Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN, bồi DƯỠNG NGHIỆP vụ cứu nạn, cứu hộ (dành cho lực lượng pccc cơ sở, lực lượng dân phòng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 35 trang )

TÀI LIỆU
HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ
CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Dành cho lực lượng pccc cơ sở, lực lượng dân phòng)
PHẦN I. MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ
I. Các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Cơng an quy định về cơng tác cứu
nạn, cứu hộ
- Chỉ thị 1634/CT ngày 31/8/2010 của Thủ Tướng chính phủ về “Tăng cường chỉ
đạo và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 Thủ tướng Chính phủ quy định
về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phịng cháy và chữa cháy. Theo đó, lực lượng
Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở trực tiếp
thực hiện nhiệm vụ CNCH theo các tình huống cơ bản được quy định tại điều 12 của
quyết định này và điều 11 quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu
nạn, cứu hộ.
- Kế hoạch số 165/KH-UBND, ngày 25/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về
việc thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 Thủ tướng Chính phủ
quy định về cơng tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phịng cháy và chữa cháy
- Thông tư số 65/2013/TT-BCA, ngày 26/11/2013 của Bộ Công an quy định chi
tiết thi hành một số điều của quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ
tướng chính phủ.
- Thơng tư số 20/2014/TT-BCA, ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Cơng an quy
định về quy trình cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PC&CC.
- Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cứu nạn, cứu hộ.
- Quyết định 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015.
- Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 19/11/2014 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh
đạo công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố.



1


II. Chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong công tác cứu nạn, cứu
hộ
1. Quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PC&CC tham gia
cứu nạn, cứu hộ (Điều 10 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)
- Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin các sự cố, tai nạn, yêu cầu cứu nạn, cứu
hộ.
- Tham mưu cho Bộ Cơng an và chính quyền địa phương về tổ chức thực hiện
công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy theo quy định của
pháp luật về tìm kiếm cứu nạn.
- Bảo đảm sẵn sàng về lực lượng và phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ
để tiếp nhận, xử lý thông tin các sự cố, tai nạn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo các
tình huống cơ bản được quy định tại Điều 12 Quyết định này trong phạm vi địa bàn
quản lý; xây dựng, tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; thực hiện cứu nạn, cứu
hộ theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng:
dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và
các lực lượng khác theo yêu cầu.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ; xây
dựng phong trào quần chúng tham gia cứu nạn, cứu hộ.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ
* Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ
(Điều 5 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:
1. Lực lượng dân phòng.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
* Cơ quan thường trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa
cháy (Điều 6 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là lực lượng chuyên nghiệp thường
trực cứu nạn, cứu hộ.
III. Nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở và lực lượng tại chỗ
* Nhiệm vụ của các cấp, các ngành
Ngày 25/10/2013 UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 165/KH-UBND về
thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
2


Trong đó đã giao nhiệm vụ cho các ban, ngành cụ thể về việc thực hiện, phối hợp thực
hiện trong tổ chức công tác CNCH thuộc phạm vi quyền hạn của mình.
1. Nhiệm vụ người đứng đầu cơ sở
* Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC quy định:
Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy
và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản
lý.
* Khoản 2 Điều 32 nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định:
Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên
trách hoặc không chuyên trách, các lực lượng này vừa làm nhiệm vụ PCCC vừa làm
nhiệm vụ CNCH. Người đứng đầu cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Phịng
cháy và chữa cháy, có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập và duy trì đội
phịng cháy và chữa cháy chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách. Chủ đầu
tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao có trách
nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ
sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết

định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện
và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phịng cháy và chữa cháy cơ
sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
2. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ
2.1. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng (Điều 7 Quyết định
44/2012/QĐ-TTg)
- Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trên địa bàn quản lý và tham
gia cứu nạn, cứu hộ ở địa bàn khác khi được yêu cầu.
- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ; vận động quần chúng
tham gia cứu nạn, cứu hộ.
- Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân
trên địa bàn.
- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm
vi quản lý.

3


2.2. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
(Điều 8 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)
- Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trong cơ sở và tham gia cứu
nạn, cứu hộ ở ngoài cơ sở khi được yêu cầu.
- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân
viên trong cơ sở.
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công
nhân viên trong cơ sở.
- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.
2.3. Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
chuyên ngành (Điều 9 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)
- Cứu nạn, cứu hộ ban đầu đối với các tai nạn, sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý

và tham gia ở ngoài phạm vi quản lý khi được huy động.
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho các cơ quan,
đơn vị trong ngành.
- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ,
công nhân viên trong ngành.
- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của ngành.

PHẦN II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
I. Khái niệm
1. Khái niệm theo Từ điển Tiếng Việt
4


- Cứu: Làm cho thoát khỏi mối đe dọa sự an tồn, sự sống cịn.
- Nạn: Đối tượng đã hoặc bị đe dọa đến sự sống, sự an toàn.
- Nạn nhân: Người bị nạn hay phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hoặc chế
độ bất công.
- Cứu nạn: Làm cho đối tượng gặp nạn thoát khỏi các mối đe dọa đến sự sống
hoặc sự an toàn.
- Hộ: Làm thay người khác (thường dừng sau động từ).
- Cứu hộ: Giúp đối tượng đang bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
2. Các khái niệm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về
cơng tác CNCH của lực lượng PCCC
- Tìm kiếm: là việc sử dụng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện để xác định vị
trí của người, phương tiện bị nạn.
- Cứu nạn: là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai
nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, bao gồm cả
biện pháp tư vấn, biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác.
- Cứu hộ: là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc
hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được

thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân
thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ.
- Phối hợp hoạt động tìm kiếm và CNCH: là sự thống nhất hành động; phát huy
sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để đảm bảo thực hiện hiệu quả cơng tác tìm kiếm
CNCH.
- Sự cố: là những trục trặc bất thường xảy ra ngoài sự kiểm sốt của con người,
phương tiện kỹ thuật và có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được khắc phục
kịp thời.
- Tai nạn: là những tình huống rủi ro xảy ra bất ngờ đã hoặc đang đe dọa đến sự
an toàn và sự sống của con người. Tai nạn bao gồm: Tai nạn máy bay, tai nạn tàu thuyền
trên biển, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường song, đường hầm, sập đổ nhà
cao tầng, cơng trình xây dựng…
- Thiên tai: là sự tác động của các yếu tố tự nhiên và gây ra những hậu quả xấu
đối với cuộc sống. Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn,
mưa đá, triều cường, going, sét, lốc xốy, vịi rồng, sạt lở, nước dâng, động đất, sóng
thần.
- Thảm họa: là sự tác động bất ngờ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về người và tài sản, gây tác động xấu và để lại hậu quả lâu dài đối với
đời sống xã hội và môi trường trên phạm vi rộng lớn. Chẳng hạn như: sự cố tràn dầu, sự
cố rị rỉ, phát tán hóa chất độc hại, sự cố bức xạ, thiên tai,…
5


II. Các tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng
cháy và chữa cháy (Điều 12 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)
1. Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ.
2. Có người bị nạn trên sơng, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du
lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm.
3. Có người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, cơng trình.
4. Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thơng

đường bộ, đường sắt, đường sơng.
5. Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu,
trong hang, cơng trình ngầm.
6. Các tình huống cứu nạn, cứu hộ khác theo quy định của pháp luật.
III. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ
a. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
(Điều 10 Thông tư 65/2013/TT-BCA)
1. Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Thông tư này.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ:
a) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công
an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý;
trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Cơng an khác thì
phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có
huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án
cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Sở
Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực
lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm
vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng
Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì
phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
c) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn,
cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của
các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản
lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt
phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng và phương tiện của Cảnh sát phòng

6


cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường
hợp có huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người
được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt có huy động lực lượng, phương tiện của
các Bộ, ngành thì Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.
3. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được tổ chức thực tập theo các tình huống
điển hình, có tính đặc thù theo từng đơn vị, cơ sở và địa phương.
b. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng,
lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy
chuyên ngành (Điều 8 Thông tư 65/2013/TT-BCA)
1. Hàng năm, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực
lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu
công tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phương
mình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương xây dựng
kế hoạch thực hiện cơng tác cứu nạn, cứu hộ.
2. Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;
b) Chuẩn bị về phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của
cơ quan, tổ chức và địa phương;
c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống
sự cố, tai nạn có thể xảy ra;
d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
IV. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng
phòng cháy, chữa cháy khác (Điều 14 Thông tư 65/2013/TT-BCA)
1. Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:
a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội

phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
b) Người chỉ huy phương tiện thủy, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương
tiện giao thông cơ giới, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên
phương tiện giao thơng cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông
cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm;
c) Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn, cứu hộ;
d) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.
2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:
a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 đến 48 giờ;

7


b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu
là 16 giờ.
3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ theo các chuyên đề
cơ bản sau:
a) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong sự cố
cháy, nổ;
b) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trên sông,
suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu du lịch, vui chơi giải trí, bãi tắm;
c) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị nạn trong các sự cố
sạt lở đất đá, sập đổ nhà, cơng trình;
d) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong các
phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông;
e) Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu người bị mắc kẹt trong nhà,
trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu, trong hang, trong cơng trình ngầm.
4. Cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ”:
a) Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, sau khi hồn thành
chương trình huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu

thì được cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” theo Mẫu số 02
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do Cục trưởng Cục
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy hoặc Trưởng phòng Cảnh sát phịng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Cơng an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Phôi “Giấy chứng nhận huấn
luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,
cứu hộ tổ chức in và phát hành.
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có giá trị sử dụng
trong thời gian 5 năm, kể từ ngày cấp.
5. Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tài
liệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp cho từng đối
tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Hàng năm, các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
quy định tại Khoản 1 Điều này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất 1 lần. Danh sách sẽ
được bổ sung vào sổ theo dõi quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
PHẦN III. MỘT SỐ KỸ NĂNG, PHƯƠNG PHÁP
THOÁT NẠN CƠ BẢN VÀ TỰ CỨU KHI CÓ
TAI NẠN, THIÊN TAI, CHÁY NỔ XẢY RA
8


I. THỐT NẠN TRONG ĐÁM CHÁY KHI CĨ CHÁY NHÀ CAO TẦNG,
CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ
1. Ngay khi phát hiện ra đám cháy, phải nhanh chóng gọi điện thoại đến số
“114” để báo ngay cho lực lượng chữa cháy chun nghiệp.

2. Khi có cháy hãy bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất. Sử dụng
phương tiện PCCC sẵn có để dập cháy.


Sử dụng phương tiện bình chữa cháy xách tay để dập cháy
3. Nếu khơng dập được hãy ra khỏi phịng và đóng cửa phịng bị cháy lại.

9


Nếu khơng dập được, hãy đóng cửa lại
4. Tìm các lối thốt nạn sẵn có theo đèn EXIT – Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi
tên màu xanh. Hãy sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối khơng dùng thang máy.

Tìm lối ra theo đèn LỐI RA, EXIT

5. Trên đường đi, báo cho người ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy
ra.

Nhớ báo cho mọi người cùng thốt ra

6. Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu cotton nhúng ướt và
trùm lên đầu, lên người.
10


Tầm nhìn và Ơxy ở dưới bao giờ cũng tốt hơn
7. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong phịng có nhiều khói. Nếu
khơng nhìn thấy lối thốt nạn thì nên lần - sờ theo một bên tường để đi, chắc chắn
sẽ tìm thấy cửa ra. Nên dùng khăn ướt bịt miệng mũi.

Đi sát theo một phía của tường
8. Nếu phải mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở.


Kiểm tra nhiệt độ cửa trước khi mở

9. Khi mở nên tránh mặt và người sang một bên đề phòng lửa tạt. Nên cúi
sát người xuống sàn khi mở cửa.
11


Mở cửa như thế này là sai
10. Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

Nếu không dập được lửa, hãy đóng cửa lại
11. Nếu khói lùa, dùng vải, giẻ ướt nhét vào khe cửa; hoặc dùng băng dính
dán chặt.

Dùng giẻ, băng dính ngăn chặn khói
12. Sau đó tìm lối thốt sang các phịng khác. Nếu khơng có lối ra, hãy di
chuyển ra ban công, cửa sổ.

12


Di chuyển ra ban công, cửa sổ
13. Từ đây hãy gọi to; dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu cho người cứu biết.

Hãy ra hiệu cho mọi người biết

14. Điện thoại 114 và 115, 113 hay công an phường, người thân... để thơng
báo vị trí bạn đang bị kẹt.


Alơ 114, alô 113, alô 115, người thân

15. Trong khi chờ lực lượng PCCC hãy dùng các phương tiện có sẵn như:
kìm cắt cửa, dây, thang dây... để thoát ra.

13


Dây tự cứu hạ chậm
16. Đôi khi tấm rèm, ga xé dọc hay quần áo dài... buộc lại cũng trở thành 1
sợi dây cứu nạn.

Nhớ mặc nhiều quần áo, quấn giẻ vào tay khi tụt

17. Tuyệt đối KHÔNG nhảy

14


Tuyệt đối KHƠNG nhảy
18. Trừ khi có đệm, lưới ở dưới.

Đệm hơi cũng chỉ là giải pháp bất đắc dĩ
II. HƯỚNG DẪN THOÁT NẠN KHI XẢY RA SỰ CỐ, TAI NẠN DO CHEN
LẤN, XÔ ĐẨY, GIẪM ĐẠP LÊN NHAU Ở NƠI TẬP TRUNG ĐƠNG NGƯỜI
Tại những nơi tập trung đơng người thường xảy ra tình trạng chen lấn, xơ
đẩy khá phổ biến. Nếu có một sự cố bất thường như có đám cháy, đe dọa khủng
bố… tình trạng sẽ trở nên hỗn loạn và những người trong đám đông sẽ gặp phải
một số tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Trên thế giới đã có những vụ chen lấn, xơ đẩy trong đám đông khiến nhiều người

tử vong. Ở nước ta, thường xun có rất nhiều lễ hội, mít tinh, bắn pháo hoa… tình
trạng chen lấn, xơ đẩy thường xun xảy ra.
1. Các nguyên nhân dẫn đến thương vong cho người bị nạn trong sự cố, tai
nạn do chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau ở nơi tập trung đông người
(1). Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu).
(2). Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau).
15


(3). Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người).
2. Hướng dẫn thoát nạn
Khi bị kẹt trong một đám đông hỗn loạn, yêu cầu đầu tiên là phải bình tĩnh và
kiểm sốt sự sợ hãi.
Hãy bình tĩnh để xem xét thơng tin về sự cố đang xảy ra (cháy, nổ, sập đổ cơng
trình…).
Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đơng vì khả
năng bị kẹt lại trong đám đơng lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thốt ra được khi có cùng
lúc nhiều người chạy về một hướng.
Quan sát tìm xung quanh các vị trí đã định vị sẵn như tồ nhà, bãi đất trống, cửa
thốt hiểm gần nhất… và tìm cách di chuyển về phía đó.
Quan sát xung quanh để tìm các nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoặc những người
biết nhiều thông tin hơn. Thông thường trong đám đơng hỗn loạn, rất ít người chú ý
xung quanh. Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước, nơi họ sẽ chạy đến. Có nhiều
người biết hướng thốt nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợp
này. Cũng có khi những người này ở vị trí cao hơn (trên cây, bờ tường…) nên họ quan
sát tốt hơn và xa hơn. Hãy cố gắng nhìn họ và theo sợ chỉ dẫn của họ.
Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thơng tin nếu họ
đang ở vị trí khác.
Nếu xảy ra cháy, hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi của
mình.

Nếu kẹt cứng trong một đám đơng, hãy:
- Ngẩng cao đầu để lấy thêm khơng khí;
- Khơng cố gắng đi ngược hoặc cắt ngang dịng người, (làm cho mất sức và va
vào người khác, dễ bị ngã, nếu bị ngã khả năng tử vong rất lớn do bị giẫm đạp lên). Hãy
di chuyển cùng dòng người, để lực của người khác đưa mình đi và quan sát xung quanh
tìm cơ hội thốt hiểm;
- Di chuyển trong đám đông theo tư thế ngang (Thực tế chứng minh rằng khi 6
hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg. Lực này đủ để
bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường. Những nạn nhân tử vong thường
được tìm thấy ở tư thế đứng. Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫn
đang đứng như vậy. Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nội
tạng bên trong do bị chèn ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau. Vì vậy khi di
chuyển trong đám đơng, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đơng lên
cạnh bên cơ thể của mình).

16


Cuối cùng, phải ghi nhớ rằng chỉ có một cách duy nhất giúp thốt khỏi thảm hoạ,
đó là: Sự bình tĩnh. Hãy để sự bình tĩnh đưa đến sự phá đốn và hành động chính xác
nhất.
III. PHƯƠNG PHÁP CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC KHI CÓ ÁO PHAO
- Áo phao là vật nổi trên nước có hình một cái áo khốc được làm bằng muốt và
bao phủ bên ngoài bằng tấm nilong mỏng. Áo phao có tác dụng: đảm bảo an tồn cho
người làm việc dưới nước hoặc an toàn cho người không biết bơi khi ở dưới nước với
độ sâu lớn.
* Cách sử dụng áo phao
+ Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ấn mạnh vào phần giữa khóa trước ngực áo
phao để mở khóa (hình 1).


+ Nới rộng phần dây chồng qua đùi ở phía dưới áo phao (hình 2).

+ Điều chỉnh khóa hai bên hơng bằng cách kéo phần dây cịn dư ở đầu khóa ra
phía trước hoặc sau (hình 3).

+ Mặc vào người (hình 4)

6052711

17


+ Dùng hai tay ấn đầu khóa lại (hình 5).

+ Vịng hai dây qua đùi và ấn khóa lại, điều chỉnh dây cho vừa với đùi. Thực
hiện cho cả hai đùi (hình 6).

+ Mặt trong áo phao có túi nhỏ đựng còi. Dùng còi thổi khi muốn kêu cứu.

* Các phương pháp cứu người đuối nước khi có áo phao
- Cách 1: đối với trường hợp có 1 người cứu hộ
Người cứu hộ trực tiếp mặc áo phao bơi ra cứu người bị nạn dưới nước. Khi tiếp
cận được nạn nhân thì nắm lấy phần tay, hoặc phần đầu nạn nhân để lôi nạn nhân vào
bờ. Chú ý lôi nạn nhân vào bờ phải lôi ở tư thế đặt nạn nhân nằm ngửa.
- Cách 2: đối với trường hợp có 2 người cứu hộ cùng cứu 1 người bị đuối nước
+ Người thứ nhất: Mặc áo phao vào người, để người thứ 2 cột dây vào lưng của
mình rồi trực tiếp bơi lại cứu người đuối nước. Khi tiếp cận người bị đuối nước, 1 tay
đỡ nạn nhân kéo, tay kia luồn qua dưới nách giữ chặt thân người bị đuối nước ở trước
18



ngực. Thả tay đang giữ cằm người bị đuối nước ra và ra hiệu cho người thứ 2 trên bờ đã
sẵn sàng kéo vào bờ. Chú ý khi bơi lại người bị đuối nước ngườ cứu hộ tiếp cận phía
sau lưng và ôm người bị đuối nước ở tư thế nằm ngửa.
+ Người thứ hai: Đứng trên bờ, cột dây vào lưng người thứ nhất rồi thả lỏng dây
cho người này bơi ra tiếp cận người bị đuối nước và kéo dây vào bờ khi có tín hiệu của
người thứ nhất.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỐT KHỎI Ơ TƠ KHI ĐANG CHÌM DƯỚI
NƯỚC
Xe bị chìm xuống nước hay bị nước cuốn trơi thường xảy ra với những tay lái
non kinh nghiệm hay liều lĩnh với tính mạng. Nơi xảy ra tai nạn thường là những con
đường dọc sông suối, ao hồ với các khúc cua gấp hay các vùng ngập nước, lũ lụt ít
người qua lại... Để tránh những tai nạn đáng tiếc này vẫn phụ thuộc vào sự cẩn trọng
của lái xe. Giảm tốc độ ở các khúc cua gấp để dễ dàng xử lý tình huống hay khi đi qua
vùng ngập cần xem xét tình hình, điều kiện thời tiết và độ cao mực nước để vượt qua. ...
Tuyệt đối không di chuyển qua các con đường bị ngập lụt nơi đồng trống, không
xác định được các cột mốc hai bên đường hay trong các trường hợp lũ lớn nhanh, nước
chảy xiết....
Dưới đây là những kỹ năng cơ bản giúp bạn thoát ra khỏi xe khi xe bị ngập nước
Cách thốt khỏi xe khi bị chìm xuống nước theo phương châm "dây đai an tồn,
trẻ em, cửa sổ và thốt ra ngoài" (S-C-W-O).
* Các bước trong Kinh nghiệm lái xe - Cách thốt khỏi xe bị chìm xuống nước:
Bước 1: Chuẩn bị ứng phó với cú va chạm xuống mặt nước

Điều này áp dụng khi xe bị lao thẳng xuống nước. Khi nhận thức chuyện chiếc xe
bị lao ra khỏi đường và lao xuống nước, bạn phải nhanh chóng chuẩn bị để ứng phó. Cụ
thể, bạn hãy đặt cả hai tay lên vơ-lăng theo vị trí 9-3 giờ. Cú va chạm giữa xe với nước
có thể khiến túi khí bung ra, do đó, những vị trí cầm vơ-lăng khác sẽ khiến bạn bị
thương nặng.
19



Nếu cầm vơ-lăng theo vị trí 10-2 giờ, khi túi khí bung ra, tay bạn sẽ bị đập vào
mặt và gây thương tích. Hãy nhớ, túi khí bung ra rất nhanh, chỉ trong vịng 0,04 giây sau
khi được kích hoạt.
Giữ bình tĩnh
Sự sợ hãi sẽ làm giảm năng lượng của cơ thể, hút hết lượng khơng khí q giá và
khiến đầu óc bạn trống rỗng. Do đó, hãy dành thời gian để nghĩ đến những gì cần làm
tiếp theo và tập trung vào tình huống bạn đang phải đối mặt.
Bước 2: Tháo dây an toàn

Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện nhanh chóng là tháo khóa dây an tồn cũng
như nhắc nhở, hỗ trợ người trên xe tháo dây an tồn ra ngồi. Nhiều người khi bị chìm
xuống nước đã quá sợ hãi đến mức quên tháo dây an tồn. Phương châm khi xe bị chìm
dưới nước chính là "dây đai an tồn, trẻ em, cửa sổ và thốt ra ngoài" (S-C-W-O).
Đây là việc cần thiết nhất khi chiếc xe vừa lao xuống nước quyết định tính mạng
của bạn và những người ngồi trong xe
Bước 3: Mở cửa sổ càng sớm càng tốt

Khi xe bị rơi xuông nước, nhiều người vì q sợ hãi nên khơng nghĩ đến chuyện
có thể thốt ra ngồi qua đường cửa sổ. Họ chỉ nghĩ cửa mới là lối thoát duy nhất khi xe
20


bị chìm. Tuy nhiên khi mở cửa sẽ khiến nước tràn vào xe nhanh hơn khiến xe nhanh
chìm hơn vì thế bạn phải tìm cách thốt ra bằng của sổ xe.
Những chiếc xe hiện đại thì hệ thống điện của xe có thể tiếp tục hoạt động trong
vịng 3 phút sau khi xe rơi xuống nước. Vì thế, nếu xe bạn được trang bị cửa sổ chỉnh
điện, hay thử mở cùng lúc cả 4 cửa kính xe như bình thường để mọi người thốt ra.
Theo thử nghiệm thì mỗi chiếc xe khi bị rời xuống nước chỉ có từ 30 giây đến 2

phút để nổi trên mặt nước. Vì thế bạn và những người trong xe phải tận dụng thời gian
này để thốt ra ngồi
Bước 4: Đập vỡ cửa sổ

Nếu xe không thể mở bằng điện bạn bắt buộc phải đập vỡ nó để thốt ra. Trong
bài viết những vật dụng cần thiết trên xe hơi có nhắc ln trang bị Cờ-lê, tua vít lớn hay
búa nhỏ trong hộc đồ tablo dùng khi cần cần đập cửa kính trong các sự cố cửa xe bị kẹt
hay là một "vũ khí để tự vệ". Đây là lúc cần thiết đến vật dụng này. Đối với hầu hết các
ô tô hiện nay đều sử dụng động cơ đặt trước thì nên khi bị chìm xuống thì phần đầu xe
sẽ chìm xuống trước. Vì thế khơng được đập kính chắn gió phía trước xe (cửa kính
này rất khó vỡ vì có độ bền cao) chỉ được đập các cửa sổ hay cửa phía sau xe. Khi cửa
kính vỡ thì nước sẽ tràn vào bên trong xe nhưng giúp bạn thốt ra ngồi thì cơ hội sống
sẽ cao hơn.
Nếu khơng có các vật trên thì có thể dùng giày cao gót, dùng tay hay chân đạp
vào cửa sổ xe để thốt ra ngồi. Lúc đó bạn có thể phải dùng đến máy tính xách tay,
camera cỡ lớn, điện thoại để đập vỡ cửa kính xe. Cần nhớ rằng, việc đập vỡ cửa sổ
không hề đơn giản. Vì thế, bạn phải tìm những điểm dễ vỡ của cửa sổ để đập vào
thường là điểm trung tâm của cửa sổ xe.

Bước 5: Thốt ra ngồi qua cửa sổ vỡ

21


Thở thật sâu và bơi qua cửa sổ ngay sau khi đập vỡ nó. Nước sẽ tràn vào trong,
bạn nên chuẩn bị tinh thần và dùng hết sức để bơi ra ngoài.
Hãy để ý đến trẻ con đầu tiên. Kéo chúng lên mặt nước càng sớm càng tốt. Nếu
bọn trẻ khơng biết bơi, hãy kiếm thứ gì đó có thể nổi để chúng bám vào hoặc để người
lớn đi kèm.
Khi bạn thốt ra khỏi xe, đừng đạp chân để khơng làm người khác bị thương. Hãy

dùng tay để bơi lên trên mặt nước.
Quần áo và những vật dụng nặng trong túi có thể khiến bạn bị chìm. Vì thế, hãy
vứt bỏ giày dép và cởi những quần áo nặng bên ngồi để bơi dễ dàng hơn.
Bước 6: Thốt ra ngồi khi nước đã tràn hết vào xe và bơi nhanh lên phía
trên

Trong tình huống xấu nhất khi nước đã ngập tồn bộ xe, bạn phải di chuyển thật
nhanh và chính xác để đảm bảo mạng sống. Nước sẽ tràn vào nội thất trong vòng 60120 giây.
22


Giữ bình tĩnh để mở cửa hoặc đập vỡ cửa sổ. Mím chặt mơi để giữ hơi thở và
tránh uống no nước rồi bơi ra ngồi.
Nếu khơng biết bơi theo hướng nào, bạn hãy đi theo phía có ánh sáng hoặc bong
bóng. Hãy để ý những vật xung quanh như đá, dầm cầu bằng xi măng hoặc thậm chí
thuyền chạy ngang qua. Cố hết sức để cơ thể không bị thương. Bám lấy cành cây hoặc
những vật nổi khác nếu bạn bị thương hoặc kiệt sức.
Bước 7: Gọi cấp cứu
Khi lên khỏi mặt nước cần gọi ngay cấp cứu và người hỗ trợ để chữa trị những
vết thương trên cơ thể hay giữ ấm cũng như giúp trẻ nhỏ bình tĩnh lại
V. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI THANG MÁY GẶP SỰ CỐ
Trong cuộc sống hiện đại thang máy được dùng vơ cùng rộng rãi và phổ biến
trong các tịa nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại và ngay cả trong các hộ gia
đình… Tuy hiện đại là thế nhưng thang máy đôi khi cũng gặp sự cố trục trặc khiến cho
chúng ta không khỏi hoang mang và lo lắng.

Học các kỹ năng xử trí khi cầu thang máy gặp sự cố là việc nên làm. Mỗi người
nên tự trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu để có thể tự mình xoay xở và giải
quyết khi có sự cố bất ngờ xảy ra. Những điều này không chỉ của người lớn mà chúng ta
nên dạy các bé để trẻ khơng hoảng loạn khi rơi vào những tình huống này.

Những sự cố chúng ta có thể gặp khi di chuyển bằng thang mấy có thể như:
- Sự cố mất điện là sự cố có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, có thể do điều kiện khách
quan hoặc chủ quan.
- Sự cố ngừng hoạt động: mỗi chiếc thang máy được cấu thành từ hàng trăm các
loại thiết bị khác nhau, nếu một trong số các thiết bị hỏng thì sẽ dẫn tới tình trạng thang
máy ngừng hoạt động.
- Thang máy chạy vượt tốc độ: Thang máy chạy với tốc độ nhanh hơn bình
thường, một số người nhầm tưởng là thang máy rơi nhưng thực ra trường hợp này chỉ là
chạy vượt tốc thôi.
23


- Sự cố rơi tự dovậy là người sử dụng thang máy ta phải làm gì khi gặp phải
những tình huống trên:
Thứ nhất : Giữ bình tĩnh:
- Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm trong lúc này là phải thật bình tĩnh.
Chúng ta nên nhớ rằng có rất ít trường hợp có người chết khi bị nhốt trong thang máy
và gần như chúng ta có thể thốt khỏi một cái thang máy đóng kín mà khơng hề bị trầy
xước.

- Nếu như cảm thấy quá sợ hãi, hãy cố gắng loại khỏi đầu những sự suy diễn và
lo lắng khơng đáng có của ban. Thư giãn để giảm bớt nỗi sợ hãi. Giữ bình tĩnh để có thể
sống sót. Trường hợp thường gặp nhất là chúng ta phải đợi cho tới khi thang máy bắt
đầu hoạt động trở lại.
Thứ hai: Thử nút mở cửa
Khi thang máy đột ngột dừng lại, chúng ta không nhất thiết phải bấm loạn xạ các
nút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay khơng. Thay vào đó, hãy thử
bấm nút mở cửa. Nếu thang máy vẫn khơng có phản ứng thì hãy kêu cứu ngay lúc đó
hoặc ấn chng gọi.
Thứ ba: Chờ thiết bị cứu hộ trong thang máy

Thang máy tải khách hiện nay đều có bộ cứu hộ tự động Automatic Rescue
Device (gọi tắt là ARD), tác dụng của bộ cứu hộ ARD nhằm giúp đưa thang về vị trí gần
nhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thốt ra ngồi thơng qua hệ thống tích điện.
tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc khơng hoạt động thì
người bị kẹt có thể nhờ sự chợ giúp bên ngồi.
Thứ tư: Liên lạc với những người ở ngoài
Khi thang máy bị lỗi, người phía trong cần bình tĩnh để liên lạc ra bên ngoài bằng
điện thoại di động hoặc điện thoại trong thang máy, nếu khơng có hoặc điện thoại khơng
sử dụng được, có thể tìm cách gọi to, đập cửa thang... để kịp thời báo hiệu ra bên ngồi.
Hãy tìm số điện thoại hotline (Người cầm số hotline là chuyên viên có kỹ thuật nên bạn
hồn tồn có thể tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của họ) trên bảng hướng dẫn sử
dụng trong thang máy và gọi điện để báo tình hình và chờ đợi người giúp đỡ.
24


Thứ năm: Khơng tự ý trèo ra ngồi qua cửa thốt hiểm
Trong thời gian chờ đợi, hãy cố giữ bình tĩnh và khơng nên tìm cách cậy cửa,
hoặc tìm các thốt ra ngồi bằng cửa thốt hiểm trên nóc cabin.Trong trường hợp thang
máy rơi tự do hãy nằm song song với sàn nhà ngay lập tức, càng gần chính giữa thang
càng tốt. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đa
thương tích. Gối đầu lên một tay để tránh bị thương đầu, một tay che mặt để không bị
các vật khác rơi lên mặt, Nên cabin thang máy là nơi an toàn nhất khi thang máy bị rơi.
Cuối cùng chúng ta hãy luôn nhớ thang máy dù vô cùng hiện đại nhưng nó cũng
chỉ là một thiết bị điện tử, nên khơng có gì đảm bảo là nó sẽ hoạt động liên tục, khơng
bao giờ hỏng hóc đột ngột. Với điện lưới như hiện nay điện có thể bị cắt bất cứ lúc nào.
Ln ln giữ bình tĩnh và trang bị những kỹ năng xử lý tình huống khi thang máy gặp
trục trặc là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp chúng ta tự bảo vệ bản thân và những
người xung quanh.
VI. PHƯƠNG PHÁP ỨNG PHĨ VỚI LỐC XỐY, GIĨ GIẬT
1. Một số kiến thức về lốc xốy, gió giật:

a. Lốc xốy: là những xốy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi
khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được. Ngun nhân sinh
gió lốc là những dịng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ. Trong những ngày hè
nóng nực, mặt đất bị đốt nóng khơng đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận
lợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dịng thăng. Khơng khí lạnh hơn ở
chung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xốy, tương tự như trong cơn bão. Tốc độ gió
của lốc xốy tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.
b. Gió giật (hay cịn gọi là tố): là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng
thay đổi bất chợt, nhiệt độ khơng khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo
dông, mưa rào hoặc mưa đá. Khi có những đám mây xuất hiện, chân mây tối thẫm, mây
thấp, đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là gió giật (tố). Gió
giật xảy ra khi khơng khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng khơng khí nóng lên đột ngột.
Gió giật thường xảy ra trong một thời gian ngắn (hàng phút và hàng chục phút). Vùng
gió giật là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10. Gió giật rất
nguy hiểm, thường xảy ra trong cơn dông, bão và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trước
được.
2. Thực hiện một số biện pháp phịng, tránh, ứng phó với lốc xốy, gió giật:
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lốc xoáy, gió giật gây ra và xử lý tình
huống lốc xốy, gió giật xảy ra trên địa bàn, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt
bão thành phố đề nghị Thường trực Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan,
đơn vị tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo các ban - ngành, phường - xã - thị trấn trực

25


×