Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm kinh nghiệm dạy phân môn tập đọc lớp 5 cho học sinh vùng dân tộc thiểu số theo hướng phân hóa đối tượng học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.44 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT KỲ SƠN
TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC&THCS PHÀ ĐÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Kinh nghiệm dạy phân môn Tập đọc lớp 5 cho học sinh
vùng dân tộc thiểu số theo hướng phân hóa đối tượng học sinh.
Lĩnh vực: Mơn Tiếng việt
Ngành: Tiểu học

Người thực hiện: Nguyễn Quốc Khánh
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT Tiểu học&THCS Phà Đánh
Năm học: 2013 - 2014
ĐT: 01666129579

1


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang

I. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................................................................. 2
II. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................................................................ 3
III. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................................................................ 3
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................................................................................
3
V. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................................................................... 4
VI. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................................................... 4
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................................................................................... 5


II. CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................................................................................. 6
1. Nguyên nhân ....................................................................................................................................................................................... 6
2. Thực trạng ............................................................................................................................................................................................. 6
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG, PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH..................................................................... 8
1. Tự chủ nắm bắt đối tượng và phân loại học sinh ...................................................................................... 8
2. Điều chỉnh nội dung và thời lượng dạy học phù hợp đối tượng học sinh...................... 9
3. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối tượng học
sinh .....................................................................................................................................................................................................................14
4. Rèn kĩ năng đọc phù hợp từng đối tượng học
sinh.................................................................................17
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................................................................................................ 21
C. KẾT LUẬN................................................................................................................................................................................... 22
* Ý kiến đề xuất................................................................................................................................................................................... 23
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................................................................... 25

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để nâng cao chất lượng dạy học các mơn học nói chung và phân mơn Tập
đọc nói riêng thì mỗi giáo viên cần phải dạy học theo hướng phân hóa, quan tâm
đến mọi đối tượng học sinh (HS) trong lớp. Giáo viên phải làm sao để trong
cùng một tiết dạy, học sinh yếu kém không bị quá tải hay bỏ rơi, học sinh khá
giỏi hứng thú học tập và phát huy hết khả năng, sở trường của mình. Đây là một
việc làm khó khăn đối với giáo viên tiểu học nói chung và giáo viên giảng dạy
lớp 5 nói riêng.
Theo GS Nguyễn Bá Kim: “Dạy học phân hoá xuất phát từ sự biện chứng
thống nhất và phân hoá, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích

dạy học, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của
từng cá nhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi
nhọn”, giữa phổ cập với nâng cao trong dạy học”.
Như vậy có thể xem dạy học phân hố là một hình thức dạy học mà người
dạy dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích cũng như các điều kiện học
tập của mỗi cá nhân người học. Từ đó điều chỉnh cách dạy phù hợp nhằm phát
triển tốt nhất từng cá nhân người học đảm bảo hiệu quả giáo dục cao nhất. Dạy
học phân hoá được coi là một hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
huy tính tích cực cho tất cả đối tượng học sinh. Trong dạy học phân hoá, giáo
viên cần sử dụng các biện pháp để đưa những học sinh yếu kém đạt được những
yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đồng thời phát huy hết khả năng, sở
trường của học sinh khá, giỏi nhằm tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui
trong học tập. Như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “Dạy học khơng phải là
chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”.
Dạy học phân hóa địi hỏi người giáo viên phải xác định rõ những nội
dung cơ bản, cần thiết của mỗi bài học, chuẩn KT-KN của bài học đến đâu, mức
độ cần đạt cho từng đối tượng học sinh là gì?
Để giải quyết vấn đề này, ngày 13/02/2006 Bộ giáo dục và Đào tạo ban
hành Công văn số 896/ BGD&ĐT- GDTH “Về việc hướng dẫn điều chỉnh việc
dạy và học cho học sinh tiểu học”; Cùng với Quyết định số16/2006 BGD&ĐT
ban hành ngày 05/05/2006 “Về việc chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu
học”. Tiếp sau đó là công văn 5842/ BGD&ĐT ban hành 01/09/2011 “Về việc
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học phù hợp với chuẩn kiến
thức, kĩ năng, phù hợp với thực tế của nhà trường”. Mặc dù, những năm học gần
đây phòng Giáo dục&đào tạo, các nhà trường đã triển khai đến tận các giáo viên
3


để nắm bắt hết tinh thần các công văn này. Tuy nhiên, giáo viên chưa linh hoạt,
sáng tạo trong việc điều chỉnh nội dung, thời lượng cũng như phương pháp dạy

học theo hướng phân hóa. Giáo viên vẫn xem chương trình hiện hành và nội
dung SGK là nội dung dạy học cho tất cả đối tượng học sinh. Chưa tự chủ trong
việc phân hóa đối tượng HS để lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù
hợp với từng đối tượng HS. Trong quá trình soạn bài, giáo viên còn dựa vào nội
dung SGV hoặc thiết kế bài giảng để thiết kế bài giảng áp dụng vào dạy học lớp
của mình.
Thực tế việc dạy học phù hợp với đối tượng học sinh (dạy học phân hóa)
được các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao. Đặc biệt là ngành giáo dục vùng miền
núi, nơi mà đa số học sinh là người dân tộc thiểu số. Trong lớp đơn đã có nhiều
đối tượng với trình độ khác nhau (có thể 3- 4 nhóm trình độ), với lớp ghép cịn
có nhiều đối tượng với nhiều trình độ khác nhau hơn nữa (5-6 nhóm trình độ).
Thực tế các nhà trường đã chỉ đạo và nói rất nhiều việc dạy học phân hóa (dạy
học phù hợp đối tượng học sinh theo hướng tự chủ) nhưng một số giáo viên do
trình độ chun mơn hạn chế nên chưa thực hiện tốt điều này, dẫn tới chất lượng
học sinh đang còn thấp. Do vậy, dạy học phân hóa đối với mơn Tiếng việt nói
chung và phân mơn Tập đọc nói riêng là hết sức quan trọng.
Tập đọc là phân mơn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình Tiếng việt
bậc Tiểu học (đó là rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe, nói). Thơng qua
phân mơn Tập đọc bồi dưỡng cho hoc sinh tình u Tiếng việt và hình thành
thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra cịn giúp các em học
tốt các mơn khác như: Tập làm văn, Luyện từ và câu, Chính tả, Tốn ...
Trong nhiều năm liền tôi được phân công giảng dạy lớp 5, lớp có 100%
học sinh là người dân tộc Thái. Trong q trình dạy học phân mơn Tập đọc lớp
5, việc dạy học phân hóa phù hợp đối tượng học sinh được tôi thực hiện thường
xuyên trong các bài học. Đây là một quá trình nghiên cứu và thể nghiệm trong
suốt cả năm học, thậm chí trong nhiều năm học để đúc rút kinh nghiệm. Xuất
phát từ lí do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “ Kinh nghiệm dạy phân môn
Tập đọc lớp 5 cho học sinh vùng dân tộc thiểu số theo hướng phân hóa đối
tượng học sinh”.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học, đặc biệt
là các trường tiểu học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Đồng thời giúp giáo viên biết
định hướng lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5
phù hợp với đối tượng học sinh theo chuẩn KT-KN.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4


Thực trạng của việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phân môn Tập đọc
lớp 5 theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Tính hiệu quả và các giải pháp khắc
phục.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng và lí giải việc lựa chọn nội dung, thời lượng, phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phân hóa là hết sức quan trọng.
Đề xuất và thử nghiêm một số giải pháp về việc lựa chọn nội dung, thời
lượng, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phân hóa.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2. 1. Phương pháp điều tra
Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh cịn yếu về mơn
Tập đọc.
Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Tập đọc kém hiệu quả dẫn tới HS
chưa đạt chuẩn KT-KN.
2. 2. Phương pháp quan sát, đàm thoại
Thực hiện để khảo sát, dự giờ dạy thể nghiệm theo hướng phân hóa phù hợp
với đối tượng học sinh ở các lớp.
2. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Dùng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đề xuất.
2. 4. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm.
2. 5. Phương pháp tìm hiểu tài liệu
Tìm hiểu QĐ16, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học
lớp 5, Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lớp 5, SGK Tiếng Việt 5, SGV Tiếng
Việt 5, PPDH các môn học lớp 5 …
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 5A- Trường PTDTBT Tiểu học & THCS Phà Đánh, huyện Kỳ
Sơn.
5


Nội dung và phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo chuẩn KTKN, SGK Tiếng việt 5, SGV Tiếng việt 5, các công văn hướng dẫn dạy học phù
hợp với đối tương học sinh.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Mục tiêu phân mơn Tập đọc lớp 5
Trong chương trình Tiểu học mục tiêu của mơn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là
hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông
qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy. Nó cung cấp
cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng việt và những hiểu biết sơ giản về
xã hội, tự nhiên, con người, văn hoá Việt Nam. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt góp phần hình
thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. Phân môn Tập đọc là một trong
những phân mơn quan trọng bởi vì có học tốt phân mơn tập đọc thì mới học tốt các
phân mơn khác như: Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Tốn, ...
Mục tiêu của phân môn Tập đọc là đọc đúng, rành mạch, lưu loát bài văn,
bài thơ (khoảng 120 tiếng/phút), đọc diễn cảm bài văn, bài thơ ngắn, hiểu được nội

dung, ý nghĩa của bài đọc.
2. Kĩ năng, kiến thức cần đạt đối với phân môn Tập đọc lớp 5
2.1. Kĩ năng:
Đọc đúng lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, kịch, văn xi), hành chính,
khoa học, báo chí ... có độ dài khoảng 250-300 chữ với tốc độ 100-120 chữ/phút;
Biết đọc thầm bằng mắt với tốc độ nhanh hơn lớp 4 (khoảng 120-140
tiếng/phút; Biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn.
2.2. Kiến thức
Nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản;
Nhận biết ý chính của từng đoạn trong văn bản;
Phát hiện các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ,
trích đoạn kịch được học;
Biết nhận xét nhân vật trong văn bản tự sự;
Biết phát biểu ý kiến cá nhân về cái đẹp của văn bản đã học;
Biết tóm tắt văn bản tự sự đã học.
6


3. Dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng
Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu là đạt
được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng.
Việc khai thác kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của
từng đối tượng HS.
Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các
hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với trình độ HS, với điều
kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
Sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, khoa
học, linh hoạt phù hợp với từng đối tượng học sinh trong từng bài học.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Ngun nhân

Qua tìm hiểu thực tế một số trường, tơi được biết sự chỉ đạo về việc thực
hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh theo hướng tự chủ chưa thực sự quyết
liệt, sát sao. Mặc dù đã có nhiều cuộc tập huấn và hội thảo về việc dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh theo hướng phân hóa đối tượng HS. Tuy nhiên, các nhà
trường đã tổ chức dạy thể nghiệm để đúc rút kinh nghiệm còn ít nên giáo viên chưa
học hỏi được nhiều.
Một số GV sợ đánh giá tiết dạy không đúng phương pháp nên còn e dè
trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học.
Năng lực chuyên môn một số giáo viên còn hạn chế nên chưa linh động,
sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy hoc.
Trong các dịp hè trong các nhà trường chưa dành nhiều thời gian để tập
huấn, hội thảo các nội dung cụ thể cho từng môn học, từng bài hoc của các lớp về
việc dạy học phân hóa.
Do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp nên ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục.
Chưa có các phương tiện, kỹ thuật hiện đại để làm cho giờ học sinh động
hơn và tạo hứng thú, sự tích cực ở người học.
Do địa bàn của trường bị ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, sử dụng
tiếng mẹ đẻ còn nhiều nên học sinh phần lớn phát âm chưa đúng.
2. Thực trạng
Giáo viên còn vận dụng rập khuôn phương pháp truyền thống để dạy học
cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.
7


Chưa tự chủ điều chỉnh thời gian, nôi dung và phương pháp dạy học phân
môn Tập đọc để phù hợp đối tượng học sinh. Khi thiết kế bài giảng, giáo viên chưa
nghiên cứu kĩ nội dung bài từng tiết học để điều chỉnh cho nội dung, thời lượng và
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng HS của lớp mình.
Chưa nhận thức đúng việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học theo

hướng phân hóa đối tượng học sinh.
Chưa phân loại đối tượng HS lớp mình thật cụ thể, nhận định đúng về năng
lực của từng học sinh.
Trong giờ tập đọc, giáo viên chưa linh hoạt sửa lỗi phát âm sai cho học sinh
theo vùng miền, từng cá nhân mà chỉ sửa sai những từ trong SGV đã hướng dẫn.
Giáo viên còn nặng về phương pháp hiện hành, không dựa vào năng lực của từng
học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và đọc hiểu. Việc rèn đọc cho học
sinh còn hạn chế, chưa chú ý rèn đọc khi phát âm sai, ngắt nghỉ chưa đúng, kĩ năng
đọc diễn cảm. Giáo viên cịn dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu nội dung bài
nên số lượng học sinh được đọc cịn ít (đặc biệt là học sinh yếu kém).
Một số GV vẫn yêu cầu học sinh yếu kém (HSYK) phải luyện đọc cả bài,
luyện đọc diễn cảm hoặc tham gia tìm hiểu bài trong khi các em mới biết đọc dịch.
Một số giáo viên còn dạy hết nội dung của một tiết Tập đọc trong thời gian
35- 40 phút nên thời gian dành cho học sinh luyện đọc cịn ít.
Chưa dành nhiều thời gian cho HSYK luyện đọc cá nhân hoặc cịn bỏ rơi
HSYK.
Trong q trình tìm hiểu bài một số câu hỏi cịn q khó, dài giáo viên vẫn
dùng để hỏi HS mà không tách thành các câu hỏi nhỏ.
Một số học sinh còn phát âm sai phụ âm đầu, dẫn tới phát âm sai tiếng, từ.
Ví dụ: Bố mẹ phát âm sai: l/đ; t/tr thì con cái phát âm cũng rất dễ sai như vậy (“đờ”
phát âm “lờ”; “đã” đọc “lá”; “trầm” đọc là “tầm”...)
Một số HS vẫn chưa biết đọc hoặc đọc chưa lưu loát, ngắt nghỉ còn bừa bãi,
nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện và chưa hiểu được nội dung của bài đọc.
Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc diễn cảm để
thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính cách của các nhân
vật như: đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc.
Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc của
giáo viên, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập.
Mơt số học sinh chưa chiụ khó suy nghĩ để trả lời các câu hỏi có liên quan
đến nội dung bài nên chưa nắm được nội dung bài tập đọc.

8


Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa có, khơng luyện đọc bài trước khi
đến lớp. Đầu năm học 2013 - 2014, tôi được phân công giảng dạy lớp 5. Sau một
tuần dạy học, tôi tiến hành khảo sát kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu của học
sinh.
Cụ thể kết quả như sau:
Kết quả khảo sát phân môn Tập đọc
(Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu)
Lớp

5A

Tổng
số học
sinh
14 em

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

TL


SL

TL

SL

TL

SL

TL

(em)

%

(em)

%

(em)

%

(em)

%

0


0

3

21,4

7

50

4

28,6

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH.
1. Tự chủ nắm bắt đối tượng và phân loại học sinh
Để dạy học phân hóa đối tượng theo hướng tự chủ, trước hết giáo viên cần
nắm được kĩ năng đọc của từng em. Có bao nhiêu em đạt chuẩn, bao nhiêu em
chưa đạt chuẩn? Thiết kế bài dạy như thế nào để phù hợp với thực tế là điều quan
trọng nhất. Sau khi nhận lớp, mặc dù chuyên môn nhà trường chưa khảo sát chất
lượng đầu năm học nhưng tôi đã chủ động khảo sát kĩ năng đọc thành tiếng và đọc
hiểu của học sinh. Dựa vào kết quả khả sát, kết hợp quá trình giảng dạy hàng ngày
và tham khảo thêm các giáo viên giảng dạy những năm trước để phân loại đối
tượng học sinh.
Qua các kênh thông tin trên, tôi xác định được những em nào cần giáo dục
để đạt đến chuẩn. Các đối tượng này trong từng tiết học được chú ý kèm cặp.
Những em đạt chuẩn ở mức vững chắc thì lại phân công giúp đỡ cho những HS
yếu. Với đối tượng HS giỏi, tôi tận dụng hết thời gian để giúp các em phát triển hết

khả năng của mình.
Ví dụ: Đề khảo sát phân môn tập đọc lớp 5 đầu năm học.
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): Học sinh bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc
đã học ở lớp 4 từ tuần 19 đến tuần 34 (Sách Tiếng Việt 4 - Tập 2)
II. Đọc hiểu (5 điểm): Dựa vào nội dung bài tập đọc “Tiếng cười là liều thuốc bổ”,
SGK Tiếng Việt 4 (tập 2), em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý
đúng:
9


Câu 1: Động vật duy nhất biết cười là:
a. Khỉ

b. Báo

c. Bị

d. Con người

Câu 2: Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ?
a. Vì khi cười, cơ thể mặt thư giản làm cho con người khỏe khoắn.
b. Vì khi cười, não tiết ra chất làm cho con người sảng khoái.
c. Vì khi cười, cơ thể mặt thư giản, não tiết ra chất làm cho con người sảng
khoái.
Câu 3: Người ta tìm cách để tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
a. Để bệnh nhân bớt đau.
b. Để đem lại niềm lạc quan yêu đời cho bệnh nhân.
c. Rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm tiền cho nhà nước.
Câu 4: Qua bài học này, em rút ra được điều gì?
a. Trong cuộc sống, chúng ta có thể cười ở mọi nơi, mọi lúc để phát triển

thể chất.
b. Cần phải biết sống vui vẻ, cởi mở với mọi người xung quanh.
c. Chúng ta có thể cười thỏa mái trong lớp học.
Sau khi có kết quả khảo sát, tơi tiến hành phân loai đối tượng học sinh để lựa
chọn nội dung phù hợp để dạy học.
2. Điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học phù hợp đối tượng học sinh.
Căn cứ vào “Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học” (Ban hành theo
Quyết định số 16/ 2006/ QĐBG&ĐT ngày 05/ 5/ 2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT);
công văn 896 “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu
học”, tôi đã xác định mục tiêu cần đạt đối với phân môn Tập đọc trong từng bài,
từng tiết học. Để đạt được mục tiêu đó, tơi đã phải trăn trở, suy nghĩ nên thiết kế
bài giảng như thế nào cho phù hợp cả nội dung lẫn thời lượng để dạy học phân
hóa. Từ đó xây dựng nội dung bài học vừa bám sát chuẩn KT-KN, vừa mang lại
hiệu quả học tập. Mỗi giờ lên lớp không phải lo đối phó với nội dung bài dài và
thời lượng không đủ để thực hiện hết nội dung bài.
Trên tinh thần đó, những năm học vừa qua tơi thốt ly khỏi SGV Tiếng việt
5 và Thiết kế bài giảng Tiếng việt 5 để soạn giảng. Tự chủ điều chỉnh một số nội
dung và thời lượng cho phù hợp với từng đối tượng HS.
2.1. Tự chủ điều chỉnh nội dung dạy học:
10


Trong dạy học theo hướng phân hóa đối tương học sinh, giáo viên cần phải
sáng tạo và linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung dạy học để mang lại hiệu quả
cao nhất.
Việc lựa chọn nội dung dạy học gắn liền với phân loại đối tượng học sinh.
+ Phần luyện đọc nối tiếp đoạn:
Khi dạy phần luyện đọc nối tiếp đoạn với học sinh yếu - kém, không yêu cầu
các em phải đọc cả đoạn, có thể đọc một số câu trong đoạn sau đó yêu cầu HS khác
đọc hết đoạn. Bởi vì tốc độ đọc các em cịn chậm nên HS đọc hết cả đoạn thì mất

nhiều thời gian. Số HS còn lại phải đọc hết cả đoạn, yêu cầu phải đọc đúng, lưu
loát cả bài; HS khá, giỏi phải đọc trơi chảy, tiến tới đọc diễn cảm.
Ví dụ: Dạy bài: “Một chuyên gia máy xúc” (Tuần 5).
Tôi chia bài này làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu ....đến êm dịu
Đoạn 2: Tiếp đến thân mật.
Đoạn 3: Phần còn lại.
Phần đọc nối tiếp đoạn HSYK không yêu cầu các em đọc hết cả đoạn mà
nhờ học sinh khác giỏi đọc giúp cho hết đoạn, số học sinh còn lại yêu cầu đọc hết
cả đoạn.
+ Phần luyện đọc từ khó:
Các từ khó mà SGK, SGV và thiết kế bài giảng đưa ra là dùng chung cho tất
cả đối tượng học sinh trên cả nước. Tuy nhiên đối với học sinh là người dân tộc
Thái ở địa bàn tôi giảng dạy các em thường phát âm sai các tiếng có phụ âm đầu
l/đ hoặc t/tr. Do đó khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần liệt kê các từ dự kiến các
em có thể phát âm sai khi đọc trong bài để luyện đọc từ khó.
Ví dụ 1: “lá” phát âm là “đá”...; “đó” phát âm là “ló”...; “trơng” phát âm là
“tơng”
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tuần 1), tôi dự
kiến học sinh sẽ phát âm sai các từ sau: mùa đông, làng quê, trông thấy, lắc lư,
chuỗi, lơ lửng, đi áo... Vì những từ nay có phụ âm đầu là l, đ, tr mà học sinh tôi
hay phát âm sai.
Đối với các từ này, học sinh thường phát âm lẫn lộn âm l với âm đ.
+ Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ sau:
Lá, lấp ló, lầm lỗi, lẫn lộn, lấp lánh, lọt lòng, lầy lội, lập loè, lừng lẫy, lam
lụng, lai láng, lạnh lẽo, lanh lảnh, lành lặn,...
11
Tải bản FULL (file word 25 trang): bit.ly/3qVJJhc
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net



+ Luyện phát âm đúng âm “đ” trong các từ:
Đó, đã, đôi, đấy, đồng, đầu ...
+ Luyện cả âm “l và đ”: đó là, đã làm, ...
+ Phần tìm hiểu bài:
Qua giảng dạy lớp 5 nhiều năm nay, tôi thấy một số bài tập đọc có những
câu hỏi rất khó đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số. Hoặc một số câu hỏi không
liên quan nhiều đến nội dung bài học. Để làm được điều này, giáo viên cần phải
linh hoạt tách một số câu hỏi khó thành các câu nhỏ và bỏ một số câu hỏi không
liên quan nhiều đến nội dung bài.
Ví dụ 1: Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ ( Tuần 11)
Hệ thống câu hỏi được SGK đưa ra như sau:
Câu 2: Mỗi loài cây trên ban cơng nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
Câu 3: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho
Hằng ở nhà dưới biết?
Câu 4: Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
Nhìn chung hệ thống câu hỏi đưa ra trong bài chưa thực sự phù hợp với trình
độ học sinh vùng dân tộc thiểu số nên khi dạy giáo viên cần thay đổi như sau:
- Đối với câu 2, đây là một câu hỏi khái quát, với nội dung khá dài. Do đó để
giúp học sinh nắm rõ được đặc điểm của từng lồi cây, giáo viên có thể tách thành
các câu hỏi nhỏ sau:
+ Lá của cây quỳnh có đặc điểm gì? (Lá của cây quỳnh dày, giữ được nước)
+ Cây hoa ti gơn có đặc điểm gì? Thân của nó thuộc loại thân gì? (Cây hoa ti
gơn thích leo trèo, có những cái râu thị ra ngọ nguậy như những cái vịi voi bé xíu,
một cành của nó quấn chặt vào cây hoa giấy. Thân của nó thuộc loại thân leo).
+ Búp của cây đa Ấn Độ có đặc điểm gì? (Búp của cây đa Ấn Độ đỏ hồng
nhọn hoắt và khi đủ lớn thì xoè thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp
mới...)
Nếu không tách thành các câu hỏi nhỏ như trên thì học sinh khó có thể nhận
biết được đặc điểm nổi bật của từng loại cây.

- Đối với câu 3, đây là một câu hỏi tương đối khó với học sinh. Để tìm ra
được nội dung câu trả lời học sinh phải hiểu được điều Thu chưa vui là do Hằng cứ
bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. Vì vậy khi thấy chim về đậu ở ban cơng
Thu phải báo ngay cho Hằng để chứng minh cho Hằng biết khu vườn nhà Thu
đúng là vườn. Theo Thu thì: “Ban cơng có chim về đậu tức là vườn rồi”. Việc làm
12
Tải bản FULL (file word 25 trang): bit.ly/3qVJJhc
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net


đó quả thật rất khó đối với học sinh, thay cho câu trả lời đúng chắc chắn sẽ có
nhiều học sinh đọc lại toàn bộ đoạn “Một sớm chủ nhật... tức là vườn rồi!” mà bỏ
qua mất điều cần nêu cho câu hỏi đó là “Có điều Thu chưa vui... khơng phải là
vườn”.
Vì vậy khi dạy giáo viên cần phải tách câu hỏi đó thành các câu hỏi nhỏ
sau:
+ Thu đã phát hiện ra điều gì khác tại ban cơng nhà mình? (Thu đã phát
hiện ra chú chim lơng xanh biếc xà xuống cành lựu ...)
+ Điều đó đã giúp Thu muốn nói với Hằng biết điều gì? (Điều đó đã giúp
Thu cho Hằng biết ban công nhà Thu cũng là vườn bởi vì có chim về đậu).
+ Theo em thì Thu nói có đúng khơng, tại sao? (Đối với câu hỏi này giúp
các em liên hệ thực tế, sẽ có nhiều đáp án khác nhau tuỳ theo cách hiểu của mỗi
học sinh, giáo viên nên giúp học sinh hiểu thế nào là vườn và cho các em biết
ban công nhà Thu cũng là một khu vườn nhỏ).
- Đối với câu hỏi 4, việc giúp học sinh hiểu được nội dung câu thành ngữ
đó khơng khó nhưng để các em liên hệ được rằng ban công nhà Thu là một khu
vườn tuyệt vời thì là một việc khơng dễ. Do đó sau khi học sinh trả lời câu hỏi
giáo viên cần bổ sung thêm câu hỏi có nội dung sau: “Em có nhận xét gì về câu
nói của ơng Thu.” hoặc “Câu nói của ơng Thu cho em biết ban công nhà Thu là
một nơi như thế nào?” (Ban công của nhà Thu là một nơi rất đẹp, rất tuyệt

vời...)
Ví dụ 2: Bài: Đất nước ( Tuần 27)
Hệ thống câu hỏi trong SGK được đưa ra như sau:
Câu 1: “Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà
buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
Câu 2: Cảnh đất nước trong mùa thu mới được miêu tả trong khổ thơ thứ
ba đẹp như thế nào?
Câu 3: Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của
dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?
Cũng như ở ví dụ 1, nhìn chung hệ thống câu hỏi đưa ra ở đây chưa thực
sự phù hợp với trình độ học sinh vùng dân tộc thiểu số nên khi dạy giáo viên
cần thay đổi như sau:
Ở câu hỏi 1, trong câu hỏi đã nêu rõ “Những ngày thu đã xa” được tả
trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Do đó học sinh phải nêu rõ được những
hình ảnh đẹp và những hình ảnh buồn. Nếu khơng có thêm câu hỏi phụ, sẽ rất ít

4076909

13



×