Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.5 KB, 2 trang )
Nhạc khí độc đáo của người Triêng
Truyền thuyết của người Triêng kể lại rằng, ngày xưa, người Triêng sống ở trên núi cao
hiểm trở. Từ buôn nọ đến làng kia, tiếng cồng chiêng gọi nhau không thấu. Tiếng hú phải
nói nhiều người mới đến được tai nhau. Năm đó trời phạt vạ buôn Troóc vì không có trâu
(Piêu) cúng thần (Đák). Thần Đák nổi giận bắt người Triêng buôn Troóc phải chết.
Người chết nhiều vô kể, tưởng buôn Troóc bị hủy diệt từ đó.
Thế nhưng, ông Trời còn thương để lại cho buôn Troóc một cô gái (ning rầy) xinh đẹp.
Cô có giọng hát trầm ấm như dòng suối Đák Ngươn, môi đỏ như tiết con dê, cánh tay
trần như ngà voi, đôi chân đi không biết mỏi. Thương dân làng, cô gái đã khóc suốt ba
ngày đêm. Nước mắt cô đã cạn kiệt, chân đi không vững. Trên đường đi đến các buôn xa
xôi để tìm đồng loại, cô gái đã chặt cây Za rọt ven đường làm gậy chống. Gậy Za rọt đã
nâng bước chân cô đi qua mười ngọn núi, lội chín con suối tìm đến với đồng loại. Mỗi
lần cô nhấc chiếc gậy lên, gió rừng thổi vào gậy Za rọt phát ra âm thanh vui tai. Những
âm thanh đó là cho cô cảm thấy dễ chịu và khỏa khoắn hơn. Những âm thanh ấy giống
như tiếng dế mèn mà buôn làng nào cũng có.
Do vậy đến nay, trong cộng đồng người Triêng vẫn còn truyền nhau câu nói "Ta ngay, ta
kháy bố cho Za rọt" tạm dịch là: "Trời ngày, trời nắng, bó cho dế mèn". Từ ống gậy ấy,
qua nhiều thế hệ, các bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người Triêng đẽo gọt đã sáng tạo
ra chiếc đàn Đinh Tút ngay nay cũng như các loại nhạc khí khác của nhân dân các dân
tộc Tây Nguyên. Đinh Tút có vị trí quan trọng trong đời sống cộng đồng của người
Triêng đặc biệt là trong các lễ hội, vui chơi giả trí. Trải qua năm tháng, Đinh Tút đã đi
vào đời sống sinh hoạt cộng đồng, và được sử dụng trong tất cả các lễ hội.
Xưa Đinh Tút được chế tác bằng vật liệu đơn giản như ống tiêu, loại cây giống như nứa,
nhưng tơi và có độ bền lâu hơn (loại cây này có nhiều ở Lào). Nhưng từ khi người Triêng
về định cư tại Đăkglêi thi do ở đây câu tiêu không có nên họ phải làm bằng nứa. Đinh Tút
gồm 6 ống nứa tách rời có đường kính bằng nhau, nhưng chặt cát 2 bên tạo thành 1 tam
giác cân là chỗ cho người chơi đàn ghé miệng vào thổi. Âm thanh phát ra phụ thuộc độ
dài ngắn của lượng ống và lượng hơi thổi vào (mạnh, vừa, nhẹ) của người sử dụng. Sử
dụng đàn Đinh Tút bao giờ cũng phải có 6 người, mỗi người 1 ống, xếp theo thứ tự ống
dài nhất tới ống ngắn nhất.