Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.47 KB, 4 trang )

ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM

Khi điện ảnh chính thức khai sinh trên đất Pháp (12 - 1895), thì lúc đó đế quốc
Pháp đã thống trị Việt Nam trên phạm vi cả nước đã 12 năm, nhưng vẫn đang phải lo
đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta ở khắp nơi. Bởi vậy, đi đôi với thực
thi các chính sách đàn áp khốc liệt và khẩn trương chuẩn bị khai thác, bóc lột thuộc
địa, nhà cầm quyền Pháp cũng thực thi chính sách mị dân. Nên khi du nhập điện ảnh
vào Việt Nam, người Pháp quảng cáo dưới chiêu bài “khai hoá văn minh” cho người
bản xứ.

Những năm sau đó - cho đến khi nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914-1918) - trên báo chí xuất bản tại Sài Gòn và Hà Nội thời ấy xuất hiện ngày càng
nhiều trong mảng quảng cáo những buổi chiếu phim do các chủ máy chiếu thực hiện
theo kiểu đi chiếu dạo hoặc tại khách sạn, nhà hàng lớn, nhân các ngày lễ trọng thể
hoặc sự kiện chính trị nào đó. Khán giả của các buổi chiếu hầu hết là các quan chức,
viên chức, chủ công ty công nghiệp và doanh nghiệp, đơn vị quân đội Pháp chiếm
đóng thuộc địa. Theo nguồn tin báo chí thì lâu lâu mới có một vài buổi chiếu phim ở
nơi công cộng cho “dân chúng bản xứ” được mua vé vào xem nhân dịp có hội chợ,
triển lãm và lễ hội. Nội dung thường tuyên truyền ở thuộc địa về nước Pháp văn minh,
hùng mạnh, giàu có, nhiều thuộc địa…, hỗ trợ cho cuộc tuyên truyền chiến thắng của
Pháp và bắt lính ở thuộc địa đưa sang Pháp để bảo vệ “mẫu quốc”.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp bắt đầu gia tăng mạnh mẽ
công cuộc khai thác thuộc địa nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng kiệt quệ kinh
tế, tài chính của mình.Việt Nam trở thành một trong những mảnh đất mầu mỡ đối với
các nhà tư sản Pháp kinh doanh phim điện ảnh. Những rạp chiếu bóng bắt đầu được
xây dựng tại Hà Nội, Sài Gòn, Chợ Lớn, rồi tiếp đó là ở các khu đô thị.
Công ty phim
và chiếu bóng Đông Dương
đã ra đời để gom thành một mối phân phối và khai thác,


kinh doanh phim. Trụ sở chính của công ty đặt ở Sài Gòn. Đến năm 1930, lại ra đời
thêm
Công ty chiếu bóng Đông Dương.

Công ty phim và chiếu bóng Đông Dương đã bắt đầu triển khai việc tổ chức
sản xuất phim ở Việt Nam. Số lượng chỉ khoảng 10 đầu phim, bao gồm các loại hình
phim phóng sự, tài liệu và phim truyện. Tiêu biểu là bộ phim truyện
Kim Vân Kiều, đề
tài của bộ phim này là thi phẩm trứ danh của đại văn hào Nguyễn Du. Người Pháp biết
đến kiệt tác này qua bản dịch sang tiếng Pháp của nhà văn hoá nổi tiếng thời bấy giờ:
ông Nguyễn Văn Vĩnh. Khán giả hiếu kỳ đã đi xem rất đông nhưng bộ phim không
thành công về mặt sáng tạo nghệ thuật nên bị lỗ vốn.

Trước thập kỷ thứ ba thế kỷ XX mỗi rạp chỉ lắp đặt 1 máy chiếu phim. Khi
chiếu hết một cuộn phim thì các đèn trong rạp lại bật sáng vào thời gian thợ máy chiếu
thay cuốn phim mới khác, rồi chiếu tiếp. Màn ảnh làm bằng những đoạn vải trắng may
nối liền nhau, xung quanh viền vải xanh thẫm hoặc vải đen. Khán giả ngồi trên các ghế
tựa và ghế băng có chỗ dựa lưng bằng gỗ. Sàn của phòng chiếu bằng phẳng nên màn
hình chiếu phải treo cao, khiến người xem luôn bị mỏi cổ. Từ nửa cuối thập kỷ thứ ba
về sau một số rạp mới có ban công và đánh dốc độ sàn để hàng ghế sau cao hơn hàng
ghế trước và bố trí lệch ghế của người ngồi sau ở khoảng cách giữa hai người ngồi
trước. Rạp nào cũng có quạt máy và lúc đó có hai loại : rạp hàng sang và rạp bình dân.
Thời kỳ này, khán giả điện ảnh Việt Nam bắt đầu được xem “phim nói”. Tuy vậy, chỉ
giới công chức, trí thức, sinh viên, học sinh trung học mới nghe được tiếng Pháp và
đọc được các phụ đề chữ Pháp. Số rạp ở cả 3 miền của Việt Nam đã có từ 60 - xấp xỉ
70 rạp.

Những năm 30 thế kỷ XX ở Việt Nam đã diễn ra những sự kiện lịch sử quan
trọng, như Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, một số cuộc khởi nghĩa ở các
Tỉnh…, cùng với đó là sự nhìn nhận rõ tác dụng ảnh hưởng của phim ảnh đang thu hút

đông đảo công chúng. Đến những năm 1938 – 1940 là thời điểm để lại dấu ấn đậm nét
về những mầm mống đầu tiên và thời sơ khai của điện ảnh Việt Nam qua sự ra đời của
An - Nam nghệ sĩ đoàn và bộ phim hợp tác “Cánh đồng ma”. Nhưng trong bối cảnh
các lực lượng cách mạng, yêu nước do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, bị đàn
áp dã man, khủng bố gắt gao, nhân dân ta bị phát xít Nhật – Pháp kìm kẹp, bóc lột tận
xương tuỷ, hoạt động sản xuất phim Việt Nam chỉ mới là những mâm mống ở bước
khởi đầu thời sơ khai của điện ảnh nước nhà phải chịu cú đòn chí tử. Bước đi ấy vẫn
còn dang dở, chưa kịp có những đóng góp quan trọng, thực sự cơ bản để tạo ra cơ sở
vững chắc cho sự hình thành nền nghệ thuật điện ảnh nước nhà. Sau đó, dưới Chính
quyền Cách mạng, với tên gọi
Điện ảnh Cách mạng Việt Nam đã kế thừa tâm huyết
và hoài bão của các thế hệ đồng nghiệp trước để tạo nên một nền điện ảnh dân tộc
chân chính, tiến bộ.

×