Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Đơn giản hoá các thủ tục giảm trừ gia cảnh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.24 KB, 3 trang )

Đơn giản hoá các thủ tục giảm trừ gia cảnh
Ngày 30/9/2008 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng thi hành
một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Thuế TNCN (dưới đây gọi tắt là Thông tư 84); theo đó, một trong
những nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm đó là các thủ tục hành chính liên quan đến
giảm trừ gia cảnh. Xung quanh những nội dung thiết yếu này, Tạp chí Thuế đã mời ông Nguyễn
Huy Trường - Trưởng Ban Thuế TNCN - Tổng cục Thuế cùng trao đổi với độc giả.

Một trong những nội dung được dư luận hiện nay rất quan tâm là các thủ tục
hành chính liên quan đến giảm trừ gia cảnh. Vậy xin ông cho biết, nội dung này được
quy định như thế nào tại Thông tư 84?

Như một quy luật mang tính tất yếu, để thực hiện chức năng quản lý nhà nước tất yếu
phải có các thủ tục hành chính đi kèm. Luật Thuế TNCN cũng vậy, để thực thi cũng cần có một
số thủ tục mang tính nguyên tắc, tương tự như khi một người được sinh ra phải có giấy khai
sinh, chết đi phải có giấy khai tử; để được lái ôtô, xe máy phải có bằng; nhà ở phải có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất... Tuy nhiên, để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
người nộp thuế, các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý người phụ thuộc ban hành tại
Thông tư 84 đã được cơ quan soạn thảo xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc: Một là, triệt để tận
dụng các giấy tờ mà người nộp thuế và người phụ thuộc đã có sẵn theo quy định của các luật
pháp hiện hành, hạn chế tối đa yêu cầu người nộp thuế phải xin thêm các giấy xác nhận hoặc
lập các giấy tờ mới nhằm giảm phiền hà cho người nộp thuế. Hai là, không quy định cứng nhắc
một loại giấy tờ nhất định mà quy định một trong một số giấy tờ đã có sẵn để người nộp thuế
được quyền lựa chọn loại giấy tờ nào thuận lợi nhất thì xuất trình cho cơ quan thuế. Ba là, các
giấy tờ để thực hiện thủ tục hành chính thuế TNCN chỉ yêu cầu bản sao, không bắt buộc phải
có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chính quyền phường, xã.

Với những thủ tục đã được đơn giản hoá như vậy, tôi tin rằng người nộp thuế hoàn toàn
có thể dễ dàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến thuế TNCN.

Với nội dung được quan tâm nhất hiện nay là hồ sơ chứng minh người phụ


thuộc, ông có thể cho biết cụ thể hơn về các bước thực hiện thủ tục?

Quán triệt 3 nguyên tắc nêu trên, để xác định người phụ thuộc, Thông tư 84 quy định rõ
các trường hợp cụ thể; theo đó nếu người phụ thuộc là con chưa đến tuổi thành niên, hồ sơ
xác định người phụ thuộc chỉ phải xuất trình một trong 2 loại giấy tờ là bản sao giấy khai sinh
hoặc hộ khẩu. Nếu người phụ thuộc là vợ (chồng) mất khả năng lao động, hồ sơ xác định
người phụ thuộc chỉ phải xuất trình một trong 2 loại giấy tờ là bản sao giấy chứng nhận kết hôn
hoặc hộ khẩu.

Để giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho xã hội, cũng
theo quy định tại Thông tư 84, không phải tất cả những người có thu nhập từ tiền công, tiền
lương, có thu nhập từ kinh doanh đều phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
mà chỉ những cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương, có thu nhập từ kinh doanh
đạt mức thu nhập bình quân tháng trên 4 triệu đồng trở lên mà có nuôi dưỡng nguời phụ thuộc
thì mới phải đăng ký và nộp hồ sơ. Còn những cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền
lương, có thu nhập từ kinh doanh dưới mức 4 triệu đồng/tháng hoặc có thu nhập trên 4 triệu
đồng/tháng nhưng không phải nuôi dưỡng ai thì cũng không phải đăng ký và nộp hồ sơ về
người phụ thuộc.

Với nguyên tắc như vậy thì theo tính toán của Tổng cục Thuế, trong tổng số gần 10 triệu
người làm công ăn lương và 2 triệu cá nhân kinh doanh hiện nay thì chỉ có khoảng 1 triệu
người nộp thuế phải đăng ký người phụ thuộc và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

Vậy trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan chi trả và cơ quan thuế trong việc
kiểm soát giảm trừ gia cảnh như thế nào để đảm bảo ngăn chặn được hiện tượng gian
lận trong kê khai về người phụ thuộc?

Đầu mỗi năm dương lịch, các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mà mức thu
nhập bình quân đạt trên 4 triệu đồng/tháng và có nuôi người phụ thuộc phải lập 2 bản tờ khai
đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc và nộp cho cơ quan chi trả thu nhập; trong đó 1 bản cơ

quan chi trả thu nhập giữ để làm căn cứ tạm khấu trừ thu nhập hàng tháng còn 1 bản cơ quan
chi trả thu nhập chuyển cho cơ quan thuế để cơ quan thuế kiểm soát. Hàng tháng, căn cứ vào
thu nhập và bản đăng ký người phụ thuộc của từng cá nhân, đơn vị chi trả sẽ thực hiện tạm
giảm trừ cho bản thân người có thu nhập và người phụ thuộc, sau đó sẽ tính số thuế phải nộp
để khấu trừ. Đơn vị chi trả không phải chịu trách nhiệm gì về việc kiểm tra kê khai người phụ
thuộc của người làm công ăn lương mà việc kiểm tra sẽ hoàn toàn do cơ quan thuế chịu trách
nhiệm. Căn cứ vào bản kê khai của cá nhân đã nộp cho cơ quan thuế và hồ sơ chứng minh
người phụ thuộc cơ quan thuế sẽ kiểm tra đối chiếu. Trường hợp phát hiện hồ sơ chứng minh
người phụ thuộc không đúng, không đủ hoặc không phù hợp với tờ khai đăng ký người phụ
thuộc, cơ quan thuế sẽ thông báo cho người nộp thuế điều chỉnh hoặc bổ sung. Trường hợp
không điều chỉnh hoặc bổ sung sẽ thông báo lại cho đơn vị chi trả thu nhập để đơn vị chi trả thu
nhập điều chỉnh lại số người phụ thuộc được giảm trừ.

Như vậy, việc kê khai người phụ thuộc hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của mỗi
người. Tuy nhiên, để đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp cá nhân nộp thuế cố tình khai
gian, khai trùng, khai không đúng về người phụ thuộc, cơ quan thuế sẽ phối hợp với đơn vị chi
trrả thu nhập và hội đồng tư vấn thuế phường, xã để kiểm soát và quản lý. Bên cạnh đó, toàn
bộ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc gửi tới cơ quan thuế sẽ được nhập vào hệ thống cơ
sở dữ liệu. Trên cơ sở đó, hệ thống công nghệ thông tin tại cơ quan thuế sẽ xác lập mã nhận
diện về người phụ thuộc và chính mã nhận diện này sẽ cho phép cơ quan thuế loại trừ những
trường hợp gian lận nhằm mục đích tránh thuế, lách thuế.


×