Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN sử dụng kĩ thuật tư duy 5w1h trong dạy học lịch sử thế giới lớp10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.........
TRƯỜNG THPT ................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG KĨ THUẬT TƯ DUY 5W1H TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP10 NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

Giáo viên: ........................

Năm: 2021

1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu học sinh
khơng tự học thì khơng thể đáp ứng hết nhu cầu, cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời
sống xã hội . Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể cũng chỉ rõ các nhóm năng lực
mà học sinh cần đạt được. Trong đó năng lực tự chủ và tự học là nhóm năng lực quan
trọng nhất đối với học sinh…
Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và học
sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.
Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ
thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ
thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay, người ta chú trọng phát triển và sử dụng các
kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Động não, tia chớp,
bể cá, XYZ, bản đồ tư duy ...
Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức Lịch sử thú vị, gần gủi với


đời sống con người,có rất nhiều hợp chất đóng vai trị rất lớn trong quá trình phát triển
kinh tế đất nước đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp như nước ta. Bên cạnh đó cũng tạo
hứng thú, khơi gọi lịng u nước nồng nàn trong tâm thức cảu học sinh... Vì vậy mỗi
giáo viên nếu có phương pháp dạy học phù hợp sẽ kích thích được hứng thú tự học, tự
tìm tịi của học sinh. Qua đó đã tạo nên năng lực tự học cho học sinh.
Với những lí do nêu trên tơi chọn đề tài: “SỬ DỤNG KĨ THUẬT TƯ DUY 5W1H
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ
DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH"
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm đến những nội dung bài học phù hợp với sơ đồ và có thể
mang lại hiểu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy
và học. Nhất là trong bối cảnh, nhà trường đang còn thiếu thốn rất nhiều phương tiện, thiết bị
dạy học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được hiệu quả, giáo viên phải thực hiện được các nhiệm vụ như sau:
- Nhiệm vụ 1: Khảo sát về nhận thức và khả năng sử dụng Sơ đồ 5W1H của học sinh.
2


- Nhiệm vụ 2: Từng bước giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm quen với Sơ đồ 5W1H và áp
dụng đề tài trong một số dạng nội dung bài học cụ thể.
- Nhiệm vụ 3: Đưa ra tính hiệu quả và ưu việt của đề tài khi áp dụng trong quá trình lên lớp.
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Trong năm học 2020-2021, chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 4 năm học 2020-2021, khảo sát đối tượng.
+ Giai đoạn 2: Từ tuần 5 đến tuần 33 năm học 2020-2021, tiến hành các giải pháp,
kiểm tra, lấy số liệu thống kê, hoàn thành đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu ở học sinh 10A1 và 10A4 - Chương trình cơ bản
- Các bài học có nội dung về: diễn biến của chiến tranh, các cuộc cách mạng dân chủ

tư sản, các cuộc phát kiến Địa lí, các tổ chức chính trị cách mạng….
6. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng, nhà nước và bộ Giáo dục - Đào tạo
có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí dạy học, giáo dục học và
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ đề tài.
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa,
khái quát hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
a. Điều tra cơ bản, kiểm tra, phỏng vấn, dự giờ:
- Điều tra tổng hợp ý kiến các nhà nghiên cứu giáo dục, các GV đang trực tiếp giảng
dạy ở trường THPT về thực trạng vấn đề phát triển năng lực tự học của học sinh.
- Thăm lớp, dự giờ, trò chuyện, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh.
b. Thực nghiệm sư phạm :
- Đánh giá hiệu quả đem lại từ việc sử dụng các biện pháp phát triển năng lực tự
học vào dạy học.
c. Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lý kết quả thực
nghiệm sư phạm
7. Giả thuyết khoa học

3


Nếu nghiên cứu đề xuất và sử dụng biện pháp rèn kỹ năng tự học cho học sinh một
cách khoa học, hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử theo hướng
phát triển năng lực tự học cho học sinh các trường phổ thơng
8. Đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông.
- Đề xuất biện pháp sư phạm về sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn vào dạy học nhằm phát triển

năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông.

4


PHẦN 2: MỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Cơ sở lí luận
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước xác định
trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (121996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999).
Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy
được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”.
Như vậy, đổi mới PPDH là việc dạy học phải “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm mục
tiêu: giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho
học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì: “Bản đồ tư
duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý
tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung
tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với
các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến
tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát
triển”.
Sơ đồ tư duy nói chung và Sơ đồ 5W1H nói riêng là một hình thức ghi chép theo mạch

tư duy của mỗi người nhằm tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề
hay một mạch kiến thức,... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
Như vậy, việc sử dụng Sơ đồ 5W1H là một trong những biênh pháp cụ thể để đổi mới
phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”.

5


1.2. Cơ sở thực tiễn
Có lẽ trong những năm gần đây, môn Lịch sử là môn học gây xôn xao dư luận xã hội
nhiều nhất, bởi đơn giản điểm thi mơn Lịch sử trong các kì thi Tốt nghiệp THPT (nếu được
chọn thi) hay thi Đại học và Cao đẳng thường rất thấp, thậm chí có hàng ngàn “sĩ tử” thi Đại
học, Cao đẳng có điểm thi mơn Lịch sử là con số “không”. Không những thế, khi được hỏi đa
số học sinh đều “sợ” mơn Lịch sử. Chính vì tâm lí “sợ” mơn Lịch sử làm cho các em cảm
thấy chán nản, không muốn học, hoặc nếu học chỉ là học đối phó, “học vẹt”, kiến thức khơng
thể khắc sâu hoặc “học xong lại trả cho thầy”. Cứ như thế, tâm lí đó theo các em đến hết lớp
12. Kết quả là điểm thi qua các kì thi của môn Lịch sử thường rất thấp.
Vậy làm thế nào để các em khơng cịn “sợ” mơn Lịch sử, thích mơn Lịch sử hơn, qua
đó nâng cao chất lượng dạy và học mơn Lịch sử? Đó là vấn đề khơng chỉ là của người thầy,
người trò mà còn là vấn đề của tồn ngành và tồn xã hội.
Đó chính là lí do, trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã kêu gọi đổi mới và đẩy
mạnh đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Tầm quan trong của việc đổi mới
phương pháp được ngành giáo dục chính thức đưa vào nội dung nhiệm vụ năm học của các
nhà trường phổ thơng. Chủ trương đó được sự hưởng ứng rộng khắp trong đội ngũ nhà giáo
với các hình thức phong phú và đa dạng.
Chủ trương của Bộ GD-ĐT đã được Sở GD-ĐT quán triệt từng năm học, đến từng đơn
vị giáo dục và đặc biệt trong hè năm học 2007-2008 đã tổ chức triển khai tập huấn cho đội
ngũ giáo viên cốt cán về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: Sơ đồ tư duy,
khăn phủ bàn, theo góc, theo dự án, hợp đồng, KWL…

Sau thời gian nghiên cứu và ứng dụng vào dạy học thực tiễn trong nhà trường THPT,
tôi thấy một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực có thể phát huy được tính tích cực,
hứng thú và tự học của học sinh. Một trong số đó là sử dụng Sơ đồ tư duy. Trong Sơ đồ tư
duy lại có Kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H - thường gọi là Kĩ thuật tư duy 5W1H (Dạy và học tích
cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực của nhà xuất bản Đại học sư phạm,
trang 71)
Theo đó, kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H là kĩ thuật đặt câu hỏi bằng 6 dạng câu hỏi viết
tắt bằng tiếng Anh(Câu hỏi là gì – What? Hỏi khi nào – When? Hỏi ai – Who? Hỏi ở đâu –
Where? Hỏi tại sao – Why? Và hỏi như thế nào – How?). Có thể nói, Kĩ thuật tư duy 5W1H
là dạng Sơ đồ tư duy đặc biệt và có khả năng ứng dụng cao đối với nhiều mơn học trong đó
có bộ mơn Lịch sử.
6


Kĩ thuật tư duy 5W1H (gọi tắt là Sơ đồ 5W1H) thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại tỏ ra rất
hiệu quả nếu chúng ta sử dụng một cách đúng đắn, khéo léo và thơng minh. Trong quá trình
dạy học, giáo viên giúp học sinh trả lời được 6 câu hỏi theo sơ đồ trên đây, coi như đã gần
như hồn thành được u cầu kiến thức. Đó cũng chính là lí do tơi chọn: “Sử dụng Kĩ thuật
tư duy 5W1H trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 10” làm đề tài sáng kiến, nghiên cứu khoa
học sư phạm ứng dụng của mình trong năm học 2012-2013, để trao đổi với đồng nghiệp,
đồng thời qua đó giúp đề tài được sử dụng hiệu quả hơn và phổ biến rộng hơn.

7


II. SỬ DỤNG KĨ THUẬT TƯ DUY 5W1H TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỚP10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
1. Các giải pháp cụ thể
1.1. Nghiên cứu thực trạng
- Trong quá trình dạy những tuần đầu tiên, tơi tiến hành thăm dị khảo sát hiểu biết của

học sinh về Sơ đồ 5W1H, kết quả là 100% học sinh cho hay chưa từng tiếp xúc với dạng sơ
đồ này ở cấp THCS.
- Sau khi dạy xong bài số 2 – Xã hội nguyên thủy (tiết PPCT-2), tôi dành thời gian
khoảng 5 phút giới thiệu về Kỹ thuật tư duy 5W1H và ra một bài tập cho học sinh về nhà tìm
hiểu trước về một nội dung trong bài số 3 – Các quốc gia cổ đại phương Đông như sau: Hãy
viết bài giới thiệu ngắn gọn về Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon hoặc Kim tự tháp bất kì ở Ai
Cập thời cổ đại bằng Sơ đồ 5W1H với 6 gợi ý: Xây dựng khi nào? Xây dựng ở đâu? Ai là
người cho xây dựng? Xây dựng để làm gì? Được xây dựng như thế nào? Tại sao có thể xây
dựng được cơng trình đó?
Sau khi học xong bài số 3, tôi yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm của mình thì hầu
hết các em chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Vậy trước tình hình đó, để các em học sinh được làm qn với kĩ thuật dạy học mới
ngay từ đầu cấp học và góp phần tăng hứng thú học tập bộ mơn Lịch sử ở trường THPT nói
chung và trường THPT Phan Bội Châu nói riêng tơi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp như
dưới đây.
1.2. Áp dụng các giải pháp
1.2.1. Các biện pháp chung
- Giáo viên có thể áp dụng đề tài này trong các bước khác nhau và ở những dạng nội
dung bài học khác nhau: có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và củng cố kiến thức
và giao bài tập về nhà; giáo viên cũng có thể sử dụng đề tài ở những dạng nội dung bài học
khác nhau, như: diễn biến của chiến tranh, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, các cuộc phát
kiến Địa lí….
- Giáo viến có thể sử dụng Sơ đồ 5W1H theo nhiều cách khác nhau:
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài cũ bằng cách vẽ Sơ đồ 5W1H, theo các gợi ý sau
đó kiểm tra bài cũ bằng sơ đồ.
8


+ Sử dụng Sơ đồ 5W1H để khai thác trực tiếp nội dung bài học ở trên lớp.
+ Dùng Sơ đồ 5W1H để minh họa cho nội dung.

+ Sử dụng Sơ đồ 5W1H với mục đích củng cố kiến thức.
- Có thể tóm tắt một số bước dạy học trên lớp với Sơ đồ 5W1H:
Bước 1: Học sinh lập Sơ đồ 5W1H theo gợi ý của giáo viên.
Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về
Sơ đồ 5W1H mà nhóm mình đã thiết lập.
Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung để hoàn thành Sơ đồ 5W1H về kiến thức của
bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư, từ đó
dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một Sơ đồ 5W1H mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn
hoặc một Sơ đồ 5W1H mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình
bày, thuyết minh về kiến thức đó.
- Cho học sinh làm quen với Sơ đồ 5W1H, đây là bước rất quan trọng với học sinh
khối 10 trường THPT Phan Bội Châu, bởi lẽ hầu như các em chưa được tiếp xúc với Sơ đồ
này. Trong quá trình dạy học các bài học đầu tiên, giáo viên nêu 6 sẽ là người vẽ Sơ đồ
5W1H với 6 dạng câu hỏi tương ứng 6 từ viết tắt tiếng Anh.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về Bài 4- Các quốc gia cổ đại phương Tây, giáo viên yêu cầu HS
về nhà tìm hiểu trước về Đền Pác-tê-nơng và Đấu trường ở Rơ-ma theo các câu hỏi sau:
Cơng trình đó được xây dựng khi nào (When)? Ở đâu (Where)? Do ai (Who)? Được xây
dựng như thế nào (How)? Đặc điểm nổi bật là gì (What)? Vì sao lại xây dựng (Why)? Qua
việc tìm hiểu và trả lời về các câu hỏi trên có nghĩa là học sinh đã tìm hiểu được những nét
cơ bản nhất về các cơng trình này. Mặt khác, qua đó khi học bài mới, giáo viên yêu cầu học
sinh trả lời 6 câu hỏi cho trước và giáo viên kết hợp vẽ Sơ đồ 5W1H lên bảng để các em làm
quen với kĩ thuật dạy học này.
- Sau những bài đầu tiên chỉ yêu cầu học sinh trả lời 6 dạng câu hỏi kết hợp với viêc
vẽ Sơ đồ 5W1H tương ứng, ở những bài tiếp theo có nội dung có thể sử dụng sơ đồ, giáo
viên sẽ cho học sinh hoạt động vẽ sơ đồ.
1.2.2. Các nội dung bài cụ thể
a/ Vương quốc Campuchia và Lào:

9



Khi dạy bài 9-Vương quốc Campuchia và Lào, giáo viên cũng có thể sử dụng Sơ đồ
5W1H để khai thác nội dung của bài. Tùy theo mục đích khai thác của giáo viên mà có thể sử
dụng ở những thời điểm khác nhau.
Cách 1: Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các câu hỏi: Chủ
nhân là ai? Địa bàn sinh sống ở đâu? Bắt đầu dựng nước từ khi nào? Quá trình phát triển
của VQ diễn ra như thế nào? Tại sao lại trở thành thuộc địa của TD Pháp vào cuối thế kỉ
XIX? Đặc trưng văn hóa là gì? (Phụ lục 1)

Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị
trước để trả lời 6 câu hỏi như trên.
Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ đồ 5W1H
theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh.
b/ Các cuộc phát kiến Địa lí
Đối với dạng bài về các cuộc phát kiến địa lí, trong chương trình Lịch sử lớp 10 chỉ có
bài duy nhất có nội dung này là “Bài số 11- Tây Âu thời hậu kì trung đại”. Khi dạy bài này,
GV khai thác Sơ đồ 5W1H theo các cách như sau:
Cách 1: Hướng dẫn cho học sinh về nhà vẽ sẵn Sơ đồ 5W1H để trả lời các câu hỏi như
sau: Tại sao thự hiện các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến diễn ra ở đâu ? Bắt đầu
từ khi nào? Ai là người thực hiện các cuộc phát kiến? Các cuộc phát kiến diễn ra như thế
nào? Các cuộc phát kiến để lại hệ quả gì ?(Phụ lục 2)

10


Trong quá trình dạy bài mới, GV có thể chia lớp hoạt động theo nhóm, thảo luận và
hồn thành sơ đồ chung, sau đó dán (hoặc chiếu) sơ đồ của nhóm, u cầu đại diện nhóm lên
trình bày; các nhóm có thể thảo luận bổ sung.
Cuối cùng giáo viên dán (hoặc chiếu) sơ đồ đã chuẩn bị trước để củng cố kiến thức

học sinh.
Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị
trước để trả lời 6 câu hỏi như trên.
Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ sơ đồ 5W1H theo
6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh.
c/ Các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng dân chủ tư sản
Đối với dạng nội dung bài dạy này, trong chương trình Lịch sử lớp 10 thì tương đối
nhiều và nhìn chung tất cảc các nội dung như trên đều có thể thực hiện được bằng Sơ đồ
5W1H và tương đối hiệu quả.
Khi dạy về dạng bài này giáo viên định hướng cho các em học sinh về 6 câu hỏi cần
phải trả lời đó là: Tại sao cách mạng bùng nổ? Cuộc cách mạng bắt đầu từ đâu? Cuộc cách
mạng bùng nổ khi nào? Ai là người lãnh đạo? Cuộc cách mạng diễn ra như thế nào? Cuộc
cách mạng có ý nghĩa gì?

11


Có thể tùy vào thời lượng chương trình, nội dung chương trình và mục đích sử dụng
của giáo viên, giáo viên có thể khai thác Sơ đồ 5W1H ở các khâu lên lớp khác nhau thời điểm
(yêu cầu học sinh vẽ tại lớp hoặc bài tập về nhà hoặc giáo viên vẽ sẵn và chỉ giới thiệu cho
học sinh). Cứ như vậy, khi nhắc tới nội dung về các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng tư
sản, các em học sinh sẽ liên tưởng ngay tới 6 câu hỏi với 6 chữ cái tiếng Anh.
Ví dụ: Khi dạy bài 29- Cách mạng Tư sản Anh (Phụ lục 3)
Do nội dung của bài ngắn, giáo viên có thể khai thác bằng Sơ đồ 5W1H như sau:
Bước 1: yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và lập Sơ đồ 5W1H để trả lời được các
câu hỏi như sau: Tại sao cuộc cách mạng tư sản lại bùng nổ sớm ở nước Anh? Cuộc cách
mạng bùng nổ khi nào? Bắt đầu từ đâu? Ai là người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh?
Cách mạng diễn ra như thế nào? Cuộc cách mạng có ý nghĩa gì đối với nước Anh?
Bước 2: Yêu cầu đại diện một số tổ lên trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Các tổ thảo luận và cho ý kiến bổ sung để sơ đồ được hoàn chỉnh.

Bước 4: Giáo viên củng cố kiến thức bằng sơ đồ đã chuẩn bị sẵn và kết hợp giới thiệu
một số kiến thức cần thiết.
d/ Các tổ chức chính trị, cách mạng
Khi dạy về các dạng bài có nội dung này (Đồng minh những người cộng sản, Quốc tế
thứ nhất, Quốc tế thứ hai…), giáo viên phải hình thành cho học sinh 6 câu hỏi cần phải trả lời
khi các em vẽ Sơ đồ 5W1H: Tại sao được thành lập? Thành lập khi nào? Thành lập ở đâu?
Ai là người thành lập? Hoạt động như thế nào? Có vai trị, ý nghĩa gì?

12


Như vậy, khi yêu cầu các em trả lời về một tổ chức nào đó thì trong đầu các em sẽ
hình dung sẽ có 6 câu hỏi hiện ra cần được giải quyết.
Ví dụ: Khi dạy bài 37- Mác và Ăng-ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học,
giáo viên có thể sử dụng sơ đồ 5W1H tương tự như tìm hiểu về cuộc cách mạng tư sản:
Cách 1: Yêu cầu học sinh hoạt động và vẽ Sơ đồ 5W1H trả lời cho các câu hỏi: Tại
sao tổ chức Đồng minh những người Cộng sản được thành lập? Thành lập ở đâu? Thành lập
khi nào? Ai là người chủ trương thành lập? Hoạt động như thế nào? Sự thành lập và hoạt
động của tơt chức có vai trị, ý nghĩa gì?
Cách 2: Sau khi dạy xong bài, giáo viên củng cố bài học bằng 1 sơ đồ đã chuẩn bị
trước để trả lời 6 câu hỏi như trên.
Cách 3: Sau khi dạy xong bài, giáo viên ra bài tập về nhà yêu cầu vẽ Sơ đồ 5W1H
theo 6 câu hỏi như trên và tiết sau, kiểm tra bài cũ bằng các sơ đồ của học sinh.
e/ Một số nội dung khác
Ngồi các nội dung đã trình bày ở trên, trong quá trình dạy mơn Lịch sử thế giới lớp
10, giáo viên cũng có thể sử dụng Sơ đồ này để khai thác một số nội dung khác, như: tìm hiểu
về về một nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc một thành tựu nào đó… Tuy nhiên với những nội
dung này, chủ yếu là giáo viên chỉ yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu theo sơ đồ dưới dạng bài
tập về nhà.
Ví dụ: Trước khi dạy bài 5- Trung Quốc thời phong kiến, giáo viên có thể ra bài tập về

nhà cho học sinh tìm hiểu về Lăng mộ Tần Thủy Hoàng theo Sơ đồ 5W1H theo các câu hỏi:
Tại sao được xây dựng? Được xây dựng khi nào? Ở đâu? Ai là người chủ trương xây dựng?
13


Được xây dựng như thế nào? Lăng mộ được xây dựng có ý nghĩa gì đối với Lịch sử Trung
Quốc?
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
1. Kết quả đạt được
1.1. Kết quả chung
Qua sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung và lịch sử
thế giới lớp 10 nói riêng, tơi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy
truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh
nhìn chép.
- Việc dạy học bằng Sơ đồ 5W1H giúp các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung
bài học để học ở nhà và ghi nhớ lâu kiến thức bài học, đồng thời đã góp phần giúp giáo viên
khắc phục được tình trạng “học vẹt”, học trước quên sau của học sinh.
- Tất cả học sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể
trình bày nội dung của bài học. Học sinh hoặc nhóm học sinh tự khám phá và vẽ được sơ đồ
theo ý tưởng hoàn chỉnh .
- Bước đầu tạo một khơng khí sơi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động
dạy học của nhà trường, góp phần tham gia phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai.
- Tuy ở mức độ khác nhau nhưng hầu hết học sinh biết cách vẽ Sơ đồ 5W1H. Lúc
đầu, các em vẽ chưa quen theo cách ghi ký tự ở từng nhánh, nhưng dần dần học sinh đã thực
yêu cầu tốt hơn.
- Bước đầu hình thành cho các em tư duy lơ-gic khi học môn Lịch. Khi giáo viên yêu
cầu trả lời một vấn đề nào đó, các em sẽ được định hướng bởi các câu hỏi tương ứng với các
nội dung được hỏi.
- Điều quan trọng nhất là qua việc sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học Lịch sử lớp

10, đã từng bước giúp các em có cái nhìn “thiện cảm” với mơn Lịch sử, u thích và “tự
giác” học mơn Lịch sử hơn. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học mơn Lịch sử lớp 10
nói riêng và mơn Lịch sử nói chung.
1.2. Kết quả cụ thể
Trong năm học 2012-12013, qua việc không ngừng đổi mới về phương pháp dạy học
nhất là việc sử dụng Kĩ thuật tư duy 5W1H, giúp cho kết quả học tập của các em học sinh ở

14


các lớp trực tiếp dạy không ngừng được nâng cao. Dưới đây là bảng số liệu so sánh điểm của
2 bài kiểm tra 1 tiết đã thực hiện trong năm học đối với khối lớp 10:
Lớp
10A1
10A4
10A5
10A6

Bài số Số bài
1
2
1
2
1
2
1
2

39
37

41
37
34
30
33
32

9.0 - 10 đ

7.0 - 8.9đ

5.0 - 6.9đ

3.0 - 4.9đ

0.0 - 2.9đ

>=5đ

SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL

0
0
1
1
0
0
1
1


0
0
2.4
2.7
0
0
3
3.1

1
3
9
11
1
18
4
6

2.6
8.1
22
29.7
2.9
60
12.1
18.8

11
27
12

13
11
11
12
15

28.2
73
29.3
35.1
32.4
36.7
36.4
46.9

13
7
15
9
12
1
14
10

33.3
18.9
36.6
24.7
35.3
3.3

42.4
31.3

14
0
4
3
10
0
2
0

35.9
0
9.8
8.1
29.4
0
6.1
0

BIỂU ĐỒ SO SÁNH HAI BÀI KIỂM TRA LỚP 10A1

BIỂU ĐỒ SO SÁNH HAI BÀI KIỂM TRA LỚP 10A4

BIỂU ĐỒ SO SÁNH HAI BÀI KIỂM TRA LỚP 10A5

15

12

30
22
24
12
29
17
21

TL %

30.8
81.1
53.7
64.9
35.3
96.7
51.5
65.6


BIỂU ĐỒ SO SÁNH HAI BÀI KIỂM TRA LỚP 10A6

2.
Bài học kinh nghiệm
Môn lịch sử cũng như nhiều môn học khác địi hỏi sự chăm chỉ trong quá trình dạy học. Đầu tư thời gian và công sức để học là một trong những nhân tố quan trọng làm nên
thành cơng khơng chỉ đối với trị mà cả với thầy. Người thầy phải chịu khó tự học, tự nghiên
cứu để có thể áp dụng được những phương pháp mới, qua đó tìm ra những phương pháp,
những kĩ thuật dạy học có tính ưu việt và phù hợp với học sinh của trường.
Giáo viên phải nghiên cứu và chuẩn bị được 6 câu hỏi hợp lí tương ứng với mỗi
dạng nội dung kiến thức để sau này khi nhắc đến dạng nơi dung kiến thức đó là trong đầu học

sinh sẽ nghĩ ngay đến 6 câu hỏi thường học. Bên cạnh đó, để học sinh vẽ tốt các Sơ đồ, giáo
viên phải có các câu hỏi gợi ý, gợi mở giúp cho học sinh.
Tùy vào dung lượng kiến thức của bài dài hay ngắn để giáo viên đưa ra phương án
sử dụng Sơ đồ 5W1H cho hợp lí. Khơng phải lúc nào giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh

16


vẽ ngay sơ đồ, trình bày sơ đồ trên lớp. Việc làm này sẽ mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng
đến tiến độ chung của bài học.
Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của trường và các điều kiện khác có liên quan, giáo
viên có thể sử dụng dạng Sơ đồ 5W1H cho phù hợp. Giáo viên có thể thiết kế Sơ đồ 5W1H
trên giấy khổ lớn hoặc trình bày trực tiếp trên bảng hoặc soạn giảng trên Powerpoint hoặc sử
dụng máy chiếu đa vật thể hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Sơ đồ tư duy (với trường
có điều kiện cơ sở vật chất tốt).
3. Kiến nghị
- Đối với GVBM, cần mạnh dạn đổi mới phương pháp, không ngừng nghiên cứu và
tự học những phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
- Các tổ chuyên môn đẩy mạnh triển khai sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương
pháp và sử dụng Sơ đồ tư duy nói chung và Kĩ thuật Sơ đồ 5W1H nói riêng
- Nhà trường tạo điều kiện hết sức và khuyến khích giáo viên đổi mới phương và chú
trọng vào Sơ đồ tư duy nói chung và Sơ đồ 5W1H nói riêng
- Sở GD-ĐT tăng cường triển khai chủ trương đổi mới dạy học và phổ biến những
gương tốt về đổi mới phương pháp
IV. KẾT LUẬN
Sử dụng thành thạo và hiệu quả Sơ đồ tư duy nói chung và Sơ đồ 5W1H nói riêng
trong dạy học Lịch sử sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học
tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Học sinh sẽ có học được phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả và tăng tính chủ
động, sáng tạo, phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt

trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ
đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử bước đầu tạo một khơng khí sơi nổi, hào
hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội
dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai.
Việc vận dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử ở trường THPT sẽ dần dần hình
thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề
một cách hệ thống, khoa học. Sơ đồ 5W1H kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực

17


khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem phim minh họa… có tính khả thi cao góp phần
đổi mới phương pháp dạy học
Sơ đồ 5W1H – là Kĩ thuật dạy học hiện đại có tính khả thi và hiệu quả cao, nhất là đối
với môn Lịch sử trong các nhà trường hiện nay, đặc biệt đối với những trường còn thiếu thốn
nhiều về cơ sở vật chất thiết bị như trường THPT Phan Bội Châu.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội
2. Lớp tập huấn của Sở GD&ĐT Ninh thuận hướng dẫn sử dụng Phương pháp và Kĩ thuật
dạy học tích cực
3. Dạy và học tích cực - một số phương pháp và kĩ thuật dạy học - NXB Đại học sư phạm
4. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan)
5. www.peterussell.com/mindmaps/mindmap.htm


19



×