vực kênh Tân Hóa – Lị Gốm
Lưu vực kênh Tân Hố - Lị Gốm có diện tích khoảng 1.484ha, trải rộng ra 4
quận: Tân Bình, Tân Phú, Quận 11, Quận 6. Độ sâu nguyên thuỷ của kênh này là
6m, giờ đây giảm chỉ cịn 2.5-3m hoặc thậm chí bị lấp gần đầy bởi bùn và rác rưởi
như ở đoạn từ cầu Phú Lâm đến thượng nguồn. Kênh này đảm nhận chức năng tiêu
thoát nước cho các quận nói trên. Đáy kênh vừa nhỏ lại hẹp và bị lấn chiếm bởi các
căn hộ xây cất bất hợp pháp. Kênh còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều cũng như mực
nước tăng lên ở sông Cần Giuộc. Ảnh hưởng triều chỉ biểu hiện rõ ở phần kênh phía
hạ lưu từ cầu Hậu Giang trở ra, phần còn lại của kênh đã bị tắc nghẽn cùng với
nước thải gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng .
Việc xây cất lấn chiếm bừa bãi ven kênh gây trở ngại lớn đến dịng chảy và là
nguồn gây ơ nhiễm quan trọng do tình trạng thiếu các phương tiện vệ sinh, các chất
thải được xả trực tiếp xuống dòng kênh. Mặt khác, công tác duy tu bảo dưỡng
thường kỳ cũng khó thực hiện vì khơng có đường cơng vụ cho máy móc thi cơng.



1.3.2. Điều kiện tự nhiên trên lưu vực kênh
 Đặc điểm địa hình:
Lưu vực Tân Hóa - Lị Gốm chia thành hai vùng chính. Một khu đất chính khá
cao bao phủ vùng thượng nguồn của kênh (Quận 11, Tân Phú và Tân Bình ), phần
đất thấp phần lớn nằm ở quận 6. Phần thượng nguồn có địa hình nhấp nhơ (cao độ
từ 6 - 8 m trên mực nước biển). Phần lớn Quận 6 và 11 có cao độ dưới 2m. Đường
đồng mức 2m được xem là ranh giới quan trọng vì nước triều của sơng lên đến 1,3m
trên mực nước biển. Nó cũng được xem là rãnh thu nước và thốt nước rất có hiệu
quả của vùng đất có cao độ trên 2m. Nếu dưới 2m hệ thống thoát nước sẽ bị ảnh
hưởng bởi triều.
 Đặc điểm về địa chất cơng trình:
Khu vực Tân Hóa – Lị Gốm được bao phủ bởi lớp trầm tích pleistocene.
Thành phần chính là đất sét và cát. Tại các vùng đất thấp dọc theo kênh, các lớp
hình thành từ việc đơ thị hóa nhanh chóng đã được phủ lên lớp mặt rất đa dạng bao
gồm: cát, rác, xà bần hoặc đất, nhằm mục đích tơn nền.
Theo phân tích địa chất của Sở GTCC thì tồn lưu vực khá phù hợp để xây
dựng các cơng trình thốt nước mà khơng cần làm móng đặc biệt.
Mực nước ngầm từ 0,9 - 2,2 m sâu vào mùa khơ và có thể tăng lên từ 0,15 0,5 vào mùa mưa. Ở khu vực cạn của lưu vực, nước ngầm bị tác động bởi triều, làm
ảnh hưởng đến bất kỳ phần xây dựng của bất kỳ hệ thống nào.
Khoan thăm dị địa chất trên tồn lưu vực cũng như dọc kênh ở các độ sâu
khác nhau vào mùa khô cũng như mùa mưa cho thấy phân bố địa tầng từ trên xuống
dưới như sau:
-

Lớp đất đắp có độ dày từ 1,0-2,0m gồm: đất sét, cát, đất bột lẫn nhiều đá vụn,
rác và xác thực vật. Nguồn gốc hình thành lớp đất này do quá trình dân cư lấn kênh
tạo thành, chỉ xuất hiện ở các vùng thấp, trũng dọc kênh.

-


Lớp đất sét lẫn cát bột, nhiều cát, màu xám, ở trạng thái mềm, dẻo (CL) bề dày
trung bình từ 2-3m, ở độ sâu từ 2-7m. Cường độ chịu tải RCT=0,7- 1,0 kg/cm2.

-

Lớp cát có độ lớn hạt từ trung bình đến nhuyễn lẫn đất sét màu xám trạng thái
bở rời (SC) có bề dày trung bình 2m, ở độ sâu từ 5-37m. Cường độ chịu tải


RCT=3,4 kg/cm2 (các cống xả, thiết bị tách dòng thường nằm trên lớp (CL) hoặc
lớp này).
-

Lớp cát hạt to đến nhuyễn, lẫn đất bột ở trạng thái chặt vừa, có khả năng chịu tải
cao (SM) phân bố từ lớp (SC) đến hết đáy lỗ khoan (các tuyến thoát nước thải, hầm
bơm được đặt ở độ sâu của lớp (SC) hay lớp này).
 Đặc điểm khí tượng thủy văn:
Thủy văn:
Sơng rạch TP bao gồm một mạng lưới gắn kết với nhau và rất phức tạp. Mạng
lưới kênh rạch khá dày với tổng chiều dài gần 100km trên toàn thành phố. Các con
kênh chính (55 km) là Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tham Lương - Vàm Thuật - Bến Cát,
Tàu Hũ - Bến Nghé, kênh Đơi - kênh Tẻ và Tân Hóa - Lò Gốm. Mạng lưới kênh bị
ảnh hưởng rất lớn bởi triều, một số kênh còn bị ảnh hưởng của triều từ nhiều hướng
và kết quả là các chất ô nhiễm bị lưu giữ lại trong kênh. Thời gian triều cường từ
tháng 9 - 12, triều thấp từ tháng 4 - 8 và mực triều trung bình từ tháng 1 - 3. Trong
lưu vực Tân Hóa - Lị Gốm có thể ảnh hưởng của triều lên đến km 3,57 (đến cầu
Tân Hóa).
Về mực nước cũng ảnh hưởng theo mùa. TP.HCM có 2 mùa: mùa mưa (từ
tháng 6 - 12) và mùa khô. Mực nước khác biệt khoảng 75 cm giữa tháng 9 - 10

(tháng mưa nhiều nhất) và tháng 3 - 4 (tháng khô nhất). Vào mùa khô, do lượng
nước thải chậm, sự nhiễm mặn của sông khá quan trọng.
Do nước kênh Tân Hóa - Lị Gốm rất ơ nhiễm so với nước sơng Sài Gịn và
nước kênh Tàu Hũ - Bến Nghé, nước ô nhiễm của kênh bị đẩy lên và xuống khi bị
ảnh hưởng của triều. Quá trình pha lỗng diễn ra khá chậm. Vào mùa khơ mực nước
từ cầu Tân Hóa lên thượng nguồn rất thấp. Phần cịn lại của kênh hịa vào sơng Cần
Giuộc.
Khí hậu:
Khí hậu TP.HCM bị ảnh hưởng bởi gió mùa nhiệt đới nên có nhiệt độ cao, độ
ẩm cao, mây nhiều, có tính ổn định cao, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ, khơng
có thiên tai, hầu như khơng có bão lụt, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ nhưng không đáng kể.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10. Gió mùa Tây Nam vào mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 12,
90% lượng nước mưa bình quân đều diễn ra vào mùa này với mức trung bình là


300mm/m2 tháng, mưa hầu như ngày nào cũng có. Nhiệt độ và độ ẩm cao (trung
bình 320C, độ ẩm 79,7%). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 9 và tháng
6, lượng mưa trung bình là 355 mm và 313 mm. Từ tháng 12 đến tháng 4 lượng
mưa rất hiếm.
Về lượng nắng hàng năm trung bình 6,2 giờ mỗi ngày, với lượng nắng tối đa là
8 giờ trong tháng 2 và tháng 3 và tối thiểu là 5 giờ vào tháng 10. Lượng mây thay
đổi trung bình từ 65 - 80% vào tháng 7, 8, 9 và 40% vào tháng 2. Sấm sét, giơng
gió thường xảy ra vào mùa mưa, khoảng 6, 7 ngày/ tháng nhưng hiếm khi xảy ra
trong những tháng còn lại.
Chế độ mưa:
Lượng mưa về mùa mưa chiếm 95% cả năm, lượng mưa trong mùa khô chỉ
chiếm 5% cả năm.
Mưa thường xảy ra 120-140 ngày một năm, trung bình 10-12 ngày mỗi tháng.
Những trận mưa lớn gây ngập rộng thường xảy ra từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 10.

Mùa mưa bắt đầu với gió mùa Tây-Nam vào khoảng ngày 10/5 và kết thúc vào
khoảng 30/10, lượng mưa trong tháng lớn nhất là 355mm vào tháng 8. Những cơn
mưa lớn thường xảy ra trong thời gian ngắn.
Vào mùa khơ, TP.HCM chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng-Bắc, trong đó
tháng 2 là tháng khơ nhất. Cường độ mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được ước
tính lần lượt là 80 và 91mm/giờ. Lượng mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được
ước tính lần lượt là 114 và 128mm.
Bảng 1. 1. Các đặc trưng chế độ mưa
Các yếu tố đặc trưng chế độ mưa

Trị số (mm)

Lượng mưa trung bình năm

1.979

Lượng mưa lớn nhất năm

2.718

Lượng mưa nhỏ nhất năm

1.553

Số ngày mưa trung bình

154

Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất


338 (tháng 9)

Số ngày mưa trung bình lớn nhất

22 (tháng 9)

Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất

3


×