Sức khỏe sinh sản-vô sinh.
I. Mở đầu.
Tại Việt Nam, thống kê dân số trong những khoảng năm 80 cho thấy tỷ lệ vô
sinh ở những cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản là 7% - 10% trong tổng dân số của cả
nước.
Hiện nay, thì tỉ lệ này đã tăng lên cứ 100 cặp vợ chồng thì có 15 cặp không thể
có con, không chỉ dừng lại ở con số này và tỉ lệ này đang có chiều hướng gia tăng
mạnh.
1
.
Con số đó là hoàn toàn đáng báo động vì sự tồn vong cũng như sự phát triển
vững mạnh của một đất nước đều luôn luôn rất cần sự đóng góp của các thế hệ trẻ
mai sau. Đây chính vì vấn đề cấp thiết trong cuộc sống hiện nay khi mà trong môi
trường mà có quá nhiều các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và đặc biệt
là sức khỏe sinh sản nói riêng.
Thấy được sự cần thiết của vấn đề này, nên nhóm đã tập trung vào việc tìm hiểu
nguyên nhân cũng như nhấn mạnh vào yếu tố môi trường xã hội nhằm củng cố, tìm
hiểu thêm về kiến thức sức khỏe môi trường nhằm phục vụ tốt hơn cho ngành học
của nhóm.
II. Tổng quan.
A. Tỉ lệ nguyên nhân vô sinh ở Việt Nam.
Số liệu từ bệnh viện Từ Dũ 6/2009
B. Khái niệm về sức khỏe sinh sản.
Hội nghị quốc tế về phát triển dân số ICPD đã đưa ra định nghĩa sức khoẻ sinh
sản như sau: "Sức khoẻ sinh sản là một tình trạng hài hoà về thể lực, tinh thần và xã
hội chứ không phải chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay tàn phế trong tất cả
những vấn đề liên quan đến tình dục và hệ thống sinh sản của con người, những
chức năng và quá trình hoạt động của nó"
1
Theo GS-TS Trần Quán Anh, chuyên gia đầu ngành về bệnh nam học ( bệnh viện Việt Đức – Hà Nội)
1
Sức khỏe sinh sản-vô sinh.
Sức khỏe sinh sản bao gồm 3 nội dung:
• Hệ thống các cơ quan sinh dục nam và nữ không bị bệnh và thực hiện tốt
chức năng của chúng.
• Chức năng tình dục của hệ thống các cơ quan sinh dục: đảm bảo hài hoà
về thể lực, tinh thần và xã hội trong hoạt động tình dục.
• Chức năng sinh sản của các cơ quan sinh dục: đảm bảo sự hài hòa về thể
lực, tinh thần và xã hội trong hoạt động sinh sản.
C. Định nghĩa vô sinh.
Tất cả những người trong độ tuổi sinh sản (từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh đối
với nữ và từ tuổi dậy thì trở đi đối với nam), có quan hệ tình dục thường xuyên (2 -
3 lần/tuần), không sử dụng biện pháp tránh thai mà không thụ thai trong vòng 12
tháng được gọi là vô sinh.
III. Các biểu hiện của hiện tượng vô sinh
A. Nam giới.
Tình trạng Tổng tinh trùng Tỉ lệ chuyển
động
Tỉ lệ hình thái bình
thường
Bình thường
>48 triệu/mL >63% >12%
Hiếm muộn
nhẹ
<13 triệu/mL <32% <9%
Trích từ tài liệu tham khảo [1]
Về tinh trùng như: tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu và tinh trùng dị dạng,
không có tinh trùng trong tinh dịch.
Về tinh dịch như: tinh dịch quá lỏng hay quá đặc, thiếu các chất dinh dưỡng cần
thiết để cho tinh trùng tồn tại trước khi thụ tinh, trong tinh dịch tồn tại các chất độc
chất.
Về cơ chế xuất tinh như: xuất tinh ngược dòng (tinh trùng không được phóng ra
ngoài mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài), không xuất
tinh được (tắc ống dẫn tinh, rối loạn cương, liệt dương).
Các biểu hiện khác như có kháng thể kháng tinh trùng trong huyết thanh hay tinh
dịch. Kháng thể kháng tinh trùng trong chất nhầy cổ tử cung.
2
Sức khỏe sinh sản-vô sinh.
Hình 1. Tinh dịch bình thường
B. Nữ giới.
Về ống dẫn trứng:
- Do nhiễm khuẩn
Lao, lậu cầu
Nhiễm các vi khuẩn thông thường qua việc hút thai, phá thai to, đặt vòng tránh
thai…
Nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo -> buồng tử cung -> vòi trứng
- Do viêm nhiễm trong ổ bụng
Viêm ruột thừa-nhất là bị vỡ mủ
Viêm dính vùng chậu do Chlamydia
- Do lạc nội mạc tử cung gây dính vòi trứng, buồng trứng, tử cung.
- Do triệt sản
Về rối loạn phóng noãn
- Do suy vùng dưới đồi (yếu tố tâm lý, tổn thương não)
- Suy, u tuyến yên
- U tuyến yên
- Suy sớm buồng trứng (buồng trứng chấm dứt hoạt động trước tuổi 40)
- Buồng trứng đa nang, không có buồng trứng.
- Rối loạn kinh nguyệt (vô kinh hay thiểu kinh)
Về tử cung
- Không có tử cung (Không có tử cung và âm đạo bẩm sinh, teo âm đạo bẩm
sinh)
- Dính buồng tử cung (nạo hút niêm mạc tử cung quá sâu, lao nội mạc tử cung)
3
Sức khỏe sinh sản-vô sinh.
- Nhân xơ tử cung dưới niêm mạc hay u xơ tử cung lo đẩy lồi vào buồng tử cung
- Polip buồng tử cung
Về cổ tử cung
- Do chất nhầy cổ tử cung giảm số lượng hay chất lượng
- Do chất nhầy cổ tử cung có nhiều bạch cầu, hậu quả của viêm mãn.
- Do cổ tử cung hở eo trên các bệnh nhận có tiền căn nong cổ tử cung.
- Do cổ tử cung chít hẹp trên các bệnh nhân có mẹ dùng DES trong quá trình
mang thai.
Tinh trùng và trứng bình thường
IV.Các nguyên nhân gây nên vô sinh.
IV.1. Các yếu tố di truyền.
A. Nam giới.
Klinefelter bệnh nhân mắc hội chứng có nhiểm sắc thể giới tính là XXY, dẫn
tới sự phá hoại lớp tubules seminiferous trong tinh hoàn trong khi ở tuổi dậy thì.
Bệnh nhân sinh ra chỉ có một hay không có tinh hoàn.
Dương vật bị dị dạng ( cong, lệch, gãy gập) dẫn đến không thể QHTD (Quan
hệ tình dục)
Ẩn tinh: thông thường tinh hoàn theo hai cái ống hai bên xuống bìu nhưng
lúc này một hay hai tinh hoàn còn nằm ở trong bụng nếu để lâu dễ bị ung thư
tinh hoàn.
Cystic fibrosis bệnh nhân thường có mất tích hoặc gây cản trở nghiêm
deferens vas (các ống mang tinh trùng) và vì vậy một số tinh trùng thấp.
4
Sức khỏe sinh sản-vô sinh.
Ở người mắc hội chứng Kartagener, các phế quản thường bị viêm nhiễm từ
lúc còn là bào thai. Hội chứng Kartagener làm cho đường hô hấp trên và dưới bị
viêm nhiễm tái phát, điều trị mãi không đỡ. Đó là nguyên nhân gây viêm các
xoang mặt và phế quản ngày càng bị giãn nhiều. Người bệnh có thể bị vô sinh
do cấu trúc của cơ quan sinh dục không bình thường.
B. Nữ giới
Người bị hội chứng Turner thì cặp NST giới tính là XO, không thể thụ thai vì
tử cung hay buồng trứng bị teo không hoạt động được.
Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là rối loạn liên quan đến mất
cân bằng hormon và kháng insulin, gây nên rất nhiều triệu chứng: chu kì kinh
không đều, không có kinh, rậm lông, mụn, thừa cân, rụng tóc, buồng trứng rất
nhiều nang khi siêu âm… Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do buồng
trứng không thể sản xuất các hormon theo đúng tỉ lệ bình thường, có thể dẫn đến
trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng, thường thể hiện qua tình trạng kinh
nguyệt thưa. Bệnhdi truyền từ thế hệ trước, kết hợp với một số yếu tố từ môi
trường như lối sống, chế độ ăn .HCBTĐN là có sự tăng nồng độ hormone nam
trong máu, đặc biệt là testosterone, gây nên rậm lông, mụn...
Nhờ chất nhầy ở cổ tử cung và cấu trúc bình thường của cổ tử cung giúp tinh
trùng bơi qua dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó gây ảnh hưởng tới chất nhầy
hoặc cấu trúc của cổ tử cung làm cho tinh trùng khó sống sót và không thể bơi
qua được sẽ làm cho tỉ lệ có thai giảm.
IV.2. Các yếu tố bệnh lý.
A. Nam giới.
Các yếu tố bệnh lý ảnh hưởng tới khoảng 25% trường hợp vô sinh. Bao gồm:
Tiểu đường, bệnh tim và bệnh lý thuộc hệ thần kinh có thể gây bất lực và rối
loạn xuất tinh.
Bệnh lao có thể gây viêm mào tinh, tiền liệt tuyến từ đó làm giảm sự vận chuyển
tinh trùng. Bệnh viêm xoang mãn, viêm phế quản mãn đôi khi liên quan đến một số
bệnh lý bẩm sinh bất thường làm tinh trùng bất động hay gây ảnh hưởng ống dẫn
tinh.
Sốt: sốt quá 38,5
o
C có thể cản trở quá trình sinh tinh trong khoảng thời gian tới 6
tháng (theo WHO 1987). Những dữ kiện gần đây cho thấy sốt có thể gây tổn hại
DNA của tinh trùng. Quai bị sau dậy thì, có thể gây viêm teo tinh hoàn vì do ảnh
hưởng kết hợp của sốt cao và vi khuẩn.
5