Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Hóc môn trong phong trào vận động giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐỖ THỊ THỦY

HĨC MƠN TRONG PHONG TRÀO VẬN
ĐỘNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC TỪ NĂM
1885 ĐẾN NĂM 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐỖ THỊ THỦY

HĨC MƠN TRONG PHONG TRÀO VẬN
ĐỘNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC TỪ NĂM
1885 ĐẾN NĂM 1945
Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học :
TS. ĐẶNG NHƯ THƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2016


2
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, quý thầy
cô khoa Lịch sử, tổ Lịch sử Việt Nam cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin đặc biệt tỏ lịng kính trọng, biết ơn TS. Đặng Như Thường đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn này. Cơ đã khuyến khích, động viên và góp cho tơi nhiều ý kiến
q báu trong q trình tơi viết luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Hóc
Mơn, Ban Quản lý Bảo tàng huyện Hóc Mơn và các Khu Di tích Lịch sử huyện
Hóc Mơn đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khai thác, nghiên cứu
những tư liệu có liên quan đến đề tài luận văn này.
Vì thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế. Tác giả
mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng khoa học và đồng nghiệp để luận
văn được hoàn thiện hơn.

Tác giả


3
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu……………………………………………… 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………… 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu…………………………….. 6
6. Đóng góp của đề tài………………………………………………………7
7. Bố cục của luận văn………………………………………………………8
NỘI DUNG
Chương 1: HĨC MƠN TRONG PHONG TRÀO U NƯỚC CHỐNG
PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX
1.1. Khái qt về huyện Hóc Mơn…………………………………………..9
1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên ……………………………………….9
1.1.2. Lịch sử hình thành huyện Hóc Mơn …………………………………11
1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hoá ………………………………………13
1.2. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Hóc Mơn cuối thế kỷ XIX………..18
1.2.1. Q trình thực dân Pháp xâm lược Gia Định ………………………..18
1.2.2. Khởi nghĩa Nguyễn Ảnh Thủ (1871) ………………………………..23
1.2.3. Khởi nghĩa Mười Tám Thôn Vườn Trầu (1885) …………………….25
1.3. Một số nhận xét về phong trào u nước chống Pháp ở Hóc Mơn cuối thế
kỷ XIX………………………………………………………………………29
Tiểu kết chương 1……………………………………………………………33
Chương 2: HĨC MƠN TRONG PHONG TRÀO U NƯỚC CÁCH
MẠNG 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1. Những điều kiện lịch sử mới tác động đến phong trào yêu nước cách
mạng ở Hóc Mơn đầu thế kỷ XX……………………………………………34
2.2. Phong trào u nước và cách mạng ở Hóc Mơn 30 năm đầu thế kỷ
XX ………………………………………………………………………….36
2.2.1. Hóc Mơn với phong trào Đông Du và Duy Tân ……………………..36
2.2.2. Những cuộc khởi nghĩa của Hội Kín Phan Xích Long ………………45



4
2.2.3. Hóc Mơn trong phong trào “Hội kín Nguyễn A Ninh” ……………50
2.3. Một số nhận xét về phong trào yêu nước cách mạng 30 năm đầu thế kỷ
XX ở Hóc Mơn…………………………………………………………..56
Tiểu kết chương 2……………………………………………………….. 60
Chương 3: HĨC MƠN TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TỪ NĂM
1930 ĐẾN NĂM 1945
3.1. Hóc Mơn trong phong trào cách mạng 1930 - 1935………………… 63
3.1.1. Quá trình hình thành các tổ chức cách mạng và sự ra đời Đảng Cộng
Sản ở Hóc Mơn ……………………………………………………………63
3.1.2. Hóc Mơn trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ……………….67
3.1.3. Khôi phục, củng cố lưck lượng cách mạng, đấu tranh chống khủng
bố trong những năm 1932 – 1935 ……………………………………….. 73
3.2. Hóc Môn trong phong trào cách mạng 1936 - 1939…………………..77
3.2.1. Mười Tám Thơn Vườn Trầu_ căn cứ bí mật của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng …………………………………………………………77
3.2.2. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu từ 1936 – 1939 ………………...79
3.3. Hóc Mơn trong phong trào cách mạng 1939 - 1945…………………...86
3.3.1. Hóc Mơn_Q hương Khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) …………………86
3.3.2. Hóc Mơn trong cuộc cách mạng tháng Tám (1945)…………………95
3.4. Một số nhận xét về phong trào cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945
ở Hóc Mơn………………………………………………………………… 102
Tiểu kết chương 3………………………………………………………….. 104
KẾT LUẬN………………………………………………………………...106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sử cũ ghi, vào đầu thế kỉ XVII, mảnh đất Hóc Mơn (Gia Định) đã đón lớp
dân cư đầu tiên thực hiện cơng cuộc Nam tiến đến vùng đất này để lập nghiệp.
Vượt qua sự hà khắc của thiên nhiên, hành trang họ mang theo là ý chí, lịng quả
cảm và niềm tin về một tương lai tươi sáng để đến với vùng đất hứa này. Bằng
sự cần mẫn không ngại nắng mưa, chẳng mấy chốc họ đã biến Hóc Mơn từ một
vùng đất rừng rú rậm rạp đầy thú dữ thành một vùng dân cư trù mật, dân cư
đông đúc với những phiên chợ trầu sầm uất. Lúc đầu, hình thành 6 thơn, sau đó
phát triển thành 18 thơn với các vườn trầu liên tiếp nối nhau xanh bất tận, từ đó
vùng đất này có tên gọi “Mười Tám Thơn Vườn Trầu”.
Hóc Mơn nằm ở phía Tây Bắc thành phố Sài Gịn (cách gần 20 km), có
một vị trí khá độc đáo cả về địa thế lẫn con người. Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, mặc dù bị địch khủng bố, càn qt, chà đi xát
lại nhưng Hóc Mơn - Bà Điểm vẫn xứng đáng là hậu phương vững chắc, là bàn
đạp để quân và dân ta khống chế địch tại cửa ngõ phía Tây Bắc thủ phủ Sài
Gịn. Đồng thời, Hóc Mơn cịn là địa bàn vững chắc, được Ban Chấp hành
Trung ương Đảng chọn làm căn cứ để lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước
ngay từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng
như: Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần... đã hoạt động ở đây.
Chính tại Hóc Môn - Bà Điểm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập 5
cuộc họp để quyết định những chủ trương quan trọng cho phong trào cách mạng
cả nước trong những năm 1936 - 1939. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương lần
VI (1/1939), Trung ương Đảng đã họp ra Nghị quyết chuyển hướng cách mạng
trong tình hình mới và Xứ ủy Nam Kỳ họp để ra Nghị quyết Khởi nghĩa Nam
Kỳ (1940). Quá trình chớp thời cơ, phát động khởi nghĩa và giành thắng lợi mà
ít đổ máu trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Hóc Mơn đã góp phần quan
trọng vào thắng lợi chung của cách mạng toàn quốc.



2
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Gia Định (1859) đến Cách mạng
tháng Tám thành công (1945), phong trào u nước và cách mạng ở Hóc Mơn
diễn ra bền bỉ, liên tục, quyết liệt và vô cùng anh dũng. Cũng như nhiều địa
phương khác trong cả nước, lịch sử đấu tranh ở Hóc Mơn đã góp phần xứng
đáng vào trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu riêng,
chuyên sâu và có hệ thống về phong trào u nước và cách mạng ở Hóc Mơn
trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1945. Chính vì thế, chúng tơi chọn đề tài:
“Hóc Mơn trong phong trào vận động giải phóng dân tộc từ năm 1885 đến năm
1945” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Lịch sử của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Hóc Mơn trong phong trào vận động giải phóng dân
tộc từ năm 1885 đến năm 1945” trong sự phát triển của lịch sử dân tộc trên các
phương diện không phải là hướng đề tài mới. Đây là hướng thu hút rất nhiều các
nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu trong những năm gần đây. Các cơng trình
viết về lĩnh vực này khá đa dạng, bao gồm: sách chuyên khảo, tạp chí, tài liệu
địa chí văn hố, tài liệu địa phương, luận văn… đều ít nhiều đề cập đến những
đóng góp của nhân dân Hóc Mơn trong phong trào vận động giải phóng dân tộc
từ năm 1885 đến năm 1945.
Trước tiên phải kể đến cuốn: Lịch sử Gia Định - Sài Gòn thời kỳ 1862 1945 của Nguyễn Nghị (2007) đã tái hiện một cách căn bản những vấn đề, sự
kiện nổi bật về Lịch sử Thành phố Sài Gòn trong khoảng thời gian từ năm 1862
đến năm 1945. Trong đó, tác giả đã tập trung trình bày một cách căn bản các
phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân Gia Định từ năm 1862 đến năm
1945.
Tiếp đến là cuốn: Nam Kỳ khởi nghĩa 23 tháng 11 năm 1940 của Trần
Giang (1996). Tác giả đã trình bày khá chi tiết về diễn biến và kết quả cuộc
Khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), đóng góp của các chiến sĩ Nam Kỳ và những bài

học kinh nghiệm được rút ra sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại.


3
Bên cạnh đó, nhiều cơng trình nghiên cứu địa phương cũng đề cập đến vấn
đề này. Cụ thể như: Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và
Nhân dân huyện Hóc Mơn (1859 - 1975) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
Hóc Mơn (1991); Tư liệu lịch sử Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Hóc Mơn
(23/11/1940) của Huyện ủy Hóc Mơn (2001); Lịch sử đấu tranh cách mạng và
25 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng bộ và Nhân dân xã Tân Hiệp (1930
- 2000) của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Hiệp (2004); Lịch sử truyền thống
đấu tranh cách mạng và 25 năm xây dựng, phát triển của Đảng bộ và nhân dân
xã Tân Xuân (1930 - 2000) của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Xn... Tất cả
các cơng trình kể trên đã khái quát về đặc điểm lịch sử, truyền thống đấu tranh
và những đóng góp của nhân dân Hóc Mơn trong cuộc đấu chống thực dân Pháp
từ năm 1885 đến năm 1945.
Ngồi ra cịn có các luận văn, luận án liên quan đến đề tài. Đáng chú ý là
cuốn: Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Hóc Môn từ năm
1930 đến năm 1945 của Học viên Cao Phú Thọ, Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh (2007)… Luận văn đã ít nhiều đề cập đến các hoạt động u nước
chống Pháp của nhân dân Hóc Mơn từ năm 1930 đến năm 1945...
Có thể nói, hầu hết các cơng trình nghiên cứu kể trên, trong một chừng mực
nhất định đã nêu lên những nét khái quát về lịch sử phong trào đấu tranh ở Hóc
Mơn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 với những biểu hiện và mức độ khác
nhau. Tuy nhiên, hầu hết các công trình chỉ đề cập đến một số khía cạnh hoặc
liệt kê một số sự kiện trong phong trào yêu nước chống Pháp ở Hóc Mơn mà
chưa có tính liên kết, thiếu hệ thống. Bên cạnh đó, các tác giả mới chỉ đưa ra
một số nhận xét, đánh giá sơ lược, chung chung về hình thức, phương pháp đấu
tranh… Trong khi đó, nhiều vấn đề liên quan đến phong trào vận động giải
phóng dân tộc của nhân dân Hóc Mơn từ năm 1885 đến năm 1945 vẫn chưa

được làm rõ, nhất là tính liên kết vùng... Mặc dù vậy, các cơng trình kể trên là
nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ của đề tài.


4
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Hóc Mơn trong phong trào vận động giải phóng dân
tộc từ năm 1885 đến năm 1945” nhằm dựng nên một bức tranh toàn cảnh về quá
trình phát sinh, phát triển, kết quả và chuyển biến của cuộc vận động giải phóng
dân tộc ở Hóc Mơn giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1945.
Từ kết quả nghiên cứu, làm rõ những đóng góp của nhân dân Hóc Mơn đối
với Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung
trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1945. Qua đó thấy được những đặc điểm
riêng biệt trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Hóc Mơn từ năm 1885 đến
năm 1945 trong sự phát triển chung của tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Hóc Mơn trong phong trào vận động giải phóng dân tộc
từ năm 1885 đến năm 1945” nhằm:
Thứ nhất, trình bày có hệ thống về cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Hóc
Mơn từ năm 1885 đến năm 1945 trên cơ sở đó làm rõ: những nhân tố tác động
đến phong trào; diễn biến cụ thể và kết quả của các phong trào...
Thứ hai, làm rõ bước chuyển biến từ lập trường phong kiến sang con đường
cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và tiếp đến là con đường cứu nước
theo khuynh hướng vô sản trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Hóc Mơn
từ năm 1885 đến năm 1945 với những nét tiêu biểu, đặc trưng riêng của vùng.
Thứ ba, nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm tương đồng, những
mối quan hệ tác động qua lại, những sắc thái riêng, tính chất riêng của phong
trào đấu tranh ở huyện Hóc Mơn. Đặc biệt, luận văn góp phần làm sáng tỏ mối
liên kết giữa phong trào yêu nước cách mạng ở huyện Hóc Mơn với các vùng

lân cận, từ đó làm nổi lên tính chất khu vực của một vài phong trào tiêu biểu.
Thứ tư, chỉ ra những đóng góp của nhân dân Hóc Mơn đối với q hương
và lịch sử dân tộc trong thời gian đề tài nghiên cứu.


5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thực hiện đề tài: “Hóc Mơn trong phong trào vận động giải phóng dân
tộc từ năm 1885 đến năm 1945”, chúng tôi tập trung nghiên cứu và làm rõ
những đóng góp của nhân dân huyện Hóc Mơn từ khi Việt Nam trở thành thuộc
địa của thực dân Pháp đến khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945).
Nghiên cứu vấn đề này, đặt trong bối cảnh chung của dân tộc, những truyền
thống chung và riêng, những thành tựu, ưu điểm, hạn chế của phong trào yêu
nước cách mạng ở Hóc Mơn so với cả nước. Trên sơ sở đó, rút ra những đóng
góp của nhân dân Hóc Mơn trong sự nghiệp cách mạng chung của cả nước,
những điều giáo dục cho thế hệ trẻ hơm nay và mai sau.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu, chúng tơi cịn tiến hành so sánh
phong trào đấu tranh của huyện Hóc Mơn với các huyện lận cận ở Thành phố
Hồ Chí Minh và của cả nước trong cùng giai đoạn lịch sử nhằm làm nổi bật
những đóng góp tiêu biểu của huyện Hóc Mơn trong cuộc vận động giải phóng
dân tộc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trên phạm vi huyện
Hóc Mơn ngày nay, bao gồm cả thị xã và khu vực nông thôn, những nơi có
phong trào đấu tranh chống Pháp tiêu biểu với thành phần lãnh đạo, lực lượng
tham gia, hình thức đấu tranh cách mạng phong phú và có đóng góp cho phong
trào đấu tranh chung của Thành phố Sài Gòn và trên cả nước.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu phong trào vận động
giải phóng dân tộc của nhân dân huyện Hóc Mơn từ khi Việt Nam rơi vào tay

thực dân Pháp (1885) đến khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945). Lựa
chọn phạm vi thời gian nghiên cứu như vậy, chúng tơi mong muốn góp phần
làm rõ truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Hóc


6
Môn, phát huy truyền thống dân tộc và quyền tự chủ tạo nên sức mạnh đánh bại
mọi kẻ thù xâm lược.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Thứ nhất, để giúp triển khai các vấn đề của luận văn, chúng tơi tìm hiểu
những tài liệu gốc, những cuốn sách ra đời vào thời kỳ đó, tài liệu của chính
quyền phong kiến, thực dân Pháp, các nhà nghiên cứu viết về địa phương Thành
phố Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội về phong
trào khởi nghĩa, phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược và đô hộ đang được
lưu giữ tại các trung tâm lưu trữ, thư viện quốc gia Hà Nội, thư viện quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh...., những tài liệu liên quan đến lịch sử cận đại Việt
Nam, những cuốn thông sử Việt Nam giai đoạn cận đại để nắm rõ bối cảnh kinh
tế, chính trị, xã hội Việt Nam, phong trào diễn ra trong cả nước, cũng như ở các
tỉnh Nam kỳ. Các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về phong trào đấu tranh ở Việt
Nam nói chung, Nam kỳ nói riêng của các nhà sử học trong và ngồi nước…
giúp tơi rút ra những nhận định khái quát, những tổng kết, đánh giá khoa học.
Thứ hai, chúng tôi tham khảo một số luận văn cao học, khóa luận tốt
nghiệp lưu trữ tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học Vinh. Đây là nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến hướng đề tài chúng
tơi tìm hiểu, đặc biệt là về hình thức, kết cấu và bố cục trình bày theo hướng đề
tài đã được quan tâm nghiên cứu đi trước, góp phần làm phong phú và có những
đóng góp mới cho hướng nghiên cứu đang được quan tâm.
Thứ ba, nguồn tư liệu ở địa phương mà cụ thể là lịch sử Đảng bộ của tỉnh,
Đảng bộ huyện, lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện, xã, các văn bản của tổ

chức Đảng Cộng sản ở Thành phố Hồ Chí Minh, của chính quyền và các đồn
thể ở địa phương. Nguồn tài liệu do tác giả trực tiếp phỏng vấn, điền dã hiện
trường lịch sử; gặp gỡ, hỏi chuyện các cụ cao niên huyện Hóc Mơn, Trưởng họ,
Trưởng tộc, thậm chí chúng tơi cịn trực tiếp đến các Khu di tích, Khu tưởng
niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài.


7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp lịch sử và
phương pháp lơgíc: nghiên cứu, chứng minh các vấn đề lịch sử bằng các sự kiện
lịch sử cụ thể, phân tích các giai đoạn và sự phát triển của các phong trào u
nước và cách mạng theo lơgíc, hệ thống và mang tính liên kết.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp kết hợp: sưu tầm, điền dã,
hệ thống hóa tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, đối chiếu,
phân tích tổng hợp nhằm nêu bật nội dung cốt lõi, bản chất của sự vật, cố gắng
trình bày lịch sử như nó diễn ra. Qua đó làm rõ vị trí, vai trị và những đóng góp
của nhân dân Hóc Mơn trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ năm 1885
đến năm 1945.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần phục dựng lại bức tranh tồn cảnh về cuộc vận động
yêu nước và giải phóng dân tộc của nhân dân huyện Hóc Mơn trong giai đoạn
lịch sử từ năm 1885 đến năm 1945.
- Luận văn cũng góp phần làm rõ đóng góp của nhân dân Hóc Mơn trong
giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp, vai trị lãnh đạo của tầng lớp trí thức đối
với phong trào yêu nước và cách mạng, minh chứng rõ ràng cho con đường phát
triển từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản ở Hóc Mơn.
- Dựa trên nguồn tư liệu được khai thác, luận văn làm rõ thêm một số tính
chất, đặc điểm, đóng góp của phong trào cách mạng ở Hóc Mơn từ năm 1885
đến năm 1945.

- Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho lịch sử địa phương để làm phong phú
thêm tri thức lịch sử cho học sinh nói riêng và người dân Hóc Mơn nói chung,
đồng thời làm nguồn tài liệu tham khảo để giảng dạy, nghiên cứu, biên soạn lịch
sử địa phương giai đoạn cận - hiện đại.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn của nhân dân Hóc
Mơn ngày nay với những người đã hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc


8
lập dân tộc. Từ đó, có ý thức phấn đấu trở thành những cơng dân tốt, góp phần
xây dựng q hương, đất nước.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Hóc Mơn trong phong trào u nước chống Pháp cuối thế kỷ
XIX
Chương 2: Hóc Mơn trong phong trào u nước cách mạng 30 năm đầu thế
kỷ XX
Chương 3: Hóc Mơn trong phong trào cách mạng từ năm 1930 đến năm
1945


9
Chương 1: HĨC MƠN TRONG PHONG TRÀO U NƯỚC CHỐNG
PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX

1.1. Khái qt về huyện Hóc Mơn
1.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Hóc Mơn là một huyện ngoại thành tỉnh Gia Định, nằm về phía Tây Bắc
thành phố Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 20 km. Sau ngày giải phóng năm

1975, Hóc Mơn là một trong 6 huyện ngoại thành (Hóc Mơn, Thủ Đức, Củ Chi,
Nhà Bè, Bình Chánh và Duyên Hải) của Thành phố Hồ Chí Minh.
Phía Bắc Hóc Mơn giáp huyện Củ Chi, phía Nam giáp huyện Bình Chánh,
phía Đơng giáp Quận 12 và huyện Thuận An (tỉnh Bình Dương), phía Tây giáp
huyện Đức Hồ (tỉnh Long An). Diện tích tự nhiên của huyện là 109,261km2 [1;
9]. Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, khơng bị chia cắt.
Với địa hình bằng phẳng lại thêm giao thơng thuận tiện, có cả đường bộ,
đường thuỷ chạy qua là một trong những điều kiện thúc đẩy giao lưu phát triển
kinh tế, văn hố giữa huyện Hóc Mơn với các quận, huyện trong thành phố và
các tỉnh lân cận.
Về đường bộ, Hóc Mơn có các tuyến đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 22
(đường Xuyên Á) xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh sang
Campuchia, đoạn chạy qua huyện dài 5 km từ cầu Tham Lương đến cầu Bông;
Quốc lộ 1A dài 3 km nối liền miền Bắc với miền Tây Nam bộ. Về tỉnh lộ: có
tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 14 (nay là đường Phan Văn Hớn) đi Đức Hoà - Long An, tỉnh lộ
15, tỉnh lộ 16 và các hương lộ 12, 60, 65, 70 (nay là đường Nguyễn Thị Sóc);
hương lộ 80 (nay là đường Nguyễn Ảnh Thủ) nối liền các quận huyện trong
vùng, đường liên xã cũng khá phát triển.
Về đường thuỷ, suốt dọc chiều dài phía Đơng của huyện là sơng Sài Gịn
dài 17 km, cùng nhiều sông rạch nhỏ, hệ thống kênh mương chằng chịt khắp
huyện như: rạch Bến Cát, rạch Bà Hồng, rạch Tra, rạch Hóc Mơn, kênh Cầu


10
Xáng, kênh Thầy Cai, kênh An Hạ (giáp huyện Đức Hồ tỉnh Long An). Sơng
ngịi trong huyện chiếm một phần ba đất đai, đưa phù sa bồi đắp cho những
ruộng vườn dọc ven sơng làm cho bốn mùa đều có hoa quả xanh tươi, màu mỡ.
Do giao thông thuỷ bộ thuận lợi nên việc tiếp xúc trong huyện với thành phố và
các tỉnh bạn rất dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện. Trong quá trình vận động
cách mạng trên địa bàn huyện, việc qua lại bằng giao thông thủy bộ đã góp phần

quan trọng cho các cuộc kháng chiến chống xâm lược của huyện Hóc Mơn.
Về địa hình, thổ nhưỡng ở đây được chia làm ba vùng: vùng đất gò, vùng
đất triền và vùng đất trũng. Vùng đất gò là kết quả của phù sa bồi đắp cổ xưa,
qua thời gian chịu tác động của q trình rửa trơi mạnh, cả trên bề mặt lẫn theo
chiều thẳng đứng nên đất ở nhóm này chủ yếu là đất cát bạc màu, khả năng giữ
ẩm kém, độ mùn thấp, năng suất cây trồng phụ thuộc vào thời tiết. Vùng đất
triền gồm các xã xung quanh thị trấn, vùng này có nhiều ruộng lúa, hoa màu,
vườn trầu, tre trúc, vườn cao su... có độ màu khá lớn, chủ yếu là đất cát pha, khả
năng giữ ẩm khá, việc canh tác trên vùng đất này có thuận lợi hơn bởi có những
cơng trình thủy lợi. Vùng đất trũng ven sông, chạy dọc suốt phần đất phía Đơng
Bắc với nhiều sơng rạch chi chít, đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ có thành phần
đất sét, hạt mịn, nhưng bị hạn chế do nhiễm phèn.
Về khí hậu, do nằm trọn trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm
huyện có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân hàng năm là
27°C, thuận lợi cho các loại cây trồng và gia súc phát triển bình thường. Lượng
mưa hàng năm phân bố không đều, thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 12,
chiếm 64% lượng mưa cả năm. Khô hạn thường xảy ra từ tháng 12 đến tháng 4
gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, ngồi ra cịn có hiện
tượng xâm nhập mặn.
Với hệ thống sông rạch chằng chịt, chế độ thủy văn ở Hóc Mơn chịu ảnh
hưởng của hệ sơng, kênh chính điều tiết cho các vùng bưng, trũng cấy lúa hai vụ
và thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên,


11
Hóc Mơn cũng gặp khơng ít những khó khăn do thời tiết nóng ẩm gây ra như:
sâu bệnh, dịch bệnh và nấm mốc phát sinh.
Với những lợi thế tự nhiên vốn có kết hợp với thế mạnh về truyền thống
văn hóa - xã hội, Hóc Mơn là huyện có vị thế hết sức quan trọng trong công

cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
1.1.2. Lịch sử hình thành huyện Hóc Mơn
Theo Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, tháng 2 năm Mậu
Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Kinh
lý phía Nam và quyết định thành lập phủ Gia Định gồm huyện Phước Long và
huyện Tân Bình, “lấy đất Nơng Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm
huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình,
dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu phủ (trông coi về quân sự), Cai
bộ (trông coi về tư pháp), Ký lục (trơng coi về hành chính - thuế khoá) để cai
trị” [83; 23]. Thời điểm năm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai
cịn hoang vu, địa danh Hóc Mơn lúc đó chưa có tên gọi, chỉ là một vùng đất
nằm trong huyện Tân Bình, thuộc phủ Gia Định.
Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do
không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến nên đã đến vùng đất này để
sinh cơ, lập nghiệp, lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 6 thơn
“Tân Thới Nhứt, Thuận Kiều, Tân Thới Nhì, Tân Thới Trung, Xuân Thới Tây,
Tân Phú” [1; 14], rồi dần dần phát triển thành 18 thôn “Thuận Kiều, Thuận An,
Trung Hịa, Tứ Chánh Giáo Đức, Tân Thới Bình, Tân Thới Đông, Tân Thới
Tây, Tân Thới Trung, Tân Thới Nhứt, Tân Thới Nhì, Tân Thới Tam, Tân Thới
Tứ, Mỹ Tồn, Tân Thới Nhứt Tây, Tân Thới Nhì Tây, Xn Thới, Xuân Thới
Tây, Tân Phú” [1; 14]. Có lẽ vùng đất này thích nghi với sự phát triển của cây
trầu, cây cau nên 18 thôn này đã trở thành vùng chuyên canh về trầu cau, cung
cấp cho vùng đất phương Nam, từ đó có tên “Thập Bát Phù Viên” (Mười Tám
Thôn Vườn Trầu).


12
Đến đầu XIX, một số thơn của huyện Hóc Mơn vẫn cịn khá hoang dã, có
cọp dữ nổi tiếng như "cọp vườn trầu" và có nhiều đầm mơn nước mọc um tùm,
nên trong dân gian địa danh Hóc Mơn có tên gọi từ đây (nghĩa là: hóc hẻm, có

nhiều cây môn).
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho cải cách lại các đơn vị hành
chính, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại
đổi trấn Gia Định thành Gia Định thành và nâng huyện Tân Bình lên thành phủ
Tân Bình. Phủ Tân Bình có 4 huyện, trong đó có huyện Bình Dương. Lúc đó,
vùng đất thuộc huyện Hóc Mơn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc
phủ Tân Bình của Gia Định thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới
Nhì (nay là vùng trung tâm Thị trấn Hóc Mơn).
Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn, 1832), vua Minh Mạng bãi bỏ Gia
Định Thành, đổi các trấn thành tỉnh, chia 5 trấn của Gia Định Thành trước đây
thành 6 tỉnh (Lục tỉnh) gồm Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An
Giang, Hà Tiên. Hai năm sau (Giáp Ngọ, 1834), vùng Lục tỉnh thuộc Gia Định
Thành trước đây được gọi chung là Nam Kỳ . Đến năm 1836, đổi tên tỉnh Phiên
An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 1 huyện là
huyện Bình Long (do một phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất
thuộc huyện Hóc Mơn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân
Bình, tỉnh Gia Định.
Năm 1862, sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ, thực dân Pháp tiến
hành chia lại địa giới hành chính. Tỉnh Gia Định gồm: 3 phủ, 41 tổng. Huyện
Bình Long lúc bấy giờ thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long
đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm Thị trấn Hóc Mơn).
Sau cuộc Khởi nghĩa Mười Tám Thơn Vườn Trầu (1885), thực dân Pháp
chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Mơn. Hóc Mơn là một
trong bốn quận của tỉnh Gia Định (Hóc Mơn, Gị Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè). Quận
Hóc Mơn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Gia Định, là một vùng đất rộng lớn bao
gồm 4 tổng: Long Tuy Thượng, Long Tuy Hạ, Long Tuy Trung, Bình Thạnh


13
Trung, nằm trên địa bàn của 3 quận huyện (Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày

nay) và 25 xã. “Quận Hóc Mơn lúc bấy giờ phía Bắc và phía Đơng giáp tỉnh Thủ
Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương), phía Nam giáp quận Gị Vấp và tỉnh Chợ
Lớn, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh chợ Lớn, phía Tây Nam giáp tỉnh
Long An” [42; 7]. Từ năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận, trong đó có 4 quận
cũ Hóc Mơn, Gị Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè và thêm 2 quận mới là Tân Bình, Bình
Chánh. Về phía Bắc huyện (vùng Củ Chi hiện nay) là vùng đất cao, có nhiều
rừng rộng hàng trăm héc ta trải dài tiếp giáp với các huyện Tràng Bảng (Tây
Ninh), Đức Hồ (Long An) nối liền Hóc Mơn với các căn cứ kháng chiến như
vùng bưng Vườn Điều (Xuân Thới Sơn), nối với bưng Tràm Lạc (Mỹ Hạnh), từ
đó có thể vượt sông Vàm Cỏ Đông xuống tận Đồng Tháp Mười. Về phía Tây có
nhiều rừng cây thấp tiếp cận vùng núi Bà Đen (Tây Ninh) và biên giới Việt Nam
- Campuchia. Ở phía Đơng vượt sơng Sài Gịn địa phận Thuận An, Bến Cát của
Sơng Bé, nối liền Hóc Mơn với các căn cứ kháng chiến: chiến khu Dương Minh
Châu (Tây Ninh), chiến khu D (Đồng Nai)...
Từ năm 1954 - 1959, quận Hóc Mơn bao gồm 3 quận - huyện là: Hóc
Mơn, Củ Chi và quận 12 ngày nay. Từ năm 1961 - 1969, Hóc Mơn và Gị Vấp
sáp nhập lại thành quận Gị Mơn, sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành
lập phân khu Gị Mơn. Từ năm 1969 - 1972, phân khu Gị Mơn tách ra thành 4
quận nhỏ, trong đó Hóc Mơn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn. Từ
năm 1972 - 1975, Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Mơn.
Sau năm 1975, Hóc Mơn là huyện thuộc Thành phố Sài Gòn - Gia Định.
Tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đổi tên
Thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay,
Hóc Mơn là huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Hóc Mơn
có 11 xã và 1 thị trấn.
1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hoá
Theo các nhà khảo cổ học, Hóc Mơn (thuộc Nam Bộ ngày nay) những
năm đầu cơng nguyên vùng đất này nằm trọn trong nền văn hoá Óc Eo đa sắc và



14
rực rực rỡ - tiền thân của quốc gia Phù Nam cổ (thế kỷ I - VII). Từ thế kỷ VII XVII, vùng đất này thuộc quyền kiểm soát của Vương quốc Chân Lạp. Từ cuối
thế kỷ XVII - XIX, người Việt vào khai hoang, lập nghiệp và trở thành chủ nhân
của vùng đất này, cùng chung sống với cộng đồng người Khơme, người Hoa và
người Chăm.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Cảnh vào
kinh lý vùng đất phía Nam, lập phủ Gia Định, sắp đặt nền hành chính trên phần
lãnh thổ mà người Việt đến khai phá, lập nghiệp.
Những cư dân Việt đầu tiên đến sinh sống trên mảnh đất Mười Tám Thôn
Vườn Trầu này là những người có nguồn gốc từ miền Bắc, miền Trung từng
chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến Trịnh, Nguyễn. Không
thể chịu đựng nổi nghèo đói và cơ cực, họ đã từng chống lại và rời bỏ quê
hương, xứ sở để đi tìm vùng đất mới, sống tự do. Bên cạnh đó, cũng có những
người di cư vào vùng đất này do chính sách doanh điền của một số quan lại nhà
Nguyễn hoặc để tránh những cuộc chiến tranh phong kiến tàn khốc diễn ra hàng
mấy trăm năm ở miền ngoài.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, một số binh lính của triều Nguyễn và
những sĩ phu yêu nước không muốn hợp tác với giặc và tránh giặc đã theo quân
đội triều đình về đây lập căn cứ kháng chiến. Trải qua quá trình kháng chiến lâu
dài, họ trở thành những người dân thổ cư trên mảnh đất này.
Như vậy, những cư dân đầu tiên đến lập nghiệp và sinh sống trên mảnh đất
hiển linh này đều là nạn nhân của chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của các thế
lực phong kiến và chính sách xâm lược của thực dân Pháp.
Vừa thốt khỏi sự áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến, họ lại
phải đương đầu với thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên và chống thú dữ. Trên
vùng đất hoang vu, họ ra sức khai hoang, dựng nhà, lập ấp, tiến hành trồng trọt
chăn nuôi, tạo nên những vườn cây trái, hoa màu trù phú, những ruộng lúa,
ruộng mía, đặc biệt là những vườn trầu cau vàng tươi rợp lá.



15
Trong quá trình lập làng xã, người dân nơi đây đã cùng nhau đoàn kết,
tương thân, tương trợ, lao động cần cù, biến vùng rừng rậm hoang vu thành
vùng đất phì nhiêu, màu mỡ. Bên cạnh đó, để bảo vệ cuộc sống do mình tạo
dựng, họ đã phải liên tiếp đấu tranh chống thiên nhiên, thú dữ buổi ban đầu và
chống ngoại xâm sau này, nên nhân dân vùng Mười Tám Thơn Vườn Trầu ln
nung nấu trong lịng tinh thần u nước, chí căm thù giặc, lịng khát khao tự do,
công bằng, tôn trọng lẽ phải, không chịu khuất phục trước mọi áp bức bất cơng.
Họ có tinh thần đồn kết, yêu thương, đùm bọc gắn bó với nhau, có tấm lòng
mến khách, thủy chung, trọng nghĩa khinh tài, thẳng thắn cương trực “... thấy
việc làm nào khơng đúng thì 1 xu họ cũng không cho, nếu là việc nghĩa, việc ích
nước lợi dân thì dù mất cả gia sản họ khơng hề tiếc” [1; 19]. Họ đóng góp cho
cách mạng khơng chỉ bằng của cải, vật chất mà cịn là cả tấm lòng chung thuỷ,
bằng cả mạng sống của mình. Đó là đặc trưng tiêu biểu của nhân dân Mười Tám
Thôn Vườn Trầu.
Được thừa hưởng truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh chống
ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc, lại bị áp bức, bóc lột nặng nề,
ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn cơng Gia Định (1859), nhân dân Hóc
Mơn đã thực hiện “vườn không, nhà trống”, bất hợp tác với giặc, quyết chiến
đấu dưới ngọn cờ nghĩa của các sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
Từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, người dân vùng ngoại thành này một
lòng một dạ đi theo Đảng, tin tưởng vào đường lối đấu tranh của Đảng vùng lên
với khí thế ngoan cường, quyết bám trụ đấu tranh một mất một còn với giặc để
bảo vệ quyền lợi, bảo vệ đất đai, thơn xóm, dân tộc, giống nịi.
Có thể nói, tuy đến từ nhiều vùng đất khác nhau nhưng người dân Hóc Mơn
ln mang trong mình một ước mơ chung về cuộc sống n bình, ln giữ vững
truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của ông cha từ
ngàn năm để lại. Với tấm lòng yêu nước, tinh thần tương trợ, khảng khái, trọng
nghĩa khí, dám theo cái mới, họ đã kết thành một đội quân chủ lực của cách
mạng, chiến đấu kiên cường, bất khuất, kiên trung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,



16
phẩm chất đó ngày càng được nhân lên và trở thành sức mạnh vơ địch, nhấn
chìm mọi kẻ thù.
Kinh tế chính ở Hóc Mơn chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, tất cả các xã,
thơn đều có ruộng, vườn. Nguồn sống chủ yếu của người dân chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp, nhưng đa số người dân nơi đây lại khơng có ruộng đất vì
phần lớn ruộng đất nằm trong tay phú nông, trung nông. Sau khi thực dân Pháp
hoàn thành xâm lược Việt Nam, ruộng đất nơi đây lại rơi vào tay các hào
trưởng, quan lại, địa chủ thân Pháp. Vì vậy, ước mơ ngàn đời của nơng dân Hóc
Mơn là ruộng đất, tự do đã được ánh sáng của Đảng đem đến nên người nông
dân càng quyết tâm đấu tranh, quyết một lòng, một dạ ủng hộ Đảng đi đến thắng
lợi cuối cùng.
Hóc Mơn cịn nổi tiếng với nghề cau trầu. Nhà nào, thôn nào cũng len giữa
các giàn trầu xanh mướt, vì vậy nơi đây cịn được gọi là Mười Tám Thôn Vườn
Trầu. Những liếp trầu xanh bất tận liên thông giữa nhà nọ với nhà kia, thôn nọ
thôn kia với nhau được xem là một nơi ẩn nấp lí tưởng của nghĩa quân khởi
nghĩa. Nơi đây từng được Trung ương Đảng chọn làm căn cứ hoạt động để lãnh
đạo phong trào cách mạng cả nước suốt từ năm 1936 đến năm 1939, nơi đã nuôi
giấu nhiều đồng chí lãnh đạo Trung ương, Xứ uỷ Nam Kỳ, Thành uỷ Sài Gòn,
Tỉnh uỷ Gia Định hoạt động, hội họp an tồn.
Từ khi hình thành các thơn trên địa bàn Hóc Mơn người dân nơi đây vẫn
lưu giữ văn hoá ngàn đời của người dân Việt, phong tục thờ cúng ơng bà tổ tiên
với lịng thành kính ngay tại nhà. Người dân nơi đây theo rất nhiều tín ngưỡng
“cịn một số ít theo đạo Phật (khoảng 100.000 phật tử), đạo Thiên Chúa (26.839
tín đồ), Tin Lành (1.900 tín đồ), Cao Đài (1.305 tín đồ). Tồn huyện có hàng
chục Chùa, Tịnh xá, Tịnh thất, 11 nhà thờ, 2 Hội thánh Tin Lành, 1 Thánh thất
Cao Đài” [6 ;13]. Các cơ sở tôn giáo này thường xuyên được trùng tu, sửa chữa
ngày càng khang trang, vừa là nơi hành đạo vừa là nơi hành hương của nhân dân

trong những lễ hội (Nô-en, Phật Đản, Tết Nguyên Đán).


17
Cư dân sinh sống trên địa bàn Hóc Mơn từ bao đời nay dù có theo tín
ngưỡng, tơn giáo khác nhau nhưng họ vẫn thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau trong tình làng nghĩa xóm. Trong thời kỳ cách mạng chống Pháp và chống
Mỹ, chùa chiền là nơi ẩn náu an tồn của các cán bộ, đảng viên, có những nhà
sư, tăng ni cũng tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Trong kháng chiến
chống Pháp, Đảng thực hiện chính sách đồn kết trong mặt trận chống đế quốc,
tranh thủ Cao Đài hiệp nhất để kháng chiến. Một số cha cố và tín đồ của đạo
Thiên chúa giáo cũng nhiệt tình tham gia hoạt động cách mạng trong các tổ chức
những người cơng giáo u nước kháng chiến.
Hóc Mơn là vùng đất mới, hầu hết người dân vào đây khai khẩn đất hoang
là người nghèo khổ, ít học. Vì vậy, cũng như cả vùng đất phía Nam, nhà nước
phong kiến chưa quan tâm đến sự học hành, thi cử của dân. Song truyền thống
hiếu học của người dân nơi đây luôn được giữ vững, ở đâu cũng phát huy. Nhà
nước chưa mở trường thì nhân dân nơi đây tự lập trường tư ở xóm làng, nội
dung học cũng khác, khơng nhằm mục đích thi cử mà dạy cách ứng xử, tình yêu
quê hương, đất nước, tinh thần tượng trợ, chuộng nghĩa khí giữa người với
người. Thời kỳ này, sách gối đầu giường của người dân Hóc Mơn nói riêng và
dân Nam bộ nói chung thời kỳ này là cuốn “Minh Tâm bửu giám”, tập hợp các
trích đoạn của sách Nho, Lão, Phật gồm những câu nói đạo đức, triết lí, nhân
sinh nhằm rèn luyện tâm hồn, bồi dưỡng đức hạnh, hướng dẫn việc ứng xử hàng
ngày... Đây là nét độc đáo của người dân vùng đất mới nơi đây.
Thế kỷ XVIII, ở đất Đàng Trong, người ta đã biết đến thầy giáo Võ Trường
Toản người huyện Bình Dương (Hóc Mơn), phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định là một
nhà nho lớn, một nhà giáo đức độ, tài ba, lỗi lạc ở miền Nam. Tuy nhiên, do thời
cuộc loạn lạc, ông không ra làm quan mà ở ẩn mở trường dạy học ở làng “...
thường học trò mấy trăm người” (Phan Thanh Giản tóm tắt trong bài văn bia

chữ Hán, soạn năm Đinh Mão (1867)). Môn sinh cao nhất của Võ Trường Toản
là Ngơ Tùng Châu, bậc thượng hạng có các ông Trịnh Hoài Đức, Phạm Ngọc
Uẩn, Lê Quang Định... Các học trị của Võ Trường Toản thời bấy giờ có những


18
người nổi tiếng như: Trịnh Hồi Đức, Ngơ Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định được gọi
là “Gia Định tam gia thi” và đều gặp phong vận, nên nghiệp lớn trong cuộc đời.
Nhiều học trò của Võ Trường Toản học để đỗ đạt làm quan lớn, nhiều người học
chỉ để sống cho có đạo lý. Cách dạy học của ơng khác hẳn với lối dạy học máy
móc, giáo điều của lối nho học lạc hậu. Ơng dạy theo cách “Tri ngơn dưỡng khí”
tức là hiểu lời và ni dưỡng khí phách, muốn có được khí phách phải tập nghĩa,
tức là làm việc nghĩa, cống hiến hết mình cho nghĩa lớn. Nhiều nho sĩ đất
phương Nam ảnh hưởng về đạo đức, học phong, sĩ khí của nhà giáo Võ trường
Toản nên đã giữ trọn tiết tháo khi nước nhà bị xâm lược như: Nguyễn Đình
Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Phan Văn Trị, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân... Hào
khí ấy cũng được những thế hệ người dân Hóc Mơn hun đúc và truyền lại cho
các thế hệ con cháu, điều này càng được thể hiện rõ trong những giai đoạn lịch
sử biến động sau này.
Sinh hoạt văn hoá nổi bật từ thế kỷ XVII đến năm 1859 ở Hóc Mơn là có
nhiều người đã hoạt động trong hai thi: Bình Dương thi xã và Bạch Mai thi xã.
Họ đã đóng góp cho cho nền văn học miền Nam nhiều tác phẩm nổi tiếng về ca
ngợi cảnh vật, đất nước, con người ở vùng đất mới, tinh thần chuộng nghĩa khí,
sẵn sàng hi sinh vì chính nghĩa. Ngồi ra, trong các dịp lễ hội, nhiều trị chơi dân
gian phong phú đã diễn ra ở nhiều nơi trong các làng xã thể hiện sự đoàn kết của
nhân dân các dân tộc trong huyện, mặt khác đã thể hiện rõ bản sắc văn hố của
vùng đất Hóc Mơn nói riêng, vùng đất Nam bộ nói chung.
Như vậy, chính truyền thống u nước, văn hố của cha ơng khi lập làng xã
đã hun đúc cho người dân nơi đây một tinh thần tự do phóng khống, khí phách
kiên cường, dũng cảm chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm, bền bỉ, kiên

cường khắc phục thiên tai và vượt qua bao khó khăn thử thách để dựng xây cuộc
sống ngày càng tốt đẹp.
1.2. Phong trào yêu nước chống Pháp ở huyện Hóc Mơn cuối thế kỷ
XIX
1.2.1. Q trình thực dân Pháp xâm lược Gia Định


19
Sau khi nổ súng tấn công vào Đà Nẵng (1858), Pháp khơng thể tiến sâu vào
nội địa vì gặp phải sự chống trả kịch liệt của quân dân Việt Nam. Bên cạnh đó,
do khơng hợp với thời tiết, khí hậu nên quân Pháp gặp nhiều tổn thất lớn. Đứng
trước tình hình đó buộc Pháp phải thay đổi chiến lược tấn công, chuyển hướng
tấn công vào Gia Định.
Khi tấn công vào Gia Định, ngoài lý do sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng, Pháp
cịn có một lý do khơng kém phần quan trọng đó là: Gia định là vựa lúa lớn của
Nam kỳ và cả nước, nếu chiếm được Gia Định, Pháp sẽ cắt được nguồn tiếp tế
lúa gạo của triều đình Huế và biến nơi đây thành khu vực hậu cần tại chỗ của
quân đội viễn chinh Pháp. Mặt khác, mục đích của Pháp cịn nhằm phá uy tín
của triều đình Huế với Campuchia và Xiêm, khiến cho hai nước này nhân đó
chống lại Việt Nam.
Kế thừa truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của
dân tộc, ngay sau khi Pháp nổ súng tấn công Gia Định (1859), nhân dân Hóc
Mơn đã sát cánh cùng nhân dân Sài Gòn - Gia Định đứng lên chiến đấu chống
lại thực dân Pháp xâm lược dưới ngọn cờ của các sĩ phu yêu nước tiến bộ.
Ngày 9/2/1859, quân Pháp với 8 tàu chiến kéo tới Vũng Tàu, sau khi tiến
vào lịng sơng Lịng Tàu liền bị trúng đạn của quân ta. Ngày 15/2/1859, chúng
đánh vào hai đồn Thủ Thiêm và Tân Thuận, đêm ấy chúng tấn công thành Gia
Định, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt giữa ta và Pháp. Đến ngày 18/2/1859, Pháp
chiếm được thành, chúng đốt kho thóc cháy suốt mấy ngày đêm.
Tuy chiếm được Gia Định nhưng Pháp vẫn không thể khuất phục được

nhân dân nơi đây. Cũng như ở Đà Nẵng, nhân dân Gia Định tự tay đốt nhà, dời
đi nơi khác tạo “vườn không, nhà trống” và thực hiện “bất hợp tác với giặc”.
Trong số 40 làng xung quanh thành Gia Định thì có tới 39 làng có dân đi sơ tán
tồn bộ. Họ kéo nhau xuống 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ “tị địa”, tìm nơi lập căn cứ
mới, chuẩn bị cho việc kháng chiến, khơi phục độc lập chủ quyền. Thậm chí, để
thể hiện sự kiên quyết, họ không chỉ di dời gia đình mình mà cịn di dời cả di cốt
của người thầy Võ Trường Toản từ làng Hoà Hưng, huyện Bình Dương (Hóc


20
Mơn), phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định về tỉnh Bến Tre (1865) quyết không để hài
cốt của thầy bị thực dân Pháp dày xéo. Nhiều người còn ở lại cùng nhân dân
Bến Nghé (Sài Gòn), Gia Định quyết chiến đấu cho dù vũ khí thơ sơ, áp dụng
chiến thuật đánh du kích, bằng tầm vơng, giáo mác, tấn cơng giặc gây cho giặc
Pháp thất điên bát đảo, họ hăng hái gia nhập nghĩa quân dưới sự chỉ huy của
Trương Định.
Tháng 7/1860, triều đình cử Nguyễn Tri Phương cùng Tham tán Phạm Thế
Hiển đem quân vào Gia Định, bổ sung quân số, xây dựng và củng cố đại đồn
Chí Hồ thành một chiến luỹ kiên cố để phòng giữ. Đại đồn Chí Hồ được xây
dựng trên đồn Chí Hồ “người Pháp phát âm thành “KiHoa”, rồi người Việt một số lính đọc theo lối Tây và dần dần Chí Hồ mang tên mới là Kỳ Hồ” [9;
54]. Đại đồn Chí Hồ có cấu trúc hình thang với chiều dài 3km, ngang 1km
được chia thành 5 tiểu khu, tường thành được xây bằng đất sét và đá ong cao
3,5m, dày 2m, xung quanh có rất nhiều lỗ châu mai. Ngồi thành là hào sâu cắm
đầy chơng, có 150 đại bác được bố trí quanh thành, số qn đóng ở đại đồn gồm
30.000 qn; 20.000 là qn chính quy, cịn 10.000 là dân qn [25; 251].
Cách đại đồn Chí Hồ vài ba cây số về phía đằng sau, đồn Thuận Kiều là
nơi chứa quân lương, vật dụng để tiếp viện cho đại đồn Chí Hồ. Đồn Thuận
Kiều do nghĩa qn Trương Định chỉ huy, nằm án ngữ trên con đường đi Hóc
Mơn - Tây Ninh. Trong thời gian này, nhân dân vùng Mười Tám Thơn Vườn
Trầu (Hóc Mơn - Bà Điểm) vừa tham gia xây dựng đại đồn Chí Hồ, vừa củng

cố đồn Thuận Kiều và tham gia nghĩa quân Trương Định, chiến đấu ngày đêm
gây cho quân Pháp nhiều tổn thất.
Ngày 24/3/1861, Pháp tập trung hơn 50.000 quân cùng 50 tàu thuyền tấn
cơng đại đồn Chí Hồ. Do khơng chịu nổi sức công phá của đại bác địch, quân
nhà Nguyễn rút về Biên Hồ, chỉ cịn lại dân qn u nước - đa số là nông dân
vùng ngoại thành rút về củng cố đồn Thuận Kiều. Nghĩa quân của Trương Định
đã chiến đấu vô cùng quyết liệt nhưng do lực lượng quá mỏng và vũ khí thơ sơ,
tầm sát thương yếu, sức công phá hạn chế nên nghĩa quân không thể cầm cự


×